Thực ra WordPress lúc đầu mới công bố ra nó không được xem như là một CMS bởi vì sức mạnh của nó cũng còn giới hạn ít nhiều nên lúc đó cộng đồng xem WordPress chỉ là một mã nguồn được lự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG WEBSITE BÁN MỸ PHẨM
Hải Phòng, năm 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong báo cáo đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Hoàng Minh Sơn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Vũ Thị Sơn Cùng các thầy giáo, cô
giáo trường Đại Học Hải Phòng đã tận tâm và nhiệt tình dạy bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình được học tại trường Em cũng xin được trân trọng cảm ơn thầy Phạm Văn Dũng giám đốc công ty TNHH Laptop 360, cùng các anh, các chị đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty,giúp em học hỏi những kinh nghiệm quý báu và đạt được những thành quả lớn Cảm ơn các bạn trong lớp Công Nghệ Thông Tin 3 Khóa 21 đã cùng giúp đỡ em trong quá trình học tập và trong đời sống hàng ngày Qua thời gian thực tập chưa nhiều, kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô Cuối cùng em xin được gửi tới các thầy, các cô, các anh, các chị cùng toàn thể các bạn một lời chúc tốt đẹp nhất, sức khỏe, thịnh vượng và phát triển Chúc các thầy cô đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công cuộc trồng người
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Hoàng Minh Sơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÃ NGUỒN MỞ 2
1.1 Mã nguồn mở là gì 2
1.2 Phần mềm mã nguồn mở là gì 2
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ WORDPRESS 3
2.1 Wordpress là gì? 3
2.2 Ưu và nhược điểm của WordPress 4
2.2.1 Ưu điểm 4
2.2.2 Nhược điểm 4
2.3 Phân loại wordpress 5
2.3.1 Wordpress.Com 5
2.3.2 Wordpress.Org 5
2.4 Lý do lựa chọn Wordpress 5
2.4.1 Dễ sử dụng 5
2.4.2 Cộng đồng hỗ trợ đông đảo 6
2.4.3 Nhiều gói giao diện có sẵn 6
2.4.4 Nhiều plugin hỗ trợ 6
2.4.5 Dễ phát triển cho lập trình viên 6
2.4.6 Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ 7
2.4.7 Có thể làm nhiều loại website 7
2.5 Các tính năng cơ bản của Wordpress 7
Chương 3: PHÂN TÍCH THÔNG TIN WEBSITE BÁN HÀNG ONLINE 9
3.1 Những phần mềm sử dụng khi thiết kế website 9
3.1.1 Phần mềm sử dụng 9
3.1.2 Tạo Database MySQL cho Wordpress với PhpMyAdmin 10
3.1.3 Download và cài đặt Wordpress 10
3.1.4 Cài đặt Wordpress 11
Trang 53.2.2 Giao diện trang chủ 15
3.2.3 Header 15
3.2.4 Mô Tả Tính Năng Cho Thuê Quảng Cáo: 16
3.2.5 Tính Năng Thêm Mã Giảm Giá 17
3.2.6 Giao Diện Giỏ Hàng 18
3.2.7 Giao diện admin 22
3.2.8 Plugin Woocommerce 23
KẾT LUẬN 26
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Chạy Module ”Apache” và ”MySql” 9
Hình 3.2 Tạo database cho CSDL 10
Hình 3.3 Tải WordPress về 10
Hình 3.4 Giải nén rồi thêm vào “htdocs” 11
Hình 3.5 Khi mở trang ”http://localhost/athena” 11
Hình 3.6 Ấn để ra trang tạo thông tin WordPress 12
Hình 3.7 Tao thông tin wordpress kết nối với Database mà ta đã tạo trên MySQL 12
Hình 3.8 Ấn để ra trang tạo thông tin wed 12
Hình 3.9 Ta điền tiêu đề trang web và thông tin tài khoản quản trị 13
Hình 3.10 Ấn để ra trang đăng nhập WordPress 13
Hình 3.11 Đăng nhập vào WordPress 13
Hình 3.12 Là giao diện trang quản trị của WordPress 14
Hình 3.13 Giao diện trang chủ 15
Hình 3.14 Thanh Menu Website Bán Mỹ phẩm 15
Hình 3.15 Sản Phẩm bán hàng online 16
Hình 3.16 Hình ảnh minh hoạ 17
Hình 3.17 Thêm Mã Giảm Giá 18
Hình 3.18 Giao Diện Giỏ Hàng 19
Hình 3.19 Thông tin liên hệ của Shop 19
Hình 3.20 Trang cửa hàng 20
Hình 3.21 Giao diện thanh toán 22
Hình 3.22 Giao diện admin 22
Hình 3.23 Plugin Woocommerce 24
Hình 3.24 Danh sách sản phẩm trên website 24
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trong thời đại phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin ngày nay, chúng ta
có thể làm rất nhiều thứ thông qua môi trường mạng Internet, từ học tập, làm việc, vui chơi cho đến hội hợp trực tuyến
Chỉ xét riêng về mặt học tập qua mạng, ta có thể thấy vô vàng công cụ, dịch vụ
hỗ trợ như google, yahoo, bing cùng hàng tỉ kết quả tìm kiếm có thể được tìm thấy của
ba trang web tìm kiếm này Và cũng vì vậy nên mọi người khi online thường rất dễ bị chi phối bởi các trang web giải trí đơn thuần mà bỏ quên việc học Điều này thật sự rất lãng phí
Với mục tiêu giúp những ai muốn học tập qua mạng có thể tránh sự dẫn dụ từ
thế giới mạng và tập trung hơn vào mục tiêu nên em đã thử nghiên cứu và xây dựng
web bằng wordpress Việc xây dựng một trang web với WordPress để cung cấp các
khóa học về Công Nghệ Thông Tin là một ý tưởng tuyệt vời Trang web này không chỉ cung cấp khóa học được ghi rõ mục tiêu và thời hạn cụ thể, mà còn tạo điều kiện cho việc tương tác và hợp tác giữa các thành viên Kết bạn và làm việc nhóm không chỉ giúp mọi người tăng cường kỹ năng xã hội và làm việc nhóm, mà còn tạo ra một môi trường học tập đáng khích lệ, nơi mọi người có thể học hỏi từ nhau và phát triển bản thân một cách tự nhiên Nơi có các khóa học về Công Nghệ Thông Tin với mục tiêu được ghi ra rõ ràng chi tiết cùng thời hạn cụ thể Bên cạnh đó, trang web còn giúp những người tham gia có thể kết bạn, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và mọi người trong nhóm có thể học tập lẫn nhau để tự phát triển bản thân
Trang 8CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÃ NGUỒN MỞ 1.1 Mã nguồn mở là gì
Mã nguồn mở (Open Source) là một phương pháp phát triển và phân phối phần mềm, trong đó nguồn mã nguồn của phần mềm được công khai và có sẵn cho mọi người
sử dụng, xem xét, thay đổi và phân phối Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có quyền truy cập vào mã nguồn, tùy chỉnh và phát triển phần mềm theo nhu cầu của mình
Trong mô hình mã nguồn mở, nguồn mã được cung cấp dưới dạng các tệp tin văn bản có thể đọc được, thường là trong các ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java, Python, PHP và nhiều ngôn ngữ khác Điều này cho phép các nhà phát triển và người dùng khác có thể tìm hiểu cách hoạt động của phần mềm và thực hiện các thay đổi, bổ sung, sửa lỗi hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của họ
Mã nguồn mở thường đi kèm với các giấy phép mã nguồn mở, như Giấy phép Công cộng GNU (GNU General Public License - GPL) hoặc BSD (Berkeley Software Distribution) Những giấy phép này thiết lập các quyền và điều kiện sử dụng, phân phối và sửa đổi mã nguồn mở Chẳng hạn, các giấy phép mã nguồn mở thường yêu cầu rằng các phiên bản sửa đổi của phần mềm cũng phải được phân phối dưới cùng một giấy phép mã nguồn mở, đảm bảo tính tự do và tiếp tục phát triển mã nguồn mở
Mã nguồn mở đã tạo ra một cộng đồng lớn và đa dạng của các nhà phát triển và người dùng trên toàn thế giới, đóng góp vào việc phát triển và nâng cao chất lượng của các dự án phần mềm mã nguồn mở Nhiều dự án phần mềm nổi tiếng và quan trọng như Linux, Apache, MySQL, Firefox và WordPress đều được phát triển dựa trên mô hình mã nguồn mở
1.2 Phần mềm mã nguồn mở là gì
Phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software) là phần mềm mà nguồn mã nguồn của nó đã được công khai và có sẵn cho mọi người sử dụng, xem xét, thay đổi
và phân phối theo các điều kiện được quy định trong giấy phép mã nguồn mở
Các phần mềm mã nguồn mở được phát triển bởi cộng đồng của các nhà phát triển và người dùng, thường làm việc cùng nhau trên một dự án chung Bất kỳ ai cũng
có thể tham gia vào quá trình phát triển, đóng góp mã nguồn, báo cáo lỗi hoặc cung cấp các cải tiến cho phần mềm
Các phần mềm mã nguồn mở có thể thuộc vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hệ điều hành, trình duyệt web, ứng dụng văn phòng, cơ sở dữ liệu, công cụ phát triển phần mềm, và nhiều hơn nữa
Trang 9Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ WORDPRESS 2.1 Wordpress là gì?
WordPress là một mã nguồn web mở để quản trị nội dung (CMS – Content Management System ) và cũng là một nền tảng blog (Blog Platform) được viết trên ngôn ngữ PHP sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL được phát hành đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi Matt Mullenweg và Mike Little
Thực ra WordPress lúc đầu mới công bố ra nó không được xem như là một CMS bởi vì sức mạnh của nó cũng còn giới hạn ít nhiều nên lúc đó cộng đồng xem WordPress chỉ là một mã nguồn được lựa chọn để phát triển blog cá nhân bình thường với các tính năng rất cơ bản là hỗ trợ tạo trang tĩnh, tạo bài viết có nhúng tính năng bình luận bài viết để thành viên có thể tương tác
Tuy vậy, so với công nghệ lúc bấy giờ thì WordPress cũng đã có những bước tiến vượt bật so với những đối thủ khác mà cái quan trọng nhất là tính tương tác hoàn toàn đơn giản để có thể gần gũi với người sử dụng không chuyên Vì vậy lúc đó WordPress đã bắt đầu trở thành một mã nguồn mở được nhiều người chú ý đến và nhận donation (quyên góp) từ những người ủng hộ để có thể phát triển được tốt hơn
Và đúng như nguyện vọng của nhiều người, WordPress đã có một sự phát triển vượt bậc ngay sau đó mà đầu tiên là sự nâng cấp về backend để quản lý tốt hơn, nhiều tính năng mới được ra đời (trong đó có tính năng Custom Field thần thánh mà mãi tận bây giờ nó vẫn nằm trong top các tính năng thú vị nhất), kèm theo đó là một thư viện theme chính thức được công bố với hàng trăm giao diện khác nhau cho WordPress mà người dùng có thể tải về
Tiếp tục vài năm sau đó, các bản WordPress mới hơn lần lượt ra đời và kèm theo đó là thư viện plugin khổng lồ được ra mắt, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của WordPress Đặc biệt là khi WordPress ra mắt phiên bản 2.8, có nhiều thay đổi và tính năng nâng cao được cập nhật làm cho WordPress càng trở nên mạnh mẽ hơn, và nó trở thành một CMS chính hiệu lúc nào không hay
Hiện tại tính ở thời điểm này, WordPress đã có những con số rất ấn tượng như sau:
• Khoảng 72,000,000 website đang sử dụng mã nguồn mở WordPress
• Mỗi ngày có khoảng 145,000 lượt download mã nguồn WordPress từ trang chủ
• WordPress chiếm khoảng 19% thị phần cho tổng số website có mặt trên thế giới Trong khi đó Joomla chỉ có 3% Và website không sử dụng CMS chiếm 69%
Trang 10• Tổng số lượt download hiện tại của WordPress là khoảng 500,000,000 lần Chưa hết và các website lớn trên thế giới đều đang tin dùng WordPress như:
• Nhiều plugin hỗ trợ, hầu như mọi ý tưởng đều đã có plugin hỗ trợ
• Nhiều theme có sẵn, hầu như là nhiều nhất trong các CMS hiện nay
• Bao gồm các theme miễn phí và theme trả phí rất chuyên nghiệp
• Dễ tùy biến, nếu bạn là người đã có kiến thức sẵn về PHP, CSS, HTML thì điều này rất dễ dàng
• Nhiều cộng đồng hỗ trợ và hướng dẫn, đơn cử là như ThachPham.Com của mình đây
• Có thể làm được nhiều thể loại website, từ blog cá nhân đến các trang thương mại điện tử
• Dễ cài đặt
• Nhẹ và hao tốn ít tài nguyên máy chủ
• Các Theme Framework hiện có sẽ giúp bạn tự thiết kế giao diện WordPress dễ dàng
• Dễ sử dụng và quản lý
2.2.2 Nhược điểm
• Nhiều khái niệm khó hiểu nếu bạn mới bắt đầu
• Muốn tùy biến WordPress, bạn phải có kiến thức lập trình web căn bản nhất
• Các theme đẹp đa phần là phải trả phí Và plugin cũng vậy
• Nếu bạn là Developer, bạn sẽ hơi mệt mỏi với các hàm có sẵn của WordPress
vì nó quá nhiều
Trang 112.3 Phân loại wordpress
2.3.1 Wordpress.Com
Tuy nhiên với dịch vụ này, bạn không có quyền cài thêm bên ngoài mà chỉ phụ thuộc vào các theme miễn phí trong thư viện theme cũng như bạn không thể cài đặt plugin mà chỉ sử dụng các tính năng có sẵn của WordPress
Tóm lại, khi sử dụng dịch vụ này chúng ta sẽ :
Ưu điểm :
Không cần lưu tâm đến việc quản trị hạ tầng Web Hosting / bảo mật / hệ thống đường truyền / backup dữ liệu vì website hoạt động trên hệ thống máy chủ của Wordpress
Do đó, chi phí giảm thiểu tối đa
Khi sử dụng WordPress Self-Hosted bạn có toàn quyền quản trị đồng thời dữ liệu lưu và hoạt động trên Web hosting cá nhân, sử dụng tên miền (domain) riêng mà không mất phụ phí, bạn có thể tự do cài thêm bất kỳ theme WordPress nào bạn có, cài thêm plugin và tùy biến với các kỹ năng nâng cao
Trang 12rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn Về cách cài đặt lại càng dễ hơn, bạn có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của mình và tự vận hành nó sau vài cú click
2.4.2 Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới , điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ được cộng đồng người sử dụng Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt , bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm :
https://wordpress.org/support/,
https://forums.wordpress.com, www.wpbeginner.com
2.4.3 Nhiều gói giao diện có sẵn
Trong khi sử dụng WordPress, khái niệm giao diện cho website WordPress thường được gọi là theme Hiện nay WordPress có rất nhiều theme miễn phí khác nhau
để bạn có thể dễ dàng thay đổi giao diện của website mình chỉ với vài cú click mà không cần bận tâm việc làm sao để thiết kế một theme cho riêng mình Còn nếu bạn muốn website đẹp và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể mua các theme trả phí với giá bán dao động từ $30 đến $65
Nhưng nếu bạn là người mới tập làm quen với WordPress, hãy tạm quên việc dùng theme trả phí vì cách cài đặt nó có thể không mấy dễ dàng cho người mới bắt đầu
2.4.4 Nhiều plugin hỗ trợ
Plugin nghĩa là một trình cắm thêm vào website để bổ sung các chức năng mà bạn cần Ví dụ mặc định sau khi cài website WordPress, bạn không có chức năng hiển thị các bài viết liên quan ở dưới mỗi bài viết, nhưng với nhiều plugin miễn phí hỗ trợ thì bạn có thể dễ dàng cài thêm một plugin miễn phí để website mình có chức năng đó Tương tự với theme, cũng có rất nhiều plugin trả phí mang những tính năng rất độc đáo và có ích vào website và nó sẽ có giá khoảng từ $10 đến $80 tùy theo độ phức tạp
2.4.5 Dễ phát triển cho lập trình viên
Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn
mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính năng
Trang 13Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress
2.4.6 Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng Việt Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể
dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ
2.4.7 Có thể làm nhiều loại website
Dùng WordPress không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm blog cá nhân, mà bạn có thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệucông ty, một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme và plugin với nhau Tuy nhiên để làm được, bạn nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng vội một bước lên mây để nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó
2.5 Các tính năng cơ bản của Wordpress
Khi tạo một blog cho riêng bạn có thể sẽ có những lý do riêng, nhưng nếu so với các script và dịch vụ blog khác, có thể bạn sẽ thích Wordpress ở những tính năng dưới đây
- Dễ cài đặt, chỉ cần khởi tạo database, upload và thiết lập tham số trong file wpconfig.php, sau 1, 2 lần click chuột, bạn đã sẵn sàng để viết blog
- Không giới hạn số lượng category và sub-category: bạn có thể tạo vô số chuyên mục và các chuyên mục con trong các chuyên mục chính mà không gặp phải bất kì rắc rối nào.Tự động xuất RSS và Atom: giúp cập nhật các thông tin về blog của bạn ngay lập tức
- Sử dụng giao diện XML RPC để trackback và viết bài từ xa
- Có thể đăng bài trên blog từ email
- Hỗ trợ plugin và theme: đây là một điểm mạnh nhất của Wordpress Nó tạo cơ hội cho hàng nghìn nhà phát triển cùng tham gia phát triển các plugin và theme cho Wordpress, làm cho nó càng ngày càng phong phú về tính năng và giao diện
- Có thể nhập dữ liệu từ Blogger, Blogware, Bunny’s Technorati Tags, DotClear, GreyMatter, Jorome’s Keyword, LiveJournal, Movable Type, TypePad, RSS, Simple Tagging, Textpattern, B2evoluton, v.v Đây là chức năng tuyệt vời nếu như bạn muốn chuyển từ một blog khác sang sử dụng Wordpress, nó giúp lại lấy lại tất cả các bài viết
Trang 14trên các blog khác để chuyển qua Wordpress
- Rất nhiều tài liệu hướng dẫn để giúp phát triển thêm tính năng, và nhiều bộ API để mở rộng
- Dễ quản lý và duy trì mà chẳng cần phải có nhiều kĩ năng hay kinh nghiệm
- Khả năng tìm kiếm trên blog rất tốt
- Xuất bản nội dung ngay lập tức bất kể chiều dài của bài viết là bao nhiêu
- Hỗ trợ viết blog đa ngôn ngữ
- Administration Panel được tổ chức rất tốt với rất nhiều tính năng nhưng lại dễ hiểu và dễ sử dụng
- Quản lý liên kết dễ dàng Với sự trợ giúp của các plugin và rất nhiều bộ API, bạn có thể chỉnh sửa Wordpress tùy thích theo nhu cầu của bạn, và thậm chí bạn cũng
có thể sử dụng Wordpress để làm một website hoàn chỉnh Wordpress có hàng ngàn plugin và theme, cộng với một đồng người sử dụng cực kì đông đảo luôn sẵn sàng góp sức phát triển, điều này làm cho Wordpress ngày càng lớn mạnh thể hiện vai trò số 1 của mình
Một số trong những lợi thế của purchasing a WordPress premium theme bao gồm:
- Hỗ trợ kỹ thuật sẵn có
- Hoàn toàn tùy biến trang web
- Chức năng và kỹ thuật nâng cao hơn
- Chủ đề của bạn sẽ được liên tục cập nhật
- Có thể được sử dụng cho các trang web lớn như Tổng công ty và các tạp chí tin tức trực tuyến
Trang 15Chương 3: PHÂN TÍCH THÔNG TIN WEBSITE BÁN HÀNG ONLINE
3.1 Những phần mềm sử dụng khi thiết kế website
3.1.1 Phần mềm sử dụng
XamPP
Hình 3.1 Chạy Module ”Apache” và ”MySql”
XAMPP là một ứng dụng phần mềm khá nổi tiếng và thường hay được các lập trình viên sử dụng để xây dựng và phát triển các dựa án website wordpress trên nền tảng ngôn ngữ PHP XAMPP được cài đặt và chạy trực tiếp trong môi trường Windows Giúp cho bạn không cần phải có tên miền và hosting thì mới làm được một trang web
XAMPP được xem là một bộ công cụ hoàn chỉnh dành cho lập trình viên PHP,
nó tích hợp các thành phần quan trọng và tương thích nhau:
- Webserver
- PHP (tạo môi trường chạy các tập tin script *.php)
- MySql (hệ quản trị dữ liệu mysql)
Vì vậy, XamPP là một phần mềm cho phép bạn giả lập môi trường server hosting cho phép bạn chạy thử demo một website ngay trên chiếc máy vi tính của bạn không cần thiết phải mua hosting hay vps gì cả Phần mềm sử dụng
Trang 163.1.2 Tạo Database MySQL cho Wordpress với PhpMyAdmin
Mở trình duyệt, truy cập vào đường dẫn:
http://localhost/phpmyadmin/
Ở mục «Create new database», gõ vào tên CSDL cho Wordpress sử dụng
Hình 3.2 Tạo database cho CSDL
3.1.3 Download và cài đặt Wordpress