ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC ĐỀ TÀI: TỪ KỲ ẢO ĐẾN HIỆ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: TỪ KỲ ẢO ĐẾN HIỆN THỰC TRONG CÁC TÁC PHẨM KINH
DỊ CỦA THẾ LỮ (TRƯỜNG HỢP “VÀNG VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU”
VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE”)
Nhóm thực hiện:
1 Nguyễn Ngọc Thanh Trúc – 2256010146
2 Trần Võ Lam Thuyên – 2256010131
3 Lê Thị Minh Thư – 2256010132
4 Nguyễn Anh Thư – 2256010134
5 Lương Thị Hoài Thương – 2256010136
GVHD: ThS Nguyễn Đình Minh Khuê, TS Trần Tịnh Vy
Mã lớp: 2310VAN111L01
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC KỲ ẢO, VĂN HỌC HIỆN THỰC VÀ TRUYỆN KINH DỊ 3
1.1 Về văn học kỳ ảo 3
1.2 Về văn học hiện thực 3
1.3 Truyện kinh dị là gì? 4
CHƯƠNG 2 TÓM TẮT TÁC PHẨM “VÀNG VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU” VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE” CỦA THẾ LỮ 5
2.1 Tác phẩm “Vàng và máu” 5
2.2 Tác phẩm “Cái đầu lâu” 5
2.3 Tác phẩm “Con châu chấu tre” 5
CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO, RÙNG RỢN TRONG CÁC TÁC PHẨM “VÀNG VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU” VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE” 6
3.1 Các yếu tố kỳ ảo, rùng rợn trong các tác phẩm “Vàng và máu”, “Cái đầu lâu” và “Con châu chấu tre” 6
3.2 Tiểu kết 7
CHƯƠNG 4 CÁC YẾU TỐ HIỆN THỰC TRONG CÁC TÁC PHẨM “VÀNG VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU” VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE” 8
4.1 Các yếu tố hiện thực trong các tác phẩm “Vàng và máu”, “Cái đầu lâu” và “Con châu chấu tre” 8
4.2 Tiểu kết 9
CHƯƠNG 5 TỪ KỲ ẢO ĐẾN HIỆN THỰC TRONG CÁC TÁC PHẨM “VÀNG VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU” VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE” 10
5.1 Từ kỳ ảo đến hiện thực trong các tác phẩm “Vàng và máu”, “Cái đầu lâu” và “Con châu chấu tre” 10
5.2 Tiểu kết 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học kinh dị, kỳ ảo là thể loại văn học được yêu thích và xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt được giới trẻ săn đón bởi tính chất rùng rợn, huyền bí khiến người đọc cảm thấy sợ hãi Tại Việt Nam, các tác phẩm kinh dị hay truyện kinh dị cũng là thể loại rất được ưa chuộng Được yêu thích là thế, song các thông tin về thể loại kinh dị lại khá mơ hồ Nếu người ta biết văn học hiện thực phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn nào, văn học lãng mạn phát triển ra sao thì đối với văn học kinh dị, kỳ ảo, đại đa số không biết rõ về sự phát triển của nó, khi nhắc đến chỉ đơn thuần nghĩ rằng kinh dị là ma quỷ, là tâm linh rùng rợn Bởi một lẽ, thể loại văn học này xuất hiện khá muộn so với các dòng văn học khác, và ngay từ thuở ban sơ thì người ta còn chẳng có thuật ngữ “ truyện kinh dị” để gọi mà lại dùng một cái tên khác là “truyện đường rừng” – do các câu chuyện kinh dị thường được kể lại trong các cuộc hành quân đi qua núi rừng của bộ đội ngày xưa Và để thể loại kinh dị được định hình như hiện tại, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp của các tác giả Lan Khai, Tchya – Đái Đức Tuấn, Thế Lữ – những người được xem là người đặt nền móng cho truyện kinh dị Nổi bật hơn hết chính là nhà thơ Thế Lữ, khi ông lại dùng thực tế để giải thích cho sự kỳ bí, huyền ảo trong các tác phẩm kinh dị của mình
Nhắc đến thể loại kinh dị, người ta lập tức nghĩ đến những câu chuyện ma quái, rùng rợn, và đây cũng chính là đặc điểm đặc trưng nhất của thể loại này Chính vì sự ma quái, rùng rợn đó mà người ta cho rằng những gì trong truyện kinh
dị đều không đáng tin, là do sự tưởng tượng của người sáng tác; hoặc bắt nguồn từ những điều khó thể lý giải, hay còn gọi là tâm linh Đa số các tác phẩm kinh dị đều không có một lời giải thích cặn kẽ nào cho những hiện tượng diễn ra trong đó, mà mọi thứ dường như xuất hiện từ những gì vô hình không lý giải nổi Tuy nhiên, giữa một rừng những tác phẩm kinh dị mơ hồ, bí ẩn đúng bản chất của nó thì lại xuất hiện những tác phẩm kinh dị xuất hiện yếu tố hiện thực, không những thế những gì
bí ẩn trong truyện còn được giải thích rõ ràng vô cùng Đó là những tác phẩm được tạo nên dưới ngòi bút của nhà thơ Thế Lữ Có thể nói, Thế Lữ cùng với tác phẩm kinh dị của mình là một nét chấm phá nổi bật, làm sáng bừng lên bức màn u tối phủ lên hai chữ kinh dị, khiến người ta có cái nhìn khác biệt hơn đối với thể loại văn học này
Chính vì những lý do đó, truyện kinh dị của Thế Lữ đã được chọn làm đề tài cho bài tiểu luận Cụ thể, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích cách Thế Lữ dùng hiện thực giải thích cho yếu tố kỳ ảo, thông qua ba tác phẩm “Vàng và máu”, “Cái đầu lâu” và “Con châu chấu tre”
2 Lịch sử nghiên cứu
Là một nghệ sĩ tiên phong của nền văn học lãng mạn, sáng tác của Thế Lữ được các nhà nghiên cứu văn học rất quan tâm Tuy nhiên, sự nghiệp văn học của
Trang 4Thế Lữ ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước là khác nhau, vậy nên những bài nghiên cứu về các lĩnh vực sáng tác của ông có sự khác biệt Ở bài luận này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu về một lĩnh vực sáng tác khác của Thế Lữ Không chỉ là nhà thơ xuất sắc, đặt nền móng vững vàng cho thơ mới, Thế Lữ còn là một nhà văn
có tài, người mở đầu cho một số thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng Những trang văn xuôi đặc sắc của Thế Lữ đã thực sự là những đóng góp quý vào văn xuôi Việt Nam trước cách mạng, mang hơi hướng nghệ thuật vừa hiện thực vừa kỳ ảo Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu về văn nghiệp của Thế Lữ ở lĩnh vực văn xuôi chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là ở loại truyện kinh dị Từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 1980, truyện kinh dị của Thế Lữ dường như bị lãng quên, nhiều tác phẩm bị thất lạc Số bài viết đề cập đến truyện kinh dị của Thế Lữ rất ít Trong đó có thể kể đến các bài viết của Nguyễn Thị Vân Anh (Đại Học Thái Nguyên Trường Đại Học Sư Phạm), bài thứ 5: “Cách giải thích khoa học trong truyện kinh dị của Thế Lữ” trích trong luận văn văn học Việt Nam: “Thế Lữ Với Tiến Trình Văn Học Việt Nam Giai Đoạn 1930 - 1945”,
Võ Hà với “Nhà thơ Thế Lữ - Người dẫn đầu thể loại truyện kinh dị ở Việt Nam đầu thế kỉ 20” đăng trên Tạp chí sông Hương và Hoài Nam với “Thế Lữ - Chân dung một khách si tình” đăng trên báo Đại đoàn kết Tổng quan, có bài nói về tư tưởng, nội dung cũng như nghệ thuật trong một số truyện kinh dị của Thế Lữ, có bài
đề cập đến những khía cạnh nổi bật, còn có bài đề cập đến đóng góp mới mẻ của Thế Lữ cho Tự lực văn đoàn ở mảng kinh dị
Bằng cách sử dụng cách viết “tất cả đều đúng”, các tác giả đã thu thập các tài liệu nghiên cứu của những người đi trước để khẳng định tính đúng đắn của tài liệu cũng như tài năng của Thế Lữ Ngoài ra, việc nghiên cứu và đưa ra thông tin cuộc đời sáng tác của Thế Lữ cũng góp phần làm rõ vị thế của truyện kinh dị trong sự nghiệp của ông Nhờ vậy, các công trình nói trên phần nào làm rõ tính hiện thực và
kì ảo trong truyện kinh dị của Thế Lữ
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đó, các công trình nghiên cứu này cũng còn tồn tại một số hạn chế, tồn đọng, như là chưa có sự phân tích, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện về tính thực tế và kỳ ảo trong truyện kinh dị của Thế Lữ Bài nghiên cứu “Từ kỳ ảo đến hiện thực trong các tác phẩm kinh dị của Thế Lữ (trường hợp “Vàng và máu”, “Cái đầu lâu” và “Con châu chấu tre”)" sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn đọng của các công trình này Tiểu luận sẽ tập trung phân tích, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện về tính thực tế và kỳ ảo trong truyện kinh dị của Thế Lữ
Trang 5CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC KỲ ẢO, VĂN HỌC
HIỆN THỰC VÀ TRUYỆN KINH DỊ 1.1 Về văn học kỳ ảo
Văn học kỳ ảo là những câu chuyện hoàn toàn không có thật với nội dung gợi ra một thế giới tưởng tượng vô cùng phong phú Trên thế giới, thể loại văn học Fantasy (hay còn gọi là văn học kỳ ảo, văn học thần diệu, văn học huyễn tưởng )
đã có lịch sử hàng trăm năm, có vị thế nhất định trong dòng chảy chung của văn học, với nhiều tiểu thuyết lớn nổi tiếng thế giới như: Phù thủy xứ Oz, Alice ở xứ sở diệu kỳ, Peter Pan, Harry Potter, Biên niên sử Narnia, Chúa tể những chiếc nhẫn…
Thời trung đại, chúng ta có truyện “chí quái”, “chí nhân, truyện “truyền kỳ” như “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ với những vụ án ly kỳ, quan hệ thực - ảo, tình yêu người ma Đầu thế kỷ XX, khi nền văn học dân tộc phát triển theo hướng hiện đại hoá, công chúng được đọc Giấc mộng con của Tản Đà, nghe ông kể chuyện giong ruổi đến tận những vùng đất chỉ có trong tưởng tượng, rồi lên thiên đình gặp Đông Phương Sóc, Tây Thi, Dương Quý Phi…Sau đó chúng ta có “truyện đường rừng”, truyện ma của nhiều cây bút lãng mạn Vàng và máu, Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Yêu ngôn (Nguyễn Tuân), Truyện đường rừng (Lan Khai) Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do hàng ngày phải đối mặt với khó khăn gian khổ, mất mát hy sinh, lại có tinh thần thép nhờ được vũ trang bằng chủ nghĩa yêu nước và triết học duy vật Mác – Lênin, người Việt Nam gần như quên hẳn những chuyện thần tiên, ma quỷ Nhà thơ Tố Hữu dõng dạc tuyên bố: “Trời không có thiên thần Đất không có thánh nhân Chỉ có nhân dân: thần thánh” Thế cho nên từ ngày hoà bình lập lại, ở miền Bắc, truyện biến hoá thần kỳ trở thành mảng văn học dành riêng cho trẻ nhỏ Trước 1975, Giấc ngủ mười năm của Hồ Chí Minh có lẽ là truyện kỳ ảo duy nhất của văn học Cách mạng dành cho người lớn Phải đến những năm gần đây, mảng văn học viết về cái ảo mới lại lác đác xuất hiện
và thế giới ảo mới khẳng định mạnh mẽ chỗ đứng trong đời sống tinh thần của công chúng Việt Nam
1.2 Về văn học hiện thực
Về tên gọi đến nay còn nhiều tranh cãi Trong “Từ điển văn học” Trần Đình
Sử (chủ biên) đã đưa ra hai cách hiểu về thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực Theo nghĩa rộng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực được hiểu là mối quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực đời sống bất kể đó là tác phẩm thuộc trường phái, khuynh hướng văn nghệ nào Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nhất với khái niệm sự thật đời sống, vì tác phẩm văn học nào cũng mang tính hiện thực Tuy nhiên cách hiểu này chưa mang màu sắc rõ nét của chủ nghĩa hiện thực để phân biệt với chủ nghĩa lãng mạn hay chủ nghĩa cổ điển…Cũng theo nhóm tác giả đó, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa hẹp chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo được xác định bởi nguyên tắc mĩ học riêng
Trang 6Trong cuốn “Lí luận văn học” do nhóm tác giả Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, La Khắc Hòa, Lê Ngọc Trà, Thành Thế Thái Bình mà phần chủ nghĩa hiện thực phê phán do Phương Lựu đảm nhiệm, sau này được dựng lại trong cuốn “Tiến trình văn học” tập 3 cũng do tác giả chủ biên thì đã đưa ra những cách hiểu khác về khái niệm này Theo tác giả, “chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng không phải với nghĩa một phương pháp sáng tác mà với nghĩa kiểu sáng tác tái hiện” Còn nếu hiểu “Chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa là phương pháp sáng tác thật
ra có nhiều dạng Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt vận ở phương Đông Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tây Âu đạt đến đỉnh cao nhất, cho nên người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và vì cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán cho nên theo ý kiến của M.Gorki người ta thường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán” Và trong giáo trình đó tác giả khẳng định cách trình bày chủ nghĩa hiện thực như một phương pháp sáng tác
Theo “Bách khoa toàn thư” Chủ nghĩa hiện thực là một “trào lưu văn học nghệ thuật, là phương pháp sáng tác lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thật của con người làm đối tượng phản ánh”
Như vậy, các công trình khoa học và các nhà lí luận có uy tín đã đưa ra những cách hiểu của nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực nhưng tựu trung lại họ đã gặp gỡ nhau ở điểm coi chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới một cách chân thật, nhằm triển lãm cuộc sống trong trạng thái trung thực của nó Đồng thời muốn thực hiện thành công phương pháp này các nhà văn cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc mĩ học nhất định như:xây dựng những hình tượng điển hình và điển hình hóa các sự kiện của cuộc sống; thừa nhận mối quan hệ hữu cơ giữa tính cách và hoàn cảnh, con người
và môi trường sống; coi trọng chi tiết cụ thể và có độ chính xác cao
1.3 Truyện kinh dị là gì?
Truyện kinh dị Việt Nam là những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ, kể về các hiện tượng dị thường, kỳ lạ, gây cảm giác sợ hãi cho người đọc; một cách tư duy đặc biệt về những phương diện bí ẩn, những chiều kích khác lạ của thế giới mà con người muốn nhận biết
Nó được hình thành trên cơ sở kế thừa di sản văn học truyền kỳ, quái dị truyền thống của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn học kinh dị, huyễn tưởng thế giới Truyện kinh dị Việt Nam phản ánh cuộc sống theo một cách thức riêng, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử của dân tộc
Về mặt hình thức, có thể coi truyện kinh dị là một trong những thành phần cốt lõi của văn học kỳ ảo Trong thế giới rộng lớn của văn học kỳ ảo/ huyễn tưởng, truyện kinh dị là một loại hình; Đặt trong tương quan chung, truyện kinh dị có một
"diện mạo", một "vị thể" cụ thể để cùng với các bộ phận, yếu tố khác tạo nên lịch sử văn học nước nhà
Trang 7CHƯƠNG 2 TÓM TẮT TÁC PHẨM “VÀNG VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU”
VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE” CỦA THẾ LỮ 2.1 Tác phẩm “Vàng và máu”
Câu chuyện kể về cuộc tìm kiếm, truy lùng kho báu người Tàu của quan châu Nga Lộc ở ngọn núi Văn Dú Tương truyền, ngọn núi này chứa nhiều điều bí
ẩn, đặc biệt là những bí ẩn liên quan đến kho báu người Tàu kia lại càng thêm đáng
sợ, khi mà những kẻ săn lùng nó đã chết một cách quỷ dị Vì lẽ đó, không ai dám đến gần nơi này khám phá Trong số những kẻ đang lăm le kho báu có nhân vật quan châu Nga Lộc rất nổi bật, và nhân vật này cũng chính là người khám phá ra được bí mật trong hang động chết chóc Sau cùng, âm mưu suốt mấy trăm năm của viên quan người Tàu – chủ nhân của kho báu – bại lộ, kèm theo đó là những sự thật điếng người xoay quanh núi Văn Dú, khiến cho người đọc không khỏi thốt lên kinh
ngạc
2.2 Tác phẩm “Cái đầu lâu”
“Cái đầu lâu” là truyện ngắn kể về câu chuyện đáng nhớ giữa bốn chàng sinh viên mỹ thuật cùng với cái đầu lâu xương trắng Được mang về từ nhà thương của một tên tù mới chết, trông còn rất mới, không những thế xương còn chưa được khô mọi thứ khiến cái đầu lâu này trở nên đáng sợ hơn nhiều dù trước đó nhân vật Chung đã từng nhìn thấy đầu lâu rồi Cái đầu lâu được mang về để trong nhà, rồi từ
đó xảy ra những chuyện kì lạ, khi cứ tới đêm là lại nghe tiếng cái đầu nghiến răng, rung lắc dữ dội Bốn anh chàng đã cùng nhau kiểm chứng thực hư, cuối cùng phát hiện ra sự tình lại đơn giản đến mức khó tin, khiến cho cả đám phải há mồm kinh ngạc
2.3 Tác phẩm “Con châu chấu tre”
Lấy bối cảnh tại làng quê Việt Nam xưa, “Con châu chấu tre” xoay quanh nhân vật thằng cu Tân cùng với cái chết bí ẩn và bất ngờ của ông Xã Cờ Ông Xã
Cờ bắt được một con châu chấu tre, muốn bẻ chân của nó rồi đưa cho thằng cu Tân chơi, nhưng không lâu sau ông lại chết kỳ lạ khiến thằng cu không khỏi nghĩ con châu chấu ấy là ma Lúc thằng cu bị té xuống, nằm ngay bên cạnh xác ông Xã Cờ thì còn trông thấy con châu chấu bò tới như muốn “giết” mình Sau đó, suốt một thời gian dài thằng cu Tân bị tất cả mọi người tra hỏi mãi vì nghĩ nó biết nguyên do ông Xã Cờ chết Mãi về sau này, trong một lần trò chuyện cùng thằng Tý thì thằng
cu Tân mới vô tình biết được lý do thật sự mà ông Xã Cờ ra đi, hoàn toàn không phải do con châu chấu, cũng chẳng có yếu tố ma quỷ gì ở đây Nhưng khi nó giải thích mọi chuyện thì chẳng ai tin lời nó nói, và câu chuyện kết thúc bỏ ngỏ như thế
Trang 8CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO, RÙNG RỢN TRONG CÁC TÁC PHẨM
“VÀNG VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU” VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE” 3.1 Các yếu tố kỳ ảo, rùng rợn trong các tác phẩm “Vàng và máu”, “Cái đầu lâu” và “Con châu chấu tre”
Bối cảnh và hình tượng của truyện “Vàng và máu” xoay quanh hình ảnh ngọn núi Văn Dú gắn với những truyền thuyết kỳ ảo của người dân nơi đây Đối với Văn Dú, con người ta không chỉ ngỡ ngàng vì độ hùng vĩ, đồ sộ của nó mà còn kính
sợ nó như một thứ tâm linh có phép lạ làm hại đến con người Ngoài ra, ở trong mắt người Thổ vùng Kao Lâm, cửa hang Thần trên ngọn núi Văn Dú giống như cái miệng quỷ dữ sẵn sàng cắn nuốt bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm Họ gọi đó là hang Thần vì họ cho rằng đó là nơi mà thần núi cư trú Cũng chính vì những truyền thuyết về cửa hang ăn thịt người đó mà từ ngọn núi Văn Dú đổ ra vài dặm chỉ toàn
là rừng hoang, không có một ai dám đến gần đó mà khai phá
Đi sâu vào cốt truyện, Thế Lữ càng gợi cho người đọc cảm giác sợ hãi tăng dần khi đem đến những chi tiết kỳ dị, rùng rợn Mở đầu là cái xác chết treo ngay cửa hang Thần với vẻ ngoài đầy dọa người Cái chết của tên người Khách được Thế
Lữ miêu tả bằng cả thi thể chết treo và cả quang cảnh rùng rợn xung quanh Đây giống như một lời cảnh cáo cho hai kẻ đang muốn đi vào hang Thần tìm kiếm kho báu, lại càng gợi lên cảm giác tò mò cho người đọc
Và để nối tiếp sự tò mò cũng như gợi thêm về những bí ẩn kinh người phía sau cửa hang Thần là cái chết của Nùng Khai - một trong hai người dân Thổ ở vùng Kao Lâm đã dũng cảm đi vào sâu trong hang Thần do thám Thế nhưng cái chết của hắn lại mang tới một manh mối lớn làm sáng tỏ những bí ẩn về ngọn núi Văn Dú và
cả về khối kho báu được vị quan Tàu giấu trong đó Tội ác của “hang Thần” không chỉ dừng lại ở cái chết của tên người Khách hay của Nùng Khai, mà càng vào sâu hơn bên trong càng lộ ra những cái xác đã khô quắt lại Họ đều là những người trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới kho báu của vị quan Tàu, thể như 6 cái xác với tư thế
kỳ dị nằm trước cửa hang thứ hai - nơi được xem là cửa hang giấu kho báu Thế Lữ luôn biết dẫn dắt người đọc đi từ bí mật này đến bí mật khác của ngọn núi Văn Dú, những bí mật đó đều có một sự liên kết nhất định khiến người đọc không dám bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào trong truyện Cú chót khép lại tội ác ẩn sau bí mật về núi Văn Dú
là những bộ xương trăm năm tuổi ở hang chứa kho báu
Còn trong “Cái đầu lâu” của Thế Lữ, bối cảnh thể hiện sự kinh dị gợi cảm giác là một không gian u ám, ghê rợn, lạnh lẽo, chính nhân vật “tôi’’ cũng thừa nhận sự “hiu quạnh chung quanh nhà” khiến anh “ghê rợn cả người” Thêm nữa, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn này lại là vào ban đêm, đây là khoảng thời gian mà con người dễ bị sợ hãi bởi đêm tối, và bốn chàng sinh viên trong truyện cũng không ngoại lệ, dường như họ bị dọa bởi sự bao trùm xung quanh của tấm màn đêm kể từ khi mà chiếc đầu lâu được đem về
“Cái đầu lâu” chính là tâm trạng hồi hộp lo sợ của mọi người, đặc biệt là anh Chung khi nghe âm thanh lạ phát ra từ cái đầu lâu mà anh Thao mang về từ đêm
Trang 9khuya “những tiếng ken két như hai hàm răng nghiến vào nhau” Bốn chàng sinh viên cũng “hết sức lắng tai tiếng đồng hồ đeo tay anh Lịch nghe rõ mồn một” Dường như mọi thứ càng thêm đáng sợ khi mà hình ảnh chiếc đầu lâu đã làm ám ảnh nhân vật “tôi”, ám ảnh vào trong tâm trí của anh khi “muốn quên mà không thể quên”, “thấy hình như nó có tri giác, nó "vẫn còn thức" và trong bóng tối, đang nhăn răng tráo mắt nhìn sự kinh khiếp của tôi” Khi mà cả bốn chàng sinh viên cùng tìm ra điều kỳ lạ về cái đầu lâu, một khoảnh khắc khá đáng sợ, khi anh Thao chạy lại bàn thắp đèn thì thấy cái đầu lâu “vẫn nguyên chỗ cũ, nhưng lúc ấy ngoảnh mặt nhìn về phía giường nằm” Khi đang ngồi canh cái đầu lâu, “từ phía đầu lâu, một tiếng quái gở gào lên trong những tiếng cười nghe sởn tóc gáy” Đến đây thôi, bốn chàng sinh viên cũng đủ thấy sự rùng rợn đang dần cao trào lên, kéo theo là tâm trạng hấp hối lo sợ của người đọc Cách dẫn dắt sự rùng rợn của Thế Lữ đi từ nhẹ nhàng đến mạnh bạo, rồi tới đỉnh điểm, làm người đọc cùng cảm nhận được sự thót tim mà các nhân vật trong truyện đang trải nghiệm sự việc diễn ra một cách chân thật nhất
Hay trong “Con châu chấu tre”, hình ảnh cái chết của ông Xã Cờ mang đến một cảm giác rùng rợn khiến cho thằng cu Tân phải sợ hãi và muốn bỏ chạy: “Cổ ông xã Cờ bị ai chém đằng sau, đầu gân rời ra; mặt quay lên bờ đường, hai mắt mở to; miệng há hốc, máu đẫm một phần xám ngắt và nhuộm đỏ cả bộ râu cằm; mình ông ngã sấp, nằm quay về phía đầu làng, đè lên đặng khoai ngứa, tay trái thọc xuống bùn, tay phải với lên như muốn nắm lấy khóm cỏ trên bờ rãnh Máu đượm ở quanh cái áo nâu, máu phun vào một hàng dọc khoai phía đỉnh đầu, máu dội từng đám ở trên mép đường đất”
Hình ảnh con châu chấu lớn “đầu và cách đặc những bùn lẫn máu” bò lên cổ thằng cu Tân sau khi nó bị ngã vào nơi ông Xã Cờ đang nằm đã làm cho yếu tố rùng rợn, kỳ ảo được tô đậm thêm Người đọc dường như hóa thân vào nhân vật thằng cu Tân mà cảm nhận được nỗi sợ hãi của nó, cảm nhận được sự quỷ dị từ con vật nhỏ
bé nhưng hệt như quỷ ma mang lại; tạo ra một bầu không khí kinh dị khiến cho thằng cu Tân cũng như đọc giả cảm thấy sợ hãi Nhà văn Thế Lữ đã sử dụng những câu văn miêu tả chi tiết cái chết của ông Xã Cờ cũng như miêu tả dồn dập, đẩy khung cảnh nguy hiểm của thằng cu Tân sắp bị con châu chấu ma “giết” lên cao trào làm cho truyện ngắn trở nên hấp dẫn, tô đậm yếu tố rùng rợn, kỳ ảo của câu chuyện
3.2 Tiểu kết
Xây dựng những câu chuyện riêng biệt và nội dung riêng biệt, thế nhưng, với cái tài múa may trên đầu ngọn bút, Thế Lữ đã khiến người đọc không khỏi sợ hãi, gợi mở ra những khung cảnh huyền bí, kỳ dị Ông đã rất thành công trong việc đẩy tình tiết lên cao trào để lôi cuốn người đọc theo dõi phần sau của câu chuyện, để
khám phá cho bằng được cái sự thật còn bị bức màn bí ẩn khuất lấp
Trang 10CHƯƠNG 4 CÁC YẾU TỐ HIỆN THỰC TRONG CÁC TÁC PHẨM “VÀNG
VÀ MÁU”, “CÁI ĐẦU LÂU” VÀ “CON CHÂU CHẤU TRE”
4.1 Các yếu tố hiện thực trong các tác phẩm “Vàng và máu”, “Cái đầu lâu”
và “Con châu chấu tre”
Có người cho rằng, ngọn núi Văn Dú ở Châu Kao Lâm trong “Vàng và máu” của Thế Lữ được lấy cảm hứng từ một ngọn núi có thật ở Việt Nam ta bởi giữa hai ngọn núi đều có những điểm tương đồng nhất định Theo người dân ở thôn Làng Giang, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, nơi đây có một ngọn núi đá cao sừng sững, tên gọi là Thăm Kỳ - được xem là “nguyên mẫu” của Văn Dú Không có ai dám đặt chân lên ngọn núi Thăm Kỳ, kể cả những bà đồng, thầy mo hay trưởng làng
Nét tương đồng giữa hai ngọn núi không chỉ nằm ở những lời đồn đại hay truyền thuyết về chúng mà còn nằm ở những đặc điểm địa lý - dân cư ở đây Thăm
Kỳ hay Văn Dú đều khá cao hơn so với những ngọn núi xung quanh, phía trước đều
có một con suối lớn rất sâu Cả hai đều nhận được sự kính cẩn và kiêng sợ của người dân trong vùng Và có một điểm chung nữa khiến người ta càng tin rằng Thăm Kỳ chính là nguyên mẫu hiện thực của ngọn núi Văn Dú, đó là cả hai cùng có
sự liên quan đến kho báu ẩn chứa trong hang động sâu bên trong núi Nếu như ở
“Vàng và máu” có một kho báu của viên quan người Tàu thời nhà Minh tạo nên những vụ án mạng kinh rợn thì ở Thăm Kỳ người ta cũng tin rằng bên trong nó ẩn chứa kho báu của nhà vua Hoàng Vần Thùng
“Vàng và máu” cũng đã gột tả được hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ rất rõ ràng khi mà ở thời ấy lời của quan còn “oai” hơn cả thần linh Hai người đàn ông Thổ ở đầu truyện hay năm tên người làm của ông quan châu Nga Lộc khi nghe chủ nhân muốn mình đến khám phá ngọn núi Văn Dú đều hết sức sợ hãi nhưng lại không ai dám cãi lời Bởi trong góc nhìn của họ, cãi lời thần linh thì có thể bản thân
họ sẽ bỏ mạng, nhưng nếu cãi lời quan châu thì người nhà họ sẽ rất khó mà sống
Lỡ cớ sự có thành thì gia đình họ có thể sống sung sướng mấy đời Qua đây ta càng thấy rõ hơn hiện thực cuộc sống bị áp bức của người dân ở tầng lớp dưới
Truyện còn khắc họa rõ nét lòng tham của con người, vì tiền của mà không ngần ngại giết người Hay chính vị quan châu Nga Lộc, tuy rằng vô cùng tín nhiệm năm người làm trung thành của mình nhưng lúc phát hiện kho báu ông vẫn lăm lăm thanh gươm phòng trừ khả năng họ vì lòng tham mà tạo phản Ngoài giấc mơ lấy được kho báu, những vị quan châu còn ôm mộng tiến quan đến kinh thành Chỉ cần
có được kho báu, họ còn sợ gì những ganh đua nơi kinh thành đó Hoặc như vị quan châu Nga Lộc, sau khi làm sáng tỏ bí ẩn của núi Văn Dú và hang Thần, ông lựa chọn không công bố cho người dân nơi đây biết Phần ông không muốn bản thân bị vào tầm ngắm của người khác bởi hơn ai hết ông biết rõ lòng tham sẽ đưa con người ta đến với tội ác như thế nào, phần vì ông muốn khiến người dân tin rằng cái
uy của ông đã thắng được cả thần linh để quyền lực trong nay ông càng trở nên chắc chắn hơn