1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn nhúng Đề tài thiết kế hệ thống nhúng báo chuông trong trường học, có lập lịch

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hệ Thống Nhúng Báo Chuông Trong Trường Học, Có Lập Lịch
Tác giả Vũ Đình Đạt, Nguyễn Văn An, Đoàn Việt Bắc, Nguyễn Quang Đức, Dương Thị Khánh Ly
Người hướng dẫn Vũ Đình Đạt
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Điện Điện Tử
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 4,79 MB

Nội dung

Các trường học thường cần một hệ thống thông báo chính xác để hỗ trợ việc điều phối các hoạt động, quản lý lịch trình học tập và duy trì trật tự tronglớp học.. Một trong những công cụ hữ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

  -

  -TIỂU LUẬN MÔN NHÚNG

trường học, có lập lịch 

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Đình Đạt

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn An - 12221455

Đoàn Việt Bắc - 12221465Nguyễn Quang Đức - 12221434Dương Thị Khánh Ly - 12221524

 

Hưng Yên, năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có được một bài báo cáo không chỉ chuẩn, đẹp, đúng khuôn mẫu mà nộidung của bài báo cáo môn học cũng như đề tài phải phù hợp, thực tế, rõ ràng, đángtin cậy Do đó cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu để hỗ trợ cho công việc thựchiện đề tài môn học Vì thế em chân thành cảm ơn các tác giả của những trang webđiện tử và các tác giả kỹ sư đã cung cấp cho em những nguồn tài liệu quan trọng để

em hoàn thành bài báo cáo đề tài môn học này

Trong quá trình thực hiện đề tài em xin chân thành cảm ơn thầy “Vũ ĐìnhĐạt” đã tận tình hướng dẫn chúng em trong thời gian làm đề tài

Do kiến thc còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài của chúng emkhông thể tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô trong hội đồng khảo thi bỏ qua và cóhướng giúp đỡ để chúng em có thể hoàn chỉnh đề tài của mình được hoàn chỉnhhơn

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham khảo của thầy cô và các bạn!

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu hướng phát triển công nghệ, tự động hóa đang trở thành một phầnkhông thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục Tiêu biểu là hệ thống báochuông trường học được thiết kế với công nghệ nhúng giúp nâng cao tính chính xác

và hiện đại hóa phương pháp quản lý thời gian trong trường học Điều này khôngchỉ cải thiện sự tổ chc mà còn tạo cơ hội cho việc ng dụng công nghệ trong môitrường giáo dục Các trường học thường cần một hệ thống thông báo chính xác để

hỗ trợ việc điều phối các hoạt động, quản lý lịch trình học tập và duy trì trật tự tronglớp học Một trong những công cụ hữu ích cho việc này là hệ thống báo chuông tự động, có thể lập lịch thông báo chính xác theo thời gian biểu của trường

Sau quá trình tìm hiểu, học tập chúng em đã lựa chọn nghiên cu về đề tài

“Thiết kế hệ thống nhúng báo chuông trong trường học, có lập lịch” Với đề tàichọn được, chúng em đã vận dụng kiến thc của mình để tìm hiểu và nghiên cu lýthuyết, lập ra kế hoạch dự án Dựa trên kế hoạch để thiết kế chế tạo sản phẩm đạtđược kết quả chính xác, đồng bộ được với thời gian thực và điều chỉnh được

Dưới sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy Vũ Đình Đạt cùng với sự cốgắng nỗ lực của các thành viên trong nhóm đã hoàn thành xong bài tập môn củamình Tuy nhiên do thời gian và kiến thc còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếusót khi thực hiện bài tập này Vì vậy chúng em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiếnđánh giá, góp ý của thầy giáo, cùng bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 7

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CHUÔNG BÁO TRƯỜNG HỌC, CÓ LẬP LỊCH 10

1.1 Tổng quan về đề tài 10

1.2 Mô tả quy trình thiết kế, chế tạo 10

1.3 Quy trình thiết kế, chế tạo 11

1.4 Phân tích mục đích, yêu cầu đề tài 11

1.4.1 Mục đích 11

1.4.2 Yêu cầu 11

1.4.3 Thời gian các tiết học 12

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHUÔNG BÁO TRƯỜNG HỌC, CÓ LẬP LỊCH 13

2.1 Sơ đồ khối 13

2.2 Lựa chọn thiết bị 14

2.2.1 Lựa chọn bộ RTC 14

2.2.2 Lựa chọn phương pháp điều khiển 14

2.2.3 Lựa chọn thiết bị hiển thị 16

Trang 5

2.3 Giới thiệu về các linh kiện và thiết bị sử dụng 17

2.3.1 Module DS1307 17

2.3.2 Module Relay 18

2.3.3 Module I2C 19

2.3.4 Màn hình LCD 16x2 20

2.3.5 Vi điều khiển Arduino 23

2.3.6 Chuông báo điện 26

2.3.7 Nút nhấn DS-316 27

2.3.8 Nguồn nuôi 28

2.4 Thiết kế mạch 29

2.4.1 Sơ đồ nguyên lý 29

2.4.2 Thiết kế mạch PCB 29

2.5 Chế tạo mạch 30

2.5.1 Kiểm tra các module, linh kiện 30

2.5.2 Lắp mạch trên boardtest 32

2.4.2 Sơ đồ bố trí thiết bị 32

2.4.3 Hình ảnh sản phẩm thực tế 32

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN 33

3.1 Xây dựng hệ thống điều khiển 33

3.1.1 Lưu đồ thuật toán 33

3.1.2 Chương trình điều khiển 33

3.2 Chương trình điều khiển 33

3.2 Khảo sát và đánh giá sản phẩm 33

CHƯƠNG 4 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CHẾ TẠO 35

Trang 6

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC 38

Phụ lục 1 Sơ đồ chân Màn hình LCD 1602 38

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Mô tả quy trình thiết kế, chế tạo 10

Hình 2.1 Sơ đồ khối 11

Hình 2.2 Module thời gian thực DS1307 16

Hình 2.3 Module Relay với Opto cách ly 17

Hình 2.4 Module I2C 18

Hình 2.5 Màn hình LCD 16x2 thực tế 19

Hình 2.6 Cấu hình chân của LCD 16x2 21

Hình 2.7 Arduino UNO R3 21

Hình 2.8 Sơ đồ chân chc năng Arduino Uno R3 23

Hình 2.9 Chuông báo điện 220VAC 25

Hình 2.10 Nút nhấn DS-316 26

Hình 2.11 Adapter 12V 1A 27

Hình 2.12 Sơ đồ nguyên lý 27

Hình 2.13 Thiết kế mạch PCB 28

Hình 2.14 Kiểm tra màn hình hiển thị LCD 16x2 29

Hình 2.15 Kiểm tra module DS1307 hiển thị lên LCD 29  

Trang 8

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

 

Hưng yên, ngày tháng năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, công nghệ điều khiển và tự động hóa phát triển Một loạt các thiết

bị điều khiển và tự động hóa ra đời Nhưng nhiều trường học hiện nay vẫn sử dụngphương pháp báo giờ truyền thống hoặc thủ công, điều này có thể dẫn đến nhữngsai sót và không đồng bộ trong việc quản lý thời gian Việc thiết kế một hệ thốngbáo chuông tự động có khả năng lập lịch sẽ giải quyết vấn đề này, cung cấp một giảipháp đáng tin cậy hơn và giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên quản lý nângcao chất lượng và hiệu quả trong khuôn viên trường học

2 Mục đích chọn đề tài

Tìm hiểu tổng quan các thiết bị, phương pháp điều khiển chuông báo và lựachọn thiết bị, phương pháp phù hợp để nghiên cu và tiến hành thiết kế, chế tạo môhình báo chuông, có lập lịch

Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống chuông báo trường học theo lịch học,thay đổi được thời gian

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cu: Các thành phần chính của hệ thống, bao gồm vi điềukhiển, mạch điện, chuông báo, module thời gian thực và nguồn điện

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cu qua sách vở, bài báo, trang web và youtube Tìm hiểu về chcnăng của Arduino, module RTC, cũng như sử dụng phần mềm Arduino IDE

Tuần 7 (30/09→06/10) Khảo sát, đánh giá, hoàn thiện phần cngTuần 8 (07/10→13/10) Hoàn thiện bản mềm

Tuần 9 (14/10→20/10) Chuẩn bị câu trả lời đi bảo vệ

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN V THIẾT BỊ CHUÔNG BÁO TRƯỜNG HỌC,

CÓ LẬP LỊCH

1.1 Tổng quan về đề tài

Đề tài về hệ thống chuông báo trường học thường tập trung vào việc thiết kế 

và lập trình hệ thống tự động để báo hiệu thời gian vào và ra khỏi lớp học Hệ thốngchuông báo giúp quản lý thời gian học tập và nghỉ ngơi một cách hiệu quả, đảm bảorằng các tiết học bắt đầu và kết thúc đúng giờ

Hệ thống này thường sử dụng các thiết bị điều khiển logic có khả năng lậptrình, kết hợp với công nghệ thông tin và điện tử Điều này giúp hệ thống hoạt động

ổn định và dễ dàng điều chỉnh

1.2 Mô tả quy trình thiết kế, chế tạo

Quy trình thiết kế ra sản phẩm được thực hiện qua các bước dưới đây:

Trang 12

Hình 1.1 Mô tả quy trình thiết kế, chế tạo.

1.3 Quy trình thiết kế, chế tạo

Bảng 1.1 Quy trình thiết kế, chế tạo.

Trang 13

Đặc điểm Nội dung

Sản phẩm Thiết kế chuông báo trường học có lập lịch thông qua

RTC DS1307 điều khiển bằng Arduino

Đặc điểm kiểm tra Kiểm tra chương trình trên phần mềm

Lắp ráp mạch kiểm tra trực tiếp

1.4 Phân tích mục đích, yêu cầu đề tài

1.4.1 Mục đích

Hệ thống báo chuông tại các thời điểm vào/ra theo lịch học của trường

Hệ thống có khả năng chỉnh lại giờ và phút

Hệ thống chuông được dùng đi dây điện đồng bộ 220VAC

1.4.2 Yêu cầu

Hệ thống làm việc chính xác về thời gian, báo đúng giờ

Có khả năng đưa mô hình ng dụng vào thực tế

Trang 14

1.4.3 Thời gian các tiết học

Sau khi nghiên cu thời gian vào/ra lớp học của Trường ĐHSPKT HưngYên, nhóm đưa ra những nhận xét sau:

Thời gian bắt đầu vào lớp lúc 7 giờ 15 phút, mỗi tiết học kéo dài 50 phút vàthời gian ra chơi giữa mỗi tiết học là 5 phút Từ đó ta xây dựng được thời khóa biểunhư sau:

Bảng 1.2 Bảng thời gian các tiết học Trường ĐHSPKT Hưng Yên.

Trang 15

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ V CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHUÔNG BÁO

TRƯỜNG HỌC, CÓ LẬP LỊCH

2.1 Sơ đồ khối

Từ yêu cầu của đề tài và những phân tích ở chương 1, nhóm xây dựng được

sơ đồ khối của đề tài chuông báo trường học:

- Khối điều khiển: Là khối trung tâm để xử lý các thông tin, quản lý tín hiệucủa mạch, đọc thời gian trên khối RTC để xử lý và đưa ra khối hiển thị

- Khối hiển thị: Hiển thị thời gian, ngày tháng năm và các thông tin mà ngườilập trình muốn hiển thị cho người xem dễ dàng theo dõi Các thiết bị thông dụngtrong hiển thị bao gồm led 7 thanh, ma trận led, LCD,

- Khối chấp hành: Chịu trách nhiệm phát ra chuông báo khi có tín hiệu theolịch đã cài đặt để thông báo cho sinh viên và giảng viên

Trang 16

bù nhiệt độ.

Nguồn điện 4.5V đến 5.5V 2.3V đến 5.5V

Tính năng bổ sung Không

Tích hợp cảm biến nhiệt độ và

có khả năng bù nhiệt độ tự động

=> Với thiết kế đơn giản, dễ dàng tích hợp và đáp ng đầy đủ các chc năng

cơ bản như theo dõi ngày tháng và thời gian phù hợp tiêu chí và nhu cầu sử dụngcủa nhóm nên module DS1307 với giao tiếp I2C là lựa chọn phù hợp mà nhóm đưara

 2.2.2 Lựa chọn phương pháp điều khiển

Có nhiều phương pháp điều khiển trong hệ thống tự động hóa, mỗi phươngpháp phù hợp với các loại ng dụng khác nhau Từ những tìm hiểu, nhóm em đưa ramột vài phương pháp điều khiển phổ biến để so sánh và lựa chọn

Trang 17

a) Điều khiển bằng vi điều khiển

- Một số loại vi điều khiển: PIC16F877A, Arduino, 8051

- Ưu điểm:

+ Tiết kiệm không gian, mô phỏng đơn giản

+ Có thể tích hợp nhiều chc năng khác nhau như hiển thị thời gian, điềukhiển âm thanh và kết nối với các cảm biến

+ Chi phí thấp, linh kiện phổ biến và tiêu thụ năng lượng ít

- Nhược điểm:

+ Khả năng mở rộng hạn chế nếu không có thiết kế phù hợp

+ Ngôn ngữ lập trình, thuật toán phc tạp

+ Độ bền và tin cậy không cao

Hình 2.2 Vi điều khiển PIC 16F877A.

Trang 18

+ Khả năng kết nối và điều khiển từ xa.

+ Dễ dàng tích hợp với các thiết bị thông minh khác

Trang 19

+ Cung cấp dữ liệu real-time và khả năng phân tích dữ liệu.

- Nhược điểm:

+ Cần hạ tầng mạng ổn định và bảo mật cao

+ Chi phí triển khai và bảo trì có thể cao

 Nhận xét và lựa chọn phương án:

Từ những ưu và nhược điểm nêu trên, nhóm lựa chọn phương pháp sử dụng

vi điều khiển Arduino Dựa trên nhu cầu sử dụng cũng như dễ dàng mô phỏng, tối

ưu được diện tích nhỏ gọn cho hệ thống, phù hợp đề tài được đưa ra

Hình 2.4 Vi điều khiển Arduino.

 2.2.3 Lựa chọn thiết bị hiển thị

Hiện nay trên thị trường, rất đa dạng thiết bị hiển thị như màn hình LCD,LED 7 thanh, ma trận LED Vì vậy nhóm đưa ra so sánh một vài thiết bị hiển thịphổ biến

Trang 20

Bảng 2.2 So sánh lựa chọn thiết bị hiển thị.

  Phân loại

So sánh LCD 16x2 LED 7 thanh

Ưu điểm

Hiển thị nhiều thông tin Đơn giản và dễ sử dụng

Độ phân giải cao Chi phí thấpKhả năng hiển thị ký tự và

ký hiệu Rõ ràng dưới ánh sáng mạnhTính linh hoạt Kích thước nhỏ gọn

dưới ánh sáng mạnh

Hạn chế kích thước và khảnăng tùy chỉnh

Kích thước lớn Chất lượng hiển thị phụ thuộc

Trang 21

2.3 Giới thiệu về các linh kiện và thiết bị sử dụng

 2.3.1 Module DS1307 

Module thời gian thực RTC DS1307 có chc năng lưu trữ thông tin ngàytháng năm cũng như giờ phút giây, nó sẽ hoạt động như một chiếc đồng hồ và có thểxuất dữ liệu ra ngoài qua giao thc I2C

Module thời gian thực RTC DS1307 được thiết kế kèm theo một viên pinđồng hồ có khả năng lưu trữ thông tin lên đến 10 năm mà không cần cấp nguồn 5V

từ bên ngoài Module đi kèm với EEPROM AT24C32 có khả năng lưu trữ thêmthông tin lên đến 32KBit

+ Lưu trữ và cung cấp các thông tin thời gian thực: ngày, tháng, năm, giờ,phút, giây,

+ Có sẵn pin dự phòng duy trì thời gian khi mất điện

+ Có ngõ ra tần số 1Hz

+ Kích thước: 27 x 28 x 8.4mm

Hình 2.5 Module thời gian thực DS1307.

Trang 22

 2.3.2 Module Relay

Module 1 Relay với Opto cách ly nhỏ gọn, có Opto và transistor cách ly giúpcho việc sử dụng trở nên an toàn với board mạch chính bảo đảm vi điều khiển hoạtđộng ổn định., module 1 Relay với Opto cách ly 5V được sử dụng để đóng ngắtnguồn điện công suất cao AC hoặc DC, có thể chọn đóng khi kích mc cao hoặcmc thấp bằng Jumper

Tiếp điểm đóng ngắt gồm 3 tiếp điểm NC (thường đóng), NO (thườngmở) và COM (chân chung) được cách ly hoàn toàn với board mạch chính, ở trạngthái bình thường chưa kích NC sẽ nối với COM, khi có trạng thái kích COM sẽchuyển sang nối với NO và mất kết nối với NC

- Thông số kỹ thuật:

+ Nguồn cấp: 5 VDC

+ Mỗi relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA

+ Điện thế đóng ngắt tối đa: 250 VAC 10A hoặc 30 VDC 10A

+ Có jumper set mc Cao/Thấp

+ DC+, DC- là nguồn nuôi Relay

+ IN là chân tín hiệu điều khiển

Trang 23

Hình 2.6 Module Relay với Opto cách ly.

 2.3.3 Module I2C 

Để sử dụng các loại LCD có driver là HD44780 (LCD 1602, LCD 2004…)cần có ít nhất 6 chân của MCU kết nối với các chân RS, EN, D7, D6, D5 và D4 để

có thể giao tiếp với LCD

Nhưng với mạch chuyển đổi giao tiếp I2C cho LCD, chỉ cần 2 chân (SDA vàSCL) của MCU kết nối với 2 chân (SDA và SCL) của module là đã có thể hiển thịthông tin lên LCD Ngoài ra có thể điều chỉnh được độ tương phản bởi biến trở gắntrên module

Bảng 2.3 Thông số mạch chuyển đổi giao tiếp I2C.

Thông số Thông số kỹ thuật

Hỗ trợ màn hình LCD1602,1604,2004 (driver HD44780)

Địa chỉ mặc định 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch

chân A0/A1/A2)Thay đổi độ tương phản cho LCD Xoay biến trở  

Jump Chốt Cấp nguồn cho đèn led của LCD

Trang 24

Dưới đây là hình ảnh của module I2C thực tế:

Hình 2.7 Module I2C.

 2.3.4 Màn hình LCD 16x2

Màn hình LCD 1602 xanh lá sử dụng driver HD44780, có khả năng hiển thị

2 dòng với mỗi dòng 16 ký tự, màn hình có độ bền cao, rất phổ biến, nhiều codemẫu và dễ dàng sử dụng hơn nếu đi kèm mạch chuyển tiếp I2C

Thông số kỹ thuật:

+ Điện áp hoạt động: từ 4.7V đến 5.3V

+ Kích thước viền màn hình: 72 x 25mm

+ Dòng hoạt động (không có đèn nền): 1mA

+ Kích thước PCB của module: 80L x 36W x 10H mm

+ Kích thước hộp điểm ảnh cho mỗi ký tự: 5x8 điểm ảnh

+ Kích thước font chữ: 0.125 chiều rộng x 0.200 chiều cao

Trang 25

Hình 2.8 Màn hình LCD 16x2 thực tế.

Bảng 2.4 Chc năng các chân kết nối LCD.

3 V0 Độ tương phản

4 RS Lựa chọn thanh ghi RS=0 (mc thấp) chọn thanh ghi lệnh

RS=1 (mc cao) chọn thanh ghi dữ liệu

Trang 26

Hình 2.9 Cấu hình chân của LCD 16x2.

 2.3.5 Vi điều khiển Arduino

a) Khái niệm

Arduino Uno R3 là một bảng mạch vi điều khiển nguồn mở dựa trên vi điềukhiển Microchip ATmega328 được phát triển bởi Arduino.cc Bảng mạch đượctrang bị các bộ chân đầu vào/ đầu ra Digital và Analog có thể giao tiếp với các bảngmạch mở rộng khác nhau Mạch Arduino Uno thích hợp cho những bạn mới tiếpcận và đam mê về điện tử, lập trình…Dựa trên nền tảng mở do Arduino.cc cung cấp

Trang 27

các bạn dễ dàng xây dựng cho mình một dự án nhanh nhất (lập trình Robot, xe tự hành, điều khiển bật tắt led…).

- Jack nguồn: Để chạy Arduino có thể lấy nguồn từ cổng USB trên Lúc đócần một nguồn cấp 9V-12V

- Có 14 chân vào ra đánh số từ 0-13, ngoài ra có 1 chân GND

- Vi điều khiển AVR: Đây là bộ xử lý trung tâm toàn bo mạch Con arduinonày thì sử dụng ATM mega328

Các chân đầu vào đầu ra:

Trên Board Arduino Uno R3 có 14 chân Digital được sử dụng để làmchân đầu vào và đầu ra và chúng sử dụng các hàm pinMode(), digitalWrite(),digitalRead() Giá trị điện áp trên mỗi chân là 5V, dòng trên mỗi chân là 20mA vàbên trong có điện trở kéo lên là 20-50 ohm Dòng tối đa trên mỗi chân I/O khôngvượt quá 40mA để tránh trường hợp gây hỏng board mạch

Trang 28

Ngoài ra một số chân digital có chc năng đặc biệt:

+ Serial: 0 (RX) và 1 (TX): Được sử dụng để nhận dữ liệu (RX) và truyền dữ liệu (TX) TTL

+ TWI/I2C: A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết

bị khác

Arduino Uno R3 có 6 chân Analog từ A0 đến A5, đầu vào cung cấp độ phângiải là 10 bit

Trang 29

Hình 2.11 Sơ đồ chân chc năng Arduino Uno R3.

c) Thông số kỹ thuật 

Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật Arrduino Uno R3.

Thông số Thông số kỹ thuật

Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit

Điện áp vào khuyên dùng 7-12V

Điện áp vào giới hạn 6-20V

Số chân Analog 6 (độ phân giải 10 bit)

Số chân Digital I/O 14 (trong đó 6 chân có khả năng băm xung)

Trang 30

Bộ nhớ trong 32KB

 2.3.6 Chuông báo điện

Chuông điện 220VAC là chuông phát ra âm thanh reng reng reo chuông dùng

để chuông báo giờ làm việc nhà xưởng, trường học, sử dụng làm chuông báo cháy,chuông báo động, chuông báo trộm, khẩn cấp,

Chuông sử dụng điện áp trực tiếp 220V Khi được cấp điện chuông sẽ rengreng liên tục và ngưng khi ngừng cấp điện

Bảng 2.6 Thông số kỹ thuật chuông điện 220V.

Thông số Thông số kỹ thuật

Công suất 10-40W (tùy theo đường kính)

Âm lượng 70 – 130 dB (tùy theo đường kính)

Thời gian reo chuông tối đa < 3 phút (nếu sử dụng để báo giờ nên dùng < 5-7

Trang 31

Hình 2.12 Chuông báo điện 220VAC.

 2.3.7 Nút nhấn DS-316

Nút nhấn là một phần quan trọng trong hệ thống điều khiển và đóng mở thiết

bị điện sử dụng Khi nhấn nút, tiếp điểm động sẽ chạm vào tiếp điểm tĩnh và thayđổi trạng thái của tiếp điểm

Trang 32

Hình 2.13 Nút nhấn DS-316.

 2.3.8 Nguồn nuôi

Do Arduino có dải điện áp từ 5-12VDC, nên nhóm đưa ra lựa chọn sử dụngAdapter 12VDC 1A để nuôi cho Arduino đảm bảo tính ổn định cho hệ thống.Adapter 12V 1A (Nguồn xung) là một thiết bị chuyển đổi điện áp từ nguồnđiện xoay chiều (AC) 100-240V thành điện áp một chiều (DC) 12V với dòng điệntối đa 1A Đây là loại adapter phổ biến, thường được sử dụng cho nhiều thiết bị điện

tử như camera, đèn LED, bộ phát wifi, và các thiết bị mạng khác

Bảng 2.7 Thông số kỹ thuật Adapter 12V 1A.

Thông số Thông số kỹ thuật

Trang 33

Hình 2.14 Adapter 12V 1A.

2.4 Thiết kế mạch

 2.4.1 Sơ đồ kết nối của hệ thống

Hình 2.15 Sơ đồ kết nối của hệ thống.

Ngày đăng: 07/12/2024, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w