1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học: Chế tạo cảm biến màu xác định Penicillin G bằng điện thoại thông minh trên cơ sở polymer in dấu phân tử: Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

79 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Tạo Cảm Biến Màu Xác Định Penicillin G Bằng Điện Thoại Thông Minh Trên Cơ Sở Polymer In Dấu Phân Tử
Tác giả Phùng Thị Anh Thư
Người hướng dẫn TS. Lý Tấn Nhiệm
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 6,96 MB

Nội dung

Ngoài khả năng chọn lọc penicillin G tốt, Fe3O4@MIP còn có khả năng tái sử dụng khá tốt vẫn còn khả năng hấp phụ sau 10 lần tái sử dụng; đồng thời, nhờ tính chất từ của Fe3O4 vật liệu sa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

GVHD: TS LÝ TẤN NHIỆM SVTH: PHÙNG THỊ ANH THƯ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

- -

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHẾ TẠO CẢM BIẾN MÀU XÁC ĐỊNH PENICILLIN G BẰNG ĐIỆN THOẠI

THÔNG MINH TRÊN CƠ SỞ POLYMER IN DẤU PHÂN TỬ

SVTH: Phùng Thị Anh Thư MSSV: 20128047

GVHD: TS Lý Tấn Nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2024

Trang 11

i

TÓM TẮT

Trong bài luận văn này nghiên cứu tổng hợp vật liệu polymer in dấu phân tử có lõi là

Fe3O4 để phát hiện ra penicillin G Cụ thể, lõi Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, sau đó được biến tính với citric acid; lớp polymer bên ngoài gồm dopamine làm monomer chức năng và amonium persulfate (APS) làm chất khơi mào Một số kỹ thuật như VSM, FTIR, SEM, TEM, XRD đã được sử dụng để xác định hình thái vài cấu trúc vật liệu Fe3O4 được tổng hợp có kích thước 14.5± 2.04 nm và độ từ hóa đạt 58 emu/g Sau khi phủ lớp polymer, vật liệu không bị thay đổi cấu trúc và vẫn có tính chất siêu thuận từ (độ từ hóa = 37 emu/g) Bên cạnh đó, vật liệu còn được khảo sát khả năng hấp phụ và cảm biến phát hiện penicillin G trong dung dịch chuẩn và dung dịch ion mô phỏng nước sông Chất chỉ thị 3,3′,5,5′ -tetramethylbenzidine (TMB) được sử dụng để nhận biết gốc OH tự do sinh ra từ phản ứng H2O2 và Fe3O4 làm cho dung dịch có màu xanh lam Cường độ màu của dung dịch có thể được phân biệt bằng mắt thường và bằng phương pháp UV-Vis Kết quả cho thấy, trong cả hai loại dung dịch vật liệu Fe3O4@MIP đều có khả năng phân biệt các nồng độ penicillin G khác nhau trong dải nồng độ từ 0 – 0.001 M Đặc biệt, phần mềm PhotoMetrix được sử dụng để phân tích cường độ tín hiệu màu của dãy dung dịch Kết quả thu được tương đối tốt, điều này mở ra một phương pháp phân tích mới, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành Ngoài khả năng chọn lọc penicillin G tốt, Fe3O4@MIP còn có khả năng tái sử dụng khá tốt (vẫn còn khả năng hấp phụ sau 10 lần tái sử dụng); đồng thời, nhờ tính chất từ của Fe3O4 vật liệu sau khi

sử dụng dễ dàng được thu hồi bằng nam châm mà không cần các phương pháp khác như lọc hoặc ly tâm

Trang 12

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Khoa Công nghệ Hoá học và Thực phẩm đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành chương trình học tập của mình trong suốt 4 năm học qua

Em xin cảm ơn các thầy cô ngành Kỹ thuật Hoá học đã luôn giúp đỡ em, giải đáp mọi thắc mắc cũng như mang đến những bài học hay Từ đó, giúp em trang bị được nhiều kiến thức cần thiết trước khi bước vào môi trường doanh nghiệp

Đặc biệt, em xin cảm ơn TS Lý Tấn Nhiệm đã tận tình giúp đỡ em trong môn học cuối cùng của cuộc đời sinh viên Cảm ơn thầy những lần thầy đã trách mắng em khi em đang còn quá lơ là với luận văn, cũng như những kiến thức mà thầy đã truyền đạt cho em trong suốt thời gian vừa qua

Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên

em khi bản thân gặp khó khăn trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy cô chỉ bảo và đóng góp ý kiến để bài luận văn của em

có thể hoàn thiện một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 13

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “CHẾ TẠO CẢM BIẾN MÀU XÁC ĐỊNH PENICILLIN G BẰNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TRÊN CƠ SỞ POLYMER IN DẤU PHÂN TỬ”

là công trình nghiên cứu của tôi và không có sự sao chép từ những nghiên cứu khác Đề tài được hướng dẫn bởi thầy TS Lý Tấn Nhiệm cũng như sự hỗ trợ của bộ môn Mọi kết quả trong bài đều là do tôi thực hiện và hoàn toàn trung thực Đề tài là sự nỗ lực nghiên cứu của tôi sau thời gian học tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hồ Chí Minh Tôi xin cam kết những thông tin trên đúng với sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Anh Thư

Trang 14

iv

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi

MỞ ĐẦU xii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

1.1 Penicillin G 1

1.1.1 Tổng quan về penicilline G 1

1.1.1 Tác hại của penicillin G ngoài môi trường 2

1.1.2 Cách phát hiện penicillin G 2

1.1.2.1 Phương pháp sắc ký 2

1.1.2.2 Phương pháp quang phổ 3

1.1.2.3 Phương pháp xét nghiệm miễn dịch 3

1.1.2.4 Phương pháp cảm biến sinh học 3

1.2 Polymer in dấu phân tử ( Molecularly imprinted polymer-MIP) 4

1.2.1 Khái quát về MIP 4

1.2.2 Cơ sở lý thuyết về tổng hợp MIP 5

Trang 15

v

1.2.3 Ứng dụng 7

1.2.4 Polydopamine 7

1.3 Vật liệu nano Fe3O4 9

1.3.1 Giới thiệu 9

1.3.2 Biến tính Fe3O4 với citric acid 10

1.4 Polymer in dấu phân tử từ tính ( (Magnetic molecularly imprinted polymer-MMIP) 10

1.5 Cảm biến màu 11

1.5.1 Giới thiệu 11

1.5.2 Cơ chế đo màu dựa trên xúc tác mô phỏng enzyme peroxidase của Fe3O4 11 1.6 Nghiên cứu trong và ngoài nước 12

1.6.1 Nghiên cứu trong nước 12

1.6.2 Nghiên cứu ngoài nước 13

Chương 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Hóa chất và thiết bị 15

2.1.1 Hóa chất 15

2.1.2 Thiết bị 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1 Quy trình nghiên cứu 17

2.2.2 Quy trình tổng hợp Fe3O4@COOH 18

2.2.3 Quy trình tổng hợp Fe3O4@MIP 19

2.3 Thiết bị và các phương pháp khảo sát hình thái và cấu trúc của vật liệu 20

2.3.1 Phương pháp nhiễu xạ tia X 20

Trang 16

vi

2.3.2 Phương pháp quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier 20

2.3.3 Phương pháp đo từ tính bằng từ kế mẫu rung 20

2.3.4 Kính hiển vi điện tử quét 21

2.3.5 Kính hiển vi điện tử truyền qua 21

2.4 Quy trình khảo sát khả năng cảm biến penicillin G của Fe3O4@MIP 21

2.4.1 Kiểm tra xúc tác mô phỏng peroxidase 21

2.4.2 Khả năng phát hiện penicillin G ở các nồng độ khác nhau 22

2.4.3 Khả năng chọn lọc của Fe3O4@MIP 23

2.4.4 Khảo sát độ tin cậy 23

2.4.5 Khảo sát khả năng tái sử dụng 23

2.4.6 Khảo sát cường độ tín hiệu màu bằng phần mềm PhotoMetrix Pro 23

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 25

3.1 Khảo sát hình thái và cấu trúc 25

3.1.1 Kết quả XRD 25

3.1.2 Kết quả FT-IR 26

3.1.3 Kết quả VSM 26

3.1.4 Kết quả SEM và TEM 27

3.2 Quy trình chế tạo và nguyên lý cảm biến màu của Fe3O4@MIP 28

3.3 Khảo sát khả năng mô phỏng peroxidase 31

3.4 Khảo sát khả năng cảm biến màu phát hiện penicillin ở các nồng độ khác nhau 33

3.4.1 Trong dung dịch đệm acetate pH=5 33

3.4.2 Trong dung dịch các ion 35

Trang 17

vii

3.5 Khảo sát khả năng chọn lọc của Fe3O4@MIP 37

3.6 Khảo sát độ tin cậy của Fe3O4@MIP 38

3.7 Khảo sát khả năng tái sử dụng 39

3.8 Khảo sát cường độ tín hiệu màu bằng phần mềm PhotoMetrix Pro 39

3.8.1 Trong dung dịch đệm acetate pH=5 40

3.8.2 Trong dung dịch các ion 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

PHỤ LỤC 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 18

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Danh sách hoá chất sử dụng trong nghiên cứu 15

Bảng 2.2 Danh sách thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 16

Bảng 2.3 Nồng độ các ion trong dung dịch 22

Bảng 3.1 Sự thay đổi độ hấp thu theo nồng độ PG 35

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát độ tin cậy 38

Bảng 3.3 Sự thay đổi cường độ tín hiệu màu đỏ theo nồng độ PG 40

Trang 19

ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc phân tử của penicillin 1

Hình 1.2 Cấu trúc phân tử của PG 1

Hình 1.3 Quy trình in dấu phân tử cộng hóa trị và không cộng hóa trị [19] 5

Hình 1.4 Quy trình tổng hợp MIP [25] 6

Hình 1.5 Liên kết hydro giữa dopamine và PG 8

Hình 1.6 Cơ chế tự polymer hóa của dopamine 9

Hình 2.1 Sơ đồ tổng quan về quy trình nghiên cứu 17

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình tổng hợp Fe3O4@COOH 18

Hình 2.3 Sơ đồ về quy trình tổn hợp Fe3O4@MIP 19

Hình 2.4 Quy trình khảo sát khả năng xúc tác của vật liệu 21

Hình 3.1 Phổ XRD của Fe3O4@COOH, Fe3O4@NIP, Fe3O4@MIP@PG, Fe3O4@MIP 25

Hình 3.2 Phổ FT-IR của Fe3O4@COOH, Fe3O4@MIP@PG, Fe3O4@MIP 26

Hình 3.3 a) Đường cong từ hóa của Fe3O4 và Fe3O4@MIP, b) Mẫu Fe3O4@MIP trước và sau khi có nam châm 27

Hình 3.4 Kết quả đo SEM của a) Fe3O4@COOH, b) Fe3O4@NIP, 29

Hình 3.5 Kết quả TEM của Fe3O4@MIP 30

Hình 3.9 Quy trình chế tạo Fe3O4@MIP 30

Hình 3.10 Nguyên lý cảm biến màu của Fe3O4@MIP 30

Hình 3.11 Khảo sát thời gian đổi màu của vật liệu theo pH 32

Hình 3.12 a) Độ hấp thụ UV-Vis của Fe3O4@COOH, Fe3O4@MIP, Fe3O4@MIP@PG, Fe3O4@NIP và TMB+H2O2; b) Sự đổi màu của của (1) Fe3O4@COOH, 33

Trang 20

x

Hình 3.13 a) Ảnh chụp màu của dung dịch, b) Phổ UV-Vis, c) Đường cong hấp phụ của vật liệu, d) đồ thị mối liên hệ logarit giữa sự thay đổi độ hấp thụ và nồng độ penicilline

G của mẫu Fe3O4@MIP trong đệm acetate pH=5 34

Hình 3.14 a) Ảnh chụp màu của dung dịch, b) Phổ UV-Vis, c) Đường cong hấp phụ của vật liệu, d) đồ thị mối liên hệ logarit giữa sự thay đổi độ hấp thụ và nồng độ penicilline

G của mẫu Fe3O4@MIP trong dung dịch các ion 36

Hình 3.15 Độ hấp thu cực đại tại bước sóng 653 nm của các chất gây nhiễu 37 Hình 3.16 Độ hấp thu cực đại của ba mẫu Fe3O4@MIP khác nhau tại bước sóng 653 nm 38 Hình 3.17 Độ hấp thu cực đại của vật liệu tại bước sóng 653 nm sau 10 lần tái sử dụng 39 Hình 3.18 a) Ảnh chụp màu của hỗn hợp trong hộp tối, b) Đồ thị mối liên hệ giữa nồng

độ PG và cường độ tín hiệu màu, c) Đồ thị mối liên hệ logarit giữa sự thay đổi cường

độ tín hiệu màu và nồng độ Penicilline của mẫu Fe3O4@MIP trong dung dịch pH=5 40 Hình 3.19 a) Ảnh chụp màu của hỗn hợp trong hộp tối, b) Đồ thị mối liên hệ giữa nồng

độ PG và cường độ tín hiệu màu, c) Đồ thị mối liên hệ logarit giữa sự thay đổi cường

độ tín hiệu màu và nồng độ Penicilline của mẫu Fe3O4@MIP trong dung dịch các ion 41

Trang 21

xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2 CE Phương pháp điện di mao quản - Capillary Electrophoresis

3 EGDMA Ethylene Glycol Dimethacrylate

4 ELISA Xét nghiệm miễn dịch hấp phụ liên kết với enzyme Enzyme –

Linked Immunosorbent Assay

5 FTIR Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier - Fourier transform infrared

7 HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao – High Performance Liquid

Chromatography

8 LC Sắc ký lỏng – Liquid chromatography

9 LOD Giới hạn phát hiện – Limit of Detection

10 LOQ Giới hạn định lượng – Limit of quantification

11 MIP Polymer in dấu phân tử - Molecularly imprinted polymer

12 MNP Magnetic Nanoparticle – Hạt nano từ tính

13 NIP Polymer không in dấu - Non imprinted polymer

18 SEM Kính hiển vị điện tử quét - Scanning electronic eicroscopy

19 SPE Chiết pha rắn – Solid Phase Extraction

20 SPME Vi chiết pha rắn – Solid Phase Micro Extraction

21 TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua- Transmission Electron

Microscopy

24 VSM Từ kế mẫu rung - Vibrating sample magnetometer

25 XRD Nhiễu xạ tia X - X-Ray Diffraction

Trang 22

xii

MỞ ĐẦU

Penicillin G là một loại kháng sinh được phát hiện lần đầu vào năm 1928, sau đó được

sử dụng rộng rãi trong y học để chữa bệnh nhiễm khuẩn cho người và động vật [1] Con đường penicillin đi vào nước rất đa dạng như chất thải của người và động vật, rò rỉ từ các nhà máy xử lý nước thải và các cơ sở sản xuất thuốc, Mặc dù bị pha loãng với hệ

số hơn một triệu so với nồng độ trong cơ thể người [2], penicillin G phát tán vào nguồn nước gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như kháng kháng sinh, gây hại cho hệ sinh thái, Do đó, việc giám sát lượng penicillin G có trong nước để đảm sức khỏe con người

và môi trường có ý nghĩa rất lớn

Hiện nay, để phát hiện ra penicillin G trong nước cần phải sử dụng những thiết bị, máy móc phức tạp với giá thành cao Do đó xu hướng nghiên cứu mới đang hướng tới các phương pháp đơn giản, giá thành thấp với độ chính xác cao và thời gian thực hiện ngắn [3] Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sử dụng các vật liệu nano như sắt từ, silica, graphane oxide,… có tính giống enzyme (còn được gọi nanozyme) [4] để tạo ra cảm ứng màu phát hiện ra kháng sinh ngày càng phát triển Trong đó, vật liệu từ tính trở nên nổi bật đặc biệt là Fe3O4 vì khả năng dễ thu hồi của chúng Ưu điểm điểm của phương pháp này là độ nhạy cao, khả năng thích ứng môi trương mạnh mẽ và giá thành thấp [5], [6] Tuy nhiên, các nanozyme được nghiên cứu hiện nay có độ chọn lọc không cao [7] Để tăng độ chọn lọc, cần kết hợp với một phương pháp khác để cố định phân tử mục tiêu với nanozyme Polymer in dấu phân tử chính là giải pháp có tiềm năng để tối

ưu khả năng chọn lọc của nanozyme Cảm biến màu trên nền vật liệu polymer in dấu phân tử lõi sắt từ vừa là một phương pháp di động, dễ dàng sử dụng mà không cần chuyên môn cao vừa cho kết quả nhanh chóng và chính xác

Do đó, luận văn: “CHẾ TẠO CẢM BIẾN MÀU XÁC ĐỊNH PENICILLIN G BẰNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TRÊN CƠ SỞ POLYMER IN DẤU PHÂN TỬ” được nghiên cứu nhằm tổng hợp được vật liệu có khả năng phát hiện penicillin với độ chọn lọc cao, hướng đến ứng dụng vào môi trường nước

Trang 23

Hình 1.1 Cấu trúc phân tử của penicillin Mỗi loại penicillin có phổ kháng khuẩn khác nhau, tức là có thể diệt được nhiều hay ít loại các loại vi khuẩn Một số penicillin thường được sử dụng trong y học là: Penicillin

G, Penicillin V, Methicillin, Oxacillin, Cloxacillin, Ampicillin, Amoxicillin, Carbenicillin, Ticarcillin,

Hình 1.2 Cấu trúc phân tử của PG Đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận văn này là Penicillin G (PG) , là một trong 2 loại thuốc đầu tiên được phát hiện và sử dụng trong y tế [9] Hình 1.2 là cấu trúc phân tử của

PG, có thể thấy nhóm benzyl đã thế vị trí của R trong cấu trúc của penicillin, do đó PG còn có tên gọi khác là benzylpenicillin [8] PG thường được sử dụng điều trị một số bệnh như viêm phổi, viêm họng liên cầu khuẩn, giang mai, bạch hầu, uốn ván, [10]

Trang 24

2

1.1.1 Tác hại của penicillin G ngoài môi trường

PG là một loại kháng sinh rất phổ biến trong y tế, được sử dụng cho cả người và động vật, do đó lượng PG được sản xuất hàng năm rất nhiều Thực tế, mọi loại thuốc kháng sinh cuối cùng đều xuất hiện trong tự nhiên và khoảng 95% thuốc kháng sinh không bị biến đổi sau khi bài tiết [11] Ngoài ra PG còn xuất hiện trong môi trường thông qua rác thải y tế, nước thải công nghiệp, chất thải gia súc, Chúng xuất hiện hầu hết ở sông, hồ thậm chí ở nước ngầm [12], [13]

Khi tồn tại trong môi trường tự nhiên, PG có thể tạo ra áp lực lên các vi khuẩn, đẩy chúng tiến hóa khả năng kháng thuốc [14], [15] Điều này làm giảm hiệu quả của penicillin và các loại kháng sinh khác trong điều trị bệnh Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Châu Âu, vào năm 2018 có khoảng 33.000 người chết mỗi năm do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh Điều này cũng xảy ra tại Mỹ, nơi mỗi năm có 2,8 triệu người bị nhiễm trùng kháng kháng sinh và hơn 35.000 người tử vong [16] Ngoài ra, penicillin cũng có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước, làm tổn thương các vi sinh vật

có ích và gây ra sự mất cân bằng sinh học [11] Đối với con người, việc tiếp xúc với penicillin thông qua nước hoặc thực phẩm ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

1.1.2 Cách phát hiện penicillin G

Sự xuất hiện PG ngoài môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và hệ sinh thái Do đó rất nhiều phương pháp được nghiên cứu và phát minh để phát hiện chúng một cách chính xác và hiệu quả Từ đây, có thể đưa ra giải pháp để xử lý và loại

bỏ chúng khỏi môi trường Một số phương pháp thường được sử dụng đó là phương pháp sắc ký, phương pháp quang phổ, phương pháp xét nghiệm hệ miễn dịch, phương pháp cảm biến sinh học

Trang 25

3

1.1.2.2 Phương pháp quang phổ

Đây là một phương pháp phân tích dựa trên tương tác giữa ánh sáng và vật chất Một số phương pháp quang phổ thường được sử dụng để phát hiện penicillin như quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến (UV-Vis) , quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourrier (FT-IR), quang phổ Raman, Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, độ chính xác cao và không cần tách penicillin ra khỏi mẫu Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cần sử dụng các thiết bị phân tích chuyên dụng và đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc xử lý dữ liệu quang phổ

1.1.2.3 Phương pháp xét nghiệm miễn dịch

Bao gồm các kỹ thuật như Bao gồm các kỹ thuật như xét nghiệm miễn dịch hấp phụ liên kết với Enzyme (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay-ELISA) hoặc xét nghiệm miễn dịch phóng xạ (Radioimmunoassay-RIA) Trong đó ELISA là phương pháp phổ biến nhất, dựa trên sự tương tác giữa kháng thể và kháng nguyên Phương pháp xét nghiệm miễn dịch có độ nhạy cao và có thể định lượng chính xác hàm lượng chất, tuy nhiên phương pháp này có thể bị ảnh hưởng bởi các chất khác có trong mẫu Do đó để chính xác hơn cần kiểm tra lại với một phương pháp khác

1.1.2.4 Phương pháp cảm biến sinh học

Phương pháp này thường sử dụng các enzyme hoặc tế bào làm cảm biến để phát hiện penicillin Đây là phương pháp nổi bật với độ đặc hiệu cao và thời gian đáp ứng nhanh, cho phép phát hiện penicillin trong khoảng thời gian ngắn nhanh [17] Tuy nhiên, việc

sử dụng enzyme hoặc tế bào trong các cảm biến thường dẫn đến chi phí sản xuất cao do cần các quy trình nuôi cấy và tinh chế phức tạp Hơn nữa, các thành phần sinh học này yêu cầu điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, thường là nhiệt độ thấp và môi trường không

có chất gây ô nhiễm, để duy trì hoạt tính và độ ổn định của chúng Điều này làm tăng thêm chi phí và phức tạp cho việc sản xuất và sử dụng cảm biến sinh học

Những phương pháp trên đều có ưu và nhược điểm Tuy nhiên, nhược điểm chung đó

là đều phải sử dụng những máy móc phức tạp, chi phí vận hành cao Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra những phương pháp để phát hiện penicillin trong nước một cách đơn giản, giá thành rẻ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao

Trang 26

4

Để khắc phục những hạn chế trên, bài nghiên cứu này đề xuất sử dụng hạt nano Fe3O4

để mô phỏng enzyme peroxidase Hạt nano Fe3O4 có khả năng xúc tác các phản ứng tương tự như enzyme peroxidase, giúp phát hiện penicillin một cách hiệu quả Việc sử dụng hạt nano thay thế cho enzyme có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất và đơn giản hóa quá trình bảo quản, do hạt nano thường ổn định hơn và không yêu cầu các điều kiện bảo quản nghiêm ngặt như enzyme hoặc tế bào sống Sự bền vững và khả năng bảo quản

dễ dàng của hạt nano Fe3O4 không chỉ làm giảm chi phí mà còn mở rộng khả năng ứng dụng của các cảm biến sinh học trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y học đến môi trường

và công nghiệp thực phẩm

1.2 Polymer in dấu phân tử ( Molecularly imprinted polymer-MIP)

1.2.1 Khái quát về MIP

Polyme in dấu phân tử (MIP) là một thụ thể nhân tạo của các phân tử mục tiêu và hoạt động như một cách mô phỏng sinh học của hệ thống kháng thể-kháng thể tự nhiên Cơ chế của chúng có thể được hiểu từ cơ chế khóa và chìa khóa [18] MIP có một số ưu điểm so với các đối tác sinh học của chúng bao gồm chi phí thấp, dễ chuẩn bị, ổn định khi bảo quản, hoạt động lặp đi lặp lại mà không mất hoạt tính, độ bền cơ học cao, độ bền nhiệt và áp suất cũng như khả năng ứng dụng trong môi trường hóa học khắc nghiệt [19] Hiện nay, MIP đã trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và có tiềm năng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: khoa học phân tách và tinh chế [20], cảm biến hóa học [21], xúc tác [22], phân phối thuốc [23],

Polymer in dấu phân tử là một loại vật liệu với nền là polymer, chứa khoang liên kết có hình dạng, kích thước và nhóm chức tương thích, tạo ái lực cao với phân tử mục tiêu [24] Polymer in dấu phân tử được tổng hợp bằng kỹ thuật in dấu phân tử In dấu phân

tử là quá trình thực hiện trùng hợp các monomer chức năng thích hợp với phân tử khuôn mẫu, sau đó là sự loại bỏ phân tử khuôn mẫu ra khỏi cấu trúc polymer tạo thành một khuôn mẫu có khả năng nhận dạng chọn lọc phân tử [19]

Có hai tương tác thông dụng trong tổng hợp MIP đó là tưởng tác cộng hoá trị và tương tác không cộng hoá trị được thể hiên trong hình 1.3 Trong phương pháp cộng hóa trị, các monomer và các phân tử mẫu tương tác với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo ra polymer có độ ổn định cao và vị trí xác định chính xác hơn, từ đó cung cấp mạng polymer

Trang 27

5

có tính chất đáng tin cậy Tuy nhiên, phương pháp cộng hóa trị cũng làm việc loại bỏ các phân tử khuôn trở nên khó khăn hơn Trái lại, phương pháp không cộng hóa trị mang đến sự đơn giản và tốc độ nhanh hơn trong quá trình tổng hợp Tương tác không cộng hóa trị tạo ra các liên kết yếu như liên kết hydro, tương tác ion, lưỡng cực-lưỡng cực và lực Van der Waals giữa các monomer chức năng và khuôn mẫu Phương pháp này linh hoạt trong thiết kế mạng polymer và không đòi hỏi các quy trình phức tạp

Hình 1.3 Quy trình in dấu phân tử cộng hóa trị và không cộng hóa trị [19]

1.2.2 Cơ sở lý thuyết về tổng hợp MIP

Về cơ bản, quy trình tổng hợp vật liệu MIP được diễn ra như trong hình 1.4 Đầu tiên, phân tử mục tiêu được kết hợp với các monomer chức năng bằng liên kết bằng liên kết hydro, cộng hoá trị, van der waal… Sau đó, các tác nhân như chất liên kết chéo và chất khơi mào được thêm vào để bắt đầu quá trình polymer hoá Sau khi tổng hợp, vật liệu được rửa trôi các phân tử mục tiêu để tạo các khoang liên kết đặc thù với phân tử mục tiêu đó

Những thành phần chính để tạo nên các MIP là khuôn mẫu (template), monomer chức năng, chất liên kết chéo và chất khơi mào Khuôn mẫu là chất mục tiêu hoặc phân tử tương tự chất mục tiêu mà MIP được thiết kế để nhận dạng và hấp phụ Vai trò của phân

tử khuôn là tạo ra các khu vực nhận dạng trong cấu trúc MIP bằng cách tương tác với các monomer và hình thành cấu trúc tương tự như chất mục tiêu Monomer chức năng

là các monomer có khả năng tương tác với phân tử khuôn và tạo ra các khu vực nhận dạng cho chất mục tiêu Các monomer chức năng thường được thiết kế để tạo ra các tương tác hóa học với phân tử khuôn như tương tác van der Waals, tương tác ion hoặc tương tác hydro Chất liên kết chéo là các hợp chất có khả năng tạo ra các liên kết chéo giữa các monomer và tạo ra cấu trúc mạng 3D của MIP Cấu trúc mạng 3D này giữ cho

Trang 28

6

các khu vực nhận dạng ổn định và không bị thay đổi dưới điều kiện hoá học khác nhau Chất khởi mào là các chất khởi đầu cho quá trình polymer hóa, tạo ra các liên kết polymer giữa các monomer

Hình 1.4 Quy trình tổng hợp MIP [25]

Các phương pháp tổng hợp MIP phổ biến bao gồm:

Phương pháp trùng hợp gốc tự do: Đây là phương pháp trùng hợp gốc tự do được sử dụng rộng rãi nhất để điều chế MIP áp dụng trong kỹ thuật chiết mẫu Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu lượng mẫu tăng lên và khối MIP đã chuẩn bị phải được nghiền, sàng

và lắng bằng cách sử dụng dung môi để loại bỏ các hạt mịn hơn và thu được các hạt có kích thước mong muốn Điều này tốn thời gian và các hạt tạo ra có hình dạng và kích thước không đều, số lượng vị trí in dấu và khả năng liên kết giảm, đồng thời có thể phá hỏng các khoang liên kết, làm giảm khả năng hấp phụ của vật liệu [26], [27], [28], [29] Phương pháp sol-gel: Bao gồm quá trình thủy phân tetraalkylosilane như tetraethoxysilane (TEOS) và tetramethoxysilane (TMOS) thành dung dịch keo và quá trình đa ngưng tụ của dung dịch thành vật liệu gốc silica So với quá trình trùng hợp gốc

tự do, quá trình sol-gel có thể diễn ra ở nhiệt độ phòng, có khả năng chống phân hủy hóa học và nhiệt và cần các dung môi không độc hại như metanol và nước siêu tinh khiết [25] Mặc dù quá trình sol-gel thuận tiện và tạo ra các MIP xốp, quá trình liên kết lại trên các vị trí in dấu diễn ra chậm và khó đạt được [30] Hơn nữa, có rất ít phản ứng trùng hợp và tiền chất được sử dụng trong quá trình tổng hợp sol-gel của MIP [29] Phương pháp in dấu bề mặt: Phương pháp in dấu bề mặt tổng hợp vật liệu bằng cách phủ MIP lên các hạt nano để thu được các hạt nano in dấu phân tử (molecularly imprinted nanopaticles-MIN) có cấu trúc dạng lõi-vỏ vừa giúp hấp phụ được lượng chất

Trang 29

7

lớn do diện bề mặt lớn của các hạt nano cũng như kết hợp một số tính chất các lõi nano như tính xúc tác, tính từ của các lõi như nano chitosan, SiO2, TiO2, Fe3O4 [25] Phương pháp này thường biến tính một số nhóm chức trên bề mặt các hạt nano để dễ dàng trong việc phủ MIP lên bề mặt [31] Trong số những số vật liệu trên, nano Fe3O4 trở thành ứng cử viên sáng giá do từ tính nổi bật kết hợp với một số tính chất không kém phần quan trọng như bền hoá, có khả năng tương thích sinh học, dễ tổng hợp MIP kết hợp hạt nano Fe3O4 tạo thành vật liệu polymer in dấu phân tử từ tính, sẽ được đề cập ở phần sau

1.2.3 Ứng dụng

Với khả năng phân tích nhanh và tiết kiệm chi phí, MIP được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hóa học, sinh học, đặc biệt là ứng dụng làm vật liệu ái lực cao với chất phân tích cho cảm biến phát hiện một số chất độc, chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm [32] MIP cũng được ứng dụng các kỹ thuật chuẩn bị mẫu chẳng hạn như chiết pha rắn (SPE) [33], vi chiết pha rắn (SPME) [34] và kỹ thuật chiết dòng [30] để phân tích sinh học [35], dược phẩm [36], môi trường [20], thực phẩm [37] và phân tích pháp y [38] MIP cũng đã được xem xét để chiết xuất thuốc chống viêm không steroid

và thuốc giảm đau [39], sản phẩm chăm sóc cá nhân [40] và protein [41] Ngoài mục đích chuẩn bị mẫu, MIP đã được xem xét dưới dạng cột nguyên khối trong sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và điện di mao quản (CE) [42], [43], trong cảm biến sinh học [44] và cảm biến khí [45], trong phân phối thuốc [46], cho mục đích chẩn đoán [47], [48], trong xử lý nước thải [49] và để xác định và tách phân tử sinh học [50] Do tính đặc hiệu cao và độ nhạy tương đối tốt, MIP đang được ứng dụng rộng rãi làm cảm biến

đo màu của nhiều chất độc, kháng sinh trong thực phẩm và môi trường

1.2.4 Polydopamine

Dopamine vừa chất dẫn truyền thần kinh vừa đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể có công thức hoá học là C8H11NO2 [51] Do chứa nhóm catechol và amine trong cấu trúc nên dopamine có thể tự polymer hoá thông qua quá trình oxy hoá catechol trong môi trường kiềm để tạo ra polydopamine (PDA) [52], [53] PDA nổi bật là chất có độ kết dính tốt và khả năng tương thích sinh học cao do có thể tạo nhiều liên kết với chất nền như liên kết cộng hóa trị và liên kết không cộng hóa trị (liên kết hydro, tương tác π-

π, tương tác tính điện) Ngay cả khi siêu âm cường độ cao lớp PDA vẫn bám dính tốt và

Trang 30

8

không bị bong ra khỏi lớp nền [53], [54] Vì những đặc tính trên PDA được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực cảm biến xúc tác và y sinh để xử lý, tách và tinh chế mẫu [55] PDA có chứa các nhóm hydroxyl, amine nên có thể tạo liên kết hydro với các nhóm carboxyl, amine của PG Những vị trí liên kết được thể hiện ở hình 1.5 Ngoài ra, độ dày của lớp polymer dễ dàng điều chỉnh thông qua thời gian phản ứng Do đó, trong bài nghiên cứu này PDA được phủ lên hạt nano Fe3O4 như một chất hấp phụ để nhận biết

và hấp phụ PG

Hình 1.5 Liên kết hydro giữa dopamine và PG

Do phản ứng tạo thành PDA dựa trên sự oxi hóa của dopamine nên amonium persutfate (APS) được thêm vào như một chất oxy hóa nhằm thúc đẩy quá trình hình thành polydopamine Cơ chế hình thành PDA là một quá trình phức tạp và hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn Theo nghiên cứu của Jiang và cộng sự cơ chế hình thành PDA

có thể được mô tả trong hình 1.6 Đầu tiên, dopamine bị oxi hóa thành dopaminequinone Sau đó, dopaminequinone trải qua một loạt các phản ứng hóa học như cyclo hóa, oxy hóa và tái sắp xếp để tạo ra hợp chất trung gian như 5,6-dihydroxyindole và 5,6-indolequinone Các hợp chất trung gian có thể tự kết hợp với nhau để tạo thành các oligomer Cuối cùng, các oligomer này xếp chồng lên nhau một cách trật tự thông qua tương tác π-π, hình thành polydopamine[54]

Trang 31

tứ diện và bát diện của mạng lưới này [56]

Hình 1.7 Cấu trúc tinh thể Fe3O4

Hiện nay, Fe3O4 đang là vật liệu từ tính được nghiên cứu và phát triển nhờ vào những tiềm năng của chúng Fe3O4 được sự dụng trong các lĩnh vực khác nhau như chụp ảnh sinh học, ứng dụng cảm biến, vận chuyển thuốc, xử lý nước thải, [56], [57], [58]

