Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: + Nội dung về Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối v
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGUYÊN THỊ MAI LINH
QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI CAC DOANH NGHIEP NHO VA VUA TAI CHI CUC
THUE KHU VUC SONG CÔNG - ĐẠI TỪ
DE AN TOT NGHIEP THAC SI
HA NOI, NAM 2024
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGUYÊN THỊ MAI LINH
QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI CAC DOANH NGHIEP NHO VA VUA TAI CHI CUC
THUE KHU VUC SÔNG CÔNG - ĐẠI TỪ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TÉ
MÃ SÓ : 8310110
ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS Nguyễn Viết Thái
HA NOI, NAM 2024
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã học hiểu quy định về sự trung thực khách quan trong nghiên cứu học thuật của Trường Đại học Thương mại
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo hướng dẫn PGS,TS Nguyễn Viết Thái Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2024
Cao học viên
Nguyễn Thị Mai Linh
Trang 4ll
LOI CAM ON
Quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp thạc sĩ là một quá trình quan trong giúp
em kết nối những kiến thức được học trong thời gian qua cùng với những kinh
nghiệm làm việc Từ đó, có được những nhận thức rõ ràng hơn về công việc thực tế
và biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các Giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình em theo học tại trường
Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành Phần
trình Cao học
Đặc biệt, Với tình cảm trân trọng nhất, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới giảng viên PGS,TS Nguyễn Viết Thái người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành đề án tốt nghiệp này
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, các cơ quan, đã tạo điều kiện để em theo học Phần trình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành đề án thuận lợi
Trong điều kiện thời gian thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của giáo viên nhằm giúp
em hoàn thiện nội dung đề án được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bẻ, đồng nghiệp đã động viên, khích
lệ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề án
Em xin trân trọng cảm ơn!
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Mai Linh
Trang 52 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án . -2- 2< s©ss£seteseessezssersersscre 2
3 Đối tượng và phạm vi của đề án . 2° s©s<ssetzseerssersseersserssssre 2
4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án: . - 2s ssessscse 3 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đỀ tài cscccscrecreereeereeerseresrreerreee 3
6 Kết cấu của đề án: . -s<cese©+vse©ErxstEErxstEvrstttrrstttrkserrrssttrssrrrrssrrrrsee 4
PHÀN 1: CƠ SỞ LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA TĂNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế Giá trị gia tăng và quản lý thu thuế Giá trị gia tăng eave ——¬ 5 1.1.2 Phạm vi áp dụng và vai trò của thHỄ gid tri gid fAHgg . « -ss s+ 6
1.1.4 Khái niệm và đặc điễm của quản lý thu thuế GTGŒT đối với doanh nghiệp
INGO VO VUE S<oĂ 55s HH HH HH g006800100584000000040001000000000000400010004 0.00 9 1.2 Quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 12 1.2.1 Quản lý khai fÏHHỄ ces<ccseeE+eeeEEveetrrxettrretrtreetrrrrrrressrrrsrrrrkserrree 12
1.2.2 Quản lý Hộp fÏHHẾ -se-ce<©ee+©+ee€EeeEE+eEEEeeEEEeEEreetrkettreetrketsressrksrsressree 13
1.2.3 Quản lý thủ tục hoàn thuẾ giá trị gÌA fĂHgg «-c-es©cesecceeersesseseecse 14 1.2.4 Quản lý nợ thuẾ giá trị gÌA tĂïg . -e-cs©ceeceeecceeereessreeersessressree 15
1.2.5 Quan ly cong tic kiém tra thué gid trị gÌA tĂIg .« -« -es©ceseccseecse 17
1.2.6 QUẢH lý ÏiÓ( ÏGHH <555555<s<eesSeSeSSsetttttetststetetststststsssrsrsrsrsrsrsrsrassse 19
Trang 6IV
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ Và VY << 5-5 sọ HT TH 00 g0 19 1.4 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng của một số chỉ cục thuế địa phương và bài học cho chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ 22 1.4.1 Kinh nghiệm của Chỉ cục TÌ huế khu vực Phú Lương - Định Hóa: 22
1.4.2 Kinh nghiệm của Chỉ cục Thuế khu vực Phổ Vên - Phú Bình: 24 PHAN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUÊ GTGT ĐÓI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUÉ KHU VỰC SÔNG 00) (0017.1000007 X ,)H,HA ,.ÒỎ 27
2.1 Khái quát về Chỉ cục Thuế khu vực Sông Công — Đại Từ . 27 2.2 Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ -<<<eeeesssd.zsrrzrrrzooee 36 2.3 Đánh giá quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ seve seve we 4
PHAN 3 GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY THU THUE GTGT DOI VOI DOANH NGHIEP NHO VA VUA TAI CHI CUC THUE KHU VUC SONG F00) (0017.1000007 X ,.,)H,H., 47
3.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ giai đoạn đến năm 2025 47
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại 'TÌY cccccceceeeeteettetsssee 49 3.3 Kiến nghị đối với các bên có liên quan . cccccvvcccceceetttttetssse 56
1000/0057 - HA ÔỎ 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -2°-ss<2seecsssezs<ee 60
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
CBCC Cán bộ công chức
CỌT Cơ quan thuế
CSKD Cơ sở kinh doanh
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GTGT Giá trị gia tăng
Trang 8VI
DANH MUC BANG BIEU, SO DO
Bang
Bảng 2.1: Kết quả thu thuế CCTKV Sông Công — Đại Từ .- 33
Bảng 2.2 Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa bàn thành phố Sông Công
CC TKYV Sông Công — Đại 'T Ừ 5-5 5 << s1 HH 0900 g0 34
Bảng 2.3: Kết quả thu thuế CCTKV Sông Công — Đại Từ .- 35 Bảng 2.4 Kết quả thu thuế GTGT tại CCTKYV Sông Công - Đại Từ 36
Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp mã số thuế mới khai thuế 37
giá trị gia tăng CCTKV Sông Công — Đại 'Từ - «55s =scscsesesesee 37
Bảng 2.6 Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp cho l0: 100101005 38 Bảng 2.7: Kết quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các DN của
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai - tự tính - tự n6p 11
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Chỉ Cục Thuế khu vực Sông Công Đại Từ 29
Trang 9Vil
TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
Đề tài “Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ” được tiến hành nghiên cứu từ tháng
12/2023 đến tháng 4/2024 Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: + Nội dung về Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa;
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Kinh nghiệm Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa của các chi cục thuế lân cận từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Chi cục
Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu đã làm rõ thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các công tác quản lý:
+ Quản lý công tác kê khai, ấn định thuế, nộp thuế
+ Quản lý công tác thanh tra kiểm tra thuế
+ Quản lý công tác thu nộp, dự toan
+Quản lý công tác nợ thuế
Thông qua những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ, đề tài đã đề xuất ra 04 giải pháp:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý thuế
+ Tăng cường công tác kiểm tra thuế
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý thuế, lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế
+ Phối hợp với các cơ quan trên địa bàn
Và đề tài đã đưa ra 03 kiến nghị đối với Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Nhìn
chung các giải pháp đưa ra cơ bản giải quyết được những hạn chế của quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chỉ cục Thuế khu vực Sông Công — Đại Từ và có giá trị sử dụng cao trong thực tiễn
Trang 101 Lý do lựa chọn đề án
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, huy động nguồn lực tài chính cho
ngân sách để đảm bảo các nhiệm vụ chỉ thực hiện các chức năng của nhà nước và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội theo mục tiêu của nhà
nước Do đó, công tác quản lý thu thuế càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc
gia Tại Việt Nam, để hoạt động quản lý thuế được thống nhất và có hiệu quả, Quốc hội đã ban hành Luật quản ly thuế lần đầu tiên năm 2006 Gần đây nhất, Luật Quản
lý thuế số 38/2019/QH14 đã được Quốc hội ban hành đề thay thế Luật Quản lý thuế
không còn phù hợp trước đây Đây được coi là dấu mốc quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác quản lý thuế và người nộp thuế
Xác định công tác quản lý thuế GTGT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
nhiệm vụ thu NSNN, trong những năm qua, Chi cục thuế khu vực (CCTKV) Sông
Cong — Dai Từ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế
đối với các doanh nghiệp và đã đạt được những kết quả nhất định, tạo ra nhiều
chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thành dự toán thu NSNN
Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn CCTKV Sông Công - Đại Từ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: Quy trình quản lý
thuế còn rườm rà, ứng dụng công nghệ tin học còn chưa theo kịp các văn bản mới,
bố trí nguồn nhân lực còn chưa hợp lý, trình độ quản lý thuế của một số công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành
thuế, tình trạng doanh nghiệp (DN) nợ đọng thuế, gian lận, trốn thuế còn diễn ra
thường xuyên, hay số thuế nộp chưa phản ánh đúng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp
Do vậy, công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng, không những đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn mang lại nhiều lợi ích xã hội Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tác giả chọn đề tài: “Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế khu
vực Sông Công - Đại Từ” làm đề án Thạc sỹ.
Trang 112 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ làm cơ
sở đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
- Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các DN nhỏ và vừa tại Chỉ
cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ giai đoạn 2021-2023
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với các DN tại Chỉ cục
Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi của đề án
3.1 Đối tượng của đề án
- Đối tượng của đề án là Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
3.2 Phạm vi của đề án
3.2.1 Phạm vi về không gian
- Phạm vi nghiên cứu của đề ángiới hạn trong lĩnh vực quản lý thuế GTGT đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
3.2.2 Phạm vi về thời gian
- Các dữ liệu và thông tin phục vụ cho đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
được thu thập từ năm 2021 đến năm 2023
- Các giải pháp sẽ áp dụng đến năm 2028
3.2.3 Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Hệ thống tổ chức và quản lý thuế GTGT tại Chỉ cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
Trang 12- Tình hình thực hiện quản lý thuế của các bộ phận cơ quan thuế liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT trong phạm vi nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp quan lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chỉ cục
Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ đến năm 2025
4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án:
4.1 Quy trình thực hiện để án
- Lựa chọn đề án theo thực trang tai don vi
- Xác định phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và xử lý dự liệu qua nhiều phương pháp
- Xác định các yếu tố tác động đến quản lý thu thuế giá trị gia tăng
- Lập kế hoạch và xây dựng đề cương
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập tài liệu thứ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí, tài
liệu khoa học đã nghiên cứu về Quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Số liệu về quản lý thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành
phố Sông Công và huyện Đại Từ từ năm 2021 đến năm 2023, một số tài liệu có liên
quan đến nội dung nghiên cứu từ các nguồn nhà sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, báo cáo khoa học, các bài viết, giáo trình và tài liệu khác, các văn bản quy
phạm pháp luật quy định và hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế giá trị gia tăng, các báo cáo tổng hợp của chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
4.3 Phương pháp xử lý đữ liệu
- Phương pháp phân tích tong hop
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin và tổng hợp thông tin Các tài liệu, lý luận, thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau sau đó tiến hành phân loại, phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu
sâu sắc về đối tượng Sau đó, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết, quan điểm, luận điểm mới, đầy đủ và sâu
sắc về đối tượng nghiên cứu để tạo ra một chỉnh thé theo các nội dung cần nghiên cứu
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Xác định các yếu tố quản lý thuế GTGT trong cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
* Ý nghĩa thực tiễn
Trang 13- Phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ giai đoạn 2021-2023
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ nhằm đáp ứng yêu cầu thu NSNN trong điều kiện mới
Phần 2: Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
Phần 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ.
Trang 14PHÀN 1
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY THU THUE GIA TRI GIA
TANG DOI VOI DOANH NGHIEP NHO VA VUA
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế Giá trị gia tăng và quản ly thu thuế Giá trị
gia tăng
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng
* Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 đã nêu định nghĩa về thuế giá trị gia tăng: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng ”
Như vậy, thuế GTGT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không
phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và
do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó Mặc dù người tiêu dùng mới chính
là người chỉ trả thuế GTGT nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với
Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh
* Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc thuế gián thu, một yếu tố cầu thành trong
giá cả hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng cuối cùng là người chịu thuế
- Thuế GTGT là một sắc thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ của quá
trình sản xuất vì đây là một loại thuế đánh vào GTGT ở tất cả các giai đoạn từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng Đặc điểm này cho thấy thuế GTGT có tính ưu việt
hơn so với các loại thuế gián thu khác và nó khắc phục được nhược điểm của thuế
doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”
- Thuế GTGT có tính trung lập cao
+ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người nộp hộ người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước + Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh bởi tông số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cing bat ké số giai đoạn nhiều hay ít
+ Thuế GTGT có ít mức thuế suất: Thuế GTGT hiện hành có 2 mức thuế suất
là 5% và 10% (trừ mức thuế suất 0% cho hàng hóa xuất khẩu).
Trang 15- Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Đặc điểm này tạo ra tính trung lập công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khâu nhưng đánh thuế
đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
1.1.2 Phạm vi áp dụng và vai trò của thuế giá trị gia tang
* Phạm vi áp dụng của thuế giá trị gia tăng
* Người nộp thuế:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức
kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khâu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GIGT (gọi là người nhập khẩn)
* Đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT Các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế có các tính chất cơ bản
Sau:
+ Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời
sống sản xuất cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng
+ Là các hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã
hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh
+ Là các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích
+ Các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu nhưng không phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam
+ Một số hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín
dụng, quỹ đầu tư
Những cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không
được khấu trừ và hoàn thuế GTGT dau vao
* Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Có thể thấy thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng mang lại vai trò, lợi ích to lớn cho sự phát triển của kinh tế- xã hội và là nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu hiện nay
Mot là: Thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách
nhà nước;
Trang 16Hai là: Thuế giá trị gia tăng giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý các loại thuế trực thu, bởi vì không mắt nhiều thời gian đánh giá, phân tích tính hợp lý của thuế;
Ba là: Với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị
đánh thuế giá trị gia tăng tương đối cao, góp phần bảo hộ và thúc đây việc sản xuất trong nước cũng như kinh doanh hàng nội địa;
Bốn là: Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên việc người tiêu ding khong trực tiếp nộp thuế mà thông qua phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ sẽ tránh
được thất thu tiền thuế nhưng vẫn đảm bảo được sự tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính;
Năm là: Trong kế toán việc xuất hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng làm nâng cao công tác hạch toán, rõ ràng trong mua bán giữa các bên; Sáu là: Việc đánh thuế giá trị gia tăng có tác dụng lớn trong vấn đề điều tiết
thu nhập của cá nhân, tổ chức khi mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
giá trị gia tăng;
Bay là: Những mặt hàng đánh thuế giá trị giá tăng với mức thuế suất thấp tạo don bay dé nhà sản xuất tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa Qua đó kích cầu mua sắm, thúc đây kinh tế phát triển
1.1.3 Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
a.Khải niệm
Theo Điều 4 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày
12/6/2017 quy định về tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng
Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương
mại và dịch vụ
b Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được thành lập dễ dàng vì không đòi hỏi nhiều vốn, số lượng lao động không nhiều, chỉ phí đầu tư cơ sở hạ tầng thấp Vì
vậy, DNVVN thường gặp thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường mới, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc những mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao
Trang 17nhưng đi kèm thường là rủi ro lớn Đồng thời, DNNVV cũng có nhiều động cơ để
hướng vào các hoạt động kinh doanh mới mang tính rủi ro cao vì với tính chất nhỏ
bé về quy mô, DNNVV sẽ khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong các hoạt động kinh doanh thông thường
- Mặc dù cần ít vốn đầu tư để hoạt động nhưng DNNVV vẫn có khả năng trang bị những công nghệ mới và tương đối hiện đại Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, DNNVV ngày càng có nhiều khả
năng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào trong hoạt động của mình, nhờ đó
đạt được năng suất lao động cao và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt
- DNNVV sau khi thành lập xong thường nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh do việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn, đồng thời không mắt nhiều thời gian thành lập bộ máy quản lý nên hiệu suất hoạt động của DNNVV thường cao hơn so với các doanh nghiệp lớn
- Ngoài ra, nhờ cơ cấu gọn nhẹ, DNNVV có tính chủ động và linh hoạt cao
hơn về giá cả, và đây là một trong những ưu thế quan trọng của các DNNVV nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường DNNVV có khả năng cung cấp các dịch vụ
có giá cả thấp, đồng thời đưa ra nhiều mức giá linh hoạt khác nhau, phù hợp với túi tiền và nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng
c Vai tro cua doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- DNNVV có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước
có trình độ phát triển cao Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay thì các nước đều chú ý hỗ trợ các DNNVV nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ
trợ cho DN lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
* DNNVV gop phan thu hut toi đa mọi nguồn vốn trong dân, giải quyết nạn thất nghiệp, tạo ra sự phát triển cân đối trong nên kinh té
- DNNVV tham gia vào hầu hết các ngành kinh tế từ công nghiệp, thương mại
đến dịch vụ, với đặc tính nhạy bén, tổ chức gọn nhẹ nên đã thu hút được rất nhiều
lao động có trình độ khác nhau Tạo ra công ăn việc làm giải quyết các vấn dé thất nghiệp, điều hòa nhu cầu lao động Sự hoạt động đa dạng trên nhiều ngành nghề của
các DNNVV đã tạo ra sự phát triển cân đối cho nền kinh tế
* Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra nhiều hàng hóa cho tiêu dùng
Theo chiến lược phát triển hàng tiêu dùng của Đảng và nhà nước ta DNNVV với sự đa dạng về quy mô, ngành nghề,nhiều sản phâm phục vụ cho tiêu dùng Đặc
Trang 18biệt là sự khôi phục của các làng nghề truyền thống ở nông thôn đã làm ra các sản phẩm có giá trị xuất khâu đóng góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống cho dân cư ở nông thôn
* Doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng quan trọng đối với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cầu kinh tế ở nước ta
Quá trình phát triền DNNVV cũng là quá trình cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phâm để đáp ứng nhu cầu thị trường Mặt khác, sự phục hồi các làng nghề ở một số vùng quê đã thúc đây sự chuyên dịch cơ cau kinh tế
* Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh
thúc đầy phát triển kinh tế
Với sự đa dạng về lĩnh vực hoạt động DNNVV đã tạo nên môi trường cạnh
tranh trong nền kinh tế với các doanh nghiệp nhà nước Đặc biệt nó có vài trò quan trọng trong việc chống lại xu thế độc quyền tác động làm trì trệ cản trở nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả, cải tiến chất lượng sản phâm, trở thành định hướng cơ bản cho sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp này, từ đó thúc đây nền kinh tế phát triển
* DNNVV góp phân tạo ra thị trường vốn rộng lớn cho nên kinh tế,
Sự xuất hiện và phát triển của các DNNVV đã tạo ra một nhóm khách hàng
thường xuyên cho ngân hàng Các DNNVV đã tạo ra một thị trường lớn cho ngân hàng
vả về vốn, thanh toán và các dịch vụ Hoạt động ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào nền
kinh tế quốc dân mà trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ lệ đáng kê
1.14 Khái niệm và đặc điểm của quản lý thu thuế GTGŒT dối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa
a Khái niệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng:
Quản lý thu thuế là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều cách quan niệm khác nhau Mỗi quan niệm đều nhìn nhận quản lý thuế ở một góc độ, phạm vị khác nhau và với mục đích, ý nghĩa thực tiễn khác nhau Tuy nhiên
có thể thấy, các quan niệm về quản lý thuế đều có các điểm chung là:
+ Déu đề cập đến các nội dung của khâu hành pháp về thuế
+ Đầu đề cập đến sự tác động của chủ thể quản lý lên người bị quản lý bằng
các phương thức, phương tiện nào đó nhằm đạt mục đích nhất định
Như vậy, ta có thể định nghĩa khái quát về quản lý thuế như sau: “Quản |) thu
thuế là việc nhà nước sử dụng các phương tiện, cách thức, biện pháp nhằm thực
Trang 1910
hiện việc thu thuế sao cho đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích dé ra trong viéc
xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ” (Lê Xuân Trường, 2010)
Đối tượng quản lý thu thuế GTGT là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp
thuế GTGT vào NSNN (người nộp thuế)
b Đặc điểm quản lý thu thuế GTŒT đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Quan ly thu thuế trên cơ sở đối tượng nộp thuế thực hiện chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ
- Doanh nghiệp tự khai tự nộp thuế
- Cơ quan thuế thực hiện chế độ hậu kiểm
c Vai trò quản lý về thu thuế GTGT:
- Quan ly thué GTGT dé Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
- _ Quản lý thuế GTGT sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên nguồn
thu thường xuyên, ổn định cho NSNN Thu đúng, thu đủ tránh that thu NSNN
- Điều phối của Nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp Quản lý thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin về việc chấp
hành luật thuế GTGT và những thông tin về mức độ phù hợp, tính khả thi của luật
thuế GTGT vả các văn bản, chế độ hướng dẫn
- Tao điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các doanh
nghiệp, các cá nhân trong hoạt động kinh tế - xã hội
- Gop phan tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động kinh tế
d Mục tiêu quản lý về thu thuế GTGT:
- Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế sao cho đạt yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước
- Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế một cách linh hoạt mềm dẻo phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất, kinh doanh của từng cơ sở
- Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế một cách linh hoạt mềm dẻo phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất, kinh doanh của từng cơ sở Phương thức quản lý thu và quản lý bằng pháp luật, ngoài ra quản lý thu thuế còn thực hiện các phương pháp như: Phương pháp kinh tế, phương pháp tô chức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng
- Giảm thiêu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các biện
Trang 2011
pháp quản lý thu thuế từ phía người nộp thuế cũng như từ phía cơ quan thuế, đó là một thực tế khách quan Vấn đề ở đây là làm sao một đồng thuế thu về cho Nhà nước với một chỉ phí thấp nhất Chính là vấn đề cốt lõi cần quan tâm trong việc xác lập, thực thi biện pháp quản lý thu thuế
- Phát huy tốt vai trò của thuế trong nền kinh tế Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Những vai trò đó chỉ được phát huy hiệu quả khi công tác quản lý thuế được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể
e Nguyên tắc quản lý về thu thuế GTGT:
- _ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thu thuế
- Đảm bảo công khai, minh bạch, bình đăng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế
- Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: Dân chủ trong việc thảo luận,
xây dựng ban hành các văn bản pháp luật thuế cũng như việc thực hiện các nội
dung, quy trình quản lý thu thuế
# Ouy trình quản lý thu thuế giá trị gia tăng:
Thực hiện Luật quản lý thuế, tại các Cục thuế và Chi cục thuế tổ chức hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước theo chức năng Theo đó, các chức năng cơ bản là tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế; kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra thuế (Xem sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai - tự tính - tự nộp
Nguôn: Luật Thuế GTGŒT 2008, sửa đổi năm 2013, 2016
Trang 2112
Cụ thê:
Bước 1: Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT hướng dẫn NNT nộp hồ sơ đăng ký
thuế, hồ sơ kê khai thuế bằng hình thức trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc nộp điện
tử qua website ngành thuế
Bước 2: ` NNT nộp hồ sơ đến bộ phận xử lý hồ sơ đăng ký thuế, sau đó tự tính
toán số thuế phải nộp và hồ sơ khai thuế đến bộ phận kê khai và kế toán thuế
Bước 3: Bộ phận kê khai thuế xử lý và cấp mã số thuế cho NNT, hồ sơ khai
thuế sẽ được xử lý và chuyên lên bộ phận thanh tra và kiểm tra thuế,
Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT bộ phận thanh tra kiểm tra
sẽ có thông báo giải trình bố sung đối với NNT còn thiếu hồ sơ Bộ phận quản lý nợ
Và cưỡng chế nợ thuế căn cứ vào hồ sơ thu nộp của NNT, nếu còn nợ thuế sẽ ban
hành các thông báo cho NNT
1.2 Quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1 Quản lý khai thuế
a Neguyén tac khai thuế, tính thuế
- Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự
chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế theo qui định của luật Quản ly thuế
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có văn phòng hay trụ sở chính ở Việt Nam, nhưng có cung ứng hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng ở Việt Nam, thì các đối tượng này sẽ phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài Số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính trên giá hàng
hóa, dịch vụ trả cho phía nước ngoài
- Các cơ sở kinh doanh, người nhập khâu có nhập khâu hàng hóa chịu thuế
GTGT, phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT cùng với kê khai thuế nhập khâu
theo từng chuyến hàng nhập khẩu cho cơ quan thu thuế nhập khẩu
- Về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế kê khai vào ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn
- Các cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai thuế và nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 ngày của tháng tiếp sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với
Trang 2213
trường hợp khai và nộp theo quý
- Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng:
Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế GTGT đó là phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ Theo đó, hồ sơ khai thuế sẽ khác nhau đối với từng phương pháp
b Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc
tiếp nhận hồ sơ khai thuế
- Đối với hồ sơ khai thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, bộ phân “một cửa”
tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nếu hồ sơ khai thuế chưa đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định thì trả lại hồ sơ khai thuế và hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho người nộp thuế đề bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế Nếu hồ sơ khai thuế đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định thì thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan
thuế, số lượng hồ sơ nhận)
- Đối với hồ sơ khai thuế có mã vạch: quét mã vạch trên hồ sơ khai thuế để
ứng dụng tự động ghi Số nhận hồ sơ khai thuế (Mẫu số 02/QTr-KK) và chuyên dữ liệu trên hồ sơ khai thuế vào ứng dụng quản lý thuế của ngành Nếu quét mã vạch
thành công thì thực hiện đối chiếu thông tin, số liệu của người nộp thuế đảm bảo
thông tin quét vào ứng dụng khớp đúng với thông tin trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế
- Đối với hồ sơ khai thuế không có mã vạch: thực hiện ghi số nhận hồ sơ khai
thuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế
- Những đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng khi có thông báo nộp thuế của
cơ quan thuế thì phải nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ đúng hạn Trường hợp người
nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tự sau đây:
1 Tiền thuế nợ
Trang 2314
2 Tiền thuế truy thu
3 Tiền thuế phát sinh;
4 Tiền phạt
Công tác quản lý nộp thuế giá trị gia tăng được thực hiện như sau:
- Trường hợp cơ quan thuế và cơ quan kho bạc nhà nước (KBNN) chưa thực
hiện dự án “Hiện đại hoá thu nộp ngân sách nhà nước”:
Hàng ngày công chức thuế đảm nhiệm công tác kế toán thuế sang cơ quan kho bạc nhà nước cùng cấp để nhận bảng kê chứng từ nộp tiền và 01 liên chứng từ nộp
tiền tại kho bạc nhà nước của số tiền thuế đã nộp và thực hiện các công việc sau:
+ Phân loại các chứng từ nộp tiền
+ Nhập các chứng từ nộp tiền đã kiểm tra vào ứng dụng quản lý thuế
+ Hạch toán số tiền thuế đã nộp vào số theo dõi thu nộp thuế và các số thuế có
liên quan
1.2.3 Quản lý thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng
a Các trường hợp được xét hoàn thuế:
+ Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu
trừ hết Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian
xin hoàn thuế
+ Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm do
và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu
thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
sử dụng cho đầu tư theo từng năm Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng
hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn
thuế GTGT (từ 01/01/2014 số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử
dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT)
+ Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở
kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh đoanh đang thực hiện
+ Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khâu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ
Trang 2415
200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng
+ Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vảo của hàng hoá, dịch vụ
xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng
sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước trên
tờ khai của tháng phát sinh, nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khâu chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vảo của hàng hóa, dịch vụ xuất khâu chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn
thuế GTGT theo tháng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khâu Từ ngày 01/01/2014 số tiền là 300 triệu đồng trở lên
Trường hợp không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vảo của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được
phan bé theo ty lệ (%) giữa doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trong kỳ với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ
b Diéu kiện và thủ tục hoàn thuế
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo
quy định phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ,
đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thâm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,
lập và lưu giữ số kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh Trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyên số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau
Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra, hoặc bù trừ số
thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư cùng với việc
kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh; trường hợp xuất khâu là
giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định
1.2.4 Quản lý nợ thuế giá trị gia tăng
Quy trình quản lý nợ thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
Trang 2516
kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TCT ngày 20 tháng 07 năm 2022; trong đó có
những nội dung sau:
- Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ; bao gồm:
+ Phân công quản lý nợ thuế
+ Phân loại tiền thuế nợ
+ Lập nhật ký và sô tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ
+ Đối chiếu số liệu
+ Thực hiện đôn đốc thu nộp:
- Lập thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, trình lãnh đạo cơ quan
thuế phê duyệt và gửi thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 07/QLN
- Sau khi phát hành Thông báo 07/QLN 10 (mười) ngày làm việc, nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào NSNN thì phải mời người nộp thuế đến làm
việc tại trụ sở cơ quan thuế, sau thời hạn mời làm việc một (01) ngày mà người nộp
thuế không đến cơ quan thuế hoặc đã đến nhưng không giải trình đầy đủ hoặc
không bé sung thông tin, tài liệu thì tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế;
- Sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả, đồng thời, tại biên bản phải
yêu cầu người nộp thuế cam kết thực hiện nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế
Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế; người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB-CCNT
- Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông
báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp
+ Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn
kiêm bù trừ
+ Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu (trừ trường hợp
đã được xóa nợ tại điểm 6) và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ + Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chị nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu
+ Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ
+ Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ
Trang 2617
1.2.5 Quản lý công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng
Kiểm tra thuế là một trong các chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô
hình chức năng Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của
người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế Kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám
sát hiệu quả ton tai và kịp thời phát hiện các hành vi vị phạm của họ
a Kiểm tra tại bàn
- Kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế
- Kiểm tra dé làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế
- Trình tự kiểm tra thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo
Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế:
+ Mục đích của kiểm tra tại bàn
Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc
thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế
Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh gây phiền
nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
+ Thu thập, khai thác thông tin dé kiểm tra hồ sơ khai thuế
Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế
của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để
kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế
+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế
Hàng năm Đội Kiểm tra thuộc Chi cục Thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại
hồ sơ khai thuế Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế
dé lập danh sách phải kiểm tra theo hướng dẫn sau:
® Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như:
Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế
Trang 2718
Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục
Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết định
kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong | nam
Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có
hoàn thiện nhưng không thực hiện được
Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%
Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn
Thủ trưởng cơ quan Thuế quy định mức doanh thu và số tiền thuế phải nộp để xác
định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn
Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế
hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên
Khi lập danh sách số lượng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế để trình Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, Trưởng phòng kiểm tra thuế hoặc Đội trưởng
đội kiểm tra thuế cần phải cân đối với nguồn nhân lực hiện có đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh đã được lập theo danh sách Nội dung kiểm tra h sơ thuế
Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế Trường hợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế bồ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh trong hồ sơ khai thuế
Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được
miễn, giảm; số tiền hoàn thuế theo phương pháp đối chiếu so sánh như sau:
- Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế
- Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo
- Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ
khai thuế với tờ khai thuế, các tải liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trước, quý trước,
năm trước
- Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương
Trang 2819
đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh
- Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác
b Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh
được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ đề ấn định số thuế
phải nộp theo quy định của Luật quản lý thuế
Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định
Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cỗ
phần hoá, đóng mã số thuế, chuyên địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thầm quyền
1.2.6 Quan lý hóa don
- Viéc mua, ban hang hda, dich vu déu phải có hóa đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật
- Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương thức khấu trừ thuế phải sử dụng hóa đơn GTGT và phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, trong đó ghi rõ giá
bán, khoản phụ thu, phí thu thêm, khoản thuế GTGT, giá thanh toán
- Đối với các loại tem, vé được coi là chứng từ thanh toán đã in sẵn giá thanh
toán thì ghi thanh toán tem, vé đã bao gồm thuế GTGT
- Cơ sở kinh doanh in, phát hành, sử dụng hóa đơn không đúng quy định để
