TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM GIA THANH NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG, SINH THÁI VÀ BẢO TỒN LOÀI VOỌC QUẦN ĐÙI TRẮNG Trachypithecus delacouri Osgood, 1932 TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHẠM GIA THANH
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG, SINH THÁI VÀ BẢO TỒN LOÀI
VOỌC QUẦN ĐÙI TRẮNG (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932))
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG,
HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 9620211
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS ĐỒNG THANH HẢI
2 TS NGUYỄN VĨNH THANH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022 dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đồng Thanh Hải và TS Nguyễn Vĩnh Thanh
Các số liệu, kết quả phân tích nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào Những số liệu kế thừa đã được chỉ rõ nguồn và được sự cho phép sử dụng của các tác giả Trong luận án không có việc sao chép tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác mà không chỉ rõ về tài liệu tham khảo
Tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ về lời cam đoan của bản thân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận án tiến sĩ được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp theo chương
trình đào tạo tiến sĩ năm 2016 - 2020
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Lâm
nghiệp; phòng Đào tạo sau đại học; khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
lãnh đạo Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long – huyện Gia
Viễn – tỉnh Ninh Bình; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Bình, chi cục
Lâm nghiệp tỉnh Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Trong thời gian thực hiện, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình, chu đáo của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Đồng Thanh Hải và TS
Nguyễn Vĩnh Thanh để hoàn thành được luận án nghiên cứu Qua đây, nghiên cứu
sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới 02 thầy hướng dẫn khoa học Xin
chân thành cảm ơn Phòng chính trị công tác học sinh – sinh viên, trường Đại học
Lâm nghiệp - nơi nghiên cứu sinh công tác và làm việc, đã tạo điều kiện về thời
gian cho nghiên cứu sinh theo học và hoàn thành luận án này
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học và đồng nghiệp
công tác tại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và nhóm
nghiên cứu của Trường Đại học Lâm nghiệp cùng một số nhà khoa học khác đã
song hành, tận tình giúp đỡ nghiên cứu sinh trong công tác ngoại nghiệp và nội
nghiệp phục vụ cho nghiên cứu và có những ý kiến góp ý quý báu để nghiên cứu
sinh bổ sung và hoàn thiện luận án
Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, người thân
trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để
Nghiên cứu sinh có thêm nghị lực hoàn thành luận án này
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Phạm Gia Thanh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN xi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Vị trí phân loại, một số đặc điểm hình thái đặc trưng và tình trạng bảo tồn của VQĐT 6
1.1.1 Vị trí phân loại 6
1.1.2 Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của VQĐT 6
1.1.3 Tình trạng bảo tồn 8
1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về VQĐT 9
1.2.1 Kích thước quần thể và phân bố của Voọc quần đùi trắng 9
1.2.2 Tập tính và cấu trúc xã hội của loài VQĐT 13
1.2.3 Thức ăn và tập tính ăn của VQĐT 18
1.2.4 Sinh cảnh và sự suy thoái sinh cảnh của VQĐT 20
1.2.5 Các tác động đe dọa quần thể VQĐT 21
1.2.6 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn loài 24
1.3 Thảo luận và đánh giá chung 26
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28
2.1 Vị trí địa lý 28
2.2 Địa hình, đất đai 29
2.3 Khí hậu 30
2.4 Thủy văn 30
2.5 Tài nguyên động, thực vật 30
2.6 Cảnh quan và sinh cảnh của Voọc quần đùi trắng 31
Trang 52.7 Dân số và lao động 32
2.8 Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư 32
2.8.1 Trồng trọt 32
2.8.2 Chăn nuôi 33
2.8.3 Sản xuất lâm nghiệp 33
2.8.4 Các ngành kinh tế khác 33
2.9 Những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng dân cư quanh khu bảo tồn 34
2.9.1 Thuận lợi 34
2.9.2 Khó khăn 34
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 35
3.1.3 Thời gian nghiên cứu 35
3.2 Nội dung nghiên cứu 35
3.3 Phương pháp nghiên cứu 35
3.3.1 Phương hướng giải quyết vấn đề của luận án 35
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.4 Tổng hợp hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án……… ….47
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
4.1 Kích thước, cấu trúc và phân bố quần thể Voọc quần đùi trắng 48
4.1.1 Kích thước quần thể 48
4.1.2 Cấu trúc quần thể VQĐT 52
4.1.3 Đặc điểm phân bố các đàn VQĐT 55
4.2 Các hoạt động chính trong ngày và một số tập tính xã hội của loài VQĐT 70 4.2.1 Quỹ thời gian hoạt động trong ngày 70
4.2.2 Mô tả các hoạt động 76
4.2.3 Một số tập tính xã hội của VQĐT 87
4.3 Thành phần thức ăn và đặc điểm sinh cảnh của loài VQĐT 99
4.3.1 Thành phần loài thức ăn của Voọc quần đùi trắng 99
Trang 64.3.2 Đặc điểm các sinh cảnh khu vực phân bố của Voọc quần đùi trắng 102
4.3.3 Khả năng cung cấp thức ăn cho VQĐT của các dạng sinh cảnh 106
4.4 Các mối đe dọa đến quần thể Voọc quần đùi trắng 111
4.4.1 Mối đe dọa trực tiếp 111
4.4.2 Mối đe dọa gián tiếp 127
4.4.3 Đánh giá và phân hạng các mối đe dọa 134
4.5 Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài VQĐT 136
4.5.1 Nhóm các giải pháp duy trì và phát triển cấu trúc quần thể VQĐT 136
4.5.2 Nhóm các giải pháp cải thiện nguồn thức ăn cho loài 139
4.5.3 Nhóm các giải pháp phục hồi và cải tạo sinh cảnh của loài 141
4.5.4 Nhóm các giải pháp khắc phục những mối đe dọa ảnh hưởng đến loài 142
4.5.5 Các giải pháp ưu tiên 144
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 161
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình trạng các quần thể Voọc quần đùi trắng ở Việt Nam……….…… 11
Bảng 1.2 Biến đổi kích thước quần thể Voọc quần đùi trắng ở khu BTTNĐNN Vân Long từ 1999 đến 2018……….………12
Bảng 1.3 So sánh quỹ thời gian hoạt động của một số loài khỉ ăn lá ……….15
Bảng 1.4 Tỷ lệ % thành phần thức ăn của một số loài giống Trachypithecus 19
Bảng 3.1 Tổng hợp các nguồn tài liệu tham khảo sử dụng trong nghiên cứu 37
Bảng 3.2 Các tuyến điều tra trong quá trình khảo sát 39
Bảng 3.3 Mô tả các tiêu chí xác định tuổi, giới tính của VQĐT 40
Bảng 3.4 Bảng xác định bộ phận thực vật làm thức ăn của VQĐT 42
Bảng 4.1 Kích thước và cấu trúc các đàn VQĐT tại khu vực nghiên 48
Bảng 4.2 So sánh số lượng đàn và cá thể của loài VQĐT tại Vân Long với một số khu bảo tồn khác 50
Bảng 4.3 So sánh số cá thể trung bình của một số loài thuộc chi Trachypithecus 51
Bảng 4.4 So sánh tổ chức xã hội các loài thuộc chi Trachypithecus 53
Bảng 4.5 Bảng phân bố VQĐT tại KBTTN ĐNN Vân Long 56
Bảng 4.6 Phân bố số đàn VQĐT trong sinh cảnh (1) 61
Bảng 4.7 Phân bố số đàn VQĐT trong sinh cảnh (2) 62
Bảng 4.8 Phân bố số đàn VQĐT trong sinh cảnh (3) 63
Bảng 4.9 Phân bố số đàn VQĐT trong sinh cảnh (4) 63
Bảng 4.10 Đặc điểm địa hình phân bố các đàn VQĐT ở khu vực nghiên cứu 67
Bảng 4.11 So sánh quỹ thời gian hoạt động của các loài giống Trachypithecus 71
Bảng 4.12 Các kiểu di chuyển và giá đỡ trong di chuyển của VQĐT 76
Bảng 4.13 Số lượt VQĐT uống nước trong ngày tại các khu vực nghiên cứu 80
Bảng 4.14 Tư thế và vị trí nghỉ ngơi của VQĐT 83
Bảng 4.15 Tọa độ các điểm ngủ của đàn số 12 và đàn số 14 86
Bảng 4.16 Các hoạt động xã hội của VQĐT 87
Bảng 4.17 Một số hình thức bảo vệ vùng sống của VQĐT 88
Bảng 4.18 Biểu hiện của Voọc trông hộ con sơ sinh 92
Trang 8Bảng 4.19 Các tương tác giữa mẹ và con sơ sinh của VQĐT 94
Bảng 4.20 Tập tính chải lông của VQĐT ở Vân Long theo giới tính và vị trí 97
Bảng 4.21 Tập tính nô đùa của VQĐT ở Vân Long theo giới tính và vị trí 98
Bảng 4.22 So sánh sự lựa chọn thức ăn của các loài trong giống Trachypithecus 100 Bảng 4.23 Kết quả thống kê một số nhân tố điều tra lâm phần 102
Bảng 4.24 Công thức tổ thành tầng cây cao theo giá trị IV% của các sinh cảnh 105
Bảng 4.25 So sánh tỷ lệ loài thực vật làm thức ăn trong giống Trachypithecus 107
Bảng 4.26 Bảng tổng hợp sinh khối thực vật các dạng sinh cảnh của VQĐT 108
Bảng 4.27 Một số chỉ số phong phú về thức ăn của VQĐT ở các sinh cảnh 109
Bảng 4.28 Một số chỉ tiêu sinh học của các loài cây làm thức ăn trên các ONC 110
Bảng 4.29 Đánh giá hoạt động khai thác TNTN trên các tuyến điều tra 115
Bảng 4.30 Một số loại LSNG được người dân thu hái 116
Bảng 4.31 Ước tính lượng bụi tạo thành trong quá trình sản xuất xi măng 117
Bảng 4.32 Thống kê diện tích canh tác dưới chân núi và hoạt động chăn thả gia súc trong vùng lõi KBTTN Vân Long 120
Bảng 4.33 Phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng 122
Bảng 4.34 Thống kê lượng khách du lịch đến khu BTTNĐNN Vân Long 125
Bảng 4.35 Tổng hợp thực thi pháp luật trong 5 năm gần đây 127
Bảng 4.36 Các hoạt động QLBV rừng tại khu vực nghiên cứu 128
Bảng 4.37 Các khu vực, vị trí dự kiến kinh doanh du lịch, giải trí trong rừng đặc dụng Vân Long 133
Bảng 4.38 Tổng hợp các mối đe dọa theo mức độ tác động khác nhau 135
Bảng 4.39 Các giải pháp duy trì cấu trúc và phát triển bền vững quần thể VQĐT theo đặc điểm đặc trưng của các đàn 137
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Voọc quần đùi trắng quan sát trực tiếp ngoài tự nhiên ở Vân Long …7
Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo ống tiêu hóa của nhóm khỉ ăn lá Colobine………… …….8
Hình 1.3 Các loài linh trưởng ở Việt Nam nằm trong nhóm “Cực kỳ nguy cấp” …9
Hình 1.4 Khu vực phân bố của VQĐT trong tự nhiên……….10
Hình 1.5 Tổng quỹ thời gian hoạt động của Voọc quần đùi trắng……… ….16
Hình 1.6 Tỷ lệ các bộ phận thực vật được VQĐT ăn 18
Hình 2.1 Bản đồ khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long 28
Hình 2.2 Vị trí khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long 28
Hình 3.1 Phương hướng giải quyết các vấn đề của luận án 36
Hình 3.2 Bản đồ phân bố tuyến điều tra VQĐT tại khu BTTNĐNN Vân Long 38
Hình 3.3 Bản đồ phân bố vị trí ONC thực vật ở khu BTTNĐNN Vân Long 41
Hình 3.4 VQĐT thực hiện hoạt động ăn 42
Hình 3.5 Mẫu thực vật làm thức ăn 42
Hình 3.6 Sơ đồ logic hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án 47
Hình 4.1 Số lượng cá thể VQĐT tại Khu BTTNĐNN Vân Long 49
Hình 4.2 Biểu đồ cấu trúc quần thể VQĐT theo giới tính và độ tuổi 52
Hình 4.3 - 4.6 Các dạng cấu trúc xã hội VQĐT tại khu BTTNĐNN Vân Long 55
Hình 4.7 Bản đồ khu vực phân bố của loài VQĐT tại KBTTNĐNN Vân Long 56
Hình 4.8 Xu hướng dịch chuyển của các đàn sang các khu vực lân cận 57
Hình 4.9 Bản đồ sinh cảnh của loài VQĐT tại Khu BTTNĐNN Vân Long 60
Hình 4.10 Phân bố của VQĐT theo sinh cảnh tại khu BTTNĐNN Vân Long 66
Hình 4.11 Bản đồ phân bố các đàn VQĐT theo phân cấp độ cao……… ….70
Hình 4.12 Biểu đồ quỹ thời gian hoạt động của Voọc quần đùi trắng 70
Hình 4.13 Quỹ thời gian hoạt động theo giới tính và độ tuổi của VQĐT 73
Hình 4.14 Quỹ thời gian hoạt động theo mùa của VQĐT ở Vân Long 75
Hình 4.15 Các kiểu di chuyển của VQĐT trong khu vực nghiên cứu 77
Hình 4.16 Các tư thế ăn của VQĐT tại Vân Long 78
Hình 4.17 Biểu đồ biểu diễn sự tương quan số lần uống nước của VQĐT 79
Trang 10Hình 4.18 Voọc trưởng thành và Voọc mẹ bế con xuống uống nước tại chân núi cô
Tiên và vườn nhà người dân ở khu vực Vườn Thị 82
Hình 4.19 Các kiểu ngồi nghỉ ngơi của VQĐT tại Vân Long 84
Hình 4.20 Hoạt động quan sát của VQĐT ở Vân Long 85
Hình 4.21 Chỗ ngủ vách đá và hang ngủ của Voọc quần đùi trắng 86
Hình 4.22 Đàn khỉ vàng và dê núi cạnh tranh không gian sống với đàn Voọc 90
Hình 4.23 Các kiểu giao phối của VQĐT tại Vân Long 91
Hình 4.24 Voọc mẹ gửi con sơ sinh cho cá thể khác trong đàn trông hộ 93
Hình 4.25 Hoạt động cào về phía mẹ để thu hút sự chú ý của Voọc con 95
Hình 4.26 Một số hoạt động chăm sóc con sơ sinh của VQĐT ở Vân Long 96
Hình 4.27 Tập tính tự chải lông và chải lông cho nhau của VQĐT ở Vân Long 98
Hình 4.28 Một số hoạt động nô đùa của các cá thể VQĐT ở Vân Long 99
Hình 4.29 Tỉ lệ % các bộ phận thực vật VQĐT chọn ăn 100
Hình 4.30 Voọc quần đùi trắng xuống vườn của nhà dân ăn rau và quả 102
Hình 4.31 Số loài cây VQĐT ăn và không ăn trên các sinh cảnh 106
Hình 4.32 Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng đến loài VQĐT 119
Hình 4.33 Ao nuôi và cây trồng của người dân sát chân núi nơi sống của Voọc 120
Hình 4.34 Chăn thả gia súc và sử dụng đất dân cư trong khu BTNN 121
Hình 4.35 Thảm thực vật khô hạn là nguy cơ gây cháy rừng 121
Hình 4.36 Đàn khỉ vàng và dê núi chăn thả cạnh tranh không gian sống với đàn Voọc quần đùi trắng 123
Hình 4.37 Chăn thả dê núi và đặt bẫy bắt chim trong khu vực Voọc sinh sống 124
Hình 4.38 Nhu cầu và tác động của khách du lịch đến môi trường sống VQĐT 126
Hình 4.39 Rác thải từ du lịch và sinh hoạt là nguồn ô nhiễm sinh cảnh 126
Hình 4.40 Thái độ của người dân đối với QLBVR và bảo tồn loài VQĐT 130
Hình 4.41 Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của loài VQĐT 130
Hình 4.42 Nhận thức của người dân về các mối nguy hại đến loài VQĐT 131
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4 QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
8 TTCXĐGT Trưởng thành chưa xác định giới tính
11 KBTTNĐNN Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
12 EPRC Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng nguy cấp
13 FZS Hiệp hội Động vật học Frankfurt
20 BTTN Bảo tồn thiên nhiên
Trang 12TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
I Thông tin chung:
+ Tên luận án: “Nghiên cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”
+ Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp
- Nghiên cứu sinh
+ Họ tên NCS: Phạm Gia Thanh
+ Khóa đào tạo NCS: 2016 - 2020
+ Ngành: Quản lý tài nguyên rừng; Mã số: 9620211
- Người hướng dẫn khoa học:
+ Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: Đồng Thanh Hải; Chức danh KH: PGS; Học vị: Tiến sĩ Hướng dẫn 2: Nguyễn Vĩnh Thanh; Học vị: Tiến sĩ
Kết quả về tập tính và sinh thái thức ăn của quần thể Voọc quần đùi trắng ở KBTTNĐNN Vân Long là những thông tin khoa học quan trọng bổ sung cho khối
kiến thức về sinh thái học và tập tính còn hạn chế của loài Trachypithesus delecouri nói riêng, giống Trachypithecus và họ phụ Voọc (Colobinae) nói chung
Kết quả nghiên cứu về các mối đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của VQĐT
ở KBTĐNN Vân Long là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý thích ứng giúp giảm thiểu các mối đe dọa đến loài và đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu
Trang 132.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án giúp ban quản lý KBTTNĐNN Vân Long hiểu rõ hơn về hiện trạng, đặc điểm sinh thái, tập tính và xu hướng phát triển của quần thể Voọc quần đùi trắng, cũng như các tác động tiêu cực đến quần thể và sinh cảnh của chúng, để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý thích ứng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững quần thể Voọc quần đùi trắng tại khu bảo tồn
Kết quả của luận án cũng góp phần tạo lập cơ sở khoa học đầy đủ hơn cho việc bảo tồn các quần thể VQĐT khác ở Việt Nam
2.3 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã cập nhật số liệu về kích thước, phân bố và cấu trúc xã hội của quần thể Voọc quần đùi trắng tại khu vực nghiên cứu
Luận án đã ghi nhận một số tập tính mới của loài Voọc quần đùi trắng như: tập tính uống nước, chăm sóc hộ con non và tập tính giao phối của loài Voọc quần đùi trắng
Luận án đã xác định được các dạng sinh cảnh chính và mô tả được cấu trúc lâm học các dạng sinh cảnh của Voọc quần đùi trắng tại khu vực nghiên cứu
Luận án đã cập nhật và phân tích về các mối đe dọa hiện tại đối với loài VQĐT và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đó
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Người hướng dẫn Hướng dẫn 1 Hướng dẫn 2
PGS.TS Đồng Thanh Hải TS Nguyễn Vĩnh Thanh
Nghiên cứu sinh
Phạm Gia Thanh
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) (VQĐT) là loài linh trưởng
đặc hữu của Việt Nam Trước đây, loài này chỉ sống giới hạn ở một khu vực nhỏ ở miền bắc Việt Nam, trong các khoảnh rừng còn sót lại ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hóa (Nadler et al., 2015; Workman, 2010)[96, 116] Tổng số lượng được ước tính là 250 - 300 cá thể trong các quần thể biệt lập phân bố
ở rừng bị chia cắt lớn với khoảng 19 địa điểm cho thấy sự phân bố của loài (Nadler, 2015; Nguyen Van Linh et al., 2019) [96, 88] Loài này được phân loại là linh trưởng quý hiếm, đặc hữu của riêng Việt Nam nhưng cũng là loài bị đe dọa ở mức
"cực kỳ nguy cấp" trong Danh mục đỏ quốc tế IUCN VQĐT liên tục được xếp hạng trong số các loài linh trưởng bị đe dọa cao nhất (Nadler et al., 2015; Schwitzer
et al., 2015) Hiện nay, chúng đang được tập trung bảo tồn ở bốn khu vực [96, 61,
10]:
1) Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (KBTTNĐNN) Vân Long
2) Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương
3) Dãy núi đá vôi thuộc huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
4) Vùng rừng thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Trong đó, KBTTNĐNN Vân Long là nơi có quần thể voọc quần đùi trắng lớn nhất, theo báo cáo của BQLKBTTN Vân Long năm 2018 tại khu bảo tồn đã ghi nhận được 21 đàn với tổng số ước tính khoảng 176 - 184 cá thể (Linh et al., 2019) [88] Trước đây nó được coi là quần thể khả thi duy nhất, các quần thể khác được cho là quá nhỏ để có thể phục hồi (Nadler, 2015) [96] Cho đến những năm 2020, thông qua các cuộc khảo sát thực địa của Tổ chức Fauna & Flora International đã ghi nhận khu vực rừng thuộc huyện Kim Bảng có tới 13 đàn với 73 cá thể voọc quần đùi trắng Mặc dù rừng phòng hộ Kim Bảng có quần thể voọc quần đùi trắng lớn thứ hai còn tồn tại, nhưng khu vực này ít được chú ý hơn so với Vân Long (Tilo Nadler et al., 2020) [97]
KBTNĐNN Vân Long thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được thành lập năm 2001 với mục đích chính là bảo tồn quần thể VQĐT và các giá trị đa dang sinh
Trang 15học khác ở đây Khu bảo tồn có diện tích khoảng 2.736 ha, là khu đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Khu vực này hiện là một trong những trọng điểm du lịch Quốc gia của Việt Nam, là nơi sở hữu 2 kỷ lục của Việt Nam đó là:
"Nơi có số lượng cá thể Voọc quần đùi trắng nhiều nhất" và "Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất" [8, 9, 10] Đây là khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận là một khu Ramsar của thế giới
Khu bảo tồn được thiên nhiên kiến tạo là một khu vực núi đá vôi có thảm thực vật bao phủ và có vách đá dựng đứng được bao bọc bởi đầm nước tạo nên địa hình lý tưởng, bảo đảm an toàn cho sự sống sót của loài Voọc này [6, 7] Tuy nhiên, sống trên một khu vực rừng bị cô lập và thường xuyên bị con người tác động, quần thể linh trưởng quý hiếm này đang bị đe dọa biến mất do sinh cảnh có nguy cơ bị thu hẹp bởi sự hiện diện của con người và các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế ngày càng nhiều Khách du lịch đến Vân Long có xu hướng tăng nhanh từ năm 2012 đến năm 2018 và đặc biệt từ năm 2020 đến nay, các tuyến tham quan, các tuyến kết nối các điểm dừng chân hình thành được tour đặc trưng – sinh thái đất ngập nước của Vân Long được du khách đánh giá cao [13]
Về nghiên cứu đặc điểm sinh thái, tập tính của VQĐT, đa số các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong điều kiện nuôi nhốt [83, 89] Các nghiên cứu trong thiên nhiên hoang dã rất ít và chủ yếu là nghiên cứu về tình trạng, cấu trúc quần thể hay các đặc điểm sử dụng vùng sống của loài Một số nghiên cứu về tập tính, cấu trúc đàn, sinh thái thức ăn đã được thực hiện bởi Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008 [48]; Workman, 2010 [116]; Agmen, 2014 [55] nhưng còn hạn chế đề cập tới cấu trúc xã hội và sinh cảnh của loài VQĐT Ở KBTTNĐNN Vân Long, hầu hết những nghiên cứu đã được thực hiện cách đây gần một thập kỷ Báo cáo mới nhất về điều tra kích thước quần thể VQĐT ở đây vào năm 2018 do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (BQLKBTTN) Vân Long thực hiện [2] Hơn nữa, các nghiên cứu với thời gian ngắn
và sử dụng phương pháp ước lượng và nội suy để xây dựng báo cáo là chính Mặt khác, trong quá trình điều tra các cán bộ nghiên cứu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về điều tra - giám sát, nên kết quả điều tra mới phần nào chỉ ra được
Trang 16số lượng đàn, vùng phân bố chưa xác định được khu vực tập trung khi Voọc kiếm
ăn, sự xuất hiện con non, thành phần loài cây VQĐT ăn, sinh cảnh loài…
Trong những năm gần đây, chưa có công trình nghiên chuyên sâu nào được thực hiện về tình trạng quần thể, đặc điểm sinh thái và bảo tồn của loài Đây là những vấn đề cấp thiết hiện nay, vì các đặc điểm sinh thái và tập tính của VQĐT tại KBTTNĐNN Vân Long còn chưa đầy đủ gây khó khăn cho công tác bảo tồn loài một cách hiệu quả Trong khi đó, loài VQĐT vẫn đang chịu áp lực từ các hoạt động của con người như khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất không bền vững, khai thác đá vôi sản xuất xi măng,… Việc nghiên cứu các mối đe dọa làm ảnh hưởng đến VQĐT sẽ là cơ sở quan trọng đề xuất các giải pháp bảo tồn trong thời gian tới Tóm lại, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện với thời gian đủ dài để có được các số liệu thống nhất và chính xác với độ tin cậy cao hơn giúp công tác bảo tồn loài đạt hiệu quả
Xuất phát từ thực tế trên, để cập nhật những thông tin khoa học về hiện trạng, vùng phân bố và các tác động đến loài VQĐT nhằm góp phần vào công tác quản lý và bảo tồn loài tại Khu BTTNĐNN Vân Long – Ninh Bình, nghiên cứu
sinh (NCS) tiến hành thực hiện luận án nghiên cứu: “Nghiên cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri (Osgood,
1932)) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn,
Trang 173) Xác định các đe dọa trực tiếp và đánh giá sự ảnh hưởng của các đe dọa này đến loài và sinh cảnh của chúng
4) Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể VQĐT ở KBTTNĐNN Vân Long
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả luận án về kích thước quần thể, sự phân bố, cấu trúc xã hội đã cung cấp dữ liệu khoa học quan trọng về sự thay đổi của quần thể theo thời gian và không gian cũng như hiệu quả của công tác bảo tồn đến sự phát triển của quần thể VQĐT tại khu vực nghiên cứu
Kết quả về tập tính và sinh thái thức ăn của quần thể Voọc quần đùi trắng ở KBTTNĐNN Vân Long là những thông tin khoa học quan trọng bổ sung cho khối kiến thức về sinh thái học và tập tính còn hạn chế của loài Trachypithesus delecouri nói riêng, giống Trachypithecus và họ phụ Voọc (Colobinae) nói chung
Kết quả nghiên cứu về các mối đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của VQĐT
ở KBTĐNN Vân Long là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý thích ứng giúp giảm thiểu các mối đe dọa đến loài và đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án giúp ban quản lý KBTTNĐNN Vân Long hiểu rõ hơn về hiện trạng, đặc điểm sinh thái, tập tính và xu hướng phát triển của quần thể Voọc quần đùi trắng, cũng như các tác động tiêu cực đến quần thể và sinh cảnh của chúng, để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý thích ứng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững quần thể Voọc quần đùi trắng tại khu bảo tồn
Kết quả của luận án cũng góp phần tạo lập cơ sở khoa học đầy đủ hơn cho việc bảo tồn các quần thể VQĐT khác ở Việt Nam
4 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã cập nhật số liệu về kích thước, phân bố và cấu trúc xã hội của quần thể Voọc quần đùi trắng tại khu vực nghiên cứu
Trang 18Luận án đã ghi nhận một số tập tính mới của loài Voọc quần đùi trắng như: tập tính uống nước, chăm sóc hộ con non và tập tính giao phối của loài Voọc quần đùi trắng
Luận án đã xác định được các dạng sinh cảnh chính và mô tả được cấu trúc lâm học các dạng sinh cảnh của Voọc quần đùi trắng tại khu vực nghiên cứu
Luận án đã cập nhật và phân tích về các mối đe dọa hiện tại đối với loài VQĐT và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đó
5 Cấu trúc luận án
Luận án dài 148 trang đánh máy A4 (không bao gồm số trang tài liệu tham khảo) được cấu trúc thành 4 chương và các phần như sau:
Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận, tồn tại và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các công trình khoa học đã công bố
Phụ lục
Trong luận án có hệ thống 47 bảng biểu, 56 hình minh họa, 118 tài liệu tham khảo trong đó 54 tài liệu tiếng Việt, 64 tài liệu tiếng nước ngoài có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và phần phụ lục gồm các bảng biểu minh họa kết quả điều tra và tính toán
Trang 19Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Vị trí phân loại, một số đặc điểm hình thái đặc trưng và tình trạng bảo tồn của VQĐT
1.1.1 Vị trí phân loại
