KIEM TRA HOC KỲ 2-NC

8 149 0
KIEM TRA HOC KỲ 2-NC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC CÂU HỎI DÙNG CHO THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC MÔN VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO (Phương án đúng có dấu * phía trước) Câu 1: (Vận dụng) Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3(kg) được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc α = 20 0 . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8(m/s 2 ). Lực căng T của dây là: A. 88(N). B. 10(N). C. 28(N). *D. 32(N). Câu 2: (Vận dụng) Một tấm ván nặng 240(N) được bắt qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4(m) và cách điểm tựa B 1,2(m). Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu? A. 160(N). *B. 80(N). C. 120(N). D. 60(N). Câu 3: (Biết) Điền từ đúng vào chỗ trống. Trọng tâm là điểm đặt của……… tác dụng lên vật. A. lực. *B. trọng lực. C. trọng lượng. D. lực hấp dẫn. Câu 4: (Biết) Trong hệ SI, đơn vị của mômen lực là: A. N/m B. Niutơn (N) C. Jun (J) *D. N.m. Câu 5: (Hiểu) Một vật rắn phẳng mỏng có dạng hình tròn tâm O, bán kính R = 40(cm). Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của hình tròn tại hai đầu A, B của một đường kính. Các lực có độ lớn 5(N). Mômen của ngẫu lực này là: A. 2(N). *B. 4(N). C. 8(N). A. 6(N). Câu 6: (Hiểu) Trường hợp nào sau đây, động lượng ô tô được bảo toàn ? A. Ô tô tăng tốc. B. Ô tô giảm tốc. C. Ô tô chuyển động tròn đều. *D. Ô tô chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nghiêng. Câu 7: (Vận dụng) Một khẩu đại bác có khối lượng 6000(kg) bắn đi một đầu đạn khối lượng 37,5(kg). Khi đạn nổ, khẩu súng giật lùi về phía sau với vận tốc 4(m/s) khi đó đầu đạn đạt được vận tốc: A. 540(m/s). *B. 640(m/s). C. 340(m/s). D. 500(m/s). Câu 8: (Hiểu) Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa: *A. không đổi. B. tăng gấp 2. C. tăng gấp 4. D. tăng gấp 8. Câu 9: (Hiểu) Công cần thiết để nâng một vật 1kg lên cao 1m là : A. 9,8(kgm/s 2 ). B. 9,8(N). *B. 9,8(J). D. 98(J). Câu 10: (Biết) Đại lượng nào sau đây không phải là vectơ : A. Vận tốc. B. Gia tốc. *C. Công suất. D. Độ dời Câu 11: (Biết) Đại lượng nào sau đây liên hệ tới động năng? A. Độ cao. B. Độ biến dạng. *C. Vận tốc. D. Độ cao và độ biến dạng. Câu 12: (Vận dụng) Một vật có khối lượng 2(kg) rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5(s). Cho g = 9,8(m/s 2 ). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5,0(kgm/s). *B. 4,9(kgm/s). C. 10(kgm/s). D. 0,5(kgm/s). Câu 13: (Biết) Những lực nào sau đây là lực thế: A. Trọng lực, lưc ma sát, lực đàn hồi. *B. Trọng lực, lực tĩnh điện, lực đàn hồi. C. Lưc ma sát, lực tĩnh điện, lực đàn hồi. D. Lưc ma sát, lực tĩnh điện, lực đàn hồi. Câu 14: (Biết) Chọn câu đúng. Một vật nằm yên, có thể có: A. vận tốc. B. động lượng. C. động năng. *D. thế năng. Câu 15: (Vận dụng) Một lò xo có độ cứng k = 20(N/m) có chiều dài l 0 = 30(cm) lúc không bị biến dạng (được chọn có thế năng bằng 0 ). Người ta kéo cho lò xo có chiều dài l = 35(cm) thì thế năng của lò xo có trị số: *A. 0,025(J). B. 0,5(J). C. 0,9(J). D. 1,225(J). Câu 16: (Biết) Phát biểu nào sau đây là đúng đối với định luật bảo toàn cơ năng? A. Trong một hệ kín thì cơ năng của mỗi vật được bảo toàn. *B. Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn. D. Cơ năng của một vật luôn luôn được bảo toàn. Câu 17: (Biết) Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng đàn hồi của hệ vật-lò xo: A. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật. *B. Cơ năng đàn hồi bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo. C. Cơ năng đàn hồi bằng thế năng đàn hồi của lò xo. D. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo. Câu 18: (Vận dụng) Chọn câu đúng. Một vật rơi tự do từ độ cao 20(m). Ở độ cao 5(m) so với mặt đất vật sẽ có: A. Động năng bằng thế năng B. Động năng lớn gấp đôi thế năng *C. Động năng lớn gâp 3 lần thế năng D. Động năng lớn gâp 4 lần thế năng Câu 19: (Biết) Công thức nào sau đây thể hiện định luật Kêple thứ ba ? (Trong đó T là chu kỳ quay, a là bán trục lớn của quỹ đạo hành tinh) *A. = 2 3 T a hằng số. B. = 3 2 T a hằng số. C. a 3 .T 2 = hằng số. D. T 3 .a 2 = hằng số. Câu 20: (Biết) Chọn câu đúng nhất khi nói về áp suất của chất lỏng: A. Tại mỗi điểm trong chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau. B. áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì khác nhau. C. Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa). *D. Tất cả đều đúng. Câu 21: (Hiểu) Chọn câu trả lời sai: A. Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào chất lỏng có tốc độ lớn thì áp suất tĩnh nhỏ, nơi nào có tốc độ nhỏ thì áp suất tĩnh lớn B. Định luật Béc-nu-li áp dụng cho chất lỏng và chất khí chảy ổn định *C. áp suất toàn phần tại một điểm trong ống dòng nằm ngang tỉ lệ bậc nhất với vận tốc dòng D. Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào các đường dòng càng xít nhau thì áp suất tĩnh càng nhỏ Câu 22: (Vận dụng) Một ống nước nằm ngang, tiết diện tròn S, vận tốc của chất lỏng là 2(m/s). Ở chổ ống có đường kính giảm đi 2 lần vận tốc của nước trong ống là: A. 2(m/s). B. 2 2 (m/s). C. 4(m/s). *D. 8(m/s). Câu 23: (Hiểu): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí: A. Lực tương tác giữa các phân tử, nguyên tử là rất yếu. *B. Các phân tử khí ở rất xa nhau. C. Chất khí không có thể tích và hình dạng riêng biệt. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 24: (Biết) Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí: A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ. B. Do chất khí thường có thể tích lớn. *C. Do trong khi chuyển động, các phân tử khí thường va chạm với nhau và va chạm vào thành bình D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín. Câu 25: (Biết) Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất khí lý tưởng: A. Các phân tử được coi là chất điểm. B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. ở áp suất thấp, phần lớn các chất khí có thể coi gần đúng là chất khí lý tưởng. *D. Tất cả đều đúng. Câu 26: (Hiểu) Chọn câu trả lời sai: Gọi p là áp suất, V là thể tích của một khối lượng khí xác đinh. Biểu thức của định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt là: A. p.V = hằng số B. 1 2 2 1 V V p p = C. 1 2 2 1 V p V p = *D. p 1 V 2 = p 2 V 1 Câu 27: (Biết) Chọn câu trả lời sai. Gọi p 0 là áp suất ở 0 0 C, p là áp suất ở t 0 C, αlà hệ số tăng áp suất, T là nhiệt độ tuyệt đối. Biểu thức của định luật Saclơ là: A. p = p 0 (1+ α t) B. 2 2 1 1 T p T p = *C. p 1 .T 1 = p 2 .T 2 D. 2 1 2 1 T T p p = Câu 28: (Hiểu) Chọn câu trả lời đúng: A. Khi thể tích không đổi, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ. B. Khi thể tích không đổi, tỉ số giữa áp suất và nhiệt độ của một khối lượng khí xác địnhlà một hằng số. C. Khi thể tích không đổi, tích của áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí xác định là một số không đổi. *D. Khi thể tích không đổi, tỉ số giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một khối lượng khí xác định là một số không đổi. Câu 29: (Biết) Chọn câu sai. Biểu thức của định luật Gay luy-xác là *A. 2 1 2 1 T T p p = B. 2 1 2 1 T T V V = C. 2 2 1 1 T V T V = D. 2 2 1 1 V T V T = Câu 30: (Vận dụng) Trong xilanh của một dộng cơ đốt trong có 2(dm 3 ) hỗn hợp khí dưới áp suất 1(atm) và nhiệt độ 47 0 C. Pít tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2(dm 3 ) và áp suất tăng lên tới 15(atm). Nhiệt độ của hỗn hợp khí trong đó là: *A. t 2 = 207 0 C B. t 2 = 270 0 C C. t 2 = 27 0 C D. t 2 = 20,7 0 C Câu 31: (Vận dụng) Một bình dung tích 5 lít chứa 7(g) khí nitơ (N 2 ) ở 27 0 C. áp suất khí trong bình là: A. 1(atm). *B. 1,1(atm). C. 1,2(atm). D. 1,5(atm). Câu 32: (Vận dụng) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40(cm 3 ) khí hyđrô ở áp suất 750(mmHg) và ở nhiệt độ 27 0 C. Thể tích của lượng khí trên ở áp suất 720(mmHg) và nhiệt độ 17 0 C là: A. 40(cm 3 ). B. 38,9(cm 3 ). *C. 40,3(cm 3 ). D. 26,2(cm 3 ). Câu 33: (Biết) Chọn câu đúng: Chất rắn được chia thành các loại : *A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. B. Chất đơn tinh thể và đa tinh thể . C. Chất đơn tinh thể và chất vô định hình. D. Chất vô định hình và chất đa tinh thể. Câu 34: (Biết) Đặc điểm và tính chất nào liên quan đến chất rắn vô định hình? A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể. C. Có tính dị hướng. *D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 35: (Vận dụng) Biết suất đàn hồi của đồng là E = 9.10 10 (N/m 2 ). Dưới tác dụng của lực F = 1000(N) một thanh đồng có chiều dài l = 4(m) và tiết diện S = 0,4.10 -4 (m 2 ) bị giãn thêm một đoạn bằng: A. 1,5(mm). *B. 1,1(mm). C. 0,11(mm). D. 0,2(mm). Câu 36: (Vận dụng) Một sợi dây tải điện ở 20 0 C có độ dài 1800(m). Cho biệt hệ số nở dài của dây tải điện là -6 -1 11,5.10 K . Khi nhiệt độ mùa hè là 50 0 C, thì dộ nở dài của dây là: A. = 0,51ml∆ B. = 0,55ml∆ *C. = 0,62ml∆ D. = 0,71ml∆ Câu 37: (Vận dụng) Đều nào sau đây là sai khi nói về chất lỏng: A. Các khối chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng. *B. Mọi chất lỏng đều cấu tạo từ một loại phân tử. C. Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng. D. Dưới tác dụng của trọng lực chất lỏng có hình dạng bình chứa. Câu 38: (Hiểu) Chiếc kim khâu bôi mỡ có thể nổi trên mặt nước vì: A. khối lượng kim nhỏ hơn khối lượng nước. B. lực đẩy Acsimet lên kim lớn hơn trọng lượng của nó. *C. lực căng bề mặt tác dụng hướng lên cân bằng trọng lượng của nó. D. một nguyên nhân khác. Câu 39: (Biết) Hiện tượng giọt nước không bị co lại mà chảy lan rộng ra khi rơi trên mặt bản thủy tinh là do: A. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. B. Hiện tượng mao dẫn. C. Hiện tượng không dính ướt. *D. Hiện tượng dính ướt. Câu 40: (Hiểu) Chọn phương án trả lời đúng nhất. Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thỏa mãn đều kiện: *A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu. B. Tiết diện nhỏ, hở cả một đầu và không bị nước làm dính ướt. C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước làm dính ướt. D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước làm dính ướt. Câu 41: (Vận dụng) Một ống mao dẫn hở hai đầu, đường kính trong 1,6(mm), đổ đầy rượu và đặt thẳng đứng. Biết khối lượng riêng của rượu là 800(kg/m 3 ), hệ số căng mặt ngoài là 2,2.10 -2 (N/m). Lúc đó độ cao của cột rượu còn lại trong ống là: A. h = 13,75.10 -2 (m). B. h = 13,75.10 -4 (m). *C. h = 13,75.10 -3 (m). D. h = 1,375 (m). Câu 42: (Biết) Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn phụ thuộc vào các yếu tố: A. Nhiệt độ của chất rắn và áp suất ngoài. B. Bản chất và nhiệt độ của chất rắn. C. Bản chất của chất rắn, nhiệt độ và áp suất ngoài. *D. Bản chất của chất rắn. Câu 43: (Biết) Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Gió. *B. Thể tích của chất lỏng. C. Nhiệt độ. D. Diện tích mặt thóang của chất lỏng. Câu 44: (Hiểu) Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là không đúng? *A. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại. B. Khi làm lạnh không khí đến nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không có độ ẩm cực đại. C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí có độ ẩm cực đại. D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m 3 . Câu 45: (Vận dụng) Một phòng có kích thước 4m x 10m x 3m nhiệt độ không khí trong phòng là 25 0 C, độ ẩm tương đối của không khí bằng 60%. Lượng hơi nước trong phòng có giá trị: A. m = 1,056(g). B. m = 105,6(g). C. m = 10,56(g). *D. m = 1056(g). Câu 46: (Biết) Nội năng của một vật là: A. Tổng động năng và thế năng của vật. *B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. Tổng nhiệt năng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. Nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 47: (Biết) Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín: A. U = Q∆ . B. U = A∆ . *C. U = A+ Q∆ . D. U = 0 ∆ . Câu 48: (Hiểu) Công thức nào sau đây không phải là công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt : *A. Q -Q 2 1 H Q 1 = B. A H = Q 1 C. Q -Q 1 2 H = Q 1 D. T -T 1 2 H T 1 ≤ Câu 49: (Hiểu) Khi nói về nguyên tắc cấu tạo của động cơ nhiệt, thông tin nào sau đây là sai: A. Động cơ nhiệt có ba bộ phận cơ bản là: nguồn nóng, bộ phận phát động và nguồn lạnh. *B. Nguồn nóng có tác dụng duy trì nhiệt độ cho động cơ nhiệt. C. Trong bộ phận phát động tác nhân dãn nở, sinh công. D. Nguồn lạnh nhận nhiệt lượng do tác nhân tỏa ra để giảm nhiệt độ. Câu 50: (Vận dụng) Người ta thực hiện một công 100(J) để nén khí trong xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh một lượng nhiệt là 20(J), độ biến thiên nội năng của khí là: A. U 120(J)∆ = B. U 0∆ = C. U 60(J)∆ = *D. U 80(J)∆ =

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan