LOI DAN Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển không thể không sản xuất ra của cải vật chất, mà trình độ phát triển của nó được biểu hiện chính bởi phương thức sản xuất trong mỗi g
Trang 1BO GIAO DUC & DAO TAO TRUONG DAI HOC KINH TE THANH PHO HO CHi MINH
KHOA KINH DOANH QUOC TE - MARKETING UEH
UNIVERSITY
TIEU LUAN THUYET TRINH
DE TAI:
“Phân tích Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Vận dụng Quy luật với tư cách là chủ
doanh nghiệp và người lao động”
Môn học: Triết học Mác - Lénin Giảng viên phụ trách: Nguyễn Thị Tường Duy
Mã Lớp học phần: 23C1PHI51002349
Khóa - Lớp: K49 - MRP001
Sinh viên thực hiện: Võ Lê Khả Doanh - 31231023505
Võ Hương Giang - 31231020010 Dương Uyên Nhi - 31231024455
Trần Đặng Phương Mai -
31231021817
Trang 2H6 Chi Minh, ngay 6 thang 11 nam 2023
Trang 3BANG PHAN CONG CONG VIEC
Mức độ có
Họ tên T Nhiệm vụ thần làm | thành của
việc
X TA La Thuyết trình,
Võ Lệ Khả Doanh 3 dựng sườn bài > See ˆ Tốt 80% Không có
của bài tiểu luận Thuyết trình, x
Vo Huong | „ | soạn nội dụng Giang thuyết trình, viết | 9 đủ y TS đai / Ì 100% | Không có 0 9
tiểu luận
Trần Đặng Phương | 12 Mại Powerpoint, viết tiểu I Pi iéu luận, chỉn hi h Tốt, tham gia day đủ 100% Không có
sửa video
yong | 1g Powerpoint, viết | gia đầy 100% Không có Uyên Nhi tiểu luận cơ ˆ đủ 5
BIEN BAN LÀM VIỆC NHÓM
Thời gian Địa điểm Then? | Nội dung ghi chú
Online - Google 2 , Hop phan công
Họp thống nhất nội 2/11/2023 UEH-B1 Cả nhóm dung & quay video
minh hoa
3/11/2023 | Online - Google | cá nhóm | Thuyết trình thử meet
Nhóm trưởng
Ho ee
Tran Dang Phuong Mai (SDT: 0868097207)
Trang 5
MUC LUC
Phần 1: Nội dung Quy luật sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của Lực
lượng sản XUẤT c c1 HE ng nh Ho 1
1 Định nghĩa sản XUẤT HH HH ng ng ng tt 1
2 Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội 2
3 Phương thức sản xuất ccccc nnnn ng HH rrg 2
3.1 Khái niệm phương thức sản XUất nh nhe 2
3.2_ Cấu trúc của phương thức sản xuất cho 3
3.3 Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
Phần 2: Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất với tư cách là chủ doanh nghiệp và người lao đỘng cccccnnnnnnn ng ng TH TH an na 5
1 Tích lũy đầy đủ kĩ năng, kiến thức về luật và hợp đồng lao động, tổ chức công đoàn và bảo vệ người lao động ‹c.cccccc nh nhhreo 5 1.1 Tính đúng đắn của việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất với tư cách là chủ doanh nghiệp và người lao động trong quá trình tích luỹ kỹ năng, kiến thức về luật và hợp đồng lao động, tổ chức công đoàn và bảo
vệ người lao đỘng si cành nn HT nh KT HT in 5 1.2 Các biện pháp để nâng cao kỹ năng, kiến thức về luật và hợp đồng lao động, tổ chức công đoàn và bảo vệ người lao động : 6
2 Xây dựng văn hóa doanh nghiêp (Đối với chủ doanh nghiệp) 6 2.1 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của doanh nghiệp 7 2.2_ Các giá trị, niềm tin, chuẩn mực và hành vi cần xây dựng trong văn hóa doanh nghiệp.7
2.3 Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh trong thực tế -. : 7
3 Nâng cao trình độ, kinh nghiệm, tác phong làm việc (Đối với người lao
Trang 6LOI DAN
Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển không thể không sản xuất ra của cải vật chất, mà trình độ phát triển của nó được biểu hiện chính bởi phương thức sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Từ khi con người mới xuất hiện trên hành tinh, xã hội đã trải qua năm phương thức sản xuất, đó là: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một
chỗ mà theo thời gian ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, từ đó kéo theo
sự thay đổi phát triển trong sản xuất Lịch sử phát triển của sản xuất trong
xã hội loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, là cách thức sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, thống nhất với quan hệ sản xuất tương ứng với nó Phương thức sản xuất vừa là hạt nhân, đồng thời là động lực thúc đẩy và quy định mọi mặt của đời sống xã hội Tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
đã được Mác và Ăngghen khái quát thành quy luật về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Nhóm chúng em xin chọn đề tài “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.” để làm rõ những kiến thức quan trọng trong quy luật cũng như vận dụng vào thực tiễn với tư cách là chủ doanh nghiệp và người lao động
Tuy nhiên, trình độ và hiểu biết về những mặt khác nhau của vấn đề này
của chúng em còn khá nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sai sót Chúng
Trang 7em mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của cô và ý kiến đóng góp của các bạn cùng lớp Nhóm chúng em xin chân thành cam on!
Trang 8NOI DUNG CHINH Phần 1: Nội dung Quy luật sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
1 Định nghĩa sản xuất
Các nhà triết học duy tâm giải thích nguyên nhân, động lực phát triển của
xã hội là từ ý thức tư tưởng của con người hay là lực lượng siêu nhiên nào
đó Các nhà duy vật trước Mác cũng giải thích một cách duy tâm về sự phát triển của xã hội
Riêng Mác thì cho rằng, sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người đó là cái để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người với loài súc vật, đó là quá trình hoạt động có mục đích
và không ngừng sáng tạo của con người Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào
tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Sản
xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
Như vậy, có thể đi đến một định nghĩa bao quát hơn về sản xuất: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo
ra của cải vật chất xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
Theo Ph.Ăngghen: “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất Như vậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người Đó cũng là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục
Trang 9đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội Với ý nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo”
2 Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội
Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội loài người, là hoạt động nền tảng làm phát sinh phát triển những mối quan hệ của con người
Nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài
người
Sản xuất là hoạt động đặc trưng, không ngừng sáng tạo ra giá trị vật chất
và tỉnh thân nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người; sản xuất bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sản xuất ra bản thân con người Ba quá trình này không tách rời nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội và xét đến cùng, quyết định đến cùng toàn bộ sự vận động đời sống xã hội
Sản xuất là vật tiền để của mọi hoạt động lịch sử của con người Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên quan hệ giữa người với người Sản xuất vật chất đã tạo ra các điều kiện, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tỉnh thần của con người và duy trì, phát triển phương thức sản xuất tỉnh thần của xã hội Sản xuất vật chất còn là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người Cuối cùng, sản xuất vật chất là cơ sở hình thành, phát triển của xã hội loài người
Theo C.Mác: “ việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay
một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà
Trang 10nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật, và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta”
Như vậy, có thể đi đến kết luận rằng, để nhận thức và cải tạo xã hội, phải
xuất phát từ đời sống sản xuất, từ nền tảng sản xuất vật chất xã hội
3 Phương thức sản xuất
3.1 Khái niệm phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Nó là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng
Phương thức sản xuất là một tổng thể hữu cơ, trong đó lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định, quan hệ sản xuất là nhân tố phụ thuộc Lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi quan hệ
sản xuất, từ đó dẫn đến sự thay đổi phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người Nó quyết định cấu trúc kinh tế - xã hội bởi phương thức sản xuất quy định các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội, Phương thức sản xuất còn quyết định đến trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội: Trong quá trình sản xuất, người ta cần phải tính tới sự ảnh hưởng tác động từ các yếu tố tự nhiên (địa lý, khí hậu) cũng như yếu tố dân
số (chất lượng, số lượng, mật độ dân cư), song muốn phát triển sản xuất người ta cần xây dựng một phương thức sản xuất phù hợp, hiệu quả Phương thức sản xuất là nhân tố quyết định trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội Hơn thế nữa, hệ
thống chính trị - xã hội còn được quy định một cách phù hợp Phương thức sản xuất quy định hệ thống chính trị - xã hội phù hợp với sự phát triển và tình hình hiện tại của nền chính trị - xã hội trong một khu vực hay toàn thể thế giới Lịch sử loài người là lịch sử của sự phát triển phương thức sản xuất
10
Trang 113.2 Cau truc cua phuong thuc san xuat
Cấu trúc của phương thức sản xuất là sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, tạo thành phương thức sản xuất Trong sự thống nhất biện chứng này, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, là toàn bộ các nhân tố tạo nên sức mạnh cho quá trình sản xuất, tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội
3.2.1 Tư liệu sản xuất (Kinh tế - kỹ thuật)
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động
a Tư liệu lao động
Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa
vào nó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người, bao gồm công cụ lao động và phương tiện lao động
‹ = Công cụ lao động (cày, cuốc, máy gặt, máy kéo, )
` Phương tiện lao động (đường sá, bến cảng, phương tiện giao thông, )
Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện
năng lực thực tiễn của con người ngày càng phát triển
b Đối tượng lao động
Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với
mục đích sử dụng của mình, bao gồm:
‹ồ = Đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên: đất, rừng, tôm, cá,
« Đối tượng lao động đã qua chế biến: điện, xi măng,
3.2.2 Người lao động (Xã hội)
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội
11
Trang 12Người lao động đóng vai trò là người sáng tạo ra công cụ lao động và phương tiện lao động, họ là nhân tế hàng đầu đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động, trực tiếp sử dụng công cụ lao động và phương tiện
lao động để sáng tạo ra sản phẩm, có thể coi đây là nguồn lực cơ bản, vô
tận và đặc biệt của sản xuất
3.3 Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
3.3.1 Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (nhờ vào mối quan hệ giữa con người với nhau mà quá trình sản xuất xã hội diễn ra bình thường)
Ví dụ thực tiễn: Trong quá trình xây dựng một công trình, nếu mỗi người chỉ làm mỗi công việc tách biệt, không có sự hợp tác giữa các công nhân với nhau, cũng như không nghe theo chỉ đạo của quản lý thì cả tập thể không thể làm việc hiệu quả được, tiến độ xây dựng của công trình sẽ bị trì trệ Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về
tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
a Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất bao gồm quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội Đây là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, quyết định bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất, có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất
b Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất
Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất và phân công lao động Quan hệ này là “chất xúc tác” kinh tế thúc đẩy nhịp điệu sản xuất, làm năng động hóa toàn bộ đời sống kinh tế xã hội Đồng thời, nó cũng có thể làm trì trệ, kìm hãm quá trình sản xuất
c Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
12