1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1968 1975

56 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Kết Hợp Giữa Đấu Tranh Quân Sự Và Đấu Tranh Ngoại Giao Trong Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1968-1975)
Tác giả Nguyễn Văn Hoài
Người hướng dẫn PGS. TS. Hà Minh Hồng
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 9,1 MB

Nội dung

Khi cuộc chiến tranh cách mạng giành được những thắng lợi to lớn thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta không chỉ có đầu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị mà còn phải kết hợp

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HQC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN

SỰ KÉT HỢP GIỮA ĐẦU TRANH QUẦN SỰ

VÀ ĐẦU TRANH NGOẠI GIAO TRONG

KHÁNG CHIẾN CHÓNG MỸ, CỨU NƯỚC

Trang 2

MUC LUC

MG DAU Looe ceccccccccscessessseessesesesseesssesreseretsesinseressrerssetiesereststasetsesssssetiressetitasetanseneaee 4

ID d?919:i9))20Ý44aẢẮẮẮÁẮÁẮÁẮÁAÁẮẰẮẶẮẶẮẶIẶẶẶ 4

2 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CỨU - 2 2221212152121 111152275E 12 re 5

3 MUC DICH, NHIEM VU NGHIÊN CỨU -+ 21 2211112111121 2121 re 6

4 ĐỐI TƯỢNG VA PHẠM VI NGHIÊN CỨU - + 2s 1212211211211 ye 6

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2-7-2 7

6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI -sccccccrerszre 7

7 BO CỤC ĐỀ TÀI 5-2212 12211211221122112111211221111122121201 212121121 re 7 NỘI DUỤNG 22-52 S21222122112111211211211121122211212222121121221212212121 re 8 CHUONG bones ccccceccssseessesesesseerssesseseressserasesressietaresisstsstieraretssessssiesaretsistiieaetsseseessesees 8 TONG QUAN VE CUOC KHANG CHIEN CHÓNG MỸ, CỨU NƯỚC 8

VÀ CHU TRUONG CUA DANG VE DAU TRANH QUẦN SỰ -7- 2c, 8 KET HOP VOI DAU TRANH NGOAI GIAO 22222122212711221221211211211 21 xe 8

1 1 BOICANH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỒNG MỸ, CỨU NƯỚC 8

1 1 1 Thuan loi eee ccceece ces eeesesssessessseesesaressesssessetaressetssesssesesasretavanes 8 LoL 2 KO KWAI ec cccccccecceseeeseseresseesseeseetaresseesissreseressestitsaretererseteessetaanes 8

1 2 DUONG LOI VA CHU TRUONG CUA ĐẢNG s52 52222222222 c2 9

Tiểu kết chương - - 5 s11 1111111 111121121111 212111211 111101 111 n1 ng ng ru 14

CHƯNG 2 22-22 22 21221122112111211222112121212121 1222121212212 re lã

SU KET HOP DAU TRANH QUẦN SỰ VỚI ĐẦU TRANH NGOẠI GIAO 15 TRONG GIAI DOAN CUOI CUOC KHANG CHIEN CHONG MY, CUU NUGC (1968 - 1975) cccccccccsesseessssesessserssesstsssessissisessessressietisessestiesiietirsssesieranetestietiesesiesereeanes 15

2 1 BOICANH TINH HINH VA CHU TRUONG CUA ĐÁNG 15

2 2 QUA TRINH KET HOP VUA DANH VUA DAM TU NAM 1968 DEN NAM

2.2 1 Giai doan tir nim 1968 dén nim 1973 ccccccccccccccccscscscscecececscssseseevsesevees 21

2 2 2 Giai đoạn từ năm 1973 dén nim 1975 ceeccccccccescessessesesessesseesessseseseeees 34

Tiểu kết chương - - 5 s11 1111111 111121121111 212111211 111101 111 n1 ng ng ru 40

CHƯNG 3 - 22212 222122112111211212112121212212121 122212121212 eree 42 ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SÓ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 5 T22 gye 42

3 1 ĐÁNH GIÁ 2-25 2122212212112 212gr rau 42

3 1 1 Ưu điểm - 5: 5221 2122112121122127121211211211211111 2122010222212 sxa 42

Trang 3

3.1.2 Han ChE oo ccccccccccccccscscsvecevseseecscsescsveveveuesessssscsvscsvsvevssssevsvecsvsssavevsessesess 45

3.2 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM - 2 ©21S22222112211212 127211212 47

Tiểu kết chương - - 5 s11 1111111 111121121111 212111211 111101 111 n1 ng ng ru 50

KET LUAN Looe cccccccccsseessesesessserssessesssssnesisesressressueransesessrerasesscsssessecsanesestctessessessesseseecs 52 TAI LIEU THAM KHAO cece cccccsssessesssesresesesseessnsereserersuesitsaressessiesestistissssiteesseseess 54

Trang 4

MO DAU

1 LY DO CHON DE TAI

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã ghi vào lịch sử dân tộc một chiến công chói lọi, rực rỡ trong thế kỷ XX Mỹ bàng hoàng, kinh ngạc trước sức mạnh của Việt Nam Đề đánh bại đế quốc Mỹ, quân dân ta đã kiên trì và giữ vững chiến lược kết hợp đâu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã từng khăng định tầm quan trọng của đấu tranh quân sự và sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoai giao rang: “Phải trông ở thực lực Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cải tiếng Chiêng có to thì tiếng mới lớn” Quân và dân ta đã vận dụng chiến lược đó thích hợp với hoàn cảnh vả đặc điểm mỗi loại chiến lược chiến tranh mà đề quốc Mỹ tiến hành

Đấu tranh quân sự của ta là nhằm tiêu điệt và làm tan rã quân chủ lực, địa phương địch, phá hủy các phương tiện chiến tranh và dự trữ hậu cần của chúng, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh ngoại giao phát huy hiệu quả Khi cuộc chiến tranh cách mạng giành được những thắng lợi to lớn thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta không chỉ có đầu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị mà còn phải kết hợp với đấu tranh ngoại giao để khăng định thắng lợi của cách mạng trên trường quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới với cuộc đâu tranh chính nghĩa của nhân dân

ta, cô lập kẻ thủ, tạo sức mạnh mới để ta chủ động kết thúc chiến tranh theo ý định và

kế hoạch chiến lược của mình

Đảng nhận thấy để đánh thắng Mỹ trong cuộc chiến tranh này, đồng thời với các mũi tiến công quân sự cần mở thêm mặt trận tiễn công ngoại giao nhăm tổ cáo mạnh mẽ tội ác của Mỹ và tay sai, vạch trần thủ đoạn hòa bình lừa bịp của Mỹ, đề cao chính nghĩa, thế thắng của ta Đảng xác định: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hiện nay, đấu tranh 3 quân sự ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao Chúng ta chỉ có thê giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và dich, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động

Vận dụng sách lược ngoại giao linh hoạt, khôn khéo; thăng lợi trên chiến trường sẽ quyết định thăng lợi của đấu tranh ngoại giao và trên bàn đàm phán Nhờ có

sự kết hợp chặt chẽ đầu tranh quân sự với đầu tranh ngoại giao ta đã giành được thắng lợi toàn diện, tạo ra bước nhảy vọt lớn của cuộc kháng chiến để tiễn lên gianh thang loi hoàn toàn kết thúc chiến tranh

Sự kết hợp giữa đầu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là hết sức cần thiết Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy sự kết hợp đó của Dang

4

Trang 5

là đúng đắn, sáng tạo Chính bởi vì những lý đó trên, nên tôi quyết định chọn “Sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đầu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1968-1975)” làm đề tài tiêu luận cuối kì môn “Đặc điểm chiến tranh cách mạng

Việt Nam”

2 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU

Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước thể hiện nghệ thuật lãnh đạo của Đảng, đó là nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thăng Mỹ, là một bài học kinh nghiệm trong các văn kiện Dang, va được đề cập, bàn luận sâu sắc trong cac bai noi, bai viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh va các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu, đề cập từ những góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung, vẫn đề kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được bàn tới một cách có hệ thống không

nhiều

Có một số công trình tiêu biểu:

Cuốn sách Lịch sử quân sự Việt Nam, tập I2, do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, đã có một phần đề cập đến sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuốn sách Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, do Bộ Ngoại giao biên soạn,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã trình bày một số nội dung về kết hợp đầu

tranh quân sự với đầu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuốn sách Chiến thắng của sức mạnh tong hop, sức mạnh dân tộc va thoi dai, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985 của Tổng Bí thư Lê Duân đã đề cập đến sự kết hợp giữa đầu tranh quân sự với đầu tranh ngoại giao

Cuốn sách Về sức mạnh tong hợp của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978; Cuốn Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2000 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn nhiều về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đầu tranh ngoại giao

Còn một số công trình khác ít nhiều đề cập đến lĩnh vực mà người viết đang nghiên cứu Tiêu biểu là các công trình: “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 -

1975, thăng lợi và bài học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 “Tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thăng lợi và bài học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, đều do Ban tong kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị biên soạn

Cuốn sách “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kisinger tại ParIs” của hai tac gia Luu Van Lợi và Nguyễn Anh Vũ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1996

Trang 6

Cuốn sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975” tập IV: Cuộc đụng đầu lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999,

Cuốn sách “Tịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975” tập V:

Tổng tiễn công và noi day nam 1968, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

Cuốn sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975” tập VI: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2003

Cuốn sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 ” tập VII:

Thắng lợi quyết định năm 1972, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007

Các cuốn sách trên đều do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng biên soạn Các công trình nghiên cứu vẻ vấn đề này có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa đi sâu phân tích việc kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến vấn đề này Song, đó là những tư liệu quý báu mà tác giả kế thừa và phát triển đề thực hiện thành công đề tài này

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

# Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ những thành công trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phối hợp đâu tranh quân sự và đầu tranh ngoại giao trong kháng chiến chỗng Mỹ, cứu nước

# Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ nhân tố chủ quan, khách quan và sự phù hợp lợi ích dân tộc, mục tiêu của cách mạng Việt Nam với xu thế của thời đại

- Làm rõ vai trò và sự lãnh đạo của Đảng trong việc kết hợp đấu tranh quân sự với đầu tranh ngoại giao trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

- Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm trong

việc kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng trong việc phối hợp đầu tranh quân sự với đâu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chỗng Mỹ, cứu nước

Trang 7

# Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu nội dung đấu tranh quân sự và đầu tranh ngoại giao,

và sự phối hợp giữa hai mặt đấu tranh đĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lên, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác phâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

và các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bàn về đấu tranh quân sự và đầu tranh ngoại giao

- Phương pháp lịch sử và phương pháp lờic là hai phương pháp chính mà tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài Ngồi ra đề tài cịn sử dụng các phương pháp bơ trợ khác

- Nguồn tài liệu gồm các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các sách báo, cơng trình, luận văn, luận án liên quan trực tiếp đến đẻ tải

6 Y NGHIA LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI

Kết quả mà đề tài nghiên cứu đạt đuợc gĩp phần làm rõ thêm đường lỗi quân sự

và đường lỗi ngoại giao của Đảng, và sự kết hợp giữa quân sự với ngoại giao khơng những trong chiến tranh mà cịn cả trong hịa bình; gĩp phần hệ thống hĩa bài học kinh nghiệm về kết hợp đầu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao

Đê tài cĩ thê làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập lịch sử cuộc kháng chiên chơng Mỹ, cứu nước

Trang 8

Chương 3 Đánh giá và một số bài học kinh nghiệm

Trang 9

NOI DUNG CHUONG 1 TONG QUAN VE CUOC KHANG CHIEN CHONG MY, CUU NUOC

VA CHU TRUONG CUA DANG VE DAU TRANH QUAN SU KET HOP VOI DAU TRANH NGOAI GIAO

1 1 BÓI CẢNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHÓNG MỸ, CỨU NƯỚC

Cuộc kháng chiến bền bỉ, anh đũng của nhân dân Việt Nam, mà đỉnh cao là

chiến thắng Điện Biên Phủ, đã buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève Đây

là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta Thắng lợi này mở đường cho cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới, với

những điều kiện thuận lợi mới, nhưng cũng đầy những khó khăn, phức tạp

1.1 1 Thuan Igi

Sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và của hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng với sự giúp đỡ, hợp tác của hệ thống ay là một thuận lợi cho Việt Nam Cùng với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là sự phát triên mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ ngày càng rộng lớn của nhân dân thế giới đề tăng cường thế và lực của mình

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết, cách mạng nước ta chuyên sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo Sau 9 năm kháng chiến trưởng kỳ, nhân dân ta ở miền Bắc hoàn toàn làm chủ xí nghiệp, hằm mỏ, đất nước, tải nguyên và cuộc sống của mình Miền Bắc được giải phóng, trở thành hậu phương lớn của cả nước, có quân đội lớn mạnh, chính quyền có kinh nghiệm điều hành, quản lý, mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi Miền Nam, nhân dân giác ngộ chính trị cao, đã cùng cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi Nhân dân ta có một Đảng vững mạnh, có Chủ tịch Hồ Chí Minh dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, với đội ngũ đảng viên, đoàn viên hơn một triệu người, lại được nhân dân tiễn bộ thế giới đồng tình ủng hộ Thuận lợi đó sẽ được nhân lên thành sức mạnh

to lớn để chiến thắng

1 1.2 Khó khăn Tình trạng bất hòa giữa Liên Xô, Trung Quốc và trong phong trào cộng sản quốc tế cuối những năm 50 của thế kỷ XX là nhân tổ tiêu cực mới, tạo điều kiện khách quan cho Mỹ rảnh tay hơn đề đàn áp phong trào giải phóng dân tộc Xu thế chung của nhiều nước trên thế giới lúc này là giải quyết các vấn đề tranh chấp băng thương lượng

9

Trang 10

hòa bình Đề quốc Mỹ đã lợi dụng tình trạng bất hòa trong phong trào cộng sản quốc

tế, lợi dụng cuộc khủng hoảng về đường lỗi phong trào cách mạng thế giới, lợi dụng lợi ích dân tộc riêng rẽ của từng nước và lợi dụng tâm lý sợ Mỹ, sợ chiến tranh của nhân đân thế giới để tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

Ở trong nước, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi nhưng sự nghiệp thống nhất nước nhà chưa thực hiện được Đất nước tạm thời chia

thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau Miền Bắc được hoàn toàn giải

phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn năm dưới sự thông trị của để quốc Mỹ

và tay sai Cuộc đấu tranh đề giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tiếp tục bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau trong điều kiện có pháp lý của Hiệp định Geneve

Ở miền Bắc, sau khi quân đội Pháp rút đi, nhân dân ta phải tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bảo đảm đời sống, củng cố, xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược của cả nước, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Trước mắt, miền Bắc phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, hậu quả của gần một thế kỷ thuộc địa và chín năm chiến tranh

Miền Nam tạm thời thuộc quyền kiểm soát của để quốc Mỹ và chính quyền thân Mỹ Từ chỗ có chính quyền, có quân đội, có vùng giải phóng, giờ đây phần lớn cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, toàn bộ hoạt động của cách mạng phải chuyên sang phương thức vừa hợp pháp vừa không hợp pháp, vừa công khai lại vừa bí mật

Đó là một đảo lộn lớn, một tình thế nguy hiểm đối với cách mạng ở miền Nam Sự thay đôi đó tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm của đồng bào, đồng chí miền Nam và đặt ra cho cách mạng Việt Nam những nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn

1.2 DUONG LOI VA CHU TRUONG CUA DANG

Quá trình hoạch định đường lối cách mạng của Đảng sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp là một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, học tập kinh nghiệm lịch

sử, thu thập ý kiến trong nước và thăm dò dư luận ngoài nước, hết sức công phu, gian khô, với sự đầu tư trí tuệ cao nhất

Từ ngày 15 đến ngày 18 - 7 - 1954, tại Việt Bắc, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa II) họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã xem xét, đánh giá tình hình mới và vạch ra những chuyên hướng trong đường lỗi của

Đảng Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản báo cáo Tình hình mới và nhiệm

vụ mới

10

Trang 11

Báo cáo nhận định thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu Nhưng “thế mạnh và yếu ấy là tương đối, không phải tuyệt đối Ta chớ chủ quan khinh địch”! Báo cao khang dinh kẻ thù chính, nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân ta là dé quốc Mỹ

“Hiện nay đề quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thê giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đề quốc Mỹ Bất kỳ người nào, nước nào không thân Mỹ đều có thế làm mặt

trận thống nhất (dù là tạm thời) với ta””

Báo cáo vạch rõ: “Hiện nay tình hình đã đổi mới, nhiệm vụ của ta đo đó cũng

thay đối, chính sách và khâu hiệu cũng phải thay đôi cho phủ hợp với tình hình mới” °

Người nêu lên ba nhiệm vụ, các công tác trước mắt gồm: Tranh thủ và củng có hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước; Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình hình mới; Tiếp tục thực hiện người cảy có ruộng, ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà

Ba nhiệm vụ đó định ra các công tac cu thé:

