Trong việc mà quản lý đã khen ngợi cho nhóm, nhân viên A cảm thấy rằng: Mình là người làm việc và đóng góp nhiều nhất, chăm chỉ nhất về công việc đó trong khi những thành viên B, D, C đã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO MÔN HỌC CHỦ ĐỀ: BÁO CÁO TEST 3 MỌI NGƯỜI CÓ NÊN KHEN NGỢI MỖI KHI NHÂN VIÊN LÀM TỐT
VIỆC GÌ ĐÓ KHÔNG?
Môn học: Quản trị thành tích
Giảng viên : Nguyễn Quốc Tuấn
1.1 Trần Thị Thuỳ Lên 1.2 Huỳnh Thị Tố Trinh 1.3 Huỳnh Ngọc Tú 1.4 Nguyễn Đình Trường 1.5 Xao Vong Yuen Vilay
Đà Nẵng, ngày 6 tháng 11 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
A BÁO CÁO NHÓM 3
1 Bài thuyết trình 3
2 Phân công nhiệm vụ trong nhóm 4
B BÁO CÁO CÁ NHÂN 7
1 Trần Thị Thuỳ Lên 7
2 Huỳnh Thị Tố Trinh 8
3 Huỳnh Ngọc Tú 10
4 Nguyễn Đình Trường 12
5 Xao Vong Yuen Vilay 14
Trang 3A BÁO CÁO NHÓM
1 Bài thuyết trình
Chủ đề thuyết trình: 3.11 “Mọi người có nên khen ngợi mỗi khi nhân viên làm tốt việc
gì đó không ?”
1.1 Kịch bản thảo luận
1 Ổn định lớp
2 Đưa ra tình huống đầu tiên cho các bạn giải quyết để nắm bắt chủ đề thảo luận
“Mọi người có nên khen ngợi mỗi khi nhân viên làm tốt việc gì đó không ?”
3 Trình bài các lợi ích của việc khen ngợi, mặt trái của việc khen ngợi, khi nào nên khen ngợi, hướng dẫn cách khen ngợi hiệu quả, khen ngợi đối với các nền văn hoá khác nhau
4 Dựa vào lí thuyết để giải quyết tình huống đầu tiên
5 Tổng kết lại chủ đề bằng cách đưa ra tình huống thứ hai có độ khó cao hơn tình huống một
1.2 Các vấn đề nhóm đưa ra để thảo luận với mọi người
- Lợi ích của việc khen ngợi
- Mặt trái của việc khen ngợi quá mức
- Khi nào nên khen ngợi
- Hướng dẫn cách khen ngợi
- Khen ngợi đối với các nền văn hoá khác nhau
1.3 Các tình huống đưa ra
Tình huống 1: Một nhóm nhân viên vừa hoàn thành thành công một dự án lớn, trong
đó chỉ có một nhân viên A làm việc chăm chỉ, trong khi những thành viên B, C, D chỉ đóng góp ở mức độ tối thiểu. Tuy nhiên, quản lý vẫn khen ngợi toàn bộ nhóm mà không ghi nhận riêng lẻ
Trong việc mà quản lý đã khen ngợi cho nhóm, nhân viên A cảm thấy rằng: Mình là người làm việc và đóng góp nhiều nhất, chăm chỉ nhất về công việc đó trong khi những thành viên B, D, C đã đóng góp ít hơn mình nhưng tại sao vẫn khen ngợi toàn bộ nhóm
Trang 4mà không ghi nhận riêng lẻ Điều này khiến nhân viên A cảm thấy nỗ lực của mình
không được ghi nhận đúng mức
Câu hỏi:
1 Lợi ích của việc khen ngợi nhóm là gì?
2 Mặt trái của việc khen ngợi là? Trong khi chỉ có một thành viên A làm việc chăm chỉ?
3 Khi nào quản lý nên khen ngợi cả nhóm hoặc chỉ một người mà thôi?
4 Hướng dẫn cách khen ngợi cụ thể trong tình huống này để đảm bảo cả nhóm đều được công nhận
Tình huống 2: Lan là giám đốc nhân sự của một công ty lớn, nơi cô phụ trách quản lý
hiệu suất và phát triển nhân viên Gần đây, công ty vừa trải qua một đợt tái cấu trúc và cắt giảm nhân sự, làm ảnh hưởng lớn đến tinh thần của đội ngũ Các nhân viên còn lại bắt đầu cảm thấy không chắc chắn về tương lai và thiếu động lực làm việc Trong bối cảnh này, Lan được yêu cầu tạo ra một kế hoạch để thúc đẩy tinh thần làm việc và gia tăng sự gắn kết của nhân viên
Cô nhận thấy rằng khen ngợi và công nhận là những công cụ hiệu quả để nâng cao tinh thần, nhưng cô cũng lo lắng về việc liệu có nên khen ngợi vào thời điểm này hay không.
Câu hỏi:
1 Lợi ích của việc khen ngợi trong hoàn cảnh công ty vừa trải qua biến động lớn
là gì?
2 Mặt trái của việc khen ngợi trong thời kỳ khó khăn và không ổn định là gì? Liệu nhân viên có nghĩ lời khen chỉ là chiêu trò an ủi để giữ họ ở lại không?
3 Khi nào là thời điểm thích hợp để khen ngợi trong một môi trường công việc
có nhiều bất ổn?
4 Làm thế nào để khen ngợi mà không làm nhân viên cảm thấy lời khen đó chỉ là hời hợt, đặc biệt trong tình huống công ty vừa cắt giảm nhân sự?
2 Phân công nhiệm vụ trong nhóm
Trang 5T trí
1 Trần Thị Thuỳ Lên 1.1
Tìm tình huống thứ 2 có độ khó cao để tổng hợp lại kiến thức đã thảo luận, làm slide phần, thuyết trình nội dung được giao
Hoàn thành tốt
2 Huỳnh Thị Tố Trinh 1.2
Tìm các tình huống một về việc khen ngợi; nêu cụ thể việc khi ngợi; làm slide, trình bày nội dung được giao
Hoàn thành tốt
Tổ chức họp nhóm, tạo vote để nhóm chọn tình huống; tìm tình huống một về việc khen ngợi;
hướng dẫn cách khen ngợi, khen ngợi đối với các nền văn hoá khác nhau; làm slide phần, trình bày nội dung được giao; tổng kết, làm báo cáo
Hoàn thành tốt
4 Nguyễn Đình Trường 1.4
Tìm các tình huống một về việc khen ngợi; nêu mặt trái của việc khen ngợi quá mức; làm slide, trình bày nội dung được giao
Hoàn thành tốt
Tìm các tình huống một về việc khen ngợi; nêu lợi ích của việc khen ngợi; làm slide phần, trình bày nội dung được giao
Hoàn thành tốt
3 Bài thảo luận nhóm đánh giá thành tích sinh viên: (Tuần 5)
STT Trách nhiệm của
công việc được giao
Kết quả yêu cầu trong công việc
Năng lực yêu cầu hay biểu
Phẩm chất nghề nghiệp
Trang 6hiện hành vi hiệu quả
1
Tích cực tham gia các
hoạt động của lớp và
trường
Hoàn thành dự án, hoạt động với kết quả tốt
Thành thạo công nghệ, kỹ năng số
Biết lắng nghe
và tôn trọng ý kiến khác
2
Tham gia các hoạt
động học tập và
nghiên cứu, hoàn
thành chương trình
học
Điểm số/GPA: từ 3.2 đến 4.0, rèn luyện >80
Khả năng nghiên cứu, tư duy sáng tạo trong học tập
Trung thực, chủ động, tự tin và quyết đoán
3
Quản lý thời gian một
cách hiệu quả
Tham gia và đạt kết quả tốt trong các cuộc thi học thuật
Khả năng thích ứng với môi trường học và làm việc
Tinh thần cống hiến, trách nhiệm với cộng đồng
4
Góp phần tích cực
trong các hoạt động
Tự học và phát triển kỹ năng
Tinh thần cẩn thận, chú ý đến chi tiết
Cẩn thận, chú ý đến chi tiết
5 Hoàn thành đúng hạn
các bài tập cá nhân và
nhóm
Đảm bảo số lượng
và chất lượng bài tập tốt
Kỹ năng phân tích, tư duy phản biện
Hợp tác, đoàn kết trong học nhóm
6
Tuân thủ nội quy của
trường lớp và quy
định pháp luật
Tiến bộ rõ rệt trong quá trình học tập
Kỹ năng làm việc nhóm, xử lý xung đột và giao tiếp
Tinh thần học hỏi, cầu tiến, luôn muốn phát triển
B BÁO CÁO CÁ NHÂN
Trang 71 Trần Thị Thuỳ Lên
Là tình huống hai được nhóm chọn
Cách giải quyết các câu hỏi:
- Câu 1: Lợi ích của việc khen ngợi trong hoàn cảnh công ty vừa trải qua biến động
lớn là gì?
Trong bối cảnh căng thẳng và thiếu sự ổn định sau khi công ty cắt giảm nhân sự, việc khen ngợi có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng Đầu tiên, nó giúp khôi phục niềm tin của nhân viên vào công ty và tạo ra cảm giác được công nhận giữa những bất định Những nhân viên còn lại sẽ cảm thấy rằng công việc và nỗ lực của họ vẫn có giá trị Điều này có thể góp phần tái thiết môi trường làm việc tích cực hơn, nơi mọi người cảm thấy
an tâm và sẵn sàng tiếp tục cống hiến
- Câu 2: Mặt trái của việc khen ngợi trong thời kỳ khó khăn và không ổn định là gì? Tuy nhiên, trong thời kỳ này, việc khen ngợi cũng tiềm ẩn một số mặt trái Nếu không được thực hiện một cách cẩn trọng, nhân viên có thể cảm thấy rằng lời khen chỉ là một chiêu trò để giảm bớt căng thẳng hoặc an ủi họ trong bối cảnh khó khăn, mà không thật
sự phản ánh giá trị thực sự của công việc họ làm Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhân viên mất niềm tin vào lãnh đạo và cảm thấy khen ngợi không chân thành Họ có thể nghĩ rằng công ty chỉ đang cố giữ họ lại bằng cách đưa ra lời khen thay vì giải quyết các vấn
đề lớn hơn như phúc lợi, công việc ổn định, hoặc phát triển nghề nghiệp
- Câu 3: Khi nào là thời điểm thích hợp để khen ngợi trong một môi trường công việc có nhiều bất ổn?
Trong thời điểm nhạy cảm này, việc khen ngợi cần được thực hiện một cách chiến lược và có tính chọn lọc Lan cần tránh việc khen ngợi quá thường xuyên hoặc không có
lý do cụ thể, vì điều này có thể khiến nhân viên cảm thấy lời khen không có giá trị Thời điểm phù hợp để khen ngợi là khi nhân viên hoặc nhóm đã đạt được một kết quả đáng kể, vượt qua những thách thức lớn hoặc có đóng góp cụ thể giúp công ty ổn định hơn trong giai đoạn khó khăn Lời khen ngợi cũng nên nhấn mạnh vào những giá trị dài hạn mà công ty đang hướng tới, giúp nhân viên hiểu rằng họ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của công ty
Trang 8- Câu 4: Làm thế nào để khen ngợi mà không làm nhân viên cảm thấy lời khen chỉ
là hời hợt?
Để lời khen có sức nặng và không bị hiểu lầm là "chỉ để an ủi," Lan cần tuân theo một
số nguyên tắc:
Thành thật và rõ ràng: Khen ngợi cần phải đến từ sự công nhận thật lòng về những gì nhân viên đã đạt được
Tập trung vào giá trị dài hạn: Khen ngợi không chỉ nên nói về thành tích trong hiện tại mà còn nên khuyến khích nhân viên nhìn về tương lai Lan có thể kết nối lời khen với những mục tiêu dài hạn của công ty, như: “Anh/chị là một phần quan trọng trong đội ngũ giúp công ty hướng tới sự phát triển bền vững,
và chúng tôi tin tưởng vào khả năng của anh/chị trong việc đóng góp cho sự phục hồi sắp tới.”
Không quá chú trọng vào kết quả mà bỏ qua nỗ lực: Trong thời điểm khó khăn,
nỗ lực của nhân viên cũng cần được khen ngợi Đừng chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, mà hãy ghi nhận những bước đi và cố gắng mà họ đã thực hiện
Khen ngợi trong bối cảnh chiến lược: Việc khen ngợi nên đi kèm với các hành động cụ thể từ công ty để chứng minh rằng sự công nhận là thật sự Ví dụ, Lan
có thể kết hợp lời khen với việc công bố kế hoạch đào tạo thêm kỹ năng cho nhân viên để họ có thể đối mặt với các thử thách sắp tới, tạo thêm niềm tin vào tương lai và sự ổn định của công ty
1 Huỳnh Thị Tố Trinh
1 Tình huống:
Một nhóm nhân viên vừa hoàn thành thành công một dự án lớn, trong đó chỉ có một nhân viên A làm việc chăm chỉ, trong khi những thành viên B, C, D chỉ đóng góp ở mức
độ tối thiểu Tuy nhiên, quản lý vẫn khen ngợi toàn bộ nhóm mà không ghi nhận riêng lẻ Trong việc mà quản lý đã khen ngợi cho nhóm, nhân viên A cảm thấy rằng:Mình là người làm việc và đóng góp nhiều nhất, chăm chỉ nhất về công việc đó trong khi những thành viên B, D, C đã đóng góp ít hơn mình nhưng tại sao vẫn khen ngợi toàn bộ nhóm
Trang 9mà không ghi nhận riêng lẻ Điều này khiến nhân viên A cảm thấy nỗ lực của mình không được ghi nhận đúng mức
2 Khi nào nên khen ngợi:
- Khi có thành tích cụ thể: Khi một cá nhân hoặc tổ chức đạt được một mục tiêu, hoàn thành một dự án thành công, hoặc vượt qua một thử thách nào đó, đó là thời điểm tuyệt vời để dành lời khen ngợi Điều này giúp họ cảm thấy được ghi nhận
và trân trọng.Ví dụ: Một nhân viên hoàn thành dự án trước thời hạn và đạt kết quả cao Thì chúng ta nên khen ngợi là anh/chị đã làm rất tốt việc hoàn thành dự án này Sự cống hiến và tận tụy của anh/chị đã góp phần không nhỏ vào thành công của cả đội."
- Khi nhận sự nỗ lực: Dù kết quả chưa hoàn hảo, việc khen ngợi sự nỗ lực của người khác sẽ giúp họ hiểu rằng chúng ta đánh giá cao sự cố gắng của họ và khuyến khích họ tiếp tục cải thiện Ví dụ: Thay vì: "Lần sau cố gắng hơn nhé." (có thể khiến người nghe cảm thấy bị phủ nhận) Hãy nói: "Tôi biết rằng anh/chị đã làm việc rất chăm chỉ trong tg qua để chuẩn bị cho bài thuyết trình Mặc dù kết quả chưa tốt như mong đợi nhưng tôi đánh giá cao sự cố gắng của anh/chị."
- Khi có hành vi tích cực: Khi ai đó thể hiện những hành vi tích cực như giúp đỡ người khác, làm việc nhóm hiệu quả, hoặc đề xuất những ý tưởng sáng tạo, hãy khen ngợi họ Điều này sẽ khuyến khích họ lặp lại những hành vi tốt đẹp đó Ví dụ: Thay vì: "bạn thật tốt bụng." (quá chung chung) Hãy nói: "Cảm ơn bạn đã giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc đúng hạn Sự hỗ trợ của bạn rất có ý nghĩa."
- Khi người khác có những thay đổi tích cực: Nếu bạn nhận thấy ai đó đã có những thay đổi tích cực về thái độ, kỹ năng hoặc hành vi, hãy dành cho họ lời khen ngợi Điều này sẽ giúp họ tự tin hơn và tiếp tục phát triển bản thân Ví dụ: Thay vì:
"Anh/Chị đã khác trước nhiều rồi." (có thể khiến người nghe không hiểu rõ) Hãy nói: tôi nhận thấy gần đây anh/chị đã chủ động hơn trong việc giao tiếp với khách hàng Điều này giúp cải thiện rất nhiều hình ảnh của công ty."
Trang 10- Khi muốn tạo động lực: Khi bạn muốn khuyến khích ai đó làm việc tốt hơn hoặc đạt được một mục tiêu nào đó, lời khen ngợi có thể là một động lực rất lớn Ví dụ:
"Cố lên nhé!" (quá chung chung) Hãy nói: "Với khả năng sáng tạo của bạn, tôi tin rằng anh/chị sẽ hoàn thành xuất sắc dự án này."
3 Huỳnh Ngọc Tú
Tham gia thảo luận về nội dung, đóng góp ý kiến; tìm tình huống về chủ đề “Mọi người có nên khen ngợi mỗi khi nhân viên làm tốt việc gì đó không?”; hướng dẫn cách khen ngợi cụ thể; cách khen ngợi của nhiều nền văn hoá khác nhau.
1 Tình huống:
Trong buổi thuyết trình nhóm về môn Lịch sử, Hùng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và thuyết trình rất tự tin, lưu loát Sau khi phần thuyết trình kết thúc, cô giáo đã khen ngợi
Hùng trước lớp: "Hùng đã làm rất tốt hôm nay, bài thuyết trình của em rõ ràng và rất
ấn tượng Các em hãy học hỏi Hùng để chuẩn bị thật kỹ cho phần của mình trong những buổi sau."
Một số bạn trong lớp cảm thấy cô chỉ tập trung khen ngợi Hùng mà không đánh giá cao nỗ lực của các bạn trong nhóm Điều này khiến một vài bạn cảm thấy không được công nhận, và không vui vì cả nhóm đều đã làm việc rất chăm chỉ
2 Hướng dẫn cách khen ngợi cụ thể:
- Khen chứ không tâng bốc
- Lời khen xuất phát từ sự chân thành:
Thay vì dùng những lời khen sáo rỗng hay khen theo xu hướng, bạn hãy thể hiện
sự mộc mạc, chân thành trong lời khen của mình Sự chân thành toát lên ngay lúc này sẽ khiến bạn trở nên ấn tượng và đầy thiện cảm hơn trong mắt đối phương Ngoài ra, hãy hạn chế những từ ngữ thái quá vì sẽ tạo cảm giác nịnh
bợ, hoa mỹ
- Sử dụng đôi mắt biết nói:
Một cách khen người khác xinh đẹp hiệu quả là bạn hãy nhìn chằm chằm vào họ một lúc lâu Họ sẽ cảm nhận như bạn đang thật sự thưởng thức vẻ đẹp trên gương mặt họ đến mức không thể rời mắt Tuy nhiên, hãy biết điều chỉnh mức
Trang 11độ sao cho phù hợp, tránh tạo cảm giác gượng gạo cho đối phương khi bị nhìn chăm chú quá lâu
- Khen ngợi một cách cụ thể:
Thay vì đưa ra lời khen chung chung bạn có thể đưa ra những tiểu tiết cụ thể để người nghe có thể cảm nhận hết ý nghĩa của lời khen mà chúng ta dành cho họ
Ví dụ: Thay vì khen hôm nay bạn đẹp quá thì có thể đưa thêm dẫn chứng như “mái tóc được búi lên đẹp quá!”, “màu son hôm nay thật hợp!”, điều này sẽ khiến lời khen trở nên có ý nghĩa hơn!
- Khen ngợi đúng thời điểm:
Bạn không thể học cách khen người khác xinh đẹp khi bản thân họ đang biết bộ dạng của mình như thế nào Có thể họ đang quên makeup hay phải ra đường một cách vội vã Thay vào đó, bạn nên dành tặng lời khen khi họ đã dành ra rất nhiều thời gian để chăm chút, chuẩn bị bản thân trước cuộc gặp gỡ Chẳng ai muốn bỏ công sức ra đầu tư để nhận về những lời chê bai cay nghiệt cả!
- Gọi tên người được khen:
Nhiều người có sở thích nghe tên gọi của chính mình nên bạn có thể áp dụng cách gọi tên của họ Bắt đầu bằng việc gọi tên và kết thúc bằng một lời ngợi khen sẽ khiến họ cực kỳ hào hứng!
3 Cách khen ngợi của nhiều nền văn hoá khác nhau:
Nền Văn Hóa Nhật Bản:Thường sử dụng sự khiêm tốn và không nói trực tiếp về thành tích của mình Khen ngợi có thể được thực hiện thông qua việc tôn trọng nhóm hoặc cộng đồng Ví dụ: "Đội của bạn thực sự xuất sắc trong dự án này." Đừng khen ngợi quá nhiều về cá nhân, điều này có thể khiến người khác cảm thấy không thoải mái Thay vào đó, hãy khen ngợi sự nỗ lực của cả nhóm
Nền Văn Hóa Mỹ: Thường sử dụng ngôn từ trực tiếp và rõ ràng Ví dụ: "Bạn làm rất tốt công việc này!" Tránh quá mức lời khen, vì điều này có thể khiến người khác cảm
thấy không chân thành Cố gắng sử dụng khen ngợi cụ thể thay vì chung chung Khen ngợi liên quan đến kết quả cụ thể: Khen ngợi thường đi kèm với những thành tích cụ
thể Ví dụ, trong môi trường làm việc, người Mỹ sẽ khen ngợi đồng nghiệp dựa trên