SVTH : HUỲNH NGUYỄN ANH KIỆT KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CHẾ TẠO HỆ THỐNG CHỐNG CHẬP MẠCH VÀ CHÁY NỔ XE GẮN MÁY... Nhóm nghiên cứu chúng em đã tiến hành thực hiện đồ
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Thực trạng, nguyên nhân gây cháy xe máy ở việt nam
2.1.1 Nghiên cứu tổng quát về các loại xe máy phổ biến ở Việt Nam
Theo thống kê, trên thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ tư về thị trường xe máy với khoảng 70 triệu người đăng ký, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia Có tới 2.500 xe máy hoạt động tại các đô thị lớn như Hà Nội
Hình 2.1 Đồ thị số lượng xe máy bán ra ở Việt Nam qua các năm
Hằng năm, xe máy được bán ra khoảng 3 triệu chiếc Đến nay, năm hãng sản xuất nổi tiếng chiếm hơn 96% thị phần xe máy của Việt Nam là: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM Với tổng công suất lên đến hơn 2,5 triệu chiếc xe máy được sản xuất hàng năm, Honda đứng đầu nhóm này
Hình 2.2 Đồ thị Các hãng xe được ưa chuộng tại Việt Nam
Xe máy đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển của người dân, tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể về số lượng xe máy cũng mang theo nhiều vấn đề đáng lo ngại Theo thống kê, 85% dân số Việt Nam sử dụng xe máy hàng ngày để đi lại và kiếm sống, mặc dù có những nguy cơ về tai nạn giao thông và tắc đường
2.1.2 Hiện tượng xe máy tự cháy và nguyên nhân gây cháy xe cháy
2.1.2.1 Hiện tượng xe máy tự cháy
Hiện tượng xe máy tự cháy là hiện tượng xe máy đột nhiên bốc cháy hoặc bốc cháy do tai nạn giao thông khi đang hoạt động bình thường, đang đỗ ở trạng thái tắt máy Hiện tượng này có thể xảy ra bất kì lúc nào, bất cứ địa điểm, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người và tài sản
Hình 2.3 Xe máy tự bốc cháy
Hai yếu tố chính để tạo thành đám cháy bất kỳ, bao gồm cả cháy xe máy, phụ thuộc vào: chất dẫn cháy và nguồn gây cháy Trong trường hợp này thì xăng là chất dẫn cháy có khả năng phát sinh hỏa hoạn Tia lửa điện, lửa, nhiệt độ cao là tác nhân gây cháy Ngoài ra, các phần khác của xe máy, chẳng hạn như vỏ nhựa, cao su, dây điện và mút, cũng có thể dễ cháy
Tia lửa điện phát ra do hở đường dây điện và nhiệt độ cao phát ra trong quá trình xe hoạt động cũng là nguồn bắt đầu cho sự cháy nổ diễn ra
2.1.2.2 Nguyên nhân a Xe máy đột ngột bốc cháy do chập điện
Các vấn đề chập điện nói chung và chập điện từ ắc quy xe máy nói riêng có thể xảy ra do nhiều yếu tố Ví dụ, nắp đậy ắc qui bị hỏng làm bình ắc quy bị nước mưa làm hỏng, làm bẩn các đầu giắc và hệ thống điện, gây cản trở cho hoạt động của các linh kiện Ngoài ra, chuột có thể cắn vào ắc quy và dây dẫn điện, gây cháy Hiện tượng cháy cũng có thể bắt nguồn từ các bộ phận khác như cháy IC hoặc cầu chì ngắt điện bị cháy
Khi ắc quy bị phóng điện từ cực dương (+) sang cực âm (-) hoặc chập điện, hiện tượng đoản mạch xảy ra, làm cho hoá chất trong ắc quy nóng lên nhanh chóng Điều này có thể gây nổ ắc quy và gây nguy hiểm cho các bộ phận xung quanh như dây dẫn điện và nhựa Nếu không được phát hiện kịp thời, hiện tượng cháy có thể lan rộng sang các bộ phận khác của xe, đặc biệt là bình xăng
Trong thời tiết khô hanh, các vật liệu phi kim trên xe máy có thể tĩnh điện và phóng ra tia lửa điện, gây cháy Ngoài ra, các chuyên gia cũng đã đưa ra một số yếu tố khác có thể dẫn đến hiện tượng cháy xe máy, chẳng hạn như đường điện bị quá tải dẫn đến chập cháy và nóng chảy của cầu chì, khiến cháy lan sang các bộ phận khác b Xe máy đột ngột cháy do rò rỉ xăng
Hình 2.4 Hệ thống nhiên liệu bị hở
Rò rỉ xăng là một nguyên nhân chính dẫn đến cháy xe máy Khi xăng bị rò rỉ vào môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong thời tiết nắng hạn, có nguy cơ cháy nổ cực kỳ cao Có một số yếu tố thường gây ra rò rỉ xăng, bao gồm xăng tràn ra buồng đốt từ bộ phận van kim của chế hòa khí và các chất lạ làm thủng bình xăng Để tránh cháy xe máy do rò rỉ xăng, người dùng nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các bộ phận liên quan đến hệ thống nhiên liệu và đảm bảo không có rò rỉ xăng xảy ra c Xe máy đột ngột cháy do chất lượng nhiên liệu kém
Xăng đổ vào xe kém chất lượng là một yếu tố khác dẫn đến việc xe máy bị cháy nổ đột ngột Đổ xăng không đủ chất lượng có thể làm cho hệ thống ống dẫn nhiên liệu bị phá hủy hoặc làm áp suất hơi trong bình tăng, dẫn đến rò rỉ xăng, khi gặp một nguồn nhiệt đủ nóng sẽ gây cháy
Sử dụng xăng không phù hợp với động cơ cũng có thể gây ra hiện tượng nóng cục bộ và làm cháy xe máy d Xe máy đột ngột cháy do bị quá nhiệt
Việc người dùng xe không thay nhớt cho xe trong một khoảng thời gian dài, khiến dầu nhớt trong xe khô và làm nóng động cơ cũng là nguyên nhân cháy xe
