Đề tài này tập trung vào thiết kế và chế tạo một hệ thống gắp và đặt linh kiện tự động PnP dé cải thiện độ chính xác và hiệu quả trong quy trình sản xuất mạch điện tử.Mục tiêu chính là p
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA TP HÒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH
VŨ HOÀNG THIÊN PHU - 20521757
THÂN QUÁN NGUYÊN - 20521682
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
THIET KE VÀ CHE TẠO HE THONG GAP THẢ LINH
KIEN TRONG QUY TRINH LAM MACH ĐIỆN TỬ
Design and build pick and place component in creating electronic
circuit
CU NHÂN KY THUAT MAY TÍNH
GIANG VIEN HUONG DAN
TS TRAN QUANG NGUYEN
TP HO CHÍ MINH, 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tai trường Dai học Công Nghệ Thông Tin — Dai học Quốc gia TP.HCM, chúng
em đã nhận được sự hướng dẫn tận tâm từ các thầy cô, những người đã truyền đạt
những kiến thức quý báu không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống Nhà trường
cũng đã tạo ra một môi trường học tập hiện đại, tiện nghi và đầy đủ các thiết bị cầnthiết Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường và toànthể thầy cô đã giảng dạy chúng em suốt thời gian qua
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Quang Nguyên, người đã
hướng dẫn và hỗ trợ chúng em nhiệt tình trong quá trình thực hiện khóa luận Những
đề xuất và lời khuyên của thầy đã giúp chúng em định hướng đúng đắn và cải thiện
đề tài của mình một cách tốt nhất Nhờ thầy, chúng em đã học được nhiều kiến thứcmới và quý báu đề hoàn thành bài khóa luận này
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1 GIGI THIEU DE TÀI 2 2£+E22EE+EE+EE2EE£EE£EEZEEEEEerxrrrerred 3
1.1 Giới thiệu về may gap thả linh kiện SMD -2- 2c ©52+czccxccxcrsesred 3
1.2 Thue trạng ngành công nghiệp máy SMT hiện nay . -55+s552 5
1.3 Mục tiêu và phạm vi của đề tài s-5c 5s 2t 2x2 2212212121121 eEEerrrred 5
1.3.1 Mục tiÊU ĂQQQQ SH HS ng vn ket 5 1.3.2 Pham vi nghiÊn CỨU - - SG 2133211832133 E111 erke 5
1.4 Phuong pháp thực hiỆn - c2 1321121112115 E1 E111 ExxeE 6
Chương 2 TONG QUAN DE TÀI - 2-52 E2E2EE2EEEEE2E1EEXEEE2112E1EEEEErrred 7
2.1 Surface Mount Technology (SMTT) - 25c sssssireeirsrrerrsee 7
2.2 Quá trình lắp ráp SMTT -¿- ¿+ +2SESEE22112E127121121127121211 E111 tre 7
2.3 Các thiết bị chính trong SMT 2:22 ++2++2E+2E+£ExtEEt+Eerxerxerresred §
2.4 Lịch sử và phát triển ¿-2¿27+¿22+22EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEECErkrrrrrrked §
2.4.1 Giai đoạn đầu tiên (Thập niên 1960 - 1970) -22 +22: 82.4.2 Giai đoạn phát triển tự động hóa (Thập niên 1980) - 82.4.3 Giai đoạn pho biến (Thập niên 1990 - 2000) -. -¿ 5¿55+ §
2.4.4 Giai đoạn hiện đại (Thập niên 2010 - nay) - 5555 ++scsss 9 2.4.5 Xu hướng hiện tại và tương Ìa1 - - 5c Sc 1+ *sEEsseeeeereeeeeeske 9
Chương 3 CO SỞ LÝ THUYÊT - 2-5 S2+EEEEEEE2EE2E1E211211211 1121 xe, 10
3.1 Hệ máy Pick and PaCe - - c2 111199111911 91111 11191 1H vn rt 10
3.2 ta a3 E5 10
3.3 Cơ cấu chuyền động - ++St+EESEE2 E2 1212112217111 211 11 te 13
3.3.1 Động cơ Đước .- + LH ST HT TH 1H TH HH nh Hư 14
Trang 43.4 Hệ thống gap thả - 2-2221 2E 2E222127127121121121121211 2111 xe 17
3.4.2 Bơm chân không - ¿5c + 1321113211339 EE11 E1 re 18
3.4.3 R€lay LH HH HH TH TH TH HH HH Hưng Hay 19 3.5 XU DY AMD a 19
3.6 Bộ điều khiển (Motion ControlÏer) -s- s2 ++£++£++E++x++xezxezxerxee 21
3.6.1 STM32F103CSÏT - Sàn TH Hàng 21
3.6.2 Raspberry PI Lcck SH * TT HT TH HT TH HH ng nưy 22
3.7 Thư viện HAL 9 77777777 c n0 HHẾ TIN L Q.0 L0 00211 1 1x re, 24 3.8 già, 0902021 -.d 24 3.9 Yolov7 465 đa <Œ À Ễ He 25
3.9.1 GiGt Ố cư cca ố số nh a 25
3.9.2 Kiến trúc Yolo -ccsvetrtrtiirtrrirrrtrirrrrriiirrrrrrre 263.9.3 Ứng dung Yolo trong máy PnP - 2: s5s+Ek+E++E+zEzEreerxered 27
3.10 Python TKIn€T 2 2 12012 12 1191111111 1111 111 81 1E xnrrưy 29
Chương 4 PHAN TÍCH VA THIET KE HE THÓNG - 22 +- 31
AL Kiến trúc hệ thống -¿- ++22+S++E+2E2E2EE2EE712111111121121 21.21 ty 31
4.2 _ Quy trình hệ thống 2¿©22©E+EE+2EE2EEEEEE2E12E1271711211211 2121 xe 32
4.3 Nhận diện linh kiện - + SE 221111223111 28111 281111 1 ve, 35
4.3.1 Kiến túc cv he 354.3.2 Chuẩn bị dữ liệu -.c¿22cvtttExtrtrrtrritrtrrrrrrtrrrrrrirrriek 35
4.3.3 AnnOfatiOn HH ng TH TH TH kh 36 4.3.4 Preprocessing và Auỹgm€nfatiOT - ¿+ sc + Eseeeeeerereres 36
Trang 54.3.5 Qua trình chuẩn bị ¿St SE kEEEEEEKEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrkerkrree 364.4 Huấn luyện mô hình - - 2 2S Et+EE+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE2121121 11.1, 38
4.4.1 Qua trình huấn luyện ¿5c kề EE E2 2212112112121 crk 38
4.5 Tích hợp mô hình - - -c- +: +6 + +1 k S1 S12 1111 1 11 11T HT HH rệt 40
4.5.1 _ Kiểm tra linh kiện trên Nozzle -¿-+- 5+ + EE+EeEvEE+EeEererrrrerees 40
4.5.2 Kiém tra linh kiện trên feeder ¿+ tsx+x‡EEv+EeEEEEskererxsrrresres 41 4.5.3 Kiểm tra PCB và linh kiện trên PCB ceccccccscsesscseceseeseesseseseeeeveees 42
4.6 StePS D€T mm - G SG TH TH HH Hệ 43
Km?) 43
4.6.2 Tinh toán fÐ77227: 3 pH 6 TÀ LL che, 43
Chương 5 THUC NGHIỆM VÀ KET QUA - 2-5 ©52+e+z++zxzz+cseẻ 45
na n(Ẳđ£ đ 5 “ h" 45
5.2 Khảo sát về vận tốc và gia tốc động cơ bước -¿ ¿+-+++cx+-ea 45
5.2.1 Chay tg true ———-—~- 45 I0 c0 6 4 47
5.2.2 Chạy đỒng trục 5c St E2 2112111112112 re 48
8 1 49
5.3 Khảo sát về thời gian toàn quy trình s- s+++++£++£++E++xezxezxerxered 50
Khảo sát về thời gian kiểm tra PCB trước khi bắt đầu: -s- 50Khảo sát về thời gian lấy linh kiện từ feeder: - 2-5 cz+cs+zxerxzrsered 50Khảo sát về thời gian kiểm tra đầu hút có lay được linh kiện: 51Khảo sát về thời gian đặt linh kiện lên PCB? o cccccesscsssesssesssesstesseesseessecsseesees 515.4 Khảo sát về mô hình nhận diện -+¿52+++cvSxvvttrrtrrrrrrrrrrrrved 525.5 Khảo sát về FPS của mô hình nhận diện ¿2+2 £s+E+E+EEzE+Eeztzezsx 53
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hệ thông PnP Neodeo Y Y l -2¿-2¿©2++22£+EE+2EEt2EEt2EE2EEESEEzrksrkrre 4Hình 1.2: Hệ thông PnP của Opulo [2] -:- 2:2 ©++2++2++2£++2E++£x+zzx+zrxezzxerx 4
Hình 2.1: Quy trình lắp đặt SIMT ¿- ¿5c s2 E2 1EE1211211211211 212111 xe 7
Hình 2.2: Máy SMT loại nhỏỎ óc 232213311351 1351 1951121511111 E1 E111 Exre 9
Hình 3.7: Động cơ bước 2 pha - -¿- 6 c1 S1 211211 12T ngàng như 14 Hình 3.8: Driver TB6600 [6] - 2 E22 122211321182 1118511511811 1 111 1 eeree 15
Hình 3.9: Dây đai GT2 bản đai Ómm - - 2c 23221322 132E+EE2EEEEEE+eeEeeererrreres 16
Hình 3.10: Dau hút nozZle -c¿ -ccc:: 22t tre 17
Hình 3.11: Giác hút Š4 - ¿6c 2c 2112112119111 1 TT ng TT HH HH Hàng 17
Hinh V200 111 ỐỒ 18
Hình 3.13: Ong dẫn khi - - 2 15252 E12E12E12E1211212111111111211211211211 11.1111 y6 18
Hình 3.14: Relay SV occcccceccccccsccsceseesseeseceeceseeseeeseeesecseessesesecseeeseceeeeeeeseeeseeneensees 19 Hình 3.15: Camera USB1OOWO07M ce eececeeeeseeseeseeseeseeseeseeseeseeseeeeseeaeeneseeneenees 20
Hình 3.16: STM32F103 C876 [8] - c5 2c 2+ 2x 219 2911 11v ng ngư 21 Hinh 3.17: € 0v 201m 23
Hình 3.18: Kiến trúc Yolo [ Ï I] - 6-5 kSEE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEErrkerkrkerkrree 26
Hình 3.19: Phát hiện và xác định linh kiện SMD bằng Yolo 2: 29
Hình 3.20: GUI xây dung bang thư viện Tkinter của đề tài - 30Hinh 0804:0188: NA - 31Hình 4.2: Quy trình hệ thong o.c.ccecceccccccessessessessessescsssessessessessessessessestsseseeseesesees 33
Hình 4.3: Cấu trúc tập tin annotatiom - 2 + s2 2+E£EE£EE2EE2EEEEE2EEEExEEEerrrrrver 37
Hình 4.4: Thông tin các annOfafIO'S - - c2 2c 3211321131313 exrer 38
Trang 8Kết quả huấn luyện mô hình ¿2 2© £S£EE£EE£EE£EE2EE2EEzErEerkered 40
Camera bottom nhận diện linh kiện . - 555 2222 < << **‡£+++ss<ec<<s+ Al
Top camera kiểm tra linh kiện trên feeder - 2 2 2+ z+szszxzxd 42
Camera top nhận diện linh kiện va footprint PCB :-s-+++s 43
Kết qua vận tốc và gia tốc chạy từng trục (a) -¿ z+cx+cxscea 46Kết quả vận tốc và gia tốc chạy từng trục (b) - ¿- s+ce+c+xerxerxered 47Kết quả vận tốc và gia tốc chạy đồng trục (a) - ¿cz+c+cerxcred 48
Kết quả vận tốc và gia tốc chạy đồng trục (b) -¿+csecxczxsrxee 49
Camera top kiểm tra PCB 2-2 5£+S++EE£EE2EE2EE2EE2E12E122121.2EerxeE 50Camera bottom kiểm tra linh kiện -2- 5+ s+E+EEE2E+EEEEzEtEvEEzEersrees 51Chi số mô hình huấn luyện 2-2 2 + E£EE£EE+EE£EE2EE2EEzEzEerkered 52
Hiệu năng của mô hình nhận diện 5+ 5+ £++++s++ex+sx++ 53
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 3.1: Thông số khung máy
-Bảng 5.1: Thông số vận tốc và gia tốc chạy từng trục
Bang 5.2: Thông số vận tốc và gia tốc chạy đồng trục - 2 z+sz+sz+sz+xeex
Trang 10DANH MỤC TU VIET TAT
SMT Surface Mount Technology (Công nghệ dan bê mặt)PnP Pick and Place (Lap va dat)
MCU Microcontroller Unit (Bộ vi điều khiến)
PCB Printed Circuit Board (Bảng mạch in)
SMD Surface Mount Device (Linh kién dan bé mat)
THT Through Hole Technology (Kỹ thuật thông qua lỗ)
ADC Analog to Digital Converter
DAC Digital to Analog Converter
CPH Components per hour
Trang 11TOM TAT KHÓA LUẬN
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, yêu cầu về năng suất
và hiệu suất làm việc trong các nhà máy công nghiệp ngày càng cao Điều này đặcbiệt cấp thiết trong ngành công nghiệp điện tử khi việc sử dụng linh kiện dán (SurfaceMount Device — gọi tắt là SMD) trong quá trình lắp đặt linh kiện lên bảng mạch in(PCB) dang trở nên rất phô biến SMD cho phép các linh kiện điện tử được gắn trựctiếp lên bề mặt của bảng mạch in, giúp tối ưu hóa không gian và cải thiện hiệu suấtcủa các thiết bị điện tử
Quá trình hàn SMD bằng tay là một công việc tốn nhiều thời gian và không thê đápứng được yêu cau sản xuất số lượng lớn của các ngành công nghiệp hiện đại Dé giảiquyết van đề này, may gap và đặt (Pick and Place — gọi tắt là PnP) linh kiện dan tựđộng đã được phát triển và đưa vào sử dụng Những máy móc này giúp tăng tốc độ
và độ chính xác trong việc gắn các linh kiện SMD lên bảng mạch, giúp nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, giá thành của các máy này khá cao gây cảntrở cho việc sử dụng chúng vào môi trường nghiên cứu và giảng dạy Cụ thê, loạimáy rẻ nhất hiện có trên thi trường, Yamaha yv-100x có giá khởi điểm từ khoảng
20,000 USD Hơn nữa, những máy móc này thường là sản phẩm độc quyền, đượcbảo vệ bởi các bằng sáng chế và công nghệ độc quyền, điều này càng làm tăng chi
phí và phức tạp trong việc sở hữu và vận hành chúng.
Đề tài này tập trung vào thiết kế và chế tạo một hệ thống gắp và đặt linh kiện tự động
(PnP) dé cải thiện độ chính xác và hiệu quả trong quy trình sản xuất mạch điện tử.Mục tiêu chính là phát triển một hệ thống có khả năng xử lý đa dạng các loại linhkiện với chi phí thấp và kích thước nhỏ gọn, phù hop cho sản xuất nhỏ lẻ hoặc mụcđích nghiên cứu Hệ thống sử dụng công nghệ dán bề mặt (SMT) và được trang bị
các động cơ bước, cảm biến và camera đề đạt được độ chính xác cao trong việc định
vị và đặt linh kiện Phần mềm điều khiển được lập trình dé tối ưu hóa quá trình gap
và đặt linh kiện, đồng thời giúp người dùng dễ dàng theo dõi và điều chỉnh quá trình
hoạt động của máy.
Trang 12Phương pháp thực hiện:
Thiết kế khung máy pick and place gồm 4 trục X,Y,Z„C, mỗi trục chuyền động
nhờ vào cơ cấu dây dai và động cơ bước
Sử dung board STM32 dé khiéu khiển các trục của máy qua việc tính toán và
tạo các xung đề điều khiển động cơ bước
Sử dụng board Raspberry Pi xử lý anh từ camera dé nhận dang các linh kiện
dán cũng như đóng vai trò là một máy tính nhận va gửi các tín hiệu tới STM32
đê điêu khiên khung máy
Trang 13Chương 1 GIỚI THIỆU DE TÀI
1.1 Giới thiệu về máy gắp thả linh kiện SMD
Công nghệ gắn bề mặt (Surface-mount technology — gọi tắt là SMT), còn được gọi là
hệ thống đặt linh kiện hay máy gắp và đặt (pick-and-place machines - PnPs), là cácthiết bị robot quan trọng trong việc đặt các linh kiện gan bề mặt (SMDs) lên các bảng
mạch in (PCBs) [1] Những máy này cho phép đặt linh kiện điện tử như tụ điện, điện
trở và mạch tích hợp một cách nhanh chóng và chính xác Các PCB được sản xuất
bằng những máy này được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị như máy tính, điện tửtiêu dùng, cũng như trong các ngành công nghiệp, y tế, 6 tô, quân sự và viễn thông
Lịch sử của các dây chuyền lắp ráp SMT trong thập niên 1980 và 1990 sử dụng hai
loại máy gắp và đặt theo trình tự Các “chip shooter” đặt các linh kiện đơn giản với
tốc độ cao sử dụng một vòng xoay và băng cấp, đạt tốc độ lên đến 53,000 linh kiện
mỗi giờ Tiếp theo là các máy đặt linh kiện chính xác, sử dụng camera độ phân giải
cao và bộ mã hóa tuyến tinh dé đặt các linh kiện lớn hơn hoặc có hình dạng không
déu.
Từ những năm 2000, các nhà sản xuất chuyền sang các máy modul với nhiều đầu và
cấu trúc gantry, có khả năng đặt các linh kiện đa dạng một cách nhanh chóng, với tốc
độ lên đến 200,000 linh kiện mỗi giờ Những phát triển gần đây tập trung vào cácmáy da năng, có thé đáp ứng hiệu suất cao, thường tích hợp hệ thống xử lý anh dégiải pháp tiết kiệm chi phí trong lắp ráp SMT nhưng van đảm bảo độ chính xác cao.Các nhà sản xuất chính bao gồm Juki, Fuji, Panasonic, Yamaha, Hanwha Precision
Machinery, Kulicke & Soffa, ASM Assembly Systems, Universal Instruments va cac
công ty khác cho thay sự tiến bộ liên tục trong công nghệ va ứng dung của công nghệ
SMT.
Trang 14Hình 1.1: Hệ thong PnP Neodeo YY1Bên cạnh các hệ thống SMT với nhiều đầu cho phép tăng thời gian hoàn thành và số
lượng sản phẩm thì giá thành của chúng chính là hạn chế lớn nhất khi muốn ứng dụngchúng vào các trường đại học và các phòng thí nghiệm đề phục vụ cho việc nghiên
cứu va giảng dạy Từ đó, việc mô hình đơn giản với chi phi thấp đã được đề xuất như
minh họa trong hình 1.1 của Opulo
Trang 151.2 Thực trạng ngành công nghiệp máy SMT hiện nay
Hiện nay, ngành công nghiệp máy gắp và đặt SMT (Surface Mount Technology) đang
có những xu hướng và đặc điêm chính sau:
- Téc độ và độ chính xác cao: Máy SMT hiện đại đạt tốc độ lên đến hàng trăm
nghìn linh kiện mỗi giờ và độ chính xác cao với nhiều dau hút thả dé phù hợp
với nhiều loại linh kiện va rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm
- Da dạng hóa linh kiện: Máy có khả năng đặt nhiều loại linh kiện từ nhỏ đến
lớn và phức tạp Cụ thê là máy có thể gắp thả các linh kiện cắm lỗ và dán
- Tích hợp công nghệ thị giác: Sử dụng hệ thong nhận diện hình ảnh (top camera
và bottom camera) và công nghệ AI để giám sát, phát hiện và điều chỉnh vị trí
Đã có những nghiên cứu cụ thé về hệ thống SMT với mục đích thu nhỏ kích thước
máy dé hướng đến giả thành rẻ [2] Từ đó, mục tiêu của khoá luận sẽ hướng tới việc
tối ưu hoá công suất và nhân lực trong quy trình lắp ráp linh kiện công nghệ dán bềmặt (SMD) lên PCB để thiết kế và chế tạo một máy gắp và đặt linh kiện (PnP) chuyêndụng có khả năng xử lí nhiều loại linh kiện với độ chính xác cao, từ đó có thé tự độnghoá quy trình lắp ráp mạch điện tử, giảm thiểu sự can thiệp của con người, nâng cao
hiệu quả và năng suất sản xuất Ngoài ra hệ thống PnP có kích thước nhỏ với chỉ phí
thấp hơn có thể phục vụ cho việc sản xuất nhỏ hoặc nghiên cứu
1.3.2 Pham vi nghiên cứu
Dé tài sẽ nghiên cứu va co câu của khung máy gap và thả linh kiện trong quy trình
sản xuât pcb và nguyên lý vận hành của máy với động cơ của các trục hoạt động độc
lập Đồng thới, dé tài cũng thiết kế bộ phận gap thả (nozzle), top camera và bottom
Trang 16camera đề phục vụ cho quá trình phát hiện, gắp thả linh kiện và kiểm tra lỗi Như đãtrình bay tại mục 1.1, kinh phí thực hiện đề tài là van đề khó khăn lớn nhất bởi giáthành của các bộ phận, thiết bị không rẻ Tuy nhiên, với mục tiêu ban đầu chính làgiảm chi phí thiết kế cho nên cơ cấu khung sẽ sử dụng loại nhôm định hình 20x20,
bộ phận cánh tay sẽ sử dụng động cơ bước loại 42 (không phải loại động cơ servo
như các máy công nghiệp) dẫn đến độ chính xác của hệ thống và thời gian thực hiện
một sản phẩm cũng tương đối
1.4 Phương pháp thực hiện
e Nghiên cứu va phân tích các giải pháp may PnP hiện có trên thị trường.
e Lựa chọn và thiết kế cho máy PnP, bao gồm:
o Hệ thống máy học dựa trên hệ trục Cartesian với 3 trục chính theo hệ
o Giao diện người dùng
o_ Điều khiển chuyên động cho đầu hút
o Quản lí hệ thống cấp linh kiện
e Kiểm tra và đánh giá:
o Độ chính xác
o Tốc độ
o Độ tin cậy
Trang 17Chương 2 TONG QUAN DE TÀI
2.1 Surface Mount Technology (SMT)
Surface Mount Technology (SMT) là một lĩnh vực của lắp ráp điện tử được sử dụng
dé gan các linh kiện điện tử lên bề mặt của bang mạch in (PCB) thay vì gắn các linhkiện qua các lỗ như trong lắp ráp truyền thống SMT được phát triển nhằm giảm chi
phí sản xuất và sử dụng không gian của PCB một cách hiệu quả hơn Việc giới thiệucông nghệ dán bề mặt đã cho phép tạo ra các mạch điện tử phức tạp hơn trong các
cụm nhỏ hơn với độ lặp lại cao nhờ mức độ tự động hóa cao [1]
2.2 Quá trình lắp rap SMT
Quá trình lắp ráp một hệ thống SMT hoàn chỉnh được minh họa như hình 2.1 Cụ thé
từng giai đoạn là:
- Ap dụng keo han: Keo hàn được áp dụng lên các vị trí trên PCB nơi các linh
kiện sẽ được gan
- Dat linh kiện: Các linh kiện được đặt chính xác lên keo han bằng các may gap
và dat (Pick and Place) tự động.
- Han linh kiện: PCB sau đó được đưa qua lò han dé làm nóng chảy keo han,
kết nối chắc chăn các linh kiện vào PCB
- _ Kiểm tra và kiểm định: Các bang mach được kiểm tra bằng các phương pháp
như kiểm tra bằng quang học tự động (AOI) hoặc kiểm tra bằng X-quang déđảm bảo chất lượng lắp ráp
Trang 182.3 Các thiết bị chính trong SMT
May in keo hàn (Solder Paste Printer): In keo hàn lên PCB thông qua một khuôn in
nhằm giúp quá trình đặt linh kiện lên PCB không bị trượt đồng thời sau khi đặt xong
sẽ đi vào lò nướng để linh kiện dán cứng trên pcb
Máy gắp và đặt (Pick and Place Machine): Đặt các linh kiện lên PCB với tốc độ và
độ chính xác cao.
Lò han (Reflow Oven): Làm nóng chảy keo hàn dé gắn kết linh kiện
Máy kiểm tra quang học tự động (AOI): Kiểm tra các lỗi hình ảnh trên PCB sau khilắp ráp
2.4 Lich sử và phát triển
2.4.1 Giai đoạn đầu tiên (Thập niên 1960 - 1970)
Hệ thống PnP đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960 khi công nghệ vi mạch bắt đầu
phổ biến Việc lắp ráp linh kiện lên bảng mach in chủ yếu dựa vào kỹ thuật thông qua
lỗ (Through Hole Technology - THT) Quá trình lắp ráp hoàn toàn thủ công và đòi
hỏi kỹ thuật viên phải thực hiện từng bước [2][3]
2.4.2 Giai đoạn phát triển tự động hóa (Thập niên 1980)
Vào những năm 1980, sự ra đời của công nghệ dán bề mặt (SMT) đã mang đến mộtbước tiến quan trọng trong tự động hóa lắp ráp mạch điện tử Máy PnP đầu tiên được
thương mại hóa bởi các công ty như Fuji, Siemens, va Universal Instruments, giúp
tăng năng suất lắp ráp lên gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công [2][3]
2.4.3 Giai đoạn phỗ biến (Thập niên 1990 - 2000)
Vào những năm 1990, công nghệ PnP ngày càng phổ biến và tiếp tục phát triển với
nhiều tính năng tiên tiến như hệ thống nhận diện linh kiện bang camera, bộ điều khiểnchính xác dựa trên hệ thống servo, và khả năng xử lý linh kiện siêu nhỏ Các hãngsản xuất nồi tiếng như Panasonic, Yamaha, va Juki đã cho ra đời hàng loạt mẫu máyPnP với độ chính xác cao và tốc độ vượt trội [2][3]
Trang 192.4.4 Giai đoạn hiện đại (Thập niên 2010 - nay)
Ngày nay, hệ thống PnP hiện đại đã trở nên đa dạng với các công nghệ tiên tiến như
thị giác máy tính (machine vision), hệ thống AI hỗ trợ kiểm tra lỗi tự động, và hệ điều
hành nhúng tiên tiến Các mẫu máy PnP hiện đại có thé lắp ráp linh kiện với độ chính
xác dưới 10 micron và tốc độ đặt lên đến hàng chục nghìn linh kiện mỗi giờ [2][3]
2.4.5 Xu hướng hiện tại và tương lai
Hiện tại, các hệ thống PnP đang tập trung vào việc nâng cao hiệu quả bằng cách tích
hợp thêm các tính năng kiểm tra, cải tiến tốc độ và độ chính xác thông qua thị giác
máy tinh và học máy May PnP cỡ nhỏ với chi phí thấp cũng đang trở nên phô biếntrong sản xuất quy mô nhỏ [2][3]
Trang 20Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYET
3.1 Hệ máy Pick and Place
Hệ máy Pick & Place (P&P) được thiết kế dựa theo hệ tọa độ Cartesian [13] Hệ máyP&P được vận hành bởi bốn trục chính: X, Y, Z và C Mỗi trục này có chức năngriêng biệt và chuyền động độc lập dé thực hiện các nhiệm vụ cụ thé trong quy trình
lắp ráp và sản xuất Trục X và Y chịu trách nhiệm di chuyên đầu gắp theo hai hướngngang, trục Z điều khiển chuyển động lên xuống, trong khi trục C quay đầu gap dé
định vị chính xác các linh kiện Các bộ phận chính của hệ máy bao gồm đầu gắp, hệthống điều khiển, và cơ cấu dẫn động Đầu gắp được thiết kế để có thể cầm nắm vàđặt các linh kiện một cách chính xác, nhanh chóng, giúp tăng cường năng suất và
giảm thiêu sai sót trong quá trình sản xuât.
chỉ mang lại độ cứng vững cho khung máy mà còn giúp hạn chế tình trạng ăn mòn
theo thời gian, đảm bảo tuổi tho và sự 6n định cho hệ thống.
10
Trang 21Hình 3.2: Khung máy PnP sử dụng nhôm V-slot của đề tàiThông số khung máy PnP của đề tài được mô tả như bảng 3.1:
Bảng 3.1: Thông số khung máy
Kích thước Don vi (cm)
Chiéu dai 63,5cmChiều rộng 52cmChiều cao 23cm
hình 3.3 Đề đảm bảo hoạt động hiệu quả và độ chính xác cao, trục Z cần phải có cácđặc điểm sau: độ cứng vững, chịu tải tốt, Ổn định và giảm rung động
11
Trang 22Hình 3.3: Cấu trúc trục Z của đề tài
Ngoài ra, các phần linh kiện quan trọng khác bao gồm giá đỡ cho hai camera như
hình 3.6, khay đỡ PCB, và khay giữ linh kiện Dé đảm bảo độ chính xác và chất lượngcủa các bộ phận này, chúng ta sử dụng công nghệ in 3D đề thiết kế và sản xuất
Các máy PnP hoặc SMT sử dụng bộ phận đặc biệt dé cấp linh kiện cho cả hệ thống,gọi là feeder Tuy nhiên, feeder chính là khó khăn lớn thứ hai trong quy trình thiết kế
hệ máy PnP của đề tài Cụ thê, feeder công nghiệp với giá thành rất cao, kích thướclớn dẫn đến không phù hợp với kích thước hệ máy của dé tài Mặc khác, feeder tự
thiết kế và gia công thì giá thành lại rất cao, vượt kinh phí của đề tài Do đó, khay giữ
linh kiện được minh họa như hình 3.4 là lựa chọn khả thi, đáp ứng được khối lượngnghiên cứu và kinh phí của đề tài Khay chứa linh kiện gồm 4 hàng trong đó 3 hàng
dành riêng cho linh kiện 0805 và hàng còn lại giữ linh kiện IC 555 SOP
12
Trang 23Giá đỡ PCB được thiết kế dành riêng cho pcb 7x3cm
Hình 3.5: Gia đỡ PCB
3.3 Cơ cấu chuyển động
Hệ thống di chuyên của máy PnP sử dụng các động cơ bước 2 pha (loại 42) để điều
khiển chuyên động của các trục chính Cụ thể, hệ thống bao gồm:
e 1 động cơ bước cho trục X: Động cơ này điều khiển chuyển động ngang của
dau gap theo hướng X
e2 động cơ bước song song cho trục Y: Hai động cơ này phối hợp hoạt động dé
điều khiển chuyên động ngang theo hướng Y, đảm bảo độ chính xác và 6n
định.
e 1 động cơ bước cho trục Z: Động cơ này điều khiển chuyển động lên xuống
của dau gap, giúp nâng hạ các linh kiện một cách chính xác.
13
Trang 24e 1 động cơ bước trục rồng cho đầu hút (hay còn gọi là nozzle): Động cơ này
điều khiển xoay chiều của đầu hút, giúp xoay và định vị linh kiện theo đúnghướng yêu cầu
3.3.1 Động cơ bước
Động cơ bước minh họa như hình 3.7, có khả năng kiểm soát chính xác vị trí và tốc
độ mà không cần sử dụng các bộ cảm biến phản hồi vị trí, nhờ vào việc mỗi “bước”của động cơ được điều khiển bởi một xung điện, cho phép đạt độ chính xác đến từng
bước.
Hình 3.7: Động cơ bước 2 pha
Ngoài ra, động cơ bước cung cấp mô-men xoắn cao ngay cả ở tốc độ thấp, lý tưởng
cho các ứng dung đòi hỏi sự điều khiến mô-men xoắn chặt chẽ như trong hệ thốnggap thả linh kiện Cuối cùng, động co bước có thé được điều khiển dé dàng thông quacác tín hiệu điện tử đơn giản mà không cần các hệ thống điều khiển phức tạp, giúpgiảm thiểu chi phí và độ phức tap của hệ thống
Thông số động cơ bước:
e_ Độ phân giải: Động cơ bước thường có độ phân giải từ 200 đến 400 bước mỗi
vòng quay (1.8 đến 0.9 độ mỗi bước) Điều này cho phép chuyên động rất mịn
và kiểm soát tốt
e Tốc độ vận hành: Phụ thuộc vào loại động cơ và điều khiển được sử dụng,
động cơ bước có thê đạt tốc độ lên đến vài nghìn bước mỗi phút
14
Trang 25e Dai điện áp hoạt động: Điện áp hoạt động của động cơ bước thường nằm trong
khoảng từ 12V đến 48V, tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thê của ứng dụng
3.3.2 Driver TB6600
Đề đảm bảo hoạt động của động cơ bước, chúng ta cần sử dụng một bộ điều khiểnphù hợp Trong dé tài này, chúng ta sử dung driver TB6600 đề điều khiển các động
cơ bước được minh họa như hình 3.8
Driver TB6600 là một trong những thiết bị điều khién phô biến được sử dung rộng
rãi trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao và hiệu suất 6n định Thiết bị naycung cấp các tính năng như điều khiển dòng điện, bảo vệ quá dòng và chống nhiễu,giúp đảm bảo độ tin cậy và hiệu suất của hệ thống Sử dụng driver TB6600 làm nên
tảng cho việc điều khiển động cơ bước trong luận văn này giúp tăng tính hiệu quả và
đáng tin cậy của quá trình nghiên cứu và ứng dụng
Trang 26e Có thé dừng động cơ bang cách ngưng cấp xung điều khiển
e Chế độ điều khiển bán kép kín giúp cho mạch có thé hoạt động ở những môi
trường nghiêm ngặt hơn
e Có chức năng khóa bán tự động tiết kiệm năng lượng
e Có chức năng bảo vệ Quá nhiệt, quá dòng, sụt áp.
© Có thể điều khiển động cơ bước 2 pha quay va đảo chiều quay, có thé hoạt
e Độ chính xác cao: Day đai GT2 có độ chính xác cao trong truyền động, giúp
đảm bảo các chuyền động của trục X, Y, và Z đều mượt mà và đúng vi trí
e_ Độ bên và khả năng chịu tai tốt: Với bản đai rộng 6mm, dây đai GT2 có khả
năng chịu tải tốt, đảm bảo hoạt động ôn định và lâu dai của hệ thống.
