Gần đây, mặc dù các chủ trọ đã quan tâm hơn đến chất lượng phòng trọ, ví dụ như cơi nới phòng ở rộng hơn, thoáng mát hơn hay trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ hơn… nhưng giá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ LƯỢNG
Lớp Lecture: 05 Lớp Seminar: 04 Nhóm nghiên cứu: 03
Trang 2Thông tin thành viên Nhóm 3:
Trang 3MỤC LỤC
1 Mở đầu
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn dữ liệu
2 Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước
2.1 Lý thuyết liên quan
2.2 Một số nghiên cứu tham khảo
2.3. Mô hình tổng quát
3 Dữ liệu và ước tính mô hình
3.1 Dữ liệu
3.1.1 Thống kê mô tả
3.1.2 Phân tích, nhận xét về biến và tương quan
3.2 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
3.2.1 Kết quả ước lượng các mô hình
3.2.2 Kiểm định các hiện tượng của mô hình
3.2.3 Kết quả mô hình tốt nhất
3.2.4 Đối chiếu kết quả nghiên cứu với kì vọng
3.3 Phân tích kết quả mô hình
3.3.1 Ý nghĩa các hệ số hồi quy của mô hình
3.3.2 Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy
3.3.3 Trả lời câu hỏi nghiên cứu
4 Tổng kết
4.1 Tóm tắt quá trình thực hiện
4.2 Kết luận rút ra rừ kết quả mô hình
4.3 Đề xuất giải pháp, kiến nghị liên quan đến kết quả mô hình 4.3.1 Về phía chủ cho thuê phòng trọ
4.3.2 Về phía sinh viên
Trang 41 Mở đầu
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Hàng năm , có một khối lượng lớn sinh viên sẽ đổ bộ về Hà Nội và đặc biệt là khu vực quân Hai Bà Trưng, quân Hoàng Mai để học tập bởi đây là tụ điểm quan trọng như bến xe, gatàu,… và là nơi tập trung 3 trường Đại học lớn, chỉ riêng số sinh viên trường Đại học Kinh TếQuốc Dân đã chiếm 30% tổng số sinh viên ở khu vực này
Số lượng sinh viên tăng cao kéo theo nhu cầu về nhà trọ, chỗ ở của sinh viên cũng ngày càng tăng Các bạn sinh viên ngoại tỉnh ở xa nhà nên phải tìm chỗ ở thích hợp để có thể đi học, đi làm Một số sinh viên chọn ở nhà người quen, họ hàng hoặc ở tại ký túc xá trường, tuynhiên, ký túc xá của trường chỉ đáp ứng đủ cho số ít sinh viên, nên phần lớn sinh viên vẫn phải đi ở trọ bên ngoài Gần đây, mặc dù các chủ trọ đã quan tâm hơn đến chất lượng phòng trọ, ví dụ như cơi nới phòng ở rộng hơn, thoáng mát hơn hay trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ hơn… nhưng giá cả thuê phòng trọ vẫn luôn là một vấn đề lớn đối với người đi thuê, đặc biệt là các bạn sinh viên Vì vậy để làm rõ vấn đề về giá thuê phòng trọ,
nhóm xin trình bày đề tài : “ Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê phòng trọ của sinh viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê phòng trọ của sinh viên NEU trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai
- Xây dựng mô hình và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giá phòng trọ
- Giúp sinh viên, đặc biệt là sinh viên lần đầu đi thuê trọ có thể dự tính được mức giá thuê phòng trọ phù hợp với nhu cầu của mình
- Là căn cứ giúp các chủ phòng trọ đưa ra mức giá phù hợp với phòng trọ của mình
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, nhóm đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá thuê phòng trọ của sinh viên NEU khu vực quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai ?
- Câu hỏi 2: Các yếu tố đó giải thích được bao nhiêu phần trăm sự thay đổi giá thuê phòng trọ hàng tháng của sinh viên NEU khu vực quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai ?
- Câu hỏi 3: Yếu tố nào có tác động mạnh nhất đến giá thuê phòng trọ của sinh viên NEU khu vực quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai ?
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn dữ liệu:
Trang 5- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê phòng trọ.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Phạm vi nghiên cứu: quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai
- Nguồn dữ liệu: thu thập từ mẫu khảo sát online 100 sinh viên NEU thuê trọ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai
2 Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước:
2.1 Lý thuyết liên quan
- Giá thuê: là số tiền mà người thuê phải trả cho chủ sở hữu tài sản (như nhà, phòng trọ, căn
hộ, mặt bằng kinh doanh, v.v.) để sử dụng tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định, được tính theo nhiều hình thức như theo tháng, theo quý, theo năm hoặc theo thời gian sử dụng
- Phòng trọ: là một loại hình phòng cho thuê dành cho các cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu sinh sống tạm thời Loại hình này thường được tìm thấy ở các khu vực gần trường học, khu công nghiệp, khu vực tập trung nhiều dân cư,
- Diện tích: là một đại lượng đo lường không gian bề mặt của một vật thể hoặc một khu vực Diện tích được tính bằng đơn vị đo diện tích, phổ biến nhất là mét vuông (m²), cm², km², hoặc các đơn vị khác tùy theo kích thước của vùng không gian cần đo Diện tích mộtphòng trọ được tính bằng đơn vị mét vuông (m²)
- Số lượng người ở: là số người sinh sống hoặc cư trú trong một không gian cụ thể, chẳng hạn như một phòng trọ, căn hộ, nhà ở, hay một khu vực nhất định
- Khoảng cách: là độ dài của đoạn đường nối giữa hai địa điểm, thể hiện sự phân tách về không gian giữa chúng Khoảng cách từ nhà trọ đến trường được đo bằng đơn vị km
- Cơ sở vật chất: là tổng thể các tài sản vật lý, trang thiết bị, công trình, và hạ tầng cần thiết
để phục vụ cho hoạt động của một tổ chức, không chỉ bao gồm các công trình xây dựng
mà còn bao gồm các thiết bị, công nghệ và các tiện nghi của công trình
- An ninh: tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không rối loạn, là khả năng có thể giữ vững sự an toàn trước những mối đe dọa
2.2 Một số nghiên cứu tham khảo:
- Theo tạo chí Khoa học và Công nghệ, Số 63, 2023, một nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Huỳnh Quang Minh, Nguyễn Thị Thơ, đã thực hiện thu thập 422 mẫu khảo sát hợp lệ thông qua việc khảo sát trực tiếp và trực tuyến sinh viên trên địa bàn TP.HCM Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS gồm thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định các giả thuyết của mô hình bằng phương pháp hồi quy bội Kết quả phân tích cho thấy có 8 nhân tố tác động đến quyết định thuê nhà trọ
Trang 6của sinh viên tại TP.HCM bao gồm: giá cả cảm nhận, vị trí, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, an ninh, môi trường sống, quan hệ xã hội, và chương trình khuyến mại.
- Theo nghiên cứu “ASSESSING THE FACTORS THAT INFLUENCE RENTAL
VALUES IN WA MUNICIPALITY” năm 2014 của một nhóm sinh viên nghiên cứu tại
Mỹ, nghiên cứu này thu thập cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, định tính và định lượng thông qua bảng hỏi khảo sát 96 hộ bất kì ở ba khu định cư trong khu vực Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giá cho thuê nhà ở đó là vị trí, đặc điểm khu phố,khả năng tiếp cận khu trung tâm thương mại, diện tích, cấu trúc và mức độ tiện nghi và dịch vụ , tuổi thọ của tòa nhà, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến giá thuê nhà ở tại Đô thị Wa là mức độ tiện nghi và dịch vụ được cung cấp cho người thuê nhà sử dụng
2.3 Mô hình tổng quát
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tham khảo, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê phòng trọ của sinh viên NEU trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng bao gồm: diện tích (DT), số người (N), khoảng cách (KC), chất lượng cơ sở vậtchất (CSVC) và an ninh (AN)
Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số mô hình tổng quát dự định như sau:
Trang 73.1 Dữ liệu:
Nghiên cứu sử dụng 6 biến trong đó có 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập
Bảng 1 Mô tả các biến nghiên cứu
Kì vọng dấu Đơn vị
Biến phụ thuộc
đồngBiến độc lập
2 Diện tích DT Tổng diện tích mặt sàn phòng trọ và diện tích
3 Số lượng người
5 Chất lượng cơ
sở vật chất CSVC
Các cở sở vật chất được trang bị sẵn trong phòng ( tủ bếp, giường, tủ quần áo, điều hòa…)
Phòng không có nội thất nhận giá trị 0
Phòng có nội thất nhận giá trị 1
+
An ninh khu vực quanh phòng trọ
Kém nhận giá trị 0 (Một năm có dưới
Trang 8Dựa vào bảng thống kê mô tả ở trên ta thấy :
- Giá thuê phòng trọ của các sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc Dân trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng có sự chệch rõ rệt, dao động từ 1.500000 triệu đồng đến 10 triệu đồng Trong đó, giá thuê trung bình là 4.3545 triệu dồng với độ lệch chuẩn 1.560256triệu đồng
- Diện tích các phòng trọ dao động từ 12 đến 55 m2, diện tích trung bình mỗi phòng là khoảng 24.92000 m2 với độ lệch chuẩn là 8.792421 m2
- Số người ở trong một phòng trọ dao động từ 1 đến 5 người, trung bình 2.58 người/ phòng với độ lệch chuẩn 0.912096 người
- Khoảng cách từ trọ đến trường giao động từ 0.100000 đến 5.000000 km, trung bình là 2.379000 km với độ lệch chuẩn 1.180078 km
3.1.2 Phân tích, nhận xét về biến và tương quan
Nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát từ 100 bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đang thuê trọ trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng để xác định hệ số tương quan đo lường mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau
Trang 9Bảng 3 Tương quan giữa các biến trong mô hình
Nhìn vào bảng tương qua giữa các biến, biến độc có tương quan với biến phụ thuộc G gồm:
- Biến độc lập diện tích (DT) có tương quan dương với biến phụ thuộc giá thuê phòng trọ một tháng (G) Điều này cho thấy diện tích và giá thuê có mối quan hệ cùng chiều, tức là diện tích phòng trọ càng lớn thì giá thuê phòng trọ càng tăng và ngược lại
- Biến độc lập số người (N) có tương quan dương với biến phụ thuộc giá thuê phòng trọ một tháng (G) Điều này cho thấy số người và giá thuê có mối quan hệ cùng chiều, tức là
số người ở trong một phòng trọ tăng lên thì giá thuê phòng trọ cũng tăng lên và ngược lại
- Biến độc lập khoảng cách (KC) có tương quan âm với biến phụ thuộc giá thuê phòng trọ một tháng (G) Điều này cho thấy khoảng cách và giá thuê có mối quan hệ ngược chiều, tức là khoảng cách càng tăng thì giá thuê phòng trọ càng giảm xuống và ngược lại
Nhận xét: Ta thấy, biến phụ thuộc giá thuê có mối quan hệ tương quan dương với hầu hết các biến độc lập ngoại trừ biến độc lập khoảng cách Trong đó, hệ số tương quan giữa diện tích (DT) và giá thuê (G) là lớn nhất, đạt 0.749811, điều này chứng tỏ mối quan hệ tương quan giữa 2 biến DT và G chặt chẽ nhất Nhìn chung, tương quan giữa các biến không lớn ( nhỏ hơn 0.8) nên chưa xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến
3.2 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình
3.2.1 Kết quả ước lượng các mô hình
Nhóm điều tra mẫu 100 quan sát để tiền hành ước lượng bằng phần mền Eviews với mức ý nghĩa 5% và cho ra kết quả như sau :
Trang 10Bảng 4 Kết quả ước lượng các mô hình.
3.2.2 Kiểm định các hiện tượng của mô hình
(∗)Mô hình hồi quy tổng quát (1):
G =0.400666+0.092002 DT +0.604431 N −0.241436 KC+0.755413CSVC+0.041950 AN
Các hệ số ước lượng đều đúng với kì vọng dấu ban đầu Giá trị R-squared = 0.752846 cho thấy rằng diện tích, số người ở, khoảng cách, chất lượng cơ sở vật chất và an ninh giải thích được 75,28% sự thay đổi giá thuê phòng trọ
Kiểm định mô hình (1)
- Kiểm định bớt biến Redundant Variables ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Dựa vào Bảng 4, với mức ý nghĩaα=5 % ta thấy biến an ninh AN có giá trị P-value =
0.8405 > α=0.05 nên có thể nói rằng biến này không có ý nghĩa thống kê Vì vậy, nhóm
nghiên cứu tiến hành kiểm định bớt biến AN
Trang 11Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.840496 > α=0.05
Kết luận: Mô hình nên bỏ bớt biến AN
Mô hình (1) sau khi bỏ biến ( mô hình mới )
G =0.434712+0.092100 DT +0.601712 N −0.242980 KC+0.765042CSVC
Kiểm định mô hình (1) mới:
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Dựa vào kết quả ước lượng mô hình , ta thấy P-value = 0.000000 < α=0.05
Kết luận: mô hình hồi quy trên phù hợp
- Kiểm định Ramsey để xác định dạng hàm đúng, sai ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.056414 > α=0.05
Kết luận: mô hình không bị dạng hàm sai ( hay mô hình có dạng hàm đúng)
- Kiểm định White để xác định mô hình có mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi hay không ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.002794 < α=0.05
Kết luận: mô hình bị mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi
Khắc phục khuyết tật của mô hình
Kết quả hồi quy sẽ được xác định theo phương pháp sai số chuẩn vững GLS và cho ra kết quả mô hình hồi quy mẫu như sau:
G =0.434712+0.092100 DT +0.601712 N −0.242980 KC+0.765042CSVC
Bảng 5 Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS mô hình (1) mới
Trang 120.752738 0.742327 72.30213 0.000000 100
- Kiểm định Jarque – Bera xác định sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn không ( với mức
ý nghĩa α=5 % )
Kết quả kiểm định cho thấy P- value = 0.000000 < α=0.05
Kết luận: mô hình có phần dư không phân phối chuẩn
(¿) Mô hình hồi quy tổng quát (2):
G =−4.797472+2.392183 log ( DT )+1.263794 log ( N )−0.357671 log ( KC )+0.738513CSVC+0.135167 AN
Các hệ số ước lượng đều đúng với kì vọng ban đầu Mô hình cho ra kết quả giá trị
R-squared = 0.702461 cho thấy rằng 5 yếu tố kể trên giải thích được 70.25% sự thay đổi giá
thuê phòng trọ
Kiểm định mô hình (2)
- Kiểm định bớt biến Redundant Variables ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Dựa vào Bảng 4, với mức ý nghĩaα=5 % ta thấy biến an ninh AN có giá trị P-value =
0.5559 > α=0.05 nên có thể nói rằng biến này không có ý nghĩa thống kê Vì vậy, nhóm
nghiên cứu tiến hành kiểm định bớt biến AN
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.555885 > α=0.05
Kết luận: Mô hình nên bỏ bớt biến AN
Mô hình (2) sau khi bỏ biến ( mô hình mới )
G =−4.681866+2.387405 log ( DT )+1.250188 log ( N )−0.368328 log ( KC )+0.771926 CSVC
Kiểm định mô hình (2) mới:
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Dựa vào kết quả ước lượng mô hình , ta thấy P-value = 0.000000 < α=0.05
Kết luận: mô hình hồi quy trên phù hợp
- Kiểm định Ramsey để xác định dạng hàm đúng, sai ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.000078 < α=0.05
Kết luận: mô hình bị sai dạng hàm
- Kiểm định White để xác định mô hình có mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi hay
không ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.006401 < α=0.05
Kết luận: mô hình bị mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi
Trang 13Khắc phục khuyết tật của mô hình
Kết quả hồi quy sẽ được xác định theo phương pháp sai số chuẩn vững GLS và cho ra kết quả mô hình hồi quy mẫu như sau:
G =−4.681866+2.387405 log ( DT )+1.250188 log ( N )−0.368328 log ( KC )+0.771926 CSVC
Bảng 6: Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS mô hình (2) mới
Kết quả kiểm định cho thấy P- value = 0.000000 < α=0.05
Kết luận: mô hình có phần dư không phân phối chuẩn
(¿)Mô hình hồi quy tổng quát (3):
log(G)=0.459242+0.018522 DT +0.162681 N −0.048091 KC+0.238202CSVC−0.029688 AN
Các hệ số ước lượng hầu hết đúng với kì vọng ban đầu, ngoại trừ hệ số ứng với biến độc lập an ninh (AN) Mô hình cho ra kết quả giá trị R-squared = 0.726688 cho thấy rằng 5 yếu tố kể trên giải thích được 72.67% sự thay đổi giá thuê phòng trọ
Kiểm định mô hình (3)
- Kiểm định bớt biến Redundant Variables ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Dựa vào Bảng 4, với mức ý nghĩaα=5 % ta thấy biến an ninh AN có giá trị P-value =
0.5745 > α=0.05 nên có thể nói rằng biến này không có ý nghĩa thống kê Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định bớt biến AN
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.574496 > α=0.05
Trang 14 Kết luận: Mô hình nên bỏ bớt biến AN.
Mô hình (3) sau khi bỏ biến ( mô hình mới )
log(G)=0.435147+0.018453 DT +0.164606 N −0.046998 KC+0.231388CSVC
Kiểm định mô hình (3) mới:
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Dựa vào bảng kết quả ước lượng mô hình , ta thấy P-value = 0.000000 < α=0.05
Kết luận: mô hình hồi quy trên phù hợp
- Kiểm định Ramsey để xác định dạng hàm đúng, sai ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.415290 > α=0.05
Kết luận: mô hình không bị sai dạng hàm ( hay mô hình có dạng hàm đúng )
- Kiểm định White để xác định mô hình có mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi hay không ( với mức ý nghĩa α=5 % )
Kết quả kiểm định cho thấy P-value = 0.427314 > α=0.05
Kết luận: mô hình không bị mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi
- Kiểm định Jarque – Bera xác định sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn không ( với mức
ý nghĩa α=5 % )
Đặt giả thuyết { H0: Mô hình có sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn
H1: Mô hình có sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn Kết quả kiểm định cho thấy P- value = 0.000001 < α=0.05
Kết luận: mô hình có phần dư không phân phối chuẩn
3.2.3 Kết quả mô hình tốt nhất
Như vậy, nhìn chung cả 3 mô hình đều chỉ ra được tác động của các yếu tố : diện tích (DT), số người (N), khoảng cách (KC) và chất lượng cơ sở vật chất (CSVC) đến giá thuê phòng trọ mỗi tháng Tuy nhiên, dựa vào kì vọng dấu, kết quả giá trị R-squared và kết quả kiểm định các hiện tượng của mỗi mô hình, nhóm nhận thấy mô hình mới của mô hình (1) là phù hợp nhất do có R-squared lớn nhất (0.752738)
Mô hình hồi quy tốt nhất:
G =0.434712+0.092100 DT +0.601712 N −0.242980 KC+0.765042CSVC
3.2.4 Đối chiếu kết quả nghiên cứu với kì vọng
Kết quả nghiên cứu đúng như kì vọng đặt ra ban đầu của nghiên cứu, cụ thể:
Trang 15Bảng 7 Đối chiếu kết quả nghiên cứu với kì vọng Biến Kì vọng mô hình Kết quả nghiên cứu Hệ số hồi quy
3.3 Phân tích kết quả mô hình
3.3.1 Ý nghĩa các hệ số hồi quy của mô hình
Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy được giải thích như sau:
- β1=¿ 0.434712 cho biết rằng khi các yếu tố diện tích (DT), số người (N), khoảng cách (KC) và cơ sở vật chất (CSVC) đều không tác động đến giá thuê (G) thì giá thuê phòng trọ trung bình một tháng là 0.434712 triệu đồng
- β2=¿ 0.092002 cho biết rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích
phòng trọ tăng lên 1 m2 thì giá thuê phòng trọ một tháng tăng trung bình 0.092002 triệu đồng
- β3=¿ 0.604431 cho biết rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu số người ở tăng lên 1 người thì giá thuê phòng trọ một tháng tăng trung bình 0.604431 triệu đồng
- β4=¿ -0.241436 cho biết rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu khoảng cách từ phòng trọ đến trường tăng lên 1km thì giá thuê phòng trọ một tháng giảm trung bình 0.241436 triệu đồng
- Hệ số xác định R2 = 0.752738 cho biết rằng các yếu tố diện tích, số người, khoảng cách
và cơ sở vật chất giải thích được 75.27% sự thay đổi giá thuê phòng trọ hàng tháng
3.3.2 Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy