Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp sau mưa lũ 1. Bệnh tiêu chảy 2. Bệnh tả 3. Lỵ 4. Thương hàn 5. Đau mắt đỏ 6. Whitmore 7. Bệnh ngoài da do nước 8. Sốt xuất huyết Dengue
Trang 1TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT QUẢNG NINH
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SAU MƯA LŨ
Trang 2Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp
sau mưa lũ
1 Bệnh tiêu chảy2 Bệnh tả
3 Lỵ4 Thương hàn5 Đau mắt đỏ6 Whitmore7 Bệnh ngoài da do nước8 Sốt xuất huyết Dengue
Trang 31 Bệnh tiêu chảy
• Định nghĩa: tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi
ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong
• Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả)
• Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân
• Phòng bệnh: Tăng cường vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ
sinh tay, vệ sinh ăn uống (ăn chin, uống sôi, sử dụng nước hợp vệ sinh, diệt ruồi, xử lý rác thải…)
Trang 42 Bệnh tả
• Định nghĩa: Tả là bệnh nhóm A trong luật PCBTN Bệnh tả có
các triệu chứng chính là tiêu chảy, phân đục lờ lờ và có những hạt màu trắng giống như hạt gạo, mùi tanh; có thể chỉ là phân lỏng toàn nước, không có nhầy máu; có triệu chứng mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao
• Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn tả Vibrio cholerae.• Đường lây truyền: theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn,
uống
• Phòng bệnh: Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay, vệ sinh ăn uống
(Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, hải sản sống), xử lý hiệu
quả nguồn nước trước khi sử dụng
Trang 53 Bệnh lỵ
• Bệnh lỵ: là bệnh truyền nhiễm nhóm B trong luật PCBTN Điển
hình bởi hội chứng lỵ và/hoặc hội chứng nhiễm khuẩn- Lỵ amip: Hội chứng lỵ gồm đau quặn bụng, mót rặn, phân có nhày
và máu; Thường không có sốt.- Lỵ trực trùng: Hội chứng lỵ và hội chứng nhiễm khuẩn (sốt cao 39-
40°C, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn)
• Tác nhân: amip hoặc vi khuẩn Shigella• Lây truyền qua đường phân – miệng• Phòng bệnh: Tăng cường vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân,
vệ sinh tay, vệ sinh ăn uống (ăn chin, uống sôi, sử dụng nước hợp vệ sinh, diệt ruồi, xử lý rác thải…)
Trang 64 Thương hàn
• Bệnh thương hàn: là bệnh truyền nhiễm nhóm B trong luật
PCBTN Bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan
• Tác nhân: Trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó
Thương hàn (Salmonella paratyphi A, B)
• Lây truyền: ăn phải thực phẩm chứa VK không nấu chin; tiếp xúc
trực tiếp với bệnh nhân, người mang trùng qua chất thải, chân, tay…
• Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước,
xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh; vệ sinh an toàn thực phẩm (ăn
chin, uống sôi, phòng chống ruồi, rửa tay…); Tiêm phòng
Trang 75 Đau mắt đỏ
• Đau mắt đỏ do Adeno vi rút là bệnh truyền nhiễm nhóm B trong
luật PCBTN
• Tác nhân: Adeno vi rút• Lây truyền: Tiếp xúc với giọt bắn, dịch tiết• Phòng bệnh:
- Không lau rửa hoặc tắm nước bẩn.- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch
- Tra thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1% cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn
- Không dùng chung chậu, khăn mặt với người đang bị đau mắt đỏ
Trang 86 Whitmore (Melioidosis)
• Bệnh Whitmore: là bệnh không thường gặp, không gây thành
dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong cao
• Tác nhân: vi khuẩn Burkholderia pseudomallei• Lây truyền: lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở
tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn
• Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn
nước, vệ sihnh nguồn nước, sử dụng bảo hộ lao động đúng quy định
Trang 9- Không mặc quần áo ướt.- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn, nếu phải lội vào nước bẩn thì cần rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, đặc biệt là các kẻ ngón chân, ngón tay, sau đó bôi ngay thuốc sát trùng phòng nước ăn chân, tay.
Trang 108 Sốt xuất huyết Dengue
• Định nghĩa: Là bệnh truyền nhiễm nhóm B trong luật PCBTN Biểu hiện sốt cao
đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau; Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn; Da xung huyết, phát ban; Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; Vật vã, li bì; Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan
• Tác nhân: vi rút Dengue• Đường lây truyền: qua véc tơ (muỗi Aldes)• Phòng bệnh:
- Nằm ngủ phải mắc màn.- Loại bỏ đồ vật chứa nước tù đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước sạch vì đây là nơi trú ẩn, sinh sôi của muỗi truyền bệnh.
- Tích cực diệt ruồi, muỗi, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ,
Trang 11XIN CẢM ƠN !