Sau 1 năm hoạt động, Câu lạc bộ này bị nhiều công ty kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu đã mua bản quyền chiếu các bộ phim này tại Việt Nam tố cáo đến các cơ quan chức năng là
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Lớp: N06.TL1 Nhóm: 05
Đề tài: 05
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 20 / 02 /2032 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà NộiMôn học: Luật Sở hữu trí tuệ
Nhóm: 05
Lớp: N06.TL1
Xin được phép báo cáo:
Tổng số sinh viên trong nhóm:
để giới thiệu tóm tắt phim Trang web của Câu lạc bộ hoàn toàn hoạt động với mục đích phi thương mại, người xem hay tải phim hoàn toàn miễn phí
Sau 1 năm hoạt động, Câu lạc bộ này bị nhiều công ty kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu đã mua bản quyền chiếu các bộ phim này tại Việt Nam tố cáo đến các cơ quan chức năng là xâm phạm quyền tác giả và yêu cầu Câu lạc bộ này chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại
Trên cơ sở phân tích vụ việc, hãy làm rõ:
1 Xác định những hành vi xâm phạm quyền tác giả trong tình huống trên?
2 Xác định căn cứ pháp lý phải áp dụng?
Trang 3Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
hoàn thành
Đề xuất điểm
Ký tên
Trang 4MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 5
B NỘI DUNG 6
I Khái quát về quyền tác giả và căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả 6
1 Khái quát về quyền tác giả 6
2 Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả 6
II Trả lời câu hỏi: 7
Câu 1 7
1.1 Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả: 7
1.2 Phân tích 9
Câu 2: 13
2.1 Căn cứ pháp lý phải áp dụng khi xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả: 13
2.2 Căn cứ pháp lý phải áp dụng khi xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả: 14
C KẾT LUẬN 18
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
E PHỤ LỤC 20
A MỞ ĐẦU
Trang 5Tác phẩm điện ảnh là một loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật có tính đặc thù Ngoài việc tác giả, chủ sở hữu tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng những quyền lợi chính đáng theo quy định chung về bảo hộ quyền tác giả đối với mọi tác phẩm văn học, nghệ thuật thì các điều ước quốc tế và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam còn chú trọng đến các quyền được coi là đặc thù tác phẩm điện ảnh như: quyền sao chép tác phẩm điện ảnh, quyền tái sinh
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quyền tác giả, cho đến nay hầu hết các tranh chấp xảy ra xoay quanh một số nội dung: hành vi xâm phạm quyền tác giả, căn cứ pháp lý Nổi bật trong thời gian gần đây là những tranh chấp liên quan đến các tác phẩm điện ảnh như vụ việc của phimmoi.net Do đó các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong tình huống và căn cứ pháp lý phải áp dụng trong tình huống tại đề bài
5 sẽ được nhóm phân tích và làm rõ
Trang 6B NỘI DUNG
I Khái quát về quyền tác giả và căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả
1 Khái quát về quyền tác giả
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung
2022, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra Tức là
quyền tác giả là một quyền tự động; không cần phân biệt là đã công bố hay chưa công bố, đã được đăng ký hay chưa đăng ký quyền tác giả
Theo đó, hành vi xâm phạm quyền tác giả được hiểu là những hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức vi phạm bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả đang được pháp luật bảo hộ và phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
Căn cứ theo căn cứ theo khoản 2a Điều 14b Công ước quốc tế Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886: "Luật pháp quốc gia công
bố bảo hộ có thẩm quyền quy định quyền sở hữu đối với các tác phẩm điện ảnh”.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung
2022, tác phẩm điện ảnh thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
=> Như vậy, tác phẩm điện ảnh là đối tượng được bảo hộ mà cụ thể là bảo
hộ bằng quyền tác giả và khi bất kỳ tác phẩm điện ảnh, bộ phim nào được ra đời, tác giả, chủ sở hữu sẽ tự động sở hữu các quyền của bộ phim này Hơn nữa, các hành vi sử dụng hay có liên quan đến tác phẩm mà không được sự cho phép
sẽ bị xem là vi phạm bản quyền hay xâm phạm quyền tác giả.
2 Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả
Thứ nhất, điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định căn cứ để xác định
các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả Theo đó: Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
Trang 7Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Thứ tư , hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam Hành vi bị xem xét cũng bị
coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam
II Trả lời câu hỏi:
Câu 1
1.1 Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả:
Thứ nhất, đối với hành vi lập một trang web và chia sẻ các bộ phim mới
nhất do các thành viên của câu lạc bộ tự sưu tầm:
Để xác định hành vi này có bị coi là xâm phạm quyền tác giả hay không, cần dựa trên các yếu tố được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
Về đối tượng được bảo hộ: tác phẩm điện ảnh căn cứ theo điểm e khoản 1
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022
Có yếu tố xâm phạm xảy ra: Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định
105/2006/NĐ-CP quy định về các yếu tố xâm phạm quyền tác giả, các thành viên của câu lạc bộ đã tự sưu tầm các bộ phim mới nhất và chia sẻ các bộ phim đó lên trang web Bên cạnh đó, việc này chưa được sự đồng ý của tác giả hay các chủ sở hữu (các công ty kinh doanh điện ảnh ở Việt Nam) Như vậy, bản sao các bộ phim của Câu lạc bộ sưu tầm đều lấy từ những bản sao chép một cách trái phép từ nhiều trang mạng xem phim trực tuyến và các thành viên sưu tầm, chia sẻ những bản sao trái phép lên web của câu lạc bộ
Về chủ thể thực hiện: Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định
105/2006/NĐ-CP, những bộ phim được đưa lên từ câu lạc bộ này đều do các thành viên tự sưu tầm và các thành viên không phải là chủ sở hữu quyền cũng như không phải là
Trang 8người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật.
Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam: Hành vi bị xem xét xảy ra trên
mạng internet và do những người yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh lập nên
=> Như vậy, hành vi lập một trang web và chia sẻ các bộ phim mới nhất do các thành viên của câu lạc bộ sưu tầm là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Thứ hai, đối với hành vi dịch, làm phụ đề cho nhiều bộ phim nước ngoài,
làm các clip ngắn (cắt ra từ phim) để giới thiệu, tóm tắt phim
Để xác định hành vi này có bị coi là xâm phạm quyền tác giả hay không, cầndựa trên các yếu tố được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
Về đối tượng bảo hộ: tác phẩm điện ảnh căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 14
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022
Có yếu tố xâm phạm xảy ra: Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định
105/2006/NĐ-CP quy định về các yếu tố xâm phạm quyền tác giả, các thành viên của câu lạc bộ đã dịch, làm phụ đề cho nhiều bộ phim nước ngoài, trích đoạn để làm các clip ngắn (cắt ra từ phim) để giới thiệu tóm tắt phim Bên cạnh đó, việc nàychưa được sự đồng ý của tác giả hay các chủ sở hữu (các công ty kinh doanh điện ảnh ở Việt Nam) Như vậy, phần của các tác phẩm điện ảnh đã bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép; và tác phẩm phái sinh của các bộ phim điện ảnh đã được tạo ra một cách trái phép
Về chủ thể thực hiện:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, những bộ phim được đưa lên từ câu lạc bộ này đều do các thành viên tự sưu tầm và các thành viên không phải là chủ sở hữu quyền cũng như không phải là người được pháp luật hoặc
cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật
Trang 9Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam: Hành vi bị xem xét xảy ra trên
mạng internet và do những người yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh lập nên
=> Như vậy, có thể khẳng định rằng, hành vi dịch, làm phụ đề cho nhiều bộ phim nước ngoài, làm các clip ngắn (cắt ra từ phim) để giới thiệu, tóm tắt phim
là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
1.2 Phân tích
Đối với hành vi hành vi lập trang web và chia sẻ các bộ phim mới nhất
do các thành viên tự sưu tầm (thường được tải từ nhiều trang mạng xem phim trực tuyến).
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi lập trang
web và chia sẻ các bộ phim mới nhất do các thành viên tự sưu tầm được coi là một
hành vi “Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn”.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi này
của câu lạc bộ không thuộc các trường hợp ngoại lệ hoặc các trường hợp được phép
sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép hay phải trả tiền hoặc không phải trả tiền Ngoài ra, việc chia sẻ những bộ phim đặc biệt là các bộ phim mới nhất lên trang web, câu lạc bộ chưa từng có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu (các công ty kinh doanh điện ảnh tại Việt Nam)
Bên cạnh đó, đây được coi là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 ghi rõ:
“Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
Trang 10d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;”
Và phải gỡ bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022:
“Chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 18 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
e) Gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
=> Như vậy, hành vi này là hành vi xâm phạm quyền tác giả và là hành vi xâm phạm trực tiếp quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối với hành vi dịch, làm phụ đề cho nhiều bộ phim nước ngoài, làm các clip ngắn (cắt ra từ phim) để giới thiệu tóm tắt phim:
Theo như dữ kiện tình huống, việc dịch, làm phụ đề và làm các clip ngắn củathành viên của câu lạc bộ có thể xảy ra hai trường hợp sau đây:
Thứ nhất , các video tóm tắt lại nội dung phim:
Hành vi làm các clip ngắn tóm tắt phim, sử dụng các hình ảnh của bộ phim làhành vi vi phạm quyền tác giả và quyền bản quyền, gây ảnh hưởng đến doanh thu của bộ phim nếu bộ phim đang được công chiếu tại rạp hoặc trên các trang phim chính thức Hơn nữa, các video này là các hành vi như sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả dẫn đến xâm phạm quyền tài sản được quyđịnh tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 Ngoài ra, trong quá trình dịch làm phụ đề và tóm tắt các bộ phim điện ảnh, các
Trang 11thành viên có thể làm sai lệch nội dung của phim Và có thể khẳng định đây là hành
vi xâm phạm quyền tác giả căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022
Thứ hai, các video đưa ra bình luận, đánh giá đối với tác phẩm điện ảnh gốc:
Việc đánh giá có xâm phạm quyền tác giả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố do Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về các trường hợp sử dụngtác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao Như vậy, để kết luận các video đó có xâm phạm quyền tác giả không thì phải xem xét, đánh giá xem liệu các video đó có “trích dẫn hợp lý” tác phẩm gốc hay không và việc bình luận có làm sai lệch nội dung các bộ phim điện ảnh hay
không
Tuy nhiên, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa
đổi bổ sung 2022 thì sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại thuộc các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả Nhưng trong tình huống này, hành vi sao chép của câu lạc bộ không chỉ là sao chép một phần của tác phẩm, đồng thời cũng không chỉ phục vụ cho mục đích của cá nhân Bên cạnh đó hành vi sao chép đó đã gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đã mua bản quyền chiếu các bộ phim này tại Việt Nam Vì vậy đây là hành vi trái với các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022. Ngoài ra, căn
cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022, đây được coi là hành vi bị nghiêm cấm trong điện ảnh:
“Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trang 12e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;”
=> Như vậy, có thể khẳng định, các hành vi này (hành vi lập trang web, chia sẻ các bộ phim mới nhất do các thành viên tự sưu tầm và hành vi dịch, làm phụ đề cho nhiều bộ phim nước ngoài, làm các clip ngắn để giới thiệu tóm tắt phim) là hành vi xâm phạm quyền tác giả và là hành vi xâm phạm trực tiếp quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối với việc nhiều công ty kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu
đã mua bản quyền chiếu các bộ phim này tại Việt Nam tố cáo đến các cơ quan chức năng:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022:
“Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở
hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác” Các công ty điện ảnh đã có giao kết hợp đồng và đã mua
bản quyền chiếu các bộ phim này hoàn toàn là chủ sở hữu quyền tác giả tại Việt Nam
Nhiều bộ phim nước ngoài, làm các clip ngắn (cắt ra từ phim) để giới thiệu tóm tắt phim, đã gây ảnh hưởng đến doanh thu của bộ phim nếu bộ phim đang đượccông chiếu tại rạp hoặc trên các trang phim chính thức Và điều này cũng gây gây tổn thất lớn cho các công ty kinh doanh điện ảnh vì khi các bộ phim được các thànhviên câu lạc bộ đăng lên web của mình mà không hề có bản quyền phục vụ mọi người xem và tải miễn phí thì một số lượng lớn người xem sẽ chọn xem một cách miễn phí hơn là phải trả một khoản phí cho các công ty kinh doanh điện ảnh để có thể xem những bộ phim này Từ đó các công ty này sẽ mất một lượng khách hàng
vô cùng lớn dẫn tới ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ
Trang 13=> Vì vậy, việc nhiều công ty sở hữu bản quyền các bộ phim này tố cáo câu lạc
bộ trên xâm phạm quyền tác giả là hoàn toàn có căn cứ theo Điều 198, 199 Luật
Sở hữu trí tuệ và các điều hướng dẫn tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Câu 2:
2.1 Căn cứ pháp lý phải áp dụng khi xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả:
Xét trong tình huống trên, những căn cứ pháp lý phải áp dụng là:
Thứ nhất , phải căn cứ theo Công ước quốc tế Berne về bảo hộ các tác phẩm
văn học và nghệ thuật năm 1886
Trong tình huống trên, thành viên câu lạc bộ đã sưu tầm, dịch, làm phụ đề vàcác clip ngắn tóm tắt về các tác phẩm điện ảnh từ nước ngoài Vì vậy, khi xác định chủ thể quyền tác giả phải căn cứ theo các công ước quốc tế liên quan Căn cứ theo
khoản 2a Điều 14b Công ước Berne: “Luật pháp quốc gia công bố bảo hộ có thẩm
quyền quy định quyền sở hữu đối với các tác phẩm điện ảnh”, thẩm quyền quy định
người được hưởng quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh sẽ phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia Như vậy, người được hưởng quyền tác giả trong tình huống này sẽ căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022
Thứ hai , căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022.
Trong tình huống trên, để xác định xem ai là chủ sở hữu của quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh mà thành viên của câu lạc bộ đã chia sẻ, dịch, làm phụ đề và tóm tắt phim, phải dựa trên các quy định tại Điều 36, Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022
Đối với đối tượng được bảo hộ, ở trong tình huống này là tác phẩm điện ảnh,phải xác định theo căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022