1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH

6 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 85 KB

Nội dung

Nguồn: Bài giảng điện tử- Nguyễn Huy Khánh ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH (Thời gian làm bài 90 phút – 50 câu) Câu 1: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,49AA + 0,42Aa + 0,09 aa = 1 quần thể đã cho tự thụ phấn bắt buộc qua ba thế hệ, nếu không có đột biến phát sinh, và không có chọn lọc tự nhiên tác động, thì cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 lần tự thụ phấn bắt buộc là: A. 0,27375 aa + 0,0525Aa + 0,67375AA = 1. B. 0,27375 AA + 0,0525Aa + 0,67375 aa = 1. C. 0,273 aa + 0,0525Aa + 0,6745 AA = 1. D. 0,273 AA + 0,0525Aa + 0,6745 aa = 1. Câu 2: Trong một quần thể có tỷ lệ phân bố các kiểu gen là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa =1, tần số tương đối của các alen ở thế hệ sau khi các cá thể quần thể thực hiện ngẫu phối là: A. A = 0,6 ; a = 0,4. B. A = 0,7; a = 0,3. C. A = 0,4; a = 0,6. D. A = 0,3; a = 0,7. Câu 3: Ở một loài thực vật, Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, một quần thể toàn hoa đỏ, một quần thể toàn hoa trắng. Kết luận nào sau đây Không đúng. A. Quần thể hoa đỏ luôn ở trạng thái cân bằng. B. Quần thể hoa trắng luôn ở trạng thái cân bằng. C. Quần thể hoa đỏ có thể ở trạng thái cân bằng. D. Quần thể hoa đỏ có thể ở trạng thái không cân bằng. Câu 4: Khi nghiên cứu sự di truyền về mầu sắc lông của thỏ, lông xám (A) là trội hoàn toàn so với lông trắng (a) trong một quần thể cân bằng có 5000 cá thể trong đó có 50 cá thể lông trắng thì tỷ lệ phân bố các kiểu gen của quần thể này là: A. 4050 thỏ xám (AA): 900 thỏ xám (Aa): 50 thỏ trắng (aa). B. 4050 thỏ xám (Aa): 900 thỏ xám (AA): 50 thỏ trắng (aa). C. 4900 thỏ xám (AA): 50 thỏ xám (Aa) : 50 thỏ trắng (aa). D. Không xác định được kiểu gen của quần thể này. Câu 5: Khi nghiên cứu cấu trúc của một đoạn phân tử ADN hai mạch người ta xác định được có 1800 phân tử axit photphoric và 300 bazơ nitơ loại Ađenin(A). Kết luận nào sau đây là đúng. A. loại bazơ nitơ Guanin(G) là 600. B. chiều dài phân tử ADN là 6120 A 0 . C. số liên kết hoá trị giữa các nucleotit là 1799. D. khối lượng phân tử của đoạn ADN là 9. 10 5 đvc. Câu 6: Một gen có 81 chu kỳ xoắn và có Ađênin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Gen bị đột biến đã giảm xuống 12 liên kết hidro, phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chứa 267 axit amin, kể cả axit amin mở đầu. Biết rằng đột biến không liên quan đến bộ mã kết thúc và mỗi bộ ba quy định 1 axit amin. Hãy cho biết đột biến đó thuộc dạng nào? A. mất 6 cặp A - T. B. mất 4 cặp G - X. C. mất 2 cặp G -X và 3 cặp A - T. D. mất 3 cặp A - T và 3 cặp G – X. Câu 7: Bệnh hồng cầu có hình lưỡi liềm ở người xuất hiện do: A. thay thế một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hêmoglobin. B. mất một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hêmoglobin. C. thêm một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hêmoglobin. D. mất đoạn gen tổng hợp hêmoglobin trên nhiễm sắc thể 21. Câu 8: Điều nào sau đây không phù hợp khi mô tả về hiện tượng giảm phân. A. sự phân chia nhiễm sắc thể ở kỳ sau giảm phân I giống với nguyên phân. B. kỳ giữa giảm phân I các nhiễm sắc thể tương đồng xếp hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. C. sự trao đổi các đoạn tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng diễn ra vào kỳ đầu I của giảm phân. Nguồn: Bài giảng điện tử- Nguyễn Huy Khánh D. sự phân chia nhiễm sắc thể ở kỳ sau giảm phân II giống với nguyên phân. Câu 9: Một gen thực hiện quá trình tổng hợp 1 phân tử ARN thông tin, môi trường nội bào cung cấp 350 Uraxin. Khi nghiên cứu cấu trúc ADN người ta xác định trên một mạch đơn phân tử ADN có hàm lượng Ađênin là 250. Biết rằng tổng số nucleotit loại G của cả hai mạch phân tử ADN chiếm 30%. Kết luận nào sau đây là Không chính xác. A. Từ các dẫn liệu trên có thể xác định được