Thông tin chung - Tên học phần: Pháp luật doanh nghiệp- Mã học phần: 0101121460 + Nắm được quy định về thành lập doanh nghiệp và quy chế pháp lí về thành viên đầu tưthành lập và góp vốn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN QUẢN LÝ - KINH DOANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin chung
- Tên học phần: Pháp luật doanh nghiệp
- Mã học phần: 0101121460
- Số tín chỉ: 2
- Học phần tiên quyết/học trước: Pháp luật đại cương
- Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): không
2 Chuẩn đầu ra của học phần
- Kiến thức:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp hiện nay như sau:
+ Khái niệm, đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp
+ Nhận diện được từng loại hình doanh nghiệp, phân biệt chúng và đánh giá được ưu điểm, hạn chế của từng loại;
+ Nắm được quy định về thành lập doanh nghiệp và quy chế pháp lí về thành viên đầu tư thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp;
+ Nắm được quy định pháp luật về vốn của các loại hình doanh nghiệp;
+ Nắm được quy định về cơ cấu tổ chức, quản lí doanh nghiệp (quản trị doanh nghiệp); + Hiểu được những nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, phân tích được một số rào cản quyền tự do kinh doanh trong pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng;
+ Nắm được mục đích, các hình thức và cách thức tổ chức lại doanh nghiệp;
+ Nắm được bản chất, điều kiện của việc chấm dứt hoạt động doanh nghiệp thông qua giải thể và phá sản;
+ Trình bày được thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
- Kỹ năng:
+ Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của pháp luật doanh nghiệp;
+ Thành thạo một số kĩ năng tìm, tra cứu và sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh;
+ Vận dụng kiến thức về doanh nghiệp để có thể tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp yêu cầu, khả năng của chủ đầu tư;
+ Vận dụng kiến thức về doanh nghiệp để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp;
Trang 2+ Vận dụng kiến thức về phá sản và giải thể để giải quyết các tình huống liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ nợ của doanh nghiệp và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
+ Có kĩ năng bình luận, đánh giá các quy định pháp luật thực định nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
- Thái độ:
+ Hình thành nhận thức và thái độ đúng đắn về quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường;
+ Hình thành thái độ khách quan đối với lợi ích cần được bảo vệ của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh doanh
3 Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Pháp luật doanh nghiệp cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, bao gồm những nội dung cơ bản như: khái niệm, đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp; thành lập, tổ chức lại, giải thể các doanh nghiệp; mô hình tổ chức quản lý các doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp Sau khi học xong, sinh viên biết vận dụng những kiến thức lý luận đã được trang bị để đọc và hiểu văn bản pháp luật, có
kỹ năng vận dụng pháp luật vào công việc quản lý và tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp thực tế sau này
4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần
4.1 Học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp với thực hành:
Nội dung chi tiết
Số tiết Mục tiêu cụ thể Nhiệm vụ cụ thể
của sinh viên
Lên lớp Thí
nghiệm, thực hành, điền dã
Lý thuyết
Bài tập, thảo luận
Chương 1: Những vấn đề
chung về doanh nghiệp 4
1.1 Khái quát về doanh
nghiệp
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Đặc điểm
1.1.3 Các loại hình doanh
nghiệp theo Luật doanh
nghiệp 2014
1.2 Thành lập và góp vốn
vào doanh nghiệp theo Luật
doanh nghiệp 2014
1.2.1 Quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tư
nhân và các loại hình công
ty
1.2.2 Góp vốn vào doanh
nghiệp theo Luật Doanh
- Phân tích được khái niệm và các đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp
- Nêu được các loại hình doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2014
- Phân tích được quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014
- Hiểu về lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh hiện nay
- Nắm rõ thủ tục thành
-Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [1] +Tài liệu [2]
Trang 3nghiệp 2014
1.2.3 Về lĩnh vực và ngành
nghề kinh doanh
1.2.4 Thủ tục thành lập và
đăng ký kinh doanh theo
Luật Doanh nghiệp
1.3 Quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp
1.3.1 Quyền của doanh
nghiệp
1.3.2 Nghĩa vụ của doanh
nghiệp
lập và đăng ký doanh nghiệp
- Hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
- So sánh được các điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 so với Luật doanh nghiệp 2005
Chương 2: Doanh nghiệp
2.1 Khái niệm và đặc điểm
của doanh nghiệp tư nhân
(DNTN)
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Đặc điểm pháp lý
2.2 Quyền của chủ doanh
nghiệp tư nhân đối với
doanh nghiệp tư nhân
2.2.1 Quyền cho thuê
doanh nghiệp tư nhân
2.2.2 Quyền bán doanh
nghiệp tư nhân
-Phân tích được dấu hiệu pháp lí của DNTN
- Phân tích được các quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN đối với DNTN
- So sánh quyền cho thuê và bán DNTN
- Bình luận được mối quan hệ giữa DNTN và chủ DNTN
trước:
+Tài liệu [1] +Tài liệu [2]
Chương 3: Công ty trách
nhiệm hữu hạn 5
3.1 Những vấn đề lý luận
chung về mô hình công ty
TNHH
3.1.1 Sự hình thành và phát
triển của mô hình công ty
TNHH
3.1.2 Các đặc điểm cơ bản
của công ty TNHH
3.2 Quy chế pháp lý về
công ty ty TNHH có hai
thành viên trở lên theo Luật
doanh nghiệp 2014
3.2.1 Khái niệm, Đặc điểm
3.2.2 Vấn đề tài chính của
- Phân tích được các đặc trưng của thoả thuận hạn chế cạnh tranh
- Phân tích được dấu hiệu để xác định đối với mỗi hình thức thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh Việt Nam
trước:
+Tài liệu [1] +Tài liệu [2]
Trang 4công ty
3.2.3 Thành viên công ty
3.2.4 Cơ cấu tổ chức quản
lý nội bộ công ty
3.3 Quy chế pháp lý về
công ty TNHH một thành
viên
3.3.1 Khái niệm, đặc điểm
3.3.2 Chủ sở hữu công ty
3.3.3 Tài chính công ty
3.3.4 Cơ cấu tổ chức quản
lý nội bộ của công ty
Chương 4: Công ty cổ
phần
7
4.1 Khái niệm, đặc điểm và
lịch sử phát triển
4.1.1 Khái niệm
4.1.2 Đặc điểm
4.1.3 Lịch sử phát triển
4.2 Chức năng của loại
hình CTCP và phương pháp
điều chỉnh pháp luật
4.2.1 Chức năng và vai trò
của loại hình CTCP
4.2.2 Nhiệm vụ và phương
pháp điều chỉnh pháp luật
đối với CTCP
4.3 Cấu trúc Cổ phần của
công ty cổ phần
4.3.1 Khái niệm
4.3.2 Các loại cổ phần
4.4 Qui chế cổ đông công
ty cổ phần
4.4.1 Khái niệm
4.4.2 Xác lập tư cách cổ
đông
4.4.3 Chấm dứt tư cách cổ
đông
4.4.4 Quyền và nghĩa vụ
của cổ đông
4.4.5 Vấn đề cổ đông nhỏ
4.5 Các vấn đề tài chính
của công ty cổ phần
- Phân tích được đặc điểm pháp lí của CTCP
và so sánh CTCP với một số loại công ti khác
- Phân biệt được 2 loại chứng khoán do CTCP phát hành (cổ phiếu, trái phiếu)
- Phân tích được phương thức huy động vốn chủ yếu của CTCP (phát hành chứng khoán)
- Phân biệt được chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần
- Hiểu rõ cách thức huy động vốn trong công ty
cổ phần, các vấn đề tài chính trong công ty cổ phần
- Nắm rõ cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền và nghĩa vụ các
cơ quan trong bộ máy quản lý công ty cổ
trước:
+Tài liệu [1] +Tài liệu [2]
Trang 54.5.1 Huy động vốn cổ
phần
4.5.2 Giảm vốn cổ phần
4.5.3 Vấn đề trích lập quỹ
4.5.4 Mua lại cổ phần
4.5.5 Phân chia lợi nhuận
4.6 Tổ chức quản lý
4.6.1 Đại hội đồng cổ đông
4.6.2 Hội đồng quản trị
4.6.3 Giám đốc (Tổng
giám đốc)
4.6.4 Ban kiểm soát
4.7 Đại chúng hóa công ty
cổ phần
4.8 Công ty cổ phần và thị
trường chứng khoán
phần
- Hiểu rõ hơn về công
ty đại chúng và những vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán
Chương 5:
Công ty hợp danh 4
5.1 Những vấn đề chung
về công ty hợp danh
5.1.1 Sơ lược về sự ra đời
và phát triển của công ty
hợp danh
5.1.2 Khái niệm công ty
hợp danh
5.2 Quy chế thành viên
5.2.1 Thành viên hợp danh
5.2.2 Thành viên góp vốn
5.2.3 Tài chính trong Công
ty hợp danh
5.2.4 Tổ chức quản lý
trong Công ty hợp danh
-Phân tích được dấu hiệu đặc trưng của công
ti hợp danh
- Phân tích đặc điểm pháp lí của công ti hợp danh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam
- Phân tích được chế độ trách nhiệm vô hạn và TNHH của 2 loại thành viên công ti hợp danh
- Phân tích được nghĩa
vụ góp vốn của thành viên công ti hợp danh
trước:
+Tài liệu [1] +Tài liệu [2]
Chương 6: Tổ chức lại và
giải thể doanh nghiệp
theo luật doanh nghiệp
6
6.1 Tổ chức lại doanh
nghiệp
6.1.1 Chia, tách doanh
nghiệp
6.1.2 Sáp nhập, hợp nhất
6.2 Chuyển đổi công ty
6.3 Giải thể doanh nghiệp
-Phân tích được tác dụng của các quy định
về tổ chức lại doanh nghiệp
- Phân tích và so sánh được các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
-Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1] +Tài liệu [2]
Trang 66.3.1 Các trường hợp giải
thể
6.3.2 Thủ tục giải thể
- Phân tích được lí do pháp luật cấm một số trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Phân biệt được giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc
5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học phần 5.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần Hình thức thi: Tự luận, thời gian: 60 phút 5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần Hình thức thi: Tự luận, thời gian: 60 phút
6 Tài liệu học tập:
6.1 Tài liệu bắt buộc:
[1] Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật thương mại tập 1, Nxb.
Công an nhân dân
[2] Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
6.2 Tài liệu tham khảo
[3] Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình pháp luật về chủ thể
kinh doanh và phá sản, TpHCM: NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam
7 Thông tin về giảng viên
Hướng nghiên cứu chính Luật Kinh tế
Địa chỉ liên hệ Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày…tháng 12 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN (DUYỆT)
ThS Nguyễn Thị Diễm Hường