Thống nhất tư tưởng, đấu tranh ngoại giao; tăng cường lực lượng của quân đội; tiếp quản vùng giải phóng; chuyển hướng công tác ở miễn Nam; củng cô vùng tự do cũ; cải cách ruộng đất; phục hồi kinh tế; củng có Đảng Công tác then chốt là làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận rõ tình hình và nhiệm vụ mới, nhận rõ tính chat, nội dung thay đổi của nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Báo cáo Để hoàn thành nhiệm vu va đây mạnh công tác trước mắt của đồng chí Trường Chinh đã cụ thể hóa những quan điểm và phương hướng cơ bản trong báo cáo

của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồng chí Trường Chinh trình bày nhiệm vụ của nhân dân

ta hiện nay 1a dau tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương

Những chuyên hướng của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tuy mới là một số nét chung, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng nước

ta trong giai đoạn mới Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng mở đường

đi lên một giai đoạn mới của cách mạng nước ta

Sau Hội nghị lần thứ 6, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra bản Nghị quyết cụ thê hóa và bổ sung thêm Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng Nghị quyết vạch ra năm đặc điểm của thời kỳ mới, mà đặc điểm quan trọng nhất là đất nước tạm thời phân chia làm hai miền Vì thế, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phải tiếp tục dưới hình thức mới Cuộc đấu tranh của nhân đân miền Nam phải chuyền từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị Nhiệm vụ của Đảng ở

miền Nam là lãnh đạo nhân dân miền Nam đâu tranh thực hiện hiệp định đình chiến,

, Hồ Chí Minh (2000), Toàn Tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 5§I

? Hô Chí Minh (2000), Toàn Tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 589

# Hồ Chí Minh (2000), Toàn Tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 584

11

Trang 12

cung cô hòa bình, thực hiện tự do đân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập, chống khủng bố, giữ lấy những quyên lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến Lập mặt trận thống nhất rộng rãi các tầng lớp nhân dân

Tiếp theo Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9 - 1954, Hội nghị lần thứ 7 (3 - 1955)

và Hội nghị lần thứ 8 (8 - 1955) cua Trung wong Đảng (khóa II) nhận định muốn chống đề quốc Mỹ và tay sai, củng cô hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ Chủ trương của các Hội nghị 6, 7, 8 của Trung ương Đảng và của Bộ Chính trị trong những năm 1954 - 1955 là những phương hướng soi đường cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong giai đoạn mới

Ngày 4 - 3 - 1956, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tô chức tuyên cử riêng

rẽ, bầu quốc hội Hiệp định Genève bị chúng xé toạc, tập trung mũi nhọn, dùng bạo lực tàn khốc khủng bố nhân dân

Cách mạng đi lên bằng con đường nào? Đấu tranh vũ trang hay vừa chính trị, vừa vũ trang? Những phương hướng, chủ trương của các hội nghị trên cần được bồ sung đề đáp ứng nhu cầu bức thiết nảy sinh từ thực tiễn

Trước tình hình đó, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 6 - 1956 nhận định: khả năng giang co kéo dài, tình trạng chia cắt đang tồn tại ở miền Nam Hình thức đấu tranh trong toàn quốc hiện nay là đầu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm Can củng cô các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa Nghị quyết của Bộ Chính trị đã khăng định một hướng mới: đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ Thực tiễn đòi hỏi Đảng ta phải giải đáp những vấn đề vừa trước mắt, vừa cơ bản lâu dài Đó là: con đường cơ bản đề đánh đô chính quyền Mỹ -

Diệm, giành quyền làm chủ cho nhân đân là gì? Nếu khởi nghĩa nỗ ra, làm thế nào giữ

được quyền làm chủ của nhân đân? Nếu khởi nghĩa biến thành chiến tranh cách mạng, làm sao hạn chế được chiến tranh, không để lan ra cả nước Khi cuộc chiến tranh cách mạng đã không thê tránh được, phải chuẩn bị những gì cho cuộc chiến tranh ấy?

Đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, từ mùa Thu năm 1955 đến mùa Thu năm 1956,

đồng chí Lê Duẫn, khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách miền Nam, da dy thao Ban

đề cương cách mạng miền Nam, đưa xuống các đảng bộ nghiên cứu và góp ý kiến Đề cương cách mạng miền Nam nhận định, một cuộc xung đột đấu tranh gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền Mỹ - Diệm không thể tránh khỏi và Đề cương đã nêu ra xu thế phát triển tất yếu của xã hội miền Nam “muốn chống Mỹ - Diệm, ngoài con đường cách mạng, nhân đân miền Nam không có con đường nào khác”

Dưới ách thống trị độc tài, phát xít và trong điều kiện lực lượng so sánh tạ - địch đã thay đổi, con đường cách mạng ấy là con đường gì? Cuộc đấu tranh vũ trang

12

Trang 13

trường kỳ chống Pháp đã kết thúc Đầu tranh chính trị đòi tổng tuyên cử không có khả năng thực hiện Vận dụng kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, Đề cương cách mạng miền Nam đã nêu ra phương hướng “dựa vào lực lượng cách mạng chính trị của quần chúng làm căn bản” để đánh đô chính quyền Mỹ - Diệm

Tháng 1 - 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 được triệu tập Về nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ:

“1, Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thông trị của để quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dụng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh 2 Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đề quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đồ tập đoàn thống trị

độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp

dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thể giới”

Phương hướng phát triển của cách mạng miền Nam: ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác, cho nên con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng

là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đô quyền thống trị của để quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”

Tháng 9 - 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô

Hà Nội Báo cáo Chính trị của Đại hội đã phân tích tình hình ở hai miền Nam, Bắc,

xác định vai trò, vị trí của cách mạng ở mỗi miễn: nhiệm vụ tiễn hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là “nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn

bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta”Š Miền Bắc là căn cứ địa chung của cách mạng cả nước

Cách mạng miễn Nam:

“Có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi

ách thống trị của đề quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước” “Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ở miễn Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đồ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Dinh Diệm tay sai của đề quốc Mỹ, thành lập một chính quyên liên hợp dâm tộc dan chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời

* Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chặng đường qua hai thế kỷ, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 280

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 510

* Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Van kiện Đảng Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 511

13

Trang 14

sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”

Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1 - 1961), chủ trương thành lập Trung ương Cục miền Nam Đồng thời, Bộ Chính trị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác, chủ trương trước mắt của cách mạng miền Nam: “kiên quyết đây mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ vững thế chủ động, đây địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt ”

Tháng 12 - 1963, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

II quyết định nhiều vấn đề quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam và một số vấn để quốc tế Hội nghị chủ trương trong khi đánh lâu đài, phải biết kiềm chế và thắng địch trong cuộc “chiến tranh đặc biệt” Về đường lối quốc tế của Đảng, Hội nghị cho rằng cách mạng thế giới ở thế tiến công và tiễn công liên tục vào chủ nghĩa đế quốc Đi đôi với cuộc đấu tranh đó, cần chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, cơ hội và giáo điều, tăng cường đoàn kết quốc tế, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lên Đảng và nhân dân ta phải kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đánh thăng để quốc Mỹ xâm lược, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, vì hòa bình, độc lập

dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ chín, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô có nhiều khó khăn Việt Nam buộc phải rút lưu học sinh học tập các ngành khoa học xã hội ở Liên Xô về nước Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã khôn khéo giữ cho quan hệ Việt - Xô bớt xấu thêm Đến tháng 10 - 1964, Liên Xô thay đối lãnh đạo cấp cao nhất, đã điều chỉnh chính sách, quan hệ Việt - Xô trở lại hữu nghị

Hội nghị lần thứ L1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp tháng 3 -

1965, chủ trương: “Tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuân bị sẵn sảng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu

địch gây ra””

Đến Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp tháng

12 - 1965, Đảng đã phân tích một cách toàn diện chiến lược mới của Mỹ chi ra một cách khoa học và toàn diện lực lượng so sánh giữa ta và địch, và cho rằng “sức mạnh

mà Mỹ có thé str dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là một sức mạnh bị hạn chế”, “chỗ yếu cơ bản nhất của địch từ trước đến nay van la về chính trị” Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược: “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của để quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền

7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 524

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2ó, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 109

14

Trang 15

Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiễn tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà Toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta cần cô găng vượt bậc, tập trung lực lượng của cả nước, kiên quyết đây mạnh đầu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên

chiến trưởng chính là miền Nam”,

Kết hợp với những thắng lợi về chính trị và quân sự, tháng 1 - 1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, bạn bè, mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm, phát huy sức mạnh tông hợp đề đánh Mỹ

Tiểu kết chương Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra trong bối cảnh tình hình cả trong nước vả quốc tế mặc dù chứa đựng những thuận lợi cơ bản nhưng vẫn tổn tại những khó khăn vô cùng gay go, phức tạp Mặc đù Việt Nam đã cố gắng sử dụng các phương pháp đấu tranh để đòi Mỹ cam kết thi hành hiệp định Gieneve, song không được chấp nhận, trái lại là thái độ ngoan cố và gây hứng của của Mỹ cũng như chính quyền tay sai Chính vì vậy, chúng ta phải tiễn hành chiến tranh trong hoàn cảnh bắt buộc Kế thừa và phát huy các bài học trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bộ Chính trị và Chủ tích Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lỗi kháng chiến đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ Đồng thời đánh đích trên nhiều phương diện trong đó có đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm nền tảng cơ sở vững chắc cho sự kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh ấy trong giai đoạn sau phát huy mạnh mẽ, tạo sức mạnh tông hợp đề chống lại kẻ thù

? Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2ó, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 643 - 635

15

Trang 16

CHUONG 2

SU KET HOP DAU TRANH QUAN SU VOI DAU TRANH NGOAI GIAO

TRONG GIAI DOAN CUOI CUQC KHÁNG CHIẾN CHÓNG MỸ, CỨU

NƯỚC (1968 - 1975)

2 1 BOI CANH TINH HINH VA CHU TRUONG CUA DANG

Vào cuối năm 1967, trên chiến trường miền Nam chúng ta đã thăng địch cả về chiến lược lẫn chiến thuật, thế và lực của ta phát triển mạnh mẽ hơn bao 210 hét Phat huy những thắng lợi trên chiến truong, thang 12 - 1967, B6 Chinh trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết về “tổng công kích, tông khởi nghĩa” và nhận định: lúc này Mỹ đang ở thế ngập ngừng về chiến lược, giới cằm quyền Mỹ đã dao động và trong thời điểm rất nhạy cảm của năm bầu cử tổng thống, vì vậy cần phải tạo ra một bước chuyên biến lớn đề chuyên cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam sang

một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định Tháng 1 - 1968, Hội nghị lần thứ

14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã nhất trí thông qua những nội dung Nghị quyết Bộ Chính trị họp vào cuỗi năm 1967

Hội nghị đã đánh giá âm mưu cơ bản và những thất bại của đế quốc Mỹ trong chiến tranh cục bộ và nhận định: điểm cơ bản của tình hình vẫn là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn Trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình ta và địch, Trung ương Đảng hạ quyết tâm “chuyên cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nôi đậy giành thắng lợi quyết định” Nhiệm vụ trọng đại của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ở cả hai miền Nam - Bắc là thực hiện cuộc tong tién công và nỗi dậy

trên toàn miền Nam, giành thắng lợi chiến lược mới

Hướng tiễn công chủ yếu là đô thị, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Năng, Huế, nơi địch đang sơ hở; mục tiêu tiến công chủ yếu là nhằm vào các cơ quan đầu não chiến tranh của Mỹ và ngụy quyên Sải Gòn, các trung tâm chỉ huy, các hậu cứ, vừa tiêu diệt sinh lực địch, vừa phá hủy phương tiện chiến tranh; tiến hành đồng loạt trên quy mô rộng lớn nhất từ trước tới nay, thời gian tiến công là vào giữa Tết Nguyên Đán, đúng lúc bất ngờ nhất; phương châm là kết hợp tiễn công quân sự với nổi day quan chung nhưng trên điện rộng ở cả ba vùng chiến lược trong toàn miền, thực hiện tổng công

kích với tông khởi nghĩa

Đề giảnh thắng lợi trong cuộc tông công kích, tổng khởi nghĩa, Hội nghị đã vạch ra những nhiệm vụ cụ thé cho toan Dang, toan dan hai miễn trên các mặt:

Về quân sự: chuẩn bị và tiến hành tông công kích (kết hợp với tổng khởi nghĩa) đến thắng lợi và nhanh chóng tăng cường lực lượng vũ trang cách mạng

Trang 17

Về chính trị: chuẩn bị và phát động quan chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa cho đến thành công, đập tan ngụy quyền và các tổ chức chính trị phản động khác, xây đựng chính quyên cách mạng

Về công tác ngụy vận, địch vận: phải góp phần làm tan rã quân ngụy, gây phong trào khởi nghĩa trong ngụy quân, thực hiện khẩu hiệu “công nông binh liên hiệp”, gây phong trào phản chiến trong quân Mỹ và quân chư hầu

Về hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao: phải phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở trong nước, tích cực phục vụ cho cuộc tông công kích và tông khởi nghĩa giành được thắng lợi

Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhận định đúng tình

hinh và chủ trương chiến lược xác định, sáng tạo và táo bạo đã đưa đến cuộc tong tién céng va néi day déng loat Tét Mau Than 1968

Thực hiện theo phương hướng đó, đề thu hút vây hãm và giam chân tiêu điệt một bộ phận quân cơ động Mỹ, tạo thế cho các chiến trường khác tiễn công và nỗi dậy,

đêm 20 rạng 21 - 1 - 1968, quân ta tiền hành mở mặt trận Khe Sanh, đánh vào hầu hết

các vị trí của địch trên Đường số 9, Tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam là W Westmoreland đã vội vã tăng cường tập trung quân chống giữ và ném bom Khe Sanh

và khu vực giới tuyến Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ đã dự đoán: tiễn tới có khả năng cách mạng miền Nam có thể tập trung lực lượng tạo ra “một Điện Biên Phủ” ở Khe Sanh

Giữa lúc địch đang dồn sức chống đỡ với ta ở mặt trận Đường số 9 - Khe Sanh thì đêm 30 rạng ngày 3l - I - 1968 (đêm giao thừa rạng ngày mùng 1 Tết Mậu Thân), lực lượng vũ trang ta đồng loạt tiễn công địch trên toàn miền Nam, đánh thăng vào các thành phó, thị xã, hàng trăm quận ly, căn cứ, kho tàng, sân bay, sở chỉ huy của chúng

Bị bất ngờ, Mỹ và chính quyền Sài Gòn choáng váng, hàng ngũ chúng trở nên rối loạn Nhiều đô thị bị đánh chiếm, nhiều tuyến giao thông chiến lược bị cắt đứt, mọi hoạt động vận chuyền, liên lạc của địch bị tê liệt

Tại Sài Gòn ta tấn công mãnh liệt vào các cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, cùng lúc lực lượng tự vệ và nhân dân tiến công các cơ quan chính quyên ngụy và đã làm chủ nhiều nơi Trong khi đó, các căn cứ của quân ngụy và trụ sở của chính quyền địch ở Biên Hòa, Bình Dương, Long An cũng bị tiến công tới tấp

Từ ngày 3 - I đến ngày 2 - 2 - 1968, ta tiến công địch ở nhiều nơi: Huế, Khu V, Tây Nguyên, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột

Trong gần hai tháng thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, quân và dân miền Nam đã tiến công vào 4/6 thành phố, 37/42 thị xã và hàng trăm thị tran, quan ly trên khắp miền Nam Hầu hết các cơ quan đầu não từ Trung ương đến địa phương của địch đã bị đánh trúng, gần 20 vạn quân ngụy hoang mang đảo rã ngũ Hệ thống ngụy quyền cùng bộ máy kim kẹp của chúng ở nhiều vùng nông thôn đồng bằng, rừng núi đã bị phá vỡ

17

Trang 18

Bằng cuộc Tông tiễn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, lần đầu tiên ta đưa chiến tranh tới tận hang ô của kẻ thù trên quy mô rộng lớn từ Quảng Trị tới Cà Mau Mặc đù

có trên I triệu quân với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, trước sức tiễn công mạnh mẽ của quân và dân ta, kế hoạch chiến tranh và thế bồ trí chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn bị đảo lộn, địch càng lún sâu hơn vào thế bị động về chiến lược Thắng lợi to lớn của cuộc tiễn công và nỗi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân chứng tỏ khả năng chỉ đạo chiến lược, chí đạo chiến tranh sắc bén, táo bạo của Đảng ta

Cuộc tông tiến công và nỗi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân của quân và dân ta ở miền Nam đã đội nhanh về nước Mỹ, gây nên sự chấn động mạnh mẽ trong các tầng

lớp nhân dân khiến cho chính giới Mỹ choảng váng Lần đầu tiên trong lịch sử gần 200

năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, quân đội Mỹ bị đánh bại trên một đất nước nhỏ và ngheo Cuộc Tổng tân công Tết Mậu Thân đã làm thức tỉnh nhân dân Mỹ Bức tưởng bưng bít của chính quyền Giônxơn đã bị đập vỡ, phong trào phản đối chiến tranh đang

âm ¡ nay bùng lên, một cuộc tập hợp lực lượng chống chiến tranh trong phạm vi toàn quốc bắt đầu Trong tình hình đó, ngày 31 - 3 - 1968, Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; Bỏ chiến lược tìm diệt thay bằng chiến lược quét và giữ, Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai; Chấp nhận đàm phán với ta Với tuyên bố này, mặc nhiên Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận thất bại sau ba năm tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ chống lại nhân dân Việt Nam

Đảng ta nhận định, dé quốc Mỹ mặc dù bị thất bại nặng về chính trị, quân sự và buộc phải xuống thang chiến tranh, nhưng vẫn rất ngoan cô và xảo quệt Chúng mưu dùng việc “ném bom hạn chế” đề tránh sức ép nội bộ, giải quyết khó khăn trong nước; chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời vẫn ngăn chặn ta vận chuyến tăng viện cho miền Nam

Đề kịp thời tố cáo những thủ đoạn mới của địch, ngày 3 - 4 - 1968, Chính phủ

ta ra tuyên bố vạch rõ: Chính phủ Mỹ chưa đáp ứng nghiêm chỉnh và đầy đủ đòi hỏi chính đáng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, của dư luận tiến bộ Mỹ và dư luận thế giới Chúng ta cũng tuyên bố săn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại

diện Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom

và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề có thế

bắt đầu cuộc nói chuyện Bản tuyên bố là đòn tắn công rất kỊp thời trên mặt trận ngoại giao của ta mà đề quốc Mỹ không thê dự liệu trước và phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cuộc nói chuyện giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ được mở ra ở ParI tử

ngày 13 - 5 - 1968 Từ đó cho đến 31 - 10 - 1968 diễn ra cuộc đàm phán của giai đoạn

1 Hội nghị Pari hình thành cục diện “vừa đánh vừa đàm” như dự kiến của Hội nghị lần thứ 12, 13 của Trung ương Đảng: “đến một thời gian nào đó, ta có thể áp dụng sách lược vừa đánh vừa đàm đề hỗ trợ cho đấu tranh quân sự `

18

Trang 19

Đề có thế thực hiện chủ trương chống Mỹ trên mặt trận ngoại giao với điểm trung tâm là Hội nghị Pari, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại nhằm giải quyết nhiều mối quan hệ quốc tế khác phức tạp đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta Bằng cách giải thích, thuyết phục, Đảng và Chính phủ ta đã tranh thủ tới mức cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Đảng nhận định thăng lợi to lớn và toàn diện của đợt một cuộc tong tién công

và nỗi dậy đã tạo nên bước ngoặt mới trong cục diện chiến tranh có lợi cho ta, bất lợi cho địch Đế quốc Mỹ tuy bị thất bại nặng nề, ý chí xâm lược đã bị lung lay, nhưng van chưa chịu từ bỏ âm mưu thống trị miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mục tiêu trước mắt của chúng là tập trung lực lượng giữ các đô thị và căn cứ quân sự, trọng điểm là Sài Gòn, Huế và vùng I chiến thuật Chúng sẽ cỗ gắng tăng thêm quân

Mỹ vào miền Nam, khôi phục và ôn định ngụy quân, ngụy quyền, tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân, hải quân Tuy nhiên, trên chiến trường miền Nam và

ở ngay trong nước Mỹ chúng đang gặp những khó khăn về nhiều mặt Đảng chủ trương “động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phát huy khi thế chiến thắng, tiếp tục phát triển tiến công toàn điện giành thắng lợi ngày cảng to lớn hơn nữa, nhanh chóng mở rộng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng, cảng đánh càng mạnh, đây kẻ địch vào thê thất bại liên tiếp, ngày càng suy yếu, tan rã, không sao gượng dậy được nhằm đi tới thắng lợi quyết định”

Cuộc đấu tranh buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đánh dấu một bước phát triển mới trong việc kết hợp chặt chẽ giữa đầu tranh quân sự với đầu tranh ngoại giao của ta

Ngày I - 11 - 1968, đế quốc Mỹ phải tuyên bố xuống thang chiến tranh, chấm

dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt

Nam dân chủ cộng hòa, rút dần quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh ra khỏi miền Nam Có thê coi đây là việc thừa nhận công khai sự phá sản của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ

Về phía địch, mặc dù bị giáng một đòn quyết định, ý chí xâm lược bị lung lay buộc phải đơn phương xuống thang chiến tranh, song với bản chất hiểu chiến và ngoan

có, Mỹ vẫn khẩn trương tăng cường sức mạnh quân sự đề tiếp tục bám giữ miền Nam

Việt Nam, giành thế mạnh chiến trường để ép ta trên bàn hội nghị Tháng 1 - 1969,

Nichxơn nhận chức Tổng thống Mỹ, đề ra Học thuyết Nichxơn về châu Á, triển khai thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thay cho chiến lược chiến tranh cục

bộ đã bị thất bại Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức bắt lính đôn quân, khẩn trương hiện đại hóa vũ khí và trang bi cho quân đội Sài Gòn

Khai thác triệt để những khó khăn của cách mạng miền Nam từ giữa năm 1968, bước vào năm 1969, địch tập trung một bộ phận lực lượng và phương tiện chiến tranh liên tiếp mở các cuộc phản công quyết liệt nhằm tiêu diệt và đây lực lượng vũ trang,

19

Trang 20

lùng sục, triệt phá các cơ sở bí mật của ta ở thành phố, thị xã, thị trấn, đây mạnh tốc độ

và quy mô các cuộc hành quân càn quét chiếm đất, giành dân, mở rộng địa bàn chiếm đóng ở các vùng nông thôn; đồng thời điều một số đơn vị về phòng thủ các thành phố, thị xã, các địa bàn chiến lược trọng yếu Đặc biệt, đối với vòng ngoài, các đơn vị quân

Mỹ và quân đội Sài Gòn tổ chức các cuộc hành quân ngăn chặn các đơn vị ta rút ra khỏi thành phố, thị xã, kết hợp mở những trận đột kích sâu vào các căn cứ, các khu vực kho tàng, bến bãi, hành lang tiếp tế và ngăn chặn quyết liệt tuyến vận tải chiến lược 559 của ta

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, bên cạnh việc giành

được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, mở ra bước ngoặt quyết định trong cục điện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta cũng gặp những khó khăn, gay gắt Đến cuối năm 1968 va nam 1969, cách mạng miền Nam đứng trước thử thách vô cùng nghiêm trọng Quân số, vũ khí, trang bị của các đơn vị lực lượng vũ trang và bán vũ trang bị tiêu hao rất nhiều, nguồn bổ sung hầu như không có Bên cạnh

đó là tình trạng thiếu đói về lương thực, thuốc men diễn ra trong nhiều ngày Nhiều đơn vị bộ đội ta phải rút lên căn cử Thế trận chiến tranh nhân dân bị suy giảm Cục diện thực tế trên chiến trường tạm thời có lợi cho địch Đây cũng là một thời điểm khó khăn nhất của cách mạng miền Nam

Đề tháo gỡ tình hình khó khăn, từng bước khôi phục thế trận và lực lượng cho cách mạng miền Nam, tháng 4 - 1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung trong Đảng

đã họp bàn về tình hình và nhiệm vụ mới Bộ Chính trị nhận định: Đề quốc Mỹ đã bị

những thất bại nặng né vé moi mặt, ý chí xâm lược bị lung lay rõ rệt, chúng không thé duy trì cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô như hiện nay (1969) trong một thời gian dài mà phải tìm cách xuống thang chiến tranh

Tháng I - 1970, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh

giá cục diện kháng chiến, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đưa cuộc kháng chiến tiễn lên

Hội nghị xác định: nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là kiên trì và đây mạnh

cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiền công một cách toàn diện, liên tục

và mạnh mẽ; đây mạnh tiễn công quân sự và chính trị, kết hợp với tiến công ngoại giao; vừa tiễn công địch, vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày cảng lớn mạnh; đánh bại âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” của đề quốc Mỹ tạo điều kiện cơ bản đề thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiễn tới thống nhất đất nước

Tháng 5 - 1971, Bộ Chính trị họp và đề ra nhiệm vụ:

“KTp thời năm lây thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiên lược đánh lâu dai, đây mạnh tiên công quân sự, chính trị và ngoại giao, phát triển thê chiên lược tiên công mới trên toàn chiên trường miện Nam và cả trên chiên trường Đông Dương

20

Trang 21

giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đề quốc Mỹ phải chấm dứt chiến

tranh bằng thương lượng trên thế thua ”!,

Đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Trung ương Đảng trên cơ

sở của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 5 - 1971, đã đề ra nhiệm vụ cho toản Đảng, toàn dân và toàn quân là: “Với tính thần kiên trì kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, phải động viên toàn lực, cỗ găng vượt bậc, anh dũng tiến lên, đây mạnh cuộc kháng chiến; đoàn kết phối hợp chiến đấu chặt chẽ với quân và dân Lào, quân và dân Campuchia anh em, đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, đánh bại

“Học thuyết Nichxon”, giành thắng lợi to lớn hơn nữa cho sự nghiệp kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước”,

Ngày 30 - 3 - 1972, ta mở cuộc tiễn công Xuân Hè năm 1972 trên toàn miễn Nam Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đầu năm 1972 cũng chỉ rõ nhiệm vụ của miền Bắc: kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cô quốc phòng: luôn luôn sẵn sảng đập tan mọi âm mưu và hành động chiến tranh mới của đề quốc Mỹ

và tay sai, bảo vệ vững chắc sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, khi đề quốc

Mỹ leo thang chiến tranh, trở lại phá hoại miền Bắc, quân và dân miễn Bắc bình tĩnh, sẵn sàng bước vào một cuộc thử thách mới, khó khăn, ác liệt với một niềm tin vững chắc vào thắng lợi

Ngày L - 6 - 1972, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp và đề

ra các biện pháp khân trương chuyên hướng hoạt động của miền Bắc cho phù hợp với

tình hình chiến tranh ác liệt Bộ Chính trị đề ra chủ trương công tác lớn trước mắt,

nhân mạnh việc mở rộng thêm một bước lực lượng vũ trang miền Bắc; nâng cao hiệu quả đánh địch và phòng tránh; xúc tiến việc chống địch phong tỏa, tăng viện cho tiền

tuyến lớn miền Nam Đến đầu tháng 10 - 1972, mặc dù đế quốc Mỹ đã dốc sức rất lớn

vào cuộc chiến tranh trên cả hai miền nước ta, nhưng chúng van thất bại một bước quan trọng Dựa trên thắng lợi về quân sự và chính trị, ta đây mạnh tân công trên mặt trận ngoại giao Cuối tháng 9 - 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương mới về đàm phán tại Hội nghị Pari Bộ Chính trị nhận định tinh hình lúc này đã có những bước phát triển mới Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bản Hội nghị Pari đã kéo dài suốt 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai và hàng chục cuộc gặp riêng cấp cao, hàng trăm cuộc họp báo, phỏng vấn, đã kết thúc vào ngày 27 - l - 1973 với “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”

Thắng lợi tại Hội nghị Pari đã kết thúc một giai đoạn chiến tranh hết sức quan trọng trong toàn bộ lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, buộc Mỹ công nhận nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt pháp lý quốc tế và rút quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam Nghị quyết lan thir 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1973 đã nhận

định: Hiệp định Pari đã “ghi nhận những thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chang đường qua hai thế kỷ, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 514

1! Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chặng đường qua hai thế kỷ, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 521

21

Trang 22

nhân dân ta” Đây là cơ hội lớn cho sự nghiệp cách mạng tiễn lên giành thắng lợi hoàn

toàn Năm 1973, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trung ương Đảng đã có nhiều Hội nghị bàn về các vấn đề cụ thê của cách mạng hai miền Nam - Bắc: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7 - 1973) bàn về phương hướng và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(tháng 12 - 1973) bàn về khôi phục kinh tế miền Bắc, Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (tháng 7 - 1974) bàn về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng Miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế nhằm bảo dam nhu cầu nâng cao đời sống nhân dân miền Bắc và chỉ viện có hiệu quả về sức người, sức của cho cách mạng miền Nam Nắm vững quan điểm, chủ trương của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Trung ương Đảng lần thứ 21, quân và đân miền Nam tiếp tục sử dụng bạo lực cách mạng, giữ vững thế tiễn công, đây chế độ ngụy quyền Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng

Từ giữa năm 1974, so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam có lợi cho cách mạng, thời cơ cách mạng đã xuất hiện Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp các Hội nghị vào tháng 10 - 1974 và tháng | - 1975 ban kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm Bộ Chính trị nhận định: “Chúng ta phải cô găng cao nhất dé thắng gọn trong năm 1975 Điều đó là một khả năng hiện thực” Đầu năm

1975, sau chiến thắng Phước Long, cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam mở ba trận tiến công chiến lược: Chiến địch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến 24

- 3), Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 25 đến 29 - 3), Chiến dịch Hồ Chi Minh (từ ngày

26 - 3 đến 30 - 4) Mùa xuân năm 1975, với khí thế tiến công như vũ bão, quân và dân

ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn của địch ở khắp các chiến trường Tổ quốc thông nhất, non sông thu về một mối: “Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của để quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh yêu nước lâu đài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chỗng ngoại xâm của nhân dân ta”

2.2 QUÁ TRÌNH KÉT HỢP VỪA DANH VUA DAM TU NAM 1968 DEN

NAM 1975

2 2 1 Giai đoạn từ năm 1968 đến năm 1973 Cuộc Tổng tiễn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 với những đòn “sắm sét” tiễn công liên tiếp đã làm thay đối hăn tình hình theo hướng có lợi cho ta và làm giảm uy thế, sức mạnh quân sự và lung lay ý chí xâm lược của Mỹ Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc và chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Đây là sự khởi đầu quá trình xuống thang chiến tranh của

Mỹ, đánh dấu xu thế không thê đảo ngược là thế và lực của dân tộc Việt Nam ngày càng mạnh, Mỹ và quân đội Sài Gòn ngày càng suy yếu và đi xuống Thắng lợi quân

sự đã mở cánh cửa cho dam phan ngoai giao

22

Trang 23

Ngày 3 - 4 - 1968, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố: “sẵn sàng

cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Mỹ nhằm xác định với phía Hoa Kỳ việc

Mỹ chấm đứt không điều kiện việc ném bom và hành động chiến tranh khác chống

nước Việt Nam dan chu cong hoa dé có thê bắt đầu cuộc nói chuyện” Sự hưởng ứng nhanh chóng và rõ ràng của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là một tấn công ngoại giao bất ngờ

Cuộc trao đôi ý kiến về địa điểm kéo dài gần một tháng Cuối củng, ngày 2 - 5 -

1968, Việt Nam đề nghị lẫy Paris làm địa điểm họp chính thức và cử Bộ trưởng Xuân

Thủy làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại cuộc đàm phán

Ngày 13 - 5 - 1968, hai đoàn đại biểu Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức gặp nhau

lần đầu tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế (Pari), đánh dẫu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Việt Nam: đọ sức trên mặt trận ngoai g1a0 déng thời với trên chiến trường, tạo cục diện “vừa đánh, vừa đàm” Từ đây, diễn ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm” giữa ta và Mỹ và diễn biến trên chiến trưởng với diễn biến trên bản đảm phán có quan hệ mật thiết với nhau Diễn biến và kết quả của từng giai đoạn trên bàn đàm phán phản ảnh tương quan, so sánh lực lượng giữa hai bên trên chiến trường

Thời điểm bắt đầu đàm phán vào đầu tháng 5 - 1968 mà Việt Nam lựa chọn

cũng nhằm phối hợp với hoạt động trên chiến trưởng Từ ngày 5 - 5 - 1968, quan dan miền Nam mở đợt hai cuộc Tổng tấn công đánh vào 3l thành phố, thi x4 58 thi tran,

30 sân bay Hướng tấn công chính vẫn là Sài Gòn - Gia Định Chủ trương của ta trong thời kỳ đầu của cuộc đàm phán tại Pari là dùng đàm phán đề tiễn công địch, tranh thủ

dư luận, phục vụ đầu tranh quân sự trên chiến trường Các bài phát biêu của phái đoàn Việt Nam tập trung lên án Mỹ xâm lược miễn Bắc, đánh phá Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước độc lập, có chủ quyên, lên án chế độ Sài Gòn tay sai Mỹ phá Hiệp định Genève, chống hiệp thương tông tuyến cử, chia cắt lâu đài nước Việt Nam Nhưng mọi lời lẽ đều xoáy vào vấn đề trung tâm: Hoa Kỳ chấm dứt không điều kiện việc ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Phương hướng đàm phán của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với việc vận dụng Hiệp định Genève là tập trung vào các điều khoản chính trị có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, không vận dụng các điều khoản ngắn hạn, đã hết giá trị Phái đoàn ta lập luận rõ ràng:

“Mỹ xâm lược miền Nam, Mỹ đưa quân vào bằng đường thủy, đường không,

Mỹ vi phạm toàn bộ Hiệp định Genève, trong đó có khu phi quân sự Mỹ đòi khôi phục quy chế khu phi quân sự chỉ là nhằm che giấu nguồn gốc cuộc chiến tranh, làm như chiến tranh bắt nguồn từ khu phi quân sự Việc giải quyết vấn đề khu phi quân sự không thê tách rời vẫn đề cơ bản là Hoa Kỷ chấm dứt xâm lược, rút hết quân Mỹ khỏi miễn Nam”,

12 Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 (2002), Nxb CTQG, Hà Nội, tr 225

23

Trang 24

Từ tháng 6 - 1968, hai bên đã có những cuộc gặp riêng, đoàn Việt Nam đòi Mỹ

chấm dứt ném bom không điều kiện

Trong quá trình diễn ra đàm phán Pari, tình hình chiến trường vẫn sôi động

Ngày 26 - 6 - 1968, Mỹ rút lực lượng khỏi Khe Sanh Đầu tháng 6, đợt hai tong tan

công của quân dân miền Nam kết thúc, thắng lợi hạn chế vì không còn yếu tô bất ngờ Đến đầu tháng 8 - 1968, trong khi quân và dân miền Nam chuân bị cuộc tông tấn công đợt ba, tại bàn đàm phán bắt đầu các cuộc tiếp xúc bí mật ở cấp trưởng đoàn Từ đầu

tháng 9 - 1968, tình hình chung xuất hiện những nhân tố mới Trên chiến trường, cuộc

Tổng tân công đợt ba của quân và dân miền Nam kết thúc, lực lượng giải phóng bị tổn thất, phải chuyên sang cũng có Về phía Mỹ, cuộc vận động bầu cử đi vào giai đoạn gay cần, sức ép của cuộc bầu cử tổng thống rất lớn, Mỹ muốn có một kết quả ngoại giao đề hỗ trợ bầu cử nên thúc đây gặp cấp cao, không đòi “có đi có lại” nữa Như vậy, mục tiêu cơ bản của ta trong Hội nghị Việt Nam - Hoa Ky tai Pari da dat được: hai bên thỏa thuận việc Mỹ chấm đứt ném bom miền Bắc và sẽ họp hội nghị các bên tham chiến để tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam Mỹ xuống thang chiến tranh một bước có ý nghĩa

Về mặt quốc tế, để tranh thủ sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với cuộc đàm phán tai Pari giữa Việt Nam và Mỹ sắp vào giai đoạn họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử một đoàn gồm những cán bộ cao cấp của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam sang thăm Trung Quốc Trước khi lên đường, Người căn đặn đoàn phải khẳng định tính thần “quyết tâm đánh thắng Mỹ xâm lược”

dé giải thích cho Trung Quốc quan điểm của Việt Nam Tháng II - 1968, Chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi tiếp đoàn, đã nói rằng Việt Nam đánh giỏi, đàm phán cũng giỏi và khắng định ủng hộ phương châm vừa đánh vừa đảm của chúng ta

Ngày 3 - LI - 1968, Chủ tịch Hỗ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bảo và chiến sĩ

cả nước tiếp tục chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn, “hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đầu, quét sạch nó đi” Cùng ngày, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng ra tuyên bố nêu rõ lập trường của Mặt trận

về giải pháp cho vấn đề miền Nam Việt Nam: Hoa Ky chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân Mỹ, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc dân chủ, tổ chức tông tuyên cử tự

do ở miền Nam Việt Nam Cuộc chiến tranh của nhân đân ta bước sang một giai đoạn mới: g1ai đoạn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”

Buộc được Mỹ chấm đứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá miền Bắc là một thắng lợi lớn có ý nghĩa chiến lược đối với cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, tạo điều kiện củng cố hậu phương và niềm tin cho nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế Phát huy thắng lợi của quan va dan ta trên chiến trường và lợi dụng sức ép của đư luận quốc tế đối với cuộc bầu cử Tông thống Mỹ, mặt trận ngoại giao của ta đã triển khai có hiệu quả chủ trương đàm phán, kéo Mỹ xuống thang chiến tranh, giành thắng lợi từng

1# Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 407

24

Trang 25

bước, góp phần đưa cục diện đấu tranh chống Mỹ xâm lược sang giai đoạn mới Củng với thắng lợi trên chiến trường, đây là một thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Những năm 1969 - 1972, khi Mỹ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” là giai đoạn giằng co quyết liệt trên chiến trường chính và cả ở Lào và Campuchia thì đó cũng

là giai đoạn đối đầu và đấu trí quyết liệt trên mặt trận ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại diễn đàn thương lượng và trong dư luận quốc tế

Ngày 25 - I - 1969, Hội nghị bốn bên chính thức khai mạc, Trưởng đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Trần Bửu Kiếm đã đưa ra lập trường năm điểm, thực chất là tuyên bố chính trị và bốn tháng sau đưa ra giải pháp toàn bộ mười điểm về vấn đề miễn Nam Việt Nam Đây là giải pháp hoàn chỉnh đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị bốn bên Đề đối phó lại, ngày 14 - 5 - 1969, Tổng thống Nichxon đưa ra kế hoạch tám điểm với nội dung chính là gắn việc rút quân Mỹ với việc rút quân miền Bắc và giữ chính quyền Sài Gòn, đồng thời tăng cường chỉ viện cho chính quyền Sài Gòn đây mạnh chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc nhân dân Việt Nam phải thương lượng dưới sức ép của bom đạn Mỹ

Trong năm 1969, cach mang mién Nam gap nhiều khó khăn, lực lượng bị tôn thất nặng nề, vùng giải phóng bị thu hẹp; các đơn vị chủ lực phải rút sang đất Campuchia Do sức ép của Mỹ, chính quyền Xihanuc khôi phục quan hệ với Mỹ, để Lomnon thuộc phải thân Mỹ làm thủ tướng Quan hệ Việt Nam - Campuchia trở nên phức tạp Chính quyền Vương quốc Campuchia bắt đầu yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi lãnh thô Campuchia Trước âm mưu và hành động mới của địch, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục giữ vững và phát huy chiến lược tiễn công địch trên chiến trường, đây mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, tăng cường hoạt động quốc tế, ra sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ ngày càng cao của các nước xã hội chủ nghĩa, các chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới

Tiến công địch trên mặt trận ngoại giao, tại Hội nghị ParI, ngay từ đầu, ta kiên quyết đấu tranh buộc phía Mỹ phải chấp nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham dự hội nghị với tư cách là một bên độc lập va binh dang Trong may tháng đầu của cuộc đàm phán, đoàn ta tai Pari vẫn căn cứ vào lập trường bốn điểm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra từ ngày § - 4 - 1965, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, đề đấu tranh; còn Mặt trận đân tộc giải phóng thì dựa vào Cương lĩnh đã công bố

đề đầu lý Chủ động tiến công địch, ngày 8 - 5 - 1969, trong phiên họp toàn thê lần thứ l6 của Hội nghị Pari, đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam bất

ngờ đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm bao gồm các mặt quân sự, chính trị, đối nội, đối ngoại của miền Nam Việt Nam nhằm giải quyết vẫn để miền Nam Đây là một giải pháp vừa kiên trì nguyên tắc bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thô của miền Nam, đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút hết và không điều kiện quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam, để nhân dân miền Nam tự quyết định lấy chế độ chính trị của mình, không có sự can thiệp của nước ngoài; vừa mở ra triển vọng giải quyết hợp lý, hợp tỉnh vẫn đề Việt Nam Đây là lần đầu tiên Mặt trận đưa ra một giải

25

Trang 26

pháp thực tế, tỏ rõ thiện chí mở đường cho Mỹ rút ra trong danh dự mà vẫn giữ được chính quyền thân Mỹ ở miền Nam Bị động chống đỡ với đòn tiền công ngoại giao của

ta, trong bài diễn văn 8 điểm của Tổng thống Mỹ Nichxơn, ngày 14 - 5 - 1969 va

thông điệp 6 điểm của Nguyễn Văn Thiệu ngày II - 7 - 1969, Mỹ và chính quyền Sài

Gon vẫn bám giữ lập trường ngoan cố, rút quân Mỹ có điều kiện, đòi hai bên Hoa Ky

và Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng xuống thang, cùng rút quân ra khỏi miền Nam và đòi giữ nguyên chính quyền Sài Gòn Thực chất, đây là những điều kiện ngang ngược, đánh đồng giữa kẻ xâm lược và người bị xâm lược của chính quyền Mỹ và Việt Nam Cộng hòa

Dau vay, tir dé nghi cua hai bén, lần đầu tiên trên bàn đàm phán đã xuất hiện hai kế hoạch giải quyết vấn đề Việt Nam Tựu trung, trong kế hoạch của minh, phía Việt Nam đòi giữ nguyên quân miền Bắc ở lại miền Nam sau khi Mỹ rút và đòi xóa bỏ chính quyền Sài Gòn Ngược lại, hai điểm chủ chốt trong kế hoạch của Mỹ là quân đội miền Bắc phải rút cùng quân Mỹ và giữ nguyên chính quyền Sài Gòn Đó là hai vẫn đề then chốt tồn tại suốt các phiên họp kế tiếp sau đó Tuy nhiên, các bên tham gia đàm phán đều nhận thức rất rõ, trước tiên và chủ yếu phải tạo áp lực bằng ưu thế quân sự trên chiến trường

Trước âm mưu, thủ đoạn và sức mạnh của Mỹ, trên cơ sở giải pháp 10 điểm, ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, Chính phủ đã được 23 nước công nhận, trong đó có 2l nước đặt quan hệ ngoại giao Từ đây, hoạt động ngoại giao Việt Nam có đặc thủ riêng, cùng song song tồn tại hai hình thức ngoại giao Tuy hình thức, phương châm hoạt động có khác nhau, nhưng

cả hai đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện quan điểm, nguyên tắc nhất quán

“tuy một mà hai và tuy hai mà một”, cùng nhằm thực hiện một mục tiêu, chiến lược chung là buộc Mỹ chấm đứt mọi hoạt động xâm lược, rút hết quân về nước, công nhận độc lập chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thô của Việt Nam Ngày 25 - 8 - 1969,

trả lời thư của Tông thống Mỹ Níchxon, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:

“Mỹ phải chấm đứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miễn Nam Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài Đó là cách đúng đắn đề giải quyết vẫn để Việt Nam phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam, với lợi ích của nước Mỹ

và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới Đó là con đường đề Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự”,

Yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt Nam thời kỳ này là tạo ra thay đôi so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam Khi Mỹ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” là bước đầu Mỹ thực hiện quá trình rút quân Nhiệm vụ chủ yếu của đấu tranh trên mặt trận ngoại giao là thúc đây Mỹ xuống thang, đơn phương rút quân Mỹ và rút nhanh hơn; Mỹ rút bớt quân mà không chuyên được sức ép về phía ta

12 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 489

26

Trang 27

Lúc này, trong ngoại giao và tuyên truyền quốc tế, Việt Nam tập trung vào khâu hiệu đòi Mỹ rút nhanh, rút hết; vạch rõ “Việt Nam hóa” là kéo dài chiến tranh; “Việt

Nam hóa” không phải là giải pháp cho cuộc chiến tranh và đòi Mỹ đáp ứng đề nghị 10

điểm đề sớm có hòa bình Tháng 6 - 1969, Nichxơn công bố đợt rút quân đầu tiên gồm 25.000 quân Mỹ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng lên án Mỹ “rút quân nhỏ giọt” và đòi Mỹ rút nhanh, rút hết Ngày 20 - 7 - 1969, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ký Hiệp định Genène, Chủ tịch Hồ

Chi Minh ra lời kêu gọi nhắn mạnh: “Nhân dân Việt Nam kiên quyết đòi tất cả quân

Mỹ và quân chư hầu của Mỹ phải rút sạch" khỏi miền Nam Việt Nam “chứ không phải

chỉ rút 25 nghìn hoặc 250 nghìn hay là 50 vạn”

Mỹ tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh” rồi đây lên thành “Đông Dương hóa chiến tranh”, thiết lập chính phủ bù nhìn ở Lào và Campuchia hòng cô lập cách mạng Việt Nam Nhưng ngược lại, hành động mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương của Mỹ trên thực tế đã biến Đông Dương thành chiến trường thống nhất và cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương đã đưa đến việc hình thành khối đoàn kết ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trong đấu tranh chống kẻ thu chung

Bước sang năm 1970, tình hình Đông Dương có những chuyên biến mới Ở Lào, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bạn mở chiến dịch phản công giải phóng hoàn toàn vùng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, đập tan cô gắng lớn về quân

sự của Mỹ và tay sai ở một địa bàn chiến lược quan trọng, giáng đòn nặng vào âm mưu tăng cường chiến tranh đặc biệt ở Lào của đế quốc Mỹ Ở Campuchia, ngày I8 -

3 - 1970, đế quốc Mỹ chủ mưu gây ra cuộc đảo chính lật đỗ Chính phủ Vương quốc Campuchia của Hoàng thân Nôrôđôm Xihanúc, đưa Lonnon lên nắm quyền Mục tiêu của Mỹ là biến nước trung lập này thành thuộc địa kiểu mới

Ngày 24/25 - 4 1970, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương được tổ chức ở Trung Quốc Hội nghị thảo luận nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhất trí ra Tuyên bố chung, xem đó như Cương lĩnh đấu tranh chung của nhân dân ba nước trên bán đảo Đông Dương Tuyên

bố chung của hội nghị chỉ rõ mục tiêu chiến đấu của các bên Campuchia, Lào, miền Nam Việt Nam là độc lập, hòa bình, trung lập, không cho phép nước ngoài có quân đội hoặc căn cứ quân sự trên đất nước mình, không tham gia liên minh quân sự nào, không cho phép nước ngoài dùng lãnh thô mình để xâm lược nước khác Để đạt tới mục tiêu

đó, các bên cam kết hết lòng ủng hộ lẫn nhau theo yêu cầu của mỗi bên và trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nước, trước mắt cũng như lâu dài

Như vậy, Hội nghị là cột mốc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của tỉnh đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và nhân dân ba nước trên bán đảo Đông Dương Thành công của Hội nghị làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết giữa ba dân tộc

15 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 478

27

Trang 28

của đề quốc Mỹ Trên thực tế, liên minh chiến đầu Việt Nam, Lào, Campuchia đã hình thành và ngày càng được củng cô vững chắc Đó là một thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoai giao cua nhân dân ta

Thắng lợi quân sự và chính trị của quân, dân ta trên chiến trường là đòn tấn công mạnh mẽ vào âm mưu và hành động của chính quyền Nichxơn muốn dùng Việt Nam hóa chiến tranh đề gây áp lực trên bàn hội nghị và đùng thương lượng phục vụ cho Việt Nam hóa chiến tranh

Bước vào Đông Xuân L970 - 1971, dé quốc Mỹ ráo riết thực hiện âm mưu tiếp tục đây mạnh chương trình bình định nông thôn, ra sức đôn quân bắt lính xây dựng quân đội Sài Gòn và ráo riết chuân bị tiền hành các cuộc tiễn công trên chiến trường ba nước Đông Dương nhằm triệt phá hành lang vận chuyền chiến lược của ta Tháng II -

1970, Tông thống Mỹ Nichxơn phê chuẩn đề nghị đánh ra Đường 9 - Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và ngã ba biên giới; tháng 2 - 1971, Niehxơn thông qua kế hoạch ba cuộc hành quân Đây là những cuộc hành quân lớn nhất và điển hình theo công thức Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh của đề quốc Mỹ

Về phía ta, ngay từ giữa năm 1970, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã lường tính khả năng địch có thể mớ cuộc tiến công quy mô lớn trong mùa khô 1970 -

1971 ra các vùng Trung, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia Chính vì thế, ngay từ mùa Hè năm 1970, Bộ Tong tham mưu đã xúc tiễn chuẩn bị kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến trường, chuân bị lực lượng sẵn sàng và chủ động ứng phó với tình huống này Bộ Chính trị chỉ thị cho Quân ủy Trung ương phải đánh thắng trận này dù có phải động viên sức người, sức của và hy sinh như thế nào, vì đây là một trong những trận có ý nghĩa quyết định về mặt chiến lược Chiến thắng trận này, ta sẽ tiêu diệt được một bộ phân lớn sinh lực tính nhuệ của quân đội Sài Gòn và phá hủy một mảng phương tiện chiến tranh của chúng, làm thất bại cố gắng cao nhất của địch trong quá trình thực hiện

“Việt Nam hóa chiến tranh”, tạo nên những chuyên biến căn bản có tính chất chiến lược cho phong trào cách mạng ba nước Đông Dương Đồng thời, thể hiện rõ sức mạnh và quyết tâm của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, củng cố niềm tin cho nhân dân ta

và bạn bè trên thế giới, hỗ trợ tích cực cho phái đoàn ta đấu tranh tại Hội nghi Part

Dap lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, toàn quân, toàn dân trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào khân trương bước vảo chiến dịch phản công với

khí thế quyết tâm cao nhất Trải qua gần 50 ngày đêm (từ 8 - 2 đến ngày 23 - 3) liên

tục phản công, tiến công địch, quân, đân mặt trận Đường 9 - Nam Lào đã đánh cho quân đội Sài Gòn - lực lượng nòng cốt thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, một đòn chí mạng: trên hai vạn tên, gồm sáu trung đoàn, lữ đoàn, 13 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh bị loại khỏi vòng chiến đấu, ba sư đoàn dự bị chiến lược bị đánh thiệt hại nặng, lực lượng không quân, lực lượng tăng thiết giáp quân Mỹ và quân đội Sài Gòn cũng bị ton that lớn Thắng lợi của quân và dân ta trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng cả về quân sự và chính trị Củng với việc đánh bại cuộc hành quân xâm lược Campuchia trước đó (5 - 1970), thăng lợi này “đã đánh bại

28

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w