1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu phân lập thành phần hóa học từ đoạn butanol của thân cây Sài Hồ Nam (Pluchea pteropoda Hemsl, Asteraceae)

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Phân Lập Thành Phần Hóa Học Từ Đoạn Butanol Của Thân Cây Sài Hồ Nam (Pluchea Pteropoda Hemsl, Asteraceae)
Tác giả Nguyễn Quốc Hòa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Linh Nhâm
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 9,31 MB

Nội dung

Hồ Chí Minh, tháng 8/2024 NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ ĐOẠN BUTANOL CỦA THÂN CÂY SÀI HỒ NAM Pluchea pteropoda Hemsl, Asteraceae... Một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất được

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

GVHD: TS NGUYỄN LINH NHÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC HÒA

TP Hồ Chí Minh, tháng 8/2024

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP THÀNH PHẦN HÓA HỌC

TỪ ĐOẠN BUTANOL CỦA THÂN CÂY SÀI HỒ NAM

(Pluchea pteropoda Hemsl, Asteraceae)

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ PHÂN ĐOẠN BUTANOL CỦA

SVTH: Nguyễn Quốc Hòa MSSV: 20128116

GVHD: T.S Nguyễn Linh Nhâm

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024 THÂN CÂY SÀI HỒ NAM (Pluchea pteropoda Hemsl, Asteraceae)

Trang 11

i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Cây Sài hồ nam có tên khoa học là Pluchea pteropoda Hemsl (P pteropoda) thuộc chi Pluchea, còn được gọi với tên gọi khác như Cúc tần biển, cây Lức Ở Việt Nam, P pteropoda thường phổ biến ở các tỉnh ven biển, nhiều nhất là ở miền Trung và đồng

bằng sông Cửu Long Trong dân gian được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh như hạ sốt,

hạ huyết áp, tức ngực, khó thở, ho, điều trị nhọt, ghẻ lở Mặc dù phân bố rộng và có nhiều tác dụng sinh học nhưng chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là các hợp chất có trong cây Với mục đích cung cấp thêm thông tin về các hợp chất có trong cây, nhóm

chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài phân lập các hợp chất từ thân cây P pteropoda Mẫu thân cây P pteropoda được thu hái từ tỉnh Sóc Trăng tiến hành xử lý sơ bộ và tiến

hành điều chế cao chiết tổng EtOH bằng phương pháp chiết ngấm kiệt Cao tổng được phân tách thành các cao phân đoạn: cao Ether, cao EtOAc và cao BuOH bằng phương pháp lắc chiết lỏng – lỏng Cao BuOH tiếp tục được phân tách bằng phương pháp sắc

ký cột silica gel pha đảo RP-18 thu được 6 phân đoạn gồm H2O, Me20, Me40, Me60, Me80 và Me Từ phân đoạn Me40 tiến hành phân lập các hợp chất tinh sạch bằng máy sắc ký điều chế và kiểm tra độ tinh sạch bằng máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao

Kết quả phân lập từ phân đoạn Me40 được 3 hợp chất tinh sạch Tiến hành đo các phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng, phân tích và xác định được 3 hợp chất có cấu trúc dicaffeoyl Chúng đều có dạng vòng cyclopentane có 3 nhóm thế cạnh nhau với 2 nhóm thế caffeoyl và 1 nhóm thế hydroxyl ở các vị trí khác nhau Trong đó có 1

hợp chất mới có tên là 1α,3β-O-dicaffeoylcyclopentan-2β-ol, còn 2 hợp chất còn lại là

đồng phân lập thể với nhau Cả 3 hợp chất đều là các hợp chất chưa được phân lập từ

cây P pteropoda và là lần đầu tiên được báo cáo trong chi Pluchea

Trang 12

LỜI CẢM ƠN

Bốn năm đại học đối với tôi nó cũng không ngắn cũng không quá dài Nhưng chính khoảng thời gian đó đã cho tôi nhiều thứ để tôi bước vào những chặng đường đời đầu tiên Khóa luận tốt nghiệp chính là bài kiểm tra cuối cùng và đầy đủ nhất để phản ảnh chặng đường đại học, những gì tôi đã học được, rèn luyện được trong 4 năm học Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô Bộ môn Công Nghệ Hóa Học, đặc biệt là quý thầy cô chuyên ngành Hữu cơ đã truyền đạt và bổ sung rất nhiều kiến thức không chỉ là về chuyên ngành mà còn là những kinh nghiệm trong cuộc sống, luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi cũng như các bạn sinh viên khác thực hiện các đề tài nghiên cứu một cách tốt đẹp nhất

Tôi muốn gửi lời cảm ơn, cũng như biết ơn chân thành đến cô T.S Nguyễn Linh Nhâm

là người hướng dẫn rất tận tình và chu đáo, luôn quan tâm cũng như thúc bách tôi hoàn thành khóa luận một cách toàn vẹn nhất Với sự tận tâm và kiến thức chuyên sâu cùng với những cuộc trò chuyện, góp ý, động viên của cô đã giúp tôi vượt qua những khó khăn thử thách trong khóa luận, đó chính là hành trang quý báu giúp tôi tiến xa hơn trong tương lai

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ - quản lý phòng thí nghiệm, người luôn tạo điều kiện tốt nhất về hóa chất cũng như dụng cụ cần thiết cho bài khóa luận Tôi xin gửi lời cảm ơn bạn Võ Duy Tân, người đã luôn đồng hành, chia sẻ với tôi trong mọi hoàn cảnh, bạn Dương Minh Hiếu đã giúp đỡ tôi và cùng với các bạn sinh viên khóa K20 đã quan tâm và góp ý vào khóa luận của tôi

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến bố mẹ và gia đình luôn là hậu phương vững chắc, động viên, chia sẻ cho tôi, để tôi có một quãng thời gian đại học tốt đẹp nhất Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Trang 13

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là của tôi với sự hướng dẫn của cô T.S Nguyễn Linh Nhâm Các số liệu, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố ở công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN QUỐC HÒA

Trang 14

MỤC LỤC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU x

TỔNG QUAN 1

1.1 Tổng quan về chi Pluchea Cass 1

1.2 Tổng quan về loài Pluchea pteropoda Hemsl 1

Phân loại và phân bố 1

Mô tả thực vật 2

1.3 Tình hình tổng quan nghiên cứu về thành phần hóa học 3

Thành phần hóa học của loài Pluchea pteropoda Hemsl 3

Thành phần hóa học của chi Pluchea 7

1.3.2.1 Các hợp chất terpenoid 7

1.3.2.2 Các hợp chất flavonoid 15

1.3.2.3 Các hợp chất thơm 18

1.3.2.4 Các hợp chất lignan 21

1.3.2.5 Các hợp chất thiophene 24

1.3.2.6 Các hợp chất khác 25

1.4 Tổng quan về hoạt tính sinh học của loài Pluchea pteropoda Hemsl 27

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 29

2.1 Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị 29

2.1.1 Nguyên liệu 29

Trang 15

v

2.1.2 Hóa chất 29

2.1.3 Thiết bị 30

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp chiết 32

2.2.2 Phương pháp sắc ký 32

2.2.3 Phương pháp phổ 32

2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 33

2.3 Thực nghiệm 33

2.3.1 Điều chế cao tổng và cao phân đoạn 33

2.3.2 Phân lập các hợp chất phân đoạn Me40 35

2.3.2.1 Khảo sát phân đoạn Me40 bằng máy HPLC phân tích 35

2.3.2.2 Phân lập phân đoạn Me40 bằng máy HPLC điều chế 36

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 38

3.1 Kết quả phân lập các hợp chất phân đoạn Me40 38

3.2 Phân lập các hợp chất tinh sạch phân đoạn Me40-1,2,3 39

3.3 Kết quả cấu trúc của các chất phân lập 41

3.3.1 Hợp chất Me40-2 (1) 41

3.3.2 Hợp chất Me40-1 (2) 44

3.3.3 Hợp chất Me40-3 (3) 47

KẾT LUẬN 49

KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 60

PHỤ LỤC 1: Kết quả phổ NMR và phổ MS của hợp chất Me40-2 (1) 60

PHỤ LỤC 2: Kết quả phổ NMR của hợp chất Me40-1 (2) 65

PHỤ LỤC 3: Kết quả phổ NMR của hợp chất Me40-3 (3) 69

Trang 16

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hóa học tinh dầu của P pteropoda 5

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của tinh dầu của P pteropoda 6

Bảng 1.3 Một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea 8

Bảng 1.4 Một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea (tt) 9

Bảng 1.5 Một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea (tt) 10

Bảng 1.6 Một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea 16

Bảng 1.7 Một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea (tt) 17 Bảng 1.8 Một số hợp chất thơm của chi Pluchea 19

Bảng 1.9 Một số hợp chất lignan và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea 22

Bảng 1.10 Một số hợp chất thiophene và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea 24

Bảng 1.11 Một số hợp chất khác được phân lập từ chi Pluchea 25

Bảng 2.1 Các hóa chất và vật liệu sử dụng 29

Bảng 2.2 Thiết bị sử dụng 30

Bảng 2.3 Chương trình pha động 36

Bảng 2.4 Chương trình pha động 36

Bảng 3.1 Khối lượng các phân đoạn phân lập được từ phân đoạn Me40 39

Bảng 3.2 Chương trình pha động 40

Bảng 3.3 Khối lượng chất tinh khiết các phân đoạn 40

Bảng 3.4 Chương trình pha động 40

Bảng 3.5 Độ tinh sạch của các phân đoạn 41

Bảng 3.6 Tín hiệu phổ 1H-NMR (600 MHz), phổ 13C-NMR (150 MHz) và HMBC của hợp chất Me40-2 (1) (δ (ppm), J (Hz), MeOD) 44

Bảng 3.7 Tín hiệu phổ 1H-NMR (600 MHz) và phổ 13C-NMR (150 MHz) của hợp chất Me40-1 (2) (δ (ppm), J (Hz), MeOD) 46

Bảng 3.8 Tín hiệu phổ 1H-NMR và phổ 13C-NMR của hợp chất Me40-3 (3) và hợp chất 1α,2β-O-dicaffeoylcyclopentane-3β-ol 47

Trang 17

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda) 1

Hình 1.2 Mô tả cấu tạo thực vật P pteropoda 3

Hình 1.3 Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ P pteropoda 4

Hình 1.4 Một số ký hiệu sử dụng trong cấu trúc của các hợp chất 5

Hình 1.5 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất 11

Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất (tt) 12

Hình 1.7 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất (tt) 13

Hình 1.8 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất (tt) 14

Hình 1.9 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất (tt) 15

Hình 1.10 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất 17

Hình 1.11 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất (tt) 18

Hình 1.12 Cấu trúc hóa học của các hợp chất thơm 20

Hình 1.13 Cấu trúc hóa học của các hợp chất thơm (tt) 21

Hình 1.14 Cấu trúc hóa học của một số các hợp chất lignan và dẫn xuất 22

Hình 1.15 Cấu trúc hóa học của một số các hợp chất lignan và dẫn xuất (tt) 23

Hình 1.16 Cấu trúc hóa học của một số các hợp chất lignan và dẫn xuất (tt) 24

Hình 1.17 Cấu trúc hóa học của các hợp chất thiophene và dẫn xuất 25

Hình 1.18 Cấu trúc hóa học của các hợp chất khác 26

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 31

Hình 2.2 Quy trình điều chế cao tổng và cao phân đoạn 34

Hình 2.3 Quy trình khảo sát cao thành phần BuOH 35

Hình 2.4 Bố trí thí nghiệm sắc ký cột nhanh 35

Hình 2.5 Kết quả khảo sát phân đoạn Me40 bằng HPLC 36

Hình 3.1 Kết quả sắc ký đồ HPLC điều chế 38

Hình 3.2 Ký hiệu các phân đoạn được phân lập từ phân đoạn Me40 39

Hình 3.3 Cấu trúc hợp chất và tương tác HMBC (H-C), COSY (H-H), NOESY (H-H) của hợp chất Me40-2 (1) 41

Hình 3.4 Cấu trúc hợp chất và tương tác HMBC (H-C), COSY (H-H) của hợp chất Me40-1 (2) 45

Trang 18

Hình 3.5 Cấu trúc hợp chất và tương tác HMBC (H-C), COSY (H-H) của hợp chất

Me40-3 (3) 48

Trang 19

ix

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt

Tên loài, tên bộ phận

Phương pháp sắc ký

FCC Flash Column Chromatography Sắc ký cột nhanh

Chromatography Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Phương pháp phổ

1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance

Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton - 1

13C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic

Resonance Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon-13

proton-proton hai chiều

HMBC Heteronuclear Multiple Bond

MS Mass Spectrometry Phổ khối lượng

NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NOESY Nuclear Overhauser Effect

Trang 20

MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ thời xa xưa, con người đã sử dụng các phương thuốc từ cây cỏ để chữa bệnh dựa vào kinh nghiệm của người đời trước Thời nay, với sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và sự phát triển của khoa học đã giúp chúng ta tìm ra các phương thuốc đặc trị từ các cây cỏ mà ít gây ra tác dụng phụ, bằng cách xác định các thành phần hóa học trong các loại cây cỏ, hiểu rõ cơ chế hoạt động của chúng và áp dụng chúng vào việc chữa trị bệnh tật

Nước ta là một nước có diện tích rừng khá rộng lớn và thảm thực vật đa dạng, nhiều loại cây thảo dược đã được nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực y học và mỹ phẩm Tuy nhiên, vẫn còn một số loại cây vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ Trong đó

có cây P pteropoda, là một cây mà được người xưa dùng để chữa nhiều bệnh như: hạ

sốt, hạ huyết áp, điều trị bệnh sốt rét, nhức đầu, tức ngực, khó thở, ho, thương hàn, điều trị đau lưng và kiết lỵ… Mặc dù có nhiều công dụng như vậy nhưng hiện nay vẫn chưa

được nghiên cứu chuyên sâu Các nghiên cứu về cây P pteropoda mới chỉ xác định

được một số hợp chất trong cây và trong tinh dầu, khảo sát một số hoạt tính sinh học trên các cao phân đoạn chủ yếu về hoạt tính kháng khuẩn

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việc quan tâm đến sức khỏe con người trở nên ngày càng quan trọng Với các tác dụng với nhiều loại bệnh, chưa được nghiên cứu

nhiều và chuyên sâu với cây P pteropoda, nhận thấy các điều trên, dưới sự hướng dẫn

của giảng viên, với vai trò là sinh viên ngành Hóa hữu cơ, tôi đã quyết định thực hiện

đề tài " Nghiên cứu phân lập thành phần hóa học từ phân đoạn Butanol của thân

cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl, Asteraceae.)" để tìm hiểu cũng như hiểu

rõ hơn về thành phần hóa học của cây P pteropoda, làm tiền đề cho các nghiên cứu hoạt tính sinh học về các hợp chất từ cây P pteropoda

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

➢ Thân cây Sài hồ nam – Pluchea pteropoda, được thu hái tại Sóc Trăng vào năm

2022

Trang 21

xi

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

➢ Điều chế cao phân đoạn Me40 từ thân cây Sài hồ nam – Pluchea pteropoda

➢ Phân lập các hợp chất tinh khiết từ phân đoạn Me40

➢ Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được từ phân đoạn Me40

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

➢ Các hợp chất này có thể được sử dụng trong các lĩnh vực trong ngành dược phẩm

➢ Nghiên cứu sâu hơn về tính chất và ứng dụng của các hợp chất

Trang 22

TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về chi Pluchea Cass

Pluchea là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae) Các cây của họ này còn

có được biết đến với tên gọi khác như camphorweeds, plucheas, hoặc ít khi được gọi là

fleabanes, trong khi một số loài như P carolinensis và P odorata được gọi là sour

bushes [1] Các loài trong chi này thường được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt

đới trên khắp thế giới Chi Pluchea bao gồm 80 loài phân bố chủ yếu ở Bắc và Nam Mỹ,

Châu Phi, Châu Á và Úc[2] Ở Châu Á thì có khoảng 10 loài bao gồm 3 loài có ở Việt

Nam là Pluchea indica Less, Pluchea pteropoda Hemsl và Pluchea eupatoroides [3] Các chiết xuất từ các loài thuộc chi Pluchea đã được sử dụng như chất chống oxy hóa,

bảo vệ gan, tác động độc hại cho tế bào, chống loét dạ dày, hạ sốt, chống vi khuẩn, chống nấm, chống virus, chống đau, chống ký sinh trùng và để trung hòa độc tố Các

phân tích thực vật học của các loài thuộc chi Pluchea đã phát hiện sự hiện diện của các

hợp chất flavonoid, tannin, alkaloid, sesquiterpenoid loại eudesmane, monoterpene, lignan glycoside và triterpenoid [2, 4] là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới trong tương lai