Trang 273.4 Hệ thống gắp thả
3.4.1 Nozzle
Hệ thống gắp thả của máy Pick & Place (P&P) là một thành phần quan trọng, đảmnhiệm việc gap các linh kiện từ vi tri ban dau và thả chúng vào vi trí đích một cáchchính xác và hiệu quả Hệ thống này bao gồm đầu gắp, hệ thống xoay và các trục
chuyền động được mô tả như hình 3.10 Dau gap sử dụng lực hút chân không dé gap
và thả linh kiện Hệ thống xoay được điều khiến bởi động cơ bước trục rỗng, giúpđầu gắp có thê xoay và định vị linh kiện theo đúng hướng yêu cầu [7]
Trang 283.4.2 Bom chân không
Đề dau nozzle có thé gap được linh kiện, hệ thống cần sử dụng máy bơm tạo ra hút
chân không dé giữ chặt linh kiện trên nozzle Bơm chân không là thiết bi quan trong
trong việc tạo ra và duy trì chân không trong hệ thống Bơm hoạt động bằng cách hútkhông khí ra khỏi một không gian kín, tạo ra áp suất thấp hơn áp suất khí quyền bênngoài Quá trình nay tạo ra lực hút cần thiết dé giữ linh kiện một cách chắc chắn trên
dau nozzle trong suốt quá trình di chuyền và lắp ráp Việc sử dung bơm chân không
đảm bảo rằng linh kiện không bị rơi ra hoặc lệch vị trí, góp phần nâng cao độ chínhxác và hiệu quả của hệ thong Pick & Place
Hinh 3.12: May bom
Thông số máy bơm:
e Công suất: Phụ thuộc vào model và hãng sản xuất, thường từ 50W đến 200W
e©_ Lưu lượng: Từ 1 m3/h đến 10 m°/h
e Áp suất tối thiểu: 0.1 mbar
Hình 3.13: Ong dẫn khí
18
Trang 293.4.3 Relay
Dé thực hiện việc gap và tha linh kiện, hệ thống cần đóng ngắt máy bơm chân không
liên tục, và điều này được thực hiện bằng cách sử dụng relay Relay là một thiết bịđiện tử hoạt động như một công tắc, cho phép điều khiển máy bơm chân không một
cách tự động Khi nhận được tín hiệu điều khiến, relay sẽ đóng mạch để kích hoạtmáy bơm, tạo ra lực hút chân không cần thiết cho việc gap linh kiện Ngược lại, khi
cần thả linh kiện, relay sẽ ngắt mạch, tắt máy bơm và giải phóng lực hút Sử dụng
relay giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và chính xác, đảm bảo quá trình gắp thả linh
kiện dién ra suôn sẻ và đông bộ.
Thông số:
e Sử dụng điện áp nuôi DC 5V.
e Relay mỗi Relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA.
e Điện thế đóng ngắt tối da: AC250V ~ 10A hoặc DC30V ~ 10A
3.5 Xử lý ảnh
Trong hệ thống may Pick and Place, vai trò của camera là vô cùng quan trọng trongviệc đảm bảo độ chính xác và hiệu suất của quá trình gắp và đặt linh kiện SMD lênbảng mạch điện tử Hai loại camera chủ yêu được sử dụng là camera trên (TopCamera) và camera đưới (Bottom Camera), mỗi loại đều có vai trò và chức năng riêng
biệt nhưng đều đóng góp quan trọng vào tính chính xác và hiệu quả của quá trình sản
xuât:
19
Trang 30e Camera Trên (Top Camera): được đặt phía trên khay chứa linh kiện SMD, có
nhiệm vụ chính là nhận diện và xác định vi trí của từng linh kiện trước khi
chúng được gắp lên Điều quan trọng đối với loại camera này là độ phân giải
cao, giúp nhận diện các chi tiết nhỏ trên linh kiện một cách chính xác Cameraphải có khả năng giải quyết các tình huống phức tạp và thay đổi trong vị trí
của linh kiện trên khay một cách nhanh chóng và chính xác.
e Camera Dưới (Bottom Camera): Đặt dưới bảng mạch, hỗ trợ việc định vị chính
xác vị trí linh kiện cần đặt trên bảng mạch Camera này giúp đảm bảo linh kiện
được đặt đúng chỗ với độ chính xác cao.
Hệ thống PnP sẽ sử dụng loại camera USB100W07M với các đặc điểm như sau:
e Độ phân giải: 1.0 Megapixel, hỗ trợ độ phân giải hình ảnh lên tới
1280x720.
e_ Khung hình trên giây (FPS): Có thé đạt tôi đa 30 fps ở độ phân giải 720p,
đảm bảo hình ảnh chuyên động mượt mà và giảm thiểu độ trễ trong nhận
Trang 313.6 Bộ điều khiến (Motion Controller)
Motion controller là một thiết bị điện tử quản lý và điều khiến các hoạt động chuyển
động trong hệ thống tự động hóa như may CNC và các thiết bị tự động khác Nó nhận
tín hiệu điều khiển từ máy tính hoặc PLC và điều chỉnh các động cơ và bộ truyềnđộng như servo motor, động cơ bước dé dam bảo chuyền động diễn ra chính xác theolệnh đã lập trình Motion controller cũng có vai trò quản lý tốc độ, gia tốc và vị trí
của các trục chuyển động, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất và độ chính xác của hệthống
3.6.1 STM32F103C8T6
MCU STM32, do STMicroelectronics sản xuất, là một nền tảng vị điều khiển 32-bitphổ biến trong lĩnh vực điều khiển va tự động hóa Với kiến trúc ARM Cortex-M
mạnh mẽ, nó cung cấp hiệu suất tính toán cao và tiết kiệm năng lượng MCU STM32
đa dạng với nhiều dòng sản phẩm từ nhỏ gọn cho thiết bị di động đến mạnh mẽ cho
hệ thống phức tạp Đặc biệt, nó hỗ trợ các giao tiếp như USB, UART, SPI, I2C vaCAN, giúp tích hợp dé dang trong các hệ thống Các công cụ phát triển phan mềm
như STM32CubeMX va HAL cùng các thư viện middleware như RTOS, USB va
TCP/IP, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc phát triển và tối ưu hóa ứng dụng MCU STM32 là
lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng công nghiệp đòi hỏi tính tin cậy và hiệu suất
cao.