Khi động cơ xe bị quá nhiệt, chúng sẽ dễ cháy hơn khi tiếp xúc với các chất dễ cháy đặc biệt là xăng dầu
7 e Xe máy bị cháy do bị hở đường dẫn nhiên liệu Đây được coi là một trong những nguyên nhân có nguy cơ cao gây ra cháy nổ Hệ thống đường ống phức tạp đi qua nhiều điểm nối để đưa nhiên liệu từ bình chứa đến buồng đốt
Sau khi được sử dụng trong một thời gian dài, các đường dẫn nhiên liệu đã rạn nứt và làm hở các đầu nối giữa các điểm tiếp xúc với nhau Khi tia lửa điện phát ra, nhiên liệu theo khe hở chảy ra ngoài, làm bốc cháy xe máy f Do chuột cắn dây
Hình 2.5 Chuột chui vào xe
Tổng quan về mô hình
2.2.1 Tổng quan về xe máy Yamaha Classico
Hệ thống khởi động và hệ thống sạc là hai hệ thống chính để cấp nguồn điện cho xe hoạt động
Hình 2.12 Sơ đồ hệ thống khởi động trên xe Yamaha Classico
Nếu khóa điện bật sang vị trí “ON” (đóng mạch), mô tơ đề chỉ hoạt động được khi thỏa mãn được ít nhất một trong các điều kiện sau
• Kéo tay phanh trước về phía tay lái (đóng công tắc đèn phanh trước)
• Kéo tay phanh sau về phía tay lái (đóng công tắc đèn phanh sau)
Hình 2.13 Sơ đồ hệ thống điện xe Yamaha Classico
Từ hai sơ đồ trên, ta có được một mạch điện tối giản như sau:
Hình 2.14 Sơ đồ mạch điện tổng quát trên xe Yamaha Classico
2.2.1.2 Vị trí các phần dễ gây cháy trên xe a Bình Accqui
Hình 2.15 Bình ắc qui trên xe Yamaha Classico b Bình xăng
Hình 2.16 Bình xăng trên xe Yamaha Classico
17 c Ống dẫn nguyên liệu, bộ chế hòa khí, kim phun
Hình 2.17 Hệ thống nhiên liệu trên xe Yamaha Classico
2.2.2 Các thiết bị, linh kiện sử dụng trong hệ thống chống chập mạch và cháy nổ, vị trí lắp đặt trên xe
2.2.2.1 Mạch Arduino UNO R3 Được phát triển bởi Arduino.cc, Arduino Uno R3 là một bảng mạch vi điều khiển nguồn mở dựa trên vi điều khiển Microchip ATmega328 Bảng mạch được trang bị các chân tín hiệu đầu vào/ đầu ra dạng Digital và Analog có thể giao tiếp với các thiết bị điện tử khác
Bảng 2.1 Bảng thông số kĩ thuật Aduino Uno R3
Chip điều khiển ATmega328P Điện áp hoạt động 5V Điện áp đầu vào(khuyên dùng) 7-12V Điện áp đầu vào (giới hạn) 6-20V
Số chân Digital 14 (of which 6 provide PWM output)
Dòng điện DC trên mỗi chân I/O 20 mA
Dòng điện DC trên chân
Flash Memory 32 KB (ATmega328P) of which 0.5 KB used by bootloader
Tốc độ thạch anh 16 MHz
Trên Arduino Uno R3 có 14 chân Digital được sử dụng để làm chân đầu vào và đầu ra Arduino Uno R3 có 6 chân Analog từ A0 đến A5, đầu vào cung cấp độ phân giải là 10 bit
Vị trí lắp đặt trên xe
Mạch Arduino cùng các dây kết nối của các cảm biến được đặt gọn phía bên trong hộp đen
Hình 2.19 Vị trí Aruino Uno R3 trên xe
2.2.2.2 Cảm biến dòng điện ACS758
Cảm biến dòng điện ACS758 50A là mạch dựa trên hiệu ứng Hall chuyển dòng điện cần đo (lên đến 50A) thành điện áp, chống nhiễu tốt đủ để chịu dòng tải cao của hệ thống đề khi xe khởi động
Cảm biến có 2 chân nhận tín hiệu là IP+ và IP-, 4 chân đầu ra là VCC(+) GND(- ) và 2 chân OUT1 OUT2
Hình 2.20 Cảm biến dòng ACS758
Hình 2.21 Sơ đồ mạch điện ACS758 LCB050B Bảng 2.22 Bảng thông số kỹ thuật ACS758 050B
Tra bảng giá trị của cảm biến, xác định độ nhạy cảm biến là 40
Vị trí lắp đặt trên xe
Vị trí lắp đặt sát acquy để dây nguồn ngắn nhất có thể, dùng để đọc giá trị cường độ dòng điện
Hình 2.23 Vị trí Cảm biến dòng trên sơ đồ xe máy
Hình 2.24 Vị trí cảm biến dòng ACS758 trên xe
Mạch giảm áp DC LM2596 3A có thể giảm điện áp từ 30VDC xuống 1.5VDC với hiệu suất chuyển đổi lên đến 92%
Hình 2.25 Mạch giảm áp LM2596
• Điện áp đầu vào: Từ 3V đến 30V
• Điện áp đầu ra: Điều chỉnh được trong khoảng 1.5V đến 30V
• Dòng đáp ứng tối đa là 3A
• Kích thước: 45 (dài) * 20 (rộng) * 14 (cao) mm Điều chỉnh biến trở để dòng điện ngõ ra là từ 8 đến 9 V để cấp nguồn cho Arduino
Hình 2.26 Điều chỉnh điệp áp đầu ra cho LM2596
Vị trí lắp đặt trên xe
Mạch giảm áp LM2596 được đặt gần acquy và mạch Arduino, giảm điện áp của bình xuống 6V cung cấp nguồn cho Arduino và cả hệ thống chống chập hoạt động
Hình 2.27 Vị trí mạch giảm áp LM2596 tên xe
Cảm biến phát hiện lửa flame sensor có thể phát hiện ra ngọn lửa trong phạm vi 80cm với góc quét lên đến 60 độ Có thể phát hiện ra lửa hoặc nguồn sáng có bước sóng từ 760nm - 1100nm Có thể điều chỉnh độ nhạy của cảm biến nhờ biến trở được tích hợp
Vị trí lắp đặt trên xe
Cảm biến hồng ngoại được lắp gần acquy để nhận biết ánh sáng mà lửa phát ra khi cháy
Hình 2.29 Vị trí cảm biến lửa trên xe
2.2.2.5 Cảm biến nhiệt độ DS18B20
Module cảm biến nhiệt độ DS18B20 là loại cảm biến digital dùng để đo nhiệt độ một cách chính xác với sai số rất thấp
Hình 2.30 Cảm biến nhiệt độ DS18B20
Vị trí lắp đặt trên xe
Thân xe: Cảm biến nhiệt độ thân xe được đặt gần acquy dùng để nhận biết nhiệt độ tăng cao khi có cháy xảy ra
Hình 2.31 Vị trí cảm biến nhiệt độ DS18B20 trên thân xe
Trước xe: Cảm biến nhiệt độ thân xe được đặt gần IC dùng để nhận biết nhiệt độ tăng cao khi có cháy xảy ra
Hình 2.32 Vị trí cảm biến nhiệt độ DS18B20 trên đầu xe
Cảm biến khí gas MQ-2 dùng để nhận biết các khí dễ cháy xuất hiện trong môi trường xung quanh như khí khói, CH4, Propane với độ nhạy cao và giá thành thấp Tín hiệu đầu ra của cảm biến bao gồm 2 dạng là digital và analog Với tín hiệu Digital ta có thể mức báo bằng biến trở
Hình 2.33 Cảm biến khói MQ-2
• Phạm vi phát hiện rộng
• Độ nhạy tương đối cao
• Thích hợp sử dụng trong thời gian dài
Hình 2.34 Thông số cảm biến khói MQ-2
Vị trí lắp đặt trên xe
Gần ắc qui: Cảm biến khói được lắp gần acquy để nhận biết khi có khói bốc ra từ acquy
Hình 2.35 Vị trí cảm biến khói Ắc qui trên xe
Ngay động cơ: Cảm biến khói được lắp gần động cơ để nhận biết khi có khói bốc ra từ phần động cơ
Hình 2.36 Vị trí cảm biến khói động cơ tên xe
2.2.2.7 Cảm biến khí, hơi xăng MP-2
Cảm biến phát hiện khói MP-2 dùng để nhận biết khói, hơi xăng và các khí dễ cháy khác như CH4, Propane trong môi trường xung quanh với độ nhạy cao, thời gian phản hồi nhanh, điện năng tiêu thụ ít Có thể điều chỉnh độ nhạy của cảm biến bằng biến trở
Hình 2.37 Cảm biến hơi xăng MP-2
• Phạm vi phát hiện rộng
• Độ nhạy tương đối cao
• Thích hợp sử dụng trong thời gian dài
Vị trí lắp đặt trên xe
Cảm biến khí MP-2 được lắp gần kim phun để nhận biết xăng bị rò rỉ có khả năng xảy ra cháy cao
Hình 2.38 Vị trí cảm biến xăng MP-2 trên xe
2.2.2.8 Module 1 Relay 5Vdc 30A có opto kích high/low
Module 1 Relay 30A - 5V được sử dụng để đóng ngắt dòng điện với công suất lớn
DC hoặc AC giúp điều khiển các thiết bị điện một cách tự động Có thể lựa chọn kích mức cao (HIGH) hoặc kích mức thấp (LOW) bằng Jumper Dòng điện tối đa cho phép đi qua là 30A
Hình 2.39 Module 1 Relay 5Vdc 30A có opto kích high/low
Thông số kỹ thuật: Điện áp hoạt động: 5V
Dòng tối đa hoạt động: 30A Điều khiển kích HIGH/LOW bằng Jumper
Chân NC: tiếp điểm thường đóng
Chân NO: tiếp điểm thường mở
Hình 2.40 Module Relay trạng thái đóng
Hình 2.41 Module Relay trạng thái ngắt
Vị trí lắp đặt trên xe
Module Relay chính nằm trước khóa điện và sau hệ thống sạc được đặt ở đầu xe, có tác dụng chính là dùng để ngắt điện từ nguồn Accqui và mạch sạc của xe cấp điện phụ cho tải khi xe đang trang thái hoạt động
Hình 2.42 Vị trí Module Relay chính trên sơ đồ xe
Hình 2.43 Vị trí Module Relay chính trên xe
Module Relay phụ nối với cọc bình acquy được đặt gần acquy dùng để ngắt phần dây điện của (+) bình acquy đến trước hệ thống sạc và trước khóa điện của xe Do khi xe đang tắt máy phần dây điện có thể chập duy nhất là từ ổ khóa trở về cọc bình cho nên cần phải lắp relay để ngắt điện phần dây dẫn này
Hình 2.44 Vị trí Module Relay phụ trên sơ đồ xe
Hình 2.45 Vị trí Module Relay phụ trên xe
2.2.2.9 Module 1 Relay 5Vdc 10A có opto kích high/low
Module 1 Relay 10A - 5V được sử dụng để đóng ngắt dòng điện với công suất lớn
DC hoặc AC giúp điều khiển các thiết bị điện một cách tự động Có thể lựa chọn kích mức cao (HIGH) hoặc kích mức thấp (LOW) bằng Jumper Dòng điện tối đa cho phép đi qua là 10A
Hình 2.46 Module 1 Relay 5Vdc 10A có opto kích high/low
Thông số kỹ thuật Điện áp hoạt động: 5V
Dòng tối đa hoạt động: 10A Điều khiển kích HIGH/LOW bằng Jumper
Chân NC: tiếp điểm thường đóng
Chân NO: tiếp điểm thường mở
Hình 2.47 Motor giảm tốc 12VDC
Bình chữa cháy mini với kích thước nhỏ gọn có thể sử dụng cho xe ô tô, xe máy và nhiều phương tiện khác Đồng thời loại bình này được thiết kế giống các loại bình xịt khác như bình xịt phòng, xịt côn trùng nên bình mini được xem là thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại và rất dễ sử dụng, chỉ cần mở nắp và nhấn vào van
Hình 2.48 Bình chữa cháy mini
- Chất liệu: Bình xịt dạng bọt
- Mô tả: Bình treo hoặc để nằm trong hộc xe, cốp xe,…
- Chất liệu vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm
- Đường kính độ phủ khi xịt khoảng 3,5 mét
Vị trí lắp đặt trên xe
Bộ chữa cháy tự động được lắp rời bên ngoài xe gồm Module 1 Relay 5VDC 10A có opto kích high/low, 1 motor giảm tốc và 1 bình chữa cháy mini kết hợp với nhau Sẽ có một ống cao su 1 đầu gắn vào bình chữa cháy đầu còn lại đưa đến bình xăng để dập tắt lửa khi có cháy xảy ra
Hình 2.49 Vị trí hệ thống chống cháy tự động trên xe
Hình 2.50 Vị trí Module Relay 10A
2.2.2.12 Còi báo động Điện áp sử dụng từ 9v-12v nếu dùng 9v thì âm thanh kêu sẽ không to bằng xài nguồn 12v
Lắp đặt dễ dàng chỉ với 2 dây dẫn Một dây màu đỏ nối vào nguồn dương (+), và dây màu đen còn lại nối vào nguồn âm (-)
Còi có 6 chế độ kêu và sẽ tự động chuyển đổi chế độ âm thanh
Vị trí lắp đặt trên xe
Còi báo được lắp ở đầu xe có tác dụng phát tín hiệu cảnh báo khi xe bị chập điện hoặc cháy
Hình 2.52 Vị trí còi báo động trên xe
Hình 2.53 Công tắc ON/OFF
Công tắc nguồn của hệ thống chống chập được lắp phía ngoài xe giúp bật tắt hệ thống dễ dàng
Hình 2.54 Vị trí công tắc ON/OFF
Hệ thống dập lửa tự động
Hệ thống chữa cháy tự động phát hiện và dập tắt đám lửa khi không cần thiết phải có sự tác động của con người Các hệ thống chữa cháy tự động bao gồm hệ thống sử dụng nước để chữa cháy, hệ thống dùng khí để chữa cháy và hệ thống chữa cháy dùng khí ngưng tụ Nếu đám cháy đã được dập tắt từ giai đoạn đầu, nguy cơ tử vong là mức độ thấp bởi vì 93% các trường hợp tử vong do cháy xảy ra khi đám cháy đã phát triển qua khỏi giai đoạn đầu
2.3.1 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Sprinkler là hệ thống cứu hoả mà các doanh nghiệp sủ dụng phổ biến nhất ngày nay Hệ thống chữa cháy Sprinkler dập tắt đám lửa thông qua việc phun chất lỏng thẳng vào nơi đang có hoả hoạn Khi có cháy xảy ra hệ thống sẽ tự động kích hoạt chữa cháy thông qua vòi phun Sprinkler, vòi phun này sẽ phun thẳng chất lỏng chữa cháy vào nơi xảy ra hỏa hoạn
Hình 2.55 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler sử dụng nước để dập tắt đám cháy mà không cần sự can thiệp của con người Các thành phần chính của hệ thống Sprinkler bao gồm:
• Đường ống dẫn: Đường ống dẫn được lắp đặt trên trần nhà, kết nối với nguồn nước và các đầu phun
• Đầu phun: Đầu phun này hoạt động như là một cảm biến lửa, nếu nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên đạt đến một giá trị nhất định nào đó thì sẽ khiến cho phần nắp đầu phun vỡ ra và phun nước ra ngoài
• Hệ thống van: Hệ thống van có thể là van tự động hoặc van bằng tay, được sử dụng để kiểm soát lưu lượng nước đang có trong hệ thống
• Hệ thống đo lường và giám sát: Hệ thống đo lường và giám sát có tác dụng để giám sát hoạt động của hệ thống và phát hiện đám cháy
• Bể chứa: Bể chứa là nơi chứa nước dự trữ của hệ thống Ưu điểm của hệ thống chữa cháy sprinkler:
• Hiệu quả dập tắt đám cháy cao, đặc biệt là đối với các đám cháy nhỏ
• Có thể tự động hoạt động khi có cháy, góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản
• Chi phí bảo trì và lắp ráp tương đối thấp
Nhược điểm của hệ thống chữa cháy sprinkler:
• Có thể làm hư hại thiết bị điện tử nếu không được sử dụng đúng cách
• Cần có không gian để lắp đặt đường ống dẫn và đầu phun
Lưu ý khi sử dụng hệ thống chữa cháy sprinkler:
• Không nên sử dụng hệ thống Sprinkler cho các phòng thiết bị điện tử, phòng chữa dữ liệu quan trọng, tài liệu bằng giấy… Do hệ thống Sprinkler dùng nước để dập lửa
• Khi lắp đặt hệ thống chữa cháy Sprinkler, cần đảm bảo rằng đường ống dẫn và đầu phun được lắp đặt đúng cách, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
• Cần kiểm tra thường xuyên và bảo trì hệ thống chữa cháy sprinkler để chắc chắn rằng hệ thống hoạt động có hiệu quả
2.3.2 Hệ thống chữa cháy FM200
Hệ thống chữa cháy FM200 là một hệ thống chữa cháy tự động, sử dụng khí FM200 để dập tắt ngọn lửa Hệ thống này được thiết kế để dập lửa cho các không gian hẹp, có diện tích dưới 1500m3
Hình 2.56 Hệ thống chữa cháy FM200
Khí FM200 là một chất chữa cháy sạch, không gây nguy hiểm cho người Khí này cũng không dẫn điện và không làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử Do đó, hệ thống chữa cháy FM200 có thể được lắp đặt cho nhiều loại phòng khác nhau, chẳng hạn như:
• Phòng chứa thiết bị máy móc có giá trị cao, phòng lưu trữ tài liệu bằng giấy,
• Phòng máy chủ, phòng dữ liệu, phòng thí nghiệm
• Phòng trưng bày nghệ thuật, bảo tàng
Các lưu ý khi sử dụng:
• Không nên lắp đặt ở những nơi có diện tích lớn, có diện tích trên 1500m3
• Khi hệ thống chữa cháy FM200 hoạt động cần đảm bảo rằng tất cả mọi người đã rời khỏi khu vực cháy
2.3.3 Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
Hình 2.57 Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
Khí CO2 là một chất khí sạch, không dẫn điện, không làm rỉ sét, không gây hư hại cho thiết bị điện tử Khí CO2 dập tắt đám cháy bằng cách làm giảm nồng độ oxi có trong không khí xuống dưới mức có thể duy trì được sự cháy
Hệ thống chữa cháy khí CO2 thường được sử dụng trong các nơi có chứa thiết bị, linh kiện điện tử ví dụ như là phòng máy chủ, phòng thí nghiệm, phòng lưu trữ dữ liệu Ưu điểm của chữa cháy bằng khí CO2:
• Hiệu quả cao trong việc dập tắt đám cháy nhất là các đám cháy trong không gian kín
• An toàn cho người do khí CO2 là một chất chữa cháy sạch, không gây nguy hiểm cho con người
• Không làm hư hại các thiết bị linh kiện điện tử do khí CO2 không dẫn điện
• Nhược điểm của chữa cháy bằng khí CO2:
• Có thể gây ngạt thở cho con người: Khí CO2 là một chất khí trơ, không hỗ trợ hô hấp Khi nồng độ CO2 trong không khí quá cao, sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị ngạt thở
• Cần có thời gian trì hoãn để cảnh báo người: Trước khi phun khí CO2, hệ thống sẽ có một thời gian trì hoãn để cảnh báo người dân trong khu vực kịp thời thoát ra ngoài
Lưu ý khi sử dụng hệ thống chữa cháy khí CO2:
• Khi có cháy, cần nhanh chóng sơ tán người ra khỏi khu vực cháy
• Không được hít thở trực tiếp khí CO2
• Sau khi chữa cháy, cần thông gió cho khu vực cháy để loại bỏ khí CO2
2.3.4 Hệ thống chữa cháy Foam
Hệ thống tự động chữa cháy bằng bọt là hệ thống sử dụng bọt để dập tắt đám cháy Bọt là một chất lỏng nhũ tương bao gồm chất tạo bọt, nước và không khí Khi được phun ra, bọt sẽ nổi lên và nằm trên bề mặt chất lỏng dễ cháy, ngăn cách chất lỏng với không khí Điều này làm cho đám cháy không thể tiếp cận oxy, là chất cần thiết cho quá trình cháy
Hình 2.58 Hệ thống chữa cháy Foam
MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHỐNG CHÁY XE MÁY TỰ ĐỘNG DO CHẬP ĐIỆN TRÊN XE MÁY YAMAHA CLASSICO
Đưa ra ý tưởng
Ý tưởng đầu tiên được đưa ra là một hệ thống mạch điện cơ bản sử dụng các linh kiện thiết bị đơn giản để thực hiện Sử dụng Relay để đóng ngắt dòng điện khi có tính hiệu nguy hiểm
Các linh kiện sử dụng gồm:
Hình 3.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống chống chập mạch v1
Khi xảy ra hiện tượng chập điện ở phía sau relay trên mạch sẽ xảy ra hiện tượng sụt áp và tiếp điểm của relay sẽ tách ra làm ngắt dòng điện Tuy nhiên, ở mạch này có 2 sai lầm đó là sử dụng relay phụ đề và sử dụng chung nguồn với nguồn acquy trên xe:
- Relay phụ đề sử dụng ở đây là relay thường mở không thích hợp sử dụng trong thời gian dài
- Sử dụng nguồn chung với acquy trên trên xe: Khi sử dụng nguồn chung với acquy trên xe lúc xảy ra hiện tượng chập điện toàn mạch sẽ bị sụt áp, lúc này sẽ không đủ nguồn để kích relay ngắt mạch điện
⇒ Nên nhóm đã đổi hướng thực hiện sang ngắt điện bằng lập trình Arduino
Sơ đồ mạch điện hệ thống chống cháy do chập điện
Hình 3.4 Sơ đồ mạch điện hệ thống chống cháy do chập điện cho xe tay ga
3.2.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống chống cháy do chập điện cho xe tay ga
8 C ảm bi ế n khó i Ac cqu i 9 C ảm bi ế n k h ó i đ ộ n g c ơ
1 2 C ảm bi ế n nh iệ t đ ộ thân x e
1 3 C ảm bi ế n nhi ệt đ ộ đ ầu x e
14 B ộ ch ữ a ch áy tự đ ộ ng
Hình 3.5 Sơ đồ mạch điện hệ thống chống cháy do chập điện cho xe số
3.2.2 Sơ đồ mạch điện hệ thống chống cháy do chập điện cho xe số
6 C ảm bi ến h ồ n g ng o ại
8 C ảm bi ến khó i Ac cqu i 9 C ảm bi ến k h ó i đ ộ n g c ơ
1 1 C ảm bi ế n nh iệ t đ ộ thân x e
1 2 C ảm bi ế n nh iệ t đ ộ đ ầu xe
3.2.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hệ thống gồm một mạch chính Arduino R3 và 2 Module Relay dùng để ngắt hệ thống điện của xe đi cùng với đó là các cảm biến (cảm biến khói, cảm biến lửa, cảm biến nhiệt độ, cảm biến dòng) được bố trí ở các vị trí quan trọng, dễ xảy ra cháy trên xe Các cảm biến này sẽ báo tín hiệu về cho Arduino, từ đó Arduino có thể xử lí sự cố theo từng trường hợp xảy ra
+ Trường hợp chập điện: Khi xảy ra chập điện, cảm biến dòng được bố trí ngay đầu acquy sẽ nhận biết được là cường độ dòng điện đang tăng cao hơn so với mức hoạt động bình thường, cảm biến dòng này sẽ báo tín hiệu về Arduino – Arduino sẽ điều khiển relay ngắt toàn bộ điện trên xe động thời bật còi báo động
+ Trường hợp có nguy cơ xảy ra cháy: Khi xăng bị rò rĩ hoặc do một sự cố bên ngoài làm xe bốc khói có nguy cơ sắp xảy ra cháy, các cảm biến khói (có thể nhận biết được hơi xăng) được đặt ở các vị trí quan trọng trên xe sẽ báo tín hiệu về Arduino – Arduino sẽ điều khiển relay ngắt toàn bộ điện trên xe động thời bật còi báo động
+ Trường hợp xảy ra cháy: Khi xảy ra cháy, lúc này cảm biến nhiệt độ và cảm biến lửa sẽ nhận tín hiệu và báo về Arduino – Arduino sẽ điều khiển mở Relay dập lửa làm motor quay kích hoạt bình chữa cháy mini dập lửa đồng thời bật còi báo động Đối với xe tay ga Đối với hệ thống chống chập và cháy tự động gắn trên xe tay ga, hệ thống vẫn có thể hoạt động trong lúc đang chạy xe lẫn lúc tắt máy Người điều khiển phương tiện có thể bật hoặc tắt hệ thống dễ dàng nhờ có công tắt nguồn của mạch Arduino Đối với xe số Đối với hệ thống chống chập và cháy tự động gắn trên xe số, hệ thống chỉ có thể hoạt động trong lúc xe đang tắt máy nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện, tránh trường hợp xe đang chạy thì có sự cố xảy ra hệ thống sẽ tự động ngắt hết điện làm tắt máy xe điều này có thể gây nguy hiểm cho người lái khi xe còn số có thể gây khóa bánh
52 Để tránh xảy ra hiện tượng khóa bánh như trên, nhóm đã gắn thêm 1 relay lấy nguồn sau khóa, 2 chân tiếp điểm nối với dây dương của nguồn Arduino có tác dụng như
1 công tắc Khi người lái xe bật khóa điện, dòng đi qua cuộn của relay gắn sau khóa sẽ tách tiếp điểm và ngắt nguồn Arduino một cách tự động.
Lập trình, nguyên lý hoạt động theo quá trình phát triển mạch
//Khai báo thư viện cho cảm biến nhiệt độ
3.3.1 Cảm biến khói MQ-2 và MP-2 để đóng ngắt Module Relay chính và Relay phụ
Mạch chống chập và cháy nổ trên xe gắn máy ban đầu gồm: 1 mạch Arduino R3, 2 Moudule Relay 30A dùng để ngắt hệ thống điện trên xe khi có tín hiệu nguy hiểm, các cảm biến khói được bố trí ở những chổ có nguy cơ xảy ra chập cháy cao Khi có dấu hiệu cháy như rò rỉ xăng, khói bốc lên trên Arduino sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến khói và điều khiển 2 Module Relay ngắt hệ thống điện trên xe
Nếu giá trị cảm biến xăng > 900, cảm biến khói ở động cơ > 400, cảm biến khói ở Accqui > 400 thì làm cho 2 Module Relay chính và phụ chuyển từ thường đóng sang thường mở làm hở mạch ngắt điện toàn xe
Lập trình phần chương trình chính (void loop) gtxang = analogRead(xang); gtkhoiaccqui = analogRead(khoiaccqui); gtkhoimayxe = analogRead(khoimayxe); if (gtxang > 800 || gtkhoimayxe > 400 || gtkhoiaccqui > 400)
{ digitalWrite(relay, HIGH); //Đèn sáng digitalWrite(relayaccqui, HIGH); delay(500); }
Khi có các tình huống nguy hiểm như chập mạch xảy ra, Arduino sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến dòng ACS758 sau đó điều khiển 2 Relay ngắt hệ thống điện toàn xe
Lập trình phần chương trình chính (void loop) unsigned int x1=0; //A0 float AcsValue1=0.0,Samples1=0.0,AvgAcs1=0.0,Accqui=0.0; for (int x1 = 0; x1 < 150; x1++) {
AvgAcs1=Samples1/150.0;//Taking Average of Samples
Accqui = ((2.5 - (AvgAcs1 * (5 / 1000.0)) )/0.04)-0.8; Điều kiện để kích 2 Module Relay : (Accqui < 15 && Accqui > 4 )
Sau khi tiến hành đo và thí nghiệm trên xe thực tế thì nhận thấy:
+ Cường độ dòng điện lúc đề xe từ 15A-35A
+ Cường độ dòng điện lúc bị chập mạch là từ 4A-15A
Cho nên ta cài đặt điều kiện của 2 Module Relay chính và phụ ngắt hệ thống điện trên xe khi xảy ra chập mạch là Accqui < 15 && Accqui > 4
3.3.3 Cảm biến nhiệt độ DS18B20
Cảm biến nhiệt độ dùng để nhận biết nhiệt độ ở đầu xe và thân xe tăng cao từ đó báo tín hiệu về cho Arduino tiến hành xử lý ngắt điện hoặc dập lửa theo từng trường hợp khác nhau
Lập trình phần chương trình chính (void loop)
Nhiệt độ phần thân xe: cb.requestTemperatures();
Nhiệt độ phần đầu xe: cb1.requestTemperatures(); nhietdo1.getTempCByIndex(0); Điều kiện kích Module Relay: nhietdo1 > 70
Khi nhiệt độ đầu xe (nhietdo1) tăng cao lớn hơn 70°C thì Arduino sẽ điều khiển 2 module relay ngắt điện toàn xe
3.3.4 Cảm biến hồng ngoại (cảm biến lửa)
Cảm biến hồng ngoại dùng để nhận biết ánh sáng xuất hiện do có lửa, cảm biến hồng ngoại này dùng để kết hợp với cảm biến nhiệt độ kích hoạt motor chữa cháy
Việc sử dụng 2 cảm biến chung với nhau nhằm mục đích tránh cho cảm biến hồng ngoại nhận tín hiệu của ánh sáng mặt trời mà không phải lửa
Lập trình phần chương trình chính (void loop) flameValue = analogRead(flameSensorPin);//check giá trị cảm biến lửa Điều kiện kích hoạt: flameValue < 500
3.3.5 Cảm biến lửa và nhiệt độ điều khiển Motor chữa cháy
Khi xảy ra cháy, nhiệt độ tăng cao và ánh sáng xuất hiện Việc sử dụng kết hợp đồng thời cảm biến hồng ngoại và cảm biến nhiệt độ sẽ tránh được trường hợp cảm biến hồng ngoại bị nhầm lẫn giữa ánh sáng bình thường với khi có lửa Điều kiện để kích hoạt motor dập lửa: giá trị cảm biến hồng ngoại nhỏ hơn 500 và giá trị nhiệt độ lớn hơn 50 Lúc này, Arduino sẽ điều khiển đóng relaymotor1 để tiến hành dập lửa Khi có lửa motor sẽ tiến hành dập lửa trong 2s nếu vẫn còn lửa motor vẫn sẽ tiếp tục dập lửa trong 2s nữa cứ như vậy lặp đi lặp lại Khi tắt lửa relaymotor1 ở trạng thái LOW khi đó motor không còn dập lửa
Lập trình phần chương trình chính (void loop)
{ digitalWrite(relaymotor1, HIGH); delay(2000); digitalWrite(relaymotor1, LOW);
Các trường hợp thí nghiệm hệ thống chống chập mạch thực tế trên xe
3.4.1 Trường hợp 1: Bình accquy có khói nguy hiểm Ở trạng thái bình thường, giá trị analog cảm biến khói xấp xỉ 120
Hình 3.6 Giá trị cảm biến khói ở ắc qui lúc bình thường Đề máy xe, dùng 1 đám khói bất kì để gần với cảm biến khói
Hình 3.7 Tạo khói gần ắc qui
Lúc này giá trị analog của cảm biến tăng lên hơn 400, làm cho Module Relay từ trạng thái đóng chuyển sang ngắt
Hình 3.8 Giá trị cảm biến khói ở ắc qui lúc có khói nguy hiểm
===> Từ đó ngắt điện toàn xe
3.4.2 Trường hợp 2: Phần động cơ, các đường ống dẫn có khói nguy hiểm Ở phần động cơ trạng thái bình thường của xe, Module Relay đóng, giá trị analog của cảm biến khói đo được xấp xỉ: 390
Hình 3.9 Giá trị cảm biến khói động cơ lúc bình thường Đề máy xe, dùng 1 đám khói bất kì để gần với cảm biến khói
Hình 3.10 Tạo khói gần động cơ
Lúc này giá trị analog của cảm biến tăng lên hơn 400, làm cho Module Relay từ trạng thái đóng chuyển sang ngắt
Hình 3.11 Giá trị cảm biến khói động cơ lúc có khói nguy hiểm
===> Từ đó ngắt điện toàn xe
3.4.3 Trường hợp 3: Chập mạch ở một vị trí bất kì trên xe Ở trạng thái khi chưa bật khóa điện, dòng điện được cảm biến dòng ACS758 tại ắc qui ghi nhận được là ~ 0.00 Ampe
Hình 3.12 Giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái chưa bật khóa điện
Hình 3.13 Đồ thị giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái chưa bật khóa điện
Khi bật khóa điện dòng điện tăng không đáng kể do chỉ có phần táp lô xe sử dụng điện
Hình 3.14 Giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái bật khóa điện
Hình 3.15 Đồ thị giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái bật khóa điện
Khi bắt đầu đề máy, dòng điện tăng cao do công suất của hệ thống đề lớn khiến dòng tăng
Hình 3.16 Giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái đề máy
Hình 3.17 Đồ thị giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái đề máy
Sau khi đề máy xe, dòng điện ở trạng thái động cơ đang hoạt động là số âm vì lúc này hệ thống sạc đang cấp nguồn sạc ngược về ắc qui
Hình 3.18 Giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái động đang hoạt động
Hình 3.19 Đồ thị giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái động cơ hoạt động không tải
Tiến hành thí nghiệm, dùng 1 sợi dây điện nối một đầu vào giắc dương (+) của bình ắc qui sau cảm biến dòng ACS758, đầu còn lại sẽ đem chập tại 1 điểm bất kì trên sườn xe
Hình 3.20 Chập điện vào sườn xe (MASS)
63 Điều kiện để khi xe xảy ra hiện tượng chập mạch nguy hiểm (ngắn mạch) được thiết lập là dòng điện nằm trong khoảng từ 4.0 (A) đến 15.0 (A)
Dòng điện khi xảy ra chập điện đo được là 12.50 (A), nằm trong khoảng điều kiện thiết lập ban đầu
Hình 3.21 Giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái chập điện nguy hiểm
Hình 3.22 Đồ thị giá trị dòng điện khi xe ở trạng thái chập điện
===> Làm cho 2 Module Relay ngắt nên hệ thống điện của xe bị ngắt vì vậy xe sẽ tắt máy
3.4.4 Trường hợp 4: Xảy ra cháy ở khu vực bình xăng và bình accquy
Nhiệt độ ban đầu của cảm biến nhiệt độ thân xe là: 33 độ C, cảm biến hồng ngoại không sáng đèn
Hình 3.23 Giá trị nhiệt độ bình thường
Sử dụng bật lửa để thí nghiệm trường hợp cháy trên xe
Hình 3.24 Tạo lửa cháy nguy hiểm
Lúc này, cảm biến nhiệt độ và cảm biến hồng ngoại phát hiện lửa đều nhận được giá trị nguy hiểm trên xe
Nhiệt độ thân xe hiện tại lớn hơn 100 độ C và cảm biến hồng ngoại sáng đèn, thỏa điều kiện thiết lập ban đầu
Hình 3.25 Giá trị nhiệt độ nguy hiểm
Sau khi thỏa điều kiện thiết lập, thì hệ thống dập lửa tự động sẽ kích hoạt là dập lửa đồng thời 2 Module Relay sẽ ngắt toàn bộ hệ thống điện trên xe
Hình 3.26 Bình chữa cháy tự động dập lửa
3.4.5 Trường hợp 5: Phát hiện rò rỉ xăng Ở trạng thái bình thường, giá trị analog của cảm biến hơi xăng < 400
Hình 3.27 Giá trị cảm biến hơi xăng ở trạng thái bình thường Đưa cảm biến lại gần bình xăng đang mở nắp, hoặc đường ống dẫn nguyên liệu bị rò rỉ xăng
Hình 3.28 Cho hơi xăng vào cảm biến
Hình 3.29 Giá trị cảm biến xăng khi có sự rò rỉ xăng nguy hiểm
Khi có dấu hiệu rò rỉ xăng xảy ra, giá trị analog của cảm biến hơi xăng tăng cao lên đến > 800 Lúc này 2 Module Relay sẽ tự động ngắt điện toàn xe giúp tránh được tình trạng nguy cơ chập mạch cùng với rò rỉ xăng gây hỏa hoạn
KẾT QUẢ SO SÁNH, THỰC NGHIỆM, PHÂN TÍCH
Sau khi hoàn thành mô hình “Hệ thống chống chập mạch và cháy nổ trên xe máy” nhóm đã tiến hành lắp đặt và cho chạy thử nghiệm trên xe máy và đạt được kết quả giống như mục tiêu ban đầu đã đề ra là: Phát hiện chập điện – Ngắt điện; Phát hiện cháy – Dập lửa Thiết bị đã được thử nghiệm thành công trên xe máy với các tình huống chạm mạch và cháy nổ khác nhau và xác định tính hiệu quả của thiết bị.
Hệ thống giúp ngăn ngừa cháy nổ và chữa cháy xe máy ở các bãi để xe, chung cư hay hộ gia đình giúp cuộc sống của người dân được an toàn hơn
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Sau khi thực hiện thành công đề tài này, chúng em nhận thấy mô hình này sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro về chập cháy xe máy, tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra mang lại cuộc sống an toàn cho người dân.
Từ mô hình gốc đã hoàn thành như trên, trong tương lai nếu có thêm thời gian và điều kiện nhóm chúng em có thể sẽ lắp thêm một số thiết bị giúp hệ thống có thêm nhiều tính năng hơn như: Hệ thống có camera xử lý ảnh để phát hiện điểm cháy trên xe và các xe lân cận, hệ thống định vị GPS để báo thông tin vị trí, tự động gửi thông báo bị trí và hình ảnh đến chủ xe và các cơ quan công an, kết nối không dây Qua đó hệ thống sẽ có thêm nhiều chức năng để bảo vệ an toàn cũng như làm giảm các thiệt hại về người và tài sản.
Code điều khiển hệ thống chống chập mạch và cháy nổ cho xe máy
/***Design and manufacture of anti -short -circuit and fire systems on motorbikes***/ /*HoChiMinh city University of Technology and Education*/
#include int xang = A1; int khoiaccqui = A2; int khoimayxe = A5; int gtxang; int gtkhoiaccqui; int gtkhoimayxe int relay = 8; int relayaccqui = 7;
//Motor cứu hỏa int flameValue; int flameSensorPin = A4; int relaymotor1 = 9;
DallasTemperature cb(&giaotiep1day); int nhietdo=0;
DallasTemperature cb1(&giaotiep1day1); int nhietdo1=0;
//nhietdo, nhietdo2 cb.begin(); cb1.begin();
Serial.begin(9600); pinMode(relay, OUTPUT); pinMode(relaymotor1, OUTPUT); pinMode(relayaccqui, OUTPUT); digitalWrite(relay, LOW); digitalWrite(relaymotor1, LOW); digitalWrite(relayaccqui, LOW); pinMode(xang, INPUT); pinMode(khoiaccqui, INPUT); pinMode(khoimayxe, INPUT);
//nhietdo1 cb1.requestTemperatures(); nhietdo1.getTempCByIndex(0);
//chữa cháy flameValue = analogRead(flameSensorPin); nhietdogetTempCByIndex(0); if (flameValue < 500 && nhietdo > 60 )
{ digitalWrite(relaymotor1, HIGH); delay(1000); digitalWrite(relaymotor1, LOW);
//ĐO DÒNG ACS unsigned int x1=0; //A0 float AcsValue1=0.0,Samples1=0.0,AvgAcs1=0.0,Accqui=0.0; for (int x1 = 0; x1 < 150; x1++)
//************************* gtxang = analogRead(xang); gtkhoiaccqui = analogRead(khoiaccqui); gtkhoimayxe = analogRead(khoimayxe);
//******************************************/*************************** if (xang > 800 || gtkhoimayxe > 600 || gtkhoiaccqui > 400 || (Accqui < 15 && Accqui >
{ digitalWrite(relay, HIGH); //Đèn sáng digitalWrite(relayaccqui, HIGH); delay(2000);
{ digitalWrite(relay, LOW digitalWrite(relayaccqui, LOW);
Serial.print("Giá trị khói accqui: ");
Serial.print("Giá trị khói máy xe: ");
Serial.print("Nhiệt độ thân xe:");
Serial.print("Nhiệt độ đầu xe:");
[1] Autofun Năm 2022 người dân Việt Nam đập thùng 8200 xe máy mỗi ngày https://www.autofun.vn/tin-tuc-xe-may/in-2022-vietnamese-people-beat-the-box-of- 8200-motorbikes-a-day-61838
[2] Lao động Chuột cũng là thủ phạm gây cháy xe https://laodong.vn/archived/chuot-cung-la-thu-pham-gay-chay-xe-695222.ldo
[3] Lao động Những nguyên nhân gây cháy xe máy và cách phòng tránh https://laodong.vn/xe/nhung-nguyen-nhan-chay-xe-may-va-cach-phong-tranh-979263.ldo [4] Nshop Mạch giảm áp dc LM2596 3A https://nshopvn.com/product/mach-giam-ap-dc-lm2596-3a/
[5] Nshop Cảm biến phát hiện lửa flame sensor https://nshopvn.com/product/cam-bien-phat-hien-lua-flame-sensor/
[6] Nshop Module cảm biến nhiệt độ DS18B20 https://nshopvn.com/product/module-cam-bien-nhiet-do-ds18b20/
[7] Nshop Cảm biến khí gas MQ-2 https://nshopvn.com/product/cam-bien-khi-gas-mq-2/
[8] Nshop Cảm biến phát hiện khói MP-2 https://nshopvn.com/product/cam-bien-phat-hien-khoi-mp-2/
[9] Nshop Module 1 relay với opto cách ly kích H/L 5V 30A https://nshopvn.com/product/module-1-relay-voi-opto-cach-ly-kich-h-l-5v-30a/
[10] Ngày đêm Hệ thống chữa cháy tự động
75 https://ngaydem.vn/tin-tuc/he-thong-chua-chay-tu-dong/
[11] Shop2banh Xe máy đột ngột bốc cháy nguyên nhân do đâu và cách phòng tránh https://shop2banh.vn/tu-van/xe-may-dot-ngot-boc-chay-nguyen-nhan-do-dau-va-cach- phong-tranh-3633.html
[12] Thân Hoàng Công bố nguyên nhân vụ cháy chung cư mini làm 56 người chết tại Hà
Nội https://tuoitre.vn/cong-bo-nguyen-nhan-vu-chay-chung-cu-mini-lam-56-nguoi-chet-tai- ha-noi-20230920093716308.htm
[13] Tuấn Cao Những nguyên nhân khiến xe máy có thể tự bốc cháy https://vnexpress.net/nhung-nguyen-nhan-khien-xe-may-co-the-tu-boc-chay-
[14] Vtc Lỗi chập điện acquy xe máy nguyên nhân và cách phòng tránh https://vtc.vn/loi-chap-dien-ac-quy-xe-may-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh- ar672930.html
[15] Vietnamnet Xe máy tại Việt Nam những con số giật mình https://vietnamnet.vn/xe-may-tai-viet-nam-nhung-con-so-giat-minh-327440.html