Đề cương môn Mạng máy tính
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
&
-ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MẠNG MÁY TÍNH
1 Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng
- Chức danh, học hàm, học vị: TS
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, P 408 nhà T5, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà nội
- Địa chỉ liên hệ: P 408 nhà T5, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà nội
- Điện thoại, e-mail: (04).558.4085 (CQ) sonnet3001@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Các vấn đề của VL tính tóan, mô phỏng, VL lý thuyết, VL toán, Tóan-Tin ứng dụng Trong đó đặc biệt quan tâm tới (tính tóan số, biểu tượng, mô phỏng, control) các hệ động lực học phức tạp (ràng buộc, có thất thóat, mở, có trí nhớ, những hệ đặc biệt quan trọng cho Y-Sinh học như proteins,
cơ học người máy, vv ), các hệ thống phức hợp (complex network), lượng tử hóa đại số và hình học, các giải thuật hình học, giải thuật bảo tòan symplectic/poisson, giải thuật lượng tử (quantum algorithms), ứng dụng của các hệ thống đại số máy tính, hệ thống mã nguồn mở, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới
2 Thông tin về môn học:
- Môn học tự chọn dành cho sinh viên năm thứ 4, chuyên ngành Tin học Vật lý
- Tên môn học: Quản trị mạng máy tính (Computer Network Administration)
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 02
- Giờ tín chỉ đối với các họat động học tập:
Lý thuyết: 21
Bài tập: 04
Thảo luận: 03
Tự học: 02
- Đơn vị phụ trách môn học:
Bộ môn: Tin học Vật lý
Khoa: Vật lý
- Các môn học tiên quyết:
Sinh viên cần được học trước những môn sau đây để có thể hoàn thành môn học tốt:
1 Tin học cơ sở đại cương
Trang 22 Biết về cấu trúc máy tính, cũng như các hệ điều hành thông dụng cho máy tính: Windows và Linux/Unix
- Các môn học kế tiếp: Lập trình cho mạng máy tính, khóa luận tốt nghiệp
3 Mục tiêu của môn học
3.1 Mục tiêu về kiến thức: Kiến thức: Học xong môn này, sinh viên có được
1 Các khái niệm cơ bản nhất liên quan đến mạng máy tính (và những vấn đề
cơ bản nhất liên quan đến truyền dữ liệu trong mạng máy tính)
2 Nguyên tắc phân tầng trong các hệ thống mạng máy tính Chức năng, nhiệm
vụ của các thành phần trong một hệ thống mạng máy tính
3 Các giao thức thường được sử dụng trong mạng máy tính
4 Các khái niệm, thuật ngữ dùng trong quản trị hệ thống và các chức năng quản trị mạng
5 Quản trị mạng máy tính hệ Windows, Linux/Unix, đa hệ điều hành Một số vấn đề về an ninh mạng
3.2 Mục tiêu về kỹ năng: Kỹ năng: Ngoài những kiến thức lý thuyết, môn học cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để có thể tự thiết kế, xây dựng và quản trị mạng máy tính đa hệ điều hành Unix/Linux và Windows, ở quy mô nhỏ và trung bình 3.3 Các mục tiêu khác:
- Rèn luyện các kỹ năng đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh và khả năng liên tục tự cập nhật, tìm kiếm, sàng lọc thông tin trong mạng Internet
- Phát triển khả năng làm việc nhóm và khả năng thuyết trình
- Sau môn học này, sinh viên đã tốt nghiệp có thể được đào tạo thêm trong một thời gian ngắn (thi lấy chứng chỉ của Microsoft MCSA, MCSE hoặc Red Hat RCSA, RCSE) để trở thành chuyên viên quản trị mạng máy tính (Computer Network Administrator)
4 Tóm tắt nội dung môn học:
Quản trị mạng máy tính là môn học giới thiệu cho sinh viên những khái niệm
cơ bản liên quan đến mạng máy tính, quá trình truyền dữ liệu, chức năng nhiệm vụ từng thành phần trong mạng máy tính, các giao thức (tổng cộng 25% khối lượng môn học); và cung cấp các kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành cơ bản về cách thiết kế, xây dựng và các chức năng quản trị mạng máy tính đơn và đa hệ điều hành (tổng cộng 75% khối lượng môn học) Giáo trình môn học này bao gồm 8 chương, được chia làm 2 phần: phần A gồm 4 chương đầu (1-4) và phần B gồm 4 chương sau (5-8)
5 Nội dung chi tiết môn học
Phần A: Mạng máy tính
- Tổng quan về mạng máy tính (1h)
- Câu trúc mạng LAN và các thíết bị của mạng máy tính (1h)
- OSI (2h)
Trang 3- Giao thức (1h)
Phần B: Quản trị mạng máy tính
- Tổng quan quản trị mạng (4h)
- Quản trị hệ thống Windows (5h)
- Quản trị hệ thống Unix/Linux (5h)
- An toàn thông tin, an ninh mạng (2h)
Phần A
Chương 1: Mạng máy tính, những khái niệm cơ bản
1.1 Lịch sử phát triển (tự đọc)
1.2 Giới thiệu tổng quan
1.3 Định nghĩa mạng máy tính
1.4 Phân loại mạng máy tính
1.5 Sự phân biệt giữa mạng LAN và mạng WAN
Chương 2: Cấu trúc mạng LAN và các thiết bị mạng
2.1 Cấu trúc của mạng (Network Topology)
2.2 Những cấu trúc chính của mạng LAN
2.2.1 Dạng đường thẳng (Bus) 2.2.2 Dạng vòng tròn (Ring) 2.2.3 Dạng hình sao (Star) 2.3 Các thiết bị liên kết mạng
2.3.1 Giới thiệu tổng quan 2.3.2 Repeater, Bridge, Router, Gateway, Hub Chương 3: Mô hình kết nối các hệ thống mở
(OPEN SYSTEMS INTERCONNECTION)
3.1 Giới thiệu tổng quan
3.2 Nguyên tắc sử dụng
3.3 Các giao thức trong mô hình OSI
3.4 Chức năng của các tầng trong mô hình OSI
3.4.1 Tầng Vật lý (physical layer) 3.4.2 Tầng Liên kết dữ liệu (data links layer) 3.4.3 Tầng Mạng (network layer)
3.4.4 Tầng Vận chuyển (transport layer) 3.4.5 Tầng Giao dịch (session layer)
Trang 43.4.6 Tầng Trình bày (presentation layer) 3.4.7 Tầng Ứng dụng (application layer) Chương 4: Giao thức TCP/IP
4.1 Giới thiệu tổng quan
4.2 Giao thức IP
4.2.1 Các giao thức trong mạng IP 4.2.2 Các bước hoạt động của mạng IP 4.3 Giao thức TCP
4.4 Giao thức UDP
Phần B
Chương 5: Tổng quan quản trị mạng
5.1 Giới thiệu về quản trị mạng
5.2 Mô hình OSI và các giao thức mạng chủ yếu
5.3 Mô hình quản trị hệ thống
5.4 Thiết lập và quản lý cấu hình mạng
5.5 Quản lý các hoạt động truy cập tài nguyên
5.6 Quản lý, sao lưu và phục hồi dữ liệu
Chương 6: Quản trị hệ thống WINDOWS
6.1 Các đặc trưng của hệ thống Windows
6.2 Các mô hình quản lý: Domain, workgroups, active directory
6.2.1 Mô hình quản lý đơn lẻ từng máy chủ (Stand-alone Services)
6.2.2 Mô hình quản lý dịch vụ thư mục (Directory Services) 6.2.3 Mô hình quản lý vùng (Domain)
6.2.4 Mô hình quản lý nhóm (Workgroups) 6.3 Quản trị người dùng
6.4 Quản trị dịch vụ
6.4.1 Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) 6.4.2 Dịch vụ IIS
6.4.3 Dịch vụ DNS (Domain Name Service) 6.4.4 Dịch vụ RAS (Remote Access Service)
6.5 Quản trị tài nguyên trong mạng
Chương 7: Quản trị hệ thống UNIX/LINUX
Trang 57.1 Tự học Linux/Unix
7.2 Quản trị người dùng (User management)
7.3 Quản trị dịch vụ (Application-level services)
7.3.1 FTP 7.3.2 HTTP 7.3.3 S-HTTP and HTTPs 7.3.4 SSH
7.3.5 DNS cache/ DNS serving 7.3.6 NIS
7.3.7 NFS 7.3.8 Samba 7.3.9 Các dịch vụ khác NTP, IMAP, SMTP, LDAP 7.4 Quản trị tài nguyên
7.5 Một số công cụ quản trị
Chương 8: An toàn và bảo mật
8.1 Các nguyên lý về an tòan và bảo mật
8.2 Thực hiện các nguyên lý về an tòan, bảo mật
8.2.1 Backups – Recovery 8.2.2 Viruses
8.2.3 Tường lửa (Firewall) 8.2.4 Phát hiện kẻ xâm nhập (Detecting Intrusions)
6 Tài liệu
Học liệu bắt buộc:
1 Bài giảng, giáo trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh
2 M Burgess, Principles of Network and SystemAdministration, 2nd ed., John Willey & Sons, 2004
3 Terry Colling & Kurt Wall, Red Hat Linux Networking and System
Administration, 2002
Học liệu tham khảo:
4 Đỗ Trung Tá, Quản trị mạng, NXB ĐHQGHN, 1998
5 Nguyễn Thúc Hải, Mạng máy tính và các hệ thống mở, NXB ĐHBKHN, 1997
6 Phạm Hoàng Dũng, Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải, Giáo trình Mạng máy tính, NXB GD, 1996
7 Làm chủ Microsoft Windows XP professional, tập 1 & 2, NXBLĐXH
Trang 68 Làm chủ Windows Server 2003, tập 1, 2 & 3, NXBLĐXH.