thành phần các loại ribonucleotit trên phân tử ARN thông tin. B. Phân tử ARN thông tin trên sẽ mã hoá 499 axit amin trên phân tử protêin do chúng tổng hợp. C. Phân tử ADN trên có tổng số bằng 3900 liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn. D. Từ các dẫn liệu trên không thể xác định được thành phần các loại ribonucleotit trên phân tử ARN thông tin. Câu 10: Xét hai cặp nhiễm sắc thể số 22 và 23 trong tế bào sinh dục sơ khai của một người đàn ông, người ta thấy có hai cặp gen dị hợp nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 22 và hai gen trội trên nhiễm sắc thể X. Giả thiết nhiễm sắc thể Y không mang gen alen. Nếu quá trình giảm phân xảy ra bình thường thì có thể hình thành nhiều nhất bao nhiêu loại tinh trùng khác nhau về thành phần gen của hai nhiễm sắc thể trên. A. 8 loại; B. 6 loại; C. 4 loại; D. 16 loại Câu 11: Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền: A. Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. B. Lặp đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. C. Đảo đoạn và thêm đoạn tương hỗ. D. Đảo đoạn và lặp đoạn tương hỗ. Câu 12: Phát biểu nào sau đây bao hàm tất cả các trường hợp đột biến dị bội ở người? A. các thể ba nhiễm và một nhiễm đều bị rối loạn quá trình phát sinh giao tử, vô sinh. B. các thể ba nhiễm và một nhiễm rối loạn quá trình phát sinh giao tử, vô sinh và có trí tuệ kém phát triển. C. các thể ba nhiễm và một nhiễm rối loạn quá trình phát sinh giao tử, vô sinh và có cơ thể không bình thường. D. các thể ba nhiễm và một nhiễm đều do sự phát sinh giao giao tử không bình thường của người mẹ cao tuổi. Câu 13: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích là do. A. làm thay đổi thông tin di truyền từ đó làm thay đổi cấu trúc của phân tử protêin tương ứng. B. làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục được vật chất di truyền giữa các thế hệ. C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, do đó không tổng hợp được phân tử prôtêin. D. làm rối loạn quá trình điều hoà sinh tổng hợp prôtêin do đó không tổng hợp được prôtêin. Câu 14: Một phụ nữ tuổi trên 40, trong quá trình phát sinh giao tử của tế bào sinh trứng đã xảy ra sự không phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở kỳ sau của giảm phân I. Hỏi trong trường hợp này họ sinh con thì con của có bao nhiêu phần trăm là bị đột biến dị bội liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. A. 100 %. B. 75 %. C. 50 %. D. 25 %. Câu 15: Bố mẹ bình thường , sinh người con đầu lòng mắc hội chứng Đao. Ở lần sinh thứ 2, con của họ có xuất hiện hội chứng này không? Vì sao? A. có thể xuất hiện vì các lần sinh con độc lập nhau. B. chắc chắn xuất hiện vì bệnh Đao là căn bệnh di truyền. C. không xuất hiện vì gen bệnh đã truyền hết cho người sinh trước. D. không bao giờ xuất hiện vì bệnh Đao xuất hiện với tần số rất thấp. Câu 16: Cho hai cơ thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen lai với nhau tạo ra ở đời con 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình có kiểu gen ab ab chiếm 9% . Biết rằng A là trội hoàn toàn so với a; B trội hoàn toàn so với b. Tần số hoán vị gen của thê hệ bố mẹ là: A. 36%. B. 45%. C. 9%. D. 18%. Nguồn: Bài giảng điện tử- Nguyễn Huy Khánh Câu 17: Ở ruồi giấm gen B quy định thân xám; gen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen trên nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, khi đem lai ruồi giấm cái dị hợp về hai cặp gen với ruồi giấm đực thân xám cánh cụt kết quả thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình đen cụt chiếm 20%. Kết luận nào sau đây về quá trình phát sinh giao tử của ruồi bố mẹ là đúng. A. Hoán vị gen ở ruồi cái là 20%. B. Hoán vị gen ở ruồi cái là 40%. C. Hoán vị gen ở ruồi đực 40%. D. Hoán vị gen ở cả hai bên 40% Câu 18: Nếu tần số hoán vị gen của 2 cặp gen trên 1 cặp nhiễm sắc thể bằng 50% thì có thể kết luận: A. kết quả của phép lai phân tích hai cặp gen dị hợp có tỷ lệ kiểu gen và kiểu hinh