1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch “chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước việt nam thời kỳ Đổi mới liên hệ thực tiễn tại tỉnh bình dương”

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Liên hệ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận Dân tộc và Quan hệ Dân tộc ở Việt Nam
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Xét về mục tiêu, chính sách dân tộc của Đảng nhằm khai thác mọitiềm năng đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước khắcphục khoảng cách chênh lệch, xoá đói giảm nghèo,

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HỆ TẬP TRUNG CCLLCTA146.21 (A146 KHÓA 2020 - 2021)

TÊN MÔN HỌC:

LÝ LUẬN DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC

Ở VIỆT NAM

TÊN BÀI THU HOẠCH:

“CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI LIÊN HỆ THỰC TIỄN

TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG”

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG Bằng số Bằng chữ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

PHẦN II: NỘI DUNG 3

2.1 Chủ trương về chính sách dân tộc của đảng và nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới 3

2.2 Thành tựu quan trọng trong thực thi chính sách dân tộc tại Việt Nam 5

2.3 Những khó khăn, thách thức trong chính sách dân tộc cần vưDt qua 8

PHẦN III: KẾT LUẬN 14 Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổimới, chính sách dân tộc của Đảng ta vừa bảo đảm tính nhất quán, vừa đổi mớitrước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đềdân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai Từ Đại hội IV đến Đại hội XIIIcủa Đảng, chính sách dân tộc đưDc Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trícủa vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bảntrong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trongnhững điều kiện cụ thể

Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vềchính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoànkết, tương trD nhau cùng phát triển” Điều này, một mặt, thể hiện trách nhiệmcủa Đảng và Nhà nươc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; mặt khác, cho thấyviệc giải quyết vấn đề dân tộc đang là sự đòi hỏi cấp thiết cần phải có những chỉđạo kịp thời Xét về mục tiêu, chính sách dân tộc của Đảng nhằm khai thác mọitiềm năng đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước khắcphục khoảng cách chênh lệch, xoá đói giảm nghèo, thực hiện “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Trong thời gian qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xãhội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi đi vào cuộc sống, diện mạokinh tế các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc từng bước pháttriển Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nảy sinh nhiều thách thức,đòi hỏi cần phải đưDc điều chỉnh, thay đổi cho phù hDp với tình hình mới Cácthế lực thù địch, cơ hội luôn lDi dụng vấn đề về dân tộc để chống phá cách mạngViệt Nam, do đó việc nắm vững và thực hiện tốt các chính sách về dân tộc là yêucầu đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương

Từ thực tế địa phương, em đã chọn đề tài “Chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới Liên hệ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương” làm bài thu hoạch cho môn Lý luận Dân tộc và quan hệ Dân tộc ở Việt

Nam Song do khả năng nhận thức, hiểu biết của em còn hạn chế Rất mongnhận đưDc sự góp ý của giảng viên để giúp em có nhận thức đầy đủ hơn về vấn

đề nghiên cứu, phục vụ tốt cho quá trình công tác

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam

1.1 Các khái niệm:

Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử nhânloại Cho đến hiện nay, quan điểm của các nhà khoa học về vấn đề này vẫn cònchưa thống nhất Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà khoa học đều cho rằng, dân tộcđưDc hiểu theo hai nghĩa: Dân tộc với nghĩa quốc gia và dân tộc với nghĩa tộcngười

Dân tộc với nghĩa quốc gia: “Dân tộc là một cộng đồng người ổn định,hình thành trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, vềsinh hoạt kinh tế và về tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa

Dân tộc với nghĩa tộc người: Dân tộc - tộc người là cộng đồng hìnhthành lâu dài trong lịch sử, mang tính tộc người (ví dụ, dân tộc Tày, Thái,Mường, Ba Na ); có thể là bộ phận đa số hay thiểu số của một dân tộc, hoặcsinh sống ở một hay nhiều quốc gia - dân tộc khác nhau, có chung ngôn ngữ, giátrị văn hóa và ý thức tự giác tộc người

Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam là một bộ phận quan hệ hữu

cơ với công tác dân tộc, đưDc quy định bởi quan điểm về vấn đề dân tộc, xử lývấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc Hiện nay, khái niệmchính sách dân tộc đưDc luận giải phong phú:

Dưới góc độ chính trị - xã hội, chính sách dân tộc là tổng hDp nhữngquan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đưDc đề ra tác độngtrực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc Chính sách dân tộc mang bản chấtgiai cấp của Nhà nước trong phạm vi đối nội và đối ngoại