VQĐT được Wilfred H Osgood mô tả lần đầu tiên vào năm 1932 từ mẫu vật sưu tầm được ở Hồi Xuân, Thanh Hoá bởi J Delacour và W Lowe ngày 15/2/1930
Ban đầu loài này được Osgood (1932) đặt tên là Pithecus delacouri Osgood, 1932
[56, 66] Sau đó, VQĐT được Groves (1970) [72] coi là thuộc trong nhóm
Trachypithecus và là phân loài của Voọc đen má trắng nên được đổi tên khoa học
thành Trachypithecus francoisi delacouri (Osgood, 1932) Đến năm 2001, Grove [73] công nhận VQĐT là một loài riêng biệt và có tên chính thức là Trachypithecus
delacouri (Osgood, 1932) Đây là tên hiện được công nhận và dùng rộng rãi trong
tất cả các nghiên cứu trên thế giới [62, 69] Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu
và trích dẫn tài liệu, tác giả dựa theo các tài liệu về phân loại học của Groves (2001)
và Brandon-Jones et al (2004) [58] đã thống nhất VQĐT có tên khoa học là
Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932), tên tiếng Anh là Delacour’s langur hoặc
White-rumped black leaf monkey Theo hệ thống phân loại của Grove (2001), vị trí phân loại của VQĐT như sau:
Bộ Primates Linnaeus, 1758
Phân bộ Anthropoidea Mivart, 1864
Dưới phân bộ Catarrhini Geoffroy, 1812
Trên họ Cercopithecoidea Gray, 1821
Họ Cercopithecidae Gray, 1821
Phân họ Colobinae Jerdon, 1867
Giống Trachypithecus Reichenbach, 1862
Loài Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932)
1.1.2 Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của VQĐT
Nadler (1998) và Nadler et al (2002) đã chỉ ra những đặc điểm phân biệt rõ giữa VQĐT với loài gần gũi nhất (hình 1.2): Màu lông trắng ở phần ngoài đùi và mông làm cho con Voọc như đang mặc một cái quần đùi trắng Lông trên đầu dựng đứng thành mào, cao nhọn và chĩa về phía trước Ở phía sau gáy vết lông đó tạo nên
Trang 20một cái mào thẳng đứng Chiếc đuôi dài rậm, lông mọc khác với tất các các loài Voọc khác Lông đuôi mọc thẳng đứng, do đó đuôi trông như một củ cà rốt với đường kính khoảng 10 cm ở gần gốc đuôi Phân biệt giữa cá thể đực và cái ở VQĐT
là khó khăn [82,83]
Nguồn ảnh: Phạm Gia Thanh, 2023
Hình 1.1 Voọc quần đùi trắng quan sát trực tiếp ngoài tự nhiên ở Vân Long
Khác với các loài khỉ trong họ (Cercopithecinae) có cấu tạo dạ dày đơn, các loài
linh trưởng thuộc họ phụ Voọc (colobinae) có cấu tạo dạ dày đặc trưng với dạ dày
trước lớn, có túi chứa nhiều các loại vi sinh Đây là nơi thức ăn được lên men Hệ tiêu hóa của các loài voọc được đặc trưng bởi một dạ dày lớn, dạ dày có từ 3 ngăn trở lên và thường được phân ra 4 ngăn, mỗi ngăn đảm nhận các chức năng khác nhau và có cấu tạo thuận lợi cho quá trình tiêu hóa lên men, giống như ở các động vật có vú nhai lại Ngăn trước của dạ dày có kích thước lớn, tạo thành các túi (túi trước và túi sau) có môi trường thích hợp cho nhiều loài vi khuẩn, nấm cộng sinh lên men phân hủy cellulose và hemicellulose trong lá cây [1] Các tác giả Bauchop và Martucci (1968)[57], Kay và Davies (1994)[77], Kool (1993) [79], Isbell và cs (1999) [83] đều cho rằng cấu trúc
dạ dày của khỉ ăn lá cho phép tách biệt giữa các môi trường kiềm và axit (có độ pH khác nhau) ở các phần khác nhau trong dạ dày Tuy vậy, ống dạ dày riêng biệt với thực quản dọc theo bờ cong nhỏ của dạ dày có thể cho phép các phần thức ăn nhỏ
và các dung dịch đi qua nhanh tới phần tuyến ngoại biên của dạ dày Tỉ lệ thức ăn đi vào trong dạ dày – ruột bị tác động bởi các nhân tố như dung tích ruột, lượng thức
Trang 21ăn vào, thành phần thức ăn và tốc độ ăn Cấu tạo kiểu rãnh xoắn và sự phát triển các
cơ dọc, ngang của dạ dày tạo thuận lợi cho sự lưu thông thức ăn xơ cứng
Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo ống tiêu hóa của nhóm khỉ ăn lá Colobine
Nguồn: Davies J.C, 1994 [66]
1.1.3 Tình trạng bảo tồn
VQDDT có tên khoa học : Trachyphithecus delacouri (Osgood,1932)
Tên thường gọi: Voọc mông trắng, Voọc quần đùi trắng, Vẹc khoang, Voọc
Cúc Phương (Kinh), Tắc rộc (Mường), Tay dáo (Dao)
Loài VQĐT được xếp hạng cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam
và Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2022) (hình 1.1) Chúng là 1 trong 5 loài linh trưởng đặc hữu và cực kỳ nguy cấp của Việt Nam (Nadler, 2020) [97] và có tên trong danh sách 25 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp hàng đầu thế giới - đã được IUCN đánh
giá từ năm 2000 (Christoph et al., 2019) [61] và được chọn làm loài biểu tượng của
Dự án “Chương trình bảo tồn Linh trưởng Việt Nam” của Hội động vật học Frankfurt (FZS) [39, 94, 111]
Trang 22Hình 1.3 Các loài linh trưởng ở Việt Nam nằm trong nhóm “Cực kỳ nguy cấp”
Nguồn: Jonathan Charles Eames - et al, 2016 [11]
Theo các văn bản pháp luật Việt Nam quy định, VQĐT là loài nằm trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ (Phụ lục I- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và Phụ lục I- ghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ) Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ đây là những loài động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại (được xếp hạng vào loài động vật thuộc nhóm I – Phụ lục I)
1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về VQĐT
1.2.1 Kích thước quần thể và phân bố của Voọc quần đùi trắng
Theo Nadler (2015) [96], VQĐT chỉ phân bố trong một khu vực hẹp thuộc Bắc Việt Nam với diện tích khoảng 5.000 km2, giữa 20 - 210 vĩ Bắc và 105 -1060 kinh Đông Vùng phân bố của loài này kéo dài trên dãy núi đá vôi nối liền giữa các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nam, Thanh Hóa và Hà Nội (Hà Tây cũ) Ranh giới phân bố của loài này ở phía Tây Bắc là huyện Mai Châu giữa phía Bắc sông Đà tới Nam sông
Mã
Trang 23Hình 1.4 Khu vực phân bố của VQĐT trong tự nhiên
Nguồn: Nadler, 2012[94, 95]
Ghi chú: Các số và chữ cái là ký hiệu nơi ghi nhận có VQĐT phân bố, ký hiệu ô vuông và màu đỏ tươi là những nơi VQĐT đã
tuyệt chủng Các địa điểm còn VQĐT sinh sống gồm: PL (Pù Luông), CP (Cúc Phương), BS (Bỉm Sơn), YD (Yên Đồng), CT (Chùa
Trang 24Hà Đình Đức (1991a; 2004) [17], Hà Đình Đức và Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) [16] ghi nhận VQĐT tại Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An Nadler
(1998, 2002, 2007) [90, 91, 93] và Nadler et al (2015) [96] ghi nhận loài này có tại
5 tỉnh là Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Nam, Hà Tây, và nêu ra một số nơi nghi vấn ở Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh Hà Thăng Long (2001) [104], Baker (1999) [58], Lương Văn Hào (1999, 2000) [84], Trần Đình Nghĩa và
Vũ Công Qùy (2004) [40] báo cáo về kết quả khảo sát VQĐT tại một số vị trí phân
bố nêu trên và ghi nhận chúng còn sinh sống ở Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình
Theo kết quả nghiên cứu của hội động vật học Fankfurt tại Việt Nam (FZS) [84, 93, 94], trong 9 năm (từ 2002 - 2011) sự suy giảm số lượng khu vực phân bố của loài VQĐT diễn ra rất mạnh Cụ thể, năm 2002 đã xác định được 19 địa điểm có mặt của loài VQĐT nhưng đến năm 2011 chỉ còn ở khoảng 13 địa điểm Năm 2002, ước tính tổng số cá thể của loài này còn lại trong tự nhiên là 281 -
317 cá thể, 50 - 57 đàn, nhưng đến năm 2011, ước tính chỉ còn khoảng 210 - 245
cá thể, được phân bố rải rác, bị chia cắt thành 29 - 31 đàn [93,96]
Bảng 1.1 Tình trạng các quần thể Voọc quần đùi trắng ở Việt Nam
ghi nhận
Nhóm / Cá thể phỏng vấn
Tổng số Nhóm/ Cá thể ước tính
2 Dãy núi Yên Mô – Ninh Bình -/- 2 / >10 2 / <10
5-6-7 Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long 16-19/130-140 -/- 16-19/130-140
Trang 25Việc theo dõi các quần thể được thực hiện sau năm 2000 cho thấy sự suy giảm liên tục nghiêm trọng của một số quần thể con Hai quần thể quan trọng ở VQG Cúc Phương và khu BTTN Pù Luông đã giảm số lượng 20% trong 5 năm
(2000–2004) (Nguyễn Văn Linh, et al 2019)[88] Quần thể ở khu BTTN Ngọc Sơn
đã tuyệt chủng (Nadler và cs, 2007) [93] Theo Nadler, (2015) [96] có tới 9 quần thể con đã bị tuyệt chủng chỉ trong một thập kỷ (từ 2000 đến 2010)
Trong tổng số 20 cuộc điều tra đã được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 bởi Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) và Đại học Lâm nghiệp Hà Nội
để xác minh tình trạng hiện tại của loài Kết quả của các cuộc điều tra ở tất cả các nhóm cá thể đã biết cho thấy, sự sụt giảm về số lượng của các nhóm cá thể VQĐT đáng kể so với thập kỷ trước
