Nhằm mang lại một luồng gió mới cho thời trang áo dài trẻ em và nhận thấy tầm quan trọng về việc lưu giữ giá trị trang phục truyền thống dân tộc, nhóm đã chọn đề tài “Thiết kế áo dài cho
TỔNG QUAN
Đặt vấn đề
Từ lâu, áo dài đã là một biểu tượng văn hóa truyền thống không thể thiếu của đất nước Việt Nam Qua từng giai đoạn phát triển trong quá khứ, áo dài đã liên tục thay đổi nhưng vẫn giữ vững được nét đẹp tinh tế, mang tính truyền thống đặc trưng của phụ nữ Việt Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam Vì thế, áo dài trẻ em ngày nay cũng phát triển rất đa dạng, phong phú và được chú trọng từ chất liệu, kiểu dáng đến sở thích và nhu cầu… Đặc biệt, bé gái từ 6 đến 12 tuổi đã phát triển về thể chất, tâm sinh lý Lúc này, các bé đã bắt đầu có sự quan tâm, phân biệt giới tính và làm điệu nên khi lựa chọn trang phục cho các bé, cha mẹ cần phải chú ý đến sở thích, màu sắc, chất liệu, kiểu dáng Khi các bé mặc áo dài, trang phục truyền thống của Việt Nam, chúng sẽ trở nên rất dễ thương và tạo nên một vẻ đẹp truyền thống đặc biệt Với áo dài, các bé trông rất thanh lịch và trang nhã Áo dài cũng giúp tôn lên nét đẹp tự nhiên của trẻ, làm nổi bật cái đẹp trong từng đứa trẻ Hơn nữa, áo dài còn mang đến một giá trị văn hóa lớn, giúp các bé hiểu và trân trọng vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam Vì vậy, trang phục áo dài sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho các bé mặc trong các dịp trang trọng và quan trọng
Với niềm đam mê về áo dài, nhóm đã chọn áo dài bé gái từ 6 đến 12 tuổi làm đối tượng nghiên cứu và từ đó lên ý tưởng cho bộ sưu tập và tiến hành thiết kế Nhận thấy tầm quan trọng về việc lưu giữ giá trị trang phục truyền thống dân tộc, nhóm đã chọn đề tài “Thiết kế áo dài cho bé gái từ 6 đến 12 tuổi lấy cảm hứng từ tranh dân gian Việt
Lý do chọn đề tài
Tranh dân gian Việt Nam là một phần không thể thiếu của văn hóa và điểm nhấn của nghệ thuật truyền thống Bằng cách lấy cảm hứng từ tranh dân gian, thiết kế áo dài cho bé gái sẽ giúp truyền tải và duy trì giá trị văn hóa truyền thống đến thế hệ trẻ
Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: Lấy cảm hứng từ tranh dân gian Việt Nam không chỉ giúp giữ gìn giá trị truyền thống mà còn tạo nên sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại Việc thiết kế áo dài cho bé gái từ 6-12 tuổi dựa trên tranh dân gian sẽ là một cách để truyền tải thông điệp về sự kết hợp giữa truyền thống với cuộc sống hiện đại và góp phần tạo nên một hình ảnh đẹp về văn hóa Việt Nam trong mắt thế giới Áo dài cho bé gái chỉ mới được phát triển những năm gần đây, nên mẫu mã chưa đa dạng và khá là mới mẻ Và phụ huynh ngày nay rất chú trọng đến trang phục của các bé và sẵn sàng chi trả một khoản lớn để có thể sở hữu chúng Nhu cầu của người tiêu dùng càng cao thì ta cần phải liên tục sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của họ Do đó, đây là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng của ngành thời trang Việt Nam Áo dài truyền thống vẫn luôn có sức hút đặc biệt nhưng chúng không còn mới mẻ Nhận ra được điều đó, chúng em đã nghiên cứu và tìm ra tính mới lạ cho bộ trang phục Vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Thiết kế áo dài cho bé gái từ 6 đến 12 tuổi lấy cảm hứng từ tranh dân gian Việt Nam” Với đề tài trên, nhóm mong muốn tạo nên những bộ trang phục phù hợp với lứa tuổi này, tuy hiện đại nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp truyền thống.
Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển áo dài cũng như xu hướng áo dài 2024
Vẽ phác thảo được bộ sưu tập thời trang Tạo ra những mẫu áo dài theo phong cách tối giản nhưng không kém phần sáng tạo được hoàn thiện bởi những đường cắt may kĩ lưỡng và chất liệu vải cao cấp kết hợp kĩ thuật thêu các họa tiết trang trí lên tà áo làm điểm nhấn cho chiếc áo dài Tạo vẻ đẹp thuần khiết, trong trắng của bé gái từ 6-12 tuổi
Đề xuất công thức thiết kế và tạo mẫu cho bộ sưu tập mẫu áo dài cho bé gái
Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật cho 3 mẫu và thiết kế bộ rập thành phẩm may hoàn chỉnh 3 mẫu để ra mắt bộ sưu tập
Xây dựng video truyền thông và giới thiệu bộ sưu tập
Sử dụng như tài liệu tham khảo phục vụ mục đích học tập của sinh viên ngành công nghệ may
Học tập thêm kỹ thuật may áo dài bé gái nhằm nâng cao kỹ thuật và tay nghề cho bản thân, tổng hợp được các kiến thức đã học, rèn luyện được tinh thần học hỏi, tìm tòi và có trách nhiệm hơn trong việc hoạt động nhóm.
Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng được nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
Tranh dân gian Việt Nam
Bé gái từ 6 đến 12 tuổi
Phương pháp nghiên cứu hệ cỡ số
Phương pháp thiết kế và quy trình tạo mẫu BST
Tài liệu kỹ thuật ngành may
Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về trang phục áo dài cho bé gái từ 6-12 tuổi
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2024
Địa điểm thực hiện: Xưởng may khoa TT&DL
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu xu hướng áo dài năm 2024
Nghiên cứu về tâm lý, sở thích của bé gái 6-12 tuổi hiện nay
Nghiên cứu về tranh dân gian Việt Nam, màu sắc, hình ảnh
Nghiên cứu về màu sắc, chất liệu, họa tiết thêu
Thiết kế BST áo dài cho bé gái
Xây dựng bản vẽ thiết kế và bộ rập thành phẩm cho 3 mẫu áo dài đã chọn
Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật may cho 3 mẫu áo dài đã chọn
May hoàn chỉnh 3 mẫu áo dài
Xây dựng video truyền thông và giới thiệu bộ sưu tập.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát thực nghiệm: Tìm hiểu và thu thập dữ liệu về thời trang ái dài bé gái thông qua các bài viết, hình ảnh, video,… Sau đó, tiến hành nghiên cứu, phân tích, xây dựng ý tưởng và thực hiện sản phẩm
Phương pháp tiếp cận lịch sử: Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển Trang phục áo dài bé gái để nắm vững kiến thức
Phương pháp tham khảo tài liệu: Giáo trình, tạp chí, bài viết, để làm phong phú thêm ý tưởng thiết kế và cập nhật thêm các kiến thức mới lạ trong kỹ thuật xử lý chất liệu, tạo phom dáng,…
Phương pháp phân tích: Từ những nguồn thông tin, tài liệu,… đã tìm hiểu, quan sát để nghiên cứu sâu hơn và chọn lọc ra những thông tin phù hợp cho đề tài.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tìm hiểu về trang phục áo dài cho bé gái tại Việt Nam
2.1.1 Khái niệm về áo dài Việt Nam Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam Không những là quốc phục, áo dài chứa đựng một bề dày lịch sử, văn hoá, những quan niệm thẩm mỹ và thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc ta Chiếc áo dài đã được rất nhiều đại diện sắc đẹp Việt lựa chọn là trang phục trong các chương trình, lễ hội lớn nhằm tôn vinh giá trị cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hoá
Hình 2.1: Trang phục áo dài cho bé gái [6]
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của áo dài bé gái tại Việt Nam
Thời xưa, trang phục áo dài cho trẻ em dường như chưa được quan tâm chú trọng, trẻ em mặc áo dài như một phiên bản người lớn thu nhỏ Thời trang áo dài cho trẻ nhỏ cũng phát triển và đi cùng với thời trang áo dài của phụ nữ Việt
Sự xuất hiện của áo dài bé gái cũng được bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót Thân áo có khuy cài bên ngực phải, chiều dài đến chấm gót chân và được may bằng bốn tấm vải, mặc phủ ngoài yếm lót, kết hợp cùng thắt lưng màu và váy đen
Hình 2.2: Trang phục áo giao lĩnh của bé gái đầu TK XVIII [7]
Tiếp theo là sự ra đời của “Áo tứ thân” vào thế kỷ XVIII, được biến tấu từ áo dài giao lãnh Áo tứ thân được may rời 2 tà trước để buộc lại với nhau, thông xuống thành
2 tà áo ở giữa, 2 tà sau may liền lại thành vạt áo Áo tứ thân không có khuy cài, và mở dọc ở giữa 2 vạt trước Kết hợp quen thuộc đi cùng chiếc áo tứ thân là chiếc yếm, khăn mỏ quạ hay nón quai thao
Hình 2.3: Áo tứ thân của bé gái ở thôn quê Bắc bộ xưa [7]
Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện Áo có 4 vạt được may thành 2 tà, tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ
5 Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX
Hình 2.4: Áo ngũ thân của các bé gái trong cung đình Huế xưa [7]
Sang thế kỉ XX, văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam Điều này đã tạo ra một phong trào cách tân về kiểu dáng, họa sĩ Cát Tường đã đưa ra những mẫu thiết kế tiến bộ hơn cho áo dài Việt hay còn được gọi là phong cách LeMur Chiếc áo dài được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng hoặc được khoét hở cổ Vài năm sau họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn
Hình 2.5: Áo dài bé gái theo phong cách Lemur [7]
Hình 2.6: Áo dài bé gái theo phong cách Lê Phổ [7]
Hình thái tiếp theo là “Áo dài Raglan”, hay còn gọi là áo dài ráp-lăng, xuất hiện năm 1960 được thiết kế bởi nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn Áo dài Raglan được may ôm khít vừa vặn cơ thể kết hợp cùng cách nối tay từ vị trí cổ chéo xuống Hai tà áo dài nối với nhau bằng một hàng nút và lược bỏ đi phần đường nhăn ở nách áo làm trang phục trở nên tinh tế hơn Thiết kế này vừa làm giảm thiểu nếp nhăn ở nách, đồng thời giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt Đây là tiền đề cho phong cách áo dài sau này tại Việt Nam
Hình 2.7: Áo dài thiết kế tay Raglan của bé gái học sinh Huế xưa [7]
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, chiếc áo dài truyền thống Việt Nam chính thức ra đời những năm 1970 và được lưu giữ đến hiện tại Áo dài đã trở thành quốc phục, thừa kế những nét tinh hoa nhất từ lịch sử hình thành và phát triển, đồng thời thể hiện nét văn hoá, truyền thống của người Việt
Hình 2.8: Áo dài bé gái theo phong cách của người Hà thành cũ [7]
Ngày nay, những trang phục áo dài dành cho bé gái đã được chú trọng hơn và có những sự thay đổi rõ rệt: Từ những thiết kế ôm dáng theo kiểu người lớn thay bằng những thiết kế mang lại sự thoải mái, các họa tiết trên áo cũng được khéo léo đưa vào làm tăng sự bắt mắt cho trẻ nhỏ Ngoài ra, các bộ áo dài bé gái cũng được thay đổi bằng các gam màu tươi sáng hơn, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
Hình 2.9: Áo dài bé gái với thiết kế hiện đại [7]
2.1.3 Đặc điểm xu hướng trang phục áo dài bé gái Việt Nam năm 2024
Trang phục áo dài dành cho bé gái thường mang những nét đơn giản, thay vì mang tính tôn dáng phức tạp như người lớn thì những bộ trang phục áo dài của trẻ em lại được thiết kế theo xu hướng thoải mái, đáng yêu và phối hợp với các gam màu sắc tươi tắn, bắt mắt để thể hiện được đúng độ tuổi hồn nhiên của các bé Tùy theo tính chất và địa điểm xuất hiện mà sẽ có những bộ áo dài phù hợp hơn, với những bộ áo dài được mặc vào dịp Tết, đi lễ chùa hay mặc ngày thường sẽ được thiết kế đơn giản hơn sao cho thoải mái cho các bé trong các hoạt động vui chơi Đối với những sự kiện hay lễ hội lớn, áo dài bé gái sẽ được thiết kế thêm phần hoa mỹ hơn với những họa tiết đính kết,in, thêu, vẽ, để các bé được nổi bật và thu hút
Về kiểu dáng: Những thiết kế áo dài bé gái được ưa chuộng hiện nay gồm các thiết kế có cổ đứng truyền thống hoặc cổ tròn, tay dài hoặc tay loe, áo có 2 tà hoặc 4 tà, tà áo và quần thiết kế không quá dài kết hợp với các họa tiết mang lại sự độc đáo, trẻ trung và dịu dàng cho bé gái
Hình 2.10: Áo dài bé gái cổ đứng, tay loe rộng kết hợp họa tiết thêu [8]
Hình 2.11: Áo dài 4 tà kết hợp họa tiết in [8]
Hình 2.12: Áo dài bé gái cổ tròn, tay dài kết hợp họa tiết vẽ tay [8]
Về chất liệu: Do đối tượng sử dụng là trẻ em nên chất liệu đòi hỏi cao về tính thoải mái, độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ Để tạo được bộ trang phục áo dài bé gái chỉnh chu thì chất liệu phải cao cấp, có độ mềm mại, thấm hút tốt, không gây kích ứng da như linen, lụa, gấm, nhung, voan mềm,…
Bảng 2.1: Bảng thông tin chất liệu
STT Tên chất liệu Đặc điểm Hình minh họa
- Vải linen được dệt từ sợi cây lanh nên đảm bảo an toàn với trẻ nhỏ
- Vải có tính chất mềm mại,nhẹ và thấm hút tốt
- Lụa được dệt từ sợi tơ tằm thượng hạng, chất liệu mỏng, nhẹ, bề mặt vải mềm mại và có độ sáng bóng tự nhiên
- Vải có nguồn gốc tự nhiên nên mang lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè nhưng lại ấm áp vào mùa đông bởi đặc tính dẫn nhiệt kém của lụa
- Vải gấm cũng được dệt từ sợi tơ tằm giống vải lụa, tuy nhiên gấm được xem là một loại vải lâu đời với kĩ thuật dệt tinh xảo và phức tạp nhất trong các phương pháp dệt lụa tơ tằm
- Vải mang các hoa văn cầu kì, mầu sắc bắt mắt, bề mặt vải mịn mượt và độ óng ánh tự nhiên
- Vải nhung được dệt từ sợi tổng hợp theo phương pháp dệt thoi, vải có độ bắt sáng tốt, bề mặt mềm mịn, sang trọng
- Vải nhung khá dày nên giữ nhiệt tốt, không nhăn, nhiều màu sắc chọn lựa
- Vải được dệt từ sợi nhân tạo, trọng lượng nhẹ, mỏng, thoáng mát, bay bổng và không nhăn
- Vải voan có bề mặt xuyên thấu, đa dạng màu sắc, độ rũ tự nhiên
Trang phục áo dài bé gái lấy cảm hứng từ chất liệu dân gian Việt Nam
Với mong muốn lưu giữ những giá trị truyền thống cùng nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt cũng như phát triển tiến bộ cho hợp thời đại, những mẫu trang phục được thiết kế dựa trên cảm hứng từ những chất liệu dân gian được ra đời và nhận được những phản ứng tích cực trong xã hội Điều đó như một phương thức giao lưu văn hóa, đưa nét đẹp truyền thống của quốc gia được phổ biến sâu rộng hơn trong nước và giới thiệu quảng bá với bạn bè quốc tế, đồng thời gìn giữ và phát triển hơn những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
Hình 2.14: Áo dài bé gái lấy ý tưởng từ họa tiết dân tộc [9]
Hình 2.15: Áo dài bé gái lấy ý tưởng từ truyện cổ tích Việt Nam [10]
Hình 2.16: Áo dài bé gái lấy ý tưởng từ nghệ thuật Tuồng Việt Nam [11]
Qua những hình ảnh trên ta có thể thấy rằng việc lấy ý tưởng giao thoa từ các giá trị truyền thống vẫn luôn được hướng tới và phát triển trên trang phục Việt, đặc biệt là trên áo dài bé gái Từ đó, nhóm tác giả đưa ra quyết định lấy cảm hứng cũng từ một nét đẹp truyền thống của dân tộc đó chính là tranh dân gian để tiến hành thiết kế trang phục áo dài cho bé gái với mong muốn thổi thêm một làn gió mới cho nền thời trang áo dài trẻ em Việt Nam ngày nay.
Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam
Xét theo văn hóa tín ngưỡng, sự hình thành tranh dân gian Việt Nam đã có từ rất sớm, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và dựa trên các vị thần truyền thuyết vốn được nhân hóa từ các hiện tượng thiên nhiên Còn theo các nguồn sử liệu, tranh dân gian xuất hiện song song với nhu cầu của việc in ấn và phổ cập các loại văn bản thiết yếu, đặc biệt là kinh Phật, kỹ thuật khắc ván để in đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm trước Có rất nhiều dòng tranh dân gian đã từng xuất hiện tại Việt Nam Có dòng tranh thì phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những dòng tranh nhanh chóng thất truyền Tiêu biểu có thể kể đến 12 dòng tranh dân gian Việt Nam của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam gồm:
Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
Tranh Kim Hoàng (Hà Tây - Hà Nội ngày nay)
Tranh Hàng Trống (Hà Nội)
Tranh Thập vật (Bắc Bộ)
Tranh Đồ thế (Trung và Nam Bộ)
Tranh Kính Nam Bộ (Nam Bộ)
Tranh Thờ miền núi (Dân tộc thiểu số phía Bắc)
Tranh Gói vải (Nam Bộ)
Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam kể trên, có 3 dòng tranh được coi là phát triển nhất bao gồm: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng
Tranh Đông Hồ ra đời khoảng thế kỷ XVI-XVII, phát triển mạnh đến nửa đầu thế kỷ XX Tranh Đông Hồ còn được gọi là “Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ” vì được chế tác bằng phương pháp in khắc thủ công, giấy vẽ làm từ vỏ con điệp trộn với hồ, tạo nên loại giấy trắng sáng, lấp lánh khi để ngoài ánh sáng
Cách in ấn: Tranh Đông Hồ in màu trước, in nét sau Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu, mỗi màu dùng một bản, tờ tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu ván in In màu xong mới in nét viền quanh, làm ổn định hình trên tranh (ngoại lệ sau này cũng có tranh chỉ in nét còn màu phẩm tô bằng bút lông) Nhờ cách in này, tranh được sản xuất với số lượng lớn và không đòi hỏi nhiều kĩ năng cầu kỳ Tuy nhiên, vì in trên ván gỗ một cách thủ công nên tranh bị hạn chế về kích thước, thông thường các cỡ tranh không quá 50cm mỗi chiều, in trên giấy dó dai bền, trên mặt phủ một lớp điệp tạo cho tờ giấy cứng xốp Thường thì người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loài sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó Chổi lá thông tạo nên những vạch chạy theo đường quét, với bột vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng lấp lánh dưới ánh sáng Chính vì vậy, giấy in tranh Đông Hồ thường gọi là giấy điệp
Màu vẽ: Màu vẽ làm từ vật liệu tự nhiên với 4 màu cơ bản là xanh (lấy từ lá chàm hoặc gỉ đồng), đen (than lá tre) vàng (lấy từ hoa hòe) và màu đỏ (từ gỗ vang, sỏi son) Khi in tranh, các màu pha trộn với hồ nếp, quấy kỹ thành chất đặc quánh, gọi là “thuốc cái” Thường khi mua tranh về, người dân không lồng kính đóng khung mà găm/dán thẳng lên mặt tường, cánh cửa, vách đất, liếp tre hay cổng nhà – đây là những nơi rất dễ gây cho tranh bị hư hại do tác động của thời tiết, khí hậu Màu sắc trên tranh theo kỹ thuật tương phản màu với các cặp màu xanh lục (mộc) đặt cạnh màu đỏ (hỏa), vàng (thổ) đặt cạnh xanh lục (mộc)… những yếu tố đối lập màu sắc, tạo sự tươi sáng, rực rỡ Đề tài: Tranh Đông Hồ có 7 loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt Thời phong kiến có tranh cóc, chuột, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật… Thời Pháp thuộc có cóc Tây múa kỳ lân, văn minh tiến bộ, phong tục cải lương, nhảy đầm… Đến thời kỳ kháng chiến có Việt Nam độc lập, sản xuất tự túc, bình dân học vụ, rồng lửa Thăng Long, bắt sống giặc lái máy bay, được mùa lúa xuân, lúa ngô khoai sắn, Bác Hồ về thăm làng…
Hình 2.17: Một số tác phẩm của tranh Đông Hồ [12]
Tranh Hàng Trống là một loại hình tranh khắc gỗ phản ảnh đậm nét tư duy sáng tạo của cộng đồng, các tầng lớp xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII Tính độc bản tranh Hàng Trống rất cao, không phải dòng tranh in ra hàng loạt Tranh Hàng Trống vẽ rất kỳ công, đường nét vẽ tinh xảo, gợi cảm, xen những mảng trống tạo không gian, do đó người mua tranh Hàng Trống không chỉ để chơi, mà còn để sưu tầm, dòng tranh này càng để lâu năm, giá trị văn hóa, lịch sử càng cao
Cách in ấn: Tranh được in trên giấy dó bồi dầy hay giấy báo khổ rộng Từ các bản khắc gốc, những bức tranh sẽ được in ra bằng mực Tàu mài, sau đó là công đoạn bồi giấy Ván khắc gỗ được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị
Màu sắc: Màu sắc được vẽ bằng phẩm màu có hoà sắc phong phú, thường là lam
- hồng, có thêm lục - đỏ, da cam - vàng Tranh được tô màu bằng tay, vì vậy, vai trò của người vẽ rất quan trọng Đề tài: Phản ánh về các đề tài Phật giáo, Đạo giáo, tranh thờ như: Tam toà Thánh Mẫu, tranh Tứ phủ, ông Hoàng Ba, ông Hoàng Bảy, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang các tranh chơi như các bộ Tứ Bình hoặc Nhị bình, Lý ngư vọng nguyệt, Thất đồng, Tố nữ, Kiều, bộ tranh về cảnh dạy học, cảnh nhà nông hay các kiểu khác: canh, tiều, ngư, mục
Hình 2.18: Một số tác phẩm của tranh Hàng Trống [12]
Tranh Kim Hoàng: Tranh Kim Hoàng ra đời từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, cùng với tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng vốn là dòng tranh Tết nổi tiếng của Kinh
Kỳ Tranh Kim Hoàng còn được dân gian gọi là tranh Đỏ bởi người làng Kim Hoàng dùng các sắc hồng điều, đỏ cam, đỏ son, vàng yến… hết sức rực rỡ để làm nền, tạo nên một vẻ tươi thắm rất riêng
Cách in ấn: Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy màu đỏ, giấy hồng điều, giấy tàu vàng
Màu sắc: Tranh Kim Hoàng không dùng màu phẩm, chất liệu phổ biến là mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu Màu trắng tạo ra từ thạch cao, màu xanh chàm từ mực tàu hòa với nước chàm, màu đỏ lấy từ đất son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của hạt cây dành dành… Đề tài: Tranh của làng Kim Hoàng cũng phong phú nội dung: Thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống) Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ, đó là những gì quen thuộc với cuộc sống mộc mạc, đơn sơ của người nông dân, như: Trâu, bò, lợn, gà, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo Ngoài ra, tranh Kim Hoàng có một đặc điểm riêng biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có Đó là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ
Hình 2.19: Một số tác phẩm của tranh Kim Hoàng [12]
Tìm hiểu về phương pháp thêu trên sản phẩm may
Hiện nay, các sản phẩm áo dài bé gái được trang trí các họa tiết đẹp mắt dưới nhiều hình thức như đính kết, in, vẽ, thêu,… để tăng sự thu hút cho sản phẩm Nhận thấy dưới đặc điểm tính chất của vải Linen, nhóm chọn hình thức thêu trên những chiếc áo dài bé gái để phù hợp với chất liệu Ngoài ra, phương pháp thêu cũng đã xuất hiện và là nghề truyền thống của dân tộc Việt, việc ứng dụng thêu các họa tiết tranh dân gian làm tăng tính thẩm mỹ cũng đồng thời tạo nên giá trị dân tộc cho chiếc áo dài
Phương pháp thêu hiện nay tồn tại dưới 3 dạng chính:
Thêu tay:Là cách thêu truyền thống đòi hỏi độ tỉ mỉ và kĩ thuật chuyên môn cao Ưu điểm của thêu tay thủ công chính là độ phức tạp, biến tấu mũi thêu, pha phối được nhiều màu sắc khác nhau, và độ bóng - mịn của bề mặt thêu, sản phẩm thêu tay mềm mại và rất có “hồn” Nhược điểm là thời gian thêu rất lâu với độ không chính xác trong mỗi thành phẩm, tuy cùng một mẫu vẽ nhưng các sản phẩm không giống nhau hoàn toàn Và vì vậy, thêu tay luôn là thời trang mang tính độc đáo, khác biệt
Hình 2.20: Thành phẩm thêu tay trên áo dài [13]
Thêu lắc tay:Thêu máy lắc tay là loại máy thêu có hình dáng như máy may, chỉ có một đầu kim, và cần người thợ thêu điều khiển bằng tay và chân, thay màu chỉ theo từng giai đoạn thêu Loại thêu máy lắc tay này được sử dụng nhiều vì thành phẩm đẹp, sinh động, thời gian nhanh hơn nhiều lần thêu tay và vì vậy giá thành cũng thấp hơn Do cũng thêu từ máy, nên mặt trái của hình thêu rất sạch, ít mối dấu chỉ, có một lớp chỉ cùng với màu vải nền gọi là chỉ dưới, đan xen rất khít với các màu chỉ trên bề mặt, gọi là chỉ trên Thành phẩm của thêu máy lắc tay cũng phụ thuộc vào tay nghề của thợ thêu
Hình 2.21: Thành phẩm thêu lắc tay trên áo dài [13]
Thêu vi tính: Thường áp dụng trong công nghiệp với các đơn hàng lớn, thời gian thêu nhanh với các dàn máy có nhiều đầu thêu Thêu vi tính rất đa dạng với nhiều loại mũi thêu, có thể kết cườm, pha phối màu bằng vi tính Ưu điểm là độ chính xác cao, tất cả các thành phẩm thêu đều giống nhau Giá thành của thêu vi tính thấp hơn nhiều so với loại thêu khác, và đặc biệt, thêu máy rất bền, không cần giặt tay Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp thêu này là phải mất thời gian tạo dữ liệu hình vẽ để máy hoạt động thêu, số lượng sản phẩm thêu phải đủ lớn, ngoài ra máy không thể thêu được những hình ảnh quá chi tiết, quá nhiều màu, và độ nét của hình thêu không sắc xảo Về mặt cảm xúc, thêu vi tính thường nhìn không mềm mại, khi chạm vào sẽ hơi thô và không thể thêu trên các loại vải mỏng
Hình 2.21: Thành phẩm thêu vi tính trên áo dài [13]
Với mong muốn áp dụng cho việc sản xuất đại trà yêu cầu phải lựa chọn phương thức thêu tiết kiệm được thời gian cũng như số lượng người lao động, nhóm đề xuất sử dụng phương pháp thêu vi tính Tuy nhiên, do hạn chế về máy móc cũng như kiến thức thực hành sử dụng máy và số lượng sản phẩm may chỉ 3 bộ nên nhóm lựa chọn phương pháp thêu lắc tay để ứng dụng trên bộ sưu tập.
Đặc điểm về bé gái từ 6 đến 12 tuổi
Các đặc điểm hình thái của con người không ngừng phát triển chủ yếu qua ba thời kì chính: thời kì phôi thai – thời kì tăng trưởng sau khi sinh – thời kì phát triển sau trưởng thành.Và từ đó, đặc điểm hình thái cũng sẽ có những sự thay đổi khác biệt theo từng độ tuổi Cơ thể bé gái sẽ phát triển không ngừng cho đến khi hết tuổi dậy thì Do đó, chiều cao và cân nặng là một trong những tiêu chí quan trọng để có thể lựa chọn được trang phục phù hợp cho bé
Hình 2.20: Minh họa các giai đoạn phát triển hình thái của bé gái [5]
Bảng 2.3: Bảng cân nặng và chiều cao trung bình theo chuẩn WHO [5]
Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB 2SD -2SD TB 2SD
Xét với độ tuổi nghiên cứu được xác định cụ thể từ 6 đến 12 tuổi, đây là nhóm tuổi phần lớn nằm trong thời kỳ thiếu nhi (middle childhood) Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của cơ thể trẻ từ 6-9 tuổi chậm hơn so với giai đoạn trước- thời kì răng sữa Riêng đến giai đoạn từ 10-12 tuổi, bé gái không chỉ trải qua những thay đổi lớn về ngoại hình, đặc biệt là về chiều cao mà còn thay đổi nhanh chóng về các chức năng sinh lý Bé gái có bước phát triển gia tăng chiều cao vượt trội (đỉnh điểm có thể lên đến 8-9 cm/năm) ngực và mông bắt đầu phát triển Đặc điểm nổi bật về hình thái của bé gái được chú ý như sau:
Từ 6 đến 9 tuổi: - Thân hình vẫn mang nét tròn trĩnh, bụ bẫm
- Vòng bụng vẫn tương đối lớn
- Chi vẫn tương đối ngắn hơn thân
Từ 10 đến 12 tuổi: - Thân dài, ngoại hình thon thả
- Hông rộng, vòng bụng nhỏ
- Ngực và mông phát triển đầy đặn
2.5.2 Tâm sinh lý của bé gái
Giai đoạn bé gái đạt độ tuổi từ 6-12 tuổi là giai đoạn có sự phát triển vượt bậc về tính cách cũng như về mặt tâm sinh lý Những thay đổi về thể chất đi kèm với những thay đổi trong não bộ Chúng ta có thể nhận biết thông qua các hoạt động thưởng ngày của trẻ Ở giai đoạn này bé có khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày một cách độc lập: viết, tham gia các hoạt động, trò chơi, biết nghe lời người lớn, Về nhận thức, trẻ gia tăng năng lực ghi nhớ, khả năng tư duy, tìm hiểu cái mới, có xu hướng muốn khẳng định bản thân như trong phong cách ăn mặc, nhận thức về những điều thích và không thích, phong cách cá nhân cũng dần được hình thành Đây cũng là giai đoạn tâm lý của trẻ có nhiều sự thay đổi do được tiếp xúc với thế giới rộng lớn: bé bước vào môi trường học đường, được kết giao mối quan hệ mới, có thêm nhiều bạn bè, có thêm nhận thức về bản thân, được đi chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời, Đây là giai đoạn mà trí tưởng tượng của các bé trở nên phong phú hơn Bé được lắng nghe các câu chuyện cổ tích mà ba mẹ, thầy cô kể Từ đỏ, bé thường có xu hướng mơ mộng, yêu thích màu hồng hay những màu sắc bắt mắt, mong muốn được hóa thân thành những nàng công chúa, thích làm điệu và bắt chước mẹ Tâm tư của bé được thể hiện ra ngoài, dựa vào quan sát có thể nhận biết dễ dàng Khả năng đi, đứng, chạy nhảy vững vàng giúp bé tung tăng chơi đùa cùng bạn bè, sự hiếu động, tò mò mọi thứ là không thể thiếu
Hình 2.21: Minh họa sở thích của bé gái [13]
Song, vì lẽ đó những bộ áo dài khi thiết kế cho trẻ cần được lựa chọn kỹ càng, bộ trang phục vừa phải đảm bảo tính thời trang phù hợp với phong cách của trẻ, vừa phải đảm bảo mang lại sự thoải mái, dễ dàng tham gia các hoạt động Đặc biệt, ở độ tuổi này, bé gái đã có những nhận thức về cái đẹp, biết điệu đà, thích sự xinh xắn, đáng yêu, Những bộ áo dài màu sắc đẹp mắt kết hợp với họa tiết dễ thương lại càng mang lại sự thu hút đối với các bé
Chất liệu cũng được xem là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế nên trang phục áo dài cho bé gái Trẻ ở giai đoạn này có làn da rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa nếu tiếp xúc với những chất liệu có chất lượng kém Ngoài ra, với tính cách thích hoạt động thì nên chọn các sản phẩm với chất liệu thông thoảng, thẩm hút mồ hôi tốt và đảm bảo sự thoải mái, không gây khó chịu khi mặc cho bé Đây là lứa tuổi có sự lựa chọn đa dạng về trang phục, để lựa chọn được bộ trang phục phù hợp thì yếu tố độ cử động rất cần được chú ý Trang phục áo dài cho trẻ khi mặc ở nhà hay dạo phố cho đến các sự kiện lớn, có thể lựa chọn những bộ trang phục với độ cử động vừa hoặc lớn, rộng rãi chứ không ôm sát khi mặc
Hình 2.22: Minh họa hoạt động của bé gái [14]
Phương pháp thiết kế
Dựa vào cách xây dựng bộ rập cho sản phẩm có thể lựa chọn phương pháp thiết kế 2D làm phương pháp thiết kế chính:
Phương pháp thiết kế 2D (Drafting) Đây là phương pháp cơ bản, phổ biến nhất để thiết kế ra các sản phẩm may Đặc trưng của phương pháp này là sử dụng các công thức, tính toán dựa trên các số đo sẵn có để xây dựng một bộ rập Việc thiết kế có thể thực hiện thủ công hoặc sử dụng phần mềm CAD Mỗi nhà thiết kể có một phương pháp đo và mốc đo khác nhau, các công thức may đo cũng rất đa dạng, và với kinh nghiệm làm việc các công thức cơ bản có thể được linh hoạt hóa để tạo nên các sản phẩm hoàn thiện Đây là phương pháp đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm, khả năng tư duy, thẩm mỹ để có thể thiết kế Và phương pháp thiết kế này là phương pháp nhóm dùng để tạo mẫu cho BST
Hình 2.23: Minh họa phương pháp thiết kế 2D [15]
Phương pháp thiết kế 2D (CAD - Computer Aided Design)
Trong phương pháp này, rập được thiết kế thông qua phần mềm thiết kế được cài đặt sẵn trên máy tính như Optitex, Lectra, Gerber, Theo đó, các sản phẩm đã thiết kế trên máy sẽ được xuất ra máy cắt rập Sau đó là đến công đoạn cắt và may sản phẩm Thiết kế rập bằng máy tính là một ví dụ cụ thể cho sự đổi mới trong ngành công nghiệp thời trang mang lại tính chính xác cao, tính thuận tiện và tốc độ nhanh chóng vượt trội Bên cạnh đó, phương pháp này giúp cho nhà thiết kế thuận tiện trong việc chỉnh sửa lại bản vẽ kỹ thuật thiết kế thường dùng trong lĩnh vực thời trang thiết kế đại trà với những thiết kế từ đơn giản đến phức tạp
Hình 2.24: Minh họa phương pháp thiết kế CAD [15]
TẠO MẪU BỘ SƯU TẬP ÁO DÀI CHO BÉ GÁI TỪ 6 ĐẾN 12 TUỔI LẤY CẢM HỨNG TỪ TRANH DÂN GIAN
Xây dựng ý tưởng bộ sưu tập
Bộ sưu tập áo dài cho bé gái lấy cảm hứng từ tranh dân gian Việt Nam với các đặc trưng về kiểu dáng rộng rãi, cổ áo không quá cao tránh cảm giác bí bách cho trẻ, tà áo kết hợp giữa kiểu dáng 2 tà và 4 tà vừa thể hiện được sự năng động, đáng yêu nhưng vẫn giữ các nét đẹp truyền thống của áo dài Việt Các bộ trang phục trong BST đều được kết hợp thêu họa tiết tranh dân gian mang nội dung phù hợp với trẻ nhỏ Các hình thức thêu trên trang phục đang phổ biến như: thêu vi tính, thêu lắc tay và thêu tay truyền thống Nhận thấy hình thức thêu lắc tay phù hợp với quy mô bộ sưu tập cũng như đáp ứng được tiêu chí thêu nhóm đưa ra nên nhóm lựa chọn phương pháp này để thêu các bức tranh dân gian lên bộ trang phục cho các bé Vì thế vẻ đẹp của BST đến từ kiểu dáng độc đáo kết hợp hình thêu tinh xảo, sự phối màu lạ mắt cùng chất liệu cao cấp, phù hợp với các bé gái
Màu sắc của BST được lấy ý tưởng từ màu sắc của các dòng tranh dân gian Việt Nam như màu cam, đỏ và xanh là các màu đặc trưng của tranh Đông Hồ, Kim Hoàng và tranh Hàng Trống, riêng sắc hồng còn được xuất hiện độc đáo qua các bức họa của dòng tranh Kim Hoàng Qua đó, các màu sắc trên được lựa chọn làm màu sắc chủ đạo cho BST áo dài bé gái Sự phối kết hợp giữa các gam màu nóng và lạnh mang đến sự hài hòa cho bộ trang phục nhưng cũng không kém phần bắt mắt và thu hút Màu hồng đậm được xem là gam màu yêu thích của các bé gái từ 6 đến 7 tuổi mang sắc thái ngọt ngào, tươi tắn và nổi bật Màu đỏ đầy năng lượng, thể hiện phong thái tự tin, phong cách cuốn hút phù hợp với các bé gái từ 8 đến 9 tuổi Riêng đối với các bé gái lớn từ
10 đến 12 tuổi, màu sắc được lựa chọn là màu cam mang đôi nét cá tính, năng động nhưng cũng không kém phần nổi bật Cuối cùng là màu xanh thuộc gam màu lạnh được sử dụng trên quần giúp các gam màu nóng trên áo được dung hòa, tạo cảm giác tươi mát mang đến năng lượng tươi vui, lạc quan và tích cực
Hình 3.2: Màu sắc chủ đạo của bộ sưu tập
BST là sự kết hợp của ba bộ trang phục với tên gọi lần lượt là HN01,HN02 và HN03, mỗi tên gọi tương ứng theo từng size S,M,L Kết cấu chung của các bộ trang phục gồm hai phần chính: áo dài và quần Áo dài với sự thiết kế đa dạng từ áo dài hai tà đến áo dài bốn tà theo phom dáng rộng rãi tạo sự thoải mái cho các bé nhưng không quá thùng thình để giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Các chi tiết như viền cổ, viền tay, phối tà được kết hợp với các hình thêu làm tăng thêm sự duyên dáng cho bộ trang phục Quần áo dài được thiết kế với phần ống vừa vặn, không quá dài hay quá rộng để các bé được tự tin di chuyển, tránh vấp ngã Ngoài ra lưng quần được thiết kế thêm phần chun để tạo sự vừa vặn với các bé với các kích thước eo khác nhau Bên cạnh đó, mỗi bộ trang phục đều có những điểm nhấn riêng kết hợp với từng màu sắc và phân loại kích thước để định hình sự lựa chọn cho các bé từ 6 đến 12 tuổi
Hình 3.3: Phác thảo mẫu HN01 ( Size S – bé gái từ 6 đến 7 tuổi)
Mẫu HN01 là sự kết hợp giữa màu hồng sen và màu hồng pastel nhẹ nhàng mang lại cảm giác đáng yêu nhưng cũng không kém phần duyên dáng Cổ áo viền tròn thoải mái, tay loe hai lớp trong và ngoài kết hợp với kiểu dáng áo dài 4 tà xẻ trước điệu đà Hình thêu trang trí họa tiết hoa văn và bức tranh “Cậu bé cưỡi Phượng Hoàng” thuộc dòng tranh Kim Hoàng xưa tạo điểm nhấn làm tăng sự bắt mắt và nổi bật
Hình 3.4: Phác thảo mẫu HN02 ( Size M – bé gái từ 8 đến 9 tuổi)
Mẫu HN02 là Sự kết hợp giữa 2 màu đỏ không cùng sắc độ mang đến sự độc đáo và lạ mắt Bâu áo đầu vuông cách điệu, tay áo lửng và loe rộng, cổ tay phối liền kết hợp với kiểu dáng áo dài 4 tà cao thấp Hình thêu trang trí họa tiết dải mây ở ngực và bức tranh “Cá chép vượt vũ môn” thuộc dòng tranh Hàng Trống xưa tạo vẻ đẹp thanh lịch
Hình 3.5: Phác thảo mẫu HN03 ( Size L – bé gái từ 10 đến 12 tuổi)
Mẫu HN03 là Áo dài với 2 gam màu cam đậm và cam pastel nhẹ nhàng mang đến sự kết hợp độc đáo, tươi tắn Bâu áo đầu vuông phối viền, tay áo truyền thống phối viền cổ tay, hai tà áo phối hai dải màu duyên dáng, thướt tha Bộ trang phục đẹp mắt và mang ý nghĩa với hình thêu bức tranh “ Lợn đàn” của dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng
Ngoài kiểu dáng, kết cấu và màu sắc, đối với đối tượng trẻ nhỏ thì chất liệu trang phục luôn là yếu tố quan trọng để hình thành nên các bộ trang phục vừa đẹp lại vừa mang tính ứng dụng cao Để đáp ứng được yếu tố như an toàn với trẻ, độ thấm hút tốt, bền đẹp và phù hợp với đặc điểm trang phục áo dài Nhận thấy một loại chất liệu mới đã rất được yêu thích ở thị trường nước ngoài cũng như đang dần phổ biến ở thị trường Việt Nam, nhóm đã nghiên cứu và lựa chọn chất liệu vải Linen làm vải chính Linen là chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn đưa ra Đây là loại vải nhẹ, mềm mịn và sang trọng, vải Linen đa dạng màu sắc cũng như độ dày mỏng của vải, ngoài ra khi kết hợp hình thêu trên vải Linen cho ra hiệu ứng đẹp mắt
Bảng 3.1: Đặc điểm chất liệu chính
STT Chất liệu Đặc điểm Hình minh họa
1 Linen Linen có nguồn gốc từ sợi lanh thiên nhiên Vải linen trên thị trường có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo định mức thành phần như: Linen tưng, linen 2 sợi, linen bột, linen lụa,…Trong đó, linen tưng là chất liệu cao cấp và được ưa chuộng bới các đặc tính như kháng khuẩn, thấm hút tốt, mặt vải mềm, nhẹ và màu sắc đa dạng
2 Linen tơ Linen tơ mang các đặc điểm chung của dòng vải Linen nhưng có cấu trúc dệt từ các sợi mảnh hơn nên tơ linen vô cùng mỏng nhẹ, bay và xuyên thấu Tơ linen dùng để phối hợp làm áo dài bốn tà giúp cho tà áo nhẹ nhàng duyên dáng và hiệu ứng đẹp mắt.
Thông số kích thước thiết kế
3.2.1 Phương pháp lấy số liệu kích thước
Bé gái từ 6 đến cuối 12 tuổi ở các khu vực thành thị Việt Nam
1 Đốt sống cổ 7 (C7) là đốt xương nằm trên đường chân cổ phía sau và trồi ra khi cúi đầu
2 Hõm cổ là điểm giữa của chỗ lõm nhất ở giữa đường chân cổ phía trước khi cúi đầu
3 Mỏm cùng vai (đầu vai) là điểm nhô ra phía ngoài nhất của mỏm cùng xương vai
4 Gốc cổ vai (GCV) là giao điểm của đường chân cổ với đường ngang vai khi nhìn trực diện
5 Đường ngang ngực là đường thẳng song song với mặt đất, đi qua hai đỉnh ngực
6 Đường ngang eo là đường thẳng ngang song song với mặt đất nằm trên rốn 2cm
7 Đường ngang mông là đường thẳng ngang song song với mặt đất đi qua hai đỉnh mông (điểm nhô ra nhất của mông)
8 Đường ngang cổ chân là đường thẳng song song mặt đất nằm trên hai điểm mắt cá chân
Hình 3.3 Minh họa các mốc đo
1 Vòng cổ: Do chu vi vòng chân cổ bằng thước dây, thước đi qua 4 điểm, đốt sống cổ 7, 2 điểm gốc cổ vai và hõm cổ
2 Vòng nách: Dùng thước dây đo chu vi vòng nách đi qua đầu vai và hõm nách
3 Vòng ngực: Dùng thước dây đo chu vi vòng ngực tại vị trí nở nhất, thước dây đi qua điểm đầu ngực và nằm trong mặt phẳng thước dây nằm song song với mặt đất
4 Vòng eo: Dùng thước dây đo chu vi vòng eo trên rốn 2cm, mặt phẳng thước dây ngang song song với mặt đất
5 Vòng mông: Dùng thước dây đo chu vi vòng mông tại vị trí nở nhất, thước dây đi qua điểm giữa mông và mặt phẳng thước ngang song song với mặt đất
6 Vòng của tay: Dùng thước dây, đo chu vi của tay đi ngang qua mu bàn tay, ở vị trí to nhất của bàn tay
8 Hạ mông: Đo bằng thước dây phía sau lưng đường ngang bụng đến điểm giữa mông
10.Dài tay: Tay để thẳng tự nhiên, dùng thước dây đo chiều dài từ gốc cổ vai đến mắt cá tay
11 Dài áo: Đo từ C7 đến cách điểm mắt cá chân lên 5 cm, đo vuông góc với mặt đất
11.Dài quần: Dùng thước dây đo từ đường ngang eo dọc theo đường viền hông cơ thể đến đường ngang mông kéo thước thẳng xuống mặt đất
3.2.2 Bảng hệ thống cỡ số bé gái Đối với sản xuất hàng đại trà, thông qua hệ thống cỡ số sẽ chọn ra các cỡ số có tần suất lớn ưu tiên đưa vào sản xuất may công nghiệp Ngoài ra, dựa vào bảng cỡ số ta sẽ dễ dàng xây dựng các nhãn cỡ trên sản phẩm cho phù hợp với các lứa tuổi khác nhau Đối với các bé gái sẽ dựa vào các ký hiệu cỡ số để dễ dàng chọn lựa sản phẩm phù hợp kích thước cơ thể của trẻ Thông thường các bảng size được chia ở ba dạng: size cỡ lớn (plus size), size cỡ cho người trung bình (standard size), size cỡ cho người có tầm vóc nhỏ (petite size)
Bảng size cho bé gái từ 6 – 12 tuổi, đối với trẻ em ở độ tuổi này thì hình dáng cơ thể đã có sự thay đổi, nên ngoài việc dựa trên chiều cao và cân nặng thì các kích thước vòng ngực, eo, mông để làm cơ sở cho việc lựa chọn size cho phù hợp
Bảng 3.2: Bảng hệ thống cỡ số bé gái 6 đến 12 tuổi theo chuẩn WHO [5]
Tuổi Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực Vòng eo Vòng mông
Bảng 3.3: Bảng hệ thống cỡ số thiết kế
Quy trình tạo mẫu
3.3.1 Thiết kế Block căn bản ( Block size M – size trung bình)
- AA 1 = Dài áo thân sau = 98 cm
- AA 4 = Hạ nách sau = Vòng nách/2 + 2 = 30/2 +2 = 17 cm
+ Vào cổ = Vòng cổ/8 = 30/8 = 3.75 cm
- Ngang ngực sau = Vòng ngực/4 – 0.5 + CĐ/4 = 68/4 – 0.5 + 2 = 18.5 cm
- Ngang eo sau = Vòng eo/4 + CĐ/4 = 62/4 + 8/4 = 17.5 cm
- Ngang mông sau = Vòng mông /4 + CĐ/4 = 69/4 + 8/4 = 19.5 cm
- Ngang tà sau = Ngang mông sau + 0.5 = 19.5 + 0.5 = 20 cm
- AA 1 = Dài áo thân trước = Dài áo thân sau
Dài áo HE HM VN VC VNg VE VM Dài tay
- AA 4 = Hạ nách trước = Hạ nách sau
- Ngang ngực trước = Ngang ngực sau + 1 = 18.5 +1 = 19.5 cm
- Ngang eo trước = Ngang eo sau
- Ngang mông trước = Ngang mông sau
- Ngang tà trước = Ngang tà sau
+ Cổ áo bắt đầu vẽ từ B (không vẽ cổ từ A vì đây là phần cổ của tay áo)
+ BC = Vào cổ = Vòng cổ/8 + 1 = 30/8 + 1 = 4.7 cm
+ BB 1 = Hạ cổ = Vào cổ/2 = 4.7/2 = 2.4 cm
Hình 3.6: Thiết kế block size trung bình
- AA 2 = Hạ nách tay = Hạ nách thân sau + 0.5 = 17.5 cm
- Ngang nách tay = Vòng nách = 30 cm
- Ngang cửa tay = Số đo = 19 cm
Hình 3.7: Thiết kế block tay áo size trung bình
- AA 2 = Hạ đáy = Vòng mông/4 + 8 = 69/4 +8 = 25 cm
- Ngang eo = Vòng eo/4 + 2 – 0.5 = 62/4 + 1.5 = 17 cm
- Ngang mông = Vòng mông/4 +1 = 69/4 +1 = 18.5 cm
- Ngang đáy = Vòng mông/4 + vòng mông/10 = 69/4 + 69/10 = 24 cm
Hình 3.8: Thiết kế block thân quần size trung bình
Hình 3.9: Thiết kế bâu áo size trung bình 3.3.2 Nhảy size
Nhảy mẫu theo phương pháp thiết kế: Là phương pháp tính toán dựa trên cơ sở cùng hệ trục tọa độ:
Phần mềm hỗ trợ: Gerber Accumark
- Xác định hệ trục tọa độ( X,Y)
- Xác định delta 𝜟 : Dựa vào bảng Hệ thống cỡ số thiết kế, tính độ chênh lệch về thông số kích thước giữa hai size liền kề nhau và bằng thông số size lớn hơn trừ thông số size nhỏ hơn
Bảng 3.4: Bảng thống kê chi tiết nhảy mẫu
STT Tên Chi Tiết Số Lượng Ghi Chú
1 Thân Trước 1 Dọc canh sợi
2 Thân Sau 1 Dọc canh sợi
3 Tay Áo 2 Dọc canh sợi
4 Bâu Áo 2 Dọc canh sợi
5 Thân quần 2 Dọc canh sợi
Nhảy mẫu thân trước và thân sau
+ 𝜹S: Cự ly dịch chuyển size S
Bảng 3.5: Bảng cự ly dịch chuyển nhảy mẫu
Gốc Dài áo Ngang tà Ngang mông Ngang eo Ngang ngực Vào cổ Hạ cổ
Hình 3.10: Thân trước và thân sau áo sau thiết kế block size trung bình
Hình 3.11: Thân trước áo sau khi nhảy cỡ các size
- Phương pháp nhảy size tay áo
Bảng 3.6: Bảng cự ly nhảy size
Gốc Gốc Cửa tay Ngang ngực Vào cổ
Hình 3.12: Tay áo sau khi nhảy cỡ các size
Hình 3.13: Tay áo sau khi nhảy cỡ các size
- Phương pháp nhảy size bâu áo
+ Dài bâu = 𝜟 vòng cổ /2 = 1.5 (Chỉ nhảy size L)
+ Rộng bâu = 𝜟 rộng bâu = 0.5 (Chỉ nhảy size L)
Bảng 3.7: Cự ly nhảy size bâu áo
Gốc Dài bâu Rộng bâu
Hình 3.14: Hình Bâu áo nhảy mẫu
- Phương pháp nhảy size quần
Bảng 3.8: Cự ly nhảy size quần
Hình 3.16: Hình Quần nhảy mẫu
3.3.3 Tạo mẫu bộ áo dài trẻ em mã HN01
Hình 3.17: Mô tả mẫu phẳng áo dài HN01
Hình 3.18: Mô tả mẫu phẳng quần HN01
Bước 1: Thiết kế hoàn chỉnh thân áo từ block đã nhảy size
- Thân trước lớp trong giữ nguyên block, thân trước lớp ngoài thiết kế thêm điểm xẻ tà
- Vị trí xẻ tà = Hạ eo – 6 cm
- Thân sau giữ nguyên block size S sau khi đã nhảy size
- Cộng thêm 1cm tại đường gấp đôi để tra dây kéo khi may.
Hình 3.19: Thiết kế thân áo trước - S
Bước 2: Thiết kế tay áo
- Từ block tay áo size S, thiết kế lại tay áo hoàn chỉnh:
- AA 1 = Dài tay ngoài = 27 cm
- AA 2 = Dài tay trong = 24 cm
- Sau khi xác định chiều dài tay, tiến hành mở rập để tạo độ loe với tay áo ngoài độ loe thêm 8cm, tay áo trong thêm 5cm so với tay áo block
Hình 3.20: Thiết kế tay áo - S
Bước 3: Thiết kế viền cổ áo
- Bản viền cồ 1 cm được thiết kế với chiều dài 30 cm theo hướng vải canh xéo
Hình 3.21: Thiết kế viền cổ áo - S
Các chi tiết thành phẩm hoàn chỉnh
Hình 3.22: Minh họa các chi tiết thành phẩm áo dài HN01
Các chi tiết bán thành phẩm hoàn chỉnh
Hình 3.23: Minh họa các chi tiết thành phẩm quần HN01
3.3.3.3 Sản phẩm may mẫu HN01
Hình 3.24: Sản phẩm may mẫu HN01
3.3.3.4 Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật may ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
* Sản phẩm gồm có 1 áo và 1 quần
Mô tả: Áo dài 4 tà, tà trước xẻ đôi
Cổ tròn, viền cổ Tay loe 2 lớp
Hình thêu tại ngực áo và lai tà ngoài ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
* Sản phẩm gồm có 1 áo và 1 quần
Mô tả: Quần có khóa kéo, quần ống xuông
Lưng quần kết hợp chun phía sau
Hình 3.25: Mô tả mẫu HN01
Hình 3.26: Mô tả hình thêu HN01 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC
1 Dài áo TT (đo từ gốc cổ vai đến lai TT) 95 ± 1
2 Dài sườn áo (đo từ ngã tư nách đến điểm xẻ tà) 13.5 ± 1
5 Dài áo TS (đo từ giữa cổ áo đến lai TS) 92 ± 1
Mã hình thêu HN01TN21, HN01TN22
17 Hình thêu cách cổ tại vị trí giữa cổ 7 ± 0.5
18 Hình thêu cách sườn tại vị trí ngang nách 8 ± 0.5
19 Dài áo TS, đo thẳng từ điểm mở dây kéo đến cuối tà 93 ± 1
21 Ngang lai ngoài và trong TS 39 ± 0.5
23 Ngang ngực 34 ± 0.5 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC
STT Mô tả Thông số (cm) Dung size (cm)
1 Dài sườn ngoài đo thẳng 67 ± 1
2 Dài sườn trong đo thẳng 43 ± 1
8 Ngang đùi tại điểm đáy quần 22.5 ± 1
10 Dài chun lưng quần 8 ± 0.5 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
Yêu cầu kỹ thuật thuật
Mật độ mũi chỉ 5 mũi/cm Đường cuộn tà không nối chỉ, không xì mép
Lai áo không bai giãn, nhăn vặn ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 May ráp đường xẻ tà thân trước ngoài MB1K
2 May cuộn tà thân trước, thân sau của tà trong và tà ngoài
3 Ủi êm tà Bàn ủi
4 Ráp sườn thân áo MB1K
5 Ủi rẽ sườn Bàn ủi
6 May cuộn sườn 0.5cm Cữ cuộn, MB1K
7 May cuộn lai tà thân trước, thân sau của tà trong và tà ngoài, cuộn 1cm
8 May pen đuôi dây kéo MB1K
9 May cuộn lai tay trong và tay ngoài 0.2 cm MB1K
11 Ủi rẽ sườn tay Bàn ủi
12 May cuộn sườn tay 0.5cm Cữ cuộn ,MB1K
13 Tra tay vào thân MB1K
14 May bọc đường may tra tay MB1K
15 May bọc cổ 1cm Tra dây kéo vào thân sau MB1K
16 May bọc dây kéo MB1K
17 May bọc cổ 1cm MB1K
18 Ủi sản phẩm Bàn ủi
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 Lấy dấu vị trí tra dây kéo, chun
3 Ủi rẽ sườn quần Bàn ủi
4 May cuộn sườn quần 0.5cm MB1K
5 May cuộn lai quần 1cm MB1K
6 Ráp đáy tới vị trí tra dây kéo đã đánh dấu MB1K
8 May cố định 2 đầu chung vào vị trí đã lấy dấu MB1K
10 Ủi sản phẩm Bàn ủi
11 Vệ sinh công nghiệp ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NPL
CHỦNG LOẠI: ÁO DÀI TRẺ EM
VẢI CHÍNH 1 VẢI CHÍNH 2 KEO CHỈ MAY DÂY KÉO
Linen Linen tơ Keo vải 100%
CHỦNG LOẠI: ÁO DÀI TRẺ EM
VẢI CHÍNH CHỈ MAY DÂY KÉO DÂY CHUN
#Trắng,20m/cuộn, khổ 1cm ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH
MH: K20 – HOÀN - HN01 Mùa : Xuân
Nhóm: Bé gái 6 – 12 tuổi Phân loại: Áo dài trẻ em Chất liệu: Linen Ngày lập: 25/04/2024
STT Tên NPL Tính chất Định mức Đơn vị Đơn giá
4 Chỉ may Màu đỏ, 400 m/cuộn 1 Cuộn 4.000 4.000
5 Keo vải Màu trắng, khổ 0.9m 0,2 Mét 120.000 24.000
6 Dây kéo Màu hồng, dài 60cm 1 Cái 6.000 6.000
7 Vải linen tưng Màu xanh két, khổ 1m5 1 Mét 120.000 120.000
8 Chỉ may Màu xanh két, 400 m/cuộn 1 Cuộn
9 Dây kéo Màu xanh két, dài 25cm 1 Cái 3.500 3.500
10 Dây chun Màu trắng, 10m/ cuộn 0,1 Mét 40.000 400
Chi phí gia công (đã bao gồm chi phí thêu) 300.000
Chi phí sản xuất = chi phí NPL + chi phí gia công 601.900
Chi phí quảng bá, tiếp thị (30% chi phí sản xuất) 180.570
3.3.4 Tạo mẫu bộ áo dài trẻ em mã HN02
3.3.4.1 Hình vẽ mô tả mẫu
Hình 3.27: Mô tả mẫu phẳng có màu áo dài mã HN02
Hình 3.28: Mô tả phẳng áo dài mã HN02
Hình 3.29: Mô tả mẫu phẳng có màu quần mã HN02
Hình 3.30: Mô tả mẫu phẳng quần mã HN02
Bước 1: Thiết kế thân trước, thân sau dựa trên block áo đã nhảy size
Xác định dài áo thân trước ngoài, thân sau ngoài : Độ dài áo lên 5cm tính từ lai áo block
Vẽ lai áo TT ngoài, TS ngoài với độ cong vạt = 0.5 cm
Hình 3.31: Thiết kế TT ngoài, TS ngoài áo dài mã HN02
Bước 2: Thiết kế tay áo:
Dài tay trừ 8 cm tính từ lai tay block, rộng lai tay = 16cm tính từ điểm giữa lai
Vẽ lại đường lai tay, sườn tay với độ cong 0.5 cm
Xác định bản phối lai tay = 6cm tính từ đường lai tay mới
Hình 3.32: Thiết kế tay áo mã HN02
Các chi tiết TS trong, TT trong, bâu áo, thân quần giữ nguyên theo thông số Block đã nhảy size ta được các chi tiết rập thành phẩm sau
Các chi tiết thành phẩm
Hình 3.33: Minh họa các chi tiết thành phẩm mã HN02
Các chi tiết bán thành phẩm Áo dài:
Xác định dấu bấm giữa cổ, dấu bấm kĩ thuật ráp tà
Xác định vị trí tra khóa
Chừa đường may 2cm cho sườn áo, lai tà - Chừa đường may đều 1 cm cho những đường còn lại
Chừa đường may 1.5 cm cho sườn tay
Chừa đường may đều 1 cm cho những đường còn lại
Xác định dấu pen, dấu bấm tra thun
Chừa đường may 1.5 cm cho sườn tay
Chừa đường may đều 1 cm cho những đường còn lại
Hình 3.34: Các chi tiết bán thành phẩm HN02
3.3.4.3 Hình ảnh sản phẩm mẫu HN02
Hình 3.35: Hình sản phẩm may mẫu HN02
3.3.4.4 Tài liệu hướng dẫn tạo mẫu
Hình 3.36: Mô tả mẫu HN02
Hình 3.37: Mô tả hình thêu HN02
CHỦNG LOẠI: ÁO DÀI TRẺ EM
VẢI CHÍNH 1 VẢI CHÍNH 2 KEO CHỈ MAY DÂY KÉO
Linen Linen tơ Keo vải Coats Ykk
CHỦNG LOẠI: ÁO DÀI TRẺ EM
VẢI CHÍNH CHỈ MAY DÂY KÉO DÂY CHUN
Linen tưng 100% Polyesster Ykk Chun dẹt
1 Dài áo TT (đo từ gốc cổ vai đến lai TT trong) 98 ± 1
2 Dài tay áo đo thẳng 43 ± 1
6 Dài nách tay đo thẳng 19 ± 0.5
7 Dài sườn áo (đo từ ngã tư nách đến điểm xẻ tà) 14.5 ± 0.5
8 Ngang ngực đo ngang tại 2 điểm ngã tư nách 37 ± 0.5
9 Ngang eo đo ngang tại 2 điểm xẻ tà 35 ± 0.5
10 Ngang lai trước tà ngoài 40 ± 0.5
11 Ngang lai trước tà trong 40 ± 0.5
12 Độ chênh lệch giữa 2 tà trước 5 ± 0.5
Mã hình thêu HN02TN10,
13 Chiều cao hình thêu từ lai tính tới điểm thêu cao nhất 23 ± 0.5
14 Hình thêu cách nách trái 8.5 ± 0.5
15 Hình thêu cách cổ tại vị trí cao nhất 3.5 ± 0.5
16 Lai tà trong thân sau 42 ± 0.5
17 Lai tà ngoài thân sau 42 ± 0.5
19 Dài thân sau tính từ đầu bâu xuống cuối lai 100 ± 1
STT Mô tả Thông số (cm) Dung size (cm)
1 Dài sườn ngoài đo thẳng 72 ± 1
2 Dài sườn trong đo thẳng 47 ± 1
6 Ngang eo đo không kéo giãn 28 ± 1
9 Ngang đùi tại điểm đáy quần 24 ± 0.5
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 Ép keo 2 lá bâu ngoài Bàn ủi
2 May lộn 2 lá bâu MB1K
4 May mí 0.1cm về phía bâu trong MB1K
5 Ủi êm bâu áo Bàn ủi
6 May cuộn tà thân trước, thân sau 2 lớp trong và ngoài
7 Ủi êm tà Bàn ủi
8 Ráp sườn thân áo MB1K
9 Ủi rẽ sườn Bàn ủi
10 May cuộn sườn 0.5cm MB1K
11 May cuộn lai tà thân trước, thân sau 2 lớp trong và ngoài, cuộn 1cm
12 May lộn góc cổ chữ U ở thân trước MB1K
13 May pen đuôi dây kéo MB1K
14 May phối tay vào tay chính MB1K
15 May cuộn lai tay 1cm MB1K
17 Ủi rẽ sườn tay Bàn ủi
18 May cuộn sườn tay 0.5cm MB1K
19 Tra tay vào thân MB1K
20 May bọc đường may tra tay MB1K
21 Tra cổ vào thân MB1K
22 Tra dây kéo vào thân sau MB1K
23 May bọc dây kéo 1cm MB1K
24 May lộn đầu dây kéo MB1K
25 May lọt khe đường tra cổ MB1K
26 Ủi sản phẩm Bàn ủi
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 Lấy dấu vị trí tra dây kéo, chun
3 Ủi rẽ sườn quần Bàn ủi
4 May cuộn sườn quần 0.5cm MB1K
5 May cuộn lai quần 1cm MB1K
6 Ráp đáy tới vị trí tra dây kéo đã đánh dấu MB1K
8 May bọc dây kéo 1cm MB1K
9 May cố định 2 đầu chun vào vị trí đã lấy dấu MB1K
11 Ủi sản phẩm Bàn ủi
STT Tên NPL Tính chất Định mức Đơn vị Đơn giá Thành tiền
3 Chỉ may Màu đỏ, 400 m/cuộn 1 Cuộn 4.000 4.000
4 Keo vải Màu trắng, khổ 0.9m 0,2 Mét 170.000 34.000
5 Dây kéo Màu đỏ, dài 60cm 1 Cái 8.000 8.000
7 Chỉ may Màu xanh két, 400 m/cuộn 1 Cuộn 4.000 4.000
8 Dây kéo Màu xanh két, dài
9 Dây chun Màu trắng, 10 m/cuộn 0,1 Mét 30.000 3.000
Chi phí gia công (đã bao gồm chi phí thêu) 400.000 Chi phí sản xuất = chi phí NPL + chi phí gia công 783.500 Chi phí quảng bá, tiếp thị (30% chi phí sản xuất) 235.000
3.3.5 Tạo mẫu bộ áo dài trẻ em mã HN03
3.3.5.1 Hình vẽ mô tả mẫu
Hình 3.38: Mô tả mẫu phẳng có màu áo dài mã HN03
Hình 3.39: Mô tả phẳng áo dài mã HN03
Hình 3.40: Mô tả mẫu phẳng có màu quần mã HN03
Hình 3.41: Mô tả mẫu phẳng quần mã HN03
Bước 1: Thiết kế thân trước, thân sau dựa trên block áo đã nhảy size
Xác định rộng tà phối: Từ sườn áo TT và TS vào 3cm ta được tà phối
Vẽ lai áo TT ngoài, TS ngoài với độ cong vạt = 0.5 cm
Hình 3.42: Thiết kế TT ngoài, TS ngoài áo dài mã HN03
Bước 2: Thiết kế tay áo
Dài tay trừ 3 cm tính từ lai tay block, cửa tay = 10 cm tính từ điểm giữa lai
Vẽ lại đường lai tay với độ cong 0.5 cm
Hình 3.43: Thiết kế tay áo mã HN03
* Các chi tiết TT,TS, bâu áo, thân quần giữ nguyên theo thông số Block đã nhảy size ta được các chi tiết rập thành phẩm sau
Các chi tiết thành phẩm
Hình 3.44: Minh họa các chi tiết thành phẩm mã HN03
Các chi tiết bán thành phẩm Áo dài
Xác định dấu bấm giữa cổ, dấu bấm kĩ thuật ráp tà
Xác định vị trí tra khóa
Chừa đường may 2cm cho sườn áo, lai tà
Chừa đường may đều 1 cm cho những đường còn lại
Chừa đường may 1.5 cm cho sườn tay Lai tay chừa 2cm
Chừa đường may đều 1 cm cho những đường còn lại
Hình 3.45: Minh họa rập áo dài bán thành phẩm mã HN03
Xác định dấu pen, dấu bấm tra thun
Chừa đường may 1.5 cm cho sườn tay
Chừa đường may đều 1 cm cho những đường còn lại
Hình 3.46: Minh họa rập quần bán thành phẩm mã HN03
3.3.5.3 Hình ảnh sản phẩm mẫu HN03
Hình 3.47: Hình ảnh sản phẩm mẫu HN03
3.3.5.4 Tài liệu hướng dẫn tạo mẫu
Hình 3.48: Bảng mô tả mẫu HN03
Hình 3.49: Mô tả hình thêu HN03
CHỦNG LOẠI: ÁO DÀI TRẺ EM
VẢI CHÍNH 1 VẢI CHÍNH 2 KEO CHỈ MAY 1 CHỈ MAY 2 DÂY KÉO
CHỦNG LOẠI: ÁO DÀI TRẺ EM
VẢI CHÍNH CHỈ MAY DÂY KÉO DÂY CHUN
Linen tưng 100% Polyesster Ykk Chun dẹt
#Xanh két, khổ 1m5 #Xanh két,
400 m/cuộn #Xanh, dài 25cm #Trắng,20m/cuộn, khổ 1cm
1 Dài áo TS ( đo từ giữa cổ áo đến lai TS) 112 ± 1
2 Dài áo TT ( đo từ gốc cổ vai đến lai TT) 111 ± 1
Mã hình thêu HN03TN23
20 Hình thêu cách sườn tà 3 ± 0.5
STT Mô tả Thông số (cm) Dung size (cm)
1 Dài sườn ngoài đo thẳng 67 ± 1
2 Dài sườn trong đo thẳng 43 ± 1
8 Ngang đùi tại điểm đáy quần 22.5 ± 1
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 Ráp viền bâu vào bâu MB1K
2 Gọt đường may còn 0.5cm, ủi rẽ Bàn ủi
3 Ép keo 2 lá bâu ngoài Bàn ủi
4 May lộn 2 lá bâu MB1K
5 Gọt đường may còn 0.5cm MB1K
6 May mí 0.1cm về phía bâu trong MB1K
7 Ủi êm bâu áo Bàn ủi
8 Ráp phối thân trước và thân sau MB1K
10 May cuộn 0.5 đường ráp thân phối MB1K
11 May cuộn tà thân trước, thân sau MB1K
12 Ủi êm tà Bàn ủi
13 Ráp sườn thân áo MB1K
14 Ủi rẽ sườn Bàn ủi
15 May cuộn sườn 0.5cm MB1K
16 May cuộn lai tà thân trước, thân sau
17 May cuộn viền lai tay MB1K
19 Ủi rẽ sườn tay Bàn ủi
20 May cuộn sườn tay 0.5cm MB1K
21 Tra tay vào thân MB1K
22 May bọc đường may tra tay MB1K
23 Tra cổ vào thân MB1K
24 Tra dây kéo vào thân sau MB1K
25 May bọc dây kéo 1cm MB1K
26 May lộn đầu dây kéo MB1K
27 May lọt khe đường tra cổ MB1K
28 Ủi sản phẩm Bàn ủi
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 Lấy dấu vị trí tra dây kéo, chun
3 Ủi rẽ sườn quần Bàn ủi
4 May cuộn sườn quần 0.5cm MB1K
5 May cuộn lai quần 1cm MB1K
6 Ráp đáy tới vị trí tra dây kéo đã đánh dấu MB1K
8 May bọc dây kéo 1cm MB1K
9 May cố định 2 đầu chun vào vị trí đã lấy dấu MB1K
11 Ủi sản phẩm Bàn ủi
Stt Tên NPL Tính chất Định mức Đơn vị Đơn giá Thành tiền
1 Vải linen tưng 2 sợi Màu cam nhạt, khổ 1m5 1,2 Mét 90.000 90.000
2 Vải linen bột Màu cam đậm, khổ 1m5 1,2 Mét
3 Chỉ may Màu cam nhạt, 400 m/cuộn 1 Cuộn 4.000 4.000
4 Chỉ may Màu cam đậm, 400 m/cuộn 1 Cuôn 4.000 4.000
5 Keo vải Màu trắng, khổ 0.9m 0,2 Mét 170.000 34.000
6 Dây kéo Màu cam nhạt, dài 60cm 1 Cái 8.000 8.000
7 Vải linen tưng Màu xanh két, khổ 1m5 87 1 Mét 190.000 190.000
8 Chỉ may Màu xanh két, 400 m/cuộn 1 Cuộn 4.000 4.000
9 Dây kéo Màu xanh két, dài 25cm 1 Cái 3.500 3.500
10 Dây chun Màu trắng, 10 m/cuộn 0,1 m 20.000 3.000
Chi phí gia công (đã bao gồm chi phí thêu) 500.000 Chi phí sản xuất = Chi phí NPL + chi phí gia công 895.000 Chi phí quảng bá, tiếp thị (30% chi phí sản xuất) 268.500