Dưới góc độ quản lý nhà nước, chính sách dân tộc là hệ thống nhữngquyết sách của Đảng, Nhà nước đưDc thực thi thông qua bộ máy hành pháp đểquản lý và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với các dân tộc vàvùng đồng bào dân tộc nhằm thiết lập sự bình đẳng và hòa nhập phát triển, củng

cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Chính sách dân tộc cũng là chính sách phát triển nhằm thiết lập nênnhững thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc và vùng dântộc, hướng tới đạt mục tiêu cao nhất là sự bình đẳng về mọi mặt, đặc biệt về mặtchính trị, kinh tế và văn hóa giữa các vùng và các dân tộc ờ Việt Nam

Trang 5

1.2 Thực hiện chính sách dân tộc:

Thực hiện chính sách dân tộc là việc đưa pháp luật, chính sách vào cuộcsống, trên cơ sở cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, từ khâu hướngdẫn, thông tin, phân công trách nhiệm, chuẩn bị các điều kiện nguồn lực tàichính, nhân lực cần thiết bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ yêu cầu quyđịnh trong chính sách Trước khi triển khai phạm vi rộng, đối với một số chínhsách có thể làm thí điểm Do đặc điểm tự nhiên và dân cư, tổ chức thực hiệnchính sách ở vùng dân tộc, miền núi có nhiều điểm khác biệt với khu vực nôngthôn đồng bằng; những yếu tố về thời gian, môi trường sống và phong tục, tậpquán củng không giống nhau nên cách thức thông tin chính sách, nguồn lực cầnđưDc chú ý Các khu vực dân cư khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau,cần đưDc cụ thể hóa trong những kế hoạch đầy đủ, phù hDp

Trong thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một nội dung quanIrọng nhằm xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của chính sách, so sánh, đốichiếu với những mục tiêu đặt ra, là cơ sở để xem xét chính sách có phù hDp haykhông, cần điều chỉnh hay bãi bỏ Đánh giá chính sách đời hỏi phải thực hiện ởtắt cả các khâu, giai đoạn, theo sát tiến trình vận động của chính sách Đây làmột quá trình liên tục, tươmg thích với sự vận động của chu trình chính sách.Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ là hai hoạt động có tính bắt buộc nhằm tăng hiệuquả giám sát hoạt động chính sách cũng như để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.Thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bàodân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quốc gia, không thểtách rời với sự phát triển chung của đất nước, nhằm bảo đảm lDi ích quốc gia cả

về khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội

1.3 Căn cứ, nguyên tắc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới

1.3.1 Căn cứ xây dựng chính sách dân tộc:

Ở Việt Nam, chính sách dân tộc là một bộ phận cấu thành thể chế chínhsách nhà nước, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, đồngthời phải bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính phù hDp Do vậy, việc xây dựngchính sách dân tộc phải bảo đảm trên cơ sở các định hướng:

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc Trong từng giai đoạn cáchmạng, vấn đề dân tộc đưDc nhận thức và giải quyết theo các quan điểm cụ thể,

Trang 6

phù hDp với tình hình thực tiễn đặt ra Trong Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã khẳng định: “Thựchiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trD giữa các dân tộc, tạo mọi điềukiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mậtthiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Tôn trọng lDiích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc.Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc”.Qua các kỳ đại hội, Đả ng luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trongđường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữacộng đồng các dân tộc, phát triển toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội, đảmbảo các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặtcủa đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luậtquốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: Đoàn kết các dân tộc có vịtrí chiến lưDc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta Tiếp tục hoàn thiện các cơchế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyếthài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõrệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểusố.

1.3.2 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc

Bình đẳng giữa các dân tộc: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ítngười, đều có tư cách chính trị - xã hội - pháp lý như nhau trong các quan hệ tộcngười, trong quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất nước Như vậy, nội dung củabình đẳng dân tộc, với tư cách là quyền, phải đưDc thể hiện trong mọi lĩnh vực:chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội

Đoàn kết giữa các dân tộc là sự đoàn kết trong nội bộ của từng dân tộcthiểu số; giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số; giữa các dân tộc ở Việt Nam vớicác dân tộc trên thế giới vì hòa bình và tiến bộ xã hội Đoàn kết dân tộc là chiếnlưDc của cách mạng Việt Nam Vì vậy, cần hạn chế những tác động làm tổn hạiđến sự đoàn kết như: các biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộchẹp hòi, tự ti mặc cảm dân tộc, cục bộ bản vị, vị kỷ dân tộc, dân tộc cực đoan Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc là phương châm, nguyên tắcquan trọng trong xử lý mối quan hệ giữa các dân tộc với nhau, mối quan hệ giữanhà nước với các dân tộc Đó không đơn thuần là các quan hệ về kinh tế, văn

Trang 7

hóa, xã hội mà biểu hiện cao nhất là quan hệ về chính trị Ngoài thực hiện cácquyền bình đẳng chung thì giải quyết vấn đề lDi ích trên mọi mặt của đời sống xãhội, giải quyết những vướng mắc trong tâm lý của các cộng đồng dân tộc, cácnhóm dân tộc cần đưDc chú trọng.