Tổng số lượng ước tính hiện tại khoảng 234 - 276 cá thể Trong số đó, phần lớn số cá thể tồn tại ở KBTTNĐNN Vân Long và nếu quần thể của khu bảo tồn kết hợp với khu vực mở rộng quy hoạch liền kề để tính thành một quần thể lớn thì tổng
số cho khu vực Vân Long khoảng 164 - 191 cá thể, 70 - 84 số cá thể còn lại xuất hiện ở 7 khu vực bổ sung (Bảng 1.1) Các khu vực ngoài Vân Long, hầu hết là những quần thể nhỏ lẻ và rải rác, rất khó để quy tụ và phát triển thành những quần thể lớn hơn trong thời gian tới [96, 97]
Bảng 1.2 Biến đổi kích thước quần thể Voọc quần đùi trắng ở khu BTTNĐNN
Vân Long từ 1999 đến 2018
Năm Số nhóm Số cá thể Tổ chức khảo sát
Nguồn: Nguyen Van Linh, Mai Van Quyen and Tilo Nadler, 2019 [88]
Kết quả nghiên cứu tại KBTĐNN Vân Long lại cho thấy quần thể VQĐT ở đây đang được phục hồi (bảng 1.2) Thông qua các cuộc điều tra, Hội động vật học
Trang 26Frankfurt (FZS) năm 2002 ghi nhận được 7 - 10 đàn với 52 - 67 cá thể; Nguyễn Vĩnh Thanh (2008) [48] đã xác định được 11 đàn với 55 cá thể VQĐT quan sát được và ước tính tổng số có thể tới 78 cá thể; Năm 2010, hội động vật học Frankfurt xác định được 10 - 14 đàn với 84 - 100 cá thể, đến tháng 8 năm 2011, xác định được
14 đàn với 137 – 147 cá thể Theo số liệu của Ban quản lý KBTTTĐNN Vân Long, năm 2018 đã xác định được 21 đàn với tổng số 126 – 184 cá thể
Theo đánh giá của Agmen (2014) [55] trong tương lai, chưa có quần thể đủ lớn để có thể đảm bảo sự tồn tại an toàn, thậm chí đã xét đến khả năng tình trạng săn bắn được loại bỏ Hệ số giao phối cận huyết giữa các cá thể có khả năng xảy ra ngày càng tăng cao Ngoài ra, nguy cơ tuyệt chủng của loài do các áp lực khác cũng
là rất lớn Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được về hiện trạng quần thể VQĐT, mặc
dù có thể chưa đầy đủ và chính xác, song các thông tin trên đã cho thấy rõ vấn đề đối với loài và giá trị đặc biệt của Khu BTNNĐNN Vân Long – đây là nơi ẩn náu với số lượng cá thể VQĐT đông nhất ở ngoài tự nhiên
1.2.2 Tập tính và cấu trúc xã hội của loài VQĐT
Vùng hoạt động: Nghiên cứu của Phạm Nhật (2002) [39] cho thấy vùng hoạt động kiếm ăn của VQĐT tương đối rộng, cả trên núi đất lẫn núi đá nhưng chúng ngủ trên núi đá và kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều, trưa nghỉ Một số nghiên
cứu khác cũng cho thấy T delacouri sống trong các khu rừng trên núi đá vôi, mặc dù
có thể chúng cư trú ở những khu vực này do thiếu môi trường sống sẵn có khác, do phá rừng và suy thoái, thay vì ưa thích đặc biệt đối với môi trường trên núi đá vôi Các đàn
đã được ghi nhận sống ở độ cao tối đa là 174m (Workman, 2010b) [117] Nếu có sẵn, các đàn sẽ sử dụng các hang động để trú ẩn và ngủ trong đó, chúng thường sử dụng ba đến năm hang động trong phạm vi “vùng hoạt động thường xuyên (home range)” của chúng (Nadler, 2012; Nadler và cộng sự, 2020) [95,97] Các hang động được VQĐT sử dụng vừa làm nơi tránh mưa rét và thời tiết cực đoan, đồng thời là vị trí để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi tự nhiên Nghiên cứu trước đây cho thấy kích thước vùng sống ước tính khoảng 36 – 46 ha tại Khu BTNNĐNN Vân Long, với chiều dài đường
đi trung bình hàng ngày là 66 - 792m (Nguyễn Vĩnh Thanh & Lê Vũ Khôi, 2008a) Workman (2010b) ước tính chiều dài đường đi hàng ngày là 476m trong cùng một khu vực [47,117,118]
Trang 27Tập tính hoạt động: Nguyễn Vĩnh Thanh (2008) [48] đã theo dõi thời gian
hoạt động của VQĐT và xác định được 10 dạng hoạt động khác nhau Quỹ thời gian ngày đêm VQĐT giành cho mỗi dạng hoạt động rất khác nhau (Hình 1.5) VQĐT thường hay nghỉ hoặc ít khi xuất hiện khi trời nắng, nhất là vào khoảng thời gian 10 giờ đến 15 giờ, chúng tỉnh giấc khi trời bắt đầu sáng và hoạt động đến gần tối thì di chuyển về nơi ngủ
Hình 1.5 Tổng quỹ thời gian hoạt động của Voọc quần đùi trắng
Nguồn: Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008 [48]
Khi xem xét sự di chuyển trong môi trường nuôi nhốt cho thấy, hơn 90% tập
tính của T delacouri là đi bộ bằng bốn chân, chạy và bám trên đỉnh của các trụ đỡ
cây cối, với rất ít chuyển động treo lơ lửng được quan sát thấy (Bradon & Covert, 2004) [60] Những con non di chuyển nhiều hơn con trưởng thành và có nhiều khả năng sử dụng phương pháp vận động treo lơ lửng (Workman, 2009) [115] Trong tự
nhiên, T.delacouri chủ yếu đi bằng bốn chân (khoảng 66% số lần vận động), với
nhảy vọt chỉ chiếm 6% (Workman & Schmitt, 2012) [118] Trong khi di chuyển trên cả cây và đá, gần 80% các tập tính tư thế và vận động xảy ra trên nền đá vôi, nhưng nhảy vọt phổ biến hơn ở trên cây Ngồi là tư thế chiếm ưu thế nhất, chiếm
95% tổng số lần quan sát Liên quan đến tư thế đuôi, T delacouri thường cong đuôi
ở vị trí cao lõm xuống, và có thể sử dụng chuyển động quét đuôi khi nó di chuyển
để hỗ trợ cân bằng (Ebenau và cộng sự, 2011) [68] Sự gây gổ trong nội bộ nhóm
Trang 28thường được quan sát thấy, cùng với các hoạt động hợp tác như chải chuốt (Nguyễn Vĩnh Thanh & Lê Vũ Khôi, 2008b; Workman, 2010b) Những con đực thống trị thường được coi là lính canh và sẽ bảo vệ lãnh thổ trong các cuộc xung đột giữa các nhóm (Workman, 2010b) Stunkel (2003) cũng xác định được tiếng hú to, tương tự như tiếng kêu gầm gừ của các loài có liên quan, đối với T delacouri Khi xem xét quỹ thời gian hoạt động của các cá thể hoang dã, việc nghỉ ngơi chi phối tập tính của chúng chiếm 61% thời gian, với kiếm ăn chiếm 29%, tương tác xã hội 6% và di chuyển 4% [47, 117]
Bảng 1.3 cho thấy sự khác nhau trong phân bố quỹ thời gian ngày đêm cho các dạng hoạt động cơ bản của một số loài voọc
Bảng 1.3 So sánh quỹ thời gian hoạt động của một số loài khỉ ăn lá
Ăn Nghỉ Xã
hội
Di chuyển
Khác
Trachypithecus delacouri
Workman (2010) [116]
Trachypithecus margarita
Voọc bạc Trường Sơn 37,7 26,5 8,6 7,5 0,11
Trần Văn Bằng (2013) [3]
Trachypithecus crepusculus
Nguyễn Đình Hải (2018) [26,27]
Gần như tất cả các nghiên cứu về tập tính của loài đều được tiến hành tại Khu BTTNĐNN Vân Long hoặc trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp [47,109, 1116] Tập tính sinh sản: con đực trưởng thành đạt
Trang 29đến độ tuổi thành thục sinh dục vào khoảng 5 tuổi và con cái là 4 tuổi (Nadler, 2012) Dựa trên các loài Voọc đá vôi khác, thời gian mang thai ước tính khoảng 170
- 200 ngày, với chu kỳ động dục là 24 ± 4 ngày và khoảng thời gian giữa các lần đẻ
là 17 - 25 tháng [95] Thông thường, mỗi lứa VQĐT chỉ đẻ một con và con sơ sinh sinh ra có đã có đôi mắt mở to và có khả năng bám, bú mẹ từ sớm Mặc dù không
có thông tin chắc chắn về tuổi thọ của VQĐT, song dựa trên việc theo dõi các con VQĐT nuôi nhốt, có thể ước tính tuổi thọ ít nhất là 20 năm đối với con đực và 19 năm đối với con cái (Harding, 2011) [85]
Quan sát tại trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng (EPRC) - Vườn quốc gia Cúc Phương cho thấy hoạt động giao phối của VQĐT thường diễn ra vào hai thời điểm sáng sớm và sau buổi ăn chiều Thời gian mang thai trung bình 6 - 7 tháng Mùa sinh sản tập trung từ tháng 12 đến tháng 8, mỗi lứa đẻ một con Con đực trưởng thành bắt đầu tham gia hoạt động sinh sản khi 5 tuổi, con cái là 4 tuổi (Nadler et al., 2002), tuổi thọ trung bình của con đực là 20 tuổi, con cái là 19 tuổi (Nadler et al., 2007) Con cái mất 9 - 12 tháng để cai sữa (Nadler, 2012) [91], [93], [95] Nghiên
cứu so sánh về hình thái, tập tính sinh sản, tiếng kêu của Trachypithecus delacouri
chủ yếu do Tilo Nadler tiến hành trong các dự án khảo sát của Frankfurt Zoological Society (FZS) Các kết quả nghiên cứu về tiếng kêu của loài này đang được phân tích Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu về tập tính sinh sản của Nadler (1994, 1995,
1996, 1997), Nadler and Vu Ngoc Thanh (2007) [93] đều chỉ là các kết quả ghi nhận được mang tính khám phá, được gộp trong các báo cáo chung về tình trạng và phân bố của VQĐT và một vài loài khác
Phan (2012) [99] đã tiến hành một nghiên cứu về tập tính của 2 loài
Trachypithecus delacouri và Trachypithecus laotum hatinhensis (Trachypithecus laotum) tại trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương Tuy nhiên đây là một nghiên
cứu ngắn hạn trong thời gian gần 3 tháng (từ tháng 4/1999 đến 6/1999), với tổng số thời gian dành cho cả hai loài là 292 giờ Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là lấy mẫu tập trung vào con vật (focal sampling) Kết quả thu được gồm: quỹ thời gian (tính bằng số phần trăm trên tổng thời gian) con vật dành cho các loại tập tính khác nhau và
ở các khu vực khác nhau của chuồng nuôi Cụ thể: Quỹ thời gian Trachypithecus
Trang 30delacouri dành cho hoạt động nghỉ ngơi chiếm tỉ lệ lớn dao động từ 44,8% - 51,1%;
hoạt động ăn chiếm 28,02 -34,54%, thời gian di chuyển chiếm 7,21 -11,36%, các tập tính xã hội khác như: ôm nhau, chải lông, giao phối, chơi đùa, kiếm ăn, chiến đầu với động vật ăn thịt khác chiếm tỉ lệ từ 7,66% - 15,81% Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra rằng sự tập trung thời gian dành cho việc nghỉ ngơi này có thể liên quan đến chế độ ăn nhiều lá của VQĐT Thời gian nghỉ dài hơn cho phép vi sinh vật tiêu hóa
để phá vỡ cellulose trong thành tế bào thực vật (Oates & Davies, 1994; Nadler et al, 2002) [98, 91] Quá trình tiêu hóa thức ăn lá của VQĐT có phần giống với quá trình của động vật nhai lại (Oates & Davies, 1994) Nhiều vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày của các loài thuộc bộ guốc chẵn cũng được tìm thấy trong túi dạ dày của voọc thuộc chi Trachypithecus (Oates & Davies, 1994) [98]
Cấu trúc xã hội: T delacouri thường xuất hiện ở các nhóm một đực nhiều cái
với con đầu đàn là con đực trưởng thành, mặc dù cũng có thể có nhiều nhóm cấu trúc nhiều đực và cái, các nhóm toàn đực và đực đơn độc (Nadler và cộng sự, 2020; Nguyễn Vĩnh Thanh & Lê Vũ Khôi, 2008b; Workman, 2012) Các báo cáo trước đây
đã chỉ ra rằng quy mô nhóm 20 - 30 cá thể đã từng xảy ra, những báo cáo gần đây cho thấy hầu hết là các nhóm với số lượng 5 - 7 cá thể, hoặc lên đến 16 cá thể ở Vân Long [47,97, 116]
Theo Frankfurt Zoological Society (2012) cấu trúc xã hội của các loài thuộc
giống Trachypithecus với hình thức tổ chức đàn gồm OMG - nhóm với một con đực (one-male) và nhiều con cái (multi-female), hình thức này gặp phổ biến nhất và thường có trường hợp nhập đàn tạo thành một đàn lớn theo hình thức MMG (Multi-
male – multi-female group), ví dụ điển hình trường hợp loài T leucocephalus, T delacouri, T francoisi, T crepusculus, T pileatus và T.germaini Hình thức TMG-
nhóm với hai con đực (two-male) và nhiều con cái (multi-female), điển hình trường hợp các loài T pileatus, T germaini và T delacouri Hình thức MMG - nhóm nhiều con đực (multi-male) và nhiều con cái (multi-female) [78], điển hình trường hợp các loài T pileatus, T.crepusculus và T germaini Hình thức AMU - nhóm gồm toàn con đực (all male unit) [111], điển hình trường hợp loài T phayrei
Trang 311.2.3 Thức ăn và tập tính ăn của VQĐT
Phạm Nhật (2002), trên cơ sở cho các loài linh trưởng tại EPRC ăn các loại thức ăn khác nhau, đã lập một bảng danh sách các loài thực vật làm thức ăn cho các loài linh trưởng của Việt Nam trong đó có loài VQĐT Theo đó, số lượng loài thực vật là thức ăn của VQĐT là 137 loài, thuộc 40 họ Trong số này, VQĐT ăn chồi lá của 133 loài, ăn quả của 13 loài, ăn củ của 3 loài và thân của 2 loài Đáng chú ý là trong đó có một số loại là rau quả do con người trồng, như cà rốt, khoai lang, rau muống, sắn, nho, vải, nhãn…[39] Theo Workman (2010) phổ thức ăn của VQĐT qua các thời kì trong năm cũng không có sự phân biệt rõ nét, ngoài thức ăn chính là
lá, lá non quanh năm, thức ăn bổ sung thêm cho thành phần dinh dưỡng của chúng
là hoa và quả chủ yếu theo mùa hàng năm (hình 1.6) VQĐT không ăn côn trùng và động vật nhỏ [116], [117]
Hình 1.6 Tỷ lệ các bộ phận thực vật được VQĐT ăn
Nguồn: Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008 [48]
Phạm Nhật (2002) đã đưa ra cụ thể lượng thức ăn VQĐT tiêu thụ trong ngày Theo đó, trung bình một ngày, Voọc ăn khoảng 1184g thức ăn, bữa sáng khoảng 373,37 gram, bữa trưa 383,68 gram, bữa tối nhiều nhất với 401,06 gram, phụ thuộc vào giới tính, tuổi và thời tiết (chủ yếu là nhiệt độ) trong ngày Lượng nước uống trong ngày của VQĐT biến động từ 160 đến 680 ml/cá thể [39] Nghiên cứu về sinh
Trang 32thái thức ăn chỉ ra rằng loài này rất thích ăn lá với 78% khẩu phần ăn hàng năm là lá (Workman, 2009 [115] ; Wright et al., 2008 [114]; Workman, 2010 [116]; Worker, 2010b [117]) Lá non là thức ăn được ưa thích khi có sẵn, với những cây rụng lá
cũng đóng một vai trò quan trọng T.delacouri được phát hiện tiêu thụ 42 trong số
145 loài thực vật xuất hiện trong môi trường sống của chúng, nhưng chỉ 16 loài chiếm 93% chế độ ăn của chúng Nước được tiêu thụ từ các hồ lưu vực tự nhiên trong đá vôi hoặc từ các dòng suối và vùng đất ngập nước Trong điều kiện nuôi
nhốt, T.delacouri nhận được 60% nhu cầu nước qua lá và 40% bằng cách uống trực
Trachypithecus margarita 1
Voọc bạc trường sơn 54,42 7,08 7,74 28,89 0,72
Trần Văn Bằng (2013) [3]
Trachypithecus francoisi 2
Voọc đen má trắng 38,9 13,9 7,5 31,4 7,4
Zhou và cs (2006) [104]
Trachypithecus leucocephalus 2
Li và Rogers (2004) [103]
Trachypithecus poliocephalus 3
Hendershott (2018) [71]
Trachypithecus pileatus 1,3
Solanki và cs (2008) [66]
Trachypithecus cristatus 4
Harding (2011) [77]
Ghi chú: 1- Trong sinh cảnh rừng thường xanh, 2- Trong sinh cảnh rừng trên núi đá
vôi, 3- Trong sinh cảnh rừng bán thường xanh, 4- Trong sinh cảnh rừng ngập mặn; 5- Trong sinh cảnh rừng thứ sinh
Workman (2010b) [117] là người đầu tiên thực hiện nghiên cứu sinh thái thức ăn về loài VQĐT trong nghiên cứu “Đặc điểm sinh thái thức ăn của Voọc quần
đùi trắng (Trachypithecus delacouri) ở Vân Long” Các cuộc điều tra quần thể trên
diện rộng đã phát hiện ra nhiều thông tin đáng kể về môi trường sống và sự xuất hiện của loài thực vật theo mùa được VQĐT sử dụng ăn hàng ngày ( Nadler, 2000-
Trang 332012; Conservation International, 2004; Fauna & Flora International - Vietnam Program), tuy nhiên khá hạn chế thông tin về sinh thái của loài [91-97, 65, 103]
Giống Trachypithecus thường lựa chọn ăn các bộ phận lá, hoa, quả của một
số loài thực vật trong tự nhiên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, trong đó đa số nghiên cứu cho thấy lá chiếm hơn 50% trong khẩu phần (bảng 1.4) Lá là bộ phận thường có hầu hết các tháng trong năm [69,70] mặc dù có biến động về thành phần
và sinh khối theo thời gian và không gian trong khi quả, hoa, hạt là thức ăn chỉ có theo mùa Sự lựa chọn lá để ăn cũng được xác định nhằm mục đích tối đa hóa năng lượng [71,72,73] và giải quyết những hạn chế trong quá trình tiêu hóa thức ăn bằng cách chọn lá giàu protein và ít chất xơ [78,95] hay chọn thức ăn có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, hidrocacbon hòa tan, vitamins và khoáng chất [102,105] Để kiểm soát hàm lượng chất xơ khi lựa chọn thức ăn, nhiều loài linh trưởng tránh ăn các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao đặc biệt là lignin, cellulose, hemicellulose vì chúng gây khó khăn cho việc tiêu hóa [73]
Việc chọn lựa nguồn thức ăn của các loài Voọc bị chi phối bởi tập hợp nhiều yếu tố như sự hiện diện và độ phong phú của nguồn thức ăn yêu thích và nguồn thức ăn thay thế, đặc điểm nguồn thức ăn tại sinh cảnh, nguồn năng lượng mà thức
ăn cung cấp [72] hay tỉ lệ protein và chất xơ có trong thức ăn [101] Sự chọn lựa
này cũng có sự biến đổi theo loài và theo cá thể, ví dụ chế độ ăn của Trachypithecus
có lượng tiêu thụ lá cao, thường chiếm 60% chế độ ăn, với 20 - 40% là các loại lá trưởng thành mặc dù chúng không được ưa thích bằng các loại lá non, hoa, quả có
theo mùa [69], có thể đây là lý do các loài thuộc giống Trachypithecus có khả năng
thích nghi với nhiều loại sinh cảnh khác nhau
1.2.4 Sinh cảnh và sự suy thoái sinh cảnh của VQĐT
Ở Việt Nam Voọc là nhóm linh trưởng bị đe dọa nhiều nhất bởi nạn săn bắt
và bẫy bất hợp pháp, mất sinh cảnh và sinh cảnh bị tác động bởi các hoạt động của con người như khai thác gỗ, khai thác khoáng sản, canh tác nông nghiệp, mở rộng khu dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng Trong thời gian dài môi trường sống của VQĐT đã bị tàn phá nghiêm trọng do suy thoái rừng, xâm lấn nông nghiệp và khai thác đá vôi, chỉ còn lại rất ít môi trường thích hợp cho loài (Nadler et al., 2003; Conservation International, 2005; Worker, 2010b; Ebenau và cộng sự, 2011; Mittermeier và cộng sự, 2012) [61, 68, 91, 117] Thêm vào đó, nhiều sinh cảnh còn
Trang 34sót lại đã bị cô lập với nhau, cắt đứt khả năng di chuyển qua lại giữa các quần thể Voọc Sự ngăn cản di chuyển này dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn về giao phối cận huyết và suy thoái di truyền trong các quần thể nhỏ.
Khi con người ngày càng sử dụng nhiều đất để khai thác phục vụ cho canh tác nông nghiệp, sinh hoạt cá nhân và thu lợi nhuận thương mại Hình thức nông nghiệp thâm canh này chiếm nhiều diện tích đất (Workman, 2004; World Bank, 2012) Khai thác vàng và đá vôi là một nguyên nhân khác của nạn phá rừng, cùng với việc tích nước ở các vùng trũng để tạo ra các hồ chứa cho các đập thủy điện (Global Environment Facility Project, 1994; Nadler và cộng sự, 2007) [93] Tất cả những hành động này dẫn đến rừng bị chia cắt và suy thoái, làm cô lập các quần thể động vật khiến chúng có nguy cơ giao phối cận huyết và suy thoái di truyền (Workman, 2009; Conservation International, 2005; Geissmann, 2007)[115, 68, 71 ] Các loài thú từ trung bình đến lớn, chẳng hạn như các loài linh trưởng, đặc biệt nhạy cảm với các tác động của nạn phá rừng vì chúng có yêu cầu môi trường sống lớn hơn
để tồn tại Người dân sử dụng rừng để lấy củi và gỗ xây dựng, du canh, săn bắn, hái lượm hoa quả và cây thuốc (Eames & Robson, 1993; Global Environment Facility Project, 1994; Nadler et al., 2003) [68, 93]., sự xâm lấn của con người lấn chiếm diện tích đất khu bảo tồn có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho các loài nguy cấp trong khu bảo tồn (Rebecca Hendershott et al, 2016) [75] trong đó có VQĐT
Một báo cáo của FFI đã cho thấy VQĐT sống chủ yếu ở rừng cây gỗ trên núi
đá vôi Tuy nhiên, do sự chia cắt địa hình nên VQĐT sống cả trong sinh cảnh rừng nghèo, thậm chí chỉ có dây leo bụi rậm Vùng hoạt động kiếm ăn của VQĐT tương đối rộng, cả trên núi đất lẫn núi đá Diện tích vùng sống (home range) của mỗi đàn
từ 20 – 50 ha [31, 38, 42] Loài Voọc này đang có nguy cơ cao bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng, sinh cảnh của loài đang bị tác động mạnh bởi các yếu tố tự nhiên và các hoạt động của con người Do vậy, việc ngăn chặn suy giảm diện tích rừng hay diện tích sinh cảnh, nhất là nạn khai thác đá, xâm lấn để trồng trọt và chăn nuôi hay việc quy hoạch vùng nghỉ dưỡng sinh thái phục vụ du lịch cho Vân Long – Ninh Bình là rất quan trọng
1.2.5 Các tác động đe dọa quần thể VQĐT
Dựa trên cơ sở số lượng những cá thể Voọc bị săn bắn đã được thống kê, quần thể VQĐT đã suy giảm khoảng 50 - 55% trong 10 năm qua (từ năm 2002 đến 2021) Nguyên nhân khiến chúng bị săn bắt nhiều là do những kẻ săn trộm giết
Trang 35chúng để lấy xương, nội tạng và mô - các thành phần được sử dụng “nấu cao khỉ” trong y học Trung Quốc truyền thống, phục vụ các nhà hàng thịt thú rừng (Nguyễn Đức Tú, John Pilgrim (2007)) [52] Mối đe dọa chính vẫn là nạn săn bắn vì mục đích thương mại, động vật hoang dã là một phần lớn nguồn thu nhập của người dân địa phương thông qua các chợ Những loài thú Linh trưởng được bán để làm thức
ăn, làm thuốc, vật nuôi và cho các mục đích trang trí Động vật linh trưởng vẫn là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương, một phần do tính “quý hiếm” của chúng, dẫn đến việc chúng được coi là một nguồn bổ sung có giá trị cho các loại thuốc truyền thống (Workman, 2004; Conservation International, 2005; Geissmann, 2007; Tran Thu Hang, 2008; Alves et al., 2010; Dong Thanh Hai, 2011) [22]
Săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã là một yếu tố rủi ro đáng kể đối với việc bảo tồn lâu dài đa dạng sinh học của Việt Nam, đây là mối đe dọa cản trở chính đối với sự tồn tại của một số loài linh trưởng (Baker, 1999; Workman, 2009; Alves và cộng sự, 2010; Nijman, 2010) [58, 116] Mặc dù hiện nay đã có một
số chính sách của chính phủ và các hiệp ước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã (ví dụ như kế hoạch hành động đa dạng sinh học, công ước CITES), nạn săn bắn trái phép vẫn diễn ra với tỷ lệ cao trong cả nước (Hoàng Văn Chương, 2015) [15] Một
số hoạt động săn bắt này được thực hiện bởi người dân địa phương để thu thập thịt cho tiêu dùng cá nhân, nhưng phần lớn là để thu lợi kinh tế hoặc là một phần của hoạt động thương mại (Nadler và cộng sự, 2003; Workman, 2004; Nijman, 2010) Khi dân số ở Việt Nam tiếp tục tăng, áp lực săn bắt gia tăng đối với các loài động vật hoang dã còn lại của đất nước Các thợ săn thường sử dụng các phương pháp đặt bẫy không chọn lọc, chẳng hạn như bẫy kim loại, cũng như súng cầm tay phổ biến
và có sẵn rộng rãi (Nadler và cộng sự, 2003) [44, 49,68]
Ngoài ra, một vấn đề khác đang xảy ra đối với một số gia đình đó là áp lực kinh tế hộ gia đình khiến họ tiếp tục dựa vào rừng để lấy gỗ và củi, vi phạm luật bảo tồn, chăn thả dê và gia súc bất hợp pháp trong khu bảo tồn (Workman, 2010b) Việc gia tăng du lịch tại khu bảo tồn cũng là một vấn đề đáng lo ngại do sự gia tăng của con người, gây ra ô nhiễm và rủi ro cho động vật hoang dã (Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2001; Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương, 2004) [44]
Trang 36Hiện tại, có khoảng 200 cá thể được biết là tồn tại trong 10 quần thể con biệt lập (Nadler, 2010), giảm so với mức cao 300 cá thể (Nadler, 1996) Sự suy giảm dần số lượng là do một số yếu tố, nhưng mối đe dọa nghiêm trọng nhất là săn trộm (Nadler
và cộng sự, 2004)[84] Áp lực gia tăng số lượng loài đã làm cho môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề trong những năm qua (ICEM, 2003; Sterling và cộng sự, 2006; World Bank, 2012) Ngoài ra, nhiều sinh cảnh trong số này đã bị cô lập với nhau, khả năng di cư giữa các quần thể còn lại rất thấp hoặc gần như không có sự di chuyển phù hợp Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn về giao phối cận huyết và suy thoái di truyền trong các quần thể con, nhưng
yếu tố chính được cho là nguyên nhân khiến T.delacouri rơi vào tình trạng cực kỳ
nguy cấp hiện nay là nạn săn bắn ráo riết diễn ra trong những năm qua, chủ yếu là
để sử dụng xương, nội tạng và mô của nó trong các loại thuốc cổ truyền Châu Á (Nadler, 2001; Nadler và cộng sự, 2003; Conservation International, 2004; Mittermeier và cộng sự, 2006; Alves và cộng sự, 2010) [62,63,65,83]
Hoạt động mở đường giao thông phục vụ khai thác và vận chuyển gỗ, hay các tuyến đường lâm sinh trong rừng đã tạo ra các đường ranh giới và là rào cản phân tán cho động vật và mở cửa rừng để con người có cơ hội tàn phá rừng nhiều hơn (Nadler et al, 2003) Các phân khu hành lang sinh thái giữa các lô rừng và phần lớn những khu rừng nguyên sinh đã bị phá để nhường chỗ cho các loại cây trồng kinh tế như keo, cao su, cà phê và hạt điều (Lang, 2001; Bruun, 2012) [67,69,70]
Cháy rừng, xảy ra tự nhiên và do vô tình đốt lửa, thường xảy ra vào mùa khô khi có gió lớn, hàng năm có thể thiêu rụi 20.000 - 30.000 ha, tiêu diệt các loài động vật (Global Environment Facility Project, 1994) Sự phát triển kinh tế xã hội đang gia tăng áp lực đối với VQĐT, làm cô lập các đàn vốn đã có số lượng nhỏ điều này
có nghĩa: Nếu con đực chính chết đi, toàn bộ đàn có nguy cơ biến mất bởi các con đực khác không thể tới được đàn đó Với 17% tổng số VQĐT còn cư ngụ trong tự nhiên đang ở trong tình trạng tách biệt, với số lượng cá thể ít từ 2-3 cá thể/đàn Nếu quần thể hay một đàn chỉ có số lượng cá thể ít như vậy thì chúng rất nhạy cảm và dễ
bị xâm hại và khó có khả năng phục hồi để phát triển đàn, từ đó có thể dẫn tới sự biến mất của đàn đó Nguyên do quan trọng và duy nhất dẫn đến sự suy giảm đối
Trang 37với một số tiểu quần thể là sức ép của nạn săn bắn Trong những cuộc điều tra của Hội động vật học Frankfurt, đã ghi nhận và thống kê tất cả những con VQĐT bị săn bắn qua các năm thông qua những tác động tiêu cực của con người [58, 60, 104] và đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về số lượng các cá thể VQĐT trong những năm trước đây khi khu bảo tồn chưa được thành lập và các chính sách bảo tồn loài chưa phát huy hiệu quả tốt
1.2.6 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn loài
Trong ba năm 2011 - 2013, lần đầu tiên vào 22/8/2011 và gần đây nhất là
2/11/2012 Dự án “Tái hòa nhập VQĐT vào khu bảo tồn” được triển khai đã đưa
vào tự nhiên tại khu BTTNĐNN Vân Long khoảng 10 cá thể được sinh trưởng trong điều kiện nuôi nhốt tại EPRC, vườn quốc gia Cúc Phương Mục tiêu của hoạt động này là nhằm tăng số lượng cho loài ngoài tự nhiên và bổ sung nguồn gen lâu dài cho Việt Nam và cả thế giới
Kết quả bước đầu đã được Hội động vật học Frankfurt ghi nhận và có những kết quả khả quan về việc tìm hiểu khả năng tìm kiếm thức ăn, tập tính sinh hoạt và mức độ sử dụng môi trường, không gian sống của những cá thể tái thả này khi được trở về với tự nhiên [48, 49, 50] Cự ly di chuyển phụ thuộc nhiều vào vị trí ngủ, lượng thức ăn của khu vực, giới tính, tuổi của Voọc và điều kiện thời tiết Việc di chuyển từ chỗ ngủ đến chỗ kiếm ăn của VQĐT không liên tục mà vừa di chuyển, nghỉ ngơi và quan sát xung quanh để kiểm tra an toàn Chính vì vậy, rất khó có thể tiếp cận loài này
Ở Việt Nam cũng đã có một số chương trình tái thả linh trưởng đặc biệt tập
trung vào Voọc, bắt đầu bằng việc thả Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis)
vào một khu bảo tồn bán hoang dã tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, miền trung Việt Nam, với mục đích lâu dài là thả những động vật này vào tự nhiên (Vogt
& Forster, 2008b; Vogt & Forster, 2008a; Vogt và cộng sự, 2008)
Năm 2012, dự án bảo tồn Voọc Cát Bà đã chuyển giao thành công hai cá thể
T poliocephalus hoang dã, như một phần trong mục tiêu dài hạn của họ nhằm tăng
cường giao phối giữa các nhóm phân mảnh của loài cực kỳ nguy cấp (Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà, 2009; Schrudde, 2009; Passaro, 2012) [67,68,70]
Trang 38Việc theo dõi các động vật tái thả đã được lên kế hoạch với việc tải dữ liệu về tọa độ từ vòng cổ vô tuyến GPS trong khoảng thời gian một năm, thời gian dự kiến đủ cho thời gian hoạt động của pin Sau thời gian này cần tiếp tục quan sát các cá thể và quần thể tự nhiên Với việc di chuyển các con vật trong lồng, ba người quan sát đã ở trong lều gần nơi thả để quan sát tập tính của các con vật Các động vật được thả sẽ được theo dõi hàng ngày và tọa độ của từng cá thể cũng được tải xuống hàng ngày Các tọa độ được tải xuống cho phép thu thập thông tin về các tuyến đường di chuyển, diện tích vùng sống, sử dụng môi trường sống, quỹ thời gian hoạt động khác biệt hàng ngày
và theo mùa, khả năng tiếp xúc với các nhóm quần thể hoang dã khác, các phản ứng bởi sự xáo trộn của con người và các hoạt động cũng như tập tính khác của loài Việc thả và giám sát các động vật được thả là nội dung trong luận án Tiến sĩ của Fiona Agmen, sinh viên Đại học Quốc gia Úc, Canberra dưới sự giám sát của GS Colin Groves [55]
Khi nỗ lực bảo tồn nhằm cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng trên khắp thế giới ngày càng tăng, phương án tái thả các loài linh trưởng trở lại tự nhiên đã trở nên phổ biến Ngoài ra, việc sử dụng tái thả để giúp tăng số lượng quần thể hoang dã và cho động vật bị bắt được quay trở lại với môi trường tự nhiên mang lại tiềm năng rất lớn của giá trị bảo tồn (Konstant & Mittermeier, 1982; Griffith et al., 1989; Nadler & Streicher, 2003; Britt et al., 2004; Vogt & Forster, 2008b; King và cộng sự, 2012) [96, 97]
Quần thể VQĐT ở xã Đồng Tâm có 6 đàn bao gồm từ 34 đến 51 cá thể Đây
là khoảng 20% toàn bộ số lượng của loài Sự tham gia của khu vực này như một phần mở rộng của Khu BTTNĐNN Vân Long sẽ là một hỗ trợ đáng kể cho việc bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm VQĐT Các hoạt động bảo tồn hiện nay cần tập trung vào: (1) Các hoạt động giáo dục cho người dân địa phương về tầm quan trọng của khu vực và việc bảo tồn loài VQĐT; (2) Người dân địa phương thiết lập một chương trình giám sát về số lượng cá thể, tăng cường nỗ lực của lực lượng kiểm lâm và cán bộ quản lý địa phương, tăng cường hoạt động tuần tra và thực thi pháp luật [61, 90, 92]
Việc mở rộng Khu BTTNĐNN Vân Long theo hướng khu vực Kim Bảng, ít nhất là một phần và với việc thiết lập hành lang cũng có thể mang lại
Trang 39giá trị bảo tồn cao cho các cá thể di dời và hỗ trợ di chuyển cá thể Nhưng việc quy hoạch khu vực Kim Bảng để khai thác công nghiệp cho ngành xi măng và phát triển du lịch trong tương lai khiến phương án đó không khả thi (Fiona L Agmen, 2015) [55]
1.3 Thảo luận và đánh giá chung
Tổng quan các công trình nghiên cứu về VQĐT (Trachypithecus delacouri)
của các nhà khoa học trong và ngoài nước được thực hiện ở các địa phương khác nhau cũng như đã và đang thực hiện tại Khu BTTNĐNN Vân Long – Ninh Bình cho thấy:
Loài Voọc này đang đứng trước nhiều nguy cơ đe dọa như: hoạt động săn bắn lấy các bộ phận của chúng làm thuốc và nạn khai thác tài nguyên núi đá vôi,
khai thác rừng bừa bãi “Hơn một nửa số tiểu quần thể Voọc đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi tình trạng săn bắn", Tilo Nadler - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ linh
trưởng nguy cấp (EPRC) thành lập 10 năm trước để thúc đẩy bảo tồn VQĐT: "Sự
mất sinh cảnh và xé nhỏ các quần thể hiện có làm cho chúng càng dễ tuyệt chủng"
[95] Bên cạnh đó, nhà máy xi-măng công suất 2,7 triệu tấn/năm hoạt động gần kề ngay phía Đông Nam của khu bảo tồn Nổ mìn, phá đá làm đường, khói bụi từ nhà máy đến khu bảo tồn phủ lên rừng cây, vách đá, mặt nước gây nên những hậu quả môi trường ảnh hưởng đến loài rất khó kiểm soát Đồng thời, việc ngăn chặn suy giảm diện tích rừng hay diện tích sinh cảnh, nhất là nạn khai thác đá, xâm lấn để trồng trọt và chăn nuôi hay việc quy hoạch vùng nghỉ dưỡng sinh thái phục vụ du lịch cho Vân Long – Ninh Bình cũng rất quan trọng trong phương án bảo tồn loài
Tổng kết các công trình nghiên cứu cho thấy, trong thiên nhiên Việt Nam ước tính chỉ còn khoảng 270-302 cá thể VQĐT [96, 97] Đã thế, chúng sống rất phân tán với 49-53 nhóm và điều đó đồng nghĩa với rất ít cơ hội cho chúng quần tụ
để bảo vệ lẫn nhau và phối giống duy trì giống nòi “Có tới 60% trong tổng số các
cá thể VQĐT sinh sống trong các tiểu quần thể bị cách ly với số cá thể của mỗi tiểu quần thể tối đa chỉ khoảng 20 cá thể” [94], khả năng giao phối cận huyết có thể xảy
ra Vì thế về di truyền, chất lượng giống nòi cũng có nguy cơ suy giảm Tình trạng các tiểu quần thể bị cách ly và áp lực săn bắn mạnh đang là mối đe dọa trước mắt
Trang 40nguy hiểm nhất đối với sự sống sót của loài này trong thiên nhiên bảo vệ rừng, chống săn bắn và xử lý nghiêm những người vi phạm để hạn chế các tác động tiêu cực đến loài là một trong những giải pháp đặt ra cho các đơn vị và tổ chức chính quyền Quần thể VQĐT hiện đang ở mức báo động cao và có nguy cơ bị diệt vong nếu không được bảo vệ bằng các biện pháp phù hợp Do đó, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn bộ người dân để bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây
Mặc dù đã có quá trình nghiên cứu khá dài về loài VQĐT nhưng các kết quả nghiên cứu về hiện trạng quần thể trong một vài năm trở lại đây hầu như là chưa xuất hiện, các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về tập tính xã hội của loài này còn rất hạn chế Đặc biệt, những nghiên cứu này mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây với thời gian nghiên cứu chưa đủ dài và chưa có nhiều tư liệu khoa học được công
bố một cách có hệ thống
Từ những lập luận tổng quát nêu trên cho thấy thực hiện luận án “Nghiên
cứu tình trạng, sinh thái và bảo tồn loài Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus
delacouri (Osgood, 1932)) tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn để khắc
phục những khoảng khuyết khoa học dẫn chứng trong tổng quan