trốn thuế, gian lận trong khấu trừ thuế, hoàn thuế thì ngoài việc bị truy thu, truy hoàn số tiền thuế còn bị xử phat vi phạm hành chính về thuế hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
1.3 Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Các yếu tố khách quan
* Thể chế, chính sách
Hệ thống chính sách thuế phải tạo điều kiện thúc đây cải cách hành chính và
hiện đại hoá công tác quản lý thuế Đặc biệt, các quy định về thủ tục hành chính
Trang 2920
thuế phải đảm bảo với yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước vừa đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế của Nhà nước, không gây phiền hà, tốn kém cho các tổ chức
cá nhân và cơ quan thuế
* Môi trường quản lý thuế
Quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp là hoạt động có liên quan đến mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nước Ở đâu có hoạt động kinh tế hay có thu nhập đối với một tổ chức, cá nhân thì ở đó có hoạt động quản lý thu thuế Vì vậy, để
thực hiện quản lý thu thuế đối với các DN tốt, môi trường xã hội, môi trường pháp
lý nói chung và về thuế nói riêng phải được ban hành và thực hiện một cách đồng
bộ Một số tác động chủ yếu của những môi trường này tác động đến quản lý thu thuế như sau:
Thứ nhất, nội dung của các sắc thuế:
Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuế và các doanh nghiệp
Thứ hai, trình độ hiểu biết về thuế và ÿ thức chấp hành luật thuế của các
doanh nghiệp:
Nếu các DN thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, ý thức tự giác chấp hành
nghĩa vụ nộp thuế sẽ cao Ngược lại, các DN sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tỉnh
Trước hết, các DN phải hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp
vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ
phải kê khai nộp thuế của mình Do đó tính tuân thủ, tự nguyện cao trong việc kê
khai, tính thuế và nộp thuế
Một số doanh nghiệp cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các
khoản tiền thuế phải nộp Các doanh nghiệp này không những không nộp thuế mà còn tìm cách chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước thông qua việc kê khai khống
giá mua hàng, nhất là hàng xuất khâu để được hoàn thuế Tình trạng trốn, lậu thuế,
nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn ra ở các địa bàn khác
nhau, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội
Thứ ba, các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội tạo cơ sở cho
quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp:
Các quy định như, quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tư, không được ban
Trang 3021
hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt; môi trường kiểm toán, kế toán còn nhiều
hạn chế, trách nhiệm pháp lý chưa cao sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý
thu thuế đối với các DN
Yếu tố chủ quan
* Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế
Năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức Thuế phải đáp
ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội, tận dụng được các thành tựu quản lý thuế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
- Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế chưa thật đáp ứng yêu cầu
để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của Nhà nước của các DN
- Chức năng, tô chức và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và rin de, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đề đáp ứng yêu cầu
của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện
đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học Cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo Thái độ và phong cách ứng
xử của cán bộ thuế tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế
* Sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế
Trách nhiệm của các cơ quan và tô chức, cá nhân với việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được qui định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật hóa sẽ dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra xác
định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế
Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Công an, Kiểm sát, Quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng
giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoản thuế sẽ có tác dụng tốt trong việc
phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế
Trang 3122
1.4 Kinh nghiệm quản lý thu thuế giá tri gia tăng của một số chỉ cục thuế địa phương và bài học cho chỉ cục thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
Kinh nghiệm quản lý thuế của một số Chỉ cục Thuế địa phương, lý do chọn
Chỉ cục Thuế khu vực Phú Lương - Định Hóa và Chỉ cục Thuế khu vue Pho Yên — Phú
Bình để học hỏi kinh nghiệm là 2 chỉ cục thuế cùng cấp đều là chỉ cục thuế khu vực được sát nhập bởi một thành phố có số thu ổn định và một huyện miễn múi, cả 3 chỉ cục đều có
sỐ thụ tương tự nhau đều thuộc quản lý của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
1.4.1 Kinh nghiệm của Chỉ cục Thuế khu vực Phú Lương - Định Hóa:
* Công tác dự toản
Để thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước đã được giao, làm tốt công tác
quản lý thu, khai thác triệt để nguồn thu và làm tốt công tác tham mưu cho các xã,
thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023 của từng xã, thị tran, Chi
cục Thuế khu vực thông báo giao dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán thu từng quý cho các Đội thuế trong Chi cục Thuế khu vực đề triển khai thực
hiện đồng bộ, có hiệu quả
* Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT
Bên cạnh việc đổi mới sáng tạo trong phương thức thực hiện, Công tác tuyên
truyền và hỗ trợ người nộp thuế được triển khai đồng bộ giữa 2 địa bàn; duy trì thực
hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế bằng nhiều hình thức
Ngoài các chính sách thuế mới, các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục
hồi kinh doanh cho người nộp thuế, nội dung tuyên truyền hỗ trợ tập trung vào nâng cao ý thức chấp hành của người nộp thuế trong lĩnh vực kinh doanh, chuyên nhượng
bat động sản; vận hành, sử dụng hóa đơn điện tử Nội dung thông tin tuyên truyền năm 2023 đã được Chi cục Thuế cụ thể hóa thành kế hoạch để triển khai một cách khoa học và đảm bảo chất lượng
* Công tác kê khai, kế toán thuế
Năm 2023, tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn đạt tỷ lệ 99% trên số hồ sơ khai
thuế phải nộp Những trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế, tiến hành lập biên bản
và xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định, đã xử lý 68 trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế; trong đó có 21 trường hợp xử phạt cảnh cáo, có 47 trường hợp
phạt tiền (tông số tiền xử phạt là 159.637.500 đồng) trong năm 2023
+ Công tác đăng ký thuế được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo rút ngắn thời
Trang 3223
gian giải quyết thủ tục hành chính; rà soát thực hiện đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh không còn hoạt động và đã hoàn
thành nghĩa vụ với NSNN Năm 2023, thực hiện đóng mã số thuế của 68 tổ chức và
3.729 cá nhân, hộ gia đình Cấp mới được: 3.924 mã số thuế, trong đó: Tổ chức 89
MST; hộ kinh doanh 65 mã số; TNCN là 3.770 mã số thuế
* Công tác kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế:
+ Chi cục Thuế khu vực đã triển khai thực hiện công tác kiểm tra thuế theo
đúng kế hoạch đã được phê duyệt Tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT đúng quy định của Luật quản lý thuế và quy trình kiểm tra, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao,
tăng thu ngân sách nhà nước Trong năm 2023, Chi cục Thuế khu vực đã thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT được 37 đơn vị,số tiền truy thu và phạt: 3.306 triệu đồng;
đã nộp vào NSNN 3.085 triệu đồng; số chưa nộp NSNN: 221 triệu đồng Số giảm lỗ
5.187 triệu đồng và giảm khấu trừ 407 triệu đồng
+ Tăng cường công tác quản lý thu nợ, thực hiện theo dõi, phần loại nợ theo
quy trình quản lý nợ Áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những khoản nợ đủ điều kiện cưỡng chế theo quy trình cưỡng chế nợ thuế Trong năm đã ban hành 1.513 thông báo nợ, trong đó 1.304 thông báo nợ khối doanh nghiệp và 209 thông
báo nợ của cá nhân kinh doanh; Cưỡng chế nợ thuế 112 đơn vị, trong đó cưỡng chế
qua tài khoản 94 đơn vị và cưỡng chế hóa đơn 18 đơn vị Kết quả tính đến thời điểm 31/12/2023: Chi cục Thuế khu vực thu nợ được 3.018 triệu đồng Thực hiện khoanh, xóa nợ 322 trường hợp, số tiền 2.670 triệu đồng
* Kết quả thụ NSNN năm 2023
Năm 2023, Chi cục Thuế khu vực Phú Lương - Định Hóa được Cục thuế tỉnh
Thái Nguyên giao nhiệm vụ thu NSNN là 127.110 triệu đồng
Thu ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện được 170.231 triệu đồng, đạt
134% dự toán năm, bằng 124% so với cùng kỳ năm trước Trong đó thu ngân sách
không tính tiền sử dụng đất, thực hiện được 130.471 triệu đồng đạt 115% dự toán
năm, bằng 1 13% so với cùng kỳ năm trước
+ Huyện Phú Lương dự toán giao năm 2023: 72.300 triệu đồng, thực hiện năm
2023 được 111.462 triệu đồng, đạt 154% dự toán năm tỉnh giao và bằng 141% so
với năm 2022 Kết quả thu loại trừ tiền sử dụng dat thu duoc 78.969 triệu đồng, đạt
123% dự toán năm tỉnh giao và bằng 122% so với năm 2022
+ Huyện Định Hóa dự toán giao năm 2023: 54.810 triệu đồng, thực hiện năm
2023 được 58.771 triệu đồng, đạt 107% dự toán năm tỉnh giao và bằng 101% so
Trang 3324
với năm 2022 Kết quả thu loại trừ tiền sử dụng đất thu được 51.501 triệu đồng, đạt
106% dự toán năm tỉnh giao và bằng 101% so với năm 2022
1.4.2 Kinh nghiệm của Chỉ cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình:
* Vê thể chế chính sách:
Thường xuyên rà soát, phát hiện những vấn đề vướng mắc về chính sách, quy
trình quản lý thuế, đề xuất với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
* Vé cong tic ké khai - kế toán thuế
Đây mạnh việc giám sát, đôn đốc kê khai thuế, nhờ đó công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và tạo được những chuyên biến tích cực Số
lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về mặt số lượng và
chất lượng, thê hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của người nộp thuế được nâng
lên rõ rệt
* Vê công tác kiểm tra - quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế đã được phê duyệt, đội kiểm tra thuế đã thực
hiện hoàn thành kế hoạch kiểm tra các năm Tăng cường quản lý đối với kinh doanh vãng lai, xây dựng ngoại tỉnh, tăng cường kiểm tra các đơn vị có dấu hiệu mua bán hóa don bat hợp pháp đề có những biện pháp xử lý kịp thời
Công tác cưỡng chế nợ thuế còn gặp nhiều khó khăn vì phần lớn các DN có số thuế nợ lớn, tình trạng dây dưa nợ kéo đài cần phải cưỡng chế lại là những DN làm
ăn thua lỗ, đang trên bờ vực giải thể phá sản hoặc bỏ trốn Tài khoản tiền gửi ngân hàng của NNT có số dư tối thiểu không đủ điều kiện để cưỡng chế nợ thuế
* Kết quả thu NSNN của CCTKV Phổ Yên - Phú Bình năm 2023:
Trên địa bàn thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, mặc dù kinh tế gặp nhiều
khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, song với sự quyết tâm cao
của cả hệ thống chính trị, tập thé cán bộ, công chức Chi cục Thuế KV Phổ Yên-Phú
Bình, sự đồng thuận của người nộp thuế, sự đồng hành của các doanh nghiệp, doanh
nhân trên địa bàn thị xã, huyện Chi cục Thuế KV Phổ Yên-Phú Bình đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN năm 2023
Năm 2023 dự toán tỉnh giao là 1.175,06 tỷ đồng (Phổ Yên là 1.051,7 tỷ đồng,
Trang 3425
Phú Bình là 123,36 tỷ đồng Số thu đến 31/12/2023 đạt 2.552,6 tỷ đồng, bằng 217,2
% so với dự toán tỉnh giao, bằng 357,3 % so cùng kỳ;
+ Thị xã Phổ Yên: Dự toán tỉnh giao năm 2023 là 1.051,7 tỷ đồng Tính đến 31/12/2023 tổng thu NSNN đạt 2.371, tỷ đồng, bằng 225,5% dự toán Tinh giao,
bằng 428,4% so cùng kỳ
+ Huyện Phú Bình: Dự toán tỉnh giao năm 2023 là 123,36 tỷ đồng Tính đến 31/12/2023 tổng thu NSNN đạt 180,7 tỷ đồng, bằng 146,5% dự toán Tỉnh giao,
bằng 112,4% so cùng kỳ
1.5 Bài học kinh nghiệm hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chỉ cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Chi cục thuế khu vực Phổ Yên — Phú Bình và Chi cục thuế khu vực Phú Lương — Dinh Hoa, có thé rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho Chỉ cục Thuế khu vực Sông Công - Đại Từ trong quản lý thuế
GTGT đối với DNNVV như sau:
Thứ nhất: Cần ưu tiên hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện quản lý thu
thuế GTGT đạt hiệu quả Nội dung chính sách thuế GTGT ban hành phải được
nghiên cứu kỹ, quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện được rõ ràng, thống
nhất;
Thứ hai: Đây mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời chính sách pháp luật thuế cũng như tăng cường công tác hỗ trợ người nộp thuế thông qua các hình thức phù hợp
Đề thực hiện được cần phải có sự tham gia chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thê trên địa ban trong công tác tuyên truyền vận động các doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng về chính sách pháp luật thuế GTGT đến các doanh nghiệp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các doanh nghiệp
Thứ ba: Thực hiện rà soát phân loại tiền thuế nợ, làm rõ được bản chất các
khoản nợ thuế của từng trường hợp nợ thuế để áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế cũng như các biện pháp khác phù hợp đề thu hồi nợ thuế Tập trung thu hồi các khoản thuế mới phát sinh, không để phát sinh số nợ thuế mới Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và chống nợ đọng thuế góp phần tăng thu Ngân sách nhà nước
Thứ tư: Phải từng bước hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong
Trang 3526
đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng;
Bên cạnh đó công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thuế GTGT cho
cán bộ thuế phải được quan tâm và chuẩn bị trước.