Giúp nhau cùng phát triển là tư tưởng, quan điểm mới đưDc Đại hội lầnthứ XI của Đảng đưa vào nguyên tắc chính sách dân tộc Đây là quan điểm pháttriển biện chứng của việc gắn chính sách dân tộc với xu thế tiến bộ chung của đấtnước tiến lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hDp với đường lốiđổi mới của Đảng và Nhà nuớc

Có thể thấy rõ rằng, trong giai đoạn đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luônnhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xâydựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn diện

về kinh tế - chính trị - xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồngbào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộitrên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùngđồng bào dân tộc thiểu số

2 Nội dung chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới

Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộctrong từng thời kỳ cũng như trong toàn bộ tiến trình đổi mới đều thể hiện sựtrung thành, nhất quán với chủ nghĩa Mác - Lênin, có kế thừa, phát huy sáng tạobằng tinh thần và tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn phù hDp với hoàn cảnh, điều kiệnthực tiễn của Việt Nam, đồng thời mang tính toàn diện, sâu sắc và cụ thể Nộidung chính sách dân tộc đưDc thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể sau:

Về chính trị: Tập trung vào các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí,

tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và cán bộ côngtác trong hệ thống chính trị tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi;trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu

số, cần thể hiện đầy đủ các chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹpgắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùnglàm chủ tập thể Tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc sẽ còn tồn tại lâu dài và là mộtlĩnh vực nhạy cảm Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thậntrọng đối với những gì liên quan đến lDi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộccủa mỗi người Chống thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và

Trang 8

những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi cần có quy định vận dụng nguyêntắc tập trung dân chủ phù hDp trong Hội đồng nhân dân ở những địa phương cónhiều dân tộc khác nhau để Hội đồng nhân dân thật sự là cơ quan quyền lực củadân, đồng thời đảm bảo đoàn kết dân tộc.

Về phát triển kinh tế: Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng

dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạtầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từngvùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái Áp dụng chính sách ưuđãi về thuế, tín dụng, chuyển giao kỹ thuật, sử dụng đất đai Khuyến khích hìnhthành những tụ điểm kinh tế có tiềm năng thúc đẩy kinh tế hàng hóa, chuyểndịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển công nghiệp chế biến,đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, mở mang dịch vụ Có chính sách ưu đãi đặc biệtthu hút đầu tư vào vùng sâu, vùng xa Áp dụng cách quản lý đặc thù về đầu tưđối với miền núi trong từng khu vực cụ thể

Về văn hóa - xã hội, y tế: Tập trung ưu tiên đầu tư cho các vùng khó

khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm chênh lệch vềphát triển giáo dục giữa các vùng, miền Thực hiện chương trình phổ cập giáodục trung học cơ sở và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lưDng

và hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trúcác cấp; đẩy mạnh việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập; mở rộng việc dạychữ dân tộc Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạynghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú;tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộcvào học tại các trường đại học và cao đẳng Thực hiện chính sách ưu tiên trongđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số Cải thiện dịch vụchăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xãnghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nâng cao hiệu quả sửdụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộnghèo Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng,phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộcthiểu số

Về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở: Tăng cường củng cố, xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở vững mạnh Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướngdẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc đối với

Trang 9

việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cưvùng dân tộc và miền núi.

Về công tác cán bộ: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộcthiểu số Trong những năm trước mắt, cần tăng cường lực lưDng cán bộ có nănglực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc thiểu số Coi trọng việc bồidưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cán

bộ bổ sung cho cơ sở Nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm vàcác cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi, nhất

là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao Có chính sách ưu tiênđào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực cán bộ, nhất

là cán bộ lãnh đạo ở các cấp chính quyền, cán bộ quản lý kinh tế Đề xuất chínhsách đặc thù, thống nhất trong cả nước nhằm sử dụng hiệu quả số học sinh là con

em đồng bào dân tộc thiểu số đã đưDc đào tạo

Về an ninh, quốc phòng: Đầu tư nguồn lực xây dựng thế trận quốc phòngtoàn dân, thế trận an ninh nhân dân nhằm giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổnđịnh chính trị

3 Thành tựu và hạn chế trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới

3.1 Thành tựu trong xây dựng chính sách dân tộc

Trên cơ sở nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hànhnhiều văn bản luật, nghị định, nghị quyết, quyết định có nội dung liên quan đếnchính sách dân tộc Các nhóm chính sách lớn: nhóm chính sách về hoạt độngkinh tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn; nhóm chính sách về quản lý vàphát triển nguồn nhân lực; nhóm chính sách về văn hóa, xã hội; các chính sáchđặc thù nhằm hổ trD phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người Có thểthấy, hầu hết khía cạnh của đời sống đã đưDc hệ thống chính sách đề cập, điềuchỉnh nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý mang tính nền tảng cho các hoạt động kinh

tế - xã hội cũng như thúc đẩy trD giúp cho các vùng, các đối tưDng ưu tiên trongphát triển, đặc biệt là vùng núi cao, biên giới và vùng dân tộc thiểu số Điều nàythể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với sự nghiệp phát triểnđất nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng Nội dung các chính sáchđưDc ban hành có tính khả thi, phù hDp với yêu cầu thực tiễn qua từng giai đoạnphát triển

Trang 10

Các chính sách đưDc ban hành đều gắn với các giải pháp tổ chức thựchiện, các giải pháp huy động sự tham gia của người dân và các nguồn lực.Nguồn từ ngân sách nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, đầu tư lớn, có tầm quantrọng chiến lưDc phục vụ cho vùng dân tộc thiểu số và cả cộng đồng Chính sách

đã tạo lập đưDc cơ chế khuyến khích, huy động sức mạnh, các nguồn lực to lớn(ngoài ngân sách) của trong nước, ngoài nước và các tổ chức quốc tế tham giađầu tư, hỗ trD, giúp đỡ các dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số trên tất cảcác lĩnh vực

Quá trình tổ chức xây dựng chính sách ngày cảng đưDc cải tiến, khoa họchơn Trong tổ chức thực hiện các chính sách, các bộ, ngành, địa phương đã cónhiều đổi mới trong kết hDp, phối hDp nắm tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn và tổchức đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

3.2 Thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc

Thành tựu lớn nhất trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhànưức đến nay là: Tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôngiáo, giới đều bình đẳng về chính trị, bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống

và bình đẳng trước pháp luật Đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng đưDc củng

cố, tăng cường Các dân tộc tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển,cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Nhà nước quan tâm và có chính sách ưu tiên đầu tư đối với các vùng dântộc thiểu số, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như:phát triển hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lDi, nuớc sinh hoạt, các côngtrình trường học, trạm y tế Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng đân tộc thiểu số,miền núi đã có sự chuyển biến rõ rệt; đây là những tiền đề, điều kiện quan trọngcho phát triển toàn diện, bền vững ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Sản xuất ở hầu hết các địa bàn vùng dân tộc đều phát triển, nhất là tronglĩnh vực nông nghiệp Đồng bào đã thay đổi phương thức canh tác truyền thống,

áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới có chất lưDng năng suất cao Cáchuyện, xã đều có điển hình sản xuất giỏi; một số vùng đã có sản xuất hàng hóavới các sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su (ở các tinh Tây N guyên),lúa gạo (Điện Biên), chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ), cây ăn quả (BắcGiang) Việc làm và thu nhập của người dân tăng lên Tỷ lệ hộ nghèo các vùnggiảm rõ rệt, đặc biệt ở những huyện nghèo trong Chương trình 30a (với 3

Trang 11

-4%/năm) Đời sống, vật chất, tinh thần, chất lưDng cuộc sống của đồng bào từngbước đưDc cải thiện đáng kể.

Công tác giáo dục, đào tạo nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho các dântộc thiểu số đã đạt đưDc những kết quả đáng khích lệ Cơ bản xóa đưDc tìnhtrạng mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sởtrong độ tuổi Chẳng hạn: Về học bổng, học sinh trường phổ thông dân tộc nộitrú, trường dự bị đại học đưDc hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối thiểuchung/học sinh/tháng và đưDc hưởng 12 tháng/năm theo Quyết định số 82 vàQuyết định số 152 của Thủ tướng Chính phủ Trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi đi học tạicác cơ sở giáo dục mầm non thuộc các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đưDc hô trơ 10% mức lương cơsở/trẻ/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường

Văn hóa các dân tộc tiếp tục đưDc giữ gìn và phát huy Thiết chế văn hóa

cơ sở nhiều nơi đưDc cùng cố gắn với phong trào xây dựng nếp sống văn hóamới Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số đưDc nâng lên Mạnglưới thông tin, phát thanh, truyền hình phủ rộng khắp, giúp người dân tiếp cậnđưDc nhiều hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, đời sống chính trị, xã hội của đất nước, tiến bộ khoa học - kỹ thuật gópphần quan trọng mở mang dân trí Các giá trị văn hóa dân tộc đưDc bảo tồn, pháthuy góp phần làm phong phú, sống động hơn văn hóa Việt Nam Nhiều di sảnvăn hóa của đồng bào các dân tộc đưDc Tổ chức Văn hóa Liên hDp quốc(UNESCO) công nhận (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn catài tử Nam bộ, ) và một số di sản đưDc công nhận là di sản quốc gia (Sử thi ĐamSan - Tây Nguyên, Hát then - dân tộc Tày, Nùng), và trong năm 2021 nghệthuật xòe Thái đưDc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhânloại

Công tác y tế có bước cải thiện đáng kể Mạng lưới y tế ở vùng dân tộcphát triển Đến nay, nhiều xã đã đạt chuẩn về y tế, có bác sĩ Công tác chăm sócsức khỏe ban đầu đưDc nâng lên, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đưDc thực hiệnđều khắp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đưDc kiểm soát và đẩy lùi như bệnh sốtrét, bạch hầu, uốn ván Đồng bào nghèo đưDc khám, chữa bệnh miễn phí vàhưỡng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định Đời sống mọi mặt của đồng bàocác dân tộc không ngừng đưDc cải thiện đã góp phần nâng cao chất lưDng dân số

và kiểm soát ban đầu tỷ lệ sinh tăng tự nhiên

Trang 12

Hệ thống chính trị vùng dân tộc không ngừng đưDc xây dựng, củng cố,đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, phát triển kinh, tế - xã hội ở địa phương Đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức vùng dân tộc và là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từngbước đưDc nâng lên, nhất là cấp cơ sở, cả về số lưDng và chất lưDng.

3.3 Hạn chế trong xây dựng và thực hiện chính sách

dân tộc thời kỳ đổi mới:

So sánh với những nội dung đã đưDc quy định trong các văn kiện, nghịquyết của Đảng, nhiều vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số nhưng chưa đưDcthể hiện hoặc thể hiện một cách chưa đầy đủ trong các văn bản luật, pháp lệnh,nghị quyết, nhất là trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, quy hoạch, đào tạo, sửdụng cán bộ, trí thức dân tộc thiểu số để đưa chính sách vào cuộc sống Trongkhi đó, có nhiều nội dung đã đưDc quy định trong văn bản luật, nhưng chưa đưDcChính phủ cụ thể hóa thành văn bản dưới luật để tổ chức thực hiện

Các nội dung đưDc thể chế hóa trong các văn bản luật liên quan đến dântộc và công tác dân tộc còn mang tính định hướng chung chung nên khó cụ thểhóa hướng dẫn thực hiện, về đối tưDng chính sách, phần lớn quy định cho vùng(vùng dân tộc, miền núi; vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn ) nên chính sáchmang tính chất cho vùng nhiều hơn là cho đối tưDng dân tộc thiều số, do đótrong thực hiện cũng nảy sinh một số bất cập trong thực hiện

Chính sách cụ thể ban hành còn thiếu tính hệ thống, đồng bộ và khả thigiữa mục tiêu đặt ra, thời gian thực hiện, định mức hỗ trD và nguồn lực đảm bảo.Một số chính sách còn mang tính điều chỉnh chung quốc gia chưa phù hDp vớiđặc điểm vùng, đặc điểm dân tộc (như đầu tư xây dựng cơ bản, chương trìnhnông thôn mới ), thiếu sự tham gia của cộng đồng; chưa tính đến khả năng duytrì hiệu quả của chính sách sau khi kết thúc cũng như đảm bảo đưDc tính côngbằng, bình đẳng đối với mọi đối tưDng trên cùng một địa bàn

Nhiều vấn đề mới đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcnhưng chậm đưDc xây dựng và ban hành chính sách như: chính sách đặc thù đầu

tư vùng dân tộc; định hướng tổ chức quy hoạch, chuyển giao kỹ thuật - côngnghệ cho người dân gắn với thiết lập thị trường và mạng lưới chế biến tiêu thụsản phẩm để thúc đẩy sản xuất hàng hóa; chính sách đặc thù giáo dục-đào tạonhằm nâng cao chất lưDng nguồn nhân lực vùng dân tộc, đào tạo cán bộ và tríthức dân tộc

Ngày đăng: 04/10/2024, 19:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w