1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo gpmt khai thác và chế biến Đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi sơn triều, xã phước lộc của công ty cp xdvl mỹ quang

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

SỰ PHÙ HỢP CỦA CỞ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG Trong suốt quá trình hoạt động vừa qua, Công ty đã thực hiện các biện pháp thu gom, quản lý và xử lý các nguồn chất thải ph

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4

CHƯƠNG 1.THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 5

1 TÊN CHỦ CƠ SỞ 5

2 TÊN CƠ SỞ 5

3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ 7

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 8

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 9

3.3 Sản phẩm của cơ sở 10

4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN HÓA, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ 11

5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ 12

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CỞ SỞ VỚI QUY HOẠCH,KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 18

1 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 18

2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CỞ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG18 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 20

1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 20

1.1 Thu gom, thoát nước mưa 20

1.2 Thu gom, thoát nước thải, xử lý nước thải 26

2 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI 26

3 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG 28

4 CÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 30

5 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 31

6 PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 32

7 CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MỘI TRƯỜNG 35

8 KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN SINH HỌC 40

CHƯƠNG IV.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 54

Trang 3

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 56

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 58

1 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 58 2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 58

3 KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM: Không 58

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 59

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 60

PHỤ LỤC I CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ, TÀI LIỆU LIÊN QUAN 61

PHỤ LỤC II CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN 62

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường

BTCT : Bê tông cốt thép

CTNH : Chất thải nguy hại

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT : Tài nguyên và môi trường

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực khai thác 5

Bảng 1.2 Tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực sân công nghiệp 6

Hình 1.1 Vị trí khu vực mỏ 6

Hình 1.2: Sơ đồ khai thác và chế biến kèm theo dòng thải 9

Bảng 1.3: Cơ cấu sản phẩm sau chế biến 10

Bảng 1.4: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng 11

Bảng 1.5 Trữ lượng địa chất đã khai thác đến ngày 30/9/2024 12

Bảng 1.6: Các hạng mục công trình phụ trợ đã được xây dựng 13

Bảng 1.7: Các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng 13

Bảng 1.8: Tiến độ thực hiện theo trữ lượng còn lại 15

Bảng 1.9: Tổng mức đầu tư 16

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ 16

Bảng 3.1 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 21

Hình 3.1: Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa khu vực sân công nghiệp 22

Hình 3.2: Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa khu vực khai trường 23

Bảng 3.2 Thông số tuyến thu gom, thoát nước mưa chảy tràn 24

Hình 3.3: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 26

Bảng 3.3: Các công trình và khối lượng công việc thực hiện 46

Bảng 5.1: Kết quả quan trắc nước thải năm 2022 56

Bảng 5.2: Kết quả quan trắc nước thải năm 2023 56

Bảng 5.3: Kết quả quan trắc bụi năm 2022, 2023 57

Trang 6

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 TÊN CHỦ CƠ SỞ

 Địa chỉ văn phòng: tầng 01, tòa nhà Pisico, số 99 đường Tây Sơn, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

 Điện thoại: 0256.288.866

Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đăng ký lần đầu ngày 25/7/2020, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 17/01/2018

2 TÊN CƠ SỞ

KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TẠI NÚI SƠN TRIỀU, XÃ PHƯỚC LỘC, HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Sau đây gọi tắt là cơ sở)

 Địa điểm cơ sở: núi Sơn Triều, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

 Khu vực mỏ có diện tích 9,78ha Trong đó, diện tích khai thác là 8,0ha và diện tích sân công nghiệp là 1,78ha Giới cận tiếp giáp xung quanh khu vực như sau:

+ Phía Tây giáp với rừng trồng;

+ Phía Nam cách mỏ khai thác của công ty Cổ phần khoáng sản Nguyên Thịnh Quy Nhơn khoảng 50m;

450m

chạy dọc theo biên phía Đông Nam mỏ (với chiều dài khoảng 230m) giáp với diện tích rừng trồng của người dân (diện tích khoảng 5 ha)

+ Phía Đông cách khu vực mỏ khoảng 250m có 1 miếu thờ;

+ Phía Bắc giáp với rừng trồng của người dân

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc ranh giới khu vực khai thác

Số hiệu điểm

Hệ tọa độ VN-2000 múi 6 o KTT 111 o

Trang 7

điểm

Hệ tọa độ VN 2000 múi chiếu 3 độ, KTT 108 0 15'

(Nguồn: Quyết định số 4563/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh về việc điều

chỉnh, bổ sung Giấy phép số 40/GP-UBND ngày 17/7/2014)

Hình 1.1 Vị trí khu vực mỏ

Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Mỹ Quang đã được UBND tỉnh Bình Định cấp Giấy phép khai thác số 40/GP-UBND ngày 17/7/2014 với diện tích khai thác là 8,0 ha; công suất khai thác là 52.000 m3 đá nguyên khai/năm và sản phẩm phụ bình quân là 8.054 m3 đất/năm phục vụ san nền

Trang 8

Trong thời gian khai thác, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Mỹ Quang đã xin điều chỉnh nâng công suất khai thác từ 52.000 m3 đá nguyên khai/năm lên 190.000 m3

đá nguyên khai/ năm Đồng thời, lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Sơn Triều, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; công suất khai thác: 190.000 m3 đá nguyên khai/năm

và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3835/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 Ngày 15/11/2021, Công ty được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Giấy phép khai thác số 40/GP-UBND ngày 17/7/2014 tại Quyết định số 4563/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 Theo đó, bổ sung diện tích sân công nghiệp là 1,78ha; công suất khai thác: 190.000 m3 đá nguyên khai/năm, sản phẩm phụ là 24.356 m3/năm

 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Bình Định

+ Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: theo quy định tại khoảng 3, điều 41, Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án hoạt động trước ngày luật có hiệu lực thi hành (hoạt động trước ngày 01/01/2022), đã được UBND tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thì UBND tỉnh là

cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Dự án

 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng:

báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Dự án khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Sơn Triều, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước của Công ty Cổ phần VLXD Mỹ Quang

báo kết quả thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở Dự án khai thác và chế biến

đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Sơn Triều, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Quyết định số 3835/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Sơn Triều, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Mỹ Quang

 Quy mô của cơ sở: Căn cứ vào khoản 1, điều 9 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, cơ sở có vốn đầu tư là 18.228.999.000 đồng, thuộc loại hình khai thác, chế biến khoáng sản, nhóm C

3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ

Trang 9

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

a Công suất khai thác

Theo Quyết định số 4563/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh Bình Định

về việc điều chỉnh, bổ sung Giấy phép Khai thác khoáng sản số 40/GP-UBND ngày 17/7/2014 của UBND tỉnh:

– Trữ lượng khoáng sản:

+ Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác: 1.095.489 m3

+ Trữ lượng khai thác: 830.354 m3

+ Trữ lượng đất phủ khai thác: 158.317 m3

– Công suất khai thác:

+ Công suất khai thác: 128.814 m3 đá địa chất/năm, tương ứng với 190.000 đá nguyên khai/năm

+ Sản phẩm phụ đất phủ: 24.356 m3/năm

– Mức sâu khai thác thấp nhất: đến cost +35m

 Trữ lượng khoáng sản tại thời điểm lập báo cáo

+ Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: 612.483 m3 ở thể địa chất

+ Trữ lượng đất phủ khai thác: 17.750,96 m3

b Công suất chế biến

Sản phẩm chế biến của mỏ là đá làm vật liệu xây dựng thông thường các loại (đá các loại: 1x2, 2x4, 4x6, 0,5x1) với công suất là 162.545 m3 /năm

c Tuổi thọ mỏ

Thời gian tồn tại của mỏ (tuổi thọ của mỏ) được xác định trên cơ sở cấp trữ lượng

đá tin cậy trong toàn biên giới mỏ, công suất khai thác thiết kế hàng năm, thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất Thời gian tồn tại của mỏ được tính theo công thức:

Trong đó: Txdcb= 0,0 năm (Thời gian cho các công tác xây dựng cơ bản mỏ Mỏ

đã đi vào hoạt động từ những năm trước nên Tcb = 0 năm);

Tkt : Thời gian khai thác mỏ

+ Đá làm vật liệu xây dựng thông thường:

5814.128

483.612

= 17.750,96 m3 /24.356 m3/năm = 0,73 (năm) ≈ 1 (năm)

Trang 10

Trong đó:

- Qđ- Trữ lượng đá còn lại huy động vào thiết kế khai thác: 612.483 m3;

- Amđ- Công suất khai thác đá hằng năm: Amđ =128.814 m3/năm (ở thể địa chất);

- Q- Trữ lượng đất còn lại huy động vào thiết kế khai thác: 17.750,96 m3;

- Am - Công suất khai thác đất hằng năm: Am = 24.356 m3/năm (ở thể địa chất); Trong quá trình khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường và đất phủ được khai thác đồng thời Vì vậy tuổi thọ mỏ được tính theo thời gian khai thác đá là 5,0 năm Với tuổi thọ mỏ còn lại là 5,0 năm, phù hợp với Quyết định số 4563/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung Giấy phép khai thác khoáng sản số 40/GP-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 17/7/2014 thì tuổi

thọ mỏ (thời hạn khai thác) là: 8 năm (Do mỏ đã khai thác 03 năm gồm năm 2022 và năm 2023, 2024 từ giai đoạn trước)

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Sơ đồ quy trình khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường:

Hình 1.2: Sơ đồ khai thác và chế biến kèm theo dòng thải

Bốc tầng phủ (thực bì, đất đá phong hóa

Khoan khai thác bằng khoan thủy lực

đá 0,5x1)

Bụi, chất thải rắn, khí thải,

hệ thực vật hiện có

Bụi, ồn, chất thải rắn , nước thải

Bụi, khí thải, ồn, chất thải rắn, chấn động

Đá văng Bụi, ồn, khí thải

Bụi, khí thải, đất đá rơi vãi

Bụi, ồn

Trang 11

Tại khai trường sẽ được mở moong khai thác Sau khi mặt bằng được bóc tầng phủ

sẽ tiến hành khoan, nổ mìn phá đá Đá sau khi được làm tơi sẽ được xúc lên xe vận chuyển từ gương khai thác đưa về khu chế biến tại sân công nghiệp chế biến thành đá

có kích thước khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường Máy xúc gạt đá đổ xuống bun

ke của trạm nghiền sàng

Đá sau khi đổ xuống bun ke được tách tạp chất và đất đá bẩn bằng lưới song

được băng tải vận chuyển lên sàng để phân loại, sàng phân loại được bố trí 3 lưới

60mm, 40(20)mm, 10mm, đá sau khi qua sàng sẽ phân loại ra các chủng loại + 6; 4x6; 2x4, 1x2; 0,5x1,0 và đá mạt Sản phẩm +6 trên sàng được đưa xuống máy nghiền côn nghiền xuống – 6, sau khi qua nghiền côn băng tải vận chuyển đá quay lại sàng để phân loại, các sản phẩm dưới sàng sẽ đưa lên băng tải vận chuyển đổ đống theo từng sản phẩm Tại đây đá có thể được bốc xúc lên ôtô vận chuyển đi tiêu thụ hoặc được máy xúc gạt đưa về bãi chứa thành phẩm để dự trữ