giống với phân li độc lập. B. các gen di truyền không lệ thuộc vào nhau phân li độc lập với nhau trong quá trình tạo giao tử và hình thành hợp tử. C. kết quả của phép lai tạp giao của hai cơ thể dị hợp về hai cặp gen có tỷ lệ kiểu gen và kiểu hinh giống với phân li độc lập. D. các gen di truyền không có sự liên kết các gen trong quá trình phát sinh giao tử và tạo hợp tử. Câu 19: Trong qua trình chọn giống hiện tượng nhiều gen chi phối một tính trạng cho phép: A. mở ra khả năng tìm kiếm tính trạng mới. B. hạn chế được hiên tượng thoái hoá giống. C. khắc phục được tính bất thụ trong lai xa. D. nhanh chóng tạo được ưu thế lai. Câu 20: .Phép lai giữa hai thứ đạu hoa trắng với nhau. F1 có toàn bộ hoa mầu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Nếu F1 đỏ lai với một trong các kiểu gen hoa trắng của P thì tỷ lệ hoa trắng của kết quả phép lai này là: A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 100%. Câu 21: Khi lai hai thứ cây hoa mầu trắng với nhau, thu được F1, cho F1 lai phân tích được thế hệ sau phân ly theo tỷ lệ 3 cây cho hoa mầu trắng : 1 cây cho hoa mầu đỏ. Kiểu gen của P và F1 là: A. P AAbb x aaBB => F1 : AaBb. B. P AA x aa => F1 : Aa C. P AABB x aabb => F1 : AaBb. D. P AAbb x AABB => F1 : AABb. Câu 22: Ở người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do gen lặn gây lên thường gặp ở nam giới vì: A. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X. B. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y. C. Ở nam giới có khả năng miễn dịch kém hơn nữ giới. D. Gen chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp lặn. Câu 23: Ở nguời gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt nâu, gen B quy định tóc quăn, b quy định tóc thẳng; nhóm máu do ba alen quy định I A , I B , I O trong đó I A , I B là trội hoàn so với I O . Nếu các gen quy định các tính trạng trên nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau thì trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen có thể có. A. 54 kiểu. B. 12 kiểu. C. 9 kiểu. D. 18 kiểu. Câu 24: Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa xảy ra là do; A. các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dục không tương đồng do đó không có khả năng giảm phân tạo giao tử. B. hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ của loài khác ở thực vật, hoặc tinh trùng của loài này bị chết trong đường sinh dục của loài khác. C. do sự khác biệt về chu kỳ sinh sản của hoặc không tương thích về cơ quan sinh sản của hai loài. D. không tạo được giao tử của mỗi loài do vậy không thể tạo được cơ thể lai xa. Nguồn: Bài giảng điện tử- Nguyễn Huy Khánh Câu 25: Chiều dài của một gen cấu trúc là 2193A 0 . Do đột biến thay một cặp nucleotit tại vị trí thứ 313 tính từ nucleotit đầu tiên, tính từ mã mở đầu làm bộ ba mã hoá tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Loại đột biến này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu. A. Mất 110 axit amin trong chuỗi polipeptit. B. Mất 312 axit amin trong chuỗi polipeptit. C. Mất 101 axit amin trong chuỗi polipeptit. D. Có 1 axit amin bị thay thế trong chuỗi polipeptit. Câu 26: Trong chọn giống vật nuôi và cây trồng người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc để: A. tạo ra các dòng thuần để chuẩn bị ưu thế lai. B. tập trung các gen có lợi của bố mẹ vào đời con. C. duy trì ưu thế lai ở đời con khi các giống không thuần chủng. D. xác định vai trò của bố mẹ trong việc biểu hiện tính trạng ở đời con. Câu 27: Phát biểu nào dưới đây Không đúng đối với chọn lọc cá thể A. Đối với các cây giao phấn, con cái thường không đồng nhất về kiểu gen nên để đánh giá chỉ cần chọn lọc cá thể một lần. B. Chọn lọc cá thể một lần được áp dụng cho cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. C. Do kết hợp đánh giá dựa trên kiểm tra kiểu gen và kiểu hình do đó cần nhiều thời gian, tốn kém về kinh tế và công sức. D. Phân hoá giống ra thành nhiều dòng và so sánh giữa các dòng với nhau và với vật liệu khởi đầu sau đó loại bỏ những dòng không đáp ứng được mục tiêu. Câu 28:Các khâu liên tiếp của kỹ thuật di truyền là: A. Tách ADN của tế bào cho và tác nhân truyền gen - tạo ADN tái tổ hợp - tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp được biểu hiện trong tế bào vật chủ thích hợp B. tạo ADN tái tổ hợp – tách tác nhân truyền gen tế bào nhận - tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp được biểu hiện. C. cắt ADN của plasmit và ADN của tế bào cho cùng một loại enzim cắt để tạo ra các đầu đính như nhau sau đó nối cùng một loại enzim nối để tạo ADN tái tổ hợp. D. phân lập ADN mang gen mong muốn - cắt ADN plasmit – sau đó dùng enzim sau đó nối chúng lại và cho biểu hiện gen mong muốn ở ngoài ống nghiệm. Câu 29: trong các giải thuyết giải thích về ưu thế lai giả thuyết siêu trội được giải thích: A. hai alen khác nhau về chức phận trong cùng 1 lôcút dẫn đến hiệu quả bổ trợ làm mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình B. là cơ thể có biểu hiện ưu thế lai được biểu hiện nhiều gen trội có lợi hơn so với thế hệ bố mẹ của chúng. C. là cơ thể mang các kiểu gen đồng hợp trội có sức sống hơn hẳn các cơ thể mang kiểu gen dị hợp và cơ thể đồng hợp lặn. D. hai alen giống nhau về chức phận trong cùng 1 lôcút dẫn đến hiệu quả bổ trợ làm tăng khả năng biểu hiện của gen trội. Câu 30: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng người ta có thể. A. xác định hệ số di truyền của một tính trạng. B. xác định mức ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của tính trạng. C. xác định tính trạng đó do 1 gen hay nhiều gen chi phối. D. xác dịnh tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính. Câu 31: Thực vật quang hợp được nhờ bức xạ nào dưới đây A. Các tía sáng nhìn thấy được. B. Tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại. D. Tia phóng xạ. Câu 32: Sự phân tầng thẳng đứng của rừng mưa nhiệt đới có ý nghĩa A. Làm tăng khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể và giữa các quần thể. B. Tạo ra các tiểu khu hệ sinh thái khác nhau cho nhiều sinh vật. Nguồn: Bài giảng điện tử- Nguyễn Huy Khánh C. Quần tụ làm tăng sinh khố và chống chịu với sự thay đổi của thời tiết. D. Giúp chống chịu tại các loại sâu bệnh hại và sự thay đổi của thời tiêt. Câu 33: Trong chuỗi thức ăn sinh vật sản xuất có vị trí đứng ở. A. Đầu chuỗi. B. Ở giữa. C. Ở cuối cùng. D. Bất kỳ vị trí nào. Câu 34: Trong một thuỷ vực như ao hồ người ta thường ghép nhiều loài cá khác nhau như: trắm, mè rô phi, chép có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì? A. Tận thu đối đa nguồn thức ăn trong ao. B. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao hồ. C. Thu thật nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. D. Giảm bớt nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Câu 35:Nhóm sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật A. Đàn linh dương trên đồng cỏ. B. Cá ở trong hồ. C. Các cây trong vườn bách thú. D. Kiến sống trong rừng. Câu 36: Nhận định nào dưới đây không đúng về prôtêin và axit nuclêic A. Hợp chất hữu cơ thành phần cơ bản C, H, O, N. B. Cấu trúc đa phân. C. Có tính đa dạng và tính đặc thù. D. Cơ sở vật chất của sự sống Câu 37: Lớp màng để phân tách côaxecva với môi trường bên ngoài được cấu tạo từ các hợp chất nào dưới đây? A. Prôtêin, Lipit B. Xenlulôzơ, Prôtêin, Lipit. C. Prôtêin, Lipit, Gluxit. D. Prôtêin, Axit nuclêic. Câu 38: Thí nghiệm của Stanlây Milơ vào năm 1953 là chứng minh cho quá trình nào dưới đây A. Sinh tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ vô cơ. B. Tiến hoá hoá học. C. Tiến hoá tiền sinh học. D. Sự hình thành cơ thể sông đầu tiên. Câu 39: Người ta dùng phương pháp nào dưới đây để phát hiện ra hội chứng Tocnơ (XO) ở người? A. Nghiên cứu tế bào B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh C. Nghiên cứu cấu trúc phân tử ADN D. Nghiên cứu phả hệ. Câu 40: Ở người gen lặn m gây bệnh mù màu liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Một người phụ nữ bình thường mang gen bệnh, chống cô ta bị mù màu. Do lớn tuổi nên nên trong quá trình phát sinh giao tử của người mẹ đã xảy ra sự không phân tách cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân I, người chống phát sinh giao tử bình thường. Cặp vợ chồng này có thể sinh ra những người con gái có kiểu gen là: A. X M X m X m và X m O; B. X M X m X m và X m X m ; C. X M X m X m và X M X m ; D. X M X m X m và X M O; Câu 41: Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đácuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ: A. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. B. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. C. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới. D. Phân biệt được vai trò của chọn lọc tự nhiên và vai trò của chọn lọc nhân tạo trong quá trình hình thành loài mới. Câu 42: Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ: Nguồn: Bài giảng điện tử- Nguyễn Huy Khánh A. Phân tử. B. Nguyên tử. C. Cơ thể. D. Quần thể. Câu 43: Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn: A. Hình thành các hạt Côaxecva. B. Hình thành các sinh vật đầu tiên. C. Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành. D. Sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn. Câu 44: Dấu hiệu độc đáo nhất của sự sống là: A. Sinh sản dựa trên cơ chế tự nhân đôi của ADN. B. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá và dị hoá. C. Sinh trưởng và phát triển. D. Sinh trưởng và sinh sản. Câu 45: Người ta cho rằng ở Lạng Sơn đã có thời kỳ là biển vì: A. Dựa trên một số hoá thạch của động vật biển tìm thấy ở đó. B. Phát hiện ra các hoá thạch của quyết thực vật. C. Dựa trên một số loài động vật, động vật bậc cao còn tồn tại. D. Dựa trên việc nghiên cứu các sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ. Câu 46: Sự sống có thể di cư lên cạn là nhờ: A. Hoạt động quang hợp của thực vật xanh, tạo ôxy, hình thành lớp ôzôn chắn tia tử ngoại. B. Trên cạn chưa bị chi phối mạnh mẽ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên. C. Điều kiện khí hậu thuận lợi. D. Xuất hiện cơ quan hô hấp là phổi, thích nghi với hô hấp ở cạn. Câu 47: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo Đácuyn là: A. Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất. B. Sự sinh sản ưu thế của các cá thể có kiển gen thích nghi hơn. C. Sự hình thành các loài mới từ một và dạng tổ tiên ban đầu. D. Sự sống sót của các cá thể mang nhiều biến dị nhất. Câu 48: Sắp xếp các đại địa chất sau theo đúng lịch sử phát triển của sự sống: 1. Đại Thái cổ. 2. Đại Nguyên sinh. 3. Đại Trung sinh. 4. Đại Tân sinh. 5. Đại Cổ sinh. Đáp án đùng là: A. 1, 2, 5, 3, 4 B. 1, 2, 4, 3, 5 C. 2, 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5 Câu 49: Quan niệm nào dưới đây không phải của Lamac? A. Đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của chọn lọc tự nhiên. B. Tiến hoá là quá trình phát triển có kế thừa lịch sử. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời và trong tự nhiên không có loài nào bị đào thải. D. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Câu 50: Dạng cách ly quan trọng nhất để phân biệt hai loài thân thuộc là: A. Cách ly di truyền. B. Cách ly địa lí C. Cách ly sinh sản. D. Cách ly sinh thái. * Đáp án đúng là tất cả các đáp án A . nhất. Câu 48: Sắp xếp các đại địa chất sau theo đúng lịch sử phát triển của sự sống: 1. Đại Thái cổ. 2. Đại Nguyên sinh. 3. Đại Trung sinh. 4. Đại Tân sinh. 5. Đại Cổ sinh. Đáp án đùng là: A Nguồn: Bài giảng điện tử- Nguyễn Huy Khánh ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH (Thời gian làm bài 90 phút – 50 câu) Câu 1: Một quần thể có cấu trúc di truyền. người? A. các thể ba nhiễm và một nhiễm đều bị rối loạn quá trình phát sinh giao tử, vô sinh. B. các thể ba nhiễm và một nhiễm rối loạn quá trình phát sinh giao tử, vô sinh và có trí tuệ kém phát triển. C.

Ngày đăng: 30/06/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w