1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập nhận thức nhà máy thủy điện hòa bình

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực cho hệ thống điện Việt Nam và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình Công nghiệ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP & NĂNG LƯỢNG

-*** -

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

Sinh viên thực hiện : LÊ VĂN TUẤN Mã sinh viên : 21810210003 Giảng viên hướng dẫn :ThS.MAI SỸ THANH Khoa : Quản lý công nghiệp và năng lượng Ngành : Quản lý năng lượng

Lớp : D16KTNL Khóa học : 2021-2026

HÀ NỘI,04/2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 5

1.1.LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NHÀ MÁY 5

1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC CHUNG CỦA NHÀ MÁY 9

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 10

1.3 CÁC THÀNH TỰU MÀ NHÀ MÁY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 11

1.3.1 Thành tựu về cung cấp điện 11

1.3.2 Thành tựu về trị thủy 12

1.3.3 Các danh hiệu được phong tặng 13

1.4 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA 14

1.4.1 Vai trò và nhiệm vụ của Nhà máy đối với quốc gia 14

1.4.2 Vai trò của nhà máy thủy điện hòa bình đối với hề thống điện .14

1.5 VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NHÀ MÁY TRONG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI HỆ THỐNG .15

CHƯƠNG II CÁC THÔNG SỐ VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 16

2.1 CÁC THÔNG SỐ VỀ ĐẬP VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ĐẬP CHỨA 16

2.1.1 Các thông số của hồ chứa 16

2.3.2 Thông số kỹ thuật các phần tử chính trong trạm phân phối 31

2.6 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN SẢN XUẤT VÀ TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY 38

2.6.1 Sản lượng điện nhìn chung 38

2.6.2.Tự dùng nhà máy .45

CHƯƠNG III KẾT LUẬN 48

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ ĐỢT THỰC TẬP 50

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực cho hệ thống điện Việt Nam và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó , Nhà máy Thủy điện Hòa bình là một công trình có giá trị lịch sử hết sức to lớn đối với Nhân dân Việt Nam Công trình do Đảng và Nhà nước Liên Xô trước đây hỗ trợ xây dựng, là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Xô, là tấm lòng quý báu của nhân dân Liên Xô dành cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước sau chiến tranh Vì vậy việc tìm hiểu về hoạt động của Nhà máy thông qua chế độ vận hành các tổ máy và trạm phân phối là vô cùng cần thiết quan trọng đối các sinh viên ngành QLNL

Nhận thấy sự cần thiết ấy, vừa qua khoa Quản lý Công nghiệp và Năng lượng trường Đại học Điện lực đã tổ chức chuyến thực tập học tập thực tế cho 111 sinh viên của khoa QLCN và QLNLtrong đó 51 sinh viên của lớp D16KTNL Chuyến thực tập là cơ hội quý báu cho sinh viên mở rộng hiểu biết cũng như hiểu sâu hơn những kiến thức lý thuyết đã được học trong sách vở Qua một tuần được sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của các cô, chú kỹ sư vận hành, chúng em đã được tận mắt thấy các thiết bị, máy móc, phần tử trong sơ đồ nối điện, nắm bắt được các thông số kỹ thuật và cách thức vận hành của chúng Và từ đó thấy được ý nghĩa to lớn với Điện lực Việt Nam

Do hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cô để bản báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

1.1.LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NHÀ MÁY

Sau khi đất nước giành được độc lập năm 1975, Đảng và Nhà nước ta ra sức đẩy mạnh nền kinh tế xã hội phát triển đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do hậu quả của chiến tranh để lại Theo đó, Muốn xây dựng CNXH thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm KH -KT của Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình

Ngày 29-5-1971, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết về xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình, trong đó chỉ rõ: "Với tác dụng phòng chống lũ lụt, công trình đảm bảo một phần quan trọng an toàn cho nhân dân, đồng thời tạo ra những khả năng lớn cho phát triển kinh tế quốc dân Đây là công trình xây dựng cơ bản lớn nhất của miền Bắc, có vị trí ưu tiên số 1" Hiện thực hóa chủ trương đó, vào đúng dịp Quốc khánh 2/9/1971, trên dòng sông Đà, chiếc máy khoan khảo sát địa chất của Liên Xô lắp đặt tại hố khoan số 1 ở lòng sông tuyến đập bắt đầu những mũi khoan đầu tiên, đặt dấu ấn khởi đầu cho ý tưởng chinh phục dòng sông Đà

Đúng 10 giờ ngày 6/11/1979, đồng chí Lê Thanh Nghị, UV Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát lệnh nổ mìn, khởi công xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, sự kiện đặc biệt quan trọng, cả đất nước dồn lực cho công trường Thủy điện Hòa Bình

Trang 6

Sau 4 năm khẩn trương xây dựng các công trình đầu mối, ngày 12/1/1983 đã hoàn thành ngăn sông Đà đợt 1 Từ đây, dòng sông Đà chính thức bị ngăn lại chảy theo ý muốn của con người Ba năm sau, ngày 9/1/1986 đã tiến hành ngăn sông Đà đợt 2 Thời khắc ngăn sông đợt 2 cũng là một thời điểm vô cùng quan trọng khi hợp long ngăn sông

Sau gần 10 năm xây dựng, 8 tổ máy lần lượt hoà lưới điện quốc gia: Tổ máy Thời gian hòa lưới

Trang 7

Tổ máy Thời gian hòa lưới

1307/NL-Ngày 27/05/1994 trạm 500kV Bắc Nam được đưa vào vận hành, thuỷ điện Hoà Bình sản xuất và cung cấp điện trong phạm vi cả nước

Trang 8

Việt Nam và 2,5 nghìn lượt chuyên gia Liên Xô đồng cam chịu khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn để sớm đưa Công trình vào vận hành Đây là biểu tượng sống động của tình hữu nghị sâu nặng giữa nhân dân hai nước Việt – Xô Việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành công trình Thuỷ điện Hoà Bình đánh dấu một bước phát triển mới của ngành năng lượng và sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, đánh dấu những mức son để lại cho thế hệ con cháu mai sau, đồng thời là niềm tự hào vô hạn của đội ngũ cán bộ, công nhân các ngành xây dựng, thuỷ lợi, năng lượng, đánh dấu sự trưởng thành của cán bộ, công nhân Việt Nam

Ngày 10/01/2021, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng chính thức được

khởi công, xây dựng thêm 2 tổ máy công suất 240 MB, nâng tổng công suất Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lên 2.400 MB, bằng công suất thủy điện Sơn La Theo tiến độ dự kiến, tổ máy 1 của dự án sẽ phát điện vào quý 3 năm 2024, tổ máy 2 sẽ phát điện và hoàn thành công trình vào quý 4 năm 2024 Sau khi hoàn thành, toàn bộ hai nhà máy thủy điện Hòa Bình (hiện hành và mở rộng) có tổng công suất là 2.400 MW, điện lượng trung bình năm đạt 10,495 tỷ kWh Dự án mở rộng, khi đưa vào vận hành sẽ giúp tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia thêm 480 MW, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 của Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện Với tỷ trọng công suất được huy động từ nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng cùng với tính không ổn định của điện gió và điện mặt trời (nhất là trong thời gian giờ cao điểm) thì việc bổ sung 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW từ Thủy điện Hòa Bình mở rộng là tăng thêm nguồn dự phòng công suất vô cùng quan trọng và linh hoạt khi phủ đỉnh phụ tải, đồng thời điều quan trọng hơn nữa là góp phần nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí của hệ thống Có thể nói, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2 là sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng

Trang 9

1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC CHUNG CỦA NHÀ MÁY

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Trang 10

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

a Tập đoàn điện lực Việt Nam Tập đoàn điện lực Việt Nam là một trong 9 Tổng công ty thuộc nhà nước Là lá cờ đầu chỉ huy sự phát triển của ngành điện Việt Nam cũng như các ngành kinh tế trọng điểm khác Trong đó, công ty thủy điện Hòa Bình hoạt động theo kếhoạch mà tập đoàn đề ra

b Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Tập Đoàn bầu ra, là cơ quan đại diện thường trực của Tập Đoàn, thay mặt cho Tập Đoàn quản trị Công và có toàn quyền nhân danh Tập Đoàn để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Tập Đoàn

c Ban kiểm soát Kiểm soát viên là những người thay mặt Tập đoàn để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lí điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, trong nghi chép sổ sách kế toán tài chính của Công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các cổ đông

d Ban giám đốc Ban Giám đóc là cấp quản lý điều hành hoạt động của Công ty, đứng đầu là Giám đốc do Hội đồng Quản trị lựa chọn và bổ nhiệm

Trang 11

-Trung tâm và dịch vụ: Hỗ trợ khách hàng

-Phòng kỹ thuật và an toàn: Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạc xây dung cơ bản, kế hoạch duy tu bảo dưỡng và tổng hợp kế hoạch triển khai các dự án đầu tư của Công ty Quản lý các công tác kỹ thuật

-Phân xưởng thủy công: Có chức năng tổ chức quản lý điều hành sản xuất các nhà máy thủy điện liên tục an toàn –hiệu quả theo kế hoạch sản lượng hàng năm của Công ty

-Phân xưởng vận hành: Là bộ phận chuyên môn, tham mưu về công tác quản lý kỹ thuật, tiếp nhận và quản lí vận hành nhà máy

1.3 CÁC THÀNH TỰU MÀ NHÀ MÁY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1.3.1 Thành tựu về cung cấp điện

Từ khi tổ máy đầu tiên của nhà máy này chính thức phát điện vào ngày 30/12/1988 và đến tháng 12/1994, thì tất cả 8 tổ máy với công suất thiết kế 1.920 MW được đưa vào vận hành thương mại Trước năm 2010, sản lượng điện trung bình hàng năm của nhà máy đạt xấp xỉ mức thiết kế 8,16 tỷ kWh Trong thời kỳ đầu vận hành, điện sản xuất của nhà máy chiếm tỉ trọng khoảng 35-40% toàn hệ thống, đáp ứng dư thừa nhu cầu điện khu vực miền Bắc; đồng thời cung cấp một phần sản lượng điện rất lớn cho miền Nam, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở miền Nam khi đó

Từ năm 2010 trở lại đây, sau khi các bậc thang thủy điện lớn phía trên (Sơn La, Lai Châu) lần lượt đưa vào vận hành, sản lượng điện của Thủy điện Hòa Bình tăng vọt lên xấp xỉ 10 tỷ kWh/năm, tăng 24,2% so với sản lượng thiết kế ban đầu Riêng năm 2017, nhà máy lập kỷ lục sản xuất 11,25 tỷ kWh

Những năm gần đây, mặc dù tổng lượng nước về hồ luôn thấp hơn từ 15 - 20% so với trung bình nhiều năm trước, nhưng lượng điện sản xuất vẫn luôn đạt xấp xỉ 10 tỷ kWh

Trang 12

dịch vụ môi trường rừng cho 6 tỉnh thuộc lưu vực phía thượng nguồn sông Đà trên 200 tỷ đồng/năm Ngày 25/5/2021, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cán mốc sản lượng 250 tỷ

kWh điện sản xuất, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước Đây là mốc sản lượng mà đến nay chưa có nhà máy thủy điện nào ở Việt Nam đạt được

1.3.2 Thành tựu về trị thủy

Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình bên cạnh nhiệm vụ phát điện lên hệ thống điện quốc gia còn mang nhiều trọng trách:

- Chống lũ cho đồng bằng Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội

Nhiệm vụ trị thuỷ sông Hồng, chống lũ giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu: Sông Đà là một nhánh lớn của sông Hồng, chiếm khoảng 55% lượng nước trên hệ thống sông Hồng Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt

Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 (khi hồ chứa đã đầy) lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ công trình thuỷ điện Hoà Bình đã cắt lũ có hiệu quả mà giá trị kinh tế không thể tính bằng tiền của được

- Đảm bảo xả lưu lượng nước lớn phục vụ tưới tiêu trong mùa khô hạn

Không chỉ cắt lũ nhà máy còn cung cấp tưới tiêu cho nửa triệu ha đất canh tác nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ và các nhu cầu sử dụng nước công nghiệp, đời sống dân sinh vùng hạ lưu công trình: Từ khi nhà máy Thuỷ điện Hoà bình đi vào sản xuất, hàng năm khi bước vào mùa khô, nhà máy đã luôn duy trì xả xuống hạ lưu với lưu lượng không nhỏ hơn 680m3 /s, vào thời kỳ đổ ải cho nông nghiệp lên tới gần 1000m3 /s Nhờ vậy mà các trạm

Trang 13

bơm có đủ nước phục vụ cho nông nghiệp gieo cấy kịp thời vụ Đặc biệt mùa khô 1994 do hạn kéo dài, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã phải xả hỗ trợ trên 128,5 triệu m 3 nước xuống hạ lưu đảm bảo mực nước cho các trạm bơm hoạt đông chống hạn đổ ải, gieo cấy cho 0,5 triệu ha đất canh tác nông nghiệp vùng hạ lưu Đập thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông

1993 Đảm bảo giao thông đường thủy giữa hai vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Tây bắc của Tổ quốc

Ngoài nhiệm vụ trọng tâm trên nhà máy còn là điểm thăm quan du lịch, góp phần giao lưu văn hoá, giúp cho mọi người thấy được sự bố trí, xây dựng công trình thiết bị rất công phu và hợp l,ý với hệ thống điện tự dùng luôn đảm bảo cung cấp điện liên tục ổn định và tính linh hoạt trong vận hành rất cao Năm 2004, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này

1.3.3 Các danh hiệu được phong tặng

Trong quá trình xây dựng và sản xuất công ty đã đạt nhiều danh hiệu cao quý do nhà nước ban tặng trong đó có:

✓ Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 6 năm 1998) ✓ Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba

✓ 24 Huân chương lao động hạng nhì, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân ✓ 05 cờ luân lưu của Chính phủ

✓ 02 cờ luân lưu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ✓ 02 cúp bạc chất lượng Việt Nam

✓ Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình

Trang 14

1.4 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

1.4.1 Vai trò và nhiệm vụ của Nhà máy đối với quốc gia

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được đưa vào vận hành thực hiện bốn chức năng chính đó là:

* Điều tiết chống lũ đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng khi xuất hiện lũ lớn

* Sản xuất và cung cấp điện năng cho đất nước * Đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và

dân sinh * Đảm bảo giao thông đường thủy

1.4.2 Vai trò của nhà máy thủy điện hòa bình đối với hề thống điện

Trong hệ thống điện quốc gia, nhà máy thuỷ điện Hoà bình giữ một vai trò hết sức quan trọng

* Điều tần cấp I cho hệ thống điện quốc gia * Chạy bù

* Nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam

Tóm lại nhà máy thủy điện Hòa Bình là nhà máy chủ đạo tại nút cân bằng công suất trong hệ thống điện quốc gia hiện nay, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng điện năng Giữ được nhiệm vụ quan trọng như vậy là bởi vì nhà máy thủy điện Hòa Bình mang đầy đủ các yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống điện hiện nay Đó là:

* Có công suất đủ lớn để có thể tiếp nhận lượng công suất thay đổi của hệ thống điện * Có khả năng khởi động, dừng máy và tốc độ thay đổi công suất nhanh để có thể đáp ứng kịp với sự biến thiên của phụ tải (tính linh hoạt cao) Từ lúc khởi động đến khi hoà lới chỉ mất khoảng 1.5 phút Còn từ chế độ chạy bù chuyển sang chế độ phát

Trang 15

chỉ mất (10-20s) là có thể mang đọc công suất Không bị ràng buộc về khả năng tải của lưới điện

* Nhà máy nằm tại điểm nút của 1 đường dây 500kV và 9 đường dây 220kV

1.5 VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NHÀ MÁY TRONG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI HỆ THỐNG

Khác với Nhà máy thủy điện Sơn La là tất cả đều đặt bên trên mặt đất thì Nhà máy thủy điện Hòa bình là một nhà máy kín tất cả máy móc đều nằm sâu bên trong lòng núi Thủy điện Hòa Bình là công trình lớn trọng điểm của quốc gia là nhà máy sản xuất điện quy mô lớn, do đặc tính là nhà máy thủy điện và tình hình cơ cấu điện Việt Nam mà thủy điện Hòa Bình đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện nước ta Vì nhà là nhà máy thủy điện công suất lớn nên thủy điện Hòa Bình đóng vai trò chạy nền hầu hết trong đồ thị phụ tải, luôn duy trì điện áp và điều tần cho hệ thống điện tuy nhiên do đặc tính của thủy điện là phụ thuộc và lưu lượng nước trong đập nên vai trò thủy điện Hòa Bình cũng mang tính chất mùa vụ:

- Vào mùa mưa, lũ khi thủy điện Hòa Bình dư thừa nước thì ngoài chạy nền thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò chạy nữa đỉnh và có khi là phủ đỉnh trong đồ thị phụ tải hệ thống - Vào mùa khô khi mà thủy điện ít nước bắt buộc phải dự trữ nước đảm bảo an toàn cho sản xuất thì thủy điện Hòa Bình gần như phải huy động công suất từ các nhà máy nhiệt điện Phú Lâm, Trị An, Nên gần như 1 phần kết hợp nhà máy nhiệt điện chạy nền, 1 phần cho tự dùng Vào những mùa khô thì nhà máy thủy điện Hòa Bình chiếm tỷ trọng nhỏ trong đồ thị phụ tải, điện được huy động chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện nên chi phí sản xuất điện cao hơn

Trang 16

CHƯƠNG II CÁC THÔNG SỐ VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

2.1 CÁC THÔNG SỐ VỀ ĐẬP VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ĐẬP CHỨA 2.1.1 Các thông số của hồ chứa

Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc ở độ cao 1500m, có chiều dài 980km Với diện tích lưu vực là 52600km2 , bằng khoảng 31% diện tích lưu vực của sông Hồng, lưu lượng chiếm khoảng 50% của sông Hồng Hồ được tạo thành bởi hai dãy núi là Hoàng Liên Sơn (bờ bên trái ) và dãy Ai Lao Sơn (bờ bên phải ) Hồ được ngăn cách với hạ lưu bởi duy nhất 1 con đập

Các thông số của hồ chứa được cho dưới bảng sau:

Trang 17

● Lớp tiếp giáp với thượng lưu là đá đổ ● Lớp tiếp giáp với hạ lưu cũng là đá đổ Hai lớp này dùng để chịu lực ép thủy lực từ

hồ chứa

● Lớp giữa ( lõi đập) là đất sét dùng để ngăn nước

Trang 18

2.1.3 Chế độ làm việc của đập chứa

Chế độ vận hành bình thường của đập Trong chế độ vận hành bình thường đập có nhiệm vụ chứa nước phát điện Thuỷ điện Hoà Bình có 16 cửa dẫn nước vào 8 tổ máy, cứ hai cửa tương ứng với một tổ máy Mỗi tổ máy có một đường ống áp lực dẫn nước vào với đường kính 8m, qua tuabin rồi qua đường ống áp lực (đường kính 12m) Lưu lượng qua tuabin là 300m3/giây

Chế độ vận hành của đập khi có lũ Trong chế độ vận hành khi có lũ lụt nước ngoài phát điện sẽ phải xả bớt bằng hệ thống đập tràn và các cửa xã lũ Đập tràn dài 120m, cao 67m có 18 cửa xả lũ trong đó có 12 cửa xả đáy ( kích thước 6,10m) và 6 cửa xả mặt ( kích thước 15,5m)

+ Lưu lượng xả 1 cửa xả đáy Q = 1750m3 + Lưu lượng xả 1 cửa xả mặt Q = 1425m3 + Lưu lượng qua 1 tổ máy định mức Qđm = 301m3

Trang 19

Công trình thuỷ điện Hoà Bình được thiết kế để bảo đảm an toàn với lũ có tần suất P = 0,001% có lưu lượng xả lũ của các cửa là ΣQ = 378.000m3 Ngưỡng cửa xả đáy độ cao H = 56m, điều khiển các van cổng xả đáy bằng bộ truyền động thuỷ lực, bộ truyền động này có tác dụng nâng cách phai dưới áp lực, giữ cách phai ở vị trí trên cùng, hạ cách phai đến vị trí an toàn của cửa xả đáy, nâng tự động cách phai về vị trí trên cùng Mỗi cách phai được truyền động bằng 1 xi lanh thuỷ lực

Trang 21

Tốc độ quay định mức 125 vòng/phút Tốc độ quay lồng tốc 240 vòng/phút Hiệu suất tối đa ở cột áp định mức η = 95% Trọng tải tính toán tối đa trên ổ đỡ 16.1 tấn

2.2.2 Máy phát điện

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có các loại máy phát điện thủy lực kiểu 48TB4, máy phát điện phụ kiểu CB-690/26-48TB4 và máy phát điều chỉnh kiểu CПM-164/10-48TB4

CB-1190/215-❖ Máy phát điện thủy lực kiểu CB-1190/215-48TB

Trang 22

1190 Đường kính ngoài lõi thép stato (cm)

215 Chiều cao hiệu dụng lõi thép (cm)

48 Số cực từ TB4 Nhiệt đới hoá, cách điện tăng cường

- Công suất biểu kiến định mức: 266700 KVA - Công suất hữu công định mức: 240000 KW - Điện áp định mức: 15,75 KV

- Dòng điện Stator định mức: 9780 A - Hệ số công suất định mức (cosφ): 0,9 - Tần số định mức: 50 Hz

- Tần số quay định mức: 125 Vòng/phút - Tần số quay lồng tốc: 240 Vòng/phút - Dòng điện kích thích định mức: 1710 A - Điện áp rôto ở phụ tải định mức: 430 V - Hiệu suất ở công suất định mức: 98,3 % - Cách đấu các pha cuộn dây Stator: Sao - Số đầu ra, kiểu và sơ đồ cuộn dây stator máy phát:

o Thanh dẫn hình sóng 2 lớp o Có 4 nhánh song song cho từng pha o Có 3 đầu ra chính và 3 đầu ra trung tính - Mô men động: 13750 tấn.m²

- Khối lượng lắp ráp của rôto: 610 Tấn - Khối lượng toàn bộ máy phát: 1210 Tấn

❖ Máy phát điện phụ kiểu CB-690/26-48TB4 Trong đó: CB Máy phát điện đồng bộ 3 pha kiểu trục đứng

1190 Đường kính ngoài lõi thép stato (cm)

Trang 23

215 Chiều cao hiệu dụng lõi thép (cm) 48 Số cực từ TB4 Nhiệt đới hoá, cách điện tăng cường - Công suất biểu kiến định mức: 3130 KVA

- Công suất hữu công định mức: 1740 KW - Điện áp dây định mức của cả cuộn dây: 1295 V - Điện áp định mức của mạch trích: 530 V

- Dòng điện Stator định mức trước mạch trích: 1680 A - Dòng điện Stator định mức sau mạch trích: 1200 A - Hệ số công suất định mức (cosφ): 0,556

- Tần số định mức: 50 Hz - Tần số quay định mức: 125 Vòng/phút - Tần số quay lồng tốc: 240 Vòng/phút - Dòng điện kích thích ở chế độ làm việc định mức: 260 A - Điện áp trên vành góp rôto ở chế độ định mức khi nhiệt độ cuộn dây kích từ của

máy phát ở 125ºC: 125 V ❖ Máy phát điện điều chỉnh kiểu CПM-164/10-48TB4

Trong đó: CПM Máy phát điện đồng bộ 3 pha, rôto bằng nam châm vĩnh cửu 164 Đường kính ngoài lõi thép stato (cm)

10 Chiều cao hiệu dụng lõi thép (cm) 48 Số cực từ TB4 Nhiệt đới hoá, cách điện tăng cường - Công suất biểu kiến định mức: 0,25 KVA

- Điện áp dây định mức: 110 V - Tần số định mức: 50 Hz - Tần số quay định mức: 125 Vòng/phút - Tần số quay lồng tốc: 240 Vòng/phút - Khối lượng chung của máy phát: 1,4 Tấn

Trang 24

2.2.3 Máy biến áp

Máy biến áp lực tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình gồm các loại sau:

+ Các máy biến áp 1 pha, 2 cuộn dây kiểu ОЦ-105000/220-TB-3 Tổ hợp ba máy

biến áp 1 pha kiểu ОЦ-105000/220-TB-3 được ghép thành một máy biến áp (MBA) 3 pha, dùng để tăng áp và chuyên tải lượng công suất tại đầu ra máy phát điện (MFĐ) từ 15,75kV lên 220kV nối vào hệ thống cáp dầu áp lực và truyền tải lên hệ thống thanh cái 220kV của Nhà máy Thủy điện Hoà Bình Các MBA này được đặt tại gian MBA thuộc hầm gian máy, cao độ 15,5m Trên sơ đồ nối điện chính được ký hiệu từ T1 ÷ T8

Các thông số kỹ thuật:

- Công suất định mức của máy biến áp: 105000 KVA

- Công suất định mức của nhóm ba máy biến áp (T1 ÷ T8): 315000 KVA

- Điện áp định mức của các cuộn dây:

+ Cuộn cao áp: 242/√3 kV + Cuộn hạ áp: 15,75 kV - Dòng điện định mức:

+ Cuộn cao áp: 751,5 A + Cuộn hạ áp: 6666 A - Tần số định mức: 50 Hz

- Điện áp ngắn mạch (Uk): (12 ÷ 12,3) %

- Sơ đồ đấu dây của máy biến áp: I/I-0

- Tổ đấu dây của nhóm ba máy biến áp: Y0/Δ-11

- Các tổn thất:

+ Ngắn mạch: 300 kW

+ Không tải: 100 kW

Trang 25

- Dòng điện không tải: 0,6 %

- Điện áp thí nghiệm cuộn cao thế:

+ Với giá trị hiệu dụng, f = 50Hz, thời gian là 1 phút: 325 kV

+ Với giá trị biên độ: 750 kV

- Điện áp thí nghiệm cuộn hạ thế:

+ Với giá trị hiệu dụng, f = 50Hz, thời gian là 1 phút: 85 kV

- Trọng lượng:

+ Tổng: 116 Tấn + Phần tác dụng: 71 Tấn + Dầu trong thùng máy: 20 Tấn - Kiểu làm mát: Dầu tuần hoàn cưỡng bức, Nước làm mát cưỡng bức (ND) Nhiệt độ nước vào làm mát không quá 30ºC

- Kiểu và các tỷ số biến đổi của các máy biến dòng điện:

+ Đặt ở đầu sứ cao thế: TBT-220-I-1000/1 + Đặt ở đầu sứ trung tính: TBT-220-III-1000/1 - Chế độ làm việc của trung tính: Nối cứng trực tiếp

+ Máy biến áp tự ngẫu 3 pha, 3 cuộn dây kiểu ATДЦTH-63000/220/110-T1, có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (PПH)

Các MBA tự ngẫu được đặt tại trạm OPY-220/110/35kV, cao độ 95m Trên sơ đồ nối điện chính được ký hiệu là AT1 (AT2) dùng để chuyên tải và liên lạc công suất giữa các cấp điện áp 220/110/35kV

❖ Các thông số kỹ thuật

Trang 26

2- Điện áp định mức của các cuộn dây:

+ Cuộn cao áp: 230 kV + Cuộn trung áp: 121 kV + Cuộn hạ áp: 38,5 kV 3- Dòng điện định mức:

+ Cuộn cao áp: 158 A + Cuộn trung áp: 301 A + Cuộn hạ áp: 480 A 4- Tần số định mức: 50 Hz

9- Điện áp thí nghiệm cuộn cao thế:

+ Với giá trị hiệu dụng, f = 50Hz, thời gian là 1 phút: 325kV

+ Với giá trị biên độ: 750 kV 10- Điện áp thí nghiệm cuộn trung thế:

Ngày đăng: 19/09/2024, 17:54

w