1.2 Tổng quan về loài Pluchea pteropoda Hemsl

Phân loại và phân bố

Tên khoa học là Pluchea pteropoda Hemsl (P pteropoda) Tên gọi khác ở Việt Nam là

Cúc tần biển, cây Lức, cây Nam sài hồ (Sài hồ nam), Hải sải… Thuộc giới Plantae,

ngành Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Asterales, họ Asteraceae, chi Pluchea [5]

Hình 1.1 Cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda)

Trang 23

P pteropoda sống chủ yếu ở các vùng ven biển nhiệt đới châu Á, từ phía Nam Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á,…[6] Ở nước ta, P pteropoda thường phổ biến ở các

tỉnh ven biển, nhiều nhất là ở miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Quảng

Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa P pteropoda là loài cây ưa nước lợ nhưng vẫn

có thể sinh trưởng tốt ở các vùng nước ngọt hay nước mặn nên chúng sống chủ yếu ở các khu rừng ngập mặn, các bờ kênh rạch, khu vực cửa sông, ven đường bờ mương

ruộng… P pteropoda có thể được trồng bằng cành một cách dễ dàng và chịu được ngập

úng vào những ngày mưa

Mô tả thực vật

Cây thảo sống lâu năm, mang nhiều cành ở phía trên Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa, phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tím tím Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng Cây bụi cao 0,5 – 3 m, phân nhánh ở gốc, tiết diện thân tròn, thân non màu xanh, có ít lông mịn Lá đơn, mọc cách, có mùi hơi hắc, phiến lá dày, cứng dòn, hình bầu dục, bìa

lá có răng cưa nhọn hơi sâu và không đều Lá ở cành mang phát hoa có kích thước khoảng 2 – 4 x 1,5 – 3 cm, rất ít hoặc gần như không có lông Cuống lá ngắn khoảng 0,3

cm, cụm hoa đầu hợp thành dạng ngù ở ngọn cành, khi hoa nở có hình chuông hơi thắt

ở giữa, kích thước 0,6 – 0,7x 0,4 – 0,5 cm; cuống hoa ngắn khoảng 0,5 – 1 cm Hoa cái màu trắng ngà, đài hoa là một chùm lông mào màu trắng bẩn dài 0,3 – 0,5 cm; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống rất hẹp, dài 0,4 – 0,5 mm Bộ nhuỵ: 2 lá noãn, bầu màu trắng xanh, vòi nhụy màu trắng hồng, nhẵn, dạng sợi dài khoảng 0,4 mm Hoa lưỡng tính: màu tím nhạt, tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống dài khoảng 0,4 – 0,5 cm, phía trên hơi loe, chỉ nhị màu tím hồng, rời, dài khoảng 0,3 cm, bao phấn màu tím hồng dính nhau thành ống dài khoảng 2 mm bao lấy vòi nhụy, gốc bao phấn có tai tam giác nhọn; hạt phấn màu trắng, hình bầu dục gần cầu, có gai, đường kính 25 – 30 x 17,5 – 27,5 µm; bầu giống ở hoa cái nhưng kích thước ngắn và to hơn; vòi nhụy dạng sợi màu hồng nhạt đậm dần ở đỉnh, dài 0,4 – 0,5 cm, 2 đầu nhụy màu hồng nhạt, dạng máng hẹp Quả bế màu nâu nhạt, hình trụ khoảng 1 mm, có túm lông mào của đài tồn tại, mặt ngoài vỏ quả có sọc lồi dọc, có lông ngắn và tuyến rất nhỏ [5, 7]

Trang 24

Hình 1.2 Mô tả cấu tạo thực vật P pteropoda [5]

1.3 Tình hình tổng quan nghiên cứu về thành phần hóa học

Thành phần hóa học của loài Pluchea pteropoda Hemsl

Hiện nay, nghiên cứu về thành phần hóa học của cây P pteropoda trong nước còn khá

ít Năm 2001, từ các dịch chiết từ thân, rễ, lá của P pteropoda, Đoàn Thanh Tường đã

phân lập được 7 hợp chất: taraxast-20(30)-en-3β-yl acetate (taraxasterol acetate) (1), hop-17(21) en-3β-yl acetate (2), hop-17(21)-en-22-ol-3β-yl acetate (3), 26α,27β,28β- neohop-13(18)-en-3β-yl acetate (boemeryl acetate) (4), stimast-5,22-diene-3β-ol (stigmasterol) (5), β-sitosterol (6), β-Sitosterol 3-O-β-D-glucopyranoside (7) [8] Năm

2005, Nguyễn Thị Chung cũng đã phân lập được

2-(pent-1',3'-diynyl)-5-(3'',4''-dihidroxybut-1''-ynyl)-thiophene (8) [9] và đến năm 2007 thì phân lập được

triacontanoic acid (9) [10] từ các bộ phân cây P pteropoda

Trang 25

Hình 1.3 Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ P pteropoda

Năm 2023, Đinh Thị Quyên và các cộng sự đã nhận biết sự có mặt của các hợp chất như các hợp chất flavonoid, sterol, saponin, đường khử, và tanin qua các phản ứng hóa học đặc hiệu [11]

Thành phần hóa học của tinh dầu từ cây P pteropoda đã được nghiên cứu bởi Nguyễn

Thị Chung và cộng sự vào năm 2001, và sau đó là Ninh Thế Sơn và cộng sự vào năm

2022 Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Chung và cộng sự, họ xác định được 13 hợp

chất, trong đó Longifolene chiếm tỷ lệ cao nhất là 61% [12] Trong nghiên cứu của Ninh

Thế Sơn và đồng nghiệp vào năm 2022, họ đã xác định được tổng cộng 29 hợp chất từ

tinh dầu của cây P pteropoda, với monoterpen và sesquiterpene chiếm tỷ lệ cao nhất

lần lượt là 44,6% và 35,1% [5] Điều này cho thấy sự đa dạng và phong phú của thành

phần hóa học trong tinh dầu của cây P pteropoda

Trang 26

Ac Ara Caffeoyl EMB

Hình 1.4 Một số ký hiệu sử dụng trong cấu trúc của các hợp chất

Bảng 1.1 Thành phần hóa học tinh dầu của P pteropoda [12]

Trang 27

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của tinh dầu của P pteropoda [5]

aChỉ số lưu giữ của dãy n-alkanes (C7 -C 30 ) trên cột HP5-MS

b Chỉ số lưu giữ lấy từ Adams book và the NIST Chemistry book.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào từ nước ngoài về thành phần hóa học của P pteropoda

Tuy nhiên, vào năm 2021, Zhenbiao Liang và đồng nghiệp đã thành công trong việc

hoàn thiện bộ gen lục lạp đầy đủ của cây Pluchea pteropoda Hemsl, bao gồm tổng cộng

111 gen với chiều dài là 152300 bp [13] Đây là một bước tiến quan trọng trong việc

nghiên cứu cây P pteropoda Việc hoàn thiện bộ gen lục lạp đầy đủ của P pteropoda

Trang 28

có thể tạo ra cơ sở dữ liệu quan trọng để nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học bằng cách phân tích gen với các nhóm liên quan Với sự hạn chế

nghiên cứu về thành phần hóa học của cây P pteropoda nên việc nghiên cứu về thành phần hóa học của P pteropoda có rất nhiều tiềm năng và cần được thúc đẩy nghiên cứu thêm Việc nghiên cứu về thành phần hóa học của cây P pteropoda có thể đem lại những

phát hiện quan trọng về các hợp chất có thể có các hoạt tính sinh học đem lại lợi ích trong nhiều lĩnh vực như lĩnh vực y học, dược học và công nghiệp Từ đó có thể thấy

tầm quan trọng của việc nghiên cứu về thành phần hóa học của cây P pteropoda Do các nghiên cứu về cây P pteropoda còn hạn chế, việc tiến hành tìm hiểu về thành phần hóa học của chi Pluchea trở nên cần thiết

Thành phần hóa học của chi Pluchea

Chi Pluchea được biết đến là nguồn tài nguyên quý giá về các hợp chất tự nhiên với sự

phong phú, đa dạng và có nhiều ứng dụng trong trong nhiều lĩnh vực Thành phần hóa

học của chi Pluchea đã được nghiên cứu rộng rãi, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất hóa học phân lập từ chi Pluchea bao gồm nhiều loại hợp chất khác nhau như

các hợp chất terpene, lignan, glycoside, flavonoid, thiophene, cũng như các dẫn xuất của

caffeoylquinic acid và phenolic [1, 14] Việc tìm hiểu về các hợp chất này từ chi Pluchea

có thể giúp hiểu rõ hơn về tổng quan thành phần hóa học của chi Pluchea và cũng là tài liệu quý giá để so sánh các loài trong chi Pluchea với nhau đặc biệt là với cây P pteropoda, khi đây là cây mới chỉ xác định được một số hợp chất có trong cây Dưới đây là một số hợp chất đã được phân lập từ chi Pluchea mà các nhà nghiên cứu đã công

bố trước đó

1.3.2.1 Các hợp chất terpenoid

Terpenoid là một loại hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy rộng rãi trong thế giới thực vật và một số loại động vật Terpenoid bao gồm một nhóm các hợp chất hữu cơ có cấu trúc dựa trên đơn vị isoprene, với các đơn vị này được kết hợp lại với nhau để tạo

ra các loại terpenes khác nhau [15] Các hợp chất terpenoid từ chi Pluchea rất phong

phú, chủ yếu là nhóm eudesmane và dẫn xuất của chúng, được phân lập từ nhiều loài

như: P arguta, P carolonesis, P dioscoridis, P indica, P odorata, P quitoc, P sagittalis, P symphytifolia [14] Các hợp chất được thống kê dưới đây là tên một số hợp chất terpenoid được phân lập từ các loài thuộc chi Pluchea

Trang 29

Bảng 1.3 Một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea

Trang 30

Bảng 1.4 Một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea (tt)

Trang 31

Bảng 1.5 Một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea (tt)

Trang 33

58 R= α-OH 60 R= α-OH 62 R= α-OH 64 R= α-OH

59 R= β-OH 61 R= β-OH 63 R= β-OH 65 R= β-OH

66 67 68 69

Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất terpenoid và dẫn xuất (tt)

Trang 37

thuộc chi Pluchea Dưới đây là một số flavonoid đã được phân lập trên các bộ phận của loài thuộc chi Pluchea

Bảng 1.6 Một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea

160 Quercetagetin 3-methyl ether

161 Quercetin-3,3'-dimethyl ether P sericea [68]

162 Quercetin-3,7-diyl bis(hydrogen sulfate)

P dioscoridis [69]

163 Isorhamnetin-3,7-diyl bis(hydrogen sulfate)

164 Kaempferol-3,7-diyl bis(hydrogen sulfate)

165 Isorhamnetin-3-yl hydrogen sulfate

Trang 38

Bảng 1.7 Một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất được phân lập từ chi Pluchea (tt)

155 OH OMe OH OMe H 163 OMe OSO3 H H OSO 3 H H

Hình 1.10 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất

Trang 39

157 OH OMe OH OH H 165 OMe OSO3 H H OH H

191 OH OMe OMe OMe H

192 OMe OMe OMe OMe H

193 H OH H OMe OH

194 OMe OMe OMe OMe H

Hình 1.11 Cấu trúc hóa học của một số hợp chất flavonoid và dẫn xuất (tt)

1.3.2.3 Các hợp chất thơm

Các hợp chất thơm được biết đến với nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm khả năng chống

vi khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư Các hợp chất thơm là các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phân tử phức tạp, thường chứa các nhóm chức như nhóm chức aromat hoặc các hợp chất hữu cơ khác có khả năng tạo ra

mùi thơm [76] Các hợp chất thơm của chi Pluchea được phát hiện cũng khá nhiều và

một số được trình bày dưới đây (Bảng 1.8)

Trang 40

Bảng 1.8 Một số hợp chất thơm của chi Pluchea

1,3-Di-O-[3,4-bis-(3,4-dihydroxyphenyl-)cyclobutane-1,2-dicarbonyl] -4,5-di-O-caffeoylquinic acid

206 Isochlorogenic acid P sagittalis [80]

207 Pluchoic acid (2-methoxy-4-hydroxybenzoic acid) P lanceolata [81]

Ngày đăng: 19/12/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN