Bình thơ

5 107 0
Bình thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khúc hát hai quê Ngày ấy, hè 2008, tôi và anh cùng tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý của Học viện quản lý giáo dục tại thành phố Thanh Hóa. Một chiều cuối khóa, anh đến bên tôi ngồi và đọc cho tôi nghe bài thơ anh mới viết. Vẫn đôi mắt ấy, nụ cười ấy…cứ bừng lên qua mỗi câu thơ , lôi cuốn người ta hòa quyện đồng điệu với hồn anh. Tôi chợt hỏi: chiều anh về quê chứ. Anh cười, nụ cười đến rộng và mắt nhìn ra xa, khẽ nói: không, trường dạo này bận lắm. Tôi hiểu và cũng lặng im theo anh đau qua cái nhìn cháy bỏng, đang khát khao tìm về nơi ấy. Có xa đâu, chỉ hơn chục cây số nữa thôi. Nơi ấy là biển, là cát, là sóng, là gió và nắng. Nơi ấy là quê anh, là đời anh, máu thịt của anh. Ấy vậy mà anh không về. Tôi chỉ biết lắc đầu và thầm kêu một mình: Ôi, Trần Nhất Vừng ơi, chỉ có anh là một…! Thấm thoắt, vậy cũng đã gần hai năm, tôi lỗi hẹn với anh. Không biết anh có hiểu cho cái vô tâm đến kỳ của tôi là vậy. Đã nhận lời với anh, hứa hẹn với anh đến ngọt rồi lại cũng quên nhanh đến lạ. Chao ôi! đời là vậy ư, tôi là vậy ư. Chả trách thơ anh luôn gợn nét buồn, dù chỉ thoáng qua, như tiếng thở dài giữa đời người bội bạc. Và cho đến hôm nay đây , cái năm tuổi Canh Dần của anh đã đến, bốn tháng nữa thôi, tròn một lục giáp, anh giã nghề về nghỉ, tôi mới ngồi viết được cho anh, một đời người xa xứ, viết về anh: Trần Nhất Vừng - Người của hai quê qua khúc tự tình của anh: Bài thơ Biển hát. Đến ngã Ba Môi Bồi hồi nhớ biển ! Hạ ơi ! có phải ? Quê mình, buồn lắm ư em. Nhìn con còng ngơ ngác Biết là lỡ hẹn bờ xưa Những năm dài vắng biển Bao lần ngước mắt trời quê Thương cha; nắng cồn; gió táp Nhớ mẹ; nặng gánh; đường xa. Còng ơi ! tháng ngày xe cát Gian nan mảnh đất quê nhà Như cánh buồm lưu lạc Nay về với biển bao la Lâu rồi lại nghe biển hát Rộn ràng khúc nhạc trời quê Tôi có cái may là mỗi lần gặp anh, hay được anh đọc cho nghe những bài thơ anh viết, nghe những tâm sự anh giãi bày qua đấy. Một day dứt với nghề, một ước ao chọn vợ cho con, một niềm đau đáu về người thân quê nhà…cứ bừa bộn, ăm ắp, ngồn ngộn thơ anh. Biển hát cũng nằm trong dòng cảm xúc thơ-đời như thế. Đến ngã Ba Môi Bồi hồi nhớ biển ! Hạ ơi ! có phải ? Quê mình, buồn lắm ư em. Nồng nàn, đằm thắm, tiếng gọi Quê thổn thức tim anh. Khi người ta yêu nhất, da diết nhất, không thể kìm nén được vẫn thốt lên là thế. Anh cũng vậy, song sao có gì trắc ẩn ngay từ câu thơ đầu ấy: Ngã Ba Môi. Ngã ba thực bỗng hóa ảo, hóa tình để lòng người chợt chùng xuống tư lự, ngập ngừng. Tôi cũng đã có những năm tháng sống ở vùng đất đó nên tôi hiểu. Ngã Ba Môi: đi thẳng, ấy là miền đất hứa với biển xanh và những khu nhà nghỉ luôn ăm ắp tiếng cười niềm vui; rẽ phải, ấy là miền quê đầy cát nắng gió đen đúa cả người, đến củ khoai cũng phải bạc trắng như vôi; và quay lại, ấy là chốn phồn hoa đô thị. Ngã ba của sự đối lập cuộc đời. Vì thế với anh, kẻ nặng tình, nghe trong gió vị mặn mòi của biển, sao không thể chạnh lòng, mà thốt lên: Hạ ơi ! có phải ? Quê mình, buồn lắm ư em. Biển đời anh, âm u dữ dội tuổi thơ, biển ru mắt đắng, xoa dịu nỗi đau lòng. Biển những ngày động trời, những chiều mưa, biển những sáng bình minh, đêm trăng sáng, là bờ nôi, khúc hát mẹ ru anh lớn, ngấm mặn trong anh từng đường máu, thớ thịt, làm săn chắc đời anh, tạo cái chất riêng của anh, người con của biển . Vậy sao không thể là nhớ Biển, nhớ Quê. Giữa đời này, khi nơi nơi người ta đua nhau phất lên, nhà cao đường rộng, hàng quán san sát thì quê anh vẫn vậy. Cái nghèo bám chặt từng con thuyền, mảnh lưới, cái nghèo đốt quắt queo từng ngọn phi lao, cái nghèo theo nắng hè về vàng cháy phủ trùm từng mái nhà bạc mốc thời gian. Vậy hỏi anh sao không nhớ, không xót xa cho quê mình mệnh bạc. Khúc tự tình với quê của anh là thế đó. Những câu thơ như thế, tôi nghe chao chát xót đến se lòng. Tôi chưa đến đất Quảng Nham quê anh nhưng tôi có người bạn sinh ra lớn lên từ đó và nghe bạn kể về quê qua nước mắt những đêm nằm không ngủ, nghe rừng chuyển mùa gầm trong tiếng thác, nên phần nào tôi cảm nhận được cái buồn phảng phất, nhớ đến nao lòng trong tiếng thủ thỉ tâm tình với Quê của anh. Biển hát của anh chính là khúc hát người xa xứ, bởi âm hưởng cảm xúc chủ đạo của bài thơ vẫn là mạnh trầm tự tình với quê xuyên suốt bài thơ tha thiết mà nồng nàn cháy bỏng. Nhìn con còng ngơ ngác Biết là lỡ hẹn bờ xưa Những năm dài vắng biển Bao lần ngước mắt trời quê Thương cha; nắng cồn; gió táp Nhớ mẹ; nặng gánh; đường xa. Còng ơi ! tháng ngày xe cát Gian nan mảnh đất quê nhà Đọc những câu thơ này, nghe đến gai người mà nôn nao cảm xúc. Mỗi câu thơ, ý thơ đều trĩu nặng tình quê. Anh vẫn thế, bao giờ cũng tự trách mình, vác việc vào mình, đời này người ta bảo vậy là dại, còn anh lại là đam mê. Vì thế nên cứ hẹn mà quên hay khất lần để rồi đành mặc lòng vậy. Xứ biển, xứ nghèo chỉ có con còng là vui. Con còng xe cát, con còng thổi cơm, càng nắng, càng say. Tuổi thơ mê chơi lấy vậy làm vui, lâu rồi thành kỷ niệm, càng xa, càng nhớ. Sự tĩnh lặng của biển với hình ảnh con còng chính là điểm nhấn trong cái tĩnh lặng tâm linh anh khi hướng về quê, cúi đầu cáo lỗi. Và quê hương vẫn nặng lòng lắm, một mảnh đất nghèo để cuối đời rồi anh vẫn day dứt khôn nguôi. Cái tình ấy ở anh ấy giờ ai có hay không? Nhưng câu thơ hay nhất, nặng tình nhất và là điểm tụ của cao trào cảm xúc thơ dồn vào chính là khi anh nhớ về cha, mẹ với những hình ảnh thật rơi nước mắt: Thương cha; nắng cồn; gió táp Nhớ mẹ; nặng gánh; đường xa. Từng câu thơ, hình ảnh thơ, ý thơ đối nhau, sóng cặp: Thương cha-Nhớ mẹ, Nắng cồn-Nặng gánh, Gió táp-Đường xa, Nhịp thơ ngắt vụn như tiếng nấc nghẹn ngào, giằng xé nỗi lòng của anh trước vong linh song thân phụ mẫu. Đây chính là nơi đau nhất tim anh, điểm sâu kín nhất hồn anh. Tôi cũng là kẻ mô côi nên tôi hiểu. Mà anh sao không đau được. Quê nghèo là thế, cha mẹ nghèo là thế, khi có thể về được, báo hiếu được thì còn đâu, tất cả đã là thiên cổ. Phải chăng mệnh anh là thế: Lúc thanh thơi nhất chính là lúc cô đơn nhất. Tôi chợt nhớ tới những câu thơ Hàn Mặc Tử viết về hình ảnh người con gái quê trong bài thơ Mùa xuân chín: Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang Đó là một trong những câu thơ chín nhất về tình người, đời người của thi sỹ họ Hàn. Ở anh cũng vậy, độ chín về tình, về Thơ-Đời cũng đã là đạt ngưỡng qua câu thơ này . Vậy nên có thể coi đây chính là Bài thơ hay nhất trong những bài thơ anh đã viết và đọc cho tôi nghe. Tôi biết cảm ơn anh thế nào đây. Thôi thì cũng xin chia vui với anh, xốn xang cùng anh trong tâm trạng ngày về: Như cánh buồm lưu lạc Nay về với biển bao la Lâu rồi lại nghe biển hát Rộn ràng khúc nhạc trời quê Biển cả là đời anh, không