Fe3O4 có thể tổng hợp được bằng phương pháp vật lý hoặc hoá học Một số phương pháp vật lý để tổng hợp Fe3O4 như phương pháp bắn chùm phân tử [59], nhiệt phân phun

Trang 32

10

[60],… Tuy nhiên các phương pháp vật lý có bất lợi là kích thước hạt không đồng đều

và khó tổng hợp Tổng hợp bằng phương pháp hoá học được nghiên cứu sử dụng nhiều hơn vì tính dễ dàng, các hạt có kích thước đồng đều và có thể điều chỉnh kích thước mong muốn Hiện nay có rất nhiều phương pháp hoá học để tổng hợp các hạt nano Fe3O4

như như đồng kết tủa [61], [62], phương pháp thuỷ nhiệt [63], [64] hay vi nhũ tương [65]… Trong số đó, phương pháp đồng kết tủa đang được sử dụng rộng rãi hơn cả nhờ những ưu điểm mà phương pháp này mang lại như dễ tổng hợp, nhanh chóng, chi phí tổng hợp rẻ và mang lại hiệu quả cao Phương trình tổng hợp Fe3O4 bằng phương pháp đồng kết tủa diễn ra như sau [66]:

Fe2+ + 2Fe3+ + 8OH- → Fe3O4 + 4H2O

Các hạt nano Fe3O4 rất dễ bị oxy hóa, kết tụ do từ tính mạnh và kích thước hạt nhỏ [67]

Do đó, Fe3O4 có thể được phủ một lớp sillica để bảo vệ lõi bên trong Tuy nhiên việc phủ sillica dẫn đến việc Fe3O4 tiếp xúc với môi trường bên ngoài làm cản trở khả năng cảm biến của chúng Thay vì phủ sillica, hiện nay có nhiều nghiên cứu về việc gắn thêm nhóm carboxyl để cải thiện tính chất của Fe3O4 Các chất thường được dùng để biến tính

Fe3O4 là citric acid, acetic acid, chitosan, trong đó citric acid được sử dụng phổ biến nhất Nhờ nhóm carboxyl (-COOH) được tạo thành sau khi biến tính, các hạt nano Fe₃O₄ không chỉ có khả năng tương thích sinh học cao mà còn tăng cường khả năng tương tác với các phân tử khác, từ đó mở ra nhiều ứng dụng trong y học, môi trường và cảm biến Quá trình biến tính giúp tăng cường sự ổn định của các hạt nano trong dung dịch, ngăn chặn sự kết tụ và tăng khả năng phân tán [68] Ngoài ra, lớp vỏ citric acid còn đóng vai trò như một lớp bảo vệ, ngăn cản các hạt nano bị oxy hóa Ngoài ra, Fe3O4@COOH còn

giúp tăng hiệu quả hấp phụ và độ chọn lọc với phân tử khuôn [69]

1.4 Polymer in dấu phân tử từ tính ( (Magnetic molecularly imprinted MMIP)

polymer-Polymer in dấu phân tử từ tính (MMIP) là sự kết hợp giữa hạt nano từ tính (MNP) và polymer in dấu phân tử (MIP) [70] Trong MMIP, các hạt nano từ tính được sử dụng làm lõi và lớp MIP được phủ bên ngoài So với MIP, MMIP có thể dễ dàng thu hồi lại sau khi sử dụng bằng nam châm thay vì các phương pháp phức tạp như ly tâm và lọc [71], [72] Ngoài ra, các tính chất khác của hạt nano từ tính cũng làm tăng khả năng hấp

Trang 33

11

phụ cho vạt liệu Các hạt nano từ tính thường được sử dụng trong chế tạo MMIP là Ni [73], NiO [74], γ-Fe2O3 [74] và Fe3O4 [75], [76] Trong đó Fe3O4 được sử dụng phổ biến nhất do độc tính thấp và dễ chế tạo

Hình 1.8 mô tả quy trình tổng hợp MMIP Đầu tiên, các hạt nano từ tính được tổng hợp bằng các phương pháp vật lý hoặc hóa học Các hạt này sau khi tổng hợp có thể được biến tính bằng cách cách phủ thêm TEOS, SiO2, hoặc gắn thêm các nhóm hydroxyl, vinyl, để bảo vệ Fe3O4 khỏi quá trình oxy hóa đồng thời làm giảm hiện tượng kết tụ [77], [78] Tiếp theo, lớp polymer in dấu phân tử sẽ được phủ lên bề mặt hạt nano Có thể thực hiện bằng phương pháp trùng hợp gốc tự do hoăck phương pháp sol-gel Cuối cùng, MMIP sau khi tổng hợp sẽ được mang đi rửa để loại bỏ các phân tử khuôn

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra Fe3O4 có hoạt tính nội tại tương tự như enzyme peroxidase So với enzyme peroxidase, Fe3O4 sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội Đầu tiên,

Fe3O4 có độ ổn định cao hơn, chịu được các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, pH

Trang 34

12

cực trị và các dung môi hữu cơ Thứ hai, chi phí sản xuất Fe3O4 thấp hơn đáng kể so với việc tinh chế và bảo quản enzyme Ngoài ra, Fe3O4 còn có tính tương thích tốt với các

hệ thống cảm biến khác nhau, dễ dàng điều chế và có thể được tích hợp vào các thiết bị

di động Nhờ những ưu điểm này, Fe3O4 đã trở thành một vật liệu xúc tác tiềm năng, mở

ra nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như y sinh, môi trường và thực phẩm

Cảm biến dựa trên Fe3O4 đã nổi lên như một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho enzyme peroxidase trong nhiều ứng dụng phân tích Khả năng xúc tác phân hủy hydrogen peroxide (H2O2) của các hạt nano sắt từ này là cốt lõi của cơ chế hoạt động Cơ chế phản ứng được diễn ra theo phương trình hoá học như sau [84], [85]:

và làm giảm đáng kể lượng gốc hydroxyl được tạo ra, từ đó làm giảm cường độ màu xanh lam [3], [86],[87],[84] Sự thay đổi màu sắc này tỉ lệ thuận với nồng độ của phân

tử mục tiêu, cho phép định lượng chính xác chất cần phân tích

1.6 Nghiên cứu trong và ngoài nước

1.6.1 Nghiên cứu trong nước

Nhóm nghiên cứu của Thảo và cộng sự đã tổng hợp thành công polymer in dấu phân tử ciprofloxacin bằng phương pháp polymer hóa kết tủa trong acetonitrile:H2O (8:2) từ hai monomer chức năng là acid methacrylic và 2- vinylpyridine và chất khâu mạng là ethylene glycol dimethacrylate (EGDMA) Kết quả thu được vật liệu có khả năng chọn

Trang 35

13

lọc đặc hiệu với ciprofloxacin với độ hấp phụ đạt 11.6 mg/g và hệ số chọn lọc 1.34 từ

đó cho thấy, vật liệu này có khả năng ứng dụng làm pha tĩnh cho cột chiết pha rắn [88] Nghiên cứu của nhóm Trọng và cộng sự đã thành công trong việc tổng hợp vật liệu polymer in dấu phân tử chọn lọc rhodamine B (RhB) MIP được tổng hợp bằng phản ứng đồng trùng hợp acryamine và ethylenglycol dimethacrylate (EGDMA) với chất khơi mào là azobisisobutyronitrile (AIBN) Kết quả thu được vật liệu có khả năng hấp phụ tối đa 8.7 mg RhB trên 0.1 g vật liệu MIP Ngoài ra, kết quả thực nghiệm còn cho thấy vật liệu có tính chọn lọc cao đối với RhB và hiệu suất thu hồi tốt (>85%), giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn đinh lượng (LOQ) lần lượt là 10 μg/L và 33 μg/L Kết quả nghiên cứu đã mở ra hướng ứng dụng vật liệu in dấu phân tử để phát hiện rhodamine B trong các mẫu thực phẩm [89]

1.6.2 Nghiên cứu ngoài nước

Gao và cộng sự đã nghiên cứu, tổng hợp thành công polymer in dấu phân tử từ tính (MMIP), có lõi là Fe3O4@COOH để chiết xuất Tetracyline trong sữa Trong quy trình này, Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa sau đó được carboxyl hóa bằng citric acid Lớp MIP phủ lên trên Fe3O4@COOH gồm acid α-methylacrylic làm mononer chức năng, ethylene glycol dimethacrylate (EGDMA) làm chất liên kết chéo

và 2,2-azobisisobutyronitrile làm chất khơi mào Kết quả nghiệm trong sữa đã cho thấy MMIP có khả năng hấp phụ cao, với giá trị tối đa 40.48 mg/g; khả năng chọn lọc cao,

có khả năng tái sử dụng ( hiệu suất hấp phụ sau 5 lần lặp lại là 84.88%) [90]

Meseguer-Lloret và cộng sự đã tổng hợp thành công MMIP để chọn lọc thuốc diệt cỏ axit 4-chloro-2-methylphenoxy-acetic từ

nguồn nước bị ô nhiễm Trong báo cáo này sử dụng Fe3O4 đã được vinyl hóa làm lõi, vinylpiridine làm monomer chức năng, ethylene glycol dimethacrylate (EGDMA) làm chất liên kết chéo và acetonitrile làm dung môi tạo xốp MMIP tổng hợp ra được sử dụng làm chất hấp phụ trong chiết pha rắn in dấu phân tử từ tính (magnetic molecularly imprinted solid-phase extraction, MMISPE) kết hợp với HPLC-DAD để chiết chọn lọc hỗn hợp gồm năm loại thuốc diệt cỏ 4-chloro-2-methylphenoxyacetic acid (MCPA), 4-(4-chloro-2-methylphenoxy)butyric acid (MCPB), mecoprop (MCPP), fenoxaprop (FEN) and haloxyfop (HAL) Kết quả thu được giới hạn phát hiện và định lượng lần

Trang 36

μM với độ tuyến tính cao R2=0.997 Bên cạnh đó, vật liệu cũng có tính chọn lọc tetracycline cao so với những chất có cấu trúc tương tự như tetracycline và một số ion kim loại với giới hạn phát hiện là 0.4 μM Ngoài ra, nhờ vào từ tính của Fe3O4, vật liệu

dễ dàng thu hồi và tái sử dụng Cụ thể, tetracycline vẫn có thể được phát hiện sau 5 lần tái chế và tỉ lệ thu hồi tốt khoảng 95-105% [3]

Trang 37

15

Chương 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Hóa chất và thiết bị

2.1.1 Hóa chất

Bảng 2.1 Danh sách hoá chất sử dụng trong nghiên cứu

6 Penicillin G sodium salt - C17H17N2NaO4S Xilong, TQ

7 Dimethylformamide (DMF) − C3H7NO Merck, Mỹ

10 Acetic acid glacial − CH3COOH Merck, Đức

12 3,3′,5,5′-tetramethylbenzidine (TMB) − C16H20N2 Merck, Đức

13 Dopamine hydrochloride (DPA) − C8H11NO2 Merck, Đức

14 Ammonium persulfate (APS) − (NH4)2S2O8 Xilong, TQ

15 Trishydrochloride − C4H12ClNO3 Merck, Đức

16 Sodium acetate anhydruos – CH3COONa Biobomei, TQ

Trang 38

16

2.1.2 Thiết bị

Bảng 2.2 Danh sách thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên thiết bị Hãng sản xuất

1 Cân phân tích 4 số Precisa, Thuỵ Sỹ

2 Máy khuấy từ gia nhiệt IKA, Đức

Trang 39

17

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1 Sơ đồ tổng quan về quy trình nghiên cứu

Ngày đăng: 19/12/2024, 11:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN