HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2024 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---oOo--- NGUYỄN PHƯỚC TRUNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
Trang 1TP HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2024
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-oOo -
NGUYỄN PHƯỚC TRUNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG THE MANAGEMENT OF THE HAZARDOUS WASTE GENERATED FROM THE USE OF PESTICIDES IN THE
AGRICULTURAL PRODUCTION IN CHAU PHU
DISTRICT, AN GIANG PROVINCE
Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Khoa
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Phạm Hồng Nhật
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Ngô Thị Ngọc Lan Thảo
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 7 năm 2024
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
1 PGS.TS Lê Văn Trung - Chủ tịch Hội đồng
2 PGS.TS Phạm Hồng Nhật - Ủy viên 3 TS Ngô Thị Ngọc Lan Thảo - Ủy viên 4 PGS.TS Lê Văn Khoa - Ủy viên
5.TS Võ Thanh Hằng - Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng khoa Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
PGS.TS Lê Văn Trung
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Phước Trung MSHV: 2170477
Ngày, tháng, năm, sinh: 20/11/1979 Nơi sinh: An Giang
I TÊN ĐỀ TÀI: “QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ VIỆC SỬ
DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG” THE MANAGEMENT OF THE HAZARDOUS WASTE GENERATED FROM THE USE OF PESTICIDES IN THE AGRICULTURAL PRODUCTION IN CHAU PHU DISTRICT, AN GIANG PROVINCE
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng việc phát sinh và quản lý chất thải nguy hại từ
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiêp trên địa bàn huyện Châu Phú, đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả
Trang 4V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS LÊ VĂN KHOA
PGS TS Lê Văn Khoa
Trang 5i
LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu khoa học “Quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” được thực hiện với sự cố gắng của bản thân Trước tiên, cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có thể học tập, trau dồi kiến thức trong quá trình theo học tại Trường
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn khoa học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Khoa, người đã tận tình hướng dẫn, và dành nhiều thời gian để đọc, góp ý và giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô đã truyền đạt nhiều kiến thức, phương pháp, và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp, hộ dân và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát và tìm hiểu các hoạt động liên quan trong quá trình thực hiện luận văn
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và chia sẻ công việc với tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thời gian đi học và hoàn thành luận văn này
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Phước Trung
Trang 6ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 86,68 % diện tích Do vậy, lượng chất thải nguy hại phát sinh do sử dụng thuốc BVTV rất nhiều, tuy nhiên địa phương vẫn chưa được thống kê cụ thể số lượng phát thải bao gói thuốc BVTV trên địa bàn để có biện pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường kịp thời, nhất là địa điểm tập kết, thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp khảo sát thực tế và điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại trong thực tế trong & ngoài nước, phương pháp phân tích các bên liên quan và sau cùng phương pháp phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) Quá đó luận văn đã tính toán được lượng phát thải trên lúa là 1.008kg/ha/năm và cho thấy khối lượng phát sinh CTNH tại 11 xã là 37.525,610 kg/năm và chỉ thu gom, xử lý được 40,8% tương đương 15.310,449kg/năm, số lượng rác tồn đọng còn lại khoảng 50,2% tương đương 22.215,161 kg/năm không thể thu gom và xử lý được Công tác thu gom, vận chuyển CTNH đã được thực hiện trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom còn thấp, do ý thức của người dân còn hạn chế Năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu Sự phối hợp giữa các ngành và địa phương trong hoạt động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường đôi khi chưa chặt chẽ, nguồn nhân lực, kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
Qua nghiên cứu thực trạng phát sinh CTNH từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và công tác quản lý trên địa bàn huyện Châu Phú,đề tài đã đề xuất các giải giảm thiểu phát thải chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CTNH trên địa bàn huyện Châu Phú Kết quả nghiên cứu còn góp phần quan trọng hỗ trợ các nhà thực thi chính sách trong việc ra quyết định liên quan đến ô nhiễm môi trường góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Trang 7iii
ABSTRACT
In Chau Phu district, An Giang province, agricultural production accounts for a large proportion, about 86.68% of the area Therefore, the amount of hazardous waste generated from the use of pesticides is very large, but the locality has not yet had specific statistics on the quantity of pesticide packaging emissions in the area to have measures to manage and control pollution promptly contaminate the environment, especially the location of gathering, collecting, transporting and processing used pesticide packaging and bottles The topic uses many methods such as: Document review method, actual survey method and sociological investigation method, comparative method, expert method, experience in real-life hazardous waste management domestically and internationally, stakeholder analysis method and finally strengths - weaknesses - opportunities - threats (SWOT) analysis method The thesis has calculated the amount of emissions from rice to be 1,008kg/ha/year and shows that the volume of hazardous waste generated in 11 communes is 37,525,610 kg/year and only 40.8% can be collected and treated equivalent to 15,310,449kg/year, the remaining amount of waste is about 50.2% equivalent to 22,215,161 kg/year that cannot be collected and processed The work of collecting and transporting hazardous waste has been carried out in the area but the collection efficiency is still low, due to limited people's awareness State management capacity on environmental protection at district and commune levels has not met requirements The coordination between sectors and localities in inspection, supervision, and guidance on environmental protection activities is sometimes not tight; human resources, funding, and equipment for inspection work are not yet available meet actual needs Through studying the current situation of hazardous waste generation from the use of pesticides in agricultural production and management in Chau Phu district, the project has proposed solutions to minimize hazardous waste emissions arising from Use pesticides in agricultural production and contribute to improving the efficiency of hazardous waste management in Chau Phu district The research results also make an important contribution to supporting policy implementers in making decisions related to environmental pollution, contributing to building sustainable agricultural development and protecting public health
Trang 8iv
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ học “Quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang” do học viên Nguyễn Phước Trung thực hiện tại Trường Đại học Bách
Khoa - Đại học Quốc gia, TP HCM theo hướng dẫn của Thầy PGS.TS Lê Văn Khoa
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Các tài liệu tham khảo được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định
Học viên
Nguyễn Phước Trung
Trang 92 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN……… 8
Trang 10vi
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Châu Phú……… .24
2.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp huyện Châu Phú, tỉnh An Giang……… 27
2.3 Thực trạng quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất nông nghiệp huyện Châu Phú, tỉnh An Giang……….36
2.4 Ý kiến của người dân 39
2.5 Ý kiến của chuyên gia và người quản lý……… 44
2.6 Ý kiến nhân viên bán thuốc BVTV 49
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN, TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG……….51
3.1 Phân tích SWOT hoạt động quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú……….51
3.2 Đề xuất các nhóm giải pháp cải thiện, tăng cường hiệu quả quản lý CTNH………56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 67
PHỤ LỤC……….70
Trang 11
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Ba loại thuốc BVTV trừ bệnh được các nông hộ sử dụng nhiều nhất………30 Bảng 2.2 Ba loại thuốc BVTV trừ sâu được các nông hộ sử dụng nhiều nhất……….31 Bảng 2.3 Ba loại thuốc BVTV trừ cỏ được các nông hộ sử dụng nhiều nhất……… 32 Bảng 2.4 Số hoạt chất và tên thương phẩm thuốc BVTV được sử dụng………30 Bảng 2.5 Số lần sử dụng thuốc BVTV và tỷ lệ % các loại thuốc sử dụng……….33 Bảng 2.6 Hộ dân tuân thủ hướng dẫn liều lượng sử dụng thuốc BVTV………34 Bảng 2.7 Khối lượng phát sinh bao gói thuốc BVTV tại huyện Châu Phú………… 35 Bảng 2.8 Thực trạng quản lý chất thải phát sinh do sử dụng thuốc BVTV………36 Bảng 2.9 Thống kê hộ dân và diện tích các xã nghiên cứu………39 Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT……… 54
Trang 12viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 0.1: Khung định hướng nghiên cứu………3 Hình 0.2: Bản đồ vệ tinh huyện Châu Phú……… 7
Hình 1.1: Cán bộ Thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hướng dẫn nông dân bỏ vỏ thuốc
bảo vệ thực vật vào hồ thu gom……….15
Hình 1.2 Nông dân xã Bình Minh (Nam Trực) bỏ vỏ thuốc bảo vệ thực vật vào bể thu gom………15 Hình 1.3 Mô hình “Thùng chứa rác thải thuốc BVTV” sau sử dụng tại xã Trung
Thạnh……….16
Hình 2.1 Các phương pháp xử lý CTNH……… 40 Hình 2.2 Công tác quản lý thu gom CTNH……… 41 Hình 2.3 Hiểu biết của người dân về tác hại đến sức khỏe khi không xử lý đúng CTNH……… 43 Hình 2.4 Giải pháp quản lý chất thải nguy hại………44
Hình 3.1 : Mô hình quản lý bao bì hóa chất BVTV……… 58
Trang 13WHO (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới
Trang 14x
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 2.1 Ý kiến về thống kê số lượng chủ nguồn thải 45 Hộp 2.2 Ý kiến về việc thu gom bao gói thuốc BVTV……… 45 Hộp 2.3 Ý kiến về phương pháp thu gom bao gói thuốc BVTV hiện nay………… 46 Hộp 2.4 Ý kiến về chất lượng thu gom bao gói thuốc BVTV hiện nay……… 46 Hộp 2.5 Ý kiến về đơn vị thu gom bao gói thuốc BVTV trên địa bàn xã………47 Hộp 2.6 Ý kiến về giải pháp thu gom thuốc BVTV trong thời gian tới………47
Hộp 2.7 Ý kiến đề xuất công tác thu gom bao gói thuốc BVTV trong thời gian tới……48 Hộp 2.8 Ý kiến nhân viên bán thuốc BVTV 49
Trang 151
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nông
nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới (Heckman and Friberg, 2005; Castillo et al., 2006; Liess et al., 2008; Beketov et al., 2009) Ở Việt Nam cùng với quá trình thâm canh tăng
vụ, việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV ngày càng gia tăng về liều lượng và chủng loại Theo thống kê của Bộ NN và PTNT có tới 800 hoạt chất thuốc BVTV được sử dụng phổ biến gồm thuốc trừ sâu 437 hoạt chất, thuốc trừ bệnh 304 hoạt chất, thuốc trừ cỏ 160 hoạt chất, thuốc trừ chuột 11 hoạt chất và thuốc điều hòa sinh trưởng 49 hoạt chất (Bộ NN và PTNT, 2011) Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thuốc BVTV cũng được sử dụng rất đa dạng, chủ yếu là thuộc các nhóm lân hữu cơ, cúc tổng hợp, conazole, carbamate và nhóm thuốc trừ sâu sinh học (biopesticide) (Phạm Văn Tòan, 2011) Bên cạnh đó vẫn còn các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác; các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hay kim loại đã và đang được vứt bỏ không đúng cách, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư (WHO, 2004; UNESCO Việt Nam, 2010)
Tại huyện Châu Phú sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, diện tích đất nông nghiệp, cây lương thực toàn huyện chiếm khoảng 86,68 % diện tích (Niên giám thống kê, 2022) Do vậy, lượng chất thải nguy hại phát sinh do sử dụng thuốc BVTV rất lớn, tuy nhiên vẫn chưa được thống kê cụ thể để có biện pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường kịp thời Bên cạnh, trong sản xuất nông nghiệp tập quán canh tác truyền thống đã và đang gây tác động tới môi trường Người dân chưa nhận thức đầy đủ tác hại của việc xử lý không đúng cách các bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng Thêm vào đó, việc quản lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa được chú trọng; công tác quản lý, giám sát, cảnh báo, khắc phục ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, các chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp chưa được triển khai kịp thời, thiếu đồng bộ, nhất là địa điểm tập kết, thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng
Trang 162 Trong bối cảnh trên, để đánh giá thực trạng sử dụng, quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường,
sức khỏe cộng đồng là điều rất cần thiết Đó chính là lý do học viên thực hiện đề tài
“Quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng việc phát sinh và quản lý chất thải nguy hại từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiêp trên địa bàn huyện Châu Phú, đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả
3 Nội dung nghiên cứu
1) Đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú
2) Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú
3) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
tại huyện Châu Phú 4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Từ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - môi trường, hiện trạng hoạt động quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Phú luận văn sẽ tổng quan tài liệu, thu thập các báo cáo liên quan và kết hợp sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng phiếu điều tra xã hội học để tiến hành đánh giá thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại khu vực nghiên cứu, kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT), bao gồm phân tích ma trận SO-ST-WO-WT, để đánh giá, phân tích những ưu, nhược điểm trong quản lý, làm cơ sở đề
Trang 173 xuất các giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Hình 0.1 Khung định hướng nghiên cứu
Tổng quan các cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý
Tổng quan tài liệu
- Phương pháp tổng quan tài liệu - Phương pháp khảo sát thực tế và điều tra xã hội học
- Phương pháp so sánh - Phương pháp chuyên gia - Kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại trong thực tế trong & ngoài nước
- Phương pháp phân tích các bên liên quan
- Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường huyện Châu Phú
- Đánh giá và phân tích hiện trạng chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Phú
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp hiện nay
- Phương pháp SWOT - Phương pháp phân tích các bên liên quan:
- PP so sánh, đánh giá kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại trong thực tế trong & ngoài nước - Phương pháp chuyên gia
Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú
Trang 184 phân tích nguyên nhân của các khó khăn, thực trạng và rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học, khách quan đối với vấn đề cần khảo sát, nghiên cứu
Số mẫu được tính theo công thức sau: n= N /(1 + Ne2)
n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể (tổng hộ dân trong huyện, e là sai số tiêu chuẩn 8%)
Cụ thể, tổng số người dân trong huyện là 56,834 người, sử dụng 176 phiếu điều tra khảo sát tại 11 xã thuộc huyện Châu Phú, mỗi xã là 16 mẫu, chọn phân bố ngẫu nhiên Ứng dụng phần mềm Excel tính toán thống kê kết quả phỏng vấn để đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại huyện Châu Phú
Hình thức điều tra: Phát phiếu trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân sau đó tác giả thu lại, tổng hợp và thống kê theo từng mục đã đề ra trong phiếu Kết quả xử lý số liệu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu ở chương 3 (mẫu phiếu đính kèm trong phần Phụ lục 1)
Ngoài ra học viên còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý của các xã, huyện phụ trách về nông nghiệp và môi trường (danh sách đính kèm trong phần Phụ lục 3 )
4.2.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được áp dụng để so sánh các nội dung được thu thập từ phương pháp điều tra, khảo sát thực tế bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý và người dân địa phương Từ đó, cho thấy được sự nhìn nhận giữa cán bộ quản lý và người dân về công tác quản lý chất thải nguy hại và những tác động của chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp đến chất lượng môi trường tại 11 xã thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.2.3 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được áp dụng để thực hiện nội dung (2) và (3) thông qua việc tham khảo ý kiến của 10 chuyên gia có liên quan bao gồm 02 nhân viên cửa hàng bán
Trang 195 thuốc BVTV, 04 cán bộ quản lý tại UBND xã, 02 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, 01 cán bộ Phòng NN và PTNT huyện Châu Phú và 01 cán bộ giảng dạy ngành quản lý môi trường tại trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung tham vấn là các vấn đề về kinh nghiệm thực tiễn, thuận lợi, khó khăn trong quản lý và các giải pháp, định hướng quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm cải thiện tình trạng môi trường, điều chỉnh phương pháp quản lý, nâng cao ý thức người dân và góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao đời sống cộng đồng
4.2.4 Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này được áp dụng để thực hiện nội dung (3) thông qua việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để thấy được các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú Qua đó, đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp với tình hình thực tế
Phân tích SWOT là một công cụ được sử dụng trong lĩnh vực phân tích chính
sách công để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) liên quan đến một chính sách công cụ thể Vấn đề (chính sách/chương trình) được phân tích theo 04 khía cạnh:
- Những điểm mạnh (Strengths): các yếu tố góp phần vào sự thành công của
Chính sách, chẳng hạn như mục đích và mục tiêu, nguồn lực và hỗ trợ sẵn có để thực hiện cũng như khả năng giải quyết các vấn đề và nhu cầu hiện tại
- Những điểm yếu (Weaknesses): các yếu tố hạn chế hiệu quả của Chính sách,
chẳng hạn như thiếu nguồn lực, không đủ hỗ trợ chính trị và mục tiêu và mục tiêu mâu thuẫn
- Những cơ hội (Opportunities): các yếu tố mà Chính sách có thể tận dụng để
tăng cường tác động của nó, chẳng hạn như công nghệ mới nổi, nâng cao nhận thức cộng đồng và hoàn cảnh chính trị hoặc kinh tế thay đổi
Trang 206
- Những nguy cơ, thách thức (Threats): các yếu tố có thể tác động tiêu cực đến
Chính sách, chẳng hạn như sự bất ổn về kinh tế hoặc chính trị, sự phản đối từ các bên liên quan và những tiến bộ công nghệ có thể khiến chính sách trở nên lỗi thời
4.2.5 Phương pháp phân tích các bên liên quan
Phương pháp này được áp dụng để thực hiện nội dung (2) và (3) nhằm xác định vai trò, nhiệm vụ, tác động và mối liên hệ với nhau của các bên liên quan như: người nông dân, UBND xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng NN và PTNTtrong quá trình quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Một số giả định được đặt ra làm cơ sở cho việc xây dựng mẫu phiếu điều tra để thu thập ý kiến của các đối tượng trên và thông qua khảo sát thực tế, đánh giá tổng hợp sẽ kiểm chứng lại các giả định Các giả định được đặt ra như sau:
- Công tác quản lý nhà nước hiện nay về chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng bao gói thuốc BVTV còn kém trong việc thực hiện chức năng của mình ( thiếu nhân lực, phương tiện, chưa quản lý được các nguồn thải trên địa bàn huyện)
- Tỷ lệ thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng còn thấp - Nhận thức của cộng đồng còn hạn chế trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn
Tất cả những giả định trên sẽ được kiểm chứng trong quá trình khảo sát, đồng thời thông qua việc khảo sát sẽ thu thập thêm các ý kiến, nguyện vọng cũng như ý kiến đề xuất của các đối tượng đối với việc nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải nguy hại trong thời gian tới
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1.Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp có sử dụng thuốc BVTV làm phát sinh chất thải nguy hại trong trồng trọt (trồng lúa, cây ăn trái, rau màu)
5.2 Phạm vi nghiên cứu: Huyện Châu Phú (Hình 2)
Trang 217 11 xã tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang ( xã Khánh Hòa, xã Ô Long Vỹ, xã Bình Thủy, xã Bình Chánh, xã Mỹ Phú, xã Mỹ Đức, xã Bình Long, xã Bình Phú, xã Thạnh Mỹ Tây, xã Đào Hữu Cảnh, xã Bình Mỹ)
Hình 0.2 Bản đồ vệ tinh huyện Châu Phú (Nguồn: xaydungso.vn)
5.3 Về thời gian: số liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 3 năm (2021 –
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài đưa ra những cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Phú, giúp chính quyền địa phương có cái nhìn tổng quan về tình trạng này để đưa ra những chính sách và đưa ra giải pháp khả thi, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân
Trang 228
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN 1.1 Cơ sở lý thuyết
Các khái niệm chính liên quan đến đề tài được trình bày tóm tắt như sau:
1.1.1 Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất này với chât khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người (Nguồn: Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT)
1.1.2 Chất thải nguy hại trong nông nghiệp
Chất thải nguy hại trong nông nghiệp chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hóa chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ)
Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc BVTV đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát Do đó, các chất thải nguy hại như chai lọ, bao bì đựng hóa chất BVTV, vỏ bình phun hóa chất, thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ tăng lên đáng kể và khó kiểm soát
Theo số liệu thống kê tổng hợp từ Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 37.000 tấn hóa chất BVTV, đến năm 2006, tăng đột biến lên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn Thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đã thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại Lượng phân bón hóa học sử dụng ở nước ta bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180 kg/ha) Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa đựng Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm Như vậy, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại (nguồn: Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2011)
Trang 239
1.1.3 Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam cùng với quá trình thâm canh tăng vụ, việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV ngày càng gia tăng về liều lượng và chủng loại Theo thống kê (năm 2011) của Bộ NN và PTNT có tới 800 hoạt chất thuốc BVTV được sử dụng phổ biến gồm thuốc trừ sâu 437 hoạt chất, thuốc trừ bệnh 304 hoạt chất, thuốc trừ cỏ có 160 hoạt chất, thuốc trừ chuột 11 hoạt chất và thuốc điều hòa sinh trưởng 49 hoạt chất Riêng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thuốc BVTV cũng được sử dụng rất đa dạng, chủ yếu là thuộc các nhóm lân hữu cơ, cúc tổng hợp, conazole, carbamate và nhóm thuốc trừ sâu sinh học (biopesticide) Bên cạnh đó, vẫn còn các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác; các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hoặc kim loại đã và đang được vứt bỏ không đúng cách, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư (Bùi Thị Nga và cộng sự, 2013)
1.1.4 Chính sách tam nông - “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X đề ra mục tiêu và giải pháp để giải quyết đồng bộ 3 vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, thực hiện nhiều chương trình, dự án để phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nông dân
Việc thực thi các chính sách đã đạt được những kết quả đáng kể Có thể khái quát trên các khía cạnh sau:
Một là, quan hệ giữa thành thị và nông thôn đã có bước chuyển đột phá Không chỉ việc giao lưu thông thương giữa thành thị và nông thôn ngày càng thuận lợi mà khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn đã có bước thu hẹp
Hai là, trình độ sức sản xuất của nông nghiệp, nông thôn đã được tăng cao, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tốt hơn
Trang 2410 Ba là, chất lượng đời sống của người nông dân đã được nâng lên một bước Bốn là, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi Với việc đầu tư cụ thể về điện, đường, trường, trạm y tế, chợ nông thôn, hệ thống thủy lợi… kết cấu hạ tầng nông thôn được củng cố và tăng cường, nông thôn đang khởi sắc
Xét về tổng thể, sau những năm đổi mới đầy nỗ lực, công cuộc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đã thu được những kết quả tốt đẹp ( Vũ Văn Hiền, 2010)
1.1.5 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng xã, ấp, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh
1.1.6 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, với mục tiêu chung: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Quyết định số 800/QĐ-TTg, 2010)
1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Một số mô hình quản lý chất thải nông nghiệp
Trang 2511
1.2.1.1 Một số mô hình quản lý chất thải nông nghiệp ngoài nước
* Làng thông minh ở Malaysia ( Yến Chi, 2012)
Mô hình làng thông minh của Malaysia mang tên Rimbunan Kaseh, bang Pahang có thể coi là mô hình xóa đói giảm nghèo bằng cách kết hợp công nghệ mới và thúc đẩy môi trường bền vững
Các cư dân trong “làng thông minh” Rimbunan Kaseh có 100 nóc nhà này được tiếp cận với đầy đủ cơ sở thiết yếu gồm giáo dục, đào tạo và giải trí cũng như một hệ thống nông nghiệp bền vững, có nguồn thức ăn đáng tin cậy và việc làm bổ sung thu nhập cho người dân Những căn nhà trong làng có diện tích khoảng 100m2 và chỉ mất 10 ngày để xây dựng
Hệ thống nông nghiệp khép kín là đặc điểm nổi bật nhất tại làng Rimbunan Kaseh Chu trình khép kín đó liên kết mọi hoạt động trong cộng đồng Cụ thể, hệ thống nuôi trồng thủy sản cung cấp cá nhỏ và tảo dùng làm thức ăn cho cá lớn như cá rô phi giàu protein Nước thải từ nuôi trồng thủy sản sau đó sẽ đi qua hệ thống lọc, được sử dụng để cho những cánh đồng ngũ cốc và các cây trồng khác, trong đó có hoa, cây màu Cây cho sản phẩm tươi được trồng trong chậu thủy canh có thể phát hiện độ ẩm của đất, từ đó có chế độ tưới thích hợp để không lãng phí nước, đồng thời tiết kiệm cả phân bón và thuốc trừ sâu Chất thải hữu cơ được trộn để khuyến khích sự phát triển của sâu và các
sinh vật khác dùng nuôi gia cầm
* Chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng hợp lý thuốc BVTV tại Nhật Bản, Hàn Quốc (nguồn: Báo Tài nguyên và Môi
trường, 2015) Để giảm thiểu và hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, tại Nhật Bản, bên cạnh kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ còn thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân với mức hỗ trợ tùy thuộc vào việc giảm thiểu lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác Hoặc tại Hàn Quốc, chính phủ cũng chi trả trực tiếp dưới dạng bù đắp những chi phí cho hoạt động mà người nông dân tiến hành nhằm bảo vệ môi trường
Trang 2612 trong quá trình sản xuất nông nghiệp Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách thức quản lý, sử dụng hợp lý thuốc BVTV, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng thuốc BVTV được sử dụng
1.2.1.2 Một số mô hình quản lý chất thải nông nghiệp trong nước
* Mô hình thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và rác thải trên đồng ruộng của Hội Nông dân xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (Thanh Thúy, 2015)
Với diện tích đất nông nghiệp lớn, do thói quen thiếu cẩn trọng đối với xử lý
vỏ bao bì trong sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt nên những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp của xã rất đáng lo ngại Việc lạm dụng thuốc BVTV, dư lượng thuốc BVTV còn lại vỏ bao bì, vứt tràn lan trên các bờ ruộng gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân Để triển khai mô hình, Hội Nông dân xã đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, phát động phong trào bảo vệ môi trường tới hội viên; xây dựng các phương án lập điểm thu gom rác thải trên các cánh đồng, các dong ngõ; tiến hành xử lý các loại vỏ bao bì, chai lọ nhựa đến cuối vụ thu hoạch bằng hình thức đốt tại ruộng; phân công cán bộ Hội Nông dân phụ trách đôn đốc các chi hội phát động hội viên và nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã về công tác bảo vệ môi trường; tác hại của việc lạm dụng và dư lượng thuốc BVTV là nguyên nhân phát sinh các bệnh như ung thư, suy giảm sức khỏe do ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống
Qua gần một năm triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ gìn môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp trên địa bàn xã
* Mô hình thu gom, xử lý rác thải chai, vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng nơi quy định tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận (Minh Thảo, 2015)
Với mong muốn nâng cao nhận thức của bà con nông dân về việc thực hiện tốt các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV góp phần mang lại lợi ích về sức khỏe, kinh tế và
Trang 2713 hướng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, năm 2014, được sự hỗ trợ của Công ty cổ phần bảo vệ thực vật phía Nam; Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức thực hiện mô hình “Thu gom, xử lý rác thải chai, vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng nơi quy định”, bằng cách xây dựng 4 hố chứa rác thuốc BVTV tại xứ đồng Tà Nưng, thôn Lâm Giang Trong vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã 2 lần tổ chức tập huấn cho nông dân về phương thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả và mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện mô hình
* Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt và bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng tại Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng ( Phương Vy, 2016)
Với diện tích hơn 5.400 ha đất nông nghiệp, trong đó trên 3.600 ha đất trồng lúa và hơn 256 ha trồng hoa màu Từ trước tới nay, bà con nông dân tại Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng vẫn thường có thói quen sau khi sử dụng thuốc BVTV xong thì vứt bỏ vươn vãi vỏ thuốc đã qua sử dụng tại đồng ruộng Từ thực trạng trên, Hội Nông dân Thành phố Sóc Trăng đã chủ động đề xuất giải pháp để khắc phục và phát động xây dựng mô hình “Thu gom rác thải sinh hoạt và bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”, đây vừa là giải pháp trước mắt vừa mang tính bền vững lâu dài để góp phần bảo vệ môi trường thành phố
Qua gần 2 năm thực hiện mô hình này, bà con nông dân thành phố đã thu gom, tiêu hủy gần 2000 kg bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV đã qua sử dụng và hơn 7000 kg rác thải sinh hoạt, qua tuyên truyền, phát động đã có trên 3000 hội viên nông dân chủ động hưởng ứng thực hiện Từ hiệu quả bước đầu mang lại, Hội Nông dân thành phố tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình “Thu gom rác thải sinh hoạt và bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”, tuyên truyền sâu rộng trong hội viên và bà con nông dân để dần hình thành thói quen tích cực trong việc tham gia bảo vệ môi trường, hạn chế vứt rác trên đồng ruộng, và đây cũng là trách nhiệm của mỗi người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính mình và cho người khác, được bà con nông dân thành phố đã và đang tích cực thực hiện từ mô hình
Trang 2814
* Mô hình hồ rác thuốc bảo vệ thực vật của Phòng Tài nguyên và Môi trường thị
xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang (Nguồn: moitruong.com.vn)
Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã thực hiện mô hình hồ rác thuốc bảo vệ thực vật Tại đây, người nông dân được hướng dẫn thu gom rác nông nghiệp là bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật (không để lẫn lộn rác thải sinh hoạt) bỏ vào thùng chứa rác được xây dựng kiên cố, có nắp đậy
Thực hiện mô hình sinh thái, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức các buổi tuyên truyền cho nông dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của việc thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng Thay cho thói quen từ lâu là sau khi sử dụng thuốc, các bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật thường được người nông dân bỏ lại nơi đồng ruộng; khi thực hiện mô hình người nông dân sẽ thu gom các chất thải này lại bỏ vào thùng rác sinh thái Sau khoảng thời gian 4 - 6 tháng, lượng rác này sẽ được đơn vị có chức năng đến thu gom và đưa đi xử lý
Sau 2 năm thực hiện, thị xã Gò Công hiện nay đã xây dựng được 45 hồ rác và sẽ tiếp tục nhân rộng ra toàn thị xã Và mô hình đã được nhân rộng ra địa bàn của nhiều huyện còn lại trong tỉnh như Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông Mô hình hồ rác thuốc bảo vệ thực vật tại Gò Công, Tiền Giang bước đầu cho thấy được hiệu quả tích cực, người nông dân đã có nhận thức hơn về rác thải nông nghiệp, từ đó giải quyết được hiệu quả vấn đề rác thải nông nghiệp, góp phần xây dựng một thị xã Gò Công không chỉ phát triển nhanh về kinh tế mà còn bền vững về môi trường với một cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp cả khu vực đô thị lẫn nông thôn
Trang 2915
Hình 1.1 Cán bộ Thị xã Gò Công(tỉnh Tiền Giang)
hướng dẫn nông dân bỏ vỏ thuốc bảo vệ thực vật vào hồ thu gom.
* Mô hình “Bể bê tông chứa bao bì thuốc BVTV” ờ các địa phương của tỉnh Nam Định
(Ngọc Ánh, 2024)
Hình 1.2 Nông dân xã Bình Minh (Nam Trực)
bỏ vỏ thuốc bảo vệ thực vật vào bể thu gom
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tập trung thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường hỗ trợ xây dựng mô hình “Bể bê tông chứa bao bì thuốc BVTV” Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được hơn 20 nghìn bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV tại các tuyến đường nội đồng, bờ ruộng, bờ mương trên các cánh đồng
Trang 3016 Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, mô hình “Bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV” đã và đang được sử dụng hiệu quả trên địa bàn Trong năm 2023, số lượng bao bì thuốc BVTV được thu gom, xử lý sau sử dụng gần 147 tấn Toàn bộ lượng bao gói thuốc BVTV sau khi thu gom được vận chuyển và đưa đi xử lý đúng quy định về xử lý chất thải nguy hại thông qua hợp đồng giữa Công ty Cổ phần đầu tư kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC (Khu công nghiệp Hòa Xá, thành phố Nam Định) với UBND các xã, thị trấn Sau khi được tuyên truyền, hầu hết người dân địa phương đã tự giác thu gom bao bì thuốc BVTV, tạo thành thói quen tích cực
* Mô hình mô hình “Thùng chứa rác thải thuốc BVTV” hay “Hố chứa rác thải thuốc BVTV” của huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Nguồn: Tạp chí Môi trường Đô
thị Việt Nam)
Mô hình được áp dụng trên địa bàn 2 xã Trung Thạnh và xã Trung An Xã Trung Thạnh đã thực hiện mô hình “Thùng chứa rác thải thuốc BVTV” ở ấp Thạnh Phước 2, trang bị 15 thùng chứa rác làm bằng kẽm, với nhiều tiện ích: Không tồn ứ nước, không bốc mùi hôi, thối… tổng chi phí 9 triệu đồng, do các hội viên ấp đóng góp
Hình 1.3 Mô hình“Thùng chứa rác thải thuốc BVTV”
sau sử dụng tại xã Trung Thạnh
Tại xã Trung An, Hội Nông dân xã đã chỉ đạo xây dựng mô hình “Hố chứa vỏ chai, bao bì thuốc BVTV” tại ấp Thạnh Lộc 2, gồm có 7 hố với 30 hộ tham gia Hố xây dựng bằng bê tông, quy cách hố xây dựng ngang 1m, cao 1 m, với số tiền 7 triệu đồng, vận động hội viên nông dân đóng góp Sau thời gian thực hiện mô hình đã tạo chuyển biến
Trang 3117 tích cực trong nhận thức, phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là hội viên nông dân trong công tác BVMT Đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong các hoạt động BVMT, chấp hành đúng quy định của pháp luật về BVMT, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các loại phân thuốc BVTV trong sản xuất Rác thải như vỏ chai, bao bì và các loại rác khác được các thành viên tham gia mô hình bỏ đúng nơi quy định, đảm bảo môi trường xung quanh và sức khỏe con người
Có hố chứa, thùng chứa vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, nên sau khi sử dụng xong bà con đã tự giác thu gom vào thùng, hố chứa, người nào vi phạm bỏ bừa bãi ngoài đồng sẽ bị mọi người nhắc nhở Có thể thấy, mô hình thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV tại huyện Cờ Đỏ bước đầu đã phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường…
* Một số chương trình, dự án điển hình trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Châu Phú
Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, để đạt được tiêu chí về môi trường cần bắt buộc thực hiện thu gom và xử lý tốt chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp Trong đó huyện Châu Phú có 9 xã thực hiện nội dung này để đạt tiêu chí xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao Do đó, các xã huyện Châu Phú đã tập trung nguồn lực, khảo sát và bố trí địa điểm tập kết rác và bố trí thùng rác để thực hiện nội dung này Kinh phí thực hiện một phần xã hội hóa, một phần cho ngân sách hỗ trợ
Chương trình của Hội nông dân huyện nhân ngày môi trường thế giới đã phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng NN và PTNT phát động nông dân tham gia bảo vệ môi trường thông qua nhiều hình thức như tuyền truyền tác hại của việc xử lý bao gói thuốc BVTV không đúng cách, tổ chức ra quân thu gom các bao gói thuốc BVTV trên các cánh đồng do người sử dụng vứt bỏ bừa bãi, trang bị các thùng chứa rác để nông dân để đúng nơi qui định…từ đó giảm thiểu một phần bao gói thuốc BVTV sử lý không đúng cách
1.2.1.3 Đánh giá chung
Trang 3218 Các mô hình trong nước từng bước phát huy hiệu quả Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có những cách làm, nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường thông qua công tác thu gom và tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người nông dân trong việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn chậm và công tác quản lý chất thải vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế chưa được sự đồng thuận của tất cả người dân, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có những cải tiến trong công tác quản lý, phù hợp với điều kiện tại mỗi khu vực Phí thu gom chất thải nguy hại đang phải chi trả kinh phí từ ngân sách cho vấn đề thu gom này Công tác thu gom chỉ thực hiện ở khu vực nhỏ, chưa rộng khắp diện tích có sử dụng bao gói thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng, các phương tiện cung ứng dịch vụ phần lớn là đã qua sử dụng, củ kỹ và lạc hậu, không đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường Cần khoản kinh phí lớn để đầu tư đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất
Công tác quản lý nhà nước (bao gồm công tác kiểm tra, giám sát) còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra
1.2.2 Một số đề tài nghiên cứu liên quan
* Hoàng Thị Thu Hiền, 2012 Đánh giá thực trạng môi trường nông thôn và đề
xuất một số giải pháp định hướng, quy hoạch về môi trường trong xây dựng nông thôn
mới tại xã Diễn Thọ - huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Đại học Thái
Nguyên
Đề tài thực hiện các khảo sát hiện hiện trạng môi trường bằng các bảng điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm đánh giá tiêu chí môi trường tại xã Diễn Thọ Ngoài ra đề tài còn sử dụng mô hình Động lực - Áp lực - Trạng thái - Tác động - Đáp ứng (DPSIR); phương pháp đánh giá tổng hợp do Tổ chức môi trường châu Âu (EAA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết Và đề tài này dựa vào các đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu của vùng để chọn
Trang 3319 ra các động lực chi phối quan trọng nhất cho vùng nghiên cứu bao gồm: gia tăng dân số, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trình độ nhận thức Sau khi phân tích, xác định các vấn đề môi trường của xã, tác giả đã đề xuất một số biện pháp định hướng, quy hoạch về môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở xã Diễn Thọ như cấp nước, thoát nước thải, xử lý chất thải nguy hại,…
* Nguyễn Trọng Hoài, 2014 Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh:
Tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long” Kinh tế
phát triển, 284:44-62
Nghiên cứu này tìm hiểu hành vi của nông dân tại hai tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long bằng khung phân tích định hướng tăng trưởng xanh trong nông nghiệp thông qua khảo sát việc nhận thức môi trường và sử dụng thuốc BVTV Có bốn khía cạnh để đánh giá bao gồm: (i) Tình trạng kinh tế - xã hội; (ii) Tình trạng môi trường; (iii) Tình trạng và nhận thức của cá nhân; và (iv) Chính sách xanh trong nông nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình hướng đến tăng trưởng xanh của nông nghiệp khu vực này gặp nhiều khó khăn và thách thức Tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lực tự nhiên thông qua hoạt động các ngành khai thác và chế biến thủy sản đã ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên Chính sách hỗ trợ tăng trưởng xanh được đề nghị nên đạt sự cân bằng giữa các biện pháp truyền thông giáo dục và các biện pháp hỗ trợ trực tiếp nhằm thúc đẩy, điều chỉnh hành vi nông dân trong quá trình sản xuất và chế biến hướng đến tăng trưởng xanh
* Bùi Thị Nga và cộng sự, 2013 Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn
nguy hại trong canh tác lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Tạp chí Khoa học trường Đại
học Cần Thơ, Phần A: Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 29 (2013): 83-88
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá lượng chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất thải nguy hại phát sinh bao gồm giấy chiếm 1%; bao nilon 2%; thủy tinh - kim loại 23% và chai nhựa 74% Trung bình lượng chất thải nguy hại khoảng 12,8 kg/ha/năm; trong đó thải bỏ quanh ruộng chiếm 52%, tái chế đạt 30% và đốt 18% Kết quả xây dựng mô hình quản lý chất thải quy mô hộ gia đình cho thấy, tỷ lệ tái chế đạt
Trang 3420 53% tổng lượng phát thải, mô hình góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn Để giảm thiểu lượng chất thải nguy hại phát sinh, cần thường xuyên tập huấn sử dụng thuốc đúng phương pháp; xã hội hóa công tác thu gom và nghiên cứu qui trình xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
*Nhận xét:
Các đề tài nêu trên đã phân tích được nguyên nhân, hạn chế và đề xuất giải pháp xử lý các chất thải nguy hại trên địa bàn nghiên cứu Qua đó giúp cho nhà quản lý thấy được thực trạng công tác quản lý xử lý rác thải nguy hại tại địa phương, đề ra giải pháp bảo vệ môi trường được tốt hơn, hợp lý và hiệu quả hơn công tác quản lý môi trường trên địa bàn
Tuy nhiên, các đề tài chưa thể hiện được bao quát các giải pháp giảm thải chất thải nguy hại từ việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp ra môi trường như tăng cường áp biện pháp canh tác sinh học nhằm giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu như thực hiện nguyên tắc “ 4 đúng” trong sản xuất nông nghiệp, chương trình “01 phải 05 giảm”, “03 giảm 03 tăng”,… Các đề tài cũng chưa mạnh dạn đề xuất chế tài xử lý hay cơ chế bắt buộc các đại lý kinh doanh phân phối thuốc BVTV thực hiện thu gom bao gói thuốc BVTV do đại lý mình bán ra mà đùn đẩy nhiệm vụ này cho địa phương
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Trang 3521 - Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
Kế hoạch số 383/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang về việc nhân rộng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018;
Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2020;
- Quyết định số 2877/QĐ – UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025
Công văn số 2041/VPUBND-KTN ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Văn phòng UBND tỉnh về việc triển khai Thông tư liên tịch hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng;
Thông báo số 13/TB-VPUBND ngày 12 tháng 01 năm 2018 của của Văn phòng UBND tỉnh về ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi tại buổi họp giải quyết vướng mắc trong thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang;
Trang 3622 Công văn số 5583/VPUBND-KTN ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang về chủ trương tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020;
Công văn số 82/CtyMTĐTAG ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Công ty CP Môi trường Đô thị An Giang về việc góp ý Đề cương Đề án “Điều tra hiện trạng phát thải, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý”;
Công văn số 448/SKHĐT-KHN ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý Đề cương Đề án “Điều tra hiện trạng phát thải, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý”;
Công văn số 274/SKHCN-KHTC ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc góp ý dự thảo Đề cương Đề án “Điều tra hiện trạng phát thải, thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp quản lý”;
Biên bản họp ngày 13 tháng 5 năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang về việc góp ý Đề cương Đề án “Điều tra hiện trạng phát thải, thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp quản lý”
Công văn số 504/STC-HCSN ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Sở Tài chính về việc thẩm định kinh phí Đề cương đề án “Điều tra hiện trạng phát thải, thu gom, xử lý bao gói thuộc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp quản lý
Công văn số 148/PTNMT-MT ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Phú về việc góp ý Đề cương Đề án “Điều tra hiện trạng phát thải, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và đề xuất biện pháp xử lý”;
Trang 3723 Công văn số 715/UBND-VP, ngày 06 tháng 9 năm 2022 của UBND huyện Châu Phú về việc đăng ký nhu cầu về khối lượng, dự toán thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng giai đoạn 2021 - 2025;
Công văn số 85/UBND-VP, ngày 08 tháng 02 năm 2023 của UBND huyện Châu Phú về việc đăng ký nhu cầu thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn huyện Châu Phú 2023;
Công văn số 957/UBND-VP, ngày 18 tháng 10 năm 2023 của UBND huyện Châu Phú về việc đăng ký bổ sung các xã được công nhận và lộ trình công nhận nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao vào danh mục thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn huyện Châu Phú giai đoạn 2021 - 2025
*Nhận xét:
Nhìn chung, các văn bản trên về cơ bản thể hiện đầy đủ việc quản lý chất thải nguy hại việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp Các văn bản đã quy định danh mục và quy trình xử lý từng loại thuốc một cách cụ thể tạo điều kiện cho đơn vị quản lý nhà nước được tốt hơn Các văn bản cũng quy định quy trình xử lý chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp; quy định các nội dung chế tài xử phạt đối với những tập thể, cá nhân không xử lý đúng cách chất thải nguy hại
Tuy nhiên, các văn bản trên chưa có cơ chế khuyến khích các đơn vị dân lập tham gia thu gom, xử lý chất hại nguy hại trong sản xuất nông nghiệp, chưa có biện pháp kiểm tra, giám sát thực hiện việc thu gom, xử lý rác nguy hại của các đơn vị Cần có qui định thực hiện cơ chế đặc thù trong việc lựa chọn đơn vị thu gom như chỉ định thầu thay vì đấu thầu như hiện nay do đây là loại chất thải nguy hại Bên cạnh đó, nên thực hiện chế độ khen thưởng đột xuất và định kỳ đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nội dung này
Trang 382.1.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái
Châu Phú là một trong các huyện trung tâm của tỉnh An Giang Phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc, phía Đông giáp sông Hậu, phía Nam giáp huyện Châu Thành, và phía Tây giáp huyện Tịnh Biên Theo Chi cục thống kê huyện Châu Phú diện tích đất tự nhiên là 45.100,76 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 39.774,89 ha, chiếm 86,68 % diện tích toàn huyện Sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Phú như các huyện khác trong tỉnh từ 01 vụ lên 02 vụ và lên đến 03 vụ Trong những năm qua, giá trị nông nghiệp của huyện đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và góp phần ổn định chính trị - xã hội huyện
Như nhiều địa phương khác của tỉnh An Giang, huyện Châu Phú có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao nhất trong khoảng 36-380c, nhiệt độ thấp nhất khoảng 180c; hàng năm có 2 mùa gió là gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước và gió mùa Đông Bắc hanh khô Nằm ở sâu trong đồng bằng nên huyện Châu Phú ít bị ảnh hưởng của gió bão, nhưng là vùng đầu nguồn sông Hậu, địa hình thấp nên chịu nhiều tác động của lũ lụt, sạt lở đất bờ sông
Được bồi đắp bởi phù sa dồi dào của sông Mê Kông hàng năm nên đất đai của Châu Phú rất màu mỡ, thuận lợi cho trồng trọt cả về lúa gạo, hoa màu và cây ăn trái Dọc sông Hậu dài 34,5 km, huyện Châu Phú có ưu thế về nguồn nước ngọt với hệ thống kênh rạch chằng chịt có thể phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
Được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm huyện Châu Phú tiếp nhận lượng phù sa đáng kể bồi bổ cho ruộng đồng Cùng với cây lúa, cây màu, cây ăn trái được phát triển tạo thành nguồn chủ lực trong nền kinh tế nông nghiệp Trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng lương thực và cơ bản đảm bảo được lương thực ở khu vực nông thôn Cơ cấu cây trồng có sự chuyển
Trang 3925 biến mạnh, bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh cây rau màu, cây ăn trái, những mô hình sản xuất sản phẩm hàng hoá giá trị cao dần được hình thành
Nhìn chung, huyện Châu Phú có hầu hết mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất, nước, và thời tiết để phát triển ngành trồng trọt có lợi thế so sánh lớn so với nhiều nơi khác của Đồng bằng sông Cửu Long
Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp tập quán canh tác truyền thống đã và đang gây tác động tới môi trường Người dân chưa nhận thức đầy đủ tác hại của việc xử lý không đúng cách các bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng Bên cạnh, việc quản lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa được chú trọng; công tác quản lý, giám sát, cảnh báo, khắc phục ô nhiễm môi trường tử việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa chặt chẽ
2.1.2 Dân cư và nguồn lao động
Huyện Châu Phú có 11 xã và 02 thị trấn Theo Niên giám thống kê huyện Châu Phú (năm 2022) đến cuối năm 2022, dân số toàn huyện là 206.298 người, trong đó tỷ lệ nữ là 51%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 70% Với qui mô dân số trên, hầu hết các nguồn đất đều đã được đưa vào sử dụng, nền nông nghiệp hầu như không thể thu hút lao động tại chổ, tỷ suất lao động di cư tìm việc làm phi nông nghiệp cao
Về cơ cấu lao động theo trình độ có sự chuyển biến tích cực Lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ 50,07%, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 80%, bình quân mỗi năm giới thiệu việc làm trên 6.200 lao động Tuy nhiên, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trên địa bàn huyện vẫn còn khá cao, vì vậy việc giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới
2.1.3 Đặc điểm kinh tế
Kinh tế toàn huyện vẫn có bước phát triển khởi sắc, tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực hiện khẩn trương, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của huyện Giá trị sản xuất (GO) khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 7,58% (8.951/8.320 tỷ đồng); khu vực công nghiệp tăng 21,63% (2.165/1.780 tỷ
Trang 4026 đồng); khu vực xây dựng tăng 13,96% (1.045/917 tỷ đồng) so với năm 2020 Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên 70,18 triệu đồng vào cuối năm 2023 (UBND huyện Châu Phú, năm 2023).
Cơ cấu kinh tế của Huyện cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp với tốc độ chuyển dịch mạnh và sắc nét Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, trên cơ sở chuyển đổi nhanh cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa các giống cây mới có ưu thế hơn về năng suất, chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng
2.1.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
* Về giao thông (Nguồn: báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của UBND huyện, 2024)
Hệ thống giao thông ngang, dọc đã được phủ kín song chất lượng chưa cao, nhiều
tuyến đã và đang xuống cấp; riêng giao thông nội đồng của nhiều vùng đang chờ nguồn vốn đầu tư xây dựng
- Về đường quốc lộ: có tuyến quốc lộ 91 đi qua với chiều dài hơn 30 km - Về đường tỉnh lộ: có 02 tuyến đường quan trọng ĐT 945; ĐT 947 đã được nhựa hoá và có khả năng quy hoạch nâng cấp, mở rộng
- Về đường huyện, xã: Đã khớp nối toàn bộ những tuyến quan trọng với nhau, phần lớn đã được nhựa hoá hay bê tông hoá, còn lại một ít đang được tiếp tục đầu tư xây dựng Tuy nhiên, còn nhiều đoạn đường cần nâng cấp, tu bổ
- Giao thông nội đồng: Đây là hệ thống thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất để đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, song do nguồn đầu tư còn hạn chế nên chỉ mới xây dựng được một số tuyến quan trọng ở một số vùng, còn lại hầu hết là đường đất
* Về thuỷ lợi
Trong thời gian qua, huyện đã đầu tư thực hiện tổng số 169 công trình thủy lợi như: xây dựng hệ thống cống, đập, nâng cấp đê bao, nạo vét kênh mương,… với tổng