1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ
Tác giả Nguyễn Minh Hiếu
Người hướng dẫn TS. Võ Thị Ngọc Châu
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG -HCM
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,18 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tổng quan về đề tài (13)
    • 1.1 Giới thiệu chung về công tác thanh tra khoa học và công nghệ (13)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung về Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM và Thanh tra Sở (13)
      • 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở (13)
      • 1.1.3 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin (14)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (14)
    • 1.3. Mục tiêu của đề tài (15)
    • 1.4. Nội dung thực hiện (15)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (16)
    • 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.7. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu của đề tài (18)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết (18)
      • 2.1.1 Hệ thống thông tin quản lý (18)
      • 2.1.2 Chính phủ điện tử (CPĐT) (18)
      • 2.1.3 GIS (20)
      • 2.1.4 Bản đồ phông phóng xạ môi trường (22)
    • 2.2 Cơ sở pháp lý (26)
    • 2.3 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (27)
      • 2.3.1 Quốc tế (27)
    • 2.4 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng bản đồ phông phóng xạ (27)
    • 2.4 Kết luận chương (30)
  • Chương 3. Phương pháp nghiên cứu (31)
    • 3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (31)
    • 3.2 Phương pháp luận phát triển hệ thống (31)
      • 3.2.2 Khái niệm hệ thống thông tin (34)
      • 3.2.3 Phân loại hệ thống thông tin (35)
      • 3.2.4 Các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thông tin (36)
    • 3.3 Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng (37)
      • 3.3.1 Phân tích hướng đối tượng (Object Oriented Analysis - OOA) (38)
      • 3.3.2 Thiết kế hệ thống hướng đối tượng (38)
      • 3.3.3 Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unifield Modeling Language – UML) (39)
      • 3.3.4 Các dạng biểu đồ (39)
  • Chương 4. Khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin và lựa chọn công nghệ (41)
    • 4.1 Mục tiêu – Nội dung công việc (41)
    • 4.2 Khảo sát hiện trạng (41)
      • 4.2.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật (41)
      • 4.2.2 Thông tin mô tả về tổ chức (42)
      • 4.2.3 Thông tin về hoạt động tác nghiệp (42)
    • 4.3 Dữ liệu thu thập (48)
      • 4.3.1 Phân hệ Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng (48)
      • 4.3.2 Phân hệ An toàn bức xạ (48)
    • 4.4 Đánh giá, lựa chọn công nghệ (49)
      • 4.4.1 Các công nghệ đề xuất (49)
      • 4.4.2 Lựa chọn công nghệ (55)
    • 4.5 Kết luận chương (55)
      • 4.5.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng công nghệ thông tin (55)
      • 4.5.2 Công nghệ áp dụng trong hệ thống (56)
  • Chương 5. Phát triển hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra KH&CN (57)
    • 5.1 Phạm vi hệ thống (57)
    • 5.2. Phân tích, thiết kế hệ thống (58)
      • 5.2.1 Mô hình use case của hệ thống (60)
      • 5.2.2 Mô tả các chức năng của hệ thống (60)
    • 5.3 Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (63)
      • 5.3.2 Cách xác định tọa độ (64)
      • 5.3.3 Quan hệ giữa các thực thể trong hệ thống (64)
    • 5.4 Xây dựng hệ thống (69)
      • 5.4.1 Cơ sở dữ liệu (69)
      • 5.4.2 Xây dựng các chức năng trong phần mềm quản lý (69)
    • 5.5 Kết luận chương (74)
  • Chương 6. Đào tạo, chuyển giao và đánh giá hiệu quả sử dụng (76)
    • 6.1 Đào tạo và chuyển giao (76)
    • 6.2 Đánh giá chất lượng sử dụng (77)
    • 6.3 Kết luận chương (78)
  • Chương 7 Nhận xét, kết luận và phương hướng phát triển (80)
    • 7.1 Nhận xét (80)
    • 7.2 Kết luận (81)
    • 7.3 Phương hướng phát triển (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động thanh tra trở thành một đòi hỏi bức thiết, đặc biệt là đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành khoa học và công ngh

Tổng quan về đề tài

Giới thiệu chung về công tác thanh tra khoa học và công nghệ

1.1.1 Giới thiệu chung về Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM và Thanh tra Sở

Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý hoạt động khoa học công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở trên địa bàn thành phố.

Sở Khoa học và Công nghệ chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thanh tra Sở là phòng chức năng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở

Chức năng: thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ đối với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của Sở và thanh tra nhà nước đối với các đơn vị, tổ chức thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có nội dung về khoa học và công nghệ và các nội dung khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Nhiệm vụ và quyền hạn:

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân về hoạt động khoa học và công nghệ; về phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ; về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; về sở hữu trí tuệ (trừ bản quyền tác giả về văn học và nghệ thuật); về an toàn bức xạ và hạt nhân; về thông tin khoa học và công nghệ

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở và theo chỉ đạo của Giám đốc Sở

Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở và các khiếu nại, tố cáo khác đối với cơ quan, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo

Hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban Nhân dân quận - huyện, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ cấp quận - huyện trong việc thanh tra, xử lý vi phạm về khoa học và công nghệ [1]

1.1.3 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin

Thanh tra Sở là một bộ phận quan trọng trong Sở Khoa học và Công nghệ và hệ thống thanh tra nói chung Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin và tin học hoá đang được sử dụng tại nhiều đơn vị, nhiều bộ phận trong các cơ quan nhà nước Tuy nhiên tại Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM việc quản lý các đối tượng thanh tra hiện tại còn rất thô sơ, chủ yếu là quản lý bằng văn bản giấy, việc kiểm tra thông tin và theo dõi các đối tượng thanh tra gặp khó khăn…cho nên việc áp dụng công nghệ thông tin và tin học hoá rất cần thiết trong công tác quản lý.

Lý do chọn đề tài

 Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tháng 8 năm 2012), trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 184.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Riêng trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng Thành phố có hơn 500 cửa hàng xăng dầu [2] ; khoảng hơn 1500 cơ sở, đại lý kinh doanh LPG chai [3] ; hơn 500 cơ sở y tế sử dụng trên 1000 thiết bị x-quang và hàng chục ngàn phương tiện đo y tế trong chẩn đoán và điều trị; 81 cơ sở bức xạ sử dụng hơn 300 nguồn phóng xạ trong các lĩnh vực khác nhau như sắt thép, gia công, chiếu xạ thực phẩm…; hàng chục ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực như điện – điện tử, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, hàng đóng gói sẵn, thương mại bán lẻ,…

 Với một địa bàn rộng, phức tạp và số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh như trên, các thông tin về doanh nghiệp, thông tin về nội dung, kết luận thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được lưu trữ và sử dụng một cách hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng thanh tra, kiểm tra trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng, vụ việc, mất nhiều thời gian thống kê, báo cáo, lập kế hoạch thanh tra; mất nhiều thời gian trong việc tìm đường đi tới các đối tượng thanh tra

 Ngoài ra, đối với việc quản lý về an toàn bức xạ cũng rất cần một công cụ trực quan nhằm hiểu rõ hơn về khu vực đặt thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ để có thể đưa ra phương án tốt nhất cho công tác thanh tra cũng như có cơ sở để đề xuất di dời nếu nguồn phóng xạ nguy hiểm đang nằm trong khu dân cư (trong bán kính r có bao nhiêu hộ dân đang sinh sống, khu vực xung quanh có gần các cơ sở trường học, khu đông dân cư,…)

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã trở thành công cụ quan trọng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) và các thiết bị phần cứng, phần mềm Với CSDL nền đầy đủ và liên tục cập nhật, GIS có thể giải quyết hiệu quả các bài toán quản lý, hỗ trợ ra quyết định.

 Xuất phát từ lý luận và những nhu cầu của thực tiễn, đồng thời phục vụ cho việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS Võ Thị Ngọc Châu, tôi tiến hành làm luận văn tốt nghiệp: " Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh "

Mục tiêu của đề tài

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các chức năng quản lý và truy xuất dữ liệu bản đồ GIS với:

 Cơ sở dữ liệu chuyên đề được xây dựng trên cơ sở dữ liệu GIS nền, hệ tọa độ VN-2000 theo quy định của nhà nước

 Giao diện phần mềm được thể hiện bằng tiếng Việt Unicode theo TCVN 6909:2000, được trình bày khoa học

- Xây dựng các chức năng quản lý thông tin các doanh nghiệp, các đối tượng thanh tra để phục vụ công tác thanh tra (quản lý vi phạm, xử lý vi phạm, lịch sử vi phạm…), thống kê và báo cáo Các báo cáo, tổng hợp số liệu có thể kết xuất sang định dạng phổ biến như excel, pdf Từ tập tin excel này, người sử dụng có thể in hoặc chuyển sang các định dạng khác như pdf để làm báo cáo nhanh hoặc sử dụng làm dữ liệu cho các văn bản khác như kế hoạch, công văn,…theo nhu cầu

- Xây dựng bản đồ chuyên đề để thể hiện trực quan các đối tượng thanh tra theo các khu vực hành chính Cung cấp các công cụ hỗ trợ biên tập, xuất bản các bản đồ chuyên đề

- Phần mềm sử dụng công nghệ mã nguồn mở, có khả năng mở rộng, nâng cấp dễ dàng.

Nội dung thực hiện

- Khảo sát và đánh giá hiện trạng ứng dụng GIS tại phòng Thanh tra nhằm đánh giá về công tác ứng dụng CNTT, GIS tại đơn vị, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc triển khai GIS trong thời gian tới, nhu cầu ứng dụng GIS của các cá nhân trong phòng

Phân tích, thiết kế hệ thống đảm bảo vận hành và triển khai phù hợp với hạ tầng đơn vị, đáp ứng yêu cầu tích hợp và chia sẻ dữ liệu.

- Xây dựng dữ liệu GIS: từ dữ liệu GIS nền do Trung tâm GIS cung cấp, xây dựng các lớp dữ liệu chuyên đề phục vụ công tác quản lý trong các lĩnh vực cần xây dựng ứng dụng

- Xây dựng chức năng phần mềm phục vụ nhu cầu quản lý

- Tiến hành đào tạo hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đơn vị xây dựng nguồn lực vận hành, duy trì hệ thống sau khi công trình hoàn thành.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Luận văn ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản lý các đối tượng thanh tra thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ và kiểm soát an toàn bức xạ (kết hợp bản đồ cơ sở bức xạ với bản đồ phông phóng xạ), góp phần thúc đẩy việc ứng dụng chính phủ điện tử trong hoạt động thanh tra, một lĩnh vực còn ít tiếp xúc với công nghệ thông tin, đồng thời khẳng định việc ứng dụng công nghệ GIS vào chính phủ điện tử sẽ giúp nhà quản lý có một công cụ trực quan, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước Ý nghĩa thực tiễn:

 Hỗ trợ việc cập nhật, quản lý và lưu trữ lượng dữ liệu lớn và phức tạp cũng như truy xuất thông tin báo cáo được dễ dàng và chính xác hơn;

 Rút ngắn thời gian giải quyết công việc, giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình xử lý thông tin, giảm thiểu việc xử lý theo phương thức thủ công trên giấy tờ, hồ sơ và thay thế bằng việc xử lý trên máy tính nhằm tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí;

 Hỗ trợ quản lý trực quan đối tượng thanh kiểm tra, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn bức xạ, hạt nhân, một lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và môi trường với những tác hại không thể hiện ngay lập tức và không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể đo đếm bằng các thiết bị chuyên dụng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, được sử dụng tại Phòng Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống quản lý bao gồm các lĩnh vực như quản lý việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, LPG và các hoạt động liên quan đến an toàn bức xạ, hạt nhân.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp phỏng vấn – trả lời, - Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi – trả lời bằng viết, - Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng

Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng được xây dựng dựa trên một tập các khái niệm cơ sở:

- Lớp đối tượng (class), - Trừu tượng hóa dữ liệu (Data abstraction) - Bao bọc và che giấu thông tin (Encapsulation and Information Hiding), - Mở rộng, kế thừa giữa các lớp,

- Đa xạ và nạp chồng (Polimorphism and Overloading), - Liên kết động (Dynamic Binding),

- Truyền thông điệp (Message Passing)

Phương pháp phân tích, thiết kế hướng đối tượng có những ưu điểm chính như:

- Thông qua nguyên lý kế thừa, chúng ta có thể loại bỏ được những đoạn chương trình lặp lại, dư thừa trong quá trình mô tả các lớp và mở rộng khả năng sử dụng các lớp đã được xây dựng

- Chương trình được xây dựng từ những đơn thể (đối tượng) trao đổi với nhau nên việc thiết kế và lập trình được thực hiện theo quy trình nhất định chứ không chỉ dựa vào kỹ thuật và kinh nghiệm như trước Điều này giúp rút ngắn thời gian lao động và tăng năng suất

- Nguyên lý đóng gói hay che giấu thông tin giúp người lập trình tạo ra được những chương trình an toàn không bị thay đổi bởi những đoạn chương trình khác

- Có thể xây dựng được ánh xạ các đối tượng của bài toán vào đối tượng chương trình

- Cách tiếp cận thiết kế đặt trọng tâm vào dữ liệu, giúp chúng ta xây dựng được mô hình chi tiết và dễ dàng cài đặt hơn

- Các hệ thống hướng đối tượng dễ mở rộng, nâng cấp thành những hệ lớn hơn

Kỹ thuật truyền thông báo đơn giản hóa quá trình trao đổi thông tin giữa các thành phần bằng cách cung cấp giao diện đơn giản giúp tương tác với các hệ thống bên ngoài.

- Có thể quản lý được độ phức tạp của những sản phẩm phần mềm

Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Hệ thống thông tin quản lý

Một hệ thống thông tin quản lý (MIS) là một hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để quản lý hiệu quả một tổ chức MIS bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời cho những người ra quyết định

Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành

Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai Loại thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao Dữ liệu để xử lý ra loại thông tin này thường là từ bên ngoài tổ chức Đây là loại thông tin được cung cấp trong những trường hợp đặc biệt

Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức Loại thông tin này trong khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạng thống kê Đây là loại thông tin cần được cung cấp định kỳ

Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức Loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức Đây là loại thông tin cần được cung cấp thường xuyên

Hệ thống thông tin quản lý thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ của Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Tp Hồ Chí Minh cung cấp cho người quản lý thông tin từ chi tiết (tên cơ sở, thiết bị, giấy phép, ) đến tổng quan, quy hoạch (phân bố cơ sở bức xạ trên bản đồ, bản đồ phóng xạ môi trường, ).

2.1.2 Chính phủ điện tử (CPĐT) a Khái niệm

Có nhiều định nghĩa về chính phủ điện tử, trong đó có 02 định nghĩa về CPĐT đáng chú ý, bao gồm: “CPĐT là việc sử dụng ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) để giải phóng các luồng di chuyển thông tin nhằm khắc phục những rào cản về mặt vật lý của các hệ thống vật lý dựa trên giấy tờ truyền thống” và “CPĐT đơn giản là sử dụng công nghệ để cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân, các đối tác kinh doanh và người lao động” [9] Hàm ý chung đằng sau những định nghĩa này là CPĐT bao gồm việc tự động hóa hoặc vi tính hóa các thủ tục giấy tờ hiện

12 hành với mục đích cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ công nhằm đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức Quan trọng hơn nữa, CPĐT còn nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển. b Các lợi ích do CPĐT đem lại Điểm chủ yếu của CPĐT là xây dựng chiến lược dài hạn, có phạm vi sâu rộng nhằm liên tục cải tiến các hoạt động với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua việc thay đổi các hoạt động như quản lý cán bộ, công nghệ và qui trình công việc

Do vậy, CPĐT cần phải mang lại kết quả là cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ Đối với người dân và doanh nghiệp, CPĐT là sự đơn giản hóa các thủ tục, tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt và người dân có thể truy nhập vào các mạng dịch vụ chính phủ bằng nhiều cách ( ở nhà, ở công sở, ở trường học, ở nơi công cộng v.v ) Đối với các cơ quan và nhân viên chính phủ, CPĐT là sự hỗ trợ hợp tác giữa các cơ quan nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời c Các mô hình CPĐT

Các dịch vụ công phục vụ bốn đối tượng chính là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cán bộ công chức và cơ quan chính phủ Nền tảng công dân số hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi, tạo tính thân thiện, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả hơn trong tương tác giữa bốn đối tượng này với cơ quan nhà nước.

Trong một hệ thống CPĐT, từng cá nhân có khả năng đưa ra yêu cầu đối với một dịch vụ cụ thể của chính phủ và nhận được dịch vụ đó thông qua Internet hoặc một số cơ chế được vi tính hoá Trong một số trường hợp, các dịch vụ công được cung cấp thông qua một văn phòng chính phủ thay vì nhiều văn phòng chính phủ Trong một số trường hợp khác, các giao dịch chính phủ được hoàn tất mà không phải liên lạc trực tiếp với các nhân viên chính phủ Điều này tránh được sự tốn kém chi phí đi lại và các tiêu cực có thể xảy ra trong giao dịch trực tiếp

Có bốn dạng dịch vụ chính phủ bao gồm: Chính phủ với Công dân (G2C), Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B), chính phủ với người lao động (G2E) và Chính phủ với Chính Phủ (G2G)

Các giao dịch G2C: bao gồm phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/khai tử/đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân đối với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư viện và rất nhiều dịch vụ khác

Các giao dịch G2B bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm cả việc phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ, các qui định và thể chế Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế Các dịch vụ được cung cấp thông qua các giao dịch G2B cũng hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với các yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển

Các dịch vụ G2E còn bao gồm cả các dịch vụ G2C và các dịch vụ chuyên ngành khác dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân

Các dịch vụ G2G được triển khai ở hai cấp độ: ở địa phương hoặc trong nước hoặc ở cấp độ quốc tế Các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa chính phủ trung ương/quốc gia và các chính quyền địa phương, giữa các vụ và các cơ quan có liên quan Đồng thời, các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa các chính phủ và có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ ngoại giao quốc tế d Hiện trạng ứng dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của đề tài bao gồm:

Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.

- Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt dự án án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008”

- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra,

- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về thanh tra chuyên ngành,

- Quyết định số 1636/QĐ-TTg Phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020",

- Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”

- Các quy định khác về quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, an toàn bức xạ.

Tình hình nghiên cứu, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý

Các dự án mã nguồn mở GIS được thống kê bởi website http://freegis.org/ , với 356 phần mềm và 25 Geo-Data (cập nhật ngày

05/5/2013) Ngoài ra, một hội thảo quốc tế thường niên mang tên FOSS4G do

Open Source Geospatial Foundation (OSGeo) tổ chức đã thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà phát triển thuộc cộng đồng FOSS4G từ khắp nơi trên thế giới

Tại Việt Nam, quyết định 235/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008” Quyết định này đã mở ra hướng phát triển cho việc ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở nói chung và phần mềm GIS mã nguồn mở nói riêng

Ngày 15/02/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước

Việc ứng dụng GIS trong công tác quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam đã được triển khai khá rộng rãi, đặc biệt trong các lĩnh vực môi trường, đất đai,…Tuy nhiên, đối với lĩnh vực thanh tra, kiểm tra việc ứng dụng GIS còn khá mới mẻ nhưng cũng đã xuất hiện như trong lĩnh vực thanh tra môi trường (phần mềm INSPECTOR được xây dựng và phát triển tại Phòng tin học và môi trường, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh với nhiều phiên bản đã được áp dụng cho một số tỉnh như Tiền Giang, Đồng Nai,…)

Tại TP Hồ Chí Minh, gvSIG đã được sử dụng để triển khai các hệ thống GIS phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), thu gom rác thải dân lập,… đạt được nhiều kết quả tích cực

Một số dự án, đề tài:

- Dự án GIS quản lý thu gom chất thải rắn tại Quận 11, Tp Hồ Chí Minh

- Đề tài ứng dụng phần mềm mã nguồn mở gvSIG hỗ trợ công tác PCCC…

Tình hình nghiên cứu, ứng dụng bản đồ phông phóng xạ

Bản đồ phông phóng xạ môi trường được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trên thế giới, từ các quốc gia phát triển có sử dụng hệ thống nhà máy điện hạt

21 nhân như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga,…cho đến các nước chưa có nhu cầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân như Phillipine Một số ví dụ cụ thể như sau:

- Website http://radiationnetwork.com/: Mô tả mức độ phóng xạ môi trường trên khắp Hoa Kỳ, cập nhật mỗi phút theo thời gian thực

- Website http://japan.failedrobot.com/: Mô tả mức độ phóng xạ môi trường tại một số trạm quan trắc ở Nhật Bản

- Dự án lập bản đồ nguồn phóng xạ di động với thiết bị đo được gắn trên một xe tải nhằm mục đích đo đạc và chụp hình bản đồ gamma (Mobile Mapping for Radioactive Materials) của Phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Lawrence

Hệ thống Livermore được thiết kế nhằm phát hiện và ngăn chặn hành vi trộm cắp vật liệu hạt nhân, đảm bảo an ninh quốc gia Nó hỗ trợ lực lượng hải quan, thanh tra, cơ quan thực thi pháp luật và các nhân viên ứng phó sự cố bức xạ xác định vị trí các vật liệu hạt nhân bất hợp pháp.

Hình 2-5: Phông phóng xạ tự nhiên tại một bộ phận Châu Âu

(Nguồn: http://www.world-nuclear.org/info/Safety-and-Security/Radiation-and-

Health/Naturally-Occurring-Radioactive-Materials-NORM/)

Luật Năng lượng Nguyên tử được Quốc hội ban hành có hiệu lực ngày 01/01/2009 với mục tiêu khai thác có hiệu quả cao các ứng dụng khoa học-kỹ thuật hạt nhân hiện đại trong đời sống xã hội và tránh tối đa các nguy cơ xảy ra sự cố nhất là các nguy cơ tai nạn sử dụng chúng với mục đích trái luật, phi hòa bình Ngoài ra, Luật Năng lượng Nguyên tử yêu cầu các cơ sở bức xạ và địa phương cần phải lập kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân nhằm giảm tối đa khả năng xảy ra cũng như giảm thiểu hậu quả mà các sự cố bức xạ hạt nhân gây ra Ngày 31/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1636/QĐ-TTg

Phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020" làm tiền đề cho việc xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tại Việt Nam

Hiện nay nhiều tỉnh đã tiến hành xây dựng bản đồ phông phóng xạ như Hải Dương, Quảng Trị, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Ninh… Một số tỉnh đang có đề tài xây dựng bản đồ phông phóng xạ như Tp Hồ Chí Minh (do Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý, cấp kinh phí thực hiện) Tuy nhiên việc kết hợp giữa bản đồ phân bố cơ sở bức xạ với bản đồ phông phóng xạ môi trường chưa từng được triển khai

Sau khi đề tài xây dựng bản đồ phông phóng xạ tại Tp Hồ Chí Minh được thực hiện và hoàn tất, chúng ta sẽ có dữ liệu cập nhật cho lớp bản đồ phông phóng xạ của hệ thống thông tin quản lý thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý an toàn bức xạ tại Tp.HCM.

Kết luận chương

Theo các phần trình bày trên, ta thấy việc xây dựng bản đồ phông phóng xạ là công việc không mới nhưng việc kết hợp giữa bản đồ phông phóng xạ môi trường với bản đồ phân bố cơ sở bức xạ chưa được nghiên cứu và ứng dụng

Trong những năm tới, việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân sẽ trở nên phổ biến hơn, do đó cần có những nghiên cứu và đánh giá cụ thể về mối liên hệ giữa các cơ sở bức xạ ảnh hưởng đến môi trường sống, nhằm đưa ra những kết luận cụ thể, tham mưu cho lãnh đạo Thành phố trong công tác quy hoạch, quản lý các cơ sở bức xạ, đặc biệt là các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ

Việc kết hợp giữa quản lý các cơ sở bức xạ trên địa bàn thông qua GIS với bản đồ phông phóng xạ môi trường sẽ giúp việc quản lý an toàn bức xạ trở nên trực quan và hiệu quả hơn Ví dụ phông phóng xạ môi trường xung quanh 1 bệnh viện có khoa y học hạt nhân trở nên cao bất thường thì ta có thể nghi ngờ việc bệnh viện này đang có các hoạt động gây mất an toàn cho khu vực dân cư xung quanh (như xả chất thải phóng xạ chưa phân rã hết hoặc làm mất nguồn phóng xạ ra bên ngoài,…), từ đó có kế hoạch kiểm tra, giám sát Hoặc một khu vực dân cư không có bệnh viện, cơ sở y tế hoặc công ty, xí nghiệp nhưng đột nhiên có suất liều cao bất thường so với các thời điểm khác thì có khả năng khu vực này đang tồn tại một nguồn bức xạ chưa được kiểm soát (có thể có hoạt động đánh cắp nguồn phóng xạ mang về khu vực này hoặc hoạt động lưu giữ nguồn phóng xạ trái phép,…), từ đó có thể khoanh vùng và kiểm tra, rà soát, di dời dân chúng nếu cần thiết

Trong phạm vi của đề tài này, ta không đi sâu vào phương pháp đánh giá môi trường phóng xạ (các phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu, đánh giá,…) mà tập trung vào việc ứng dụng, tích hợp kết quả đo phông phóng xạ môi trường vào bản đồ GIS của hệ thống thông tin, hỗ trợ việc thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đối với các cơ sở bức xạ (bệnh viện, nhà máy có nguồn bức xạ,…)

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp phỏng vấn – trả lời

• Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo thanh tra Sở, các thanh tra viên, chuyên viên thanh tra Sở

• Nội dung khảo sát: Các yêu cầu đối với hệ thống, sơ lược về các thủ tục, quy trình tác nghiệp, nhu cầu của người sử dụng hệ thống trong tương lai

• Kết quả khảo sát: Thu thập được một số thông tin tổng quan, tuy nhiên một số thông tin còn chưa khớp, chưa rõ ràng do mức độ nắm bắt các văn bản pháp luật của những người được khảo sát không đồng nhất

Tiếp tục sử dụng các thông tin này cho việc xây dựng bảng khảo sát nhằm cụ thể và chi tiết hoá các thông tin, dữ liệu cần thiết

- Phương pháp sử dụng bảng khảo sát (câu hỏi – trả lời bằng viết), được sử dụng sau khi đã có một số thông tin tổng quát từ việc phỏng vấn trực tiếp

• Đối tượng khảo sát: các thanh tra viên, chuyên viên thanh tra Sở

• Nội dung khảo sát: Thông tin chi tiết về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, quy trình tác nghiệp, trình độ của người sử dụng hệ thống, các dữ liệu đầu vào và đầu ra của hệ thống, đặc biệt là văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực.

Phương pháp luận phát triển hệ thống

3.2.1 Phương pháp luận phát triển hệ thống

Bao gồm hai thành phần :

Qui trình là quá trình phát triển hệ thống, bao gồm các giai đoạn và tiến trình, trình bày theo thứ tự thực hiện Các giai đoạn này được định nghĩa bởi các quy tắc cụ thể, hướng dẫn sự chuyển đổi từ công việc khởi tạo sang công việc kết thúc của dự án hệ thống.

- Các khái niệm (notation), phương pháp: các mô hình (bao gồm các phương pháp mô hình hoá của mô hình) cho phép mô hình hoá các kết quả của quá trình phát triển hệ thống

Các giai đoạn cơ bản trong một qui trình phát triển hệ thống: Để tự động hóa hoạt động xử lý, hệ thống phải trải qua một quá trình gồm nhiều bước được gọi là quá trình phát triển hệ thống Cũng giống như nhiều tiến trình khác, phát triển hệ thống tự động cũng theo chu trình được gọi là vòng đời (Life cycle) Khái niệm vòng đời là một khái niệm rộng nó bắt đầu từ sự khởi đầu xây dựng cho đến kết thúc việc khai thác hệ thống

Nếu chúng ta chỉ chú trọng đến giai đoạn xây dựng và triển khai thì gọi là phát triển hệ thống Vòng đời phát triển hệ thống - SDLC (Systems Development Life Cycle) là một phương pháp luận chung để phát triển nhiều loại hình hệ thống khác nhau Tuy nhiên, các giai đoạn trong quá trình này cũng thay đổi khác nhau khoảng từ 3 cho đến 20 tùy theo qui mô và loại

25 hình hệ thống chúng ta đang tiếp cận Các giai đoạn cơ bản làm nền tảng chung cho hầu hết quá trình phát triển hệ thống bao gồm:

Hoạt động chính của giai đoạn này là khảo sát tổng quan hệ thống, xác định các vấn đề tồn tại và cơ hội cải thiện Báo cáo sẽ trình bày những lý do và khuyến nghị về việc triển khai tự động hóa, nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về chiến lược đầu tư phát triển hệ thống của mình.

Một công việc quan trọng tại thời điểm này là xác định phạm vi của hệ thống đề xuất, trưởng dự án và nhóm phân tích viên ban đầu cũng lập một kế hoạch các hoạt động của nhóm trong các giai đoạn tiếp theo của dự án phát triển hệ thống

Kế hoạch này xác định thời gian và nguồn lực cần thiết Đánh giá khả thi của dự án và nhất là phải xác định được chi phí cần phải đầu tư và lợi ít mang lại từ hệ thống Kết quả của giai đoạn này là xác định được dự án hoặc được chấp nhận để phát triển, hoặc bị từ chối, hoặc phải định hướng lại

Giai đoạn phân tích bao gồm các bước sau:

- Thu thập yêu cầu hệ thống: các phân tích viên làm việc với người sử dụng đề xác định tất cả những gì mà người dùng mong muốn từ hệ thống đề xuất

- Nguyên cứu các yêu cầu và cấu trúc hoá (mô hình hoá) để dễ dàng nhận biết và loại bỏ những yếu tố dư thừa

- Phát sinh các phương án thiết kế chọn lựa phù hợp với yêu cầu và so sánh các phương án này để xác định giải pháp nào là đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong một mức độ cho phép về chi phí, nhân lực, và kỹ thuật của tổ chức Kết quả của giai đoạn này là bản mô tả về phương án được chọn

Trong phân tích hướng đối tượng giai đoạn này quan tâm đến mức độ trừu tượng hoá đầu tiên bằng cách xác định các lớp và các đối tượng đóng vai trò quan trọng nhằm diễn đạt các yêu cầu cũng như mục tiêu hệ thống Để hiểu rõ các yêu cầu hệ thống chúng ta cần xác định ai là người dùng và là tác nhân hệ thống Trong phương pháp phát triển hướng đối tượng cũng như phương pháp truyền thống, các mô tả kịch bản hoạt động được sử dụng để trợ giúp các phân tích viên hiểu được yêu cầu Tuy nhiên, các kích bản này có thể được mô tả không đầy đủ hoặc không theo một hình thức Do đó, khái niệm use case được dùng trong giai đoạn này

Trong giai đoạn này kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được chi tiết hoá để trở thành một giải pháp kỹ thuật để thực hiện Các đối tượng và các lớp mới được xác định để bổ sung vào việc cài đặt yêu cầu và tạo ra một hạ tầng cơ sở kỹ thuật về kiến trúc Ví dụ: các lớp mới này có thể là lớp giao diện (màn hình nhập liệu, màn hình hỏi đáp, màn hình duyệt,…) Các lớp thuộc phạm vi vấn đề có từ giai đoạn phân tích sẽ được "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai phương diện: Phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ sở Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng hệ thống Về mức độ thiết kế thì có thể chia kết quả của giai đoạn này thành hai mức:

26 Đặc tả hệ thống ở mức độ trừu tượng hóa dựa trên kết quả của giải pháp được chọn lựa từ giai đoạn phân tích Các khái niệm và mô hình được dùng trong giai đoạn này độc lập với phần cứng, phần mềm sẽ sử dụng và sự chọn lựa cài đặt Theo quan điểm lý thuyết, ở bước này hệ thống có thể cài đặt trên bất kỳ trên nền tảng phần cứng và hệ điều hành nào, điều này cho thấy giai đoạn này chỉ tập trung để biểu diễn khía cạnh hành vi và tính năng của đối tượng hệ thống

Chuyển đổi kết quả thiết kế luận lý sang các đặc tả trên phần cứng, phần mềm và kỹ thuật đã chọn để cài đặt hệ thống Cụ thể là đặc tả trên hệ máy tính , hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình đã chọn,… Kết quả của bước này là các đặc tả hệ thống vật lý sẳn sàng chuyển cho các lập trình viên hoặc những người xây dựng hệ thống khác để lập trình xây dựng hệ thống

Trong giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình), các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ được biến thành những dòng mã lệnh (code) cụ thể trong một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (không nên dùng một ngôn ngữ lập trình hướng chức năng!) Phụ thuộc vào khả năng của ngôn ngữ được sử dụng, đây có thể là một công việc khó khăn hoặc dễ dàng Khi tạo ra các mô hình phân tích và thiết kế trong UML, tốt nhất nên cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mô hình này thành các dòng mã lệnh Trong những giai đoạn trước, mô hình được sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống; vì vậy, vội vàng đưa ra những kết luận về việc viết mã lệnh có thể sẽ thành một trở ngại cho việc tạo ra các mô hình chính xác và đơn giản Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mô hình được chuyển thành các mã lệnh

Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng

Cách tiếp cận hướng đối tượng là một kiểu tư duy về vấn đề theo lối ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực Với lối tiếp cận này, chúng ta chia ứng dụng thành các thành phần nhỏ, gọi là các đối tượng, chúng tương đối độc lập với nhau Sau đó ta có thể xây dựng ứng dụng bằng cách chắp các đối tượng đó lại với nhau Phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng thực hiện theo các thuật ngữ và khái niệm của phạm vi lĩnh vực ứng dụng (tức là của doanh nghiệp hay đơn vị mà hệ thống tương lai cần phục vụ), nên nó tạo sự tiếp cận tương ứng giữa hệ thống và vấn đề thực ngoài đời

Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng được xây dựng dựa trên một tập các khái niệm cơ sở:

- Đối tượng (object), - Lớp đối tượng (class), - Trừu tượng hóa dữ liệu (Data abstraction) - Bao đóng và che giấu thông tin (Encapsulation and Information Hiding), - Mở rộng, kế thừa giữa các lớp,

- Đa hình và nạp chồng (Polymorphism and Overloading), - Liên kết động (Dynamic Binding),

- Truyền thông điệp (Message Passing)

Phương pháp phân tích, thiết kế hướng đối tượng có những ưu điểm chính như:

- Thông qua nguyên lý kế thừa, chúng ta có thể loại bỏ được những đoạn chương trình lặp lại, dư thừa trong quá trình mô tả các lớp và mở rộng khả năng sử dụng lại các lớp đã được xây dựng

- Chương trình được xây dựng từ những đơn thể (đối tượng) trao đổi với nhau nên việc thiết kế và lập trình được thực hiện theo quy trình nhất định chứ không chỉ dựa vào kỹ thuật và kinh nghiệm như trước Điều này giúp rút ngắn thời gian lao động và tăng năng suất phát triển hệ thống

- Nguyên lý đóng gói hay che giấu thông tin giúp người lập trình tạo ra được những chương trình an toàn không bị thay đổi bởi những đoạn chương trình khác

- Có thể xây dựng được ánh xạ các đối tượng của bài toán vào đối tượng chương trình

- Cách tiếp cận thiết kế đặt trọng tâm vào dữ liệu, giúp chúng ta xây dựng được mô hình chi tiết và dễ dàng cài đặt hơn

- Các hệ thống hướng đối tượng dễ mở rộng, nâng cấp thành những hệ thống lớn hơn

- Kỹ thuật truyền thông báo trong việc trao đổi thông tin giữa các đối tượng làm cho việc mô tả giao diện với các hệ thống bên ngoài trở nên đơn giản hơn

- Có thể quản lý được độ phức tạp của những sản phẩm phần mềm [4]

3.3.1 Phân tích hướng đối tượng (Object Oriented Analysis - OOA) : là một giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm, trong đó mô hình khái niệm được mô tả chính xác, súc tích thông qua các đối tượng thực và các khái niệm của bài toán ứng dụng

Phân tích hướng đối tượng tập trung vào việc tìm kiếm các đối tượng, khái niệm trong lĩnh vực bài toán và xác định mối quan hệ của chúng trong hệ thống

Nhiệm vụ của người phân tích là nghiên cứu kỹ các yêu cầu của hệ thống và phân tích các thành phần của hệ thống cùng các mối quan hệ của chúng Trong khâu phân tích hệ thống chủ yếu trả lời câu hỏi: Hệ thống gồm những thành phần, bộ phận nào? Hệ thống cần thực hiện những cái gì?

Trong giai đoạn OOA, hệ thống nhận dạng được các thực thể liên quan đến cửa hàng tiện lợi bao gồm: người bán hàng, khách hàng, hàng hóa và hóa đơn thanh toán Tương tác giữa các thực thể này diễn ra khi khách hàng lựa chọn sản phẩm, thanh toán tiền cho người bán hàng và người bán hàng xuất hóa đơn cho khách hàng.

3.3.2 Thiết kế hệ thống hướng đối tượng

Dựa vào các đặc tả yêu cầu và các kết quả phân tích (các biểu đồ nêu trên) để thiết kế hệ thống

Thiết kế hướng đối tượng (Object Oriented Design – OOD) là một giai đoạn trong quá trình phát triển phần mềm, trong đó hệ thống được tổ chức thành tập các đối tượng tương tác với nhau và mô tả được cách để hệ thống thực thi nhiệm vụ của bài toán ứng dụng Trong khâu thiết kế hệ thống hướng đối tượng chủ yếu trả lời câu hỏi làm như thế nào:

+ Trong hệ thống có những lớp đối tượng nào, trách nhiệm của chúng là gì?

+ Các đối tượng tương tác với nhau như thế nào?

+ Các nhiệm vụ mà mỗi lớp đối tượng phải thực hiện?

+ Dữ liệu nghiệp vụ và các giao diện được xây dựng như thế nào?

+ Kiến trúc và cấu hình của hệ thống?

Trong giai đoạn OOD, nhà thiết kế định nghĩa các chức năng, thủ tục (operations), thuộc tính (attributes) cũng như mối quan hệ của một hay nhiều lớp

(class) và quyết định chúng cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường phát triển Kết thúc quá trình ODD, nhà thiết kế đưa ra các biểu đồ biểu thị tương tác giữa các lớp, phương thức hoạt động và biểu thị các lớp, các đối tượng

3.3.3 Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unifield Modeling Language – UML)

Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unifield Modeling Language – UML) là một ngôn ngữ để biểu diễn mô hình theo hướng đối tượng với chủ đích là:

+Mô hình hoá các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng

+Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô hình hoá

+Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp, có nhiều ràng buộc khác nhau

+Tạo một ngôn ngữ mô hình hoá có thể sử dụng được bởi người và máy

Biểu đồ là các hình vẽ bao gồm các ký hiệu phần tử mô hình hóa được sắp xếp để minh họa một thành phần cụ thể hay một khía cạnh cụ thể của hệ thống

UML có thể sử dụng nhiều loại biểu đồ khác nhau, cụ thể như:

Biểu đồ Use Case thể hiện các tác nhân bên ngoài hệ thống và tương tác của chúng với các trường hợp sử dụng (Use Case) của hệ thống Mỗi Use Case mô tả một chức năng cụ thể của hệ thống Các Use Case này xác định các yêu cầu chức năng mà hệ thống phải đáp ứng.

Biểu đồ lớp (Class Diagram):

Sơ đồ lớp thể hiện cấu trúc tĩnh của các lớp trong hệ thống Các lớp biểu diễn cho các đối tượng được xử lý trong hệ thống Các lớp này có thể liên kết với nhau theo nhiều cách khác nhau như liên kết (được nối kết với nhau).

33 phụ thuộc (dependent - một lớp này phụ thuộc vào lớp khác), chuyên biệt hóa

Khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin và lựa chọn công nghệ

Mục tiêu – Nội dung công việc

- Mục tiêu: hiểu rõ nhu cầu, hiện trạng ứng dụng CNTT tại phòng Thanh tra bao gồm: phần cứng, hạ tầng hệ thống mạng, phần mềm, dữ liệu, nhân lực

CNTT, kinh phí thực hiện và nhu cầu ứng dụng CNTT, GIS vào công tác quản lý nhà nước Căn cứ vào đó lựa chọn công nghệ cho phù hợp

- Nội dung công việc: o Thiết kế phiếu khảo sát o Tiến hành điều tra khảo sát: khảo sát trực tiếp, phát phiếu khảo sát, tổng hợp kết quả o Xây dựng tài liệu tổng hợp kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng o Đánh giá, phân tích và lựa chọn công nghệ thực hiện

Khảo sát hiện trạng

4.2.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật a Hệ thống máy chủ và UPS : Hiện tại Sở KH&CN có 05 máy chủ của hãng IBM đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại và 3 UPS Sử dụng hệ điều hành Window server 2008

Bảng 4.1: Hệ thống máy chủ đang sử dụng tại Sở KH&CN

Stt Máy chủ SL Phần mềm

Chức năng Cấu hình UPS

Xeon 3.0Ghz, Ram 2G, 2 HDD 70Gb

Xeon 2.8Ghz, Ram 512Mb, 02 HDD 40Gb, 01 HDD 70Gb

3 LDAP 01 LDAP Quản lý người dùng

Xseries 236, Intel Xeon 3.0Ghz, Ram 2G, 2 HDD 70Gb

01 Phần mềm tích hợp, backup website

Tích hợp các phần mềm hiện có tại Sở

Xseries 236, Intel Xeon 3.0Ghz, Ram 2G, 2 HDD 70Gb

Quản lý lịch công tác, văn thư

Xseries 236, Intel Xeon 3.0Ghz, Ram 2G, 2 HDD 70Gb b Hệ thống máy trạm tại Phòng Thanh tra :

- 07 máy desktop, cấu hình: Intel ® Core™ 2 Duo, CPU E7500 2,93 GHz, RAM 1GB, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của hệ thống thông tin

- 03 laptop bao gồm: 02 Sony Vaio, cấu hình Intel Core i3

3110M, 2.4GHz, DDR3 2GB, HDD 320GB SATA và 01 Dell Thinkpad, cấu hình Intel Pentium Centrino, RAM 512, HDD 80GB

- 03 máy in gồm 01 máy in di động hiệu Canon Inkjet iP100 series, 02 máy in thông thường Canon LBP3300

- Mạng LAN sử dụng mạng nội bộ của Sở KH&CN

4.2.2 Thông tin mô tả về tổ chức

Tên đơn vị: Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Tp Hồ Chí Minh

Tổng số biên chế: 07 người

Trình độ chuyên môn: 03 người trình độ thạc sỹ, 04 người trình độ Đại học, trong đó cả 07 người đều có chứng chỉ tin học văn phòng, tuy nhiên chỉ có 02 người có chứng chỉ B tin học

Các phần mềm đang sử dụng (đặc biệt là các phần mềm về GIS, hệ quản trị cơ sở dữ liệu…): 01 hệ thống thông tin (website điều hành) của Sở KH&CN với chức năng quản lý công tác văn thư, lịch làm việc, phân công xử lý công văn

Tất cả nhân viên đều chưa từng tiếp xúc với hệ thống GIS

4.2.3 Thông tin về hoạt động tác nghiệp a) Hoạt động tác nghiệp chung

Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ đối với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của Sở như tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với một số lĩnh vực như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy,…;thanh tra an toàn bức xạ và hạt nhân, thanh tra về sở hữu trí tuệ, dự án và đề tài nghiên cứu khoa học,…

Thanh tra Nhà nước đối với các đơn vị, tổ chức thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nhằm thẩm định, xác minh sự việc, đưa ra kết luận và kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố giác có liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ, cũng như các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở này.

Quy trình thanh tra: căn cứ theo Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về thanh tra chuyên ngành, Thông tư 05/2011/TT-BKHCN về biểu mẫu thanh tra khoa học và công nghệ và các quy định khác về quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, an toàn bức xạ, sở hữu trí tuệ và nghiên cứu khoa học và công nghệ

Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra Ra quyết định thanh tra Xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra

Thông báo việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành

Công bố quyết định thanh tra chuyên ngành

Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành

Chuyển cơ quan điều tra

Công khai kết luận thanh tra chuyên ngành Kết luận thanh tra chuyên ngành

Xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hành chính Có dấu hiệu tội phạm

Hình 4-1: Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành

Mô tả quy trình tiến hành một cuộc thanh tra:

(1) Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ), thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước (Chánh thanh tra Sở) căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra), thanh tra viên thực hiện việc khảo sát, dự thảo và đề xuất kế hoạch thanh tra Căn cứ vào đó, người ra quyết định thanh tra sẽ phê duyệt, định hướng kế hoạch thanh tra

(2) Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra

Giám đốc Sở hoặc Chánh thanh tra Sở ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy định của pháp luật

(3) Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra

Căn cứ vào nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì cùng các thành viên xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo Đề cương này sẽ xác định rõ phạm vi, nội dung, thời gian báo cáo cũng như những tài liệu, chứng từ cần chuẩn bị để phục vụ cho công tác thanh tra.

(4) Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi cho đối tượng thanh tra (kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra, trong văn bản phải quy định rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra Thông báo phải nêu rõ về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra Đối với trường hợp cuộc thanh tra phải thực hiện theo chế độ đột xuất (thanh tra theo chỉ đạo của cấp trên, thanh tra các vụ việc liên quan đến hàng gian, hàng giả mạo nhãn hiệu; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; an toàn bức xạ theo tố cáo của công dân,…) thì Đoàn thanh tra có thể trực tiếp thực hiện bước 5, bỏ qua bước 4 để đảm bảo tính khách quan và bất ngờ

(5) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và phương thức làm việc của Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, chương

Dữ liệu thu thập

4.3.1 Phân hệ Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng

Phân hệ này chia làm hai phân hệ nhỏ: xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng

- Tên đối tượng thanh tra – Lĩnh vực hoạt động (được chia theo từng lĩnh vực: xăng dầu, LPG)

- Địa chỉ - ĐT - Số Giấy đăng ký kinh doanh - Số QĐ Thanh tra/ Ngày ra QĐ - Ngày thanh tra/ kiểm tra/ công bố QĐ thanh tra - Nội dung thanh tra/ kiểm tra

- Kết quả thanh tra/ kiểm tra - Số phương tiện đo tổng/ từng chủng loại - Tiêu chuẩn công bố

- Quyết định xử phạt hoặc kiến nghị xử phạt / Hình thức xử phạt / Số tiền xử phạt

- Theo dõi xử lý sau thanh tra/ kiểm tra (thời hạn, thời hiệu thanh tra, thời gian gia hạn, cưỡng chế thi hành,…)

- Tìm kiếm cuộc thanh tra đã/ chưa hoàn thành - Tìm kiếm theo tên đơn vị/ ngành nghề kinh doanh/ lĩnh vực thanh tra/ Số QĐ thanh tra/

- Báo cáo tổng hợp số liệu thanh, kiểm tra/ vi phạm/ xử lý và kiến nghị xử lý/ tổng số tiền thu hồi và phải thu hồi theo thời gian/ Khu vực quản lý (quận huyện)

4.3.2 Phân hệ An toàn bức xạ

- Tên đối tượng thanh tra – Lĩnh vực hoạt động (Bệnh viện, phòng khám, doanh nghiệp sử dụng nguồn,…)

- Địa chỉ - ĐT - Số Giấy đăng ký kinh doanh (có thể upload bản scan GĐK) - Số Giấy phép hoạt động ATBX/ Thời điểm gia hạn/ sửa đổi bổ sung - Số Giấy đủ điều kiện hành kinh doanh/ hành nghề - Tổng số phương tiện đo/ số lượng từng loại

Số lượng thiết bị/nguồn bức xạ được phân loại theo các loại (như X quang thông thường, nha, tăng sáng truyền hình, nguồn kín, nguồn hở, ) cùng với hoạt độ (nếu là nguồn), tình trạng (sử dụng/lưu giữ) và nhóm an ninh tương ứng.

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định xử phạt cụ thể bao gồm: điều khoản xử phạt, ngày xử phạt, số tiền xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả Sau khi xử phạt, cơ quan có thẩm quyền theo dõi, giám sát việc xử lý vi phạm, bao gồm thời hạn thực hiện, thời hiệu thanh tra, trường hợp gia hạn thời gian thực hiện, cũng như các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu cần thiết.

- Tìm kiếm cuộc thanh tra đã/ chưa hoàn thành - Tìm kiếm theo tên đơn vị/ ngành nghề kinh doanh/ lĩnh vực thanh tra/ Số QĐ thanh tra/

- Báo cáo tổng hợp số liệu vi phạm/ xử lý và kiến nghị xử lý/ tổng số tiền thu hồi và phải thu hồi theo thời gian/ Khu vực quản lý (quận huyện, ngành)

Đánh giá, lựa chọn công nghệ

4.4.1 Các công nghệ đề xuất a) Phần mềm mã nguồn mở

Phần mềm tự do ( free software hay software libre, khái niệm do

Stallman phát biểu) là phần mềm có thể được sử dụng, sao chép, nghiên cứu, thay đổi và tái phân phối không hạn chế, hơn nữa còn có thể được sao chép, phân phối lại cả dạng đã được thay đổi hoặc giữ nguyên mà không có hạn chế, hoặc chỉ bị hạn chế một cách tối thiểu nhằm đảm bảo những người tiếp nhận sau đó cũng có thể làm những việc tương tự, đồng thời cũng nhằm tránh việc các nhà sản xuất phần cứng ngăn chặn các sửa đổi của người dùng đối với phần cứng của họ

Cần phân biệt Free Software và Freeware

- Freeware có nghĩa là “Phần mềm miễn phí” Người sử dụng không phải trả tiền khi dùng Freeware và tất nhiên không được sử dụng Freeware cho mục đích thương mại (không được bán lại cho người dùng khác)

- Free Software có quyền được thay đổi và đóng góp bởi cộng đồng người dùng thông qua việc truy cập mã nguồn của chương trình

Năm 1998, một nhóm người có quan điểm hơi khác Stallman cho rằng thuật ngữ phần mềm tự do nên được thay thế bằng phần mềm nguồn mở (OSS - Open Source Software) vì thuật ngữ này ít gây nhầm lẫn hơn và dễ sử dụng cho giới doanh nghiệp Hệ quả là sự ra đời của tổ chức OSI (Open Source Initiative - tổ chức "Sáng kiến nguồn mở") và tổ chức này đã công bố OSD - Open Source

Definition - định nghĩa nguồn mở Theo đó, một phần mềm mã nguồn mở phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau :

1 Tự do tái phân phối (Free Redistribution ) 2 Mã nguồn (Source Code)

3 Các sản phẩm phát sinh (Derived Works)

4.Tính toàn vẹn mã nguồn của tác giả (Integrity of The Author's Source Code)

5 Không phân biệt đối xử đối với người dùng (No Discrimination Against Persons or Groups)

6 Không phân biệt đối xử đối với lĩnh vực sử dụng (No Discrimination Against Fields of Endeavor)

7 Phân phối giấy phép (Distribution of License) 8 Giấy phép không được chuyên biệt cho một sản phẩm (License Must Not Be Specific to a Product)

9 Không hạn chế các phần mềm khác (License Must Not Restrict Other Software)

10.Trung dung về công nghệ (License Must Be Technology-Neutral) [18]

Sự kiện OSI công bố khái niệm phần mềm mã nguồn mở đã gây ra những tranh luận giữa 2 trường phái FSF (Tổ chức phần mềm tự do - Free Software

Quỹ phần mềm tự do (FSF) và Sáng kiến nguồn mở (OSI) tuy có quan điểm khác nhau nhưng đều nhất quán trong lập trường chống phần mềm độc quyền và cấp bằng sáng chế phần mềm Để dung hòa hai trường phái này, ngày nay khái niệm Phần mềm nguồn mở tự do (FOSS) hoặc Phần mềm nguồn mở miễn phí/tự do (FLOSS) ra đời.

GEOFOSS là một phần của cộng đồng phần mềm GIS mã nguồn mở FOSS Với 247 dự án đang triển khai (theo nguồn từ http://opensourcegis.org/, cập nhật ngày 12/12/2008), cộng đồng GEOFOSS đã có sự phát triển mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt dự án án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008” Quyết định này đã mở ra hướng phát triển cho việc ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở nói chung và phần mềm GIS mã nguồn mở nói riêng b) Phần mềm gvSIG desktop gvSIG desktop là một hệ thống thông tin địa lý mạnh, được xây dựng từ năm 2003, do hạt Cơ sở Hạ tầng và Giao thông vận tải Valencia đề xuất, được thiết kế nhằm cung cấp một giải pháp miễn phí cho các nhu cầu liên quan đến việc quản lý thông tin địa lý Nó là một giải pháp dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu của nhiều người sử dụng GIS Nó cho phép truy cập vào hai dạng dữ liệu phổ biến nhất là vector và raster Nó được tích hợp các tiêu chuẩn của OGC và có một lượng lớn các công cụ để làm việc với các thông tin địa lý Các tính năng này giúp cho gvSIG trở thành một công cụ lý tưởng

Một số tính năng nổi bật:

- Chạy được trên nhiều phần cứng và phần mềm khác nhau như Linux, Window, Mac OS Ngôn ngữ lập trình là Java

- Dạng module: Có thể mở rộng các chức năng mới thông qua việc phát triển các phần mở rộng, cho phép cải tiến liên tục phần mềm cũng như phát triển các giải pháp

- Mã nguồn mở: theo giấy phép GNU/GPL cho phép sử dụng, phân phối, nghiên cứu và cải tiến miễn phí

- Tương thích với các giải pháp khác: nó có thể truy cập dữ liệu từ các chương trình có bản quyền khác như ArcView, AutoCAD, Microstation… mà không cần chuyển đổi dữ liệu

- Nhiều ngôn ngữ: Có sẵn hơn 20 ngôn ngữ (Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức,…) và cho phép thêm các ngôn ngữ mới một cách dễ dàng gvSIG desktop tích hợp nhiều chức năng và ứng dụng như:

- Truy cập vào các định dạng dữ liệu kiểu vector, cơ sở dữ liệu, truy vấn, lựa chọn, truy vấn và xử lý dữ liệu, chỉnh sửa đồ họa, chuyển đổi dữ liệu sang các định dạng khác, thống kê,…

- Truy cập vào các định dạng dữ liệu kiểu raster, xuất các lớp, xử lý màu sắc, biểu đồ, xác định các khu vực quan tâm,…

- Có thể truy cập vào các dịch vụ từ xa sử dụng tiêu chuẩn OGC (WMS, WFS, WFS-T, WCS) kể cả dịch vụ thương mại ArcIMS,…

- Network: Tìm đường ngắn nhất, sự kiện gần nhất, ma trận nguồn – đích,…

- 3D: cho phép xem dạng 3D phẳng, 3D cầu, hỗ trợ tất cả các định dạng và dịch vụ từ xa, các lớp với chiều cao, chỉnh sửa các đối tượng 3D, hiển thị toàn màn hình, tìm kiếm địa lý theo tên,… [19]

Tỉ lệ “vàng” sử dụng gvSIG: 47% công sở; 23% công ty; 14% viện nghiên cứu; và 16% các trường đại học

Hình 4-2: Tỷ lệ ứng dụng gvSIG trong một số khu vực

(Trích Báo cáo của Gabriel Carrión Rico, Giám đốc dự án gvSIG tại hội nghị GIS-Association Russian Federation Madrid,2008)

Hệ thống thông tin quản lý thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ sử dụng phiên bản gvSIG 2.0 với niều ưu điểm so với phiên bản cũ 1.x, cụ thể như:

- Trình quản lý tiện ích (add-ons) cho phép cài đặt phần mở rộng và tuỳ chỉnh gvSIG từ cùng một ứng dung;

- Cách gvSIG quản lý các nguồn dữ liệu đã được thiết kế lại nhằm cải thiện độ tin cậy, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như các nhà phát triển;

- Việc tải các lớp được cải thiện, cho tốc độ tải nhanh hơn phiên bản cũ

- Hỗ trợ WMTS (Web Map Tiled Service);

- Việc nhập các biểu tượng và tạo các thư viện biểu tượng trở nên dễ dàng hơn;

Tuy nhiên, có một số tính năng của gvSIG 1.x chưa được cập nhật trong phiên bản này như phần mở rộng phân tích mạng và 3D, chưa hỗ trợ tập tin dạng CSV (comma separated values),…

(Nguồn: http://www.gvsig.org/plone/projects/gvsig- desktop/official/gvsig-2.0/notas-de-version/general-information)

Kết luận chương

4.5.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng công nghệ thông tin

Qua quá trình khảo sát và đánh giá, hiện trạng quản lý và sử dụng công nghệ thông tin tại Thanh tra Sở được đánh giá như sau:

- Quá trình quản lý các đối tượng thanh tra, kiểm tra; lưu giữ hồ sơ, lập kế hoạch và công tác báo cáo của Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ được thực hiện một cách thủ công, cụ thể như:

+ Công tác lập kế hoạch: danh sách các đối tượng thanh, kiểm tra được lập một cá ch ngẫu nhiên, thiếu tính định hướng, tùy thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của người lập kế hoạch nên phần nào làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Những bất cập trong công tác lập báo cáo có thể bắt nguồn từ việc hồ sơ thanh tra sau 1 năm sẽ được chuyển sang lưu trữ Việc ghi chép hoặc đánh máy thông tin các cuộc thanh tra, kiểm tra thường không đầy đủ, dẫn đến việc khó khăn khi cấp trên yêu cầu lập báo cáo.

49 với khoảng thời gian dài (3-5 năm) thường gặp nhiều khó khăn nếu cần báo cáo một cách chi tiết

+ Việc trao đổi thông tin giữa phòng Quản lý công nghệ - đơn vị quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- với Thanh tra Sở còn thủ công, thiếu linh hoạt và đặc biệt còn mang tính hành chính

Khi cần thông tin Thanh tra Sở phải ra công văn đề nghị cung cấp thông tin, các phòng ban, đơn vị chuyên môn sẽ có công văn trả lời, việc này làm mất nhiều thời gian, thiếu hiệu quả do không kịp thời cập nhật thông tin

+ Lãnh đạo khó đánh giá được khối lượng công việc của từng nhân viên (số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện; kết quả thanh/ kiểm tra, đặc biệt trong công tác phối hợp…)

- Nguồn nhân lực chưa được tiếp xúc với công nghệ GIS và các phần mềm chuyên dụng, tuy nhiên với mặt bằng trình độ chuyên môn (tất cả đều từ đại học trở lên), việc đào tạo sử dụng hệ thống thông tin ứng dụng công nghệ GIS là có thể thực hiện được

- Cơ sở hạ tầng cho việc triển khai hệ thống thông tin ứng dụng công nghệ GIS đã có sẵn, không cần thiết phải đầu tư thêm

4.5.2 Công nghệ áp dụng trong hệ thống

Việc ứng dụng công nghệ mã nguồn mở cho hệ thống thông tin quản lý thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh là một lựa chọn phù hợp vì công nghệ này đáp ứng được nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của cơ quan, đồng thời đảm bảo không xâm phạm bản quyền Điều này đặc biệt quan trọng đối với một cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thành phố.

Phát triển hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra KH&CN

Phạm vi hệ thống

- Quản trị hệ thống và người dùng: Hỗ trợ người quản trị hệ thống cấu hình truy cập đến máy chủ CSDL và các tham số hệ thống; quản lý người sử dụng và cấp quyền sử dụng các chức năng của hệ thống

- Tìm kiếm: Tìm kiếm thông tin, doanh nghiệp theo khu vực quận, huyện; theo yêu cầu quản lý (đơn vị vi phạm, đơn vị hoạt động trong từng lĩnh vực; đơn vị đã/ chưa thanh tra hoặc đơn vị vi phạm,…)

- Báo cáo: Báo cáo theo ngành, lĩnh vực, khu vực địa chính hoặc báo cáo theo thời gian,…

Kiến trúc hệ thống thông tin quản lý thanh tra, kiểm tra KH&CN

Hệ quản trị CSDL POSTGRES + POSTGIS

Truy xuất, cập nhật dữ liệu gvSIG

Truy xuất dữ liệu (IE, firefox,…)

Phạm vi thực hiện luận văn

Hình 5.1: Mô hình phát triển hệ thống thông tin quản lý thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoa học và công nghệ

WebGIS server: Sử dụng Geoserver hoặc Mapserver, là 02 phần mềm GIS server mã nguồn mở thông dụng để cung cấp dịch vụ bản đồ trên mạng internet

Webserver: Sử dụng Apache (máy chủ Internet mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay) để điều khiển các truy nhập của người sử dụng

Do thời gian và nhân lực thực hiện, phạm vi luận văn này chỉ gói gọn trong hệ thống desktop GIS theo mô hình client-server hỗ trợ đa người dùng trong mạng nội bộ (trong khung màu xanh), với một số công việc cụ thể: o Thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu o Thiết kế, xây dựng các chức năng o Thiết kế giao diện

Phân tích, thiết kế hệ thống

Các yêu cầu chức năng được mô tả bằng mô hình như hình vẽ dưới đây:

Hình 5.2: Sơ đồ khối mô tả các thành phần của hệ thống được đề xuất

HTTT quản lý thanh tra khoa học và công nghệ

Hệ thống Các lĩnh vực quản lý

Thống kê Tìm kiếm Đăng nhập Đổi mật khẩu Đổi thông tin TK

Tiêu chuẩn- đo lường – chất lượng

Khoa học và công nghệ Sở hữu trí tuệ

5.2.1 Mô hình use case của hệ thống

Có thể chia người dùng ra thành 3 nhóm cụ thể như sau:

- Người quản trị hệ thống (admin)

- Chánh thanh tra (nhà quản lý) - Các thanh tra viên

Hình 5.3: Mô hình use case của hệ thống

5.2.2 Mô tả các chức năng của hệ thống a) Use case “Đăng nhập”: Use case này cho phép hệ thống kiểm tra quyền của người sử dụng

Use Case bắt đầu khi người dùng khởi động hệ thống Sau khi người dùng nhập tên đăng nhập và mật khẩu, hệ thống sẽ kiểm tra các thông tin này với cơ sở dữ liệu Nếu không khớp với tên đăng nhập và mật khẩu trong cơ sở dữ liệu, hệ thống sẽ hiện thông báo cho người dùng Ngược lại, báo đăng nhập thành công và cho phép hệ thống thực hiện chức năng tiếp theo

Biểu đồ tuần tự của chức năng đăng nhập:

Hình 5.4: Biểu đồ tuần tự mô tả tác vụ đăng nhập b) Use case phân quyền: Use case này cho phép người quản trị hệ thống hoặc người dùng được phân quyền có thể sửa thông tin tài khoản người dùng trong hệ thống Khi tài khoản của người dùng có chức năng phân quyền, người dùng có thể phân quyền cho các người dùng có cấp độ thấp hơn mình Ví dụ:

Chánh thanh tra có quyền cho phép các thanh tra viên được xem, thêm, bớt hoặc xoá các dữ liệu của hệ thống c) Usecase xoá tài khoản: Use case này cho phép người quản trị hệ thống có quyền xóa bất kỳ tài khoản người dùng nào trong hệ thống d) Usecase quản lý an toàn bức xạ: Use case này cho phép người dùng hệ thống có thể xem, thêm, bớt, xóa các dữ liệu trong lớp quản lý an toàn bức xạ (tùy theo mức độ phân quyền cho người dùng)

Mô tả: Người dùng bật phân hệ quản lý an toàn bức xạ, giao diện an toàn bức xạ sẽ hiện ra Người dùng nhập các thông tin cần tìm kiếm vào giao diện và bắt đầu tìm kiếm thông tin Hệ thống sẽ kiểm tra cấp độ phân quyền của người dùng và hiển thị thông tin tùy theo thẩm quyền (nếu không có quyền sửa, xóa, thêm thì các ô dữ liệu sẽ mờ đi và không thể sửa, xóa, thêm dữ liệu) Sau khi hệ

55 thống hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm với các thông tin, người dùng chọn 1 đơn vị để xem vị trí trên bản đồ Giao diện bản đồ lớp an toàn bức xạ sẽ lấy dữ liệu, di chuyển đến địa chỉ đối tượng và hiển thị đối tượng trên bản đồ Nếu người dùng muốn thay đổi thông tin thì nhập trực tiếp vào giao diện An toàn bức xạ, chọn “Lưu”, hệ thống sẽ lưu trữ dữ liệu mới nhập, thêm, xóa,

Hình 5.5: Biểu đồ tuần tự mô tả use case an toàn bức xạ Đối với các Use case Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Sở hữu trí tuệ,

Khoa học và Công nghệ và Khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng: chức năng và mô hình cũng tương tự như use case an toàn bức xạ

Use case thống kê: Use case này cho phép người dùng hệ thống có thể thống kê các thông tin vi phạm, thông tin các đơn vị hết hạn giấy phép, sau đó có thể xuất ra file excel để phục vụ công tác thống kê, báo cáo, lập danh sách thanh tra

Hình 5.6: Biểu đồ tuần tự mô tả use case Thống kê

Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu

- Mục tiêu: cập nhật các lớp dữ liệu nền hiện có và xây dựng các lớp dữ liệu chuyên đề phục vụ công tác quản lý các đối tượng thanh tra

- Nội dung công việc: o Cập nhật dữ liệu GIS nền hiện có o Xây dựng dữ liệu chuyên đề tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng (thí điểm đối với xăng dầu và LPG) o Xây dựng dữ liệu chuyên đề an toàn bức xạ

- Kết quả: bộ dữ liệu nền và 02 chuyên đề nêu trên

- Dữ liệu GIS nền do Trung tâm Hệ thống thông tin địa lý Tp.HCM cung cấp bao gồm các lớp: giao thông, thủy hệ, ranh giới địa chính, điểm kinh tế văn hóa xã hội (trường học, công viên, bệnh viện…),…

- Dữ liệu GIS các lớp chuyên đề được xây dựng từ dữ liệu hồ sơ đang quản lý tại phòng Thanh tra - Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM

5.3.1 Các thực thể v các thuộc tính li n quan cần lưu trữ

- Quận/ huyện: Lưu trữ các thuộc tính tên quận/ huyện, diện tích, dạng hình học của quận/ huyện

- Phường/ xã: Lưu trữ các thuộc tính tên phường/ xã, diện tích, dạng hình học của phường/xã

- Đường giao thông: Lưu trữ các thuộc tính tên đường giao thông, chiều dài, chiều rộng, loại đường, cấp đường, vật liệu, dạng hình học của đường giao thông

- Sông suối, sông hồ: Lưu trữ các thuộc tính tên sông, chiều dài, chiều rộng, độ sâu, dạng hình học của sông suối, sông hồ

- Các điểm văn hoá, xã hội: Lưu trữ các thuộc tính tên điểm văn hoá, xã hội (trường học, nhà văn hoá, điểm vui chơi, công viên, chợ, cơ sở tôn giáo…)

- Các cơ sở bức xạ: Lưu giữ các thuộc tính như tên cơ sở, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động và các thông tin cần quản lý (như số lượng nguồn, thiết bị bức xạ, phương tiện đo lường, lịch sử thanh/ kiểm tra,…)

Các cơ sở liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần lưu giữ các thuộc tính như tên cơ sở, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, số lượng phương tiện đo lường, tiêu chuẩn công bố và lịch sử thanh tra/kiểm tra Việc quản lý thông tin này giúp đảm bảo tính toàn vẹn và tin cậy của các phép đo lường, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn và quy định.

5.3.2 Cách xác định tọa độ

Có 02 cách để xác định tọa độ một đối tượng trong phạm vi luận văn:

- Xác định theo địa chỉ cụ thể của đối tượng, sử dụng bản đồ thửa của Thành phố Hồ Chí Minh

Trong trường hợp địa chỉ không khớp với bản đồ thửa, hãy sử dụng máy GPS Garmin Legend Cx với hệ tọa độ VN2000 của Việt Nam Thiết bị này nhỏ gọn, nhẹ và dễ sử dụng, giúp xác định tọa độ của đối tượng một cách chính xác.

Các sóng tín hiệu từ các vệ tinh không thể xuyên qua nhà cao tầng, cây cối nên việc đo đạc phải tránh các khu vực này Trong thực tế khi tiến hành đo đạc tại các vị trí cần xác định, máy thu được tín hiệu của 11 vệ tinh, sai số của các tọa độ theo máy thể hiện là dưới 3 mét

Các chế độ cài đặt được thiết lập nhưsau:

5.3.3 Quan hệ giữa các thực thể trong hệ thống

Hình 5-7:Lược đồ cơ sở dữ liệu của hệ thống

Mô tả một số lớp trong hệ thống:

Lớp an toàn bức xạ : là lớp dữ liệu thuộc tính dùng lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp, cơ sở có thiết bị bức xạ

Bảng 5.1: Lớp dữ liệu an toàn bức xạ

T n thuộc tính Kiểu dữ liệu

Ma_doanhnghiep integer Khóa chính

Ten_doanhnghiep character 100 Tên doanh nghiệp

So_dkkd character 50 Số Giấy phép đăng ký kinh doanh

Nganh_nghe character 100 Ngành nghề hoạt động

Giay_chung_nhan character 50 Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

So_nha character 50 Số nhà

Ten_duong character 50 Tên đường

Phuong character 50 Phường, xã quan character 50 Quận, huyện

Tongso_ptd integer Tổng số phương tiện đo cơ sở đang sử dụng

Tongso_mayxq integer Tổng số máy x-quang cơ sở đang sử dụng

Dien_thoai integer Số điện thoại

Ngay_capphep date Ngày cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ

Nguoi_phutrach character 100 Tên người phụ trách an toàn

Nguonkin_sudung integer Số nguồn bức xạ kín đang sử dụng

Nguonkin_catgiu integer Số nguồn bức xạ kín đang cất giữ

Ngay_giayphep_het han date Ngày giấy phép hết hạn

Ma_nguonbucxa integer Mã nguồn bức xạ

Dongvi_phongxa character 100 Tên đồng vị phóng xạ

Hoatdo_max double Hoạt độ tối đa

Hoatdo_min double Hoạt độ tối thiểu

The_geom geometry Tọa độ không gian của doanh nghiệp

Lớp thông tin vi phạm: là lớp dữ liệu thuộc tính dùng lưu trữ thông tin về các vi phạm, đơn vị xử phạt, số tiền xử phạt,…

Bảng 5.2: Lớp dữ liệu thông tin vi phạm

T n thuộc tính Kiểu dữ liệu Khóa Chiều d i Mô tả

Ma_vipham integer Khóa chính

Mã số vi phạm (được hệ thống tự động đặt theo thứ tự)

Donvi_quyetdinh character 150 Đơn vị ra quyết định xử phạt

So_quyetdinh character 100 Số quyết định (VD: 123/QĐ-SKHCN)

Hanhvi_vipham character 100 Mô tả tóm tắt hành vi vi phạm

Sotien_phat double Số tiền xử phạt

Ghichu character 100 Ghi chú cần thiết

Lớp an toàn bức xạ vi phạm (atbx_vipham): là lớp dữ liệu thuộc tính dùng lưu trữ thông tin về các vi phạm trong lĩnh vực an toàn búc xạ

Bảng 5.3: Lớp dữ liệu vi phạm trong lĩnh vực an toàn búc xạ

T n thuộc tính Kiểu dữ liệu

Ma_doanhnghiep integer Khóa chính

Mã số vi phạm (được hệ thống tự động đặt theo thứ tự)

Ma_vipham integer 150 Đơn vị ra quyết định xử phạt

Ngay_vipham date Ngày vi phạm (bị phát hiện)

Dong_phat boolean Tình trạng đóng phạt (True/False)

Ghichu character 100 Ghi chú cần thiết

Nguồn bức xạ (nguonbucxa): là lớp dữ liệu thuộc tính dùng lưu trữ thông tin về các nguồn bức xạ

Bảng 5.4: Lớp dữ liệu nguồn bức xạ

T n thuộc tính Kiểu dữ liệu

Ma_nguonbucxa integer Khóa chính

Mã số nguồn bức xạ

Ten_nguonbucxa character 150 Tên nguồn bức xạ (VD: Thiết bị đo độ ẩm độ chặt dùng nguồn Am-241

Cong_dung character 100 Mục đích sử dụng (hoặc cất giữ)

Nhom_an character 10 Nhóm an ninh nguồn phóng xạ (A,B,C,D)

Lớp doanh nghiệp có máy X-quang (doanhnghiep_co_mayxq): là lớp dữ liệu thuộc tính dùng lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp có máy x-quang

Bảng 6.5: Lớp dữ liệu các doanh nghiệp có máy X-quang

T n thuộc tính Kiểu dữ liệu Khóa Chiều d i Mô tả

Ma_doanhghiep integer Khóa chính

Mã doanh nghiệp có sử dụng thiết bị X- quang ma_mayxq integer Mã máy X-quang

So_luong integer 100 Số máy X quang doanh nghiệp đang sử dụng

Lớp tiêu chuẩn đo lường chất lượng (tieuchuan_doluong_chatluong): là lớp dữ liệu thuộc tính dùng lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Bảng 6.6: Lớp dữ liệu tiêu chuẩn đo lường chất lượng

T n thuộc tính Kiểu dữ liệu

Ma_doanhnghiep integer Khóa chính

Ten_doanhnghiep integer 100 Tên doanh nghiệp

So_dkkd integer 50 Số Giấy phép đăng ký kinh doanh

Nganh_nghe character 100 Ngành nghề hoạt động

Giay_chung_nhan character 50 Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện)

So_nha character 50 Số nhà

Ten_duong character 50 Tên đường

Tongso_ptd integer Tổng số phương tiện đo doanh nghiệp đang sử dụng

So_tccs character 50 Số tiêu chuẩn cơ sở

Ghichu character 150 Các ghi chú

The_geom geometry Toạ độ không gian của doanh nghiệp

Xây dựng hệ thống

Dữ liệu hệ thống được lưu trữ tập trung tại máy chủ dữ liệu, bao gồm dữ liệu GIS nền và các dữ liệu chuyên đề

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hệ thống là PostgreSQL kết hợp với gói mở rộng PostGIS sẽ giúp hệ thống lưu trữ, cập nhật, tra cứu dữ liệu GIS, dữ liệu thuộc tính dễ dàng, đảm bảo các yêu cầu sau:

 Hỗ trợ đa người dùng

 Cho phép cập nhật dữ liệu đồng thời, xử lý xung đột dữ liệu

 Có cơ chế phân quyền chặt chẽ trên các đối tượng dữ liệu

 Hỗ trợ lưu trữ, cập nhật dữ liệu GIS theo các tiêu chuẩn quốc tế

 Có chế độ bảo mật cao, đảm bảo an toàn dữ liệu

 Hỗ trợ đa tác vụ, giúp xử lý các bài toàn phức tạp gồm nhiều công đoạn

 Hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu

 Chia sẻ và tích hợp dữ liệu dễ dàng

 Giao diện quản trị dữ liệu dễ sử dụng

Các ứng dụng GIS được xây dựng trong giai đoạn hiện nay hoặc các ứng dụng mở rộng về sau sẽ truy cập vào cơ sở dữ liệu tập trung qua môi trường mạng nội bộ Các ứng dụng này sẽ dùng chung một cơ sở dữ liệu duy nhất (tại đơn vị) nhằm đảm bảo tính thống nhất về dữ liệu nền đồng thời có thể chia sẻ các lớp dữ liệu chuyên đề chung phục vụ các yêu cầu quản lý chuyên môn khác nhau

Các ứng dụng GIS được xây dựng trên nền tảng phần mềm gvSIG Đây là phần mềm mã nguồn đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, phục vụ các lĩnh vực quản lý đa dạng như giao thông vận tải, đất đai xây dựng, hành chính…

5.4.2 Xây dựng các chức năng trong phần mềm quản lý

Một số chức năng chung cho 2 phân hệ chính:

Hiển thị, phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển bản đồ…

Hình 5.8: Chức năng phóng to bản đồ

Quản lý và cập nhật dữ liệu: Sau khi đăng nhập, người quản trị sẽ sử dụng chức năng này để cập nhật dữ liệu của hệ thống Chức năng này cho phép xem danh sách các đối tượng trong một lớp, cho phép thêm, xóa, sửa và cập nhật các đối tượng

Chức năng đăng nhập và quản lý người sử dụng, chức năng phân quyền sử dụng có sự dụng mật khẩu để truy cập Chức năng này dùng để đăng nhập vào hệ thống Chỉ có người quản trị được cấp quyền mới được cho đăng nhập và xử lý dữ liệu Để đăng nhập, người đăng nhập cần phải nhập tên đăng nhập và mật khẩu

Hình 5.9: Chức năng đăng nhập và quản trị người dùng

Chức năng thống kê, báo cáo, xuất file excel các thống kê

Các công cụ tương tác với bản đồ:

Phóng to, thu nhỏ: Phóng to bản đồ theo phạm vi hình chữ nhật do người dùng vẽ trên bản đồ và thu nhỏ khi sử dụng chức năng thu nhỏ

Xem thông tin: Xem thông tin chi tiết của một đối tượng bất kỳ (trong bản đồ thửa của hệ thống) do người dùng chọn trên bản đồ Để xem thông tin, người dùng cần phải chọn lớp và chọn đối tượng cần xem

Hiển thị / không hiển thị các lớp: Cho phép người dùng vẽ lại bản đồ có xuất hiện hoặc không xuất hiện lớp được chọn

Hiển thị không gian kết quả tìm: Cho phép người dùng xem vị trí không gian của kết quả tìm trên bản đồ

Tìm kiếm theo địa chỉ cho phép người dùng nhập địa chỉ để tìm kiếm vị trí của đối tượng trên bản đồ Ngoài vị trí, kết quả tìm kiếm còn cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng, bao gồm chủ sở hữu, diện tích và hình dạng thửa đất hoặc nhà.

Ngoài ra còn một số tính năng khác trong tương tác với bản đồ như nắm kéo thả,… b) Phân hệ tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng:

Cập nhật thông tin đối tượng thanh tra theo từng lĩnh vực hoạt động

Tìm kiếm các đối tượng thanh tra đã/ chưa hoàn thành theo từng lĩnh vực hoạt động

Tìm kiếm theo tên đơn vị / lĩnh vực thanh tra/ Quận huyện/ phường xã

Báo cáo tổng hợp số liệu vi phạm/ tổng số tiền phạt/ Khu vực quản lý (quận huyện) / Số phương tiện đo sử dụng

Xây dựng các bản đồ chuyên đề: lĩnh vực xăng dầu, LPG c) Phân hệ an toàn bức xạ:

Cập nhật thông tin các đối tượng thanh tra

Hình 5-10: Giao diện cập nhật thông tin đối tượng thanh tra

Tìm kiếm đơn vị đã thanh tra/ vi phạm

Hình 5-11: Giao diện tìm kiếm thông tin đối tượng vi phạm

Tìm kiếm theo tên đơn vị / lĩnh vực thanh tra/ địa chỉ

Hình 5-12: Tìm kiếm theo địa chỉ cụ thể

Báo cáo tổng hợp số liệu vi phạm/ tổng số tiền phạt/ Khu vực quản lý (quận huyện, ngành) /Hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ/ Số phương tiện đo/ máy X-quang sử dụng Báo cáo số liệu có thể xuất ra tập tin xls (excel), tiện lợi cho việc báo cáo số liệu nhanh

Hình 5-13: Thống kê các đơn vị hết hạn giấy phép theo khu vực

Xây dựng bản đồ chuyên đề của các đối tượng thanh tra

Hình 5-14: Bản đồ phân bố cơ sở bức xạ trên một phần địa bàn Quận 1

Tích hợp bản đồ phông phóng xạ môi trường

Hiển thị các cơ sở bức xạ có nguồn dưới dạng màu tương ứng với cấp an ninh nguồn phóng xạ d) Bản đồ phông phóng xạ môi trường

Dự kiến sẽ sử dụng bản đồ phông phóng xạ môi trường Tp Hồ Chí Minh (đề tài cấp Thành phố do Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý, cấp kinh phí, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được chọn thực hiện) Tuy nhiên, do hiện nay đề tài này chưa được phê duyệt vì cơ quan thực hiện đang vướng mắc một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật, do đó chưa có bản đồ phông phóng xạ để tích hợp vào hệ thống GIS của Thanh tra Sở Luận văn này sử dụng 1 lớp bản đồ để demo cho bản đồ phông phóng xạ môi trường.

Kết luận chương

Bản đồ phông phóng xạ thường được dùng để đánh giá mức phông tại một khu vực nhằm đưa ra các khuyến cáo khi mức phông phóng xạ cao hơn nhiều lần mức cho phép hoặc đánh giá mức độ nhiễm phóng xạ tại vùng xảy ra sự cố phóng xạ

Việc kết hợp bản đồ phông phóng xạ môi trường với bản đồ thể hiện các cơ sở bức xạ được thể hiện theo mức an ninh nguồn phóng xạ giúp nhà quản lý, người ra quyết định có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn đối với các cơ sở bức xạ trên địa bàn mình quản lý Ngoài việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm liên quan đến nguồn bức xạ, hệ thống còn cho phép nhà quản lý có thể đánh giá, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Thành phố di dời các cơ sở bức xạ

Việc lập bản đồ các thiết bị phát bức xạ theo màu theo mức độ an toàn của nguồn phóng xạ giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá và xác định mối quan hệ giữa các cơ sở bức xạ với mức độ ô nhiễm phóng xạ trong môi trường Theo đó, 68 cơ sở bức xạ đã được di dời khỏi khu đông dân cư nhằm đảm bảo an toàn bức xạ cho các khu dân cư xung quanh.

Ngoài ra, thông tin về sơ đồ thửa đất và hệ thống giao thông hỗ trợ một cách trực quan cho công tác thanh tra tại cơ sở Một ví dụ đơn giản nhất là khi chưa sử dụng hệ thống thông tin thanh tra KH&CN, đã từng xảy ra nhiều trường hợp đối tượng thanh tra sử dụng một số biện pháp nhằm giữ chân đoàn thanh tra ở phía bên ngoài để các nhân viên “tuồn” hàng hoá vi phạm theo đường cửa sau, gây khó khăn cho công tác thanh tra Khi sử dụng hệ thống thông tin có bản đồ thửa, trưởng đoàn thanh tra đã có thể biết trước được địa hình và sơ đồ thửa đất của đối tượng thanh tra, do đó có thể phân công các thành viên đoàn thanh tra chốt chặn tại các khu vực mà đối tượng thanh tra có thể tẩu tán hàng hoá vi phạm

Đào tạo, chuyển giao và đánh giá hiệu quả sử dụng

Đào tạo và chuyển giao

- Mục tiêu: đào tạo hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm, quản trị vận hành hệ thống khi đi vào triển khai thực tế

- Các khóa đào tạo: o Đào tạo GIS cơ bản:

 Nội dung: giới thiệu GIS và các công nghệ GIS được sử dụng trong hạng mục

 Yêu cầu: có trình độ A tin học, sử dụng thành thạo vi tính văn phòng

 Đối tượng: cán bộ phụ trách chuyên môn của Phòng Thanh Tra

 Số lượng tham gia: 07 người o Hướng dẫn sử dụng phần mềm

 Nội dung: hướng dẫn sử dụng các phân hệ quản lý: tiêu chuẩn – đo lường chất lượng, an toàn bức xạ

 Yêu cầu: có trình độ A tin học, sử dụng thành thạo vi tính văn phòng

 Đối tượng: cán bộ phụ trách chuyên môn từng lĩnh vực liên quan

 Số lượng: 07 người/lớp o Hướng dẫn cài đặt, cấu hình, quản trị, vận hành hệ thống:

 Nội dung: cài đặt, cấu hình, quản trị hệ thống, xử lý một số sự cố thường gặp

 Yêu cầu: có trình độ về CNTT, có khả năng cài đặt hệ điều hành, cài đặt phần mềm, quản trị mạng nội bộ

 Đối tượng: quản trị mạng nội bộ

 Số lượng: 02 người o Bảo trì sữa chữa hệ thống trong vòng 2 năm sau khi chuyển giao

Ngoài việc đào tạo, tập huấn hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ, đơn vị sử dụng còn được chuyển giao 01 bản hướng dẫn sử dụng hệ thống là 01 tập tin có định dạng chm

Hình 6.1: Giao diện tập tin hướng dẫn sử dụng hệ thống

Đánh giá chất lượng sử dụng

Áp dụng tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm theo ISO-9126 phần 4, phần đánh giá chất lượng sử dụng các tiêu chí: tính hiệu quả, năng suất, tính an toàn và tính thoả mãn [13] , trong đó :

6.2.1 Tính hiệu quả: là khả năng của phần mềm cho phép người dùng đạt được mục đích một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện làm việc cụ thể

Kết quả khảo sát những người trực tiếp sử dụng hệ thống cho thấy kết quả sau:

- Tính đáp ứng thời gian : 04/07 người sử dụng hài lòng với thời gian đáp ứng của hệ thống, 02 người chưa hài lòng và 01 người cảm thấy không chấp nhận được

+ Lý do: Do hệ thống được tích hợp bản đồ thửa của 24 quận, huyện trên địa bàn Thành phố, do đó lượng dữ liệu cần tải khi mở, phóng to, thu nhỏ bản đồ lớn, làm việc hiển thị bản đồ chậm Ngoài ra, tốc độ máy trạm cũng ảnh hưởng đến tốc độ tải các bản đồ chuyên đề, tuy các máy trạm có cấu hình giống nhau nhưng do người sử dụng mà máy có tốc độ khác nhau (do máy có quá nhiều tập tin tạm, nhiều tập tin rác hoặc do lỗi hệ thống sau một thời gian dài sử dụng,…)

Giải pháp được đưa ra là tạo lớp bản đồ thửa riêng cho từng quận, huyện Khi hệ thống khởi động, các lớp này sẽ mặc định ở trạng thái chưa kích hoạt Khi người dùng có nhu cầu sử dụng bản đồ thửa của một quận, huyện cụ thể nào đó, họ chỉ cần chọn và kích hoạt lớp tương ứng Bằng cách này, tốc độ của hệ thống sẽ được cải thiện đáng kể Ngoài ra, để tăng hiệu suất, việc dọn dẹp máy trạm và cài đặt lại hệ điều hành cũng được triển khai theo yêu cầu của người dùng.

- Mức độ ho n th nh đầy đủ nhiệm vụ: Chưa có ghi nhận về nhiệm vụ không thể được hoàn thành

6.2.2 Tính năng suất: Cần có thời gian dài hơn để đánh giá Trước mắt việc sử dụng phần mềm còn chưa thường xuyên do một số người sử dụng còn tâm lý ngại do chưa tiếp xúc nhiều với công nghệ GIS và hệ thống Lãnh đạo

71 thanh tra Sở đã chỉ đạo việc cập nhật thông tin thanh tra ngay sau khi tiến hành thanh tra, tuy nhiên có chuyên viên còn tâm lý chờ, khi tiến hành nhiều cuộc thanh tra (1-2 tuần mới cập nhật 1 lần) mới nhập thông tin vào hệ thống, do đó thông tin hệ thống còn chưa cập nhật kịp thời so với thực tế

6.2.3 Tính an toàn: phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận được Hệ thống sử dụng trong mạng nội bộ với hệ thống tường lửa giúp chống lại tấn công từ bên ngoài Đối với nội bộ, việc phân quyền cho người sử dụng hệ thống với tên đăng nhập và mật khẩu giúp tránh được nhiều rủi ro về việc thay đổi dữ liệu của những người không có thẩm quyền Ngoài ra, không có sự cố nào giữa sức khỏe con người và sản phẩm cũng như chưa có sự cố nào gây gián đoạn hệ thống được ghi nhận

6.2.4 Tính thoả mãn: Mức độ hệ thống làm thoả mãn người sử dụng trong từng điều kiện và phạm vi cụ thể có sự khác biệt Ví dụ: chuyên viên phụ trách an toàn bức xạ hài lòng về các tính năng của hệ thống đối với lĩnh vực an toàn bức xạ, tuy nhiên không có ý kiến nhận xét đối với lĩnh vực sở hữu công nghiệp và giải quyết khiếu nại, tố cáo Nhìn chung, người sử dụng hệ thống đều hài lòng với hệ thống mới (06/07 có mức độ thoả mãn từ hài lòng trở lên, 01 bình thường).

Kết luận chương

Sau khi hệ thống được đưa vào sử dụng, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ được nâng cao khá rõ Lãnh đạo Thanh tra Sở có thể giám sát được kết quả thanh tra, kiểm tra do các đoàn thanh tra của sở thành lập cũng như công tác phối hợp với các đơn vị khác của các chuyên viên (trừ trường hợp 1 vài chuyên viên chậm trễ trong việc cập nhật thông tin) Về công tác thống kê, báo cáo, chuyên viên phụ trách chỉ mất thời gian 15 phút cho việc thống kê số liệu thay vì mất từ 1-2 tiếng cho việc kiểm tra các hồ sơ thanh tra để lấy số liệu cần thiết Sau đây là một số lợi ích dễ thấy nhất sau khi áp dụng hệ thống:

Bảng 6.1: Bảng đối sánh trước và sau khi áp dụng hệ thống

Trước khi áp dụng hệ thống Sau khi áp dụng hệ thống

Lãnh đạo khó kiểm soát chi tiết kết quả, nội dung các cuộc thanh tra, phối hợp thanh/ kiểm tra

Lãnh đạo dễ dàng kiểm soát chi tiết kết quả, nội dung các cuộc thanh tra, phối hợp thanh/ kiểm tra như: Đối tượng thanh tra, ngày thanh tra, vi phạm có/ không, số cuộc thanh tra đã tiến hành so với kế hoạch,…

Công tác thống kê mất thời gian từ 1 - 2 giờ (tuỳ số lượng cuộc thanh/ kiểm tra và nội dung)

Mất thời gian tìm đường đến cơ sở Đã xác định được chính xác vị trí cần tìm nên thời gian di chuyển được tối ưu (tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với các địa chỉ đã có

Trong quá trình thanh tra đối với các địa chỉ cũ hoặc không rõ ràng trên bản đồ thửa, chuyên viên tiến hành thanh tra sẽ sử dụng máy định vị để xác định toạ độ không gian thực tế của địa chỉ Toạ độ này sau đó sẽ được cập nhật lên bản đồ để sử dụng cho các lần thanh tra/kiểm tra tiếp theo, giúp nâng cao hiệu quả và chính xác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Chuyên viên phụ trách an toàn bức xạ mất nhiều thời gian cho việc lọc danh sách cơ sở bức xạ có giấy phép hết hiệu lực

Chỉ mất từ 3-5 phút cho việc lấy danh sách cơ sở bức xạ có giấy phép hết hiệu lực (bao gồm cả thời gian xuất ra tập tin excel)

Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch hợp lý cho công tác thanh, kiểm tra trong ngày cũng được cải thiện đáng kể Chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực có thể thông qua bản đồ chuyên đề để xác định các đối tượng có khoảng cách địa lý gần nhau để tiến hành thanh, kiểm tra

Về phần bản đồ phông phóng xạ, do chưa có bản đồ phông phóng xạ thực tế nên chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả thực tế Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hiệu quả quản lý của việc kết hợp bản đồ phân bố cơ sở bức xạ và bản đồ phông phóng xạ là rất khả thi và có cơ sở

Nhận xét, kết luận và phương hướng phát triển

Nhận xét

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang làm biến đổi sâu sắc mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong công tác quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng Thanh tra, kiểm tra là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của công tác quản lý nhà nước, một hệ thống thông tin thanh tra tốt sẽ cung sẽ cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, có độ tin cậy cao và hữu dụng cho các nhà quản lý

Trên cơ sở lý luận tổng quan về hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin địa lý, phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu và phân tích, thiết kế hệ thống hướng đối tượng cùng với những kinh nghiệm, hiểu biết chuyên môn đối với lĩnh vực thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ, luận văn đã xây dựng một hệ thống thông tin quản lý công tác thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ của Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Quá trình xây dựng hệ thống bắt đầu từ những bước đầu tiên của chu trình phát triển hệ thống cho đến bước chạy thử nghiệm, sửa lỗi, cụ thể như:

+ Phân tích nhu cầu thực tế; khảo sát và đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, trình độ và nguồn nhân lực; Tìm hiểu các thông tin về hoạt động tác nghiệp; Căn cứ vào nguồn lực hiện có để lựa chọn công nghệ cho phù hợp

+ Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng Kết quả là các biểu đồ khác nhau như: biểu đồ use-case, biểu đồ tuần tự, lược đồ cơ sở dữ liệu, và các lớp dữ liệu cùng mối quan hệ giữa chúng

+ Xây dựng giao diện, các khối chức năng và các bản đồ chuyên đề cho từng lĩnh vực

+ Nhập dữ liệu cho 277/677 cơ sở bức xạ y tế trên địa bàn Thành phố

+ Khảo sát, đánh giá hệ thống và cải tiến hệ thống cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

- Hệ thống tuy mới được đưa vào sử dụng thử nhưng đã cho kết quả khả quan trong công tác quản lý các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực an toàn bức xạ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng Hệ thống có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt giúp các chuyên viên Thanh tra Sở dễ tiếp cận Việc thống kê, báo cáo trở nên dễ dàng, hiệu quả và thuận tiện hơn Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vẫn có một số lỗi và nhóm thực hiện đang cố gắng khắc phục, sửa lỗi

Hệ thống quản lý trong một số lĩnh vực hiện nay thiếu sự tích hợp với bản đồ, dẫn đến việc không có sự liên kết chặt chẽ giữa dữ liệu và thông tin không gian Việc kết hợp này rất quan trọng vì nó giúp trực quan hóa và phân tích dữ liệu, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định và giám sát.

GIS do nhóm thực hiện chưa nhận thấy các lĩnh vực này cần có sự hỗ trợ của bản đồ GIS

- Hệ thống sử dụng công nghệ mã nguồn mở và ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (java) có tính kế thừa và tái sử dụng Do vậy, hệ thống có thể sử dụng cho các địa phương khác với điều kiện thay đổi bản đồ nền, điều này giúp giảm bớt công sức vì không phải phát triển lại từ đầu mà vẫn đảm bảo chức các năng hoạt động tốt Ngoài ra, hệ thống còn dễ dàng nâng cấp và mở rộng, tiết kiệm chi phí, giảm phụ thuộc vào nhà cung cấp hệ thống

7.1.3 Hạn chế của đề tài:

- Đề tài chưa có được cơ sở dữ liệu bản đồ phông hóng xạ môi trường của Tp Hồ Chí Minh, do đó việc kết hợp giữa bản đồ phông phóng xạ môi trường và bản đồ phân bố cơ sở bức xạ vẫn chỉ là trên lý thuyết, chưa áp dụng thực tế một cách có hiệu quả

- Hệ thống thông tin quản lý công tác thanh tra, kiểm tra khoa học và công nghệ của Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ hiện mới chỉ dừng lại ở mức độ quản lý, sử dụng trong mạng LAN của Sở Khi các đoàn thanh tra đi công tác bên ngoài thì không thể truy cập được vào hệ thống để lấy các thông tin cần thiết Do vậy, việc phát triển hệ thống theo hướng truy cập từ xa đã được đề ra và dự định sẽ triển khai trong những năm sắp tới nếu được cấp trên phê duyệt.

Kết luận

Ngành kỹ thuật hạt nhân tại Tp Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh chóng đặc biệt là trong lĩnh vực y học Các bệnh viện lớn đã và đang ứng dụng các thành tựu của y học hạt nhân như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu Tp

Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y-Dược…, sử dụng dược chất phóng xạ trong việc chẩn đoán (xạ hình) và sử dụng xạ trị để điều trị ung thư Ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở công nông nghiệp sử dụng các thiết bị có nguồn bức xạ (như nhà máy thép, rượu bia, giấy, xi măng,…) Việc kiểm soát về an toàn bức xạ càng trở nên cấp thiết, đặc biệt trong các khu vực lân cận các cơ sở y tế có sử dụng dược chất phóng xạ nhằm đánh giá độ ô nhiễm do việc sử dụng nguồn phóng xạ của các cơ sở này, đồng thời quản lý có hiệu quả lĩnh vực an toàn bức xạ, hạt nhân Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc kết hợp bản đồ phông phóng xạ môi trường và bản đồ phân bố cơ sở bức xạ là một vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học trong việc quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân trên địa bàn Thành phố Tuy chưa có dữ liệu bản đồ phông phóng xạ để kiểm chứng hiệu quả thực tế nhưng đề tài cho thấy việc kết hợp này sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng cũng ứng dụng hiệu quả bản đồ GIS trong việc hoạch định kế hoạch thanh tra, đánh giá mặt bằng, cơ sở hạ tầng của đối tượng dự kiến thanh tra, tránh được trường hợp đối tượng thanh tra di chuyển hàng hoá vi phạm trước khi đoàn thanh tra phát hiện

Tóm lại khả năng ứng dụng GIS trong kết hợp bản đồ phông phóng xạ và bản đồ phân bố cơ sở bức xạ rất triển vọng và có ý nghĩa GIS đã được ứng dụng và thành công trong nhiều lĩnh vực như thông tin đất, môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh, giao thông, lâm nghiệp, nông nghiệp, hành chính nên sẽ thành công khi ứng dụng tích hợp bản đồ phông phóng xạ với bản đồ phân bố cơ sở bức xạ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và công tác thanh tra khoa học và công nghệ nói riêng

Ngoài ra, việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý về thanh tra, kiểm tra về khoa học và công nghệ đã đem lại những hiệu quả rõ nét trong nâng cao hiệu quả quản lý tại Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, cho thấy quyết định phát triển hệ thống này của lãnh đạo Sở và lãnh đạo Thanh tra Sở là hết sức đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tế bức thiết.

Phương hướng phát triển

Việc phát triển hệ thống thêm tính năng hỗ trợ truy cập từ xa nhằm hỗ trợ thông tin cho các đoàn thanh tra đang làm nhiệm vụ tại cơ sở Đề xuất ứng dụng Mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented Architechture – gọi tắt là mô hình

SOA) để xây dựng hệ thống truy cập từ xa hệ thống quản lý thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) cung cấp các chức năng như quy trình ứng dụng dưới dạng dịch vụ có thể chia sẻ và sử dụng lại Dịch vụ được định nghĩa là các mô-đun nghiệp vụ hoặc chức năng ứng dụng tương tác thông qua việc gửi và nhận thông điệp, với giao diện được thiết kế theo quy định.

Hình 8-1: Khái quát mô hình SOA [20]

Một số lợi ích cơ bản của việc sử dụng mô hình SOA được liệt kê như sau:

 Cho phép hướng sự tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá trình phát triển phần mềm;

 Giảm thiểu chi phí trong quá trình phát triển;

 Giảm thiểu yêu cầu về đào tạo và kỹ năng;

 Chi phí bảo trì thấp;

 Chu trình phát triển phần mềm nhanh chóng hơn

Mô hình SOA có ưu thế hơn các mô hình truyền thống (như mô hình hướng ứng dụng hoặc mô hình hướng lập trình) ở điểm mô hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào các chức năng và tính năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ Điều này cho phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ chi tiết, thành phần cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ Do đó, các hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình nghiệp vụ (thay vì quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để tận dụng những tính năng phần mềm như trong các mô hình thường thấy ở nhiều cơ quan tổ chức với hạ tầng ứng dụng Công nghệ thông tin được phát triển từ trước)

Bằng cách phát triển và tập hợp danh mục các dịch vụ, nhà phát triển có một bộ sưu tập những mô-đun phần mềm có sẵn, có thể được sử dụng để lắp ghép nên một hệ thống mới (thay vì phải xây dựng hệ thống này từ đầu) Danh mục dịch vụ này sẽ nhanh chóng được gia tăng về qui mô và số lượng, khiến việc phát triển các hệ thống mới ngày càng trở nên thuận tiện, nhanh chóng Khả năng sử dụng lại cũng cho phép giảm bớt chi phí phát sinh khi thêm các tính năng mới vào hệ thống [14], [20]

Ngày đăng: 24/09/2024, 05:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Đoàn Văn Ban (2005), Phân tích thiết kế và lập trình hướng đối tượng, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thiết kế và lập trình hướng đối tượng
Tác giả: Đoàn Văn Ban
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2005
[5] Phạm Hữu Khang (2005), SQLSerrver Lập trình thủ tục và hàm - NXB Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SQLSerrver Lập trình thủ tục và hàm
Tác giả: Phạm Hữu Khang
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
Năm: 2005
[6] Lê Văn Phùng (2011), Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng, NXB Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Tác giả: Lê Văn Phùng
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2011
[7] Lê Văn Phùng (2004), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Tác giả: Lê Văn Phùng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
[8] Đồng Thị Bích Thủy, Bài giảng môn phân tích và thiết kế HTTT , Đại học KHTN- Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn phân tích và thiết kế HTTT
[9] Deloitte Consulting and Deloitte & Touche (2000), At the Dawn of e- Government: The Citizen as Customer, page 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: At the Dawn of e-Government: The Citizen as Customer
Tác giả: Deloitte Consulting and Deloitte & Touche
Năm: 2000
[10] gvSIG 1.9 User guide (English version), http://www.gvsig.org, truy cập lần cuối ngày 02/7/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: truy cập lần cuối ngày
[13] ISO/IEC 9126 4:2004: Software engineering Product quality Part 4: Quality in use metrics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Software engineering Product quality Part 4
[14] Marks, Eric and Bell, Michael (2006). Service-oriented Architecture: A planning and implementation Guide for Business and Technology. s.l. : John Wiley & Sons, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Service-oriented Architecture: A planning and implementation Guide for Business and Technology. s.l
Tác giả: Marks, Eric and Bell, Michael
Năm: 2006
[15] Lập trình java, http://www.oracle.com/technetwork/java/index.html, truy cập lần cuối ngày 12/5/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: truy cập lần cuối ngày
[16] Tổng quan về mô hình hướng dịch vụ (SOA), http://cio.gov.vn/danh-ba- cio/chi-tiet/tabid/154/id/2/language/vi-VN/Tong-quan-ve-mo-hinh-huong-dich-vu-SOA_104_23_vi-VN.aspx#.UZCUeUodixc truy cập lần cuối ngày 03/5/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: truy cập lần cuối ngày
[17] What is GIS?, http://www.esri.com/what-is-gis/overview#overview_panel truy cập lần cuối ngày 10/5/2013 Link
[18] The Open Source Definition, http://www.opensource.org/docs/osd, truy cập lần cuối ngày 26/02/2014 Link
[19] gvSIG Desktop, http://www.gvsig.com/products/gvsig-desktop, truy cập lần cuối ngày 05/5/2013 Link
[20] Tổng quan mô hình hướng dịch vụ, http://cio.gov.vn/vi-vn/Tong-quan-ve-mo-hinh-huong-dich-vu-SOA_104_23_vi-VN.aspx#.UaG4xaDcB5M, Hội đồng Giám đốc Công nghệ thông tin của cơ quan Nhà nước – Bộ Thông tin và Truyền thông, truy cập lần cuối ngày 15/8/2013 Link
[1] Ủy ban nhân dân thành phố, Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 12/3/2009 của về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Khác
[2] Ủy ban nhân dân thành phố, Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2007 về phê duyệt quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
[3] Theo Báo Người Lao động ngày 05/5/2013, trích số liệu của Ban Chỉ đạo 127 Tp.HCM về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w