Hình 3.16: STM32F103C8T6 [8]
Thông số:
21
Trang 32e Tốc độ xử lý: Các dòng STM32F và STM32H, có tốc độ CPU lên đến 400
MHz và 550 MHz tương ứng, cung cấp khả năng xử lý nhanh cho các tác vụ
đa nhiệm và thời gian thực.
e Bộ nhớ: STM32 có các tùy chọn bộ nhớ flash từ 64 KB đến 2 MB và bộ nhớ
RAM từ 20 KB đến 640 KB, cho phép lưu trữ chương trình phức tạp và xử lý
dữ liệu lớn mà không gặp trở ngại.
e Độ phân giải ADC: Một số mẫu có ADC với độ phân giải lên đến 16-bit, cung
cấp đo lường chính xác cho các ứng dụng cảm biến
e Ngoại vi tích hợp: Gồm các kênh DAC, timer, và bộ so sánh analog, hỗ trợ
các ứng dụng điều khiển động cơ và xử lý tín hiệu
e Khả năng kết nối: Hỗ trợ nhiều giao thức kết nối bao gồm UART, SPI, 2C,
USB, CAN, va Ethernet, cho phép kết nói va giao tiếp linh hoạt với các thiết
bi ngoại vi.
e Tính năng bảo mật: Các mau mới hỗ trợ mã hóa phần cứng và bảo vệ bộ nhớ,
đảm bảo an toàn đữ liệu và chương trình khi triển khai trong môi trường sảnxuất
e Khả năng mở rộng: Thư viện phần mềm HAL và LL từ STMicroelectronics
cung cấp các API dé dang để tối ưu hóa hiệu suất phần cứng và tăng cườngtính linh hoạt trong phát triển ứng dụng
3.6.2 Raspberry Pi
Raspberry Pi là một may tính nhúng nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi
trong hệ thống gắp thả linh kiện (PnP) nhờ vào khả năng xử lý ảnh của nó Với việctích hợp các công cụ và thư viện hỗ trợ, Raspberry Pi có thé thực hiện việc xử ly vaphan tich hinh anh dé nhận điện và định vị chính xác vi trí của linh kiện, điều này làmnén tang lý tưởng cho các ứng dụng tự động hóa và điều khiển trong PnP
22
Trang 33Thông số:
e CPU: Broadcom BCM2711, Quad core Cortex-A72 (ARM v8) 64-bit SoC @
1.5GHz
e RAM: 2GB, 4GB, hoặc 8GB LPDDR4-3200 SDRAM (tùy chọn)
e Kết nối: Gigabit Ethernet, 2.4 GHz và 5.0 GHz IEEE 802.1 1b/g/n/ac wireless
LAN, Bluetooth 5.0, BLE
e GPIO: 40-pin GPIO header, hoàn toàn tương thích với các phiên bản
Raspberry Pi trước
e Hỗ trợ Lập trình: Python, Scratch, C++, và nhiều ngôn ngữ khác; hỗ trợ từ
cộng đồng rộng lớn và tài liệu phong phú
Trong hệ thống PnP, Raspberry Pi được sử dụng đề điều khiển các camera nhận diệnlinh kiện, xử lý hình ảnh và giao tiếp với MCU STM32 dé điều khién các trục và đầu
gap Nó cũng cung cấp giao diện người dùng thông qua một màn hình LCD hoặc truy
cập từ xa qua mang, cho phép người dùng cau hình các thông số hoạt động và theo
dõi quá trình sản xuất
Tích hợp: Raspberry Pi tích hợp với phần cứng qua các công GPIO và kết nối với các
mô-đun bên ngoài như camera, cảm biên, và động cơ qua các chuân kêt noi như SPI,
I2C, va USB.
23
Trang 34Phát triển Phần mềm: Các thư viện như OpenCV cho xử lý hình ảnh, TensorFlow
hoặc PyTorch cho học máy, được sử dụng để phát triển các ứng dụng nhận diện va
điều khiển thông minh
3.7 Thư viện HAL
Thư viện HAL (Hardware Abstraction Layer) của STM32 là một tập hợp các API
(Application Programming Interface) được thiết kế dé trừu tượng hóa phần cứng củacác dòng vi điều khién STM32 Thư viện này cung cấp các ham API đơn giản và đanăng cho người phát triển ứng dụng, giúp họ dé dàng tương tác với phần cứng mà
không cần quan tâm quá nhiều đến chỉ tiết phức tạp của vi điều khién và các peripheral
(các bộ phận ngoại vi) [8]
Các API trong HAL bao gồm các chức năng như khởi tạo và cau hình các peripheral,
quản lý truyền dữ liệu dựa trên polling, xử lý ngắt hoặc DMA, và quản lý các lỗi
trong truyền thông Thư viện HAL được chia thành hai loại API chính: generic APIs
cung cấp các hàm chung cho tất cả các dòng vi điều khiển STM32, trong khi extensionAPIs cung cấp các chức năng cụ thể và tùy chỉnh cho từng đòng hoặc loại vi điều
khiến cụ thé.
Mục đích chính của HAL là cung cấp một cấp độ trừu tượng hóa cao và độ di độngcao, giúp người phát triển tập trung vào việc phát triển ứng dung mà không phải lo
lắng về sự phức tạp của phần cứng và khả năng tương thích HAL cũng đảm bảo tính
di động cao và khả năng tái sử dụng mã nguồn, giúp dé dang di chuyển ứng dụngsang các vi điều khiển khác nhau trong họ STM32 [8]
3.8 Thư viện OpenCV
OpenCV, viết tắt của Open Source Computer Vision Library, là một trong những thư
viện quan trọng nhất trong lĩnh vực thị giác máy tính và xử lý ảnh Được phát triểnban đầu bởi Intel vào năm 1999 và sau đó được duy trì bởi Willow Garage và hiệnnay là OpenCV.org, thư viện mã nguồn mở nay đã trở thành công cụ không thé thiếu
cho các nhiệm vụ phức tạp trong xử lý hình ảnh [10]
24