1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luật biển1

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các quyền kinh tế của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Tác giả Lê Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Nhật Thanh, Ngô Lê Hương Thảo, Nguyễn Ngọc Vi Thảo, Trần Thành Thiện, Bá Châu Nữ Bảo Trân, Đặng Thị Thùy Trang, Hồ Thị Thu Trang, Nguyễn Tú Uyên, Nguyễn Hoàn Mỹ Vy
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Vân Huyền
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật biển
Thể loại Thảo luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 365,05 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THẢO LUẬN LUẬT BIỂN

Vấn đề thảo luận: Phân tích các quyền kinh tế của quốc gia ven biển trong

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Môn học : Luật biển

Giảng viên : ThS Nguyễn Thị Vân Huyền

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

Trang 2

MỤC LỤC

1 Khái niệm các quyền kinh tế của QG ven biển 1

2 Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 2

3 Quyền kinh tế của QG ven biển trong vùng ĐQKT ? 3

4 Quyền kinh tế của các quốc gia ven biển trong thềm lục địa 7

5 So sánh quyền kinh tế của quốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 8

6 Liên hệ quyền kinh tế của Việt Nam 11

7 Mở rộng một số vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền kinh tế giữa Việt Nam với nước ngoài 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

1 Khái niệm các quyền kinh tế của QG ven biển

- Quyền chủ quyền:

Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ

sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh

tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió, v.v…

- Quyền tài phán :

Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị

và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó

• Tại sao quyền kinh tế của quốc gia ven biển lại bao gồm quyền chủ quyền và

quyền tài phán?

Trong luật quốc tế, quyền kinh tế của quốc gia ven biển, bao gồm quyền chủ quyền và quyền tài phán, được xác định chủ yếu qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) Công ước này là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để điều chỉnh quyền của quốc gia ven biển trong các vùng biển khác nhau Căn cứ theo Điều 56, Điều 62, Điều 77 và Điều 81 UNCLOS 1982, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển có các quyền kinh tế chủ yếu gồm quyền chủ quyền và quyền tài phán Quyền chủ quyền giúp đảm bảo quốc gia ven biển có quyền kiểm soát việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên có giá trị kinh tế như dầu khí, khoáng sản, hải sản mà không bị các quốc gia khác tùy tiện can thiệp Các quy định trên bảo vệ lợi ích của quốc gia ven biển trong việc khai thác tài nguyên thuộc quyền kiểm soát của mình, bảo vệ chúng khỏi các tác nhân bên ngoài Nếu không có quyền chủ quyền, các quốc gia khác có thể tự do khai thác và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của khu vực mà không tôn trọng lợi ích của quốc gia ven biển

Quyền tài phán giúp quốc gia ven biển kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lắp đặt các công trình, thiết bị, nghiên cứu khoa học, và bảo vệ môi trường trong các vùng biển thuộc quyền của mình Điều này đặc biệt quan trọng để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp, gây hại cho môi trường biển hoặc gây mất an ninh, tạo điều kiện cho việc kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động có thể ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển Chẳng hạn nếu một quốc gia hoặc tổ chức nước ngoài muốn thực hiện nghiên cứu khoa học hoặc xây dựng công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, họ phải xin phép quốc gia đó Nếu không có quyền tài phán, quốc gia ven biển không thể kiểm soát được các hoạt động này, có thể dẫn đến những hậu quả môi trường hoặc an ninh

Việc phân định các quyền này tạo ra sự cân bằng giữa quyền lợi kinh tế của quốc gia ven biển và quyền tự do biển cả của các quốc gia khác Cần kết hợp cả quyền chủ

Trang 4

quyền và quyền tài phán vì chúng là hai thành phần quan trọng của quyền kinh tế, giúp quốc gia ven biển vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của mình vừa đảm bảo an ninh và quản lý các hoạt động liên quan trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của mình

2 Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ - Exclusive Economic Zone) là khu vực biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, kéo dài không quá 200 hải lý từ đường cơ sở của quốc gia ven biển Trong EEZ, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các lĩnh vực kinh tế và khai thác tài nguyên

(Theo Công ước LHQ về Luật biển 1982:

Điều 55: “Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh

hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, ”

Điều 57: “Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải

lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.”)

Vùng đặc quyền kinh tế không đương nhiên thuộc về quốc gia, các quốc gia muốn

có vùng này phải tuyên bố xác lập nó; khác với thềm lục địa theo nguyên tắc đất thống trị biển, không cần tuyên bố Đây là vùng biển mới được đặt ra trong thực tiễn pháp lý quốc tế từ những năm 70 của TK XX tại Hội nghị về Luật biển quốc tế lần thứ III

Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý (khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó

ờ khoảng cách gần hơn) Nếu rìa ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, quốc gia ven biển có thể yêu cầu mở rộng ranh giới thềm lục địa, nhưng tối đa không quá 350 hải lý

(Theo Công ước LHQ về Luật biển 1982:

Điều 76 Khoản 1: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy

biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải

lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.”

Điều 76 Khoản 5: “Các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh

giới ngoài cùng của thềm lục địa được vạch theo đúng khoản 4, điểm a), điểm nhỏ i) và ii), nằm cách điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500m là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m, một khoảng cách không quá 100 hải lý.”)

Tóm lại, từ 2 khái niệm trên ta có thể nhận thấy vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng lớn hơn bao gồm cả cột nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển Còn thềm lục địa chỉ bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển

Trang 5

3 Quyền kinh tế của QG ven biển trong vùng ĐQKT ?

Các quốc gia ven biển có 2 quyền cơ bản trong vùng ĐQKT bao gồm quyền chủ quyền và quyền tài phán

- Quyền chủ quyền: Theo Điều 56 Khoản 1 điểm a Công ước 1982: Quốc gia

ven biển có các quyền liên quan đến việc thăm dò, khai thác, quản lý, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mặt nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế Theo các quy định cụ thể của Công ước 1982, quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về tài nguyên sinh vật được thực hiện thông qua các quyền sau:

+ Quyền ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận đối với tài nguyên sinh vật (khoản 1 Điều 61)

+ Thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật (khoản 2 Điều 61)

+ Xác định khả năng đánh bắt của mình để ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt (khoản 2 Điều 62)

+ Quyền cho phép các quốc gia không có biển và bất lợi về địa lý khai thác

cá dư trong vùng ĐQKT của mình (khoản 3 Điều 62 UNCLOS 1982) + Quyền quy định các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản (khoản 4 Điều 62 UNCLOS 1982)

Tài nguyên không sinh vật bao gồm tài nguyên không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển (vd: dầu mỏ, nước biển, ) Đối với các tài nguyên này thì quốc gia có thể tự mình khai thác, cho phép các quốc gia khác khai thác dưới sự kiểm soát của mình Tài nguyên không sinh vật thì Công ước không đưa một hạn chế nào đối với quốc gia ven biển

Như vậy, việc UNCLOS 1982 trao cho quốc gia ven biển các quyền trên trong vùng ĐQKT cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế góp phần biến quốc gia ven biển trở thành giải pháp dung hòa quan điểm và yêu sách “lãnh thổ hóa” vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Mỹ Latinh, Á Phi có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ trên biển với các quốc gia có nền hàng hải phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các quốc gia châu Âu muốn giữ lãnh hải rộng 3 hải lý trước khi ký kết UNCLOS 1982

- Quyền tài phán: Theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 56, Công ước năm

1982 quốc gia ven biển có các quyền tài phán:

(1) Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình: Quốc gia ven biển có đặc quyền đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế trên các phương diện xây dựng, cho phép xây dựng và quy định về việc xây dựng, khai thác, sử dụng Tính đặc quyền được thể hiện ở chỗ:

Trang 6

(i) Chỉ quốc gia ven biển mới được quyền xây dựng các đảo nhân tạo, các thiết

bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia khác muốn xây dựng, lắp đặt đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế phải xin phép và được sự cho phép của quốc gia ven biển;

(ii) Trong trường hợp cho phép quốc gia khác xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trong vùng biển của mình, quốc gia ven biển có toàn quyền đưa ra các quy định, luật lệ điều chỉnh việc xây dựng, khai thác, sử dụng những công trình, thiết bị này