9 Làm chủ Windows 2000 NT Server, tập 1 & 2, NXBLĐXH
10 Giáo trình lý thuyết và thực hành LINUX, Tập 1, NXBLĐXH
11 LINUX tự học trong 24h, NXBLĐXH
12 Bảo mật và tối ưu trong Red Hat Linux, NXBLĐXH
13 Mạng máy tính, NXBLĐXH
14 Bozidar Levi, Unix Administration – A Comprehensive Sourcebook for
Effective Systems and Network, 2002
15 Barkakati, Fedora Linux Secrets, John Wiley & Sons, 2005
16 Robert Bragg & Craig Hunt, Windows Server 2003: Network Administration, 2005
17 Kirch & Dawson, Linux Network Administrator’s Guide, O’Reilly & Assoc., 2000
18 Craig Hunt, TCP/IP Network Administration, O’Reilly, 2nd edition, 1997
7 Hình thức tổ chức dạy học
7.1 Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Tổng Lý
thuyết
Bài tập
Thảo luận, Seminar
Thực hành
Tự học,
7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể cho từng nội dung
Tuần Thời gian,
địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinhviên chuẩn
bị
Hình thức tổ chức dạy học
Kiến thức cốt lõi
1 P408, T5 Phần A: Chương 1,
Chương 2
Đọc trước tài liệu
Lý thuyết
2 giờ tín
Mạng máy tính, mạng
Trang 7chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu
LAN, WAN, các thiết bị thông dụng
2 P408, T5 Phần A: Chương 3 Đọc trước
tài liệu Lý thuyết2 giờ tín
chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu
OSI, các giao thức, các tầng và chức năng của chúng
giờ), Phần B: Chương 5 (1 giờ)
Đọc trước tài liệu
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu Một số câu hỏi
và bài tập
về nhà
TCP/IP networking
4 P408, T5 Phần B: Chương 5 (tiếp) Đọc trước
tài liệu Lý thuyết2 giờ tín
chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu
Những vấn
đề của quản trị mạng máy tính
5 P408, T5 Phần B: Chương 5 (tiếp) Đọc trước
tài liệu
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ (2 giờ trên lớp)
Những vấn
đề của quản trị mạng máy
Trang 8Bài giảng Slides dùng máy chiếu
tính
6 P408, T5 Phần B: Chương 6 Đọc trước
tài liệu Lý thuyết2 giờ tín
chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu
Quản trị mạng máy tính hệ Windows
7 P408, T5 Phần B: Chương 6 (tiếp)
Lý thuyết và thực hành
Đọc trước tài liệu Lý thuyết2 giờ tín
chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu
Quản trị mạng máy tính hệ Windows
8 P408, T5 Tổng kết các kiến thức
lý thuyết và kỹ năng thực hành 2 chương 5
và 6
Thực hành các chương
5, 6
Quản trị mạng máy tính HĐH Windows (XP,NT hoặc 2003 Server)
9 P408, T5 Kiểm tra giữa kỳ: Nắm được
lý thuyết và
áp dụng vào làm bài tập thực hành các chương
5, 6
Thời gian kiểm tra
180 phút
Thiết lập các dịch vụ trong mạng máy tính HĐH Windows (XP,NT hoặc 2003 Server)
10 P408, T5 Phần B: Chương 7 Đọc trước
tài liệu chương 7
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ (2 giờ trên lớp)
Trang 9Bài giảng Slides dùng máy chiếu
11 P408, T5 Phần B: Chương 7 (tiếp)
Lý thuyết và thực hành
Đọc trước tài liệu chương 7, nộp bài tập
về nhà chương 6
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu
tài liệu chương 8
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ (2 giờ trên lớp) Bài giảng Slides dùng máy chiếu
hành các chương 7
