1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế chính trị mác lênin đề tài tái sản xuất và tích lũy tư bản

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bản chất của tích luỹ tư bản: là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa, thông qua việc biến giá trị thăng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất, hay nói cách khác

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

Trang 2

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Trang 4

Phần 1: Bản chất của tích lũy tự bản

Trang 5

Bản chất của tích luỹ tư bản: là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa, thông qua việc biến giá trị thăng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất, hay nói cách khác nhà tư bản không sử dụng hết giá trị.

1 Tái sản xuất giản đơn

Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại trong quá trình sản xuất với quy mô như cũ Trong trường hợp này toàn bộ thăng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cá nhân

VD: Nhà tư bản đầu tư 100 tr thu về dc 120tr với giá trị tàn dư thu về là 20tr sau chu kỳ sản xuất anh ta tiếp tục đầu tư 100 tr vào tái sản xuất còn 20 tr anh ta dùng mua tư liệu sinh hoạt cho gia đình quá trình này tái sản xuất giản đơn Quá trình được lặp lại với quy mô như cũ

Phần 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ

1 Tăng khai thác thặng dư

=> Quy mô tích lũy phụ thuộc vào M:M = m’.V

M tăng khi m’ tăng

=>Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề tăng quy mô giá trị thặng dư Từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản còn có thể sử dụng các biện pháp cắt xén tiền công,tăng ca tăng kíp.

2 Năng suất lao động

Trang 6

Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm giảm giátrị sức lao động giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tạo điều kiện cho phép tăng quy mô tích lũy.

3 Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

 Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị từ những tư liệu lao động mà toàn bộ hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động được chuyển vào

sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao

 Ta biết rằng các thiết bị máy móc (hay các tư liệu lao động) tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, tuy nhiên mức độ hao mòn của chúng rất ít, chỉ từng chút một chứ không như nguyên nhiên vật liêu Do đó, giá trị của các thiết bị ấy được chuyển dần vào từng sản phẩm Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng cũng hình thành từ đó.

 Điển hình là khi kỹ thuật càng hiện đại thì sự chênh lệch đó lại càng lớn, cũng như sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn Có thể minhhọa điều đó bảng số liệu sau:

Thế hệ máy

Giá trịmáy ( triệu$)

Năng lực sản xuất sản phẩm ( triệu triệuchiếc)

Khấu hao trong một sản phẩm ($)

Chênh lệch tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng ($)

Khả năng tích lũy tăng so với thế hệ máy 1

II 14 4 7 13.999.993 4tr SPx(10-7)= 12tr $III 18 8 6 17.999.994 8tr SPx( 10-6)=

32tr $=> Do đó, sự chênh lệch giữa hai loại tư bản này chính là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.

4 Quy mô của tư bản ứng trước:

Trang 7

 Trong công thức M= m’ V, giả sử m’ không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư có thể tăng khi và chi khi tổng tư bản khả biến tăng Và đương nhiên tư bản bất biến cũng phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định Vì vậy,muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước  Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất sẽ càng được mở

rộng theo cả chiều rộng và chiều sâu.

 Tóm lại, để nâng cao quy mô tích lũy, cần biết khai thác tốt lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô tư bản ứng trước.

Phần 3: Hệ quả

1 Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản

 Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư Đây là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản +) Tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội.

+) Một mặt đây là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng dụng tiến bộkỹ thuật Mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất TBCN tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.

Ví dụ : Năm 1: K1 = 100000 $

Năm 2: K2 = 110000 $ (100000 + 10m) Năm 3 : K3 = 120000 $

Tương tự như vậy thì dần dần tư bản cá biệt sẽ không ngừng lớn lên.

 Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt do hợp nhất các tư bản cá biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn

Ví dụ : Tư bản cá biệt A có tư bản đầu tư 100 000 $ Tư bản cá biệt B có tư bản đầu tư 200 000 $ Tư bản cá biệt C có tư bản đầu tư 300 000 $

Trang 8

-> Hợp nhất 3 tư bản thành tư bản D có quy mô bằng 600 000$Cạnh tranh và tín dụng là đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản.Tập trung tư bản có sẵn trong xã hội Chính vì vậy tập trung tư bản không làm tăng quy mô của tư bản xã hội

=> Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền đề đẩy nhanh tích luỹ Tích tụ tư bản thì sẽ làm tăng thêm quy mô, số lượng của từng nhà tư bản cá biệt trong xã hội, chính vì vậy mà quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản cá biệt cũng sẽ có sự diễn ra gay gắt hơn Từ đó thì tích tụ tư bản sẽ giúp thúc đẩy quá trình dẫn đến tập trung tư bản diễn ra một cách nhanh chóng hơn Ngược lại, tập trung tư bản thì cũng được coi là động lực thúc đẩy cho quá trình cạnh tranh trong tích tụ tư bản diễn ra nhanh chóng hơn.2 Tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản

 Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu là c/v) là giá trị cấu tạo được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản +) Cấu tạo giá trị là tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến (c) và tư bản khảbiến (v) khi quan sát theo tình hình giá trị.

+) Cấu tạo kỹ thuật là tỷ lệ giữa số lượng TLSX và số lượng sức lao động sử dụng những TLSX đó trong quá trình sản xuất khi quan sát nền sản xuất theo hình thái hiện vật (thường được biểu thị bằng các chỉ tiêu như lượng năng lượng hay số máy móc do 1 công nhân sử dụng trong sản xuất

Ví dụ : 100 kW điện/1 công nhân, 10 máy dệt/1 công nhân,

Những nhà tư bản hướng tới hình thức TSX mở rộng để tăng quy mô sản xuất, họ buộc phải trải qua quá trình tích luỹ tư bản tăng CTKT từ đó tăng CTGT (công thức G = c+v+m (c là tư bản bất biến, v là tư bản khả biến, m là giá trị thặng dư)Cấu tạo kỹ thuật tăng => Cấu tạo giá trị tăng => Cấu tạo hữu cơ tang

3 Tích luỹ tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê

 Bần cùng hoá là tích lũy sự giàu có về giai cấp tư sản, đồng thời tích luỹ sự nghèo khổ về phía những người lao động làm thuê.

 Bần cùng hoá thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối.

Trang 9

+) Bần cùng hoá tương đối là cùng với đà tăng trưởng của lực lượng sản xuất của cải phân phối cho giai cấp công nhân tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm tương đối so với phần dành cho giai cấp tư sản.

Ví dụ : Sau chu kỳ sản xuất thu nhập của giai cấp tư bản tăng 5%, trong khi thu nhập của người công nhân chỉ tăng 2%.

+) Bần cùng hoá tuyệt đối thể hiện ở sự suy giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê Bần cùng hoá tuyệt đối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với toàn bộgiai cấp công nhân làm thuê trong điều kiện kinh tế khó khăn đặc biệt là khủng hoảng kinh tế.

Ví dụ : Thu nhập của người công nhân không tăng Tiền sinh hoạt trước đây là 500$ có thể tiêu dùng cho gia đình trong 1 tháng Tuy nhiên khi tiền mất giá do khủng hoảng hay lạm phát thì 500$ không thể tiêu dùng được trong 1 tháng nữa

Phần 4: Ý nghĩa với nền sản xuất hiện nay

1 Với quá trình tái sản xuất

Tái sản xuất và tích lũy tư bản có ý nghĩa quan trọng đối với nền sản xuất hiện

nay, đối với Tái sản xuất, hoạt động này sẽ giúp:

 Đảm bảo và duy trì hoạt động sản xuất: Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại nhằm mục đích duy trì hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội Việc tái sản xuất sẽ duy trì và phát triển nền sản xuất Sản xuất lại các tư liệu sản xuất và sản phẩm đã bị tiêu dùng, bị hao mòn trong quá trình sản xuất và tiêu dùng Do vậy, việc duy trì hoạt động sản xuất liên tục sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Tái sản xuất mở rộng sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn so với lượng sản phẩm đã tiêu dùng, đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia.

 Nâng cao hiệu quả sản xuất:Thông qua quá trình tái sản xuất, sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

 Giải quyết các vấn đề của xã hội: Việc tái sản xuất sẽ tạo thêm việc làm chongười lao động, hoạt động sản xuất được kéo dài, góp phần tạo ra thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống và giảm thiểu tệ nạn xã hội cho người dân.

Trang 10

 Bảo vệ môi trường: Áp dụng các công nghệ tái chế, sử dụng năng lượng tái tạo góp phần bảo vệ môi trường

Tái sản xuất theo hướng bền vững chú trọng sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tránh lãng phí nguồn tài nguyên hữu hạn

2 Với quá trình tích lũy tư bản: Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tưbản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, quá trình này sẽ giúp:

 Tăng cường năng lực sản xuất: Bởi vì tích lũy tư bản là quá trình biến giá trịthặng dư thành tư bản mới, nên sẽ góp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế Tích lũy tư bản giúp doanh nghiệp có thêmnguồn vốn để đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, từ đó sẽ có thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực sản xuất Việc tích lũy tư bản là quá trình sử dụng giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, nên từ nguồn giá trị thặng dư này, nhà tư bản có thể đầu tư vào máy móc, đưa công nghệ mới vào hoạt động sản xuất giúp nâng cao hiệu quả và năng suất, đồng thời giảmchi phí sản xuất.

 Nâng cao năng suất lao động: Cải thiện điều kiện làm việc nhờ việc tích lũytư bản, doanh nghiệp có thể tạo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh và mộtsố yếu tố khác, từ đó giúp nâng cao năng suất lao động

Để nâng cao trình độ tay nghề doanh nghiệp có thể đầu tư đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, giúp họ sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị tiên tiến, từ đó nâng cao năng suất lao động.

 Tăng khả năng cạnh tranh:

- Giảm chi phí sản xuất: Nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp khác,

- Đa dạng hóa sản phẩm: Doanh nghiệp có thể đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đadạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh.

 Mở rộng thị trường: Tích lũy tư bản giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:- Tăng sản lượng hàng hóa: Tích lũy tư bản giúp kéo dài hoạt động sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w