có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút Câu 10: Điều nào sau đậy là sai khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật.. Nội năng của vật có thể biến đổi bằng hai
Trang 1GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025
(Đề thi có … trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 Mỗi câu hỏi
thí sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1: Quần áo ướt được phơi khô, đó là hiện tượng:
Câu 2: Hệ thức ∆𝑈 = 𝐴 + 𝑄 với 𝐴 > 0, 𝑄 < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí
A Nhận công và nội năng giảm B Nhận nhiệt và sinh công
C Tỏa nhiệt và nội năng giảm D Nhận công và tỏa nhiệt
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng của đồng xu không do truyền nhiệt?
A Thả vào nước sôi B Hơ nóng trên bếp lửa
C Phơi đồng xu ngoài nắng D Cọ xát đồng xu trên mặt bàn
Câu 4: Một chai nước suối ở thể lỏng sau đó cho chai nước vào tủ đông, sau một thời gian lấy chai nước
ra nước trong chai bị đông cứng lại đây gọi là hiện tượng gi?
A Sự nóng chảy B Sự đông đặc C Sự ngưng tụ D Sự bay hơi
Câu 5: Dùng nhiệt kế rượu (có giới hạn đo từ −20∘C đến 50∘C) không thể đo được nhiệt độ nào sau
đây?
A Nhiệt độ của nước đang sôi B Nhiệt độ của nước đá đang tan
C Nhiệt độ của không khí trong phòng D Nhiệt độ của nước uống
Câu 6: Trong mạng tinh thể NaCl, các ion Na+và Cl−được phân bố đều đặn trên các đỉnh và tâm các
mặt của
C hình chóp tam giác D hình lăng trụ tam giác đều
Câu 7: Nội năng của một vật gồm
A tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
B tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
C tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
D tổng động năng và thế năng của vật
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Nước được cấu tạo từ các nguyên tử nước
B Nguyên tử gồm một nhóm các phân tử kết hợp lại
C Sắt được cấu tạo từ các nguyên tử sắt
D Gỗ được cấu tạo từ nhiều nguyên tử gỗ
Câu 9: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A chỉ có lực hút
B có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
C chỉ có lực đẩy
D có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút
Câu 10: Điều nào sau đậy là sai khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật?
A Nội năng của vật có thể biến đổi bằng hai cách: thực hiện công và truyền nhiệt
B Quá trình làm thay đổi nội năng có liên quan đến sự chuyển dời của các vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là sự thực hiện công
C Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt
D Quá trình làm thay đổi nội năng bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt
Mã đề thi 05
Trang 2Câu 11: Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng?
A Nội năng là nhiệt lượng
B Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B
C Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công
D Nội năng là một dạng năng lượng
Câu 12: Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 450 J Khí nở ra và thực hiện công 300 J
đẩy pit-tông lên Tính độ biến thiên nội năng của khí
Câu 13: Một thác nước có độ cao khoảng 50 m Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg K) và g =
10 m/s2 Nếu độ giảm thế năng của nước chuyển hóa thành nội năng của nước thì độ chênh lệch nhiệt độ của nước ở bể dưới và ở bể trên của thác nước là
A 0,12 ∘C B 0, 24∘C C 8, 4∘C D 4, 2∘C
Câu 14: Thả đồng thời thỏi đồng khối lượng 400 g, ở nhiệt độ 150∘C và khối sắt khối lượng 500 g, nhiệt
độ 80∘C vào 2𝑙 nước ở nhiệt độ 25∘C Biết nhiệt dung riêng của đồng, sắt và̀ nước lần lượt là
380 J/kg K, 460 J/kg K, 4200 J/kg K và coi như chỉ có 3 chất trao đổi nhiệt với nhau Nhiệt độ cuối cùng của 3 chất là:
A 28, 6∘C B 38,6𝑜C C 48, 6∘C D 58, 6∘C
Câu 15: Người ta đổ một lượng nước lạnh ở nhiệt độ 20𝑜C và một lượng nước nóng ở nhiệt độ 70𝑜C vào