thể thiếu nên tôi cũng không lạ khi anh tự ví mình như cánh buồm lưu lạc nay về với biển bao la, nghe biển hát khúc hát quê hương. Nói thì dễ là vậy nhưng vận vào đời anh mà nghiệm thì đấy là cả một chặng đường đời đầy gian nan, vất vả, ngụp lặn trong nó, đắng cay vì nó. Cái duyên tình với người con gái tên Thanh đã đưa anh về với Nga Sơn ngay tự những ngày đầu mới bước vào nghề và từ đó lấy làm quê thứ hai của mình, thấm thoắt cũng gần 40 năm. Ngày đi tóc còn xanh, ngày về tóc dã bạc, duy chỉ có tình anh thì vậy thế, lúc nào cũng nồng nàn, đằm thắm và ồn ào như biển cả. Tôi biết anh vui lắm, những năm tháng cuối của nghề, anh càng hay nói về quê mình. Tiếng cười anh vẫn thể, ào ào như tiếng sóng biển, tính anh vẫn thể, nói to, nói thắng, chẳng cần kiêng nể. Biển quê cho anh tính cách đấy mà giữa đời này nào có nhiều đâu. Bài thơ khép lại bởi câu chữ nhưng lại mở rộng về âm hưởng cảm xúc thơ với những niềm vui giòn tan, lan tỏa, trải dài mãi dón người con xa xứ trở về. Khúc tấu nhạc quê với những âm thanh trầm bổng của sóng, của gió, của hàng phi lao, của lũy tre làng . Biển lại hát anh nghe khúc tự tình của quê gần 40 năm qua và anh hát cùng Biển cùng Quê. Tâm trạng ấy tôi bỗng chợt thấy thèm khát đến cháy lòng. Anh thật hạnh phúc! Hạnh phúc ở chính anh! Bài thơ Biển hát là cuộc đời, là tình anh với quê. Một khối tình đằm thắm, ngọt ngào, mặn nồng nhất của một người con xa xứ đến cuối đời mới có ngày trở lại. Và tôi hiểu, mai anh về rồi, tắm mình trong nắng gió của trời quê, rồi thì hồn anh cũng đâu có thanh thản. Bởi một biển hát khác lại trỗi dậy, cồn cào, nôn nao trong anh những đêm không ngủ. Anh Vừng ơi, biển hát Nga Sơn đấy. Miền quê yêu dấu thứ hai của anh đấy. Cái mảnh đất mà trọn đời anh đã trằn lưng ra để sống, để đeo đuổi cái nghiệp nghề, để hôm nay, đất Nga Sơn này lại nhớ anh nhiều lắm. Nó lại theo anh, mãi ở trong anh, để lại nghe anh hát từ những khúc thơ quê nơi đất Quảng – Những khúc hát hai Quê. Viết bài này cho anh, tôi muốn dành riêng tâm sự cùng anh và cũng là lời tri ân với anh. Hát cùng anh khúc tự tình muôn đời cho cả hai quê , hát về anh: Trần Nhất Vừng - người của hai quê, tình của hai quê: đằm thắm, nồng nàn, thủy chung son sắt. Nga Thủy, Rằm tháng Giêng Canh Dần-2010 Nguyễn Thành Luân Biển hát Đến ngã Ba Môi Bồi hồi nhớ biển ! Hạ ơi ! có phải ? Quê mình, buồn lắm ư em. Nhìn con còng ngơ ngác Biết là lỡ hẹn bờ xưa Những năm dài vắng biển Bao lần ngước mắt trời quê Thương cha; nắng cồn; gió táp Nhớ mẹ; nặng gánh; đường xa. Còng ơi ! tháng ngày xe cát Gian nan mảnh đất quê nhà Như cánh buồm lưu lạc Nay về với biển bao la Lâu rồi lại nghe biển hát Rộn ràng khúc nhạc trời quê Trần Nhất Vừng . táp Nhớ mẹ; nặng gánh; đường xa. Từng câu thơ, hình ảnh thơ, ý thơ đối nhau, sóng cặp: Thương cha-Nhớ mẹ, Nắng cồn-Nặng gánh, Gió táp-Đường xa, Nhịp thơ ngắt vụn như tiếng nấc nghẹn ngào, giằng. những câu thơ chín nhất về tình người, đời người của thi sỹ họ Hàn. Ở anh cũng vậy, độ chín về tình, về Thơ- Đời cũng đã là đạt ngưỡng qua câu thơ này . Vậy nên có thể coi đây chính là Bài thơ hay. Phải chăng mệnh anh là thế: Lúc thanh thơi nhất chính là lúc cô đơn nhất. Tôi chợt nhớ tới những câu thơ Hàn Mặc Tử viết về hình ảnh người con gái quê trong bài thơ Mùa xuân chín: Chị ấy năm nay

Ngày đăng: 01/07/2014, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan