1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DỀ THI TUYỂN SINH 10

4 422 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2009- 2010 Câu 1: Hãy nêu các phương châm hội thoại ?(1,5 điểm) Câu 2: Trong câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?(1,5 điểm) “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) Câu 3: Trong một buổi nói chuyện với cán bộ, học sinh, sinh viên; Bác Hồ đã ân cần khuyên dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” Em hãy phát biểu ý kiến của mình về câu nói trên.( 3 điểm) Câu 4: Đọc truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao nhiêu điều bổ ích và thú vị: Cuộc đời thật đẹp và đáng yêu. Chung quanh ta có biết bao nhiêu con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên.( 4 điểm) 1 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (1,5 điểm) Học sinh nêu được 5 phương châm hội thoại sau: + Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. + Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. + Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. + Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. + Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Câu 2: (1,5 điểm) - Học sinh chỉ ra biện pháp nghệ thuật ẩn dụ (“mặt trời” ở câu thơ thứ hai) (0,5 điểm) - Phân tích tác dụng: Mặt trời chỉ sự to lớn, vĩnh hằng, sự ấm áp, soi sáng. Gọi “mặt trời” thay cho Bác bởi Bác là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại; Người đã đem đến ánh sáng, niềm tin và hy vọng cho dân tộc ta; Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang. Câu 3: (3 điểm) Học sinh triển khai được những ý cơ bản sau: A. Mở bài: Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ, một nhà giáo dục lớn.Bác luôn quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ thế hệ trẻ- những mầm xanh của đất nước. Cho nên trong một buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên; Bác đã ân cần khuyên dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. B. Thân bài: a) Giai thích: “Tài” là tài năng, kiến thức, những kinh nghiệm; người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ dù có khó khăn đến đâu. Còn “đức” là nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người. Người có đức là người biết sống vì người khác, sẵn sàng hiến dâng đời mình vì lý tưởng cách mạng. b) Bình: - Tại sao Bác cho rằng “có tài mà không có đức là người vô dụng” ? Trong thực tế những người có tài mà kém đức thường hay kiêu căng, tự cao tự đai. Nếu không có ý thức thì loài người sẽ trở thành những kẻ xảo quyệt, gian manh. Khi họ đạt được thành công thì đó chỉ là lợi ích cho cá nhân, cho gia đình họ mà thôi. Vì vậy họ là những người ‘vô dụng” không giúp ích gì mà đôi khi còn gây hại cho xã hội ( Lấy ví dụ) - Tại sao “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Trong cuộc sống hiện nay đòi hỏi con người phải có kiến thức, có trình độ chuyên môn để giải quyết công việc có kết quả cao nhất. Chỉ có tài năng mới giúp ta hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy nếu chỉ có đức hạnh mà không có trình độ, kiến thức thì sẽ bị lúng túng đôi khi dẫn đến thất bại khi giải quyết công việc. Điều này cũng gây hậu quả không tốt đẹp gì. c) Bàn luận: 2 - Từ lời dạy cuả Bác, ta thấy cần phải rèn luyện cả tài lẫn đức mà trong đó đức giữ vai trò quan trọng hơn. Bởi lẽ một người có đạo đức tuy ít học, thiếu kinh nghiệm nhưng vẫn được mọi ngườ kính nể hơn so với những kẻ có tài mà vô đạo đức. Thiếu học vấn, ít tài năng còn có thể học tập, bồi dưỡng còn một khi đã mất đạo đức rồi thì con người ấy sẽ trở thành kẻ phá hoại nhân dân, đất nước. - Hiểu được lời dạy của Bác, ta cần phải chăm chỉ học tập, trau dồi thêm đạo đức, tập cách sống vì mọi người, vì xã hội tốt đẹp. Noi gương và làm theo lời dạy của Bác để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. C. Kết bài: - Lời khuyên dạy của Bác thật đúng đắn. Con người vừa phải có đức, vừa phải có tài mới trở nên toàn diện. Mỗi người học sinh chúng ta cần phải tự rèn luyện, trau dồi bản thân. Câu 4( 4 điểm) Bài viết đảm bảo các ý sau: A. Mở bài: - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” cua Nguyễn thành Long là một truyện ngắn hay. - Dẫn ý kiến “ Đọc truyện kính yêu” B. Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn truyện “Lặng lẽ Sa Pa” - Khẳng định: Đúng như ý kiến đã nhận định: cuộc đời của anh thanh niên cũng như ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ đo sét trong truyện thật đẹp và đáng yêu.Đó lá những con người làm việc, cống hiến hết mình cho đời, cho nhân dân. Đúng như Nguyễn Thành Long đã nhận định trong truyện: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.” - Bàn luận: Trong cuộc sống hôm nay giữa thời kỳ kinh tế thị trường, những mẫu người lý tưởng ấy thật hiếm. Nếu như ai cũng biết suy nghĩ và làm việc như vậy thì thật đáng quý biết bao! Hình ảnh những con người ở Sa Pa thật đáng để những người đang bon chen, giành giật, vun vén cho quyền lợi cá nhân phải suy nghĩ. C. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của truyện và bài học của bản thân. 3 4 . ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2009- 2 010 Câu 1: Hãy nêu các phương châm hội thoại ?(1,5 điểm) Câu 2: Trong câu thơ sau. lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) Câu 3: Trong một buổi nói chuyện với cán bộ, học sinh, sinh viên; Bác Hồ đã ân cần khuyên dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không. điểm) Học sinh nêu được 5 phương châm hội thoại sau: + Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thi u,

Ngày đăng: 30/06/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w