một bình cách nhiệt Đến khi cân bằng nhiệt thì thu được nước ở nhiệt độ 30𝑜C Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình và với môi trường ngoài Tỉ số giữa thể tích của nước lạnh và thể tích của nước nóng lúc ban đầu là
Câu 16: Tại trường THPT Y, để giảm nhiệt độ trong các phòng học từ nhiệt độ ban đầu là 28𝑜C, một hệ
thống điều hòa làm mát được phép hoạt động trong 10 phút Gọi 𝑇(đơn vị 𝑜𝐶) là nhiệt độ phòng
ở phút thứ 𝑡 (tính từ thời điểm bật máy) được cho bởi công thức 𝑇 = −0,008𝑡3 − 0,16𝑡 + 28 (𝑡 ∈ [0; 10]) Nhiệt độ thấp nhất trong phòng có thể đạt được trong khoảng thời gian 10 phút đó
là
A 28𝑜C B 18,4𝑜C C 26,2𝑜C D 27,4𝑜C
Câu 17: Bỏ 100 g nước đá ở t1 = 0∘C vào 300 g nước ở t2 = 20∘C Cho nhiệt nóng chảy của nước đá
λ = 3, 4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kgK Kết luận nào sau đây là chính xác?
A Nước đá bị tan hết, nhiệt độ hỗn hợp vẫn là 0∘C
B Nước đá chưa tan hết, nhiệt độ hỗn hợp vẫn là 0∘C
C Nước đá bị tan hết, nhiệt độ hỗn hợp là 10∘C
D Nước đá bị tan hết, nhiệt độ hỗn hợp lớn hơn 0∘C
Câu 18: Người ta đổ m = 40 g chất lỏng vào cốc kim loại, bắt
đầu đun nóng bằng đèn cồn, liên tục đo nhiệt độ cốc và
thu được đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ cốc vào thời
gian như hình vẽ Biết mỗi giây đèn cồn đốt hết μ =
11mg, năng suất tỏa nhiệt của cồn q = 27 kJ/g Bỏ
qua nhiệt lượng hao phí ra môi trường Xác định nhiệt
dung riêng cx và nhiệt hóa hơi riêng Lx của chất lỏng
A cx = 247 J/kgK; Lx = 89100 J/kg B cx = 2475 J/kgK; Lx = 891000 J/kg
C cx = 2475 J/kgK; Lx = 89100 J/kg D cx = 247 J/kgK; Lx = 891000 J/kg
Trang 3PHẦN II Câu trắc nghiệm đúng sai Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Đổ 1 kg nước ở 100𝑜C vào 2 kg nước ở 25𝑜C Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước là
45𝑜C Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK
a) Nhiệt lượng do nước ở 100𝑜C tỏa ra là 210000 J
b) Nhiệt lượng do nước ở 25𝑜C thu vào là 168000 J
c) Nhiệt lượng do nước ở 100𝑜C tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước ở 25𝑜C thu vào
d) Nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra môi trường là 63000 J
Câu 2: Mối liên hệ giữa nhiệt độ F và nhiệt độ C có đồ thị như hình vẽ
a) a = −20
b) b = 32
c) c = 45
d) Một ấu trùng ve sầu có nhiệt độ cơ thể là 18oF thì tương ứng
−7, 78oC
Câu 3: Người ta thả vào m1 = 2kg nước ở t1 = 25oC một cục nước đá có khối lượng m2 = 1kg ở t2 =
−20oC Cho nhiệt dung riêng của nước, của nước đá và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá lần lượt là c1 = 4200J/kgK, c2 = 2000J/kgK, λ = 34.104J/kg
a) Nước đá không tan hết
b) Nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt là 0𝑜C
c) Lượng nước đá còn lại là 0,5 kg
d) Lượng nước trong bình khi có cân bằng nhiệt là 2,85 kg
Câu 4: Một học sinh tiến hành đun một khối nước đá đựng trong nhiệt
lượng kế từ 0∘C đến khi tan chảy hết thành nước và hóa hơi ở
100∘C Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt lượng
mà khối nước đá nhận được từ lúc đun đến lúc bay hơi và sự
thay đổi nhiệt độ của nó Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước đá
là 3,3.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K,
nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg, bỏ qua nhiệt dung của nhiệt lượng kế
a) Trong đoạn OA trên đồ thị, khối nước đá nhận nhiệt lượng để thực hiện quá trình nóng chảy b) Tại điểm A trên đồ thị, nước đá đã hoàn toàn chuyển sang thể lỏng
c) Tại điểm B lượng nước còn lại là 60 g
d) Nếu tiến hành đun đến khi lượng nước bay hơi hết cần cung cấp nhiệt lượng tổng cộng là
305 kJ
PHẦN III Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: Một vật có khối lượng 2 kg nhận nhiệt lượng 7600 J thì tăng thêm 10𝑜C Nhiệt dung riêng của
vật tính theo J/(kg K) là bao nhiêu?
Câu 2: Một ấm điện tỏa ra 650 J mỗi giây Nhưng chỉ có 80% nhiệt này là hấp thụ được Biết nhiệt dung
riêng của nước là 4200 J/kgK Thời gian cần để đun sôi 1 kg nước ở 25𝑜C bằng bao nhiêu giây (làm tròn đến hàng đơn vị)?
Câu 3: Một bình nhiệt lượng kế chứa nước khối lượng m ở nhiệt độ 20𝑜C Đổ thêm vào bình một lượng
nước có cùng khối lượng m nhưng ở nhiệt độ 60𝑜C, nhiệt độ của bình khi có cân bằng nhiệt là
38𝑜C Hỏi nếu đổ thêm vào bình một lượng nước có khối lượng m ở 60𝑜C nữa thì nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu độ C (làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)? Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môi trường xung quanh
T (°F) c
a
b
100 t(°C)
Q (kJ) 121 75
B
Trang 4Câu 4: Một nhiệt lượng kế đang chứa nước có khối lượng m = 2kg ở 35oC Thả vào nhiệt lượng kế một
cục nước đá có khối lượng M có nhiệt độ −10oC Nhiệt độ khi cân bằng là 5oC Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và môi trường Biết nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt
là c1 = 4,18 J/(g.K), c2 = 2,1 J/(g.K), nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 334 kJ/kg Khối lượng riêng của nước và nước đá lần lượt là D1 = 1g/cm3, D2 = 0,9g/cm3 Thể tích của chất chứa trong nhiệt lượng kế ngay khi thả cục nước đá vào bằng bao nhiêu cm3 (làm tròn đến hàng đơn vị)?
Câu 5: Bơm 0,2 kg hơi nước ở nhiệt độ 150oC vào một bình chứa 2 kg nước ở 0oC và 0,5kg nước đá ở
0oC Cho biết nhiệt dung của bình chứa là 0,63kJ/K; nhiệt dung riêng của nước là 4,19kJ/kgK; nhiệt dung riêng của hơi nước là 1,86kJ/kgK; nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 330 kJ/kg; nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2260 kJ/kg Nhiệt độ cuối cùng của hệ bằng bao nhiêu độ C (làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)?
Câu 6: Trong một bình cách nhiệt đang chứa một lượng nước ở nhiệt độ 65∘C đến 1
4 thể tích bình Người
ta đổ thêm nước ở nhiệt độ 5∘C vào bình đến khi hỗn hợp đầy miệng bình Khi nước trong bình cách nhiệt trên đã cân bằng nhiệt: nếu thả vào bình một vật bằng nhôm đã được đốt nóng tới
100∘C thì sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 30,2∘C; nếu thả đồng thời hai vật giống như trên vào bình thì sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là 42,6∘C Biết khi thả vật vào thì nước bị tràn ra trước khi trao đổi nhiệt Cho nhiệt dung riêng của nước là
c0 = 4200 J/kgK; khối lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là D0 = 1000 kg/m3, D =
2700 kg/m3 Nhiệt dung riêng của nhôm dùng làm vật bằng bao nhiêu J/kgK (làm tròn đến hàng đơn vị)?