VD: Đảo năng lượng nhân tạo Princess Elisabeth là một dự án tiên tiến tại Bỉ, đánh dấu sự đổi mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trên thế giới

(2) Nghiên cứu khoa học về biển: Quốc gia ven biển có toàn quyền cho phép nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình Nói cách khác, các quốc gia muốn nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế phải xin phép và được sự đồng ý của quốc gia ven biển Bên cạnh đó, quốc gia ven biển có quyền xây dựng và ban hành các quy định, luật lệ điều chỉnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp thích hợp

để xử lý trong trường hợp quốc gia khác vi phạm các quy định mà mình đã ban hành

VD: Việt Nam và Philippines là hai quốc gia đã cùng khởi xướng và tiến hành các chuyến Khảo sát Nghiên cứu khoa học biển và hải dương học chung ở Biển Đông với Philippines (JOMSRE-SCS) từ đầu những năm 1990.1

(3) Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển: Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định, luật lệ để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm đối với môi trường biển phát sinh từ đất liền (Đ207 UNCLOS 1982), từ hoạt động của tàu thuyền (Đ211 Khoản 5 UNCLOS 1982), từ các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình cũng như bất kì hoạt động nào liên quan đến đáy biển (Đ208 UNCLOS 1982), vùng lòng đất dưới đáy biển thuộc quyền chủ quyền của mình, ô nhiễm do nhận chìm (Đ210 UNCLOS 1982) Cùng với việc ban hành pháp luật để điều chỉnh, quốc gia ven biển có quyền thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo cho các luật lệ của mình được tuân thủ đầy đủ cũng như thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển Tàu thuyền nước ngoài khi có hành vi vi phạm hay gây thiệt hại trong lĩnh vực này đều thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển

(4) Các quyền và các nghĩa vụ khác do UNCLOS 1982 quy định

Công ước năm 1982 còn quy định, trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước Luật biển năm 1982 trù định, đều được hưởng một số quyền tự do cơ bản:

+ Quyền tự do hàng hải

+ Quyền tự do hàng không

1 “Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế về biển đảo”, https://baoquocte.vn/day-manh-hon-nua-hop-tac-quoc-te-vebien-dao-197415.html, truy cập ngày 22/9/2024

Trang 7

+ Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

+ Tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của công ước nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp ống dẫn ngầm

Trong khi thực hiện các quyền tài phán của mình, quốc gia ven biển phải tôn trọng các quyền tự do của các quốc gia khác và ngược lại Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển Đồng thời, khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật pháp quốc tế Đặc biệt, UNCLOS 1982 đã dành cho các quốc gia không có biển hoặc bất lợi

về địa lý quyền tham gia vào việc khai thác số cá dư trong các vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển cùng phân khu vực hoặc khu vực (khoản 2 Điều 70 UNCLOS 1982) Tuy nhiên, quyền này chỉ được thực hiện khi quốc gia ven biển không có khả năng khai thác hết sản lượng cá, và cho phép nước ngoài vào đánh bắt số cá thừa theo những điều kiện được các bên hữu quan thỏa thuận Như vậy, các quốc gia khác muốn vào khai thác số cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển thì phải đáp ứng được bốn điều kiện sau (Điều 62, 69, 70 UNCLOS 1982):

(i) Quốc gia đó là quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý; (ii) Quốc gia đó phải có vị trí địa lý trong cùng phân khu vực hoặc

khu vực với quốc gia ven biển;

(iii) Quốc gia ven biển không có khả năng đánh bắt hết sản lượng cá

có thể đánh bắt (có cá dư);

(iv) Được quốc gia ven biển chấp nhận thông qua việc ký kết điều

ước quốc tế hoặc các thỏa thuận khác

Mặc dù vậy, quốc gia ven biển vẫn có quyền không chia sẻ và có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức Khi đồng ý cho các quốc gia khác vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, quốc gia ven biển tính đến tất cả các yếu tố thích đáng như: tầm quan trọng của các tài nguyên sinh vật thuộc khu vực đối với nền kinh tế và các lợi ích quốc gia khác của nước mình; khả năng tham gia của các quốc gia không có biển và các quốc gia bất lợi về địa lý: sự cần thiết phải giảm bớt đến mức tối thiểu những rối loạn kinh tế trong các quốc gia nào có những công dân thường đánh bắt hải sản ở trong khu vực hoặc đã

có đóng góp nhiều vào công tác tìm kiếm và thống kê các đàn, loài cá (Điều 62, 63 - 70 UNCLOS 1982) Phù hợp với UNCLOS 1982, quốc gia ven biển có quyền đề ra trong các luật và quy định được cụ thể hóa tại Điều 62 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các quốc gia phát triển không có biển chỉ có quyền tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật theo Điều 69, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với

Trang 8

cộng đồng những người đánh bắt cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành việc đánh bắt trong vùng Điều đó có nghĩa rằng các quốc gia phát triển không có biển hoặc bất lợi về địa lý sẽ không được quyền vào đánh bắt cá

dư trong các vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia đang hoặc kém phát triển Bởi lẽ, thực chất quyền đánh bắt cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển được quy định trong UNCLOS 1982 là sự thỏa hiệp của các quốc gia này với các quốc gia không có biến hoặc bất lợi về địa lý, những quốc gia đang hoặc kém phát triển Mặt khác, nhằm bảo đảm cho các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế có điều kiện ổn định và phát triển kinh tế của mình, Điều 71 của UNCLOS 1982 quy định: “Các điều 69, 70 không áp dụng đối với các quốc gia ven biển có nền kinh tế lệ thuộc rất nặng nề vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế của mình” Nhằm dự trù trong tương lai các quốc gia sẽ có các hoạt động sử dụng vùng đặc quyền kinh tế mới nhưng chưa được quy định trong UNCLOS 1982 và để giúp các quốc gia phân chia thẩm quyền trong vùng đặc quyền kinh tế, Điều 59 UNCLOS 1982 đã quy định: “Trong trường hợp Công ước này không phân chia quyền hay quyền tài phán cho quốc gia ven biển hay quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế, và có xung đột phát sinh giữa lợi ích của quốc gia ven biển và bất kỳ quốc gia khác nào, xung đột này nên được giải quyết trên cơ sở công bằng và phù hợp với tất cả các hoàn cảnh hữu quan, xem xét đến tầm quan trọng tương ứng của các lợi ích liên quan đối với các quốc gia cung như đối với toàn thể cộng đồng quốc tế Việc xác định quốc gia nào có thẩm quyền đối với một hoạt động mới trên vùng đặc quyền kinh

tế đòi hỏi xác định lợi ích của các bên và sau đó tiến hành đánh giá tất cả các yếu tố liên quan trên cơ sở công bằng Do vậy, Điều 59 UNCLOS 1982 đã gợi ý rằng, các thẩm quyền đối với các hoạt động mới sẽ được giải quyết trên cơ sở từng vụ việc cụ thể

Căn cứ theo Điều 220 UNCLOS 1982, quốc gia có cảng có thể khởi tố về bất kỳ

vi phạm nào đối với các luật và quy định mà mình đã thông qua theo đúng UNCLOS

1982 hay theo đúng các quy tắc và quy phạm quốc tế có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, nếu vụ vi phạm đã xảy ra trong lãnh hải hay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình Khi một quốc gia có lý do xác đáng cho rằng một con tàu đi trong vùng đặc quyền kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã vi phạm các quy tắc, quy phạm quốc tế đó, quốc gia này có thể yêu cầu con tàu cung cấp các thông tin liên quan đến lý lịch, cảng đăng ký của tàu, cảng cuối cùng, cảng sắp ghé vào của tàu cũng như các thông tin thích hợp cần thiết khác để xác định có phải một vụ vi phạm đã xảy ra hay không Khi một quốc gia có lý do xác đáng cho rằng một chiếc tàu

đi trong đặc quyền kinh tế hay đi trong lãnh hải của mình đã gây ra một vụ vi phạm trong vùng đặc quyền kinh tế đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đó nghiêm trọng vào môi trường biển, đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra ở môi trường biển này một vụ ô nhiễm đáng kể, quốc gia đó có thể tiến hành kiểm tra cụ thể con tàu để xác minh xem có vi phạm hay không Nếu thuyền trường từ chối cung cấp thông tin, hay nếu những thông tin được cung cấp mâu thuẫn rõ ràng với sự thật, quốc gia ven biển có thể tiến hành khởi

tố, nhất là ra lệnh giữ con tàu lại theo đúng luật của quốc gia mình Ngoài ra, UNCLOS

1982 cũng quy định, khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, quốc gia phải tính đến các quyền, nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với UNCLOS

1982 Đặc biệt, đối với hoạt động thi hành pháp luật của quốc gia ven biển trong vùng

Trang 9

đặc quyền kinh tế UNCLOS 1982 quy định, trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ, khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật cũng như quy định mà mình đã ban hành theo đúng UNCLOS 1982 Tuy nhiên, khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho thủy thủ đoàn của chiếc tàu này Trong đó, các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó (Điều 73 UNCLOS 1982) Các quy định nói trên thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của UNCLOS 1982 trong việc ràng buộc quốc gia thành viên phải tuân thủ khi xử lý tàu cá và ngư dân nước ngoài vi phạm các luật và quy định về đánh bắt cả trong vùng đặc quyền kinh tế của mình

Theo UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng: các đảo nhân tạo; các thiết bị và công trình dùng cho các mục đích được trù định ở Điều

56 hoặc các mục đích kinh tế khác; các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền của quốc gia ven bien trong vùng Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả

về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư Mặt khác, quốc

gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc các công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý Trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó (Điều 60 Khoản 1,

2, 4 UNCLOS 1982)

Ngoài ra, theo Điều 58 Khoản 1 UNCLOS 1982, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, được hưởng một số quyền nhất định ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm (nêu ở Điều 87), cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế Đồng thời việc tự do này phải phù hợp với các quy định khác của Công ước

4 Quyền kinh tế của các quốc gia ven biển trong thềm lục địa

- Quyền chủ quyền:

CSPL: Khoản 1 Điều 77 Công ước 1982

Trong vùng thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên không sinh vật khác của đáy biển

và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các sinh vật thuộc loại định cư - Khoản 4 Điều 77 UNCLOS 1982)

Trang 10

1 Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa

về mặt thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình: Nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động trên, nếu không có sự thỏa thuận

rõ ràng của quốc gia đó Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào

2 Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia đó: Nghĩa là những sinh vật ở thời kỳ nào, ở thời kỳ có thể đánh bắt được hoặc nằm bất động ở đáy hoặc lòng đất dưới đáy, hoặc là không có khả năng

di chuyển nếu không có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy biển

3 Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào…

- Quyền tài phán:

Một là, quyền tiến hành đặt và cho phép đặt các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình thềm lục địa (Điều 80 UNCLOS 1982)

Hai là, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển: Quốc gia ven biển có quyền giám sát và kiểm soát hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến thềm lục địa của mình, nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế và môi trường

Ba là, quyền tài phán về khoan ở thềm lục địa (Điều 81 UNCLOS 1982)

Bốn là, quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ và giữ gìn môi trường biển: Giống như trong EEZ, quốc gia ven biển có nghĩa vụ bảo vệ môi trường thềm lục địa khỏi các hoạt động gây ô nhiễm (Điều 77 UNCLOS 1982 - Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền => Hoàn toàn có quyền tài phán trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.)

Nhìn chung, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền rất rộng trong cả EEZ và thềm lục địa, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhưng các quyền này cũng đi kèm với trách nhiệm quản lý bền vững và bảo vệ môi trường biển

5 So sánh quyền kinh tế của quốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

• Giống nhau:

Đối với những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển, chỉ có quốc gia đó mới có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên Mọi hành động thăm dò và khai thác của quốc gia khác mà không được sự đồng ý và thỏa thuận của quốc gia ven biển là xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước đó

• Khác nhau:

Ngày đăng: 09/10/2024, 14:06

w