Công tác khoan, nổ mìn: Công ty đã ký hợp đồng dịch vụ nổ mìn số 497/DVNM/2023 ngày 01/12/2023 với Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng theo đúng quy định

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Công tác chế biến sản phẩm được xác định trên cơ sở nhu cầu của thị trường cũng

190.000 m3 nguyên khai/năm hay tương đương 162.545 m3 sản phẩm/năm

Cơ cấu sản phẩm sau chế biến như sau:

Bảng 1.3: Cơ cấu sản phẩm sau chế biến

Công suất nguyên khai (m 3 /năm)

Sản phẩm sau chế biến (m 3 /năm)

Hệ số quy đổi theo Quyết định số 02/2021/QĐ- UBND ngày 5/2/2021

Trang 12

đáp ứng theo yêu cầu thực tế của thị trường trong từng giai đoạn

4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN HÓA, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Định mức tiêu hao nhiên liệu của từng loại thiết bị và số lượng thiết bị lấy theo thực tế sản xuất tại mỏ

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại mỏ được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1.4: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng

STT Loại nhiên liệu sử dụng Nhu cầu (kg/năm)

(Nguồn: Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Mỹ Quang)

Nhu cầu về thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp

Theo Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp số 13554/2023/GP-TM ngày 28/12/2023 của Bộ Tham mưu, các chủng loại và số lượng được phép sử dụng như sau:

Công ty không bố trí kho thuốc nổ tại mỏ Thuốc nổ và vật liệu nổ khác sẽ được Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng cung cấp tới khai trường theo hợp đồng tiêu thụ

Nhu cầu sử dụng nước

Nước sử dụng cho hoạt động của mỏ chủ yếu là nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt,

ăn uống của cán bộ, công nhân viên Ngoài ra, còn có nước dùng để tưới bụi, tưới đường

Cấp nước sinh hoạt: nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt được Công ty mua từ các

đơn vị cung cấp nước, bơm về bồn chứa dung tích 5 m3 tại mỏ, nhu cầu sử dụng trung bình khoảng 01 bồn/tháng tương đương 0,17 m3/ngày

Cấp nước cho quá trình sản xuất, tưới ẩm nền đường: Nước cấp cho hệ thống phun

sương giảm thiểu bụi tại khu vực trạm nghiền, nước tưới ẩm nền đường được lấy từ các

hồ lắng

Trang 13

5 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ

5.1 Hiện trạng khu vực mỏ

5.1.1 Hiện trạng khu vực khai thác

Khu vực khai thác có địa hình thuộc dạng núi thấp - trung bình, tách biệt so với xung quanh là một dải núi nhô cao kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều đỉnh tròn nhỏ tạo thành Địa hình sườn dốc, phân cắt yếu Mỏ đá núi Sơn Triều là một phần thuộc phía Đông - Đông Bắc dãy núi Sơn Triều giáp với đồng bằng, thuộc địa hình thấp

có độ cao tuyệt đối từ 20-160m, sườn dốc trung bình từ 15-25o Điều kiện địa hình ở đây tương đối thuận lợi cho việc khai thác lộ thiên

Thảm thực vật chủ yếu là các loại dây leo thấp và rừng trồng là bạch đàn hoặc keo

lá tràm Nhìn chung địa hình khai thác khá thuận lợi

Mỏ đá đi vào hoạt động từ năm 2014 Hiện nay, Công ty đang khai thác trên diện tích 7,35 ha

Bảng 1.5 Trữ lượng địa chất đã khai thác đến ngày 30/9/2024

5.1.2 Hiện trạng các hạng mục công trình của cơ sở

a Các hạng mục công trình chính: 01 trạm nghiền sàng công suất 250 tấn/giờ bố trí

Trang 14

tại khu vực sân công nghiệp

b Hiện trạng các hạng mục công trình phụ trợ:

Bảng 1.6: Các hạng mục công trình phụ trợ đã được xây dựng

Hệ thống vận chuyển ngoài mỏ: mỏ đã đi vào khai thác từ năm 2014 hiện trạng đã

có tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ rộng 7m, dài 1,5km nối từ sân công nghiệp ra đến Quốc lộ 1A Đoạn đầu đường dài khoảng 0,5km kết cấu đường là đường bê tông, rộng

7 m đảm bảo xe 15 tấn lưu thông, đoạn còn lại vào khu vực mỏ dài khoảng 1km hiện trạng là đường đất đổ cấp phối đầm chặt, lu lèn đảm bảo xe 15 tấn Tuyến đường này đang bị xuống cấp tạo hầm hố, vào mùa nắng đất đá rơi vãi làm phát sinh bụi, vào mùa mưa bị sình lầy gây khó khăn cho quá trình vận chuyển

c Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường:

Bảng 1.7: Các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng

1 Hồ lắng

Tọa độ:

X (m) = 1.532.468, Y(m)= 594.691

1.2 Hồ lắng phía trái đường giao thông (phía

Tọa độ: X(m)= 1.563.326, Y(m)= 587.406

Tọa độ: X(m)= 1.562.157, Y(m)= 594.539

2 Hố giảm tốc

Tọa độ: X(m)= 1.532.313, Y(m)= 594.516

Trang 15

X(m)= 1.532.408, Y(m)= 594.561

3 Hệ thống mương thu gom, thoát nước

3.1 Mương hiện trạng từ hố giảm tốc 1 (gần

Kích thước mương (rộng x sâu =2,0m x 1,0m)

Mương đã được xây dựng bê tông kiên cố Kích thước mương

=0,5mx0,5m)

3.3

Mương thoát nước dẫn nước hiện trạng

phía trái đường giao thông đến cống hiện

5.1.3 Hiện trạng các đối tượng xung quanh

Khu vực mỏ cách khu dân cư tập trung khoảng 450m về phía Đông, ngoài ra phía Đông Nam cách khu vực mỏ khoảng 300m có khoảng 5 hộ dân đang sinh sống Đời sống người dân tương đối ổn định, ngành nghề chủ yếu là kinh doanh buôn bán, làm nông và làm việc trong các công ty, xí nghiệp

Phía Đông cách khu vực mỏ khoảng 250m có 1 miếu thờ

5.1.4 Hiện trạng thoát nước tại khu vực mỏ

Đông Bắc sân công nghiệp  hố giảm tốc  mương hở  thoát ra môi trường

trái đường giao thông  mương đào hở  thoát ra môi trường

5.1.5 Hiện trạng các mỏ khai thác, chế biến đá lân cận

 Cách ranh giới Phía Nam khoảng 50m có mỏ khai thác và chế biến đá của Công ty

CP Khoáng sản Nguyên Thịnh Quy Nhơn đang tiến hành khai thác theo giấy phép khai thác số 125/GP-UBND ngày 03/10/2022 với diện tích là 10,13 ha, công suất khai thác là: 115.000 m3/năm

 Cách ranh giới phía Nam khoảng 310m có mỏ khai thác và chế biến đá của Công

ty TNHH Xây dựng Thuận Đức đang tiến hành khai thác theo Quyết định điều chỉnh giấy phép số 1407/QD-UBND ngày 27/4/2018 với diện tích khai thác là 7,2 ha và công

Trang 16

suất khai thác là 165.000 m3/năm

Các mỏ này đều sử dụng tuyến đường vận chuyển với mỏ đá của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Mỹ Quang

5.2 Tiến độ thực hiện

a Thời gian làm việc

Chế độ làm việc của mỏ, thực hiện theo luật lao động Tuỳ theo đặc điểm công việc của các khâu trong dây chuyền sản xuất bố trí chế độ làm việc không liên tục Căn

cứ vào các điều kiện trên, chế độ làm việc của mỏ được xác định như sau:

* Trực tiếp sản xuất:

‒ Số ngày làm việc: 264 ngày/năm hoặc 22 ngày/tháng

‒ Số tháng làm việc trong năm: 12

‒ Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ca

‒ Thời gian sản xuất: Bộ phận trực tiếp sản xuất bắt đầu làm việc từ 7h sáng đến 11h, chiều từ 13h đến 17h

‒ Thời gian nổ mìn trong thời gian từ 11h đến 13h

* Gián tiếp sản xuất theo giờ hành chính:

‒ Số ngày làm việc: 300 ngày/năm hoặc 25 ngày/tháng

‒ Số tháng làm việc: 12 tháng/năm

‒ Số giờ, ca làm việc: 8 giờ/ngày

* Bảo vệ Số ngày làm việc: 365 ngày/năm; 24 giờ/ngày

Trong quá trình sản xuất, Công ty sẽ điều chỉnh thời gian làm việc phù hợp với thực tế sản xuất, phù hợp với điều kiện khí hậu khu vực

Trang 17

(1) Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động

- Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất

Công tác khai thác, chế biến đá tại mỏ được tổ chức thành một chi nhánh trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Mỹ Quang

Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ được xác định như sau:

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ

Trang 18

[Nguồn: Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Mỹ Quang]

Trang 19

CHƯƠNG 2

SỰ PHÙ HỢP CỦA CỞ SỞ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG

Về quy hoạch khoáng sản: Khu vực khai thác đá làm vật liệu thông thường thuộc

quy hoạch mỏ đá số hiệu 186 theo Quyết định số 4046/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép của UBND tỉnh

Về quy hoạch lâm nghiệp: khu vực khai thác có diện tích 8,0 ha, trong đó 3,83 ha

đã được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trồng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp để khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại Quyết định

số 3531/QĐ-UBND ngày 25/9/2017; 4,17ha đã được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Quyết định số 3898/QĐ-UBND ngày 21/9/2021

Khu vực sân công nghiệp có diện tích 1,78 ha đã được UBND tỉnh Bình Định đồng

ý chủ trương được hoán đổi vị trí sân công nghiệp từ phía Đông sang vị trí phía Đông Bắc tại văn bản số 3879/UBND-KT ngày 15/6/2020 Căn cứ Quyết định số 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bình Định thì diện tích 1,78 ha thuộc quy hoạch chức năng ngoài lâm nghiệp thuộc một phần của khoảnh 2, tiểu khu 312A xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Căn cứ văn bản số 2556/SNN-KL ngày 03/11/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định về việc ý kiến hiện trạng và việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Công ty Cổ phần VLXD Mỹ Quang thì khu vực này thuộc đất ngoài lâm nghiệp Do đó, không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CỞ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Trong suốt quá trình hoạt động vừa qua, Công ty đã thực hiện các biện pháp thu gom, quản lý và xử lý các nguồn chất thải phát sinh bao gồm:

 Đối với chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và CTNH được Công ty thu gom và hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển

và xử lý theo quy định, không thải bỏ trực tiếp ra môi trường

Bố trí các bãi thải để lưu chứa đất tầng phủ, đá bụi,…

Trang 20

 Đối với nước thải:

 Nước thải sinh hoạt của công nhân: có lưu lượng phát sinh ít; được thu gom và

xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn sau đó định kỳ hợp đồng với đơn vị chức năng bơm hút,

xử lý theo quy định

 Nước mưa chảy tràn: xây dựng hệ thống mương thu gom nước mưa, dẫn nước

về các hồ lắng hiện trạng phía Đông và Đông Bắc sân công nghiệp để xử lý Nước thải đầu ra tại các hồ lắng đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNTMT Cột B, Kq = 0,9; Kf= 0,9 trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

 Đối với bụi: chủ yếu phát sinh trong quá trình vận chuyển đá và quá trình xay nghiền tại trạm nghiền Hiện nay, Công ty đã và đang áp dụng biện pháp như phun nước tưới ẩm mặt đường và lắp đặt hệ thống phun sương tại khu vực trạm nghiền để giảm thiểu sự phát tán bụi

Với các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường đã được Công ty áp dụng trong quá trình hoạt động cho thấy hoạt động của cơ sở là phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận

Trang 21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Tổng diện tích khu mỏ 9,78 ha (bao gồm: diện tích khai thác 8,0 ha và khu vực sân công nghiệp 1,78 ha) Khu vực mỏ là sườn phía chân núi nên lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ không chỉ là diện tích mỏ mà bao gồm cả phần sườn phía trên Căn cứ bản đồ địa hình và qua khảo sát thực tế thì tổng lưu vực tiếp nhận nước mưa chảy tràn khoảng 15,5 ha

Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ được ước tính như sau: Theo TCVN 7957-2008, lưu lượng tính toán thoát nước mưa (l/s) được xác định theo công thức tổng quát sau:

Q = q α.F (3.1),

Trong đó:

q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)

α - Hệ số dòng chảy

F - Diện tích lưu vực (ha)

α: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán Công thức tính cường độ mưa:

n

b t

P C A q

) (

) lg 1 (

Trong đó:

q: Cường độ mưa (l/s.ha);

P: Chu kỳ lặp lại của mưa (năm);

t: Thời gian mưa (phút);

A, C, b, n: Hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa của địa phương

Theo bảng Hằng số khí hậu trong công thức cường độ mưa của một số thành phố (phần Phụ Lục) ta có các số liệu để tính cường độ mưa (q) như sau:

A = 2610; C = 0,55; b= 14; n= 0,68; t= 15 phút; P = 5 năm

Thay số vào công thức (3.2) ta có Cường độ mưa q = 336 (l/s.ha)

Trang 22

Bảng 3.1 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ

Tính chất bề mặt thoát nước Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P (năm)

0,32 0,37 0,40

0,77 0,80

0,34 0,40 0,43

0,81 0,81

0,37 0,43 0,45

0,86 0,88

0,40 0,46 0,49

0,90 0,92

0,44 0,49 0,52 C: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán, được xác định theo Bảng 5 - TCVN 7957-2008, đối với độ dốc lớn thì C = 0,43

Từ số liệu trên lượng nước mưa tính toán cực đại sẽ là: Tổng Lượng nước mưa cực đại chảy tràn qua khu vực mỏ là: 2.239 l/s tương đương 16.121 m3/ngày (thời gian mưa 2h/ngày)

Nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ được chia làm 02 lưu vực như sau:

Trang 23

- Lưu vực 1: Khai trường khai thác với diện tích 11,89 ha (chiếm 76,7% tương đương 12.365 m3/ngày)

- Lưu vực 2: Khai trưởng khai thác với diện tích 1,83 ha (chiếm 11,8% tương đương 1.902 m3/ngày)

- Lưu vực 3: Khu vực sân công nghiệp với diện tích 1,78 ha (chiếm 11,5% tương đương 1.854 m3/ngày)

Nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ được thu gom và thoát theo sơ đồ sau:

+ Đối với nước mưa chảy tràn tại khu vực sân công nghiệp

Hình 3.1: Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa khu vực sân công nghiệp

Thuyết minh

Nước mưa chảy tràn tại khu vực sân công nghiệp được thu gom bằng hệ thống mương đào hở dẫn về cống, từ đây nước thoát về hồ lắng được bố trí bên trái đường giao thông (hồ lắng phía Đông) dẫn vào mỏ Nước sau khi lắng được dẫn bằng mương thoát

về cống hộp qua đường, từ đây nước thoát về khu vực đồng ruộng phía Đông

+ Đối với nước mưa chảy tràn tại khu vực khai trường

Tại khu vực khai trường, do địa chất nền đá nên khó khăn trong việc đào các mương thoát nước mưa để dẫn nước về các hố lắng, hố giảm tốc Do đo, hiện nay, nước mưa chảy tràn trong khu vực khai trường chủ yếu chảy theo địa hình tự nhiên, dọc theo các tuyến đường vận chuyển bên trong mỏ, để dẫn nước về các hố lắng, hố giảm tốc

Nước mưa chảy tràn tại khu vực sân công nghiệp

Mương đào hở

Cống

Mương đào hở

Cống hộp qua đường

Thoát ra môi trường

Hồ lắng bên trái đường

Trang 24

Hình 3.2: Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa khu vực khai trường

Thuyết minh

Nước mưa chảy tràn tại khu vực khai thác được chia thành 02 lưu vực:

- Nước mưa chảy tràn sườn phía Bắc khai trường chảy theo địa hình tự nhiên, dọc theo các tuyến đường vận chuyển bên trong khu vực mỏ, dẫn nước về hố giảm tốc số 01 (gần điểm góc số 2) Nước từ hố giảm tốc số 01 chảy về hồ lắng phía Đông Bắc Toàn

bộ lượng nước mưa chảy tràn sau khi chảy về hố lắng phía Đông Bắc sau khi lắng bùn đất, sẽ chảy về hố giảm tốc số 2 (hố xây gạch) Sau đó, theo hệ thống mương hở (xây bằng gạch kiên cố) dẫn nước về mương hở dọc bên đường phía nghĩa địa, nước thoát về cống qua đường và thoát ra môi trường

- Nước mưa chảy tràn sườn phía Đông Nam khai trường chảy theo địa hình tự nhiên, dọc theo các tuyến đường vận chuyển bên trong khu vực mỏ, dẫn nước về hồ lắng thứ cấp phía Đông và lưu chứa tại đây Nước sau lắng tại hố lắng thứ cấp phía Đông được tận dụng để cấp cho hệ thống phun sương dập bụi tại trạm nghiền

Nước thải sau xử lý tại các hồ lắng đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B,

kq=0,9; kf=0,9 trước khi thoát ra môi trường

Nước mưa chảy tràn tại khu vực khai trường

Thoát ra môi trường

Nước mưa chảy tràn sườn

phía Bắc khai trường

Nước mưa chảy tràn sườn phía Đông Nam khai trường

Hố lắng thứ cấp phía Đông

Trang 25

Bảng 3.2 Thông số tuyến thu gom, thoát nước mưa chảy tràn

I Hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực sân công nghiệp

1

Hồ lắng bên trái đường

giao thông (hố lắng phía

Đông)

- Kết cấu: bờ bao bằng đất kết hợp kè rọ đá để gia cố

cống hiện trạng qua đường

- Kết cấu: mương đào hở bằng đất, sử dụng đá bìa cạnh tại mỏ để gia cố đảm bảo

sân công nghiệp

- Kết cấu: bờ bao bằng đất được kè bằng đá bìa cạnh để gia cố

Trang 26

7

Kè đất tại phía chân mỏ

đoạn phía Nam về hố lắng

thứ cấp phía Đông

- Kết cấu: kè đắp đất lẫn đá

- Chiều dài là 165 m, cao 1,5m, bề rộng chân kè

là 1m Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn khác: trước mùa mưa, Công

ty bố trí công nhân nạo vét bùn đất tại các hồ lắng, hố giảm tốc để đảm bảo khả năng thoát, xử lý nước vào mùa mưa

Tính toán khả năng lưu chứa nước tại các công trình hiện hữu:

+ Hồ lắng thứ cấp phía Đông: được bố trí để xử lý lượng nước mưa chảy tràn tại

khu vực phía Đông Nam Dựa vào địa hình khu vực, dự kiến lượng nước mưa chảy tràn mang theo chất ô nhiễm cần xử lý có khả năng chảy về hố lắng thứ cấp phía Đông chiếm khoảng 11,8% lượng nước mưa chảy trên khu vực khai trường và phần diện tích phía trên (1.902 m3/ngày) Hồ lắng xây dựng với kích thước được tính toán cụ thể như sau: Tốc độ lắng hạt lý thuyết lấy bằng tải trọng lắng (đối với hình thức lắng hạt không keo kết): 30 – 122 m3/m2.ngày; chọn U lý thuyết = 30 m3/m2.ngày;

Vậy diện tích tối thiểu cần thiết:

S = Dài (L) x Rộng (B) = B x 4B = Q/U = 63,4 m2

Với B chiều rộng; L chiều dài tối thiểu = 4B;

Tính đến hệ số an toàn, ngoài nước mưa chảy tràn còn có lượng bùn đất kèm theo

do đó chúng tôi chọn hệ số an toàn k = 1,5;

Như vậy hồ lắng cần diện tích tối thiểu: S = 1,5 x 63,4 = 95 m2

Hồ lắng thứ cấp phía Đông thực tế được bố trí có diện tích khoảng 300 m2 là đảm bảo khả năng lưu chứa nước tại khu vực phía Đông Nam mỏ

+ Hồ lắng phía Đông Bắc sân công nghiệp: tính toán tương tự như trên ta có:

Diện tích tối thiểu cần thiết:

S = Dài (L) x Rộng (B) = B x 4B = Q/U = 412,2 m2

Với B chiều rộng; L chiều dài tối thiểu = 4B;

Tính đến hệ số an toàn, ngoài nước mưa chảy tràn còn có lượng bùn đất kèm theo

do đó chúng tôi chọn hệ số an toàn k = 1,5;

Như vậy hồ lắng cần diện tích tối thiểu: S = 1,5 x 412,2 = 618,3 m2

Hồ lắng phía Đông Bắc thực tế được bố trí có diện tích khoảng 1.395 m2 là đảm bảo khả năng lưu chứa nước tại khu vực phía Bắc mỏ

+ Hồ lắng phía trái đường giao thông: tính toán tương tự như trên ta có:

Diện tích tối thiểu cần thiết:

S = Dài (L) x Rộng (B) = B x 4B = Q/U = 61,8 m2

Với B chiều rộng; L chiều dài tối thiểu = 4B;

Trang 27

Tính đến hệ số an toàn, ngoài nước mưa chảy tràn còn có lượng bùn đất kèm theo

do đó chúng tôi chọn hệ số an toàn k = 1,5;

Như vậy hồ lắng cần diện tích tối thiểu: S = 1,5 x 61,8 = 92,7 m2

Hồ lắng phía Đông Bắc thực tế được bố trí có diện tích khoảng 150 m2 là đảm bảo khả năng lưu chứa nước tại khu vực sân công nghiệp

1.2 Thu gom, thoát nước thải, xử lý nước thải

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại mỏ được tính bằng 80% lượng nước cấp tương đương 0,13 m3/ngày

Công ty đã xây dựng bể tự hoại 3 ngăn dưới nhà vệ sinh với dung tích 6,0 m3 để

xử lý lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong thời gian qua

Sơ đồ cấu tạo nguyên lý bể tự hoại được mô tả như sau:

Nước thải vào

2 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI

2.1 Công trình, biện pháp xử lý bụi

Khu vực khai thác:

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm bụi trong khai thác tại mỏ Biện pháp đã được áp dụng tại mỏ:

+ Khai thác tuân thủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;

+ Thực hiện công tác khoan nổ mìn để phá đá theo đúng quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp;

+ Công nhân làm việc tại khai trường (khoan nổ mìn, xúc đá ) được trang bị đầy

đủ bảo hộ lao động chống bụi, chống ồn để đảm bảo sức khỏe

+ Phun nước trên đường vận chuyển trong khu mỏ và phun nước tạo ẩm bề mặt

Trang 28

bãi chứa đá sản phẩm, trước khu vực nhà làm việc và đường dẫn vào khu mỏ vào mùa nắng với tần suất 02 - 04 lần/ngày vào đầu và giữa giờ làm việc

+ Khai thác đến đâu giải phóng mặt bằng, phát quang đến đó nhằm duy trì dải cây xanh khu vực khai thác, dọc tuyến đường vận chuyển nội bộ nhằm mục đích ngăn cản lượng bụi phát tán ra xa, tạo nhiều bóng mát

Khu vực bãi chứa đá nguyên khai và bãi chứa đá thành phẩm:

gian lưu trữ vào mùa nắng với tần suất 01 - 02 lần/ngày vào đầu giờ hoặc có thể tăng tần suất phun nước tùy thuộc vào thời tiết làm việc nhằm hạn chế bụi phát tán ảnh hưởng đến khu vực văn phòng

 Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: khẩu trang, găng tay, nón, quần áo bảo

hộ để hạn chế tác động của bụi silic

Khu vực chế biến:

 Bụi đá phát sinh trong hoạt động chế biến có đặc điểm nặng, khô, thấm ướt tốt Do

đó tại khu vực máy xay nghiền đá, biện pháp giảm thiểu bụi sẽ được áp dụng là lắp đặt máy phun sương tạo ẩm trong quá trình nghiền, sàng, vận chuyển trên băng tải

 Trang bị bảo hộ lao động để chống bụi và định kỳ kiểm tra sức khỏe cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu chế biến để đề phòng và phát hiện sớm bệnh bụi phổi (silic)

 Duy trì dãi cây xanh hiện có và trồng thêm dải cây xanh phía Đông sân công nghiệp nhằm giảm thiểu bụi phát sinh ảnh hưởng đến đường giao thông và các hộ dân

Đối với hệ thống đường giao thông:

 Phun nước trên tuyến đường vận chuyển (cụ thể là đường vận chuyển từ khu vực sân công nghiệp ra quốc lộ 1A) vào mùa nắng với tần suất 02 lần/ngày vào đầu giờ làm việc;

trong toàn tuyến nối từ mỏ khai thác đến tuyến đường Quốc lộ 1A;

 Các xe chở đá vận chuyển cách nhau một khoảng thời gian khoảng 05 phút để đảm bảo an toàn, giảm thiểu bụi, giảm ồn

 Quá trình vận chuyển thực hiện che chắn kín các thùng xe, đảm bảo không để rơi vãi trong quá trình vận chuyển và tăng cường phun nước giảm bụi trên tuyến đường để giảm thiểu phát tán bụi

 Tuân thủ thời gian làm việc trong ngày từ 7 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút Tuyệt đối không thực hiện các hoạt động khai thác, chế biến và các giờ nghỉ của người dân (từ

11 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút và từ 17 giờ 00 phút đến 7 giờ 00 phút)

 Công ty sẽ cùng với các Công ty khai thác đá khác có sử dụng chung tuyến đường vận chuyển phối hợp với chính quyền địa phương cải tạo, nâng cấp tuyến đường vận chuyển; trồng bổ sung cây xanh dọc 02 bên tuyến đường để giảm thiểu phát tán bụi và

Trang 29

tiếng ồn

2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải

Ngoài các giải pháp để giảm thiểu nêu trên, Công ty đã thực hiện một số giải pháp giảm thiểu khí thải như sau:

tốc độ Tắt máy khi chờ bốc xúc đá và vận chuyển theo đúng tuyến đường quy định;

 Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa định kỳ tăng hiệu quả đốt cháy nhiên liệu của động cơ;

Để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giảm thiểu bụi, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu bụi tại khu vực mỏ, kết quả như sau:

+ Thời điểm đo đạc: 14/8/2024; 15/8/2024; 16/8/2024

+ Điều kiện đo đạc: trời nắng, gió nhẹ

+ QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

+ Phiếu kết quả được đính kèm tại phụ lục

Nhận xét: Từ bảng kết quả trên cho thấy bụi trong môi trường không khí tại khu

vực trạm nghiền nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT

3 CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

3.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Khối lượng, thành phần phát sinh: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt

của công nhân bao gồm: thức ăn thừa, bao bì ni lông, vỏ trái cây,… Theo Báo cáo công tác BVMT năm 2023, cho thấy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại mỏ trung

Trang 30

thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định, tần suất thu gom 2 lần/tuần (thứ 2, thứ 5 hàng tuần)

3.2 Chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình khai thác

Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình khai thác tại mỏ bao gồm:

 Đất bốc tầng phủ: Theo Quyết định số 4563/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung Giấy phép khai thác khoáng sản số 40/GP-UBND ngày 17/7/2014, trữ lượng đất phủ khai thác là 158.317 m3 Lượng đất phủ đã khai thác từ thời điểm điều chỉnh giấy phép đến tháng 30/9/2024 là 140.566 m3 Lượng đất phủ còn lại tại mỏ là 17.750,96 m3

 Đá bụi phát sinh trong quá trình xay nghiền: căn cứ quá trình chế biến thực tế tại

mỏ trong thời gian qua… trong quá trình chế biến sẽ phát sinh một lượng đá bụi ước tính khoảng 3% lượng đá nguyên khai Vậy lượng đá bụi phát sinh trong quá trình xay nghiền ước tính khoảng: 5.700 m3/năm

 Lượng bùn nạo vét định kỳ các hồ lắng, hố giảm tốc trước mùa mưa

 Biện pháp thu gom, xử lý:

 Đối với lượng đất phủ: Lượng đất phát sinh đã được tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, là sản phẩm phụ kèm theo giấy phép Do đó, trữ lượng đất phủ đã khai thác (140.556 m3) hiện nay được Công ty lưu chứa tại mỏ để phục vụ công tác hoàn thổ phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác Phương án lưu chứa cụ thể như sau:

+ Địa hình khu vực ranh phía Đông Bắc mỏ và địa hình khu vực sân công nghiệp khi chưa tiến hành khai thác (giai đoạn năm 2013 – đầu 2014) có sự chênh lệch cao độ lớn, trung bình khoảng 8m Do đó, nhằm mục đích nâng cos mặt bằng sân công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác và vận chuyển đá, từ thời điểm bắt đầu khai thác đến nay, Công ty đã tiến hành vận chuyển khối lượng đất phủ đã khai thác được về

vị trí khu vực sân công nghiệp để lưu chứa và nâng cos mặt bằng khu vực này Diện tích lưu chứa khoảng 12.700 m2, chiều cao đắp trung bình 8m, khối lượng đất phủ lưu chứa tại khu vực này là khoảng 101.600 m3

+ Đồng thời, bố trí thêm 01 khu vực chứa đất phủ tiếp giáp phía Đông sân công nghiệp với diện tích khoảng 5.530 m2 để lưu chứa đất phủ (diện tích đất này được Công ty thỏa thuận mượn tạm và đã đền bù cây trồng trên đất cho người dân) Chiều cao đắp trung bình khoảng 7m Khối lượng đất phủ lưu chứa tại khu vực này là khoảng 38.710 m3

+ Ngoài ra, Công ty sử dụng 01 lượng đất phủ để đắp kè tại phía chân mỏ đoạn phía Nam về hố lắng thứ cấp phía Đông với chiều dài 170 m, cao 1,5m, bề rộng chân kè là 1m Khối lượng đất phủ để đắp kè là khoảng 255 m3

 Đối với lượng đá bụi phát sinh: Công ty đã bố trí bãi chứa đá bụi sức chứa khoảng 1.560 m3 diện tích 520 m2, chiều cao 3,0m tại sân công nghiệp để lưu chứa tạm lượng

đá bụi phát sinh tại trong quá trình xay nghiền trước khi bán cho các đơn vị sử dụng cho

Trang 31

quá trình trộn cấp phối

Hiện nay, các khu vực bãi thải chưa được bố trí kè chắn Công ty cam kết sẽ bố trí

kè chắn bằng đá (tận dụng một phần đá trong quá trình khai thác để xây dựng kè) đối với những khu vực có nguy cơ bị sạt lở Thông số kỹ thuật của kè như sau:

+ Kè khu vực sân công nghiệp với chiều dài là 105m; chiều rộng 1m; chiều cao 2m

+ Kè khu vực bãi thải phía Đông sân công nghiệp với chiều dài là 185m; chiều rộng 1m; chiều cao 2m

+ Kè khu vực chứa đá bụi với chiều dài là 92m; chiều rộng 0,5m; chiều cao 1m

 Lượng bùn nạo vét định kỳ các hồ lắng, hố giảm tốc về thành phần chủ yếu đất, cát nên sau khi nạo vét, để khô tự nhiên, sau đó tận dụng để san lấp mặt bằng khu vực mỏ

4 CÔNG TRÌNH , BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Khối lượng, thành phần CTNH phát sinh: khối lượng, thành phần CTNH phát sinh

trong quá trình khai thác được liệt kê dưới bảng sau:

(kg/năm)

Trạng thái tồn tại

3 Các loại dầu động cơ, hộp số và

4

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải

hoặc các thiết bị điện có các linh

kiện điện tử

(Nguồn: Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Mỹ Quang)

Ngoài ra, trong hoạt động khai thác của mỏ còn phát sinh lượng chất thải rắn cần kiểm soát như các loại giẻ lau dính dầu mỡ (Mã chất thải: 18 02 01) với khối lượng khoảng 25 kg/năm, bao bì kim loại cứng chứa CTNH thải (Mã chất thải: 18 01 02) với khối lượng khoảng 10 kg/năm, bao bì mềm chứa CTNH thải (Mã chất thải: 18 01 01) với khối lượng khoảng 20 kg/năm

Công trình lưu giữ CTNH: Công ty đã bố trí 01 kho chứa CTNH diện tích 12 m2

tại khu vực sân công nghiệp Kho chứa chất thải nguy hại đảm bảo các điều kiện như: tường bằng tôn bao xung quanh, đảm bảo kín khít, có mái che kín bằng tôn; cửa khóa, biển cảnh báo Bên trong bố trí 04 thùng phuy chứa, có nắp đậy, dung tích 200 lít, dán nhãn nhận biết theo quy định

Phương án thu gom: Chất thải nguy hại sẽ được thu gom và lưu giữ riêng với chất

Ngày đăng: 05/01/2025, 08:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w