và 8
Mạng máy tính HĐH Linux
nhóm về nhà chương 7
Seminar Các nhóm trình bày
Chương 5,6,7,8
và quản trị mạng Linux Sau
buổi
học
cuối
cùng
2
tuần
P408, T5 Thi cuối kỳ môn học
này
Các vấn đề
lý thuyết từ chương 3 đến chương
8, và các kỹ năng thực hành
Thời gian thi từ 180-240 phút
Xây dựng
và quản trị các dịch vụ cho mạng hỗn hợp Windows
và
Trang 10Unix/Linu x
8 Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
- Điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học:
Phòng học được trang bị đầy đủ máy tính cho sinh viên thực hành
Máy chiếu và máy tính cho giảng viên
- Nhiệm vụ của giảng viên:
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học
- Nhiệm vụ của sinh viên:
Đi học đầy đủ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ)
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học
Sau từng chương đã được giới thiệu trên lớp, SV phải làm đầy đủ bài tập, tham gia thực hành tại phòng máy theo số tiết quy định
Các bài tập phải nộp đủ đúng hạn, có thể làm lại nếu muốn có điểm cao hơn
9 Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập môn học
9.1 Mục đích và trọng số kiểm tra
Hình thức Tính chất của nội
dung kiểm tra
Mục đích kiểm tra Trọng số
Bài tập nhóm 02 Bài tập về nhà Hiểu chương cũ thông
qua trả lời các câu hỏi trên lớp, làm các bài tập thực hành
20%
Bài kiểm tra giữa kỳ Thiết kế và Quản trị
mạng máy tính HĐH Windows cung cấp các dịch vụ hữu ích
Đánh giá khả năng hiểu vấn đề, khả năng vận dụng lý thuyết vào trong thực hành, thực tiễn
30%
Bài thi hết môn Thiết kế và quản trị
mạng máy tính HĐH Linux cung cấp các dịch vụ hữu ích
Đánh giá khả năng hiểu vấn đề, khả năng vận dụng lý thuyết vào trong thực hành, thực tiễn
50%
9.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá
- Bài tập nhóm: kiểm tra khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng làm việc nhóm của sinh viên, sự vận dụng lý thuyết để ứng dụng vào thực hành
Trang 11 Thông qua cách thức vận hành, xác định sự chính xác, ổn định của giải pháp mà mỗi nhóm đề ra
Cách thức phân chia công việc cho từng cá nhân trong nhóm
Giải pháp đưa ra có sử dụng những cách thức mới không có trong phần lý
thuyết
Sự trình bày giải pháp và trả lời các câu hỏi khi thảo luận
Khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện theo giải pháp
được đưa ra
- Bài kiểm tra giữa kỳ:
Thiết lập được một dịch vụ hoặc chức năng theo yêu cầu cho một mạng máy
tính HĐH Windows trong một thời gian nhất định
Trả lời các câu hỏi lý thuyết phục vụ cho sự kiểm tra mức độ hiểu đúng lý
thuyết của môn học, để đánh giá khả năng tự giải quyết các vấn đề gặp phải
- Bài thi hết môn:
Thiết lập được một dịch vụ hoặc chức năng theo yêu cầu cho một mạng máy
tính LINUX/UNIX trong một thời gian nhất định
Khả năng sửa chữa các lỗi xuất hiện trong quá trình làm bài
Trả lời các câu hỏi lý thuyết phục vụ cho sự kiểm tra mức độ hiểu đúng lý
thuyết của môn học và để đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực
hành.
KT HIỆU TRƯỞNG ĐH KHTN
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS Bùi Duy Cam GS.TS Nguyễn Quang Báu TS Nguyễn Quang Hưng