1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án chuyên ngành xây dựng ứng dụng quản lý sinh viên

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng ứng dụng quản lý sinh viên
Người hướng dẫn Đặng Như Phú
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Đồ án chuyên ngành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp HCM
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 6,61 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu của đề tài (10)
  • 3. Công nghệ áp dụng (10)
  • 1. Lập Trình Android là gì? (11)
  • 2. Lịch sử của Android (11)
    • 2.1. Sự thành lập của Android (12)
    • 2.2. Biểu tượng của Android (13)
    • 2.3. Sự phát triển của hệ điều hành điện thoại di động lớn nhất thế giới (14)
      • 2.3.1. Android 1.0: Sự khởi đầu của lịch sử Android (14)
      • 2.3.2. Android 1.5 Cupcake (14)
      • 2.3.3. Android 1.6 Donut (15)
      • 2.3.4. Android 2.0-2.1 Eclair (15)
      • 2.3.5. Android 2.2 Froyo (16)
      • 2.3.6. Android 2.3 Gingerbread (16)
      • 2.3.7. Android 3.2 Honeycomb (16)
      • 2.3.8. Android 4.1 Jelly Bean (16)
      • 2.3.9. Android 5.0 Lollipop (17)
      • 2.3.10. Android 6.0 Marshmallow (17)
      • 2.3.11. Android 7.0 Nougat (17)
      • 2.3.12. Android 8.0 Oreo (17)
      • 2.3.13. Android 9.0 Pie (18)
      • 2.3.14. Android 10 (18)
      • 2.3.15. Android 11 (18)
      • 2.3.15. Android 12 (18)
      • 2.3.16. Android 13 (19)
  • 3. Một số Class có sẵn trong Android? (19)
  • 4. Những lý do nên học Lập Trình Android? (20)
    • 4.1. Thị phần của Android (20)
    • 4.2. Lợi nhuận lớn của Android (20)
    • 4.3. Kho ứng dụng của Google Play linh hoạt (20)
    • 4.4. Sự hỗ trợ từ Android Studio (21)
    • 4.5. Khả năng chuyển đổi ứng dụng linh hoạt (22)
    • 4.6. Cần chuẩn bị những gì khi học Android (22)
      • 4.6.1. Thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu (22)
      • 4.6.2. Phần mềm phục vụ cho công việc (22)
      • 4.6.3. Sự quyết tâm của bản thân (23)
      • 4.6.4. Một số kiến thức cần biết khi học lập trình Android (23)
  • 5. Kiến trúc của hệ điều hành Android (27)
    • 5.1. Các thư viện Android (27)
  • 6. Mục đích nghiên cứu (28)
  • 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (29)
  • 8. Nhiệm vụ nghiên cứu (29)
  • 9. Sinh viên (29)
  • 1. Tổng quan chức năng phần mềm (30)
    • 2.1 Thư mục Adapter (30)
    • 2.2 Thư mục Activity (31)
    • 2.3 Thư mục Dialog (31)
    • 2.4 Thư mục Helper (31)
    • 2.5 Thư mục Model (31)
    • 2.6 Thư mục Sqlite (32)
    • 2.7 MainActivity (32)
  • 3. Các lớp giải quyết chức năng (32)
    • 3.1. L p đăng nh p: ớ ậ (0)
    • 3.2. L p ch c năng chính: ớ ứ (0)
    • 3.3. L p t o m i l p h c: ớ ạ ớ ớ ọ (0)
    • 3.4. L p danh sách l p h c: ớ ớ ọ (0)
    • 3.5. L p qu n lý sinh viên: ớ ả (0)
  • 1. Vì sao nên sử dụng phần mềm quản lý sinh viên? (40)
  • 2. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý học sinh – sinh viên? (41)
  • 3. Hướng dẫn sử dụng (41)
  • CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (46)
    • 1. Kết luận (46)
    • 2. Hướng phát triển (46)

Nội dung

Tuy nhiên do đặc điểm công nghệ thông tin của Việt Nam mới trongquá trình phát triển nên mặc dù đã quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tinvào quản lý nhưng các phần mềm hệ thống,

Mục tiêu của đề tài

- Quản lý sinh viên là công việc nhằm quản lý tất cả quá trình hoạt động và học tập của sinh viên trong các trường Đại học cũng để nâng cao về công nghệ thông tin.

- Quản lý sinh viên trong các trường Đại học chính là quản lý quá trình học tập, trong đó có tất cả hồ sơ của sinh viên và thông tin lớp học tập tại trường đều được lưu trong chương trình “ Quản lý sinh viên”.

- Phần mềm Quản lý sinh viên nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý MSSV, họ tên,ngày sinh, tên lớp, mã lớp.

Công nghệ áp dụng

Chương trình được viết bằng ngôn ngữ java và SQLite

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lập Trình Android là gì?

Lập trình Android là công việc phát triển phần mềm cho các thiết bị Android bằng các ngôn ngữ lập trình, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng Hiện nay, Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới, do đó việc lập trình Android trở thành một lĩnh vực có nhu cầu cao.

Lịch sử của Android

Sự thành lập của Android

- Lịch sử Android bắt đầu vào tháng 10/2003 – trước khi thuật ngữ điện thoại thông minh trở nên phổ biến, và vài năm trước khi Apple công bố iPhone cùng hệ điều hành iOS đầu tiên Android Inc được thành lập tại Palo Alto, California Rich Miner, Nick Sears, Chris White và Andy Rubin là 4 người sáng lập của HĐH này Vào thời điểm đó, Rubin đề cập đến việc Android Inc sẽ phát triển “các thiết bị di động thông minh hơn có khả năng nhận biết rõ hơn về vị trí và sở thích của chủ sở hữu”.

- Rubin đã tiết lộ trong một bài phát biểu năm 2013 tại Tokyo rằng, Android ban đầu được dùng để cải thiện hệ điều hành của máy ảnh kỹ thuật số Ngay cả khi đó, thị trường máy ảnh kỹ thuật số độc lập bị suy giảm Vài tháng sau, Android Inc quyết định chuyển hướng sang sử dụng hệ điều hành bên trong điện thoại di động.

- Năm 2005, chương quan trọng tiếp theo trong lịch sử Android bắt đầu khi công ty ban đầu được Google mua lại Rubin và các thành viên sáng lập khác tiếp tục phát triển hệ điều hành dưới quyền chủ sở hữu mới của họ Sau đó, họ quyết định sử dụng Linux làm nền tảng cho hệ điều hành Android Điều đó làm cho nó có thể cung cấp hệ điều hành miễn phí cho các nhà sản xuất di động bên thứ ba Google và nhóm Android cho rằng công ty có thể thu lợi từ việc cung cấp các dịch vụ khác, bao gồm cả ứng dụng.

- Rubin ở lại Google với tư cách là người đứng đầu nhóm Android cho đến năm 2013 Cuối năm 2014, Rubin rời Google hoàn toàn và thành lập một “vườn ươm” doanh nghiệp khởi nghiệp trước khi quay lại kinh doanh điện thoại thông minh với chiếc Essential xấu số vào năm 2017.

Biểu tượng của Android

- Irina Blok đã tạo ra logo quen thuộc cho hệ điều hành Android trong khi làm việc cho Google Nó trông giống như sự kết hợp giữa một con robot và một con bọ màu xanh lá cây Blok cho biết yêu cầu duy nhất mà nhóm thiết kế của Google đưa ra cho cô ấy là làm cho logo trông giống như một con robot Blok cũng nói rằng một trong những nguồn cảm hứng của cô ấy cho thiết kế cuối cùng cho biểu tượng Android là các logo nhà vệ sinh quen thuộc đại diện cho “Nam giới” và “Phụ nữ”.

Hình 2.3 Biểu tượng của Android

- Một điều mà Blok và Google cùng quyết định là biến bản thân robot Android trở thành một dự án mã nguồn mở Gần như mọi công ty lớn khác sẽ bảo vệ một logo hoặc

Mặc dù Android là hệ điều hành nguồn mở cho phép các nhà phát triển tạo ra các phiên bản tùy chỉnh, Google vẫn muốn bảo vệ "linh vật" Android của mình khỏi những kẻ đạo nhái Vì vậy, Google đã cung cấp bản quyền Creative Commons 3.0 cho phép sửa đổi biểu tượng Android, nhưng phải ghi rõ nguồn gốc.

Sự phát triển của hệ điều hành điện thoại di động lớn nhất thế giới

- Năm 2007, Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên và mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực điện toán di động Vào thời điểm đó, Google vẫn đang bí mật làm việc trên Android, và vào tháng 11 năm đó, công ty bắt đầu tiết lộ kế hoạch cạnh tranh với Apple cũng như các nền tảng di động khác Trong một bước ngoặt lớn, Google đã dẫn đầu việc thành lập liên minh Open Handset Alliance Nó bao gồm các nhà sản xuất điện thoại như HTC và Motorola, các nhà sản xuất chip như Qualcomm và Texas Instruments, và các nhà cung cấp dịch vụ bao gồm nhà mạng T-Mobile.

- Khi đó, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Google Eric Schmidt đã phát biểu rằng: “Thông báo ngày hôm nay tham vọng hơn bất kỳ “Google Phone’ nào mà báo chí đã đồn đoán trong vài tuần qua Tầm nhìn của chúng tôi là nền tảng mạnh mẽ mà chúng tôi đang trình làng sẽ cung cấp sức mạnh cho hàng nghìn mẫu điện thoại khác nhau”.

- Được biết, bản public beta đầu tiên của Android 1.0 đã được phát hành cho các nhà phát triển vào ngày 5 tháng 11 năm 2007.

- Tên mã công khai chính thức đầu tiên cho Android đã không xuất hiện cho đến khi Google phát hành phiên bản 1.5 Cupcake vào tháng 4/2009 Việc đặt tên các phiên bản Android theo tên món tráng miệng của Google là ý tưởng đến từ giám đốc dự án Ryan Gibson Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vì sao người này lại sử dụng quy ước đặt tên như vậy.

Cupcake được bổ sung khá nhiều tính năng và cải tiến mới so với hai phiên bản công khai đầu tiên Điều này bao gồm những tính năng vẫn được nhiều người dùng sử dụng hiện nay như khả năng tải video lên YouTube, một cách để màn hình điện thoại tự động xoay và hỗ trợ bàn phím của bên thứ ba.

- Các điện thoại đầu tiên được cài đặt phiên bản Android 1.5 Cupcake là chiếc Samsung Galaxy đầu tiên và HTC Hero.

Vào tháng 9 năm 2009, Google nhanh chóng triển khai Android 1.6 Donut, mang đến sự hỗ trợ cho mạng CDMA cho các nhà cung cấp dịch vụ Bước tiến này cho phép tất cả các nhà mạng trên thế giới bán điện thoại Android, mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận với hệ điều hành này.

Các tính năng khác đáng chú ý khác của Android 1.6 Donut bao gồm sự ra đời của Quick Search Box và chuyển đổi nhanh giữa Camera, Camcorder và Gallery để hợp lý hóa trải nghiệm chụp ảnh đa phương tiện Android 1.6 Donut Donut cũng giới thiệu widget Power Control để quản lý Wi-Fi, Bluetooth, GPS,…

- Một trong những chiếc điện thoại đầu tiên được cài đặt sẵn HĐH Android 1.6 Donut khi bán ra là chiếc Dell Streak xấu số Nó có màn hình 5 inch khổng lồ (vào thời điểm đó) và được mô tả là “điện thoại thông minh/máy tính bảng” Ngày nay, màn hình 5 inch được coi là tương đối nhỏ đối với một chiếc smartphone.

- Vào tháng 10/2009 – tức khoảng một năm sau khi Android 1.0 xuất hiện – Google đã phát hành phiên bản 2.0 của hệ điều hành này, với tên mã chính thức là Eclair Android 2.0 mang đến khá nhiều tính năng mới cho người dùng và là phiên bản đầu tiên bổ sung hỗ trợ chuyển văn bản thành giọng nói, đồng thời cũng giới thiệu hình nền động, hỗ trợ nhiều tài khoản và điều hướng Google Maps,…

- Motorola Droid là điện thoại đầu tiên chạy Android 2.0 Đây cũng là điện thoại Android đầu tiên được bán bởi Verizon Wireless.

- Android 2.2 Froyo (viết tắt của “frozen yogurt”) chính thức ra mắt vào tháng 5/2010 Người dùng các smartphone chạy trên hệ điều hành này sẽ được trải nghiệm một số tính năng mới, bao gồm phát Wi-Fi từ điện thoại, thông báo đẩy qua dịch vụ Android Cloud to Device Messaging (C2DM), hỗ trợ flash,…

Đầu năm 2010, Google đã ra mắt Nexus One, chiếc điện thoại thông minh Android đầu tiên mang thương hiệu Nexus Với hệ điều hành Android 2.1, Nexus One đã nhanh chóng nhận được bản cập nhật Froyo qua OTA vào cuối năm đó Sự hợp tác chặt chẽ giữa Google và nhà sản xuất phần cứng HTC đã đưa đến một hướng tiếp cận mới, trong đó Google giới thiệu giao diện Android gốc thông qua các thiết bị Nexus.

- Android 2.3 Gingerbread được tung ra vào tháng 9/2010 Hệ điều hành này đã nhận được một bản cập nhật giao diện người dùng trong Gingerbread Nó bổ sung hỗ trợ sử dụng NFC cho điện thoại thông minh có phần cứng được hỗ trợ Điện thoại đầu tiên có cả phần cứng Gingerbread và NFC là Nexus S, do Google và Samsung đồng phát triển. Gingerbread cũng đặt nền móng cho tính năng chụp ảnh selfie bằng cách bổ sung hỗ trợ cho nhiều camera và hỗ trợ trò chuyện video trong Google Talk.

- Android 3.2 Honeycomb được tung ra vào tháng 7/2011 Cải thiện hỗ trợ phần cứng, bao gồm tối ưu hóa cho một phạm vi rộng lớn hơn của máy tính bảng Tăng khả năng truy cập của các ứng dụng vào thẻ nhớ SD hoặc đồng bộ Chế độ hiển thị tương thích với các ứng dụng chưa được tối ưu hóa cho độ phân giải màn hình máy tính bảng.

- Chức năng hỗ trợ hiển thị mới, cho phép lập trình viên kiểm soát nhiều hơn nhiều màn hình xuất hiện trên nhiều thiết bị Android khác nhau.

- Google giới thiệu Android 4.1 (Jelly Bean) tại hội nghị Google I/O vào ngày 27 tháng

Android 4.1 Jelly Bean, được phát hành năm 2012 dựa trên hạt nhân Linux 3.0.31, tập trung vào việc cải thiện chức năng và hiệu suất giao diện người dùng bằng "Project Butter" Tính năng này dự đoán các hành động của người dùng, đệm đồ họa ba lần và áp dụng Vsync, cố định tốc độ khung hình ở mức 60fps giúp giao diện linh hoạt và mượt mà hơn Android 4.1 Jelly Bean được phát hành cho Dự án Nguồn mở Android vào ngày 9 tháng 7 năm 2012, với máy tính bảng Nexus 7 là thiết bị đầu tiên chạy Jelly Bean, ra mắt vào ngày 13 tháng 7 năm 2012.

- Android 5.0 giới thiệu hỗ trợ nền tảng cho kiến trúc 64-bit— được NVIDIA Tegra K1 của Nexus 9 sử dụng Tối ưu hóa cung cấp không gian địa chỉ lớn hơn và cải thiện hiệu suất cho khối lượng công việc điện toán nhất định Các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ Java tự động chạy dưới dạng ứng dụng 64 bit—không cần sửa đổi Nếu ứng dụng của bạn sử dụng mã gốc, chúng tôi đã mở rộng NDK để hỗ trợ ABI mới cho ARM v8, x86-64 và MIPS-64.

- Android 6.0 Marshmallow là phiên bản Android đã được công bố tại Google I/O 2015 với tên gọi Android M Người tiền nhiệm của nó là Android 5.1 Lollipop và người kế nhiệm của nó là Android 7.0 Nougat Kể từ tháng 5 năm 2015, nó có sẵn cho các nhà phát triển dưới dạng bản phát hành xem trước và sẽ được phát hành đầy đủ vào Quý 3 năm 2015.

Một số Class có sẵn trong Android?

View.OnClickListener: là một lớp trừu tượng hoặc giao diện được sử dụng để cung cấp chức năng cho một thành phần giao diện người dùng có thể tương tác (ví dụ: một nút) Nó là một phần của mẫu thiết kế người quan sát phát hiện bất kỳ sự kiện nào liên quan đến giao diện người dùng; ví dụ: nhấp hoặc nhấn vào một phần của màn hình sẽ thực hiện một hành động nhất định Mỗi view có một hàm (callback method) bị ghi đè khi triển khai một view cụ thể.

BaseAdapter: là lớp adpater cơ sở cho các Adapter thường dùng khác như ArrayAdapter, CursorAdapter, SimpleAdapter BaseAdapter thường đóng vai trò Adapter cho các ListView và Spinner sẽ được tìm hiểu trong các phần tiếp theo Bất cứ khi nào khi bạn cần tùy chỉnh lại list trong ListView hoặc grid trong GridView, Chúng ta tạo riêng một adapter kế thừa từ BaseAdapter

Dialog (Hộp thoại) là một cửa sổ nhỏ xuất hiện để nhắc người dùng đưa ra một quyết định hoặc nhập vào các thông tin bổ xung Dialog không lấp kín toàn bộ màn hình, và nó thường hiển thị trong chế độ modal, điều đó nghĩa là người dùng phải đưa ra quyết định để đóng nó lại thì mới có thể tương tác với các phần khác của ứng dụng.

SQLiteOpenHelper: là lớp cung cấp các phương thức getReadableDatabase() và getWriteableDatabase() để truy cập đến các đối tượng của lớp SQLiteDatabase để đọc và ghi dữ liệu.

Những lý do nên học Lập Trình Android?

Thị phần của Android

Thống kê từ IDC chỉ ra rằng, thị phần điện thoại thông minh Android chiếm tới 78%, và theo thống kê của Statista.com vào cuối năm 2019, số lượng thiết bị Android lên tới 1,6 tỷ Với thị phần áp đảo như vậy, việc kinh doanh ứng dụng trên nền tảng Android mang đến cơ hội gia tăng thu nhập đáng kể so với các nền tảng khác.

Lợi nhuận lớn của Android

Các thiết bị chạy hệ điều hành Android vẫn luôn có doanh số bán ra tốt và ổn định, minh chứng cho độ phổ biến rộng rãi của nền tảng này Thêm vào đó, doanh thu từ các ứng dụng Android miễn phí kèm quảng cáo cũng đang tăng lên nhanh chóng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai Xu hướng này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường Android, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái ứng dụng và nội dung trên nền tảng này.

Kho ứng dụng của Google Play linh hoạt

- Các ứng dụng của bạn sau khi phát triển xong có thể tải lên “chợ” Google Play và cho phép tải về chỉ sau vài giờ Thêm vào đó, mỗi ứng dụng trên Play store đều được phản hồi nhanh chóng và xử lý kịp thời bởi nó có thể cập nhật nhiều lần trong ngày, mọi phản hồi về lỗi cũng như tính tương thích,…

- Ngoài ra, Google Play Store cũng cho phép lập trình viên được phát hành ứng dụng beta nhằm nhận được những phản hồi sớm từ nhóm thử nghiệm, điều này sẽ giúp bản chính thức được hoàn thiện tốt hơn, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Sự hỗ trợ từ Android Studio

Hình 2.5 Minh họa Android Studio

- Android Studio là một môi trường phát triển tích hợp rất tuyệt vời, phục vụ cho việc thiết kế và phát triển ứng dụng cho nền tảng Android Môi trường phát triển này dễ thiết lập và cài đặt, hỗ trợ bạn tạo ra một dự án mới chỉ trong vòng vài giây.

- Một số ưu điểm nổi bật của Android Studio:

- Cho phép tùy chọn để xem trước giao diện với nhiều thiết lập trên nhiều màn hình khi xây dựng ứng dụng.

- Giao diện chỉnh sửa WYSIWYG Editor hỗ trợ Live-layout cho phép dựng ứng dụng và xem trước theo thời gian thực.

- Hỗ trợ tạo ra file cài đặt APK hàng loạt.

- Cung cấp công cụ Lint nhằm kiểm tra tính tương thích, khả năng hoạt động trên các phiên bản Android, hiệu năng của ứng dụng,…

- Cho phép tích hợp với nền tảng Google Cloud.

Hỗ trợ phát triển ứng dụng cho Android Wear, Android Auto, Android TV.

Khả năng chuyển đổi ứng dụng linh hoạt

Lập trình viên Android thường sử dụng Java, cho phép dễ dàng chuyển ứng dụng sang các nền tảng di động khác như Symbian, BlackBerry, Ubuntu Thêm vào đó, ứng dụng Android có thể được chuyển đổi thành phần mềm trên Chrome OS.

Cần chuẩn bị những gì khi học Android

4.6.1 Thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu:

- Đa phần các dòng máy tính hiện đại đều cho phép thực hiện công việc lập trình, tuy nhiên một chiếc máy tính có cấu hình mạnh mẽ sẽ giúp bạn làm việc thuận lợi và lâu dài hơn Không nên mua những chiếc máy rẻ tiền khi học lập trình chỉ vì ham rẻ và tiếc tiền vì sau này bạn cũng sẽ phải mua một chiếc máy tính mới với cấu hình mạnh mẽ hơn Vì thế, việc đầu tư cho thiết bị để học lập trình Android là cần thiết và xứng đáng.

Hình 2.6 Minh họa thiết bị dùng cho Android Studio

4.6.2 Phần mềm phục vụ cho công việc:

- Đối với học lập trình Android, bạn chắc chắn cần phải có phần mềm Eclipse, đây là công cụ không thể thiếu trong quá trình học tập cũng như làm việc của bạn Cụ thể,

Eclipse là phần mềm sử dụng rất nhiều các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như: HTML, C++, PHP và Java, nhằm mục đích phục vụ cho công việc lập trình Hơn nữa, Elipse cũng mang đến cho bạn những phần mở rộng cho việc lập trình Android Bạn hoàn toàn có thể download các bản Eclipse tương thích với hệ điều hành trên thiết bị mà mình đang sử dụng.

4.6.3 Sự quyết tâm của bản thân:

- Ý chí của người học lập trình so với các yếu tố phần mềm và kiến thức cũng đóng vai trò to lớn không kém trong quá trình học tập Dĩ nhiên chúng ta không thể mong đợi rằng mình sẽ giỏi việc lập trình chỉ trong một thời gian ngắn, quan trọng là bạn cần phải có sự chăm chỉ và quyết tâm Song song đó, bên cạnh việc tìm hiểu lý thuyết, bạn cũng nên chú trọng đến việc thực hành để có thể nâng cao chuyên môn hiệu quả hơn. Thời gian học tập sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự quyết tâm của chính bạn.

- Để có thể đưa ra được lộ trình học phù hợp với bản thân, trước hết bạn cần phải xác định được mục đích học tập của mình Nếu xác định lập trình Android là nghề nghiệp tương lai để mang lại thu nhập chính thì bạn cần có sự nghiêm túc trong quá trình học tập Mặt khác, nếu bạn chỉ xác định học để lấy thêm bằng cấp thì có thể không cần học quá chuyên sâu.

Để bắt đầu với lập trình Android, bạn có thể tự học trực tuyến Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn mới với lập trình, việc tham gia các khóa học tại trung tâm đào tạo chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có kiến thức nền tảng vững chắc từ cơ bản đến nâng cao.

4.6.4 Một số kiến thức cần biết khi học lập trình Android:

- Để có thể trở thành một lập trình viên Android, bạn cần trang bị những kiến thức nền tảng về lập trình dưới đây:

Hình 2.7 Minh họa biểu tượng ngôn ngữ java

- Tất cả các lập trình viên đều bắt buộc phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình Java,điều này gần như đã trở thành hiển nhiên Bạn buộc phải nắm bắt được toàn bộ những khái niệm cơ bản về loại ngôn ngữ lập trình này nếu muốn lập trình được một ứng dụng hoạt động trên nền tảng Android Vì vậy, có thể nói Java chính là ngôn ngữ lập trình cốt lõi và phổ biến nhất đối với tất cả các nhà phát triển phần mềm Hơn nữa,không chỉ riêng lập trình Android mà Java còn thể được sử dụng cho nhiều nền tảng khác, thế nên việc hiểu biết về Java là vô cùng cần thiết đối với người học lập trình.

Hình 2.8 Minh họa biểu tượng SQL Server

- SQL là một ngôn ngữ mang tính cấu trúc với tác dụng truy vấn Từ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chúng ta có thể sử dụng SQL – một ngôn ngữ lập trình phổ biến và cơ bản với mục đích lấy, sửa và tạo dữ liệu Trong quá trình học lập trình Android, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu những kiến thức cơ bản về SQL Việc truy vấn từ cơ sở dữ liệu trong các ứng dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đã thành thạo ngôn ngữ SQL.

ANDROID SDK VÀ ANDROID STUDIO

Hình 2.9 ANDROID SDK VÀ ANDROID STUDIO

- Toàn bộ những công cụ được sử dụng để phát triển ứng dụng Android như dựa vàoQEMU để giả lập thiết bị cầm tay, thư viện và gỡ lỗi đều có mặt ở Android SDK vàAndroid Studio, vì thế nơi đây được ví như một chiếc túi thần kỳ Trên các hệ điều hành phổ biến hiện nay bao gồm: Windows, Mac OS, Linux thì Android SDK đều đã được chứng minh là có khả năng hoạt động tốt Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụngAndroid Studio cho mục đích lắp ráp các phần của ứng dụng mà bạn tổng hợp được từ những thư viện khác nhau cũng như viết code phần mềm.

- Bạn có thể thực hiện phân tích các dữ liệu lấy được trên mạng hay thiết kế các giao diện thông qua việc ứng dụng các tác vụ của XML Thực tế, cũng tương tự như khi làm việc với Android Studio, các tác vụ trên XML đều không khá giống nhau Tuy nhiên,bạn vẫn có thể có được nền tảng kiến thức vô cùng vững chắc và có khả năng nắm bắt vấn đề rõ hơn trong khi bạn đã thành thạo cách sử dụng XML.

Kiến trúc của hệ điều hành Android

Các thư viện Android

- Đây là các thư viện dựa trên Java phục vụ cho việc phát triển Android Ví dụ của các thư viện này bao gồm các thư viện ứng dụng dùng để xây dựng giao diện người dùng, vẽ đồ họa hay truy cập cơ sở dữ liệu 1 số thư viện chính của Android:

+ Android.app - Cung cấp quyền truy cập vào ứng dụng và là nền tảng của tất cả ứng dụng Android.

+ Android.content - Cung cấp quyền truy cập nội dung (content), truyền tải thông điệp giữa các ứng dụng hay các thành phần của ứng dụng.

+ Android.database – Được sử dụng để truy cập dữ liệu của content provider và cơ sở dữ liệu SQLite

+ Android.opengl - giao diện các phuơng thức Java để sử dụng OpenGL ES

+ Android.os - Cung cấp các ứng dụng với quyền truy cập vào các dịch vụ của hệ điều hành bao gồm thông điệp, các dịch vụ hệ thống và các giao tiếp nội tại

Android.text được sử dụng để hiển thị và điều chỉnh văn bản trên màn hình thiết bị, trong khi Android.view cung cấp các thành phần cơ bản để xây dựng giao diện người dùng của ứng dụng, bao gồm các yếu tố như nút, hộp văn bản và danh sách.

+ Android.widget - Tập các thành phần giao diện người dùng đã được xây dựng sẵn như các nút, các nhãn (label), list view,

+ Android.webkit - Tập các lớp cho phép xây dựng khả năng duyệt web.

Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu các biện pháp QLSV của phòng công tác quản lý thông tin HSSV tại các trường Đại Học để nâng cao chất lượng trong công tác QLSV.

- Quản lý sinh viên là một công tác rất quan trọng và phức tạp mà bất kỳ đơn vị đào tạo đại học nào cũng phải thực hiện Bắt đầu từ việc làm thủ tục nhập học cho sinh viên mới, tiếp theo đó là theo dõi và quản lý các thông tin về sinh viên trong suốt khóa học cũng như việc hệ thống hóa, lưu trữ và bảo quản các thông tin: kết quả học tập, hồ sơ cá nhân khi sinh viên ra trường Việc nắm bắt, quản lý các thông tin đã được thực hiện ở hầu hết các trường đại học Tuy nhiên thông tin ở dạng này chỉ dừng ở mức độ lưu trữ để khai thác theo các khía cạnh tĩnh thay thế cho hoạt động bằng tay hàng ngày Quản lý sinh viên cần đến các hoạt động tích cực hơn nữa,chẳng hạn như việc theo dõi các hoạt động ngoại khóa, các thông tin thực tập, đi làm, cung cấp các dịch vụ trực tuyến: tra cứu điểm, học phí, học bổng, khen thưởng, kỉ luật,… Từ những yêu cầu trên, nhóm chúng em chọn đề tài thiết kế phần mềm quản lý sinh viên nhằm mục đích cải thiện những khó khăn, bất tiện của các phần mềm cũ và lưu trữ thông tin sinh viên một cách dễ dàng nhất Vì thời gian làm đề tài ngắn và là lần đầu thực hiện nên nhóm không tránh khỏi những thiếu sót,mong thầy cô sẽ có những góp ý để giúp nhóm hoàn thiện hơn phần mềm này.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Sinh viên của trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hiện nay các trường đại học của Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp đang trong tiến trình ứng dụng mạnh mẽ sự phát triển của công nghệ thông tin vào quản lý Mới đầu chỉ là những máy tính cá nhân đơn giản và cho đến nay là các smartphone thông minh Tuy nhiên do đặc điểm công nghệ thông tin của Việt Nam mới trong quá trình phát triển nên mặc dù đã quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhưng các phần mềm hệ thống, các phần mềm trợ giúp hoặc phần mềm quản lý có thể thay thế hoàn toàn công việc thủ công chưa được quan tâm Với phần mềm

“quản lý sinh viên” này hy vọng sẽ giúp cho công tác quản lý sinh viên diễn ra đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.

Sinh viên

- Được phép tra cứu (xem) các thông tin về bản thân như hồ sơ, điểm, lịch học, tình trạng nộp học phí, kết quả thi tốt nghiệp,… tại cơ sở dữ liệu quản lý sinh viên.

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG GIAO DIỆN

Tổng quan chức năng phần mềm

Thư mục Adapter

Một Adapter là một đối tượng của một lớp cài đặt giao diện Adapter Nó đóng vai trò như là một liên kết giữa một tập hợp dữ liệu và một Adapter View, một đối tượng của một lớp thừa kế lớp trừu tượng AdapterView Tập hợp dữ liệu có thể là bất cứ điều gì mà trình bày dữ liệu một cách có cấu trúc

Trong thư mục adapter chứ các lớp là:

+ClassesAdapter: Có chức năng tạo view cho đối tượng Classes

+StudentsAdapter: Có chức năng tạo view cho đối tượng Students

Thư mục Activity

Hoạt động Android là nơi giao tiếp trực tiếp với người dùng qua giao diện Mỗi ứng dụng có thể có nhiều màn hình và mỗi màn hình là một Hoạt động Mỗi Hoạt động thường hoạt động riêng biệt nhưng có thể tương tác và truyền dữ liệu cho nhau qua Intent.

+LissClassesActivity:Có chức năng hiện danh sách các lớp học đã lưu trước đó và có thể xóa

+LoginActivity: Có chức năng kiểm tra tài khoản và mật khẩu trước khi chuyển đến trang MainActivity

+ManageStudentsActivity:Có chức năng hiện danh sách sinh viên và các chức năng như thêm xóa sửa

Thư mục Dialog

Hộp thoại là cửa sổ nhỏ hiển thị để yêu cầu người dùng đưa ra lựa chọn hoặc cung cấp thông tin thêm Hộp thoại thường không chiếm toàn màn hình và thường được sử dụng cho các hành động phương thức, yêu cầu người dùng phản hồi để tiếp tục quá trình.

Có lớp NewClassDialog có chức hiện hộp thoại để thêm mới lớp vào cơ sở dữ liệu

Thư mục Helper

DateTimeHelper có chức năng như một trình phiên dịch chuyển đổi kiểu dữ liệu date sang kiểu string và ngược lại

Thư mục Model

Model đại diện cho một nhóm các lớp mô tả tầng các quy tắc xử lý dữ liệu.Định nghĩa ra các quy tắc tương tác với dữ liệu như dữ liệu có thể thay đổi hoặc thao tác vào dữ liệu.

Bao gồm các lớp như:

Thư mục Sqlite

SQLite là một cơ sở dữ liệu SQL mã nguồn mở, nó lưu trữ dữ liệu vào một tập tin văn bản trên một thiết bị Nó mặc định đã được tích hợp trên thiết bị Android

Bao gồm các lớp như:

+ClassesDao:Có chức năng đọc và lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu

+DbHelper:Có chức năng tạo cơ sở dữ liệu và thực hiện tạo bảng trong cơ sở dữ liệu đã tạo

+StudentDao:Có chức năng đọc và lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu

MainActivity

Là lớp miêu tả tất cả các chức năng chính trong chương trình, biết được các hoạt động của người dùng từ đó di chuyển đến các lớp cần thiết.

Các lớp giải quyết chức năng

L p qu n lý sinh viên: ớ ả

Phần mềm quản lý sinh viên là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ giáo viên quản lý các học sinh, học viên của mình hiệu quả hơn Phần mềm này cung cấp nhiều lợi ích như lưu trữ thông tin học sinh, quản lý điểm, theo dõi sự tham gia và tạo báo cáo dễ dàng Việc sử dụng phần mềm quản lý sinh viên đang trở nên phổ biến trong các lĩnh vực giáo dục, giúp các giảng viên, giáo viên tiết kiệm thời gian, cải thiện năng suất và cung cấp hỗ trợ tốt hơn cho học sinh.

Vì sao nên sử dụng phần mềm quản lý sinh viên?

- Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các đơn vị chuyên cung cấp các phần mềm quản lý sinh viên Nhưng trong số các phần mềm toàn diện thì cũng tồn tại một số phần mềm khác nhau, được thiết kế nhằm thực hiện các nhiệm vụ ngày càng tốt hơn Các phần mềm đó sẽ có trách nhiệm quản lý học sinh, học viên hoặc còn được dùng trong quản lý tài chính.

- Nắm bắt thông tin nhanh : Phần mềm này có tính năng nắm bắt thông tin nhanh, thông báo đến cho mọi học sinh, học viên các lịch nghỉ đột xuất như đợt dịch covid 19 vừa qua, thông báo lịch khai giảng, lịch học, lịch thi định kỳ và lịch nghỉ học, mọi thứ đều được thông báo qua phần mềm.

- Quản lý mọi thông tin hiệu quả: Là công cụ để nhà trường quản lý các thông tin toàn bộ học sinh đang học tập trong trường bao gồm họ tên, học lực, hạnh kiểm, thành tích, Hay là những biến động về thông tin nhập học, chuyển trường, nghỉ học, bảo lưu kết quả.

Tất cả mọi thông tin đều được phân tích rõ ràng theo thứ tự như họ tên, khối lớp học cho nhà trường dễ quản lý.

- Phần mềm có khả năng phân quyền: Cho phép các giáo viên, cán bộ, ban giám hiệu và sao cho bạn hoàn toàn có thể truy cập và thực hiện các nhiệm vụ theo trách nhiệm phân công của mỗi người,

- Hơn nữa, các thông tin đều được bảo mật cao không để lộ thông tin ra ngoài Ngoài ra, phần mềm còn có bản back up phòng ngừa trường hợp phần mềm gặp rủi ro mất hết dữ liệu.

- Tương tác giữa phụ huynh học sinh và nhà trường: Nếu ngày xưa việc tương tác giữa phụ huynh và nhà trường còn nhiều hạn chế thì ngày nay phần mềm sẽ đóng vai trò làm cầu nối cho cả hai bên Khi đó, phụ huynh sẽ nhận được các thông tin về điểm số, hình ảnh, điểm danh ngày học/nghỉ, hay đưa ra các câu hỏi thắc mắc thông qua phần mềm.

Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý học sinh – sinh viên?

- Mỗi một phần mềm đều mang đến những lợi ích riêng, tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà có những lợi ích khác nhau.

- Riêng đối với phần mềm quản lý sinh viên đã và đang mang lại những lợi ích như: + Hỗ trợ cho việc quản lý lớp học toàn diện từ xếp lớp, xếp thời khóa biểu, thông báo lớp học, quản lý kết quả học tập đều bảo đảm tốt hơn.

+ Quản lý tốt và mang đến các phương pháp đào tạo, giảng dạy chuẩn xác hơn + Giảm thiểu tối đa lượng công việc, mang lại hiệu quả cao với khả năng hỗ trợ toàn diện đối với các yêu cầu của người dùng

+ Tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả trong việc quản lý lớp học

+ Nắm bắt được mọi công việc liên quan tới lớp học nhanh, chính xác.

+ Hạn chế các sai sót trong đào tạo cũng như quản lý học sinh, học viên.

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống quản lý sinh viên tại trang đăng nhập.

Tài khoản admin || Mật khẩu admin, không được bỏ trống.

Hình 4.1 Giao diện trang đăng nhập

Bước 2: Sau khi đăng nhập, sẽ tiến hành tạo mới lớp

Hình 4.2 Giao diện tạo mới lớp học

Bước 3: Kiểm tra lại thông tin lớp học vừa tạo tại mục "Danh sách lớp học" Nếu thông tin không chính xác, hãy xóa lớp học và quay lại Bước 2 để tạo lại.

Hình 4.3 Giao diện danh sách lớp học

Bước 4: Sau khi kiểm tra, chúng ta tiến hành tạo click vào mục quản lý sinh viên để tạo mới thông tin sinh viên, có thể chọn chỉnh sửa lớp học để phân vùng sinh viên rõ ràng hơn.

Hình 4.4 Giao diện tạo thông tin sinh viên

- Đây là các bước tạo mới thông tin lớp học và thông tin sinh viên, dễ dàng cho việc tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu trên cơ sở dữ liệu.Đồng thời cũng có chức năng như sửa thông tin sinh viên và xóa thông tin

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:12