1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Môn Triết Học Mác – Lênin Đề Tài Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Từ Góc Nhìn Của Mối Liên Hệ Phổ Biến”.Pdf

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Từ Góc Nhìn Của Mối Liên Hệ Phổ Biến
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Triết Học Mác – Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộctương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trongmột đối tượng hoặc giữa các đố

Trang 1

ĐỀ TÀI: “THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN

CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN”

GVHD : SVTH: Lớp

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

m kết luận giảng viên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

2.1 Mục đích của đề tài 1

2.2 Nhiệm vụ của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Cơ sở lý luận 2

4.2 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Những đóng góp mới của đề tài 2

5.1 Về lý luận 2

5.2 Về thực tiễn 2

6 Kết cấu của đề tài 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái niệm về liên hệ, mối liên hệ 4

1.2 Ba tính chất cơ bản của các mối liên hệ phổ biến 4

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 5

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 7

2.1 Thực trạng của thị trường chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2022-2023 7

Trang 4

2.2 Những thành tựu và hạn chế của thị trường chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2022-2023 10 2.3 Những vấn đề đặt ra đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam 12 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 13 3.1 Đánh giá thị trường chứng khoán ở Việt Nam dưới góc nhìn của mối liên hệ phổ biến 13 3.2 Giải pháp phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở Việt Nam 14 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộctương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trongmột đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau Các mối liên hệ, tác động

đó - suy đến cùng, đều là sự quy định, tác độngqua lại, chuyển hóa và phụthuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng Tính phổ biến của các mối liên hệthể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duyđều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khácnhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng Điều nàyđươc minh chứng qua thị trường chứng khoán, bởi đây không chỉ đơn giản lànơi giao dịch cổ phiếu và chứng khoán mà còn thể hiện một hệ thống phứctạp các mối liên hệ và tương tác giữa các yếu tố khác nhau trong nền kinh tế

và xã hội Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Thịtrường chứng khoán Việt Nam từ góc nhìn của mối liên hệ phổ biển”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích của đề tài

Thông qua đề tài, em có thể hiểu rõ hơn cách mà thị trường chứngkhoán đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và xã hội nói chung Quaviệc nghiên cứu và phân tích mối liên hệ phổ biến trong thị trường chứngkhoán Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra những hiểu biết sâu rộng hơn vềcách mà nó hoạt động và ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của đấtnước Đồng thời, việc này cũng có thể giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệpđưa ra quyết định thông minh trong việc tham gia thị trường này

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

Trong đề tài này, em sẽ tìm hiểu và phân tích cụ thể những mối liên hệphổ biến mà thị trường chứng khoán Việt Nam có với các khía cạnh đa dạngnhư tình hình kinh tế, chính trị, chính sách tài chính, sự kiện quốc tế, hoạtđộng doanh nghiệp, và tâm lý nhà đầu tư Chúng ta sẽ đi sâu vào những

Trang 6

tương quan và tác động của những yếu tố này đến hoạt động và biến độngcủa thị trường chứng khoán Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Bài tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủnghĩa Mác – Lênin

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, em đã vận dụngphương pháp phân tích và tổng thích hợp thuyết; phương pháp phân tích vàđánh giá; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; đồng thời vận dụng quan điểmtoàn diện

5 Những đóng góp mới của đề tài

5.1 Về lý luận

Đề tài giúp tổng hợp và tổng quan hóa mối liên hệ giữa thị trườngchứng khoán Việt Nam và các yếu tố khác như kinh tế, chính trị, quốc tế,hoạt động doanh nghiệp, và tâm lý nhà đầu tư

5.2 Về thực tiễn

Bằng việc nghiên cứu và phân tích các mối liên hệ phổ biến, đề tài cóthể cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc

Trang 7

đưa ra quyết định đầu tư thông minh Hiểu rõ tác động của các yếu tố khácnhau có thể giúp họ dự đoán và ứng phó với biến động thị trường.

Đề tài có thể giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về cách mà thị trườngchứng khoán có thể phát triển và hoạt động hiệu quả hơn, từ việc thu hút đầu

tư đến cách tăng cường tính minh bạch và quản lý rủi ro

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận Trong đóphần nội dung được chia làm 3 chương chính đó là:

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ góc nhìncủa mối liên hệ phổ biến

Chương 3 Giải pháp phát triển bền vững thị trường chứng khoán ởViệt Nam

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về liên hệ, mối liên hệ

Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trongsốchúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi; ngược lại, cô lập (tách rời) làtrạng tháicủacác đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnhhưởng gì đến các đối tượngkhác, không làm chúng thay đổi

Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét, sựvật hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tácđộng, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt củamột sự vật, của một hiện tượng trong thế giới [1]

1.2 Ba tính chất cơ bản của các mối liên hệ phổ biến

Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ tồn tại batính chất gồm tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú, đa dạng Cụthể:

Tính khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định tính kháchquan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới Giữa các sự vật, hiệntượng vật chất với nhau, giữa các sự vật hiện tượng với các hiện tượng tinhthần và giữa các hiện tượng tinh thần với nhau Chúng tác động qua lại,chuyển hoá và phụ thuộc lẫn nhau Đây là cái vốn có của bản thân sự vật, tồntại độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay nhận thức của conngười Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là do thế giới vật chất có tínhkhách quan Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô

kể, nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất Có điểm chung ở tính vật chấttức là chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất một cách khách quan

Trang 9

Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạtđộng thực tiễn của mình.

Tính phổ biến: Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở bất kỳ nơiđâu, trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đadạng, chúng giữ vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyễn hóa củacác sự vật hiện tượng

Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật và hiện tượng khác nhau haykhông gian và thời gian khác nhau thì có các mối liên hệ biểu hiện khácnhau Vì vậy, có thể chia các mối liên hệ này thành nhiều loại như mối liên

hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứyếu, mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp,… Và khi đó, chúng sẽ có vị trí, vaitrò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của các sự vật, hiện tượng trongthế giới

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

 Trong nhận thức

Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét tất cả cácmặt,các mối liên hệ, kể cả những mắt khâu trung gian trong những điều kiệnkhông gian, thời gian nhất định

Hai là, trong vô vàn các mối liên hệ, trước hết cần rút ra những mốiliên hệ cơ bản, chủ yếu, tức là xem xét một cách có trọng tâm, trọng điểm,nhờ đó nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng

Ba là, sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cầnphải đối chiếu với các mối liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhậnthức

Bốn là, chống lại cách xem xét siêu hình, phiên diện, một chiều.Năm là, chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải (coi mọi mối liên hệnhư nhau), có nghĩa là chống lại chủ nghĩa chiết trung về mối liên hệ

Trang 10

 Trong hoạt động thực tiễn

Một là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trícủa từng mối liên hệ đang chi phối đối tượng

Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp đồng

bộ, toàn diện, phương tiện thích hợp, chọn lĩnh vực nào là chủ yếu để biếnđổi những mối liên hệ nội tại của sự vật và những mối liên hệ qua lại giữa sựvật đó vớinhững sự vật khác, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơbản, tất nhiên, quan trọng

Ba là, nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa racác biện pháp bổ sung nhằm phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, vàlèo lái sự vận động, phát triển của đối tượng đúng quy luật và hợp lợi ích củachúng ta

Bốn là, khi giải quyết một vấn đề cần xem xét các yếu tố cấu thànhliên hệ mật thiết, phải xem xét yếu tố lịch sử hình thành trong mối tươngquan với hiện tại

Trang 11

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

TỪ GÓC NHÌN CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

2.1 Thực trạng của thị trường chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2022-2023

 Trong năm 2022

Bất chấp nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh đạidịch COVID-19 chưa kết thúc, tình hình kinh tế - chính trị quốc tế đang cónhững biếnđộng lớn, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn diễnbiến tích cực trên nhiều khía cạnh và được đánh giá là sẽ sớm bước qua giaiđoạn biến động để ổn định, phục hồi và phát triển bền vững hơn trong trung

và dài hạn nhờ sự hỗ trợ từ nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước phục hồi khảquan sau đại dịch Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu giảm nhưng quy môniêm yết vẫn tiếp tục tăng trưởng: Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trườngchứng khoán Việt Nam chịu tác động không nhỏ trước bối cảnh các thịtrường chứng khoán trên thế giới biến động với xu hướng giảm mạnh do tácđộng của suy giảm kinh tế toàn cầu, áp lực lạm phát gia tăng, xu hướng thắtchặt chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ướng lớn và căng thẳng địachính trị Nga-Ukraine chưa có hồi kết

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCNKN), tiếp nối đà tăngcủa năm 2021, chỉ số thị trường diễn biến tích cực trong những ngày đầu

Trang 12

năm 2022, đạt mức đỉnh lịch sử mới 1.528,57 điểm vào ngày 6/1/2022 Saukhi đạt mức đỉnh lịch sử, thị trường bước vào giai đoạn diễn biến giằng co và

có sự bứt phá mạnh trở lại vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 Thanh khoản thịtrường cổ phiếu trong giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng khá với giá trị giaodịch bình quân quý I/2022 đạt 31.174 tỷ đồng, tăng17,2% so với bình quânnăm 2021 [2]

Trong quý II/2022, thị trường đã trải qua những nhịp điều chỉnh giảmmạnh.Đóng cửa thị trường ngày 30/6/2022, giá chứng khoán (chỉ số giá cổphiếu VN - index ) đạt mức 1.197,6 điểm, giảm20,1% và chỉ số HNX-Indexđạt mức 277,68 điểm, giảm 41,4% so với cuối năm 2021.Thanh khoản thịtrường có xu hướng giảm khiến giá trị giao dịch bình quân quýII/2022 đạt20.491 tỷ đồng/phiên, giảm 34,27% so với bình quân Quý I/2022 [2] Tuynhiên, tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân của thịtrường cổ phiếu đạt 25.440 tỷ đồng, chỉ giảm 4,4% so với bình quân nămtrước Bên cạnh đó, giá cổ phiếu giảm sâu kết hợp với tăng trưởng lợi nhuậncủa doanh nghiệp đã đưa định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ViệtNam trở nên hấp dẫn so với các thị trường trongkhu vực với mức P/E VN-Index dự phóng 11,5 lần trong khi tỷ lệ P/E dự phóng trung bình của cácquốc gia ASEAN đang phát triển trong khu vực khoảng 16,2 lần

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu giảm do chỉ số giảm mạnh nhưngquy mô niêm yết vẫn tiếp tục tăng trưởng Tính đến ngày 30/6, mức vốn hóathị trường đạt 6.250 nghìn tỷ đồng, giảm 19,5% so với cuối năm 2021, tươngđương 74,4% GDP Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường tínhđến cuối tháng 5/2022 đạt 1.830 nghìn tỷ đồng, tăng 5,22% với cuối năm

2021 với 767 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứngkhoán và 863 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.Số lượng tài khoản:Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mớigần 1,4 triệu tài khoản chứng khoán, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước Tổng số

Trang 13

lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đã đạt 5,695 triệu tài khoản, tăng32% so với cuối năm 2021 [3].

 Trong năm 2023

TTCK Việt Nam có sự biến động mạnh trong quý I/2023 khi chứngkiến sự đi lên tích cực của thị trường trong tháng 1, trước khi giảm xuốngkhá thấp trong tháng 2 và phục hồi nhẹ trong tháng 3 Sự biến động của thịtrường trong quý I/2023 đến từ các yếu tố tác động từ môi trường quốc tế vàtrong nước, các yếu tố này đan xen và tạo ra những tác động theo các chiềuhướng khác nhau đến thị trường Trong khi, việc Trung Quốc mở cửa trở lạinền kinh tế vào tháng 1 được xem là tác động tích cực, kéo thị trường tăng.Việc lãi suất toàn cầu tăng cao, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cũng nhưtạo xu hướng rút vốn khỏi thị trường mới nổi (trong đó có Việt Nam) của cácnhà đầu tư nước ngoài được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự đi xuốngcủa thị trường trong tháng 2

Trong quý I/2023, các chỉ tiêu như chỉ số chứng khoán, vốn hóa thịtrường ghi nhận sự tăng trưởng so với thời điểm cuối năm 2022, đặc biệt làgiá trị mua ròng lớn của khối ngoại so với cùng kỳ, trong khi thanh khoản, sốnhà đầu tư mới gia nhập lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể Trong khi đó, nếu

so sánh với quý I/2022 thì tất cả các chỉ tiêu trên đều giảm mạnh bởi thực tế,thời điểm cuối quý I/2022 là thời điểm ghi nhận giai đoạn cuối tăng trưởngcủa thị trường, trước khi sụt giảm mạnh bắt đầu từ đầu quý 2 đến hết năm

2022 Tính đến hết quý I/2023, các chỉ số chứng khoán chính của Việt Namđều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với thời điểm cuối năm 2022 Theo

đó, trong khi VN-index tăng 5,71%, HNX-index tăng 1,07%, thì index tăng mạnh nhất với 7,13% Sự tăng trưởng tích cực của các chỉ sốkhiến thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top những thị trường tăng trưởngmạnh trên thế giới trong quý I Tuy nhiên, nếu so với thời điểm cùng kỳ nămtrước, các chỉ số này đều ghi nhận mức giảm tương đối lớn, VN-index giảm28,65%, HNX-index giảm 53,85%, Upcom-index giảm 34,42% Mức vốn

Trang 14

Upcom-hóa thị trường cổ phiếu tính đến hết quý I/2023 đạt 5,47 triệu tỷ đồng, tăng4,74% so với thời điểm cuối năm 2022 Vốn hóa tăng tại cả thị trường niêmyết và thị trường đăng ký giao dịch Theo đó, so với thời điểm cuối năm

2022, vốn hóa trên HoSE tăng 5,7%, trên HNX tăng 2,75% và 1,24% trênUpcom Trong khi đó, so với nền cao của thời điểm cùng kỳ năm ngoái thìcác chỉ tiêu này giảm lần lượt 28,12%, 47,9% và 34,2% [3]

Ngoài ra, theo thông tin từ Công ty Chứng khoán VNDIRECT, bắt đầu

từ cuối quý II/2023 đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực từ dòng vốn vào thịtrường chứng khoán Tổng lượng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư (bao gồm

30 công ty chứng khoán lớn nhất về tổng tài sản) đạt khoảng 61.000 tỷ đồng,giảm 36% so với mức đỉnh cuối quý I/2022, nhưng tăng nhẹ 3,2% so với quýtrước Tuy nhiên, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đã tăng lên xấp xỉ105.000 tài khoản trong tháng 5/2023 (vẫn giảm -78% so với cùng kỳ, nhưngtăng +360% so với quý trước) Số lượng tài khoản chứng khoán mở mớitrong tháng 6 và tháng 7/2023 tiếp tục đà tăng trưởng lên 150.619 tài khoản.Thanh khoản của thị trường chứng khoán cũng tăng lên kể từ tháng 4/2023.Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày trên 3 sàn chính đạt khoảng 16.000 tỷđồng trong quý II/2023, vẫn giảm 20,7% so với cùng kỳ, nhưng tăng 27,2%

so với quý trước [4] Tính theo tháng, thanh khoản thị trường có dấu hiệuphục hồi mạnh mẽ khi tăng mạnh 5 tháng liên tiếp sau đợt cắt giảm lãi suấtđiều hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 3/2023 Sự gia tăngmạnh mẽ chủ yếu đến từ các nhà đầu tư trong nước, khi giá trị giao dịchhàng ngày của họ chiếm 85% tổng giá trị trong quý II/2023, so với mức 80%trong quý I/2023 Ngược lại, các cá nhân và tổ chức nước ngoài đã quay trởlại trạng thái bán ròng sau khi mua ròng trong tháng 3/2023, chủ yếu dochênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND sau khi Ngân hàng Nhà nướcchuyển sang chính sách tiền tệ mở rộng

Ngày đăng: 14/11/2024, 20:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w