1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 2 châu 2023

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 27,94 KB

Nội dung

bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ta một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Thứ hai, thắng lợi oanh liệt của các cuộc kháng chiến đỉnh c

Trang 1

BÀI 2

ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG

ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

* Trọng tâm của bài:

Phần I; phần II ( mục 3); phần III (mục 3)

Giảng bài mới Đặt vấn đề: Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn

con đường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc Do vậy, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó

Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi chúng

ta trong giai đoạn hiện nay

BÀI 2: ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON

ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - MỘT SỰ LỰA CHỌN HỢP QUY LUẬT, HỢP LÒNG DÂN

1 Sự lựa chọn khách quan của lịch sử (15 phút)

- Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, độc lập dân tộc bị xâm phạm, trong tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn trong thì sợ nhân dân, ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù, lúc đầu có chống cự yếu ớt, sau đã từng bước nhân nhượng cầu hoà, cuối cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc

Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta

chuyển sang 2 xu hướng

+ Phong trào theo tư tưởng Phong kiến: nông dân - khởi nghĩa Yên Thế, Phong trào Cần Vương.(Phong trào Cần vương (1883-1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động Mượn danh nghĩa Nhà vua để dấy lên làn sóng đấu tranh lật nhào thống trị của thực dân Pháp rồi trở lại củng cố chế độ phong kiến (Không hợp với xu thế) (Khởi nghĩa Yên thế (1884-1913)Hoàng Hoa Thám Mục tiêu chỉ là để giữ 1 vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, không cuốn hút được các tầng lớp tham gia.

Hệ T PK).

Trang 2

Phong trào Cần Vương chống pháp vào cuối thế kỷ XIX nổ ra mạnh mẽ ở Bắc Trung Kỳ, ở Thanh Hóa có các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (Nga Sơn), Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc) và phong trào của đồng bào miền núi do các thủ lĩnh: Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, Hà Văn Nho lãnh đạo Trên vùng đất Bá Thước, lúc đó thuộc châu Quan Hóa có hai thủ lĩnh là Hà Văn Mao, cai tổng Điền Lư và Hà Văn Nho, cai tổng Thiết Ống.

Trong lịch sử đã có nhiều người con của quê hương được triều đình phong kiến trước đây phong tước thiếu úy, quận công Thời đại Hồ Chí Minh, huyện và 2 xã (Cổ Lũng, Ban Công) được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp; 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng

vũ trang thời kỳ chống Mỹ

+ Phong trào theo tư tưởng Tư Sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh: Phan Bội Châu Phong trào Đông Du (1906-1908) Mục đích dành độc lập theo cộng hòa Đại tư sản, với phương pháp bạo động vũ trang, theo hệ tư tưởng tư sản Dựa vào Nhật để đánh Pháp, nhưng thất bại “100 thất bại mà ko một thành công”.Phan Chu Trinh - Phong trào Duy Tân 1908 Cũng muốn lập ra chế độ đại nghị tư sản Dựa vào Pháp để đánh

đổ chế độ phong kiến, chẳng khác “Xin giặc rủ lòng thương” Thất bại.

Tuy nhiên tất cả các phong trào, các hoạt động yêu nước này đều thất bại.

? Tại sao các phong trào, các cuộc đấu tranh nổ ra liên tiếp, nhưng đều thất bại?

Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

vì những nguyên nhân sau:

+ Cách mạng chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn

+ Thiếu một giai cấp tiên phong lãnh đạo

=> Dù tràn đầy lòng yêu nước, đức hi sinh, nhưng các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đó đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và thất bại Vấn đề độc lập dân tộc không được giải quyết, trước hết là do không có đường lối cách mạng đúng đắn dưới sự chỉ đạo của một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng Đó là sự khủng hoảng đường lối cứu nước

- Tháng 6 - 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước Người đã đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các nước, rút ra nhiều bài học quý báu và bổ ích, là cơ sở cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình

Từ kinh nghiệm rút ra trên con đường tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Hồ Chí Minh đã đến rất nhiều nước, nghiên cứu rất nhiều cuộc cách mạng tư sản điển hình Người đến Pháp, đến Mỹ đến những nước mà lúc nào họ cũng rêu rao là cái nôi

của Văn minh - Bình đẳng - Bác ái và người rút ra được một điều là ở đâu người cũng

chỉ thấy có hai loại người: Một là bóc lột và một bị bóc lột, nhân dân lao động vẫn sống

Trang 3

khổ cực.

- Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công đã ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Ái Quốc Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng này và Người nhận thấy đây là cuộc cách mạng đến nơi, vì cuộc cách mạng đã đưa nhân dân lao động từ thân phận nô lệ lên địa vị là chủ đất nước

Nhưng bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Người là vào tháng 7 năm 1920, khi

Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa

của Lênin Luận cương đã giải đáp đúng những vấn đề mà bác còn băn khoăn

Người đã nhìn thấy thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, giải phóng dân tộc Không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH;

Với niềm tin đó người đã truyền bá CN mác – Lê nin vào nước ta, sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh đạo nhân dân ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Toàn dân

ta một lòng đi theo Đảng Vì vậy, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam

? Những căn cứ nào khẳng định ĐLDT gắn liền với CNXH là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam?

Sự lựa chọn này dựa trên 2 căn cứ:

Thứ nhất, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười Nga năm 1917 thành công đã

mở ra thời đại mới - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm

vi toàn thế giới Chính tính chất của thời đại mới đã tạo ra khả năng hiện thực cho những dân tộc lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội Những khả năng hiện thực này giúp giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đang bế tắc về hướng đi

Thứ hai, Chỉ có chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản mới triệt để giải phóng

giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đem lại vị trí làm chủ chân chính cho người lao động

2 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng của Cách mạng Việt Nam(10 phút).

Trong hơn 90 năm qua, Đảng và nhân dân ta luôn kiên trì thực hiện mục tiêu này Nhờ vậy, mà cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại:

? Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại nào?

Thứ nhất, thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nhà

nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà

Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ

1936 - 1939 đến cao trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 Cách mạng tháng Tám đã xóa

Trang 4

bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ta một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, thắng lợi oanh liệt của các cuộc kháng chiến đỉnh cao là chiến thắng lịch

sử Điện biên phủ 1954, đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và mới, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân, thống nhất tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Thứ ba, thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của hơn 35 năm đổi mới vì mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; củng cố vững chắc hơn độc lập dân tộc, từng bước đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội

Bài học lớn, được đặt ở vị trí hàng đầu qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng là bài học phải "kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghũa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh"

II SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VỀ ĐẶC ĐIỂM, ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MÀ NHÂN DÂN TA XÂY DỰNG.

Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ hơn những đặc trưng của thời kỳ quá độ và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội Tại Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta đã khái quát các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

1 Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (20 phút).

*Khó khăn:

- Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

- Từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, đi lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất rất thấp

- Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt kéo dài nhiều chục năm, hậu quả xã hội do chiến tranh để lại rất nặng nề

- Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại

Liên hệ: Các thế lực thù địch đấu tranh đòi sửa đổi Hiến pháp đòi bỏ Điều 4

trong Hiến pháp; Tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước; chiến lược "diễn biến hòa bình"

Đó là những khó khăn khách quan trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cho thấy thời kỳ quá độ ở Việt Nam là một thời kỳ lịch sử lâu dài, phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ mới, phức tạp, chưa có tiền lệ

* Thuận lợi:

- Đất nước hòa bình và thống nhất

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống anh hùng, bất khuất, nhân dân có lòng yêu nước và cần cù lao động

- Chúng ta đã có một số cơ sở vật chất ban đầu

Trang 5

- Thời cơ phát triển do cách mạng khoa học và công nghệ và xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới tạo ra

Cương lĩnh năm 2011 xác định chỉ rõ những thuận lợi cơ bản:

+ Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo

+ Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù lao động và sáng tạo, luôn luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

+ Chúng ta từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng

+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển

2 Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng

a.Cương lĩnh năm 1991 xác định gồm 6 đặc trưng:

- Do nhân dân lao động làm chủ

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới

b Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) – 8 đặc trưng

Sự phát triển của đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa và những biến đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay, có cả cơ hội và nguy cơ Thực tế đó đồi hỏi Đảng tăng cường nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội, trong đó có nhận thức về những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Đại hội XI tiếp tục bổ sung, hoàn thiện thêm một số nội dung các đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, gồm:

Một là: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 6

So với Đại hội X, đưa cụm từ "dân chủ" lên trước cụm từ "công bằng" Bởi vì cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định: có dân chủ thì mới có công bằng, văn minh; đồng thời,

để nhấn mạnh bản chất của xã hội ta là xã hội dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa

xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh, là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc

Hai là: Do nhân dân làm chủ.

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện bản chất

ưu việt chính trị của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ Bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực)

Liên hệ với Hiến pháp năm 2013: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước không

chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện mà còn bằng hình thức dân chủ trực tiếp, bằng quyền biểu quyết

Ba là: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan

hệ sản xuất tiến bộ phù hợp

Thay đổi so với Đại hội X trong cách diễn đạt về quan hệ sản xuất nhằm khẳng định quả quyết hơn về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa khi kết thúc thời kỳ quá độ và để khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn nhanh chóng có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa khi chưa có đủ điều kiện

Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng so với các chế độ khác

Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh

tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

Bốn là: Có nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tính ưu việt và tiên tiến của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng thể hiện sự khái quát, nhân văn của văn hóa nhân loại; ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, chủ nghãi yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc)

Liên hệ: Khôi phục các lễ hội dân gian như: Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc

Mông, thi trình diễn trang phục dân tộc, hát ru

Năm là: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển

toàn diện

Trang 7

So với Đại hội X, bỏ cụm từ "con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công"

cho phù hợp với thực tế khi kết thúc thời kỳ quá độ

Tính ưu việt của chế độ mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa Về phương diện con người, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, chăm lo xây dựng con người, phát triển toàn diện con người (đức, trí, thể, mĩ) của Đảng và nhà nước ta

Sáu là: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và

giúp nhau cùng phát triển

So với Đại hội X, bổ sung các cụm từ "tôn trọng" và "phát triển" vì đây là những vấn

đề rất quan trọng trong quan hệ dân tộc hiện nay

Đặc trưng này thể hiện tính ưu việt trong chính sách dân tộc, giải quyết đúng các quan hệ dân tộc trong quốc gia đa dân tộc VN

Thực hiện đổi mới đất nước đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong giải quyết các quan hệ dân tộc Việt Nam Nhờ đó đã và đang phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tính đồng thuận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch

Bảy là: Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo

Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

? Đồng chí hiểu Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nhà nước ntn ?

Là Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân

Tám là: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

So với Đại hội X có thay đổi cho phù hợp với xu thế trong thực tiễn quan hệ đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới

Việt Nam luôn khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới Việt Nam là bạn bè là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và Luật quốc tế

?Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia?

Trang 8

Từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954, đến nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới

? Việt Nam đã tham gia những tổ chức, diễn đàn quốc tế nào?

Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực (Gia nhập tổ chức ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương, WTO ) đã chứng minh một cách sinh động tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng, thể hiện trong đặc trưng về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Như vậy: So với Cương lĩnh năm 1991, về số lượng, Đại hội X và Đại hội XI bổ

sung 2 đặc trưng (đặc trưng thứ nhất và đặc trưng thứ bảy) Tám đặc trưng trên có mối quan hệ khăng khít và làm tiền đề cho nhau Đó là bước phát triển mới của Đảng trong nhận thức lý luận và tổng kết thực tiễn về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng

à Đại hội XI còn khẳng định: để xây dựng được xã hội với các đặc trưng trên phải tiến hành một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ

và cái mới, nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triến, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau

III SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VỀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Đặc điểm cơ bản nhất của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Đó là đặc điểm cơ bản nhất của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa Nhận thức của Đảng ta về các quá trình này ngày càng hoàn chỉnh hơn

1 Cương lĩnh năm 1991

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng nêu 7 phương hướng cơ bản:

Một là, Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân: lấy liên minh giai cấp công

nhân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của Nhân dân

Hai là, Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện

đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân

Ba là, Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan

hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu Phát

Trang 9

triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu

Bốn là, Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá làm

cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại; xây dựng

xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao Chống tư tưởng văn hoá phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội

Năm là, Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt

trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến

bộ xã hội trên thế giới

Sáu là, Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm

vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng

Bảy là, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức

ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

2 Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011

Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, So với Cương lĩnh năm 1991

và Đại hội X, Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã hoàn chỉnh và sắp xếp lại thứ tự các phương hướng cơ bản như sau:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển

kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường

Hỏi: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?

Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp hiện đại tiên tiến tạo năng suất lao động cao

Liên hệ: sản xuất nông nghiệp: Máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy tẽ ngô

Hỏi: Tại sao phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

Nước ta quá độn lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thấp kém, công cụ lao động thô sơ, kinh tế từ một nền sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu,

Trang 10

đời sống dân cư còn thấp → tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng

cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại và cơ cấu kinh tế mới tạo điều kiện biến đổi về lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động Nếu không đẩy mạnh công nghiệp hóa vẫn lao động thủ công thì kinh tế chậm phát triển

Hỏi: Tại sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với kinh tế tri thức và bảo

vệ tài nguyên môi trường.

Vì: Kinh tế tri thức là nền kinh tế sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức vai trò

quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống Đó là ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa lại nhiều lợi ích như hiệu quả sản

xuất cao, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động nhưng tác động kèm theo là vấn đề ô nhiễm môi trường

Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là bước phát triển mới về lý luận của Đảng ta trong quá trình đổi mới Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Mô hình đó đòi hỏi phải:

+ Phát triển các thành phần kinh tế; các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh

tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội

+ Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh

tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con

người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Văn hóa là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội Để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần Cần tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, kết hợp truyền thống với hiện đại, duy trì

và phát huy những nét văn hóa đặc sắc như: Đẩy gậy, leo núi, văn hóa thi trình diễn

Ngày đăng: 26/08/2024, 22:00

w