1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội việt nam thuộc địa nửa phong kiến cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đã đề ra chủ trương để giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào 1

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đề ra chủ trương để giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào? Ý nghĩa của Cương lĩnh
Tác giả Ngân Nguyên Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Trần Ngọc Hằng
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Xác định được các mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến và các mâu thuẫn ấy được Cương lĩnh chính trị đầu tiê

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hộiViệt Nam thuộc địa nửa phong kiến Cương lĩnh chính trịđầu tiên của Đảng đã đề ra chủ trương để giải quyết mâuthuẫn đó như thế nào? Ý nghĩa của Cương lĩnh

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Ngọc Hằng Sinh viên thực hiện: Ngân Nguyên Ngọc

Mã sinh viên: 23A4060182 Nhóm tín chỉ : PLT10A06

Mã đề: 07

Hà Nội, Ngày 31 tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2

NỘI DUNG 3

I PHẦN LÝ LUẬN 3

A Những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phongkiến 3

1 Mâu thuẫn dân chủ 3

2 Mâu thuẫn dân tộc 4

B Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam 6

C Ý nghĩa của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên 8

II ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 9

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1884, sau hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã đặt ách thống trị trên toàn cõiViệt Nam Chúng biến Việt Nam từ một nước phong kiến thuần túy sang một nướcthuộc địa nửa phong kiến nên đã làm xã hội Việt Nam xuất hiện những mâu thuẫn mớibên cạnh mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ đó là mâu thuẫn giữatoàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp Ngay từ khi Pháp xâm lược các phongtrào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và rộng khắp song không đi đếnkết quả cuối cùng Yêu cầu bức thiết đặt ra cho các nhà yêu nước lúc bấy giờ là cần cómột tổ chức cách mạng tiên phong và có một đường lối cứu nước đúng đắn để giải

phóng dân tộc Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài: “Những mâu

thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến Cương lĩnh chínhtrị đầu tiên của Đảng đã đề ra chủ trương để giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào? Ýnghĩa của Cương lĩnh”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Xác định được các mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam

thuộc địa nửa phong kiến và các mâu thuẫn ấy được Cương lĩnh chính trị đầu tiên giảiquyết như thế nào Từ đó cho thấy ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Nhiệm vụ nghiên cứu: Chỉ ra được mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam

thuộc địa nửa phong kiến và phân tích Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã giải quyết cácmâu thuẫn đó như thế nào

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là những mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa

nửa phong kiến và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Phạm vi nghiên cứu: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng (tháng 2 – 1930)

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận: dựa trên phương pháp luận khoa học mác xít cùng với chủ nghĩa

Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

1

Trang 4

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp

so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử…

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: cho thấy các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa

nửa phong kiến, tầm quan trọng của Cương lĩnh chính trị và đường lối đúng đắn sángtạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc

Ý nghĩa thực tiễn: cho người đọc thấy tầm quan trọng của Cương lĩnh chính trị

trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa Phong kiến

NỘI DUNG

Trang 5

I PHẦN LÝ LUẬNA Những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửaphong kiến

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng, nên đã trởthành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súngxâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã từng bướcthỏa hiệp, sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa củaPháp Từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam đã mất hẳn chủ quyền thống nhấtvà trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, phụ thuộc vào nước Pháp Mặc dùtriều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhưng nhân dân Việt Nam không chịukhuất phục Song song với việc dùng vũ lực đàn áp đẫm máu đối với các phong tràoyêu nước của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp tiến hàng xây dựng hệ thống chínhquyền, bên cạnh đó vẫn duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai Pháp thựchiện chính sách chia để trị nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ,Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong Liên Bang ĐôngDương thuộc Pháp Từ những tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đã làm nảy sinhtrong lòng xã hội Việt Nam hai mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn dân tộc và mâuthuẫn dân chủ

1 Mâu thuẫn dân chủ

Là mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội Việt Nam từ thời phong kiến mà chủ yếugiữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ Địa chủ Việt Nam không tham gia lao độngmà sống và làm giàu dựa vào bóc lột sức lao động của nông dân dưới các hình thức:địa tô, nợ lãi và thuê mướn nhân công Địa tô là hình thức bóc lột đặc trưng của chế độphong kiến, mức tô dưới thời phong kiến rất cao và cực kỳ nặng nề đối với nông dânthường chiếm trên 1/2 thu hoạch Chế độ bóc lột phong kiến nặng nề không cho phépnông dân có cơ hội tích lũy để đầu tư mở rộng sản xuất vì ngay cả việc tái sản xuấtgiản đơn sức lao động của bản thân và nuôi sống gia đình cũng còn không đủ Còn bọnđịa chủ bóc lột và ăn bám trên lưng nông dân lại không quan tâm đầu tư phát triển sảnxuất làm ruộng đất ngày càng bạc màu

3

Trang 6

2 Mâu thuẫn dân tộc

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng về cảchính trị, kinh tế, xã hội Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đãlàm phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến (địa chủ, nông dân) đồngthời tạo nên những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản) vớithái độ chính trị khác nhau Những mâu thuẫn mới trong xã hội Việt Nam xuất hiện, đólà mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến phảnđộng trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất và ngày càng gay gắt

Thực dân Pháp mở hai cuộc khai thác thuộc địa lớn: khai thác thuộc địa lần thứnhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) Với mưu đồbiến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóacủa chính quốc, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt củangười dân bản xứ Đời sống nhân dân lao động cực khổ do thực dân Pháp chỉ khai thácvà xuất khẩu các nguyên liệu thô, không mở các nhà máy xí nghiệp ở nước ta để chếbiến các nguyên liệu đã khai thác được Thực dân Pháp đã du nhập các phương thứcsản xuất vào nước ta, tuy nhiên chúng lại không du nhập đầy đủ vì vậy mà nền kinh tếViệt Nam lúc bấy giờ phát triển mất cân đối, nền nông nghiệp nặng nề, cổ hủ bên cạnhnền công nghiệp mong manh, yếu ớt kinh tế bị kìm hãm trong lạc hậu và phụ thuộcvào nền kinh tế Pháp

Về chính trị, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách xã hội do chính quyềnthực dân thi hành Chúng chủ trương thực hiện sử dụng giai cấp địa chủ và tay saingười Việt vào việc cai trị những thành phần này không có quyền hành gì đáng kể chỉlà một công cụ khai thác, bóc lột của thực dân Pháp Thực dân Pháp bóp nghẹn tự dodân chủ, không thi hành chính sách tự do dân chủ với nhân dân ta Chúng còn thẳngtay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu

Về văn hóa-giáo dục, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị,khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, duy trì các tệ nạn xã hội, ngăn chặn cácảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào nước ta, đồng thời du nhập nhữnggiá trị phản văn hóa, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc nhân dân, ra sức tuyêntruyền tư tưởng “khai hóa văn minh” của nước “Đại Pháp”…

Trang 7

Về xã hội, do những chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp mà xãhội Việt Nam đã có những chuyển biến hết sức rõ rệt Tính chất xã hội thay đổi: chínhsách cai trị phản động của thực dân Pháp đã làm cho tính chất xã hội Việt Nam thayđổi từ xã hội phong kiến thuần túy (mọi quyền lực tập trung trong tay triều đình phongkiến nhà Nguyễn không phải chia sẻ cho ai) sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến (mọiquyền lực tập trung trong tay thực dân Pháp, triều đình phong kiến nhà Nguyễn chỉ làbù nhìn tay sai) đã làm cho mâu thuẫn xã hội vã kết cấu giai cấp trong xã hội cũngthay đổi theo.

Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa của thực dânPháp đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam Các giai cấp cũphân hóa, giai cấp, tầng lớp mới dần xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đócũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc

Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ và nông dân là giai cấp cơ bản trong xãhội, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa Một bộphận địa chủ cấu kết với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp trong việc đànáp phong trào yêu nước và bóc lột nhân dân; Một bộ phận khác nêu cao tinh thần dântộc khởi xướng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến,tiêu biểu là phong trào Cần Vương; Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dânchống thực dân Pháp và phong kiến phản động; Một số bộ phận nhỏ chuyển sang kinhdoanh theo lối tư bản

Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất ( hơn 90% dân số), là giai cấp bị

phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề Từ khi thực dân Pháp xâm lược giai cấp nôngdân có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược Đây là lực lượng hùng hậu, có tinhthần đấu tranh kiên cường bất khuất, khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, họ sẵn sàngvùng dậy làm cách mạng

Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc

địa Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam cónhững đặc điểm riêng, chủ yếu xuất thân từ nông dân, sớm vươn lên tiếp nhận tưtưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ “tự phát” sang “tự giác”, thểhiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng

5

Trang 8

Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân Một bộ phận

gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản Một số bộ phận làgiai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chè ép, kìm hãm, tiềm lực kinh tế yếu ớt.Phần lớn tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước nhưng không có khả năng tập hợp cácgiai tầng để tiến hành cách mạng

Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, sinh viên,…) bị đế quốc, tư

bản chè ép, khinh miệt, họ có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị.Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định, do đótầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng

Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hóa Một số bộ phận hướng sang tư tưởngdân chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản Một số người khởi xướng các phong trào yêunước có ảnh hưởng lớn

B Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất của tổchức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập vàchủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng(06/1929); 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và một số đồng chí ViệtNam hoạt động ngoài nước Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bánđảo Cửu Long, từ ngày 06/06 đến 07/02/1930, đã thảo luận quyết định thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc,

thông qua các văn kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh

cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng,Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trong các văn kiện Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội Nghị thànhlập Đảng, có hai văn kiện, đó là: Chánh cương vắn tắt của ĐảngSách lược vắn tắtcủa Đảng đã phản ánh về đường hướng phát triển và những vấn đề cơ bản về chiến

lược và sách lược của cách mạng Việt Nam Vì vậy, hai văn kiện trên là Cương lĩnhchính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 9

Nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác định rõ về đường lối, nhiệm vụ,lực lượng và mối quan hệ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sau khi thành lậpĐảng.

Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: “chủ trương làm tư sản dân quyền

cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong

kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” Cương lĩnh đã xác định: Chốngđế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc vàruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ởvị trí hàng đầu

Về phương diện xã hội: “ a) Dân chúng được tự do tổ chức b) Nam nữ bình

quyền,v.v c ) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”

Về phương diện kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn

(như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, vv.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giaocho Chính phủ công nông binh quản lý, thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làmcủa công chia cho dân cày nghèo; bỏ sau thuế cho dân cày nghèo; mở mang côngnghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ

Lực lượng cách mạng: phải đoàn kết công nhân, nông dân - đây là lực lượng cơ

bản, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả cácgiai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai Đảng“phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục cho được đại bộphận dân cày, hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi vàophe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nammà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trunglập”

Phương pháp cách mạng: bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng,

trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp “không khi nào nhượng mộtchút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp” Có sách lược đấu tranh cáchmạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản,nhưng kiên quyết: “bộ phận nào đã ra mắt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, vv.) thìphải đánh đổ”

7

Trang 10

Đoàn kết quốc tế: trong khi thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đồng thời

tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới,nhất là giai cấp vô sản Pháp, cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phậncủa cách mạng vô sản thế giới

Vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu

phục cho đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dânchúng” “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấpcông nhân và làm cho họ có đủ khả năng lãnh đạo quần chúng”

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tuy còn vắn tắt nhưng là một cương lĩnhđúng đắn và sáng tạo nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tinh thần dântộc và tinh thần nhân văn, giải quyết được hầu hết các mâu thuẫn trong xã hội Việt

Nam lúc bấy giờ và đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới Độc lập và tự do

là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh

C Ý nghĩa của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạotheo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đạimới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp vàthấm nhuần tinh thần dân tộc

Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chínhquyền về tay chân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này

Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp vớithực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, songvới sự bổ sung của Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất BanChấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn thiện hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dânquyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống kiến, thực hiệndân tộc lập, người cày ruộng Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha củađại đa số nhân dân ra là nông dân Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượngcách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w