1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MỸ THUẬT 5, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2 (CẢ NĂM)

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,3 MB

Cấu trúc

  • Bài 1: ngày hè (7)
  • Bài 2: cánh diều tuổi thơ (15)
  • Bài 3: Quê ngoại (24)
  • Bài 4: Vòng quanh thế giới (32)
  • Bài 5: Lễ hội hoa (40)
  • Bài 6: Trang phục lễ hội (48)
  • Bài 7: cùng nhau đạp xe (55)
  • Bài 8: Em là nhà vô địch (63)
  • Bài 9: Đôi bàn tay khéo léo (0)
  • Bài 10: Em tập làm nghệ nhân (80)
  • Bài 11: Bảo vệ không gian xanh (87)
  • Bài 12: Em yêu cây xanh (94)
  • Bài 13: Khu vui chơi (102)
  • Bài 14: Tạo hình đồ chơi (109)
  • Bài 15: Tranh tường ở trường em (116)
  • Bài 16: Trang trí lớp học (123)

Nội dung

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MỸ THUẬT 5, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2 TRỌN BỘ CẢ NĂM KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MỸ THUẬT 5, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

ngày hè

THiẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀi DẠY b Năng lực (NL)

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

*Năng lực đặc thù (NLĐT)

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: quan sát các SPMT và chỉ ra công dụng của sản phẩm, vật liệu và hình thức thực hiện.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo được một SPMT về đề tài ngày hè Biết chơi một số trò chơi dân gian.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, chia sẻ cảm nhận về SPMT.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Đèn chiếu, máy chiếu, ti vi, máy tính,… (nếu dạy trình chiếu).

– Hình minh hoạ về đề tài ngày hè; tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…

– SGK, Vở bài tập (VBT) (nếu có).

– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Bé yêu biển lắm – gV yêu cầu HS quan sát video để trả lời câu hỏi:

+ Em thấy hình ảnh gì trong video?

+ Bài hát nói bề điều gì?

– HS tham gia hát và vận động theo hướng dẫn của gV.

– Video bài hát, các động tác vận động theo nhạc.

– Hình tranh ảnh trong SgK trang 6, 7.

– gV chiếu video bài hát để HS vận động và hát theo.

– gV liên hệ vào bài mới: Bài 1: ngày hè (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát một số tranh ảnh trong SgK trang 6, 7

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV chia lớp thành các nhóm, đại diện mỗi nhóm lên chọn một tranh để thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ Trong tranh/ ảnh có những hình ảnh gì?

+ Trong tranh/ ảnh có những màu sắc gì?

+ Hình ảnh nào thể hiện hoạt động về đề tài ngày hè?

+ các bạn nhỏ trong ảnh đang chơi trò chơi gì?

HS cần biết: các trò chơi dân gian thường gắn liền với đời sống của người dân Trò chơi là hoạt động thư giãn, giải trí bổ ích đồng thời là một hình thức giáo dục đơn giản, hiệu quả Đây cũng là đề tài được thể hiện trong nhiều tác phẩm mĩ thuật từ xưa đến nay.

– HS quan sát tranh ảnh.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện vẽ tranh về đề tài ngày hè.

– HS thực hiện được một SPMT về đề tài ngày hè.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 8 trong SgK gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách thực hiện.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

+ Em sẽ vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh chính ở đâu, hình ảnh phụ ở đâu?

+ Sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối hợp lí.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về đề tài ngày hè hình thức vẽ hoặc in theo ý thích

(HS tập trung thực hiện bước 1 và bước 2)

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS nêu cảm nhận của em về tranh vẽ của bạn, cùng quan sát và thảo luận về các ý tưởng hay, độc đáo.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ, trình bày và chia sẻ về ý tưởng, cách vẽ hình.

+ Tranh vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh có phù hợp không?

+ Em/ nhóm em dự kiến vẽ màu sắc như thế nào?

+ có sử dụng nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,… ở mức độ đơn giản trong tạo hình sản phẩm không?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS nêu cảm nhận riêng của mình về bài vẽ của nhóm bạn.

Nhiệm vụ: gV cho HS tham khảo SPMT trang

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ về cách thể hiện và chất liệu trong SPMT.

+ SPMT có hình ảnh gì?

+ cách thực hiện như thế nào?

+ SPMT được làm bằng chất liệu gì?

+ Bố cục hình vẽ được sắp xếp như thế nào?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Một số SPMT phù hợp với chủ đề.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn

– gV chuẩn bị một số hình ảnh về đề tài ngày hè.

– gV chia lớp thành các đội thi tiếp sức, mỗi đội sắp xếp hình ảnh thành một bức tranh đề tài ngày hè hoàn chỉnh, đội thắng cuộc là đội thực hiện nhanh và đẹp nhất.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 1: ngày hè (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát một số bài vẽ mĩ thuật trang 9 trong SgK.

– HS tham gia theo gợi ý của gV.

– Một số hình ảnh về đề tài ngày hè.

– các đồ dùng cần thiết cho trò chơi, âm nhạc để tạo không khí cho trò chơi hấp dẫn.

Gợi ý cách thức tổ chức:

Tạo cơ hội cho HS quan sát một số tranh vẽ, tổ chức cho HS thảo luận.

+ Tranh vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính?

+ Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?

+ Màu sắc như thế nào?

+ Tranh sử dụng nguyên lí tạo hình nào?

HS cần biết: có thể sử dụng phương pháp in để hoàn thành sản phẩm.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS hoàn thành vẽ tranh đề tài ngày hè bằng hình thức in, vẽ hoặc cắt, xé, dán giấy để tạo SPMT.

– HS thực hiện được một SPMT bằng hình thức vẽ hoặc in.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện một SPMT về đề tài ngày hè.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ Tranh của nhóm em sẽ vẽ màu gì vào nhóm chính? Sẽ vẽ màu gì vào nhóm phụ?

+ Em sẽ điều chỉnh đậm nhạt ra sao?

+ Em sẽ thêm chi tiết gì để hoàn thiện tranh của nhóm mình?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình Ở tiết 2 thực hiện bước 3 và 4.

Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS hoàn thiện vẽ tranh đề tài ngày hè hình thức vẽ hoặc in để sáng tạo SPMT theo ý thích

– gV quan sát HS thực hành, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS nêu cảm nhận của em về bài vẽ của bạn, cùng quan sát và thảo luận về các ý tưởng sáng tạo của bạn.

Gợi ý cách thức tổ chức: gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày về bài vẽ của mình.

+ Hoạt động hoặc trò chơi nào được thể hiện trong sản phẩm?

+ Em thích sản phẩm nào nhất?

+ chia sẻ với bạn về nguyên lí cân bằng, tương phản, lập lại ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Nhiệm vụ: gV cho HS giới thiệu và viết 4 – 5 câu cảm nhận về một trò chơi dân gian tại địa phương mà em biết.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV chia lớp thành các nhóm thảo luận.

– Mỗi nhóm viết 4 – 5 câu cảm nhận về một trò chơi dân gian tại địa phương vào bảng nhóm.

– các nhóm lần lượt mô tả trò chơi và cùng nhau chơi thử hoặc tổ chức cho cả lớp chơi thử.

Một số đạo cụ để chơi trò chơi dân gian.

(……phút) củng cố: nhắc lại các bước thực hiện bài vẽ.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

cánh diều tuổi thơ

– Biết quan sát các hình ảnh thường gặp trong hoạt động, trò chơi gắn với tuổi thơ trong ngày hè

– Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị văn hoá, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc.

– Lựa chọn được hình ảnh ấn tượng, điển hình nhất đưa vào thể hiện sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành về thế giới tuổi thơ, cụ thể là hoạt động ngày hè và thực hiện được một sản phẩm diều với chất liệu tự chọn.

– Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của bức tranh, sản phẩm diều và nêu được những công dụng của SPMT trong đời sống hằng ngày, đưa ra hướng phát triển mở rộng thêm SPMT bằng nhiều chất liệu

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Nhận biết được đặc điểm tạo hình sản phẩm diều.

– Sử dụng được ngôn ngữ màu sắc, đường nét,… để tạo hình và trang trí diều.

– Chia sẻ và đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.

– Có ý thức sáng tạo và giữ gìn đồ chơi.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

– PC3: Trách nhiệm: Sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các SPMT và chỉ ra công dụng của sản phẩm, vật liệu và hình thức thực hiện.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo được một SPMT về đề tài cánh diều tuổi thơ Biết cách làm diều và chơi diều an toàn.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, chia sẻ cảm nhận về SPMT.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Máy chiếu, ti vi, máy tính,… ( nếu dạy trình chiếu).

– Hình minh hoạ về sản phẩm diều; tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…

– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…

– Giấy màu/ ni lông, que tre/ nhựa, keo dán,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Vận động theo nhạc bài hát Quê hương

– gV đưa ra yêu cầu: Em hãy quan sát bài hát sau qua video và trả lời các câu hỏi:

+ Đoạn phim có nội dung gì?

+ Hình ảnh lặp đi, lặp lại trong đoạn phim là gì?

+ Màu sắc, hình dáng của cánh diều trong đoạn phim như thế nào?

+ câu hát nào nhắc đến diều?

– gV chiếu đoạn video có hình ảnh cánh diều và bài hát Quê hương – nhạc sĩ Đỗ Trung Quân.

→ giới thiệu vào bài mới: Bài 2: cánh diều tuổi thơ (tiết 1)

– HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của gV.

“Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng”.

Quê hương và hình ảnh cánh diều, các trò chơi dân gian.

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về hình ảnh cánh diều trang 11 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS nhận biết được vẻ đẹp của cánh diều qua các yếu tố tạo hình trong SPMT

Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm của các loại diều về:

+ Hình dáng, màu sắc, vật liệu.

HS cần nhớ: Thả diều là một trò chơi dân gian không chỉ mang lại niềm vui cho người chơi mà còn góp phần truyền tải những giá trị văn hoá, kĩ năng thủ công và tinh thần tương tác…

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS thực hiện SPMT.

– Thực hiện sản phẩm tạo hình một loại diều mà em yêu thích.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước trong SgK trang 12

– Sau đó, gV cho HS chơi trò chơi: nghệ nhân tài ba gV yêu cầu: HS cất SgK, gV đưa cho mỗi nhóm một số hình ảnh các bước thực hiện sản phẩm tạo hình diều được sắp xếp lộn xộn Đội sắp xếp nhanh và đúng nhất thì thắng cuộc

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng, tạo khung hình.

– HS thảo luận, sắm vai nghệ nhân làm diều và sắp xếp lại các bước thực hiện.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện trong SgK trang 12

– giấy bìa màu, giấy báo in, kéo, bút chì, ni lông, kẽm,…

Bước 2: căn ni lông tạo áo cho diều.

Bước 3: Trang trí và tạo hình đuôi diều.

Bước 4: Vẽ chi tiết và hoàn thành sản phẩm.

+ nhóm em chọn ý tưởng như thế nào? Diều hình dạng gì?

+ nhóm em chọn chất liệu nào thực hiện?

+ nhóm em phân công các thành viên như thế nào?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện sản phẩm tạo hình một loại diều mà em yêu thích.

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình Ở tiết 1 chỉ thực hiện bước 1 và 2.

Phân tích và đánh giá

HS trưng bày sản phẩm diều và nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ SPMT nêu nhận xét của em về SPMT của bạn

+ chất liệu thực hiện SPMT?

+ Trình bày cách thức sử dụng màu sắc, đường nét, tạo hình và trang trí cánh diều.

+ Em hãy chia sẻ về cách làm, kĩ thuật thực hiện SPMT của mình

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Nhiệm vụ: gV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về làng diều truyền thống Bá Dương nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà nội.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV chiếu ảnh chụp làng nghề làm diều trong SgK trang 13.

– gV yêu cầu HS đọc đoạn văn giới thiệu làng nghề trong SgK trang 13: Bá Dương nội là làng làm diều sáo truyền thống với các loại cánh đặc trưng: diều cánh muộn, diều cánh bầu, diều cánh mộc, diều cánh chanh, diều cánh tiên,…

Hằng năm lễ hội thi thả diều truyền thống của làng được tổ chức vào rằm tháng ba âm lịch Trong lễ hội, độ cao, độ cứng của diều và độ vang ngân từ sáo diều sẽ là tiêu chí để chấm giải.

+ Làng nghề làm diều Bá Dương nội ở đâu?

+ Em hãy kể tên các loại cánh diều đặc trưng?

+ Lễ hội thả diều của làng thường được diễn tra trong thời gian nào?

+ người ta căn cứ vào yếu tố nào để làm tiêu chí chấm diều?

– gV cũng cố lại kiến thức.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– HS chia nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi. Ảnh làng nghề làm diều ở Bá Dương nội và một số địa phương khác như: Diều nghệ thuật cung đình Huế, hay làng Đại Trà (xã Đông Phương, Kiến Thuỵ, Hải Phòng).

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Hiểu ý đồng đội

gV đã tỉ mỉ chuẩn bị một chiếc hộp đầy đủ dụng cụ và vật liệu như giấy báo, tre nứa, hồ dán và cả những thẻ ảnh minh họa rõ ràng về cách làm diều để học sinh dễ dàng thực hành theo.

– gV chia lớp ra thành các đội Mỗi đội cử 2 bạn Bạn số 1 rút 1 thẻ ảnh bất kì và diễn tả bằng cử chỉ (không được nói hay viết), bạn số 2 đoán ý và tìm vật dụng trong hộp Khi lấy vật dụng ra khỏi thùng, bạn số 1 có thể gật đầu nếu đúng, lắc đầu nếu sai nếu sai, bạn số 2 tìm lại cứ thế lần lược các bạn thực hiện

Trong thời gian quy định đội tìm được nhiều đồ vật nhất là đội chiến thắng.

→ giới thiệu vào bài mới: Bài 2: cánh diều tuổi thơ (tiết 2)

– HS tham gia chơi. các đồ dùng cần thiết cho trò chơi, âm nhạc để tạo không khí cho trò chơi hấp dẫn.

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về hình dáng, màu sắc, vật liệu, hình thức trang trí diều.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS nhận biết được vẻ đẹp của diều qua các yếu tố tạo hình trong SPMT

– gV có thể chiếu video về nghề làm diều và diều gắn bó với tuổi thơ như thế nào.

– gV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Video nói về nội dung gì?

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

+ Diều thường có những hình dạng, màu sắc, kích thước như thế nào?

+ Làm thế nào để diều bay lên?

+ người chơi diều thường thả diều ở đâu và vì sao phải có gió mới thả được diều?

+ gV có thể liên hệ thực tế ở địa phương mình.

HS cần biết: Diều đa dạng về màu sắc, hình dáng, chất liệu, kích thước Để bay lên diều cần có gió, có sợi dây chắc chắn để neo lại người chơi diều thường thả diều ở khu đất trống, cánh đồng,…

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS hoàn thiện các công đoạn làm diều.

– HS hoàn thiện được một SPMT là tạo ra một con diều.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước làm diều trong SgK trang 12 gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách thực hiện một SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng, tạo khung hình.

Bước 2: căn nilông tạo áo cho diều.

Bước 3: Trang trí và tạo hình đuôi diều.

Bước 4: Vẽ chi tiết và hoàn thành sản phẩm.

+ nhóm em sẽ làm gì để tạo hình và trang trí đuôi diều?

+ nhóm em sẽ làm gì để hoàn thiện SPMT diều.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc và thực hành theo sự sáng tạo của mình Ở tiết 2 thực hiện bước

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– giấy bìa màu, giấy báo in,, bút chì, các vật dụng cần thiết,…

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩm tạo hình một loại diều mà em yêu thích.

– gV quan sát HS thực hành, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

Phân tích và đánh giá

HS trưng bày sản phẩm và nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, trình bày và chia sẻ SPMT nêu nhận xét của em về

+ chất liệu thực hiện làm diều?

+ Hình dáng và kích thước diều thế nào?

+ những hình vẽ, màu sắc và bố cục trang trí diều được thực hiện như thế nào?

+ Phán đoán khả năng bay của diều?

+ Em hãy chia sẻ về cách làm, kĩ thuật làm diều của mình

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Nhiệm vụ: gV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu, chia sẻ cảm nhận về cánh diều tuổi thơ và cách chơi diều an toàn.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ cảm nhận của mình về quá trình làm diều, chơi thả diều.

– gV tổ chức HS chơi trò chơi tiếp sức: Ai là nhà thông thái gV chuẩn bị các thẻ từ nói về sự an toàn khi chơi diều

– HS tham gia chơi trò chơi.

– chuẩn bị thẻ từ có ghi các nội dung những điều cần tránh và những điều nên làm khi thả diều.

– Âm nhạc để tạo không khí cho trò chơi hấp dẫn.

– gV chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội 5 HS HS đứng theo hàng và lần lượt tiếp sức gắn các thẻ từ lên bảng nhóm những điều cần tránh và những điều nên làm khi thả diều Đội thực hiện nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

– gV chốt lại, củng cố kiến thức cho HS.

– HS nhắc lại các nội dung cần ghi nhớ về những điều cần tránh và những điều nên làm khi thả diều.

Củng cố: nhắc lại các bước làm diều và cách chơi diều an toàn.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Quê ngoại

– Quan sát, nhận biết được đặc điểm của vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, vật liệu tái chế trong cuộc sống và SPMT.

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo

– Sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo hình SPMT.

– Biết trưng bày, nhận xét, nêu cảm nhận vẻ đẹp của SPMT Chia sẻ được kinh nghiệm cá nhân trong thực hành sản phẩm biết thảo luận và đánh giá những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm.

– Nhận biết được sự đa dạng của vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo trong các SPMT. – Biết lựa chọn, phối hợp các vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo phù hợp để thực hành, sáng tạo SPMT.

– Chia sẻ được kinh nghiệm thực hành sản phẩm với các bạn.

– Biết phát triển kĩ năng tạo hình và cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các SPMT và chỉ ra công dụng của sản phẩm, vật liệu và hình thức thực hiện.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS thực hiện được SPMT về đề tài quê ngoại. – NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết chia sẻ cảm nhận về chất liệu Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Một số tranh ảnh về đề tài quê ngoại.

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu, máy chiếu,…

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ghép tranh

– gV chia lớp thành các đội, thi ghép bức tranh mô phỏng tác phẩm Quê ngoại của hoạ sĩ Phạm

– Tranh mô phỏng được cắt rời, đội ghép nhanh và đẹp là đội chiến thắng.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 3: Quê ngoại (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát tranh Quê ngoại vừa ghép, các tác phẩm mĩ thuật trang 14, 15 trong SgK và nêu được đặc điểm chất liệu, vật liệu, hình thức tạo hình sản phẩm.

– HS tham gia chơi trò chơi

– HS quan sát một số SPMT

– các đồ dùng cần thiết cho trò chơi, âm nhạc để tạo không khí cho trò chơi hấp dẫn.

– các bức tranh mô phỏng tác phẩm Quê ngoại của hoạ sĩ

Phạm Viết Hồng Lam được cắt rời.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm của chất liệu, vật liệu, hình thức tạo hình sản phẩm.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm hiểu, khám phá.

+ Trong tranh có hình ảnh gì?

+ Tranh sử dụng chất liệu, vật liệu gì?

+ những chất liệu, vật liệu trong tranh có nguồn gốc từ đâu?

+ Em hãy phán đoán cách tạo thành tranh? gV chốt ý.

HS cần biết: ngoài các vật liệu nhân tạo có thể sử dụng như: màu vẽ, đất nặn, giấy,… thì các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: gỗ, đá, hạt, lá cây,… cũng là những vật liệu độc đáo để sáng tạo thành các SPMT.

– HS thảo luận nhóm trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện một SPMT về đề tài cuộc sống quanh em.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SgK trang 16, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và vẽ hình.

Bước 2: gắn hạt vào hình chính.

Bước 3: gắn hạt vào các hình phụ.

Bước 4: Bổ sung chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn nội dung gì để thể hiện?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy, màu vẽ,…

– Hồ/ keo dán, các loại hạt.

+ nhóm em sẽ chọn vật liệu, chất liệu gì?

+ Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện một SPMT từ vật liệu tự nhiên hoặc vật liệu nhân tạo với chủ đề Cuộc sống quanh em (HS chỉ cần hoàn thành bước 1 và bước 2) – gV quan sát HS thực hành, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của nhóm mình.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện và nguyên lí tạo hình trong sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về SPMT của nhóm mình và nhóm bạn.

+ nội dung thể hiện trong tranh là gì?

+ cách sử dụng chất liệu, vật liệu để tạo ra SPMT như thế nào?

+ Bố cục được sắp xếp như thế nào?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS trình bày theo hướng dẫn của gV.

HS tìm hiểu đặc điểm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở Thừa Thiên Huế.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem hình ảnh, video về làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở Thừa Thiên Huế.

– Hình ảnh, video về làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở Thừa Thiên Huế – SgK.

– gV yêu cầu HS đọc SgK trang 17:

Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế có lịch sử phát triển hơn 300 năm nghệ nhân chế tác hoa giấy theo phương pháp thủ công từ các vật liệu sẵn có trong tự nhiên như tre, nhựa cây, lá cây để tạo màu nhuộm và giấy.

+ nghề làm hoa giấy Thanh Tiên ở

Thừa Thiên Huế có từ bao giờ?

+ Hoa giấy Thanh Tiên được chế tác theo phương pháp nào?

+ Vật liệu làm hoa giấy Thanh Tiên?

+ nêu cảm nhận của em về nghề làm hoa giấy Thanh Tiên?

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Múa hát theo video bài

– gV hướng HS chú ý trong video có hình ảnh các bạn nhỏ mặc trang phục cô Tấm đang lựa đậu cuối video có chiếu hình ảnh những bức tranh làm từ các loại đậu, ngũ cốc.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 3: Quê ngoại (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát tranh đa chất liệu và nêu được đặc điểm chất liệu, vật liệu, hình thức tạo hình sản phẩm.

– HS múa hát, trả lời câu hỏi của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm của chất liệu, vật liệu, hình thức tạo hình sản phẩm.

– gV phát cho mỗi nhóm một tranh đa chất liệu và nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm hiểu, khám phá.

+ Trong tranh có hình ảnh gì?

+ Tranh sử dụng chất liệu, vật liệu gì?

+ những chất liệu, vật liệu trong tranh có nguồn gốc từ đâu?

+ Em hãy phán đoán cách tạo thành tranh?

HS cần biết: ngoài các vật liệu nhân tạo có thể sử dụng như: màu vẽ, đất nặn, giấy,… thì các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: gỗ, đá, hạt, lá cây,… cũng là những vật liệu độc đáo để sáng tạo thành các SPMT.

– HS quan sát một số SPMT đa chất liệu.

– HS thảo luận nhóm và trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV cho HS nhắc lại các bước thực hiện một SPMT về đề tài cuộc sống quanh em.

– HS hoàn thiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tổ chức cho HS chơi trò chơi

Ai nhanh hơn các đội chơi sắp xếp các bước tạo SPMT theo đúng thứ tự Đội nhanh nhất là đội giành chiến thắng.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và vẽ hình.

Bước 2: gắn hạt vào hình chính.

Bước 3: gắn hạt vào các hình phụ.

Bước 4: Bổ sung chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

– HS tham gia chơi trò chơi

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy, màu vẽ,…

– Hồ/ keo dán, các loại hạt.

+ nhóm em sẽ tạo màu gì cho hình ảnh chính, hình ảnh phụ? Màu đó là màu tự nhiên hay màu nhân tạo?

Màu được tạo ra từ đâu?

+ nhóm em sẽ bổ sung chi tiết gì để hoàn thiện tranh?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu

HS hoàn thiện SPMT từ vật liệu tự nhiên hoặc vật liệu nhân tạo với chủ đề Cuộc sống quanh em (HS hoàn thành bước 3 và bước 4)

– gV quan sát HS thực hành, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của nhóm mình.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện và nguyên lí tạo hình trong sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về SPMT của nhóm mình và nhóm bạn.

+ Đặc điểm của vật liệu tự nhiên và ý tưởng thực hiện sản phẩm.

+ giới thiệu tính ứng dụng của sản phẩm.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS trình bày theo hướng dẫn của gV.

Nhiệm vụ: gV tạo cơ hội cho HS làm hoa giấy.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem video cách làm hoa, lá đơn giản từ giấy màu

– HS quan sát và trả lời câu hỏi.

Video cách làm hoa, lá đơn giản từ giấy màu

+ Em hãy nói lại các bước làm hoa giấy trong video vừa xem.

+ Em có thể làm được hoa gì, màu gì?

– gV giúp đỡ HS trải nghiệm làm hoa, lá đơn giản từ giấy màu.

– nhóm làm hoa, nhóm làm lá, sau đó gộp lại thành bó hoa, lọ hoa.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Vòng quanh thế giới

– Quan sát, nhận biết được đặc điểm của vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, vật liệu tái chế trong cuộc sống và SPMT.

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo

– Sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo hình SPMT.

– Biết trưng bày, nhận xét, nêu cảm nhận vẻ đẹp của SPMT Chia sẻ được kinh nghiệm cá nhân trong thực hành sản phẩm biết thảo luận và đánh giá những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm.

– Nhận biết được vật liệu tái sử dụng trong SPMT.

– Biết lựa chọn và phối hợp các vật liệu tái sử dụng phù hợp trong sáng tạo SPMT.

– Chia sẻ những điều học được trong trưng bày, thảo luận và đánh giá sản phẩm.

– Vận dụng được kiến thức đã học tìm hiểu nghệ thuật thế giới.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát những SPMT và nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ và công dụng của sản phẩm.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS thực hiện được SPMT về đề tài vòng quanh thế giới.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết chia sẻ cảm nhận về chất liệu Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Một số tranh ảnh về đề tài vòng quanh thế giới.

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu, máy chiếu,…

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Đi tìm dấu vết kì quan

– gV chia lớp thành 2 đội, thi đố vui: Tìm vị trí các kì quan, danh lam thắng cảnh thế giới.

– gV hướng dẫn luật chơi cho HS: có 2 tấm bản đồ thế giới treo trên bảng Đội 1 sử dụng nam xanh, đội

2 sử dụng nam châm đỏ gV chiếu hoặc đưa ra các bức ảnh chụp các kì quan, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới, các đội hội ý nhanh và lên gắn nam châm đội mình lên bản đồ vị trí của kì quan đó Đội gắn đúng vị trí nhiều nhất là đội thắng cuộc.

+ Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc.

– HS tham gia chơi trò chơi.

Video hình ảnh hoặc các bức ảnh chụp các kì quan, danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới Âm nhạc để tạo không khí cho trò chơi hấp dẫn.

+ Kim tự tháp ở Ai cập.

+ Tượng nữ thần Tự Do ở Hoa Kỳ.

+ Vịnh Hạ Long ở Việt nam.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 4: Vòng quanh thế giới (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát tranh, ảnh trong SgK trang 18, 19 và chỉ ra đặc điểm vật liệu, tác dụng của sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm vật liệu, tác dụng của sản phẩm.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm hiểu, khám phá.

+ SPMT tái hiện những công trình gì?

+ SPMT sử dụng chất liệu, vật liệu gì?

+ những chất liệu, vật liệu trong

SPMT có thể tìm kiếm được ở đâu? gV chốt ý.

Sử dụng vật liệu tái chế trong thiết kế SPMT là một chiến lược sáng tạo giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Quá trình này liên quan đến việc biến những vật liệu cũ, không còn sử dụng thành các sản phẩm mới, có chức năng, góp phần vào nền kinh tế tuần hoàn Bằng cách khai thác tiềm năng của các vật liệu bỏ đi, chúng ta có thể giảm đáng kể lượng chất thải được đưa vào bãi chôn lấp và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

– HS quan sát một số SPMT.

– HS thảo luận nhóm trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện một SPMT 3D về đề tài cuộc sống quanh em.

– HS thực hiện được một SPMT từ vật liệu tái sử dụng.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SgK trang 20, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bìa, màu, bút lông, kéo, băng dính hai mặt, hồ/ keo dán, keo sữa,…

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình.

Bước 2: cắt theo hình đã phác và ghép các bộ phận theo ý tưởng.

Bước 3: Trang trí sản phẩm.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn nội dung gì để thể hiện?

+ nhóm em sẽ chọn vật liệu, chất liệu gì?

+ Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện tạo một sản phẩm 3D từ vật liệu tái sử dụng (HS chỉ cần hoàn thành bước 1 và bước 2) – gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của nhóm mình.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng lựa chọn vật liệu tái sử dụng trong bài thực hành chia sẻ về việc lựa chọn vật liệu phù hợp trong thực hành sáng tạo và tính ứng dụng của sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về SPMT của nhóm mình và nhóm bạn.

+ nhóm em đang thực hiện sản phẩm gì?

+ Em sử dụng chất liệu, vật liệu để tạo ra SPMT?

+ SPMT này ứng dụng như thế nào vào đời sống?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS trình bày theo hướng dẫn của gV.

Tìm hiểu các tác phẩm mĩ thuật từ vật liệu tái sử dụng.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS quan sát hình ảnh trong SgK trang 21.

– gV có thể sưu tầm hình ảnh sản phẩm, tác phẩm từ vật liệu tái sử dụng để HS quan sát và tìm hiểu.

+ Em thấy gì trong hình ảnh được quan sát?

+ các SPMT trong ảnh được làm từ vật liệu gì?

+ Vật liệu tái sử dụng có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường sống?

+ nêu cảm nhận của em về tác phẩm mĩ thuật Cá của tác giả

Hideaki Shibata (Đan Mạch, 2019) và tác phẩm Cá voi của Studio KcA

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Phân loại rác

– gV chia lớp thành 2 đội, mỗi HS sẽ được phát ngẫu nhiên 1 thẻ ảnh có hình 1 chất liệu rác thải.

– nhạc nổi lên, lần lược các HS 2 đội sẽ bỏ thẻ ảnh được phát vào 3 thùng: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế Hết nhạc, gV cùng HS kiểm tra kết quả, đội nào phân loại rác đúng nhất và nhanh nhất đội đó thắng cuộc.

– HS tham gia chơi trò chơi.

Thẻ ảnh rác thải để HS tham gia trò chơi, âm nhạc để tạo không khí cho trò chơi hấp dẫn.

– gV hỏi HS về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải và tận dụng rác tái chế để thực hiện được những sản phẩm có ích góp phần bảo vệ môi trường sống của hành tinh địa cầu chúng ta.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 4: Vòng quanh thế giới (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát video về các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới thông qua các SPMT tái chế và chỉ ra đặc điểm vật liệu, tác dụng của sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm vật liệu, tác dụng của sản phẩm.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm hiểu, khám phá.

+ những chất liệu, vật liệu trong SPMT có thể tìm được ở đâu?

+ Sử dụng những chất liệu, vật liệu đó giúp ích gì cho môi trường sống?

– HS quan sát một số SPMT.

– HS thảo luận nhóm trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV cho HS nhắc lại các bước thực hiện một SPMT 3D về đề tài cuộc sống quanh em.

– HS hoàn thiện một SPMT từ vật liệu tái sử dụng.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SgK trang 20, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình.

Bước 2: cắt theo hình đã phác và ghép các bộ phận theo ý tưởng.

Bước 3: Trang trí sản phẩm.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bìa, màu, bút lông, kéo, băng dính hai mặt, hồ/ keo dán, keo sữa,…

+ Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì?

+ Em sẽ làm gì để hoàn thiện SPMT?

+ SPMT sẽ được ứng dụng như thể nào vào cuộc sống?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS hoàn thiện sản phẩm 3D từ vật liệu tái sử dụng (HS hoàn thành bước 3 và bước 4)

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của nhóm mình.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng lựa chọn vật liệu tái sử dụng trong bài thực hành chia sẻ về việc lựa chọn vật liệu phù hợp trong thực hành sáng tạo và tính ứng dụng của sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về SPMT của nhóm mình và nhóm bạn.

+ nhóm em đang thực hiện sản phẩm gì?

+ nêu cảm nhận của em về SPMT.

+ SPMT này ứng dụng như thế nào vào đời sống?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS trình bày theo hướng dẫn của gV.

Nhiệm vụ: cho HS trải nghiệm, làm ống đựng bút từ vật liệu tái sử dụng.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV chiếu cách làm ống đựng bút từ lõi cuộn giấy vệ sinh.

+ nhóm em sẽ tạo hình gì để trang trí?

+ nhóm em sẽ vẽ màu như thế nào?

+ Em sẽ để ống đựng bút này ở đâu?

+ nêu cảm nhận của em về SPMT ứng dụng mà em với nhóm vừa thực hiện.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Lễ hội hoa

– Biết quan sát các hình ảnh, hoạt động thường gặp trong lễ hội và cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị văn hoá, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc Lựa chọn được hình ảnh ấn tượng, điển hình nhất đưa vào thể hiện sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành chủ đề Lễ hội cụ thể là lễ hội hoa và thiết kế được trang phục lễ hội với chất liệu tự chọn.

– Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của bức tranh, trang phục và nêu được những công dụng của SPMT trong đời sống hằng ngày, đưa ra hướng phát triển mở rộng thêm cho SPMT bằng nhiều chất liệu khác Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc.

– Nhận biết được yếu tố màu sắc, đường nét ở SPMT.

– Vận dụng được yếu tố chính – phụ trong thực hành sáng tạo.

– Phân tích, nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.

– Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như giấy vẽ, bút chì, màu vẽ,… trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát hình ảnh một số lễ hội và nêu những hoạt động thường diễn ra trong lễ hội.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vận dụng hình thức vẽ, xé dán hoặc đắp nổi thể hiện một SPMT chủ đề Lễ hội hoa.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, chia sẻ cảm nhận về hình thức, màu sắc, bố cục, yếu tố chính – phụ, chất liệu trong SPMT.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Tranh, ảnh về lễ hội hoa, tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Giấy vẽ, bút chì, tẩy/ gôm, màu vẽ,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Nhìn hình đoán chữ

– gV trình chiếu một số hình ảnh về các loại hoa gV cho HS nói tên loại hoa trên màn hình HS nói đúng sẽ được một món quà.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 5: Lễ hội hoa (Tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về một số lễ hội trang 23 trong SgK.

– HS tham gia chơi theo nhóm theo gợi ý của gV.

– PowerPoint về các loại hoa. – Tranh vẽ một số lễ hội.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS tìm ra những nét đặc trưng của từng lễ hội trong

+ Đây là lễ hội gì?

+ nêu những hoạt động thường diễn ra trong lễ hội.

+ Hình ảnh nào là chính?

+ Hình ảnh nào là phụ?

HS cần biết: Hình ảnh trong lễ hội phải thể hiện sự đa dạng, phong phú tạo nét đặc trưng riêng cho từng lễ hội.

– HS quan sát một số tranh về lễ hội.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện SPMT về đề tài lễ hội hoa.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 24 SgK, gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách thực hiện một SPMT về lễ hội hoa.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn lễ hội nào?

+ có những hình ảnh nào trong tranh?

+ Hình ảnh nào là chính?

+ Hình ảnh nào là phụ?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện (Bước 1, bước 2).

– giấy vẽ, bút chì, tẩy/ gôm,…

+ nhóm em sẽ sắp xếp các hình ảnh chính, phụ ở các vị trí nào trong tranh?

+ Đường nét thể hiện trong tranh là gì?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS sử dụng hình thức vẽ, xé dán hoặc đắp nổi thể hiện một SPMT chủ đề

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ SPMT về hình thức, bố cục, yếu tố chính – phụ trong SPMT.

+ nội dung của lễ hội là gì?

+ có những hình ảnh nào được thể hiện?

+ yếu tố chính – phụ trong SPMT.

+ Bố cục được sắp xếp có hợp lí không?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về tranh Lễ hội Chùa Hương của hoạ sĩ Trần Hữu chất.

Tranh Lễ hội Chùa Hương của hoạ sĩ Trần Hữu chất.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS gợi nhớ một số hình ảnh trong lễ hội.

+ Em hãy kể tên một số lễ hội mà em biết?

+ Trong lễ hội có những hình ảnh gì?

+ Hoạt động của lễ hội như thế nào?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước để thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn

– gV chia lớp thành các nhóm nhỏ, chuẩn bị sẳn hình các loại hoa gV yêu cầu mỗi nhóm trong 2 phút tô màu vào hình hoa và vẽ thêm chi tiết nhóm nào thực hiện nhanh và hoàn chỉnh sẽ chiến thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 5: Lễ hội hoa (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT trang 23 trong SgK về màu sắc, chất liệu và yếu tố chính – phụ trong SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS tìm ra những nét đặc trưng về màu sắc, chất liệu và yếu tố chính – phụ trong SPMT

– HS tham gia chơi theo nhóm theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số SPMT về màu và chất liệu.

– Hình các loại hoa, màu, bút lông,…

– Tranh về lễ hội hoa.

+ gam màu chủ đạo của SPMT là gì?

+ Kể tên những màu sắc có trong SPMT.

+ Màu sắc chính – phụ thể hiện như thế nào?

+ SPMT được thể hiện bằng chất liệu gì?

HS cần biết: Màu sắc trong lễ hội thường rực rỡ, tươi sáng và tạo được nét đặc sắc riêng cho từng vùng miền.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện SPMT về đề tài lễ hội hoa.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 24 SgK, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT về màu sắc, chất liệu và cách thể hiện.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em sử dụng gam màu gì để thể hiện vào SPMT?

+ SPMT được thể hiện bằng chất liệu nào?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– giấy vẽ, bút chì, màu vẽ,…

+ nhóm chính – phụ sử dụng màu như thế nào?

+ Màu đậm nhạt được sử dụng ở vị trí nào trong SPMT?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS sử dụng hình thức vẽ, xé dán hoặc đắp nổi thể hiện một SPMT chủ đề

Lễ hội hoa (HS thực hành tiếp theo tiết 1).

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ SPMT về cách thể hiện màu sắc và các chất liệu khác nhau để thể hiện sản phẩm.

+ Em ấn tượng với SPMT nào?

+ Hình ảnh trong SPMT là gì?

+ cách sắp xếp vị trí hình trong

+ gam màu chủ đạo của SPMT.

+ chất liệu thực hiện sản phẩm.

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Nhiệm vụ: Ứng dụng hình ảnh lễ hội để trang trí một đồ vật (túi sách, lọ hoa,…) mà em yêu thích.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ những đặc điểm về hình và màu sắc của lễ hội hoa trên một số đồ vật (túi sách, lọ hoa,…).

+ nội dung của lễ hội là gì?

+ Hình ảnh được trang trí ở vị trí nào trên đồ vật (túi sách, lọ hoa,…)?

+ gam màu chủ đạo là gì?

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gV.

Sản phẩm túi sách, lọ hoa,…

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Trang phục lễ hội

– Biết quan sát các hình ảnh, hoạt động thường gặp trong lễ hội và cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị văn hoá, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc Lựa chọn được hình ảnh ấn tượng, điển hình nhất đưa vào thể hiện sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành chủ đề Lễ hội cụ thể là lễ hội hoa và thiết kế được trang phục lễ hội với chất liệu tự chọn.

– Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của bức tranh, trang phục và nêu được những công dụng của SPMT trong đời sống hằng ngày, đưa ra hướng phát triển mở rộng thêm cho SPMT bằng nhiều chất liệu khác Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc.

– Xác định được nội dung, màu sắc và hình thức trang trí trang phục lễ hội.

– Biết lựa chọn, phối hợp được các vật liệu khác nhau để tạo SPMT.

– Nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.

– Có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hoá trong lễ hội.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như giấy vẽ, bút chì, màu vẽ,… trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các hình ảnh về hoạt động diễn ra trong lễ hội và thảo luận theo nội dung.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS thực hiện vẽ trang trí một trang phục lễ hội mà em thích.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận xét về hình dáng, màu sắc, chất liệu, cách tạo hình trong sản phẩm.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Tranh, ảnh về trang phục lễ hội, tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Giấy vẽ, bút chì, tẩy/ gôm, màu vẽ,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: gV cho HS nêu tên các lễ hội mà em biết.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 6: Trang phục lễ hội (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về một số trang phục lễ hội trang 27 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS tìm ra những nét đặc trưng của từng trang phục lễ hội trong SPMT

+ Đây là trang phục của lễ hội nào?

+ nhận xét về kiểu dáng của trang phục.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số trang phục lễ hội.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Trang phục một số lễ hội.– SgK.

+ Trang phục sử dụng hoạ tiết gì?

+ những hoạ tiết đó được đặt ở vị trí nào trên trang phục?

HS cần biết: Trang phục lễ hội của các dân tộc ở Việt nam rất đa dạng về kiểu dáng, hoạ tiết và màu sắc Mỗi bộ trang phục là một nét đẹp riêng phản ánh văn hoá đặc trưng của từng dân tộc.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện vẽ trang phục lễ hội.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28 SgK, gV nêu câu hỏi,

HS thảo luận để biết cách thực hiện một SPMT về trang phục lễ hội.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát trang phục.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết trang phục.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn trang phục của lễ hội nào?

+ chọn trang phục nam hay nữ?

+ Trang phục có kiểu dáng ra sao?

+ Sử dụng hoạ tiết gì?

+ Hoạ tiết được đặt ở vị trí nào trên trang phục?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện vẽ trang trí một trang phục lễ hội mà em yêu thích.

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– giấy vẽ, bút chì, tẩy/ gôm,…

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS nhận xét về hình dáng, cách tạo hình trong SPMT của bạn hoặc nhóm bạn.

+ Trang phục này dành cho lễ hội nào?

+ nhận xét về kiểu dáng của trang phục.

+ Trang phục có thêm mũ hoặc khăn choàng hay không?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Nhiệm vụ: gV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về trang phục phụ nữ dân tộc Thái.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ những đặc điểm về kiểu dáng trang phục.

+ nhận xét về kiểu dáng trang phục của dân tộc Thái?

+ Trang phục dân tộc Thái đơn giản hay phức tạp?

+ ngoài trang phục mặc trên người thì trên đầu còn đội thêm gì nữa?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Trang phục phụ nữ dân tộc Thái.

Củng cố: nhắc lại bước để thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn

– gV chia lớp thành các nhóm nhỏ gV yêu cầu mỗi nhóm trong vòng

2 phút ghi tên trang phục lễ hội mà em biết lên bảng phụ nhóm nào thực hiện nhanh, viết nhiều tên trang phục lễ hội nhất sẽ chiến thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 6: Trang phục lễ hội (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT trang 27 trong SgK về màu sắc, chất liệu của trang phục.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS tìm ra những nét đặc trưng về màu sắc, chất liệu của trang phục lễ hội.

+ gam màu chủ đạo của trang phục là gam màu gì?

+ Trang phục gồm có mấy màu?

+ Màu nào chiếm nhiều nhất trong trang phục?

+ Màu sắc của hoạ tiết như thế nào?

+ SPMT được thể hiện bằng chất liệu gì?

HS cần biết: Trang phục lễ hội của các dân tộc ở Việt nam rất đa dạng về kiểu dáng, hoạ tiết và màu sắc Mỗi bộ trang phục là một nét đẹp riêng phản ánh văn hoá đặc trưng của từng dân tộc.

– HS tham gia chơi theo nhóm theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số SPMT về màu và chất liệu.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Bảng phụ. – Hình về trang phục lễ hội các dân tộc.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện vẽ trang phục lễ hội.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28 SgK, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT về màu sắc, chất liệu và cách thể hiện.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát trang phục.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết trang phục.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em sử dụng gam màu gì để thể hiện vào trang phục lễ hội?

+ Trang phục nhóm em chọn có nhiều màu sắc không?

+ nhóm em thể hiện trang phục bằng chất liệu nào?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện vẽ trang trí một trang phục lễ hội mà em yêu thích (HS thực hành tiếp theo tiết 1).

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– giấy vẽ, bút chì, màu vẽ,…

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS giới thiệu và trình bày ý tưởng thể hiện của em hoặc nhóm em.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

+ Em ấn tượng với trang phục lễ hội nào?

+ Kiểu dáng trang phục có phù hợp với lễ hội không?

+ chất liệu thực hiện sản phẩm?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

Tìm hiểu trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Việt nam.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ những đặc điểm về hình và màu sắc trang phục lễ hội của một số dân tộc ở Việt nam.

+ Đây là trang phục của lễ hội nào?

+ nhận xét điểm khác nhau của các trang phục lễ hội?

+ gam màu chủ đạo của trang phục là gì?

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gV.

Trang phục lễ hội một số dân tộc ở Việt nam.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

cùng nhau đạp xe

– Biết quan sát những mẫu xe đạp và nêu đặc điểm, công năng, cách thức tạo dáng xe đạp khác nhau Nhận biết được các yếu tố tạo hình trên sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo xe đạp 3D bằng phương pháp mô phỏng Sử dụng các yếu tố tạo hình: nét, mảng, hình khối, màu sắc thể hiện sản phẩm.

– Biết trưng bày, thảo luận và chia sẻ SPMT của cá nhân và nhóm

– Nêu được cách thức phát triển, làm đẹp SPMT bằng nhiều chất liệu Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm

– Nhận biết được đặc điểm tạo hình của xe đạp.

– Sử dụng được các yếu tố tạo hình để thực hành và mô phỏng SPMT.

– Chia sẻ điều học được qua trưng bày, thảo luận và đánh giá sản phẩm.

– Có ý thức rèn luyện thể thao để tăng cường sức khỏe.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như giấy bìa, kéo, hồ/ keo dán, màu vẽ, bút,… trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát hình ảnh, nêu đặc điểm hoạt động và tạo hình của xe đạp.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo một sản phẩm xe đạp 3D từ vật liệu sẵn có.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chia sẻ quá trình lựa chọn, phối hợp vật liệu trong thực hành sáng tạo.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Hình minh hoạ mô hình xe đạp, tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Giấy bìa, kéo, hồ dán, màu vẽ, bút,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

– gV cho HS xem video bài hát Đi xe đạp và gợi ý cho HS. trong video bài hát có phương tiện gì HS nào trả lời nhanh và chính xác thì sẽ được quà.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 7: cùng nhau đạp xe (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về mô hình xe đạp trang 31 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS tìm ra những đặc điểm tạo hình của xe đạp.

– HS xem video và trả lời theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số mô hình xe đạp.

– Video bài hát. – Mô hình xe đạp.

+ Em hãy chỉ ra xe đạp nào dùng cho thể thao, xe đạp nào dùng cho đường phố?

+ Diễn tả hình dáng của xe đạp?

+ Xe đạp gồm có những bộ phận nào?

+ những bộ phận đó gắn ở vị trí nào trên xe đạp?

+ Tính năng của xe đạp dùng để làm gì?

HS cần biết: Xe đạp xuất hiện ở châu Âu từ khoảng thế kỉ XViii – XiX và trở thành phương tiện giao thông phổ biến trên thế giới Ở Việt nam, hình dáng, cấu tạo, tính năng của xe đạp theo thời gian đã được cải tiến và thay đổi phù hợp với từng vùng miền và nhu cầu sử dụng.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo gợi ý các bước sáng tạo sản phẩm xe đạp 3D.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 32 SgK, gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách thực hiện một mô hình xe đạp.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Phác ý tưởng và cắt các bộ phận.

Bước 2: ghép từng phần theo ý tưởng.

Bước 3: Trang trí bằng màu.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– giấy bìa, kéo, hồ/ keo dán, màu vẽ, bút,…

+ nhóm em chọn loại xe đạp nào để làm mô hình?

+ Em hãy diễn tả kiểu dáng xe đạp mà nhóm chuẩn bị thực hiện?

+ Bộ phận nào của xe đạp được ghép trước?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS sử dụng vật liệu sẵn có sáng tạo một sản phẩm xe đạp 3D.

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ quá trình lựa chọn, phối hợp vật liệu trong thực hành sáng tạo sản phẩm 3D.

+ Vật liệu chính để tạo mô hình xe đạp?

+ nhóm em có phối hợp với vật liệu nào khác không?

+ các bộ phận của xe đạp có gắn đúng vị trí không?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Nhiệm vụ: gV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về các loại xe đạp phổ biến hiện nay.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ những đặc điểm về cấu tạo của các loại xe đạp.

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Hình ảnh các loại xe đạp.

+ Đây là loại xe đạp gì?

+ nhận xét sự khác nhau về cấu tạo của mỗi loại xe đạp?

+ Em hãy trình bày tính năng của mỗi loại xe đạp?

Củng cố: nhắc lại các bước để thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn gV chia lớp thành các nhóm nhỏ gV cho mỗi nhóm ghép hình xe đạp nhóm nào thực hiện nhanh và hoàn chỉnh sẽ chiến thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 7: cùng nhau đạp xe (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức mô hình xe đạp trang 31 trong SgK về màu sắc.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS lựa chọn màu sắc phù hợp cho mô hình xe đạp.

+ gam màu chủ đạo của mô hình xe đạp?

+ Kể tên những màu sắc có trên mô hình xe đạp?

+ Màu sắc nào chiếm nhiều nhất?

HS cần biết: Màu sắc của xe đạp cần phối hợp hài hoà.

– HS tham gia chơi theo nhóm theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số SPMT về màu.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo gợi ý các bước sáng tạo sản phẩm xe đạp 3D.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 32 SgK, thảo luận để biết cách phối hợp màu sắc cho mô hình xe đạp.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Phác ý tưởng và cắt các bộ phận.

Bước 2: ghép từng phần theo ý tưởng.

Bước 3: Trang trí bằng màu.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em sử dụng gam màu gì để thể hiện vào SPMT?

+ Màu nào chiếm nhiều nhất?

+ Em hãy trình bày màu sắc của từng bộ phận?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS sử dụng vật liệu sẵn có sáng tạo một sản phẩm xe đạp 3D (HS thực hành tiếp theo tiết 1)

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Mô hình xe, màu, cọ vẽ,…

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ quá trình lựa chọn, phối hợp vật liệu trong thực hành sáng tạo sản phẩm 3D.

+ Em ấn tượng với mô hình xe đạp nào?

+ Sản phẩm được mô phỏng từ loại xe đạp nào trong thực tế?

+ các bộ phận có đúng với kiểu dáng xe trong thực tế không?

+ gam màu chủ đạo của mô hình xe đạp?

+ chất liệu thực hiện SPMT 3D?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tìm hiểu tác phẩm của nhà điêu khắc gác-bơ Mai-ha-li.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu về tiểu sử và tác phẩm điêu khắc

Những người đi xe đạp của nhà điêu khắc gác-bơ Mai-ha-li.

+ ông sinh vào năm nào?

+ ông đã từng tốt nghiệp ở trường nào?

+ Tác phẩm điêu khắc về hình ảnh gì?

+ Đây là loại xe đạp dành cho trẻ em hay người lớn?

+ Đây có phải là loại hình xe đạp thể thao không?

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gV.

Tác phẩm điêu khắc Những người đi xe đạp của nhà điêu khắc gác-bơ Mai-ha-li.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Em là nhà vô địch

– Biết quan sát những mẫu xe đạp và nêu đặc điểm, công năng, cách thức tạo dáng xe đạp khác nhau Nhận biết được các yếu tố tạo hình trên sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo xe đạp 3D bằng phương pháp mô phỏng Sử dụng các yếu tố tạo hình: nét, mảng, hình khối, màu sắc thể hiện sản phẩm.

– Biết trưng bày, thảo luận và chia sẻ SPMT của cá nhân và nhóm

– Nêu được cách thức phát triển, làm đẹp SPMT bằng nhiều chất liệu Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm

– Nhận biết được các hoạt động thể thao trong cuộc sống và trong SPMT.

– Vận dụng được một số nguyên lí tạo hình như: tương phản, lặp lại, nhịp điệu,… trong thực hành sáng tạo sản phẩm.

– Thảo luận, đánh giá và chia sẻ được SPMT trong hoạt động trưng bày.

– Nâng cao tinh thần thể thao thông qua thực hành sáng tạo SPMT.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như giấy, màu vẽ, bút,… trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

Mục tiêu của ba nhóm nội dung liên quan đến SPMT là: Nhóm NLĐT 1 giúp học sinh quan sát, nhận biết và cảm thụ vẻ đẹp của các hoạt động thể thao qua hình ảnh; Nhóm NLĐT 2 hướng đến việc rèn luyện khả năng sáng tạo, tưởng tượng và ứng dụng thẩm mỹ vào thực tiễn thông qua việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến thể thao; Nhóm NLĐT 3 tập trung vào việc phân tích, đánh giá và chia sẻ các ý tưởng thực hiện SPMT, góp phần phát triển tư duy thẩm mỹ và nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Hình minh hoạ các hoạt động thể thao, tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: gV cho HS xem một số hình trang phục thể thao và cho HS nhận biết trang phục dành cho bộ môn thể thao nào HS trả lời đúng thì sẽ được một món quà.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 8: Em là nhà vô địch (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát hình ảnh về các hoạt động thể thao trang 35 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS nhận biết những đặc điểm hình dáng các nhân vật khi hoạt động thể thao.

+ Đây là loại hình thể thao nào?

+ Trang phục như thế nào?

– HS xem hình minh hoạ và trả lời theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số hoạt động thể thao.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Hình trang phục thể thao. – Tranh minh hoạ hoạt động thể thao.

+ Diễn tả tư thế của các nhân vật trong hoạt động thể thao như thế nào?

+ Trong tranh có những hình ảnh nào?

+ Trong tranh có bao nhiêu nhân vật?

HS cần biết: Hoạt động thể thao là hình thức rèn luyện thân thể để tăng cường sức khoẻ, tham gia thi đấu hoặc giải trí,… các môn thể thao còn giúp chúng ta rèn luyện ý thức kỉ luật, yêu cái đẹp và thêm yêu cuộc sống.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện một bài vẽ về hoạt động thể thao.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 36 SgK, gV nêu câu hỏi,

HS thảo luận để biết cách thực hiện một bài vẽ về hoạt động thể thao.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn hoạt động thể thao nào?

+ có bao nhiêu nhân vật trong tranh?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

+ Tư thế của các nhân vật ra sao?

+ cho biết không gian của bức tranh được thể hiện ở đâu?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS sáng tạo một bài vẽ về hoạt động thể thao ở trường học hoặc nơi em ở (HS thực hiện bước 1, bước 2)

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trình bày và chia sẻ ý tưởng thực hiện SPMT.

+ Tranh vẽ hoạt động thể thao nào?

+ Trang phục có phù hợp không?

+ Tư thế của các nhân vật như thế nào?

+ Không gian có phù hợp với bộ môn thể thao không?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về bộ môn thể thao bóng đá.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem video về thế vận hội ô-lim-pích trong vòng 3 phút.

+ Kể tên những bộ môn thể thao có trong thế vận hội ô-lim-pích?

+ Em hãy diễn tả cảm nhận của em về thế vận hội ô-lim-pích.

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Video về một trận bóng đá.

Củng cố: nhắc lại các bước để thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn gV chia lớp thành các nhóm nhỏ gV cho mỗi nhóm tô màu vào trang phục thể thao nhóm nào thực hiện nhanh và hoàn chỉnh sẽ chiến thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 8: Em là nhà vô địch (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát hình ảnh về các hoạt động thể thao trang 35 trong SgK nhận biết cách sử dụng màu sắc.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS lựa chọn màu sắc phù hợp cho bức tranh.

+ gam màu chủ đạo của bức tranh là gì?

+ Kể tên những màu sắc có trong tranh.

+ Diễn tả màu sắc của trang phục thể thao.

+ Màu đậm nhạt được thể hiện ở những chi tiết nào trong tranh?

HS cần biết: Màu sắc trong tranh cần phối hợp hài hoà.

– HS tham gia trò chơi theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số SPMT về màu.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Hình trang phục thể thao.– Tranh minh hoạ về hoạt động thể thao.– SgK.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện một bài vẽ về hoạt động thể thao.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 36 SgK, thảo luận để biết cách phối hợp màu sắc cho SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em sử dụng gam màu gì để thể hiện vào SPMT?

+ Em tô màu vào nhóm chính trước hay nhóm phụ trước?

+ Em thể hiện màu đậm nhạt ở những chi tiết nào trong tranh?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS sáng tạo một bài vẽ về hoạt động thể thao ở trường học hoặc nơi em ở (HS thực hành tiếp theo tiết 1)

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– giấy vẽ, bút chì, tẩy/ gôm, màu vẽ,…

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trình bày và chia sẻ ý tưởng thực hiện SPMT.

+ Em ấn tượng với SPMT nào?

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

+ Trong tranh sử dụng nguyên lí nào để thể hiện hoạt động thể thao?

+ Màu sắc của trang phục có phù hợp với hoạt động thể thao không?

+ gam màu chủ đạo trong SPMT là gì?

+ Màu sắc đậm nhạt được thể hiện như thế nào?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

HS tìm hiểu tác phẩm của nhà điêu khắc gác-bơ Mai-ha-li.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu tác phẩm điêu khắc Hy Lạp về thể thao.

+ Tác phẩm này có tên gọi là gì?

+ cho biết tên tác giả của tác phẩm điêu khắc?

+ Tác phẩm được điêu khắc bằng chất liệu gì?

+ Diễn tả hình ảnh được điêu khắc?

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gV.

Tác phẩm điêu khắc Lực sĩ ném đĩa Myron.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

TRƯNG BÀY CUỐi HỌC KÌ i

– Biết lựa chọn SPMT tiêu biểu trong các bài học.

– Chia sẻ được nội dung chủ đề và đặc trưng tạo hình trong từng SPMT.

– Biết đánh giá được năng lực mĩ thuật của bản thân qua từng bài học.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu thông dụng như giấy, màu vẽ, bút chì,… trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết lựa chọn SPMT tiêu biểu trong các bài học. – NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Chia sẻ được nội dung chủ đề và đặc trưng tạo hình trong từng SPMT.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Bước đầu tự đánh giá được năng lực mĩ thuật của bản thân qua từng bài học.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Băng keo/ băng dính, kéo,…

– Băng keo/ băng dính, kéo,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Trưng bày các SPMT tiêu biểu theo chủ đề/ bài học.

– chọn SPMT yêu thích (số lượng căn cứ vào vị trí trưng bày).

– Lựa chọn vị trí trưng bày.

– Sắp xếp theo nội dung chủ đề/ bài học.

HS thực hiện theo hướng dẫn gV.

Luyện tập và sáng tạo

Thảo luận và chia sẻ về nội dung và mục tiêu bài học đã đề ra. câu hỏi gợi ý:

+ Vật liệu thực hiện sản phẩm?

+ Trình bày về cách tạo hình và cách thức trang trí sản phẩm?

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ, nét, màu sắc đã hài hoà và tạo được nhịp điệu, không gian cho SPMT chưa?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Phân tích và đánh giá

Tự đánh giá được năng lực mĩ thuật của bản thân qua từng bài học.

– gV hướng dẫn cho HS tự đánh giá bài vẽ của mình và của bạn.

+ SPMT được xếp loại gì?

+ nhận xét ưu điểm và hạn chế của SPMT?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Phát triển kĩ năng trình bày nhận thức về mĩ thuật. gV hướng dẫn HS kĩ năng trình bày SPMT về:

+ Hình thức thực hiện SPMT.

+ yếu tố tạo hình SPMT.

HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của gV.

EM LÀ NHÀ SÁNG TẠO

Chủ đề 5 ĐÔi BÀN TAY KHÉO LÉO BÀi 3

Nắm bắt được sự khác biệt giữa tượng và phù điêu là điều cần thiết để hiểu vai trò của chúng trong sáng tạo nghệ thuật Ngoài ra, việc hiểu rõ đặc tính của các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chế tác sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo về tượng hoặc phù điêu đồng thời sáng tạo một vật dụng thủ công yêu thích.

– Tạo được các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường.

– Biết trưng bày và nhận xét SPMT Trình bày được những cảm nhận về màu sắc, chất liệu, kĩ thuật trong sáng tạo sản phẩm.

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm cá nhân và nhóm Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp của SPMT.

– Nhận biết được tượng và phù điêu trong SPMT dạng 3D.

– Vận dụng được một số kĩ thuật nặn, đắp, khắc,… để thực hiện SPMT.

– Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp của SPMT.

– Biết mô tả, giới thiệu, chia sẻ cách thực hiện SPMT với các bạn.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như đất nặn, nắp hộp,… trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các SPMT để nhận biết cách thức và chất liệu tạo ra các sản phẩm.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình một SPMT 3D tượng tròn hoặc phù điêu từ vật liệu tự chọn.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Trình bày cách thực hiện SPMT của em hoặc nhóm em.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Sản phẩm tượng tròn, phù điêu, tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: gV cho HS xem video về cách chạm khắc phù điêu và gợi ý cho HS trình bày về cách chạm khắc mà các em vừa xem

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 9: Đôi bàn tay khéo léo (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về tượng tròn và phù điêu trang 41 trong SgK.

– HS xem video và trả lời theo gợi ý của gV.

– Video về cách chạm khắc phù điêu.

– Sản phẩm tượng tròn, phù điêu.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS nhận biết sự khác nhau trong cách thể hiện sản phẩm.

+ Em hãy cho biết sản phẩm nào là tượng tròn, sản phẩm nào là phù điêu?

+ Em hãy so sánh sự khác nhau của tượng tròn và phù điêu?

+ Bức phù điêu có hình ảnh gì?

+ Tượng tròn khắc hình gì?

+ Hình ảnh chính đặt ở vị trí nào?

+ Diễn tả cách thức để khắc tượng tròn và phù điêu?

+ chất liệu để khắc tượng tròn và phù điêu?

+ Màu sắc của hình ảnh chính như thế nào?

HS cần biết: Điêu khắc (tượng tròn, phù điêu) là phương pháp tao hình 3D trong không gian.

– HS quan sát tượng tròn và phù điêu.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước tạo sản phẩm phù điêu đơn giản.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 42 trong SgK, gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách tạo SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và tạo nền sản phẩm.

Bước 2: Tạo hình nhân vật.

Bước 3: Bổ sung chi tiết.

Bước 4: Hoàn thành sản phẩm.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

+ nhóm em chọn điêu khắc tượng tròn hay phù điêu?

+ nhóm em chọn hình ảnh nào để tạo sản phẩm phù điêu?

+ nền sản phẩm ở dạng hình tròn hay hình vuông?

+ có bao nhiêu hình ảnh trong bức phù điêu?

+ Em sẽ sắp xếp hình ảnh ở vị trí nào trên phù điêu?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS tạo hình một SPMT 3D (tượng tròn hoặc phù điêu) từ vật liệu tự chọn.

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trình bày cách thực hiện SPMT của em hoặc nhóm em.

+ Hình ảnh có trên bức phù điêu là gì?

+ Hình nào chính? Hình nào phụ?

+ cách tạo hình nhân vật đã hoàn chỉnh chưa?

+ Màu sắc như thế nào?

+ có cần điều chỉnh gì trên bức phù điêu không?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Nhiệm vụ: gV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu các tác phẩm của nhà điêu khắc nguyễn Thị Kim.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ tác phẩm điêu khắc trong SgK trang 43.

+ cho biết tên của hai tác phẩm điêu khắc?

+ Được sáng tác vào năm nào?

+ Em hãy diễn tả hình ảnh trên bức điêu khắc?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Tác phẩm điêu khắc Chân dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hạnh phúc.

Củng cố : nhắc lại bước để thực hiện một SPMT.

Dặn dò : giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh hơn gV chia lớp thành các nhóm nhỏ

Mỗi nhóm sẽ nặn một con vật mà nhóm yêu thích nhóm nào thực hiện nhanh và hoàn chỉnh sẽ chiến thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 9: Đôi bàn tay khéo léo (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát các

SPMT trang 41 trong SgK về những hình ảnh phụ của phù điêu.

– HS tham gia chơi theo nhóm theo gợi ý của gV.

– Sản phẩm phù điêu và tượng tròn.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS lựa chọn hình ảnh phụ phù hợp với SPMT phù điêu và tượng tròn.

+ cho biết những hình ảnh phụ của phù điêu và tượng tròn.

+ Hình ảnh phụ đặt ở vị trí nào trong bức phù điêu và tượng tròn.

+ Màu sắc của hình ảnh phụ như thế nào?

HS cần biết: Bổ sung thêm chi tiết để bức phù điêu và tượng tròn thêm sinh động.

– HS quan sát một số tượng tròn và phù điêu.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước tạo sản phẩm phù điêu đơn giản.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 42 SgK, thảo luận bổ sung thêm chi tiết để hoàn thiện sản phẩm.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và tạo nền sản phẩm.

Bước 2: Tạo hình nhân vật.

Bước 3: Bổ sung chi tiết.

Bước 4: Hoàn thành sản phẩm.

+ nhóm em cần bổ sung chi tiết gì trên bức phù điêu và tượng tròn?

+ những chi tiết đó đặt ở vị trí nào?

+ Màu sắc phối hợp ra sao?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS tạo hình SPMT 3D (tượng tròn hoặc phù điêu) từ vật liệu tự chọn (HS thực hành tiếp theo tiết 1).

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS nêu sự khác nhau giữa tượng và phù điêu trong thực hành sáng tạo.

+ Em ấn tượng với SPMT nào?

+ Hình ảnh chính, phụ có liên quan với nhau không?

+ Vị trí của hình ảnh chính, phụ được đặt như thế nào?

+ Màu sắc sử dụng như thế nào?

+ Em hãy cho biết sự khác nhau khi khắc giữa tượng và phù điêu.

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

HS tìm hiểu một số tác phẩm phù điêu và tượng tròn bằng đất nặn của HS.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV trưng bày SPMT phù điêu và tượng tròn của các nhóm và tổ chức cho HS xem triển lãm tại lớp.

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gV.

SPMT phù điêu và tượng tròn của các nhóm.

+ Em thích sản phẩm của nhóm nào?

+ Sản phẩm có tên gọi là gì?

+ Em thích chi tiết nào trên sản phẩm?

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

EM TẬP LÀM NGHỆ NHÂN BÀi 10

– Phân biệt được tượng và phù điêu, hiểu được vai trò của tượng và phù điêu trong sáng tạo nghệ thuật; nắm được tính đặc trưng của các sản phẩm thủ công mĩ nghệ trong việc sáng tạo sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo về tượng hoặc phù điêu đồng thời sáng tạo một vật dụng thủ công yêu thích.

– Tạo được các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường.

– Biết trưng bày và nhận xét SPMT Trình bày được những cảm nhận về màu sắc, chất liệu, kĩ thuật trong sáng tạo sản phẩm.

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm cá nhân và nhóm Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp của SPMT.

– Nhận biết được chất liệu, hình thức trang trí trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. – Tạo được các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường.

– Biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm sản phẩm.

– Biết giới thiệu, chia sẻ cách tạo hình và bảo quản sản phẩm.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, mô tả các sản phẩm thủ công. – NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện một sản phẩm thủ công về vật dụng hằng ngày bằng vật liệu tự chọn.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nêu cảm nhận về cách tạo hình mảng, màu sắc, nhịp điệu và tỉ lệ trong SPMT.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Sản phẩm thủ công mĩ nghệ, tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: gV cho HS xem video về nghành nghề thủ công mĩ nghệ và gợi ý cho HS trình bày cách thực hiện mà các em vừa xem

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 10: Em tập làm nghệ nhân (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát, mô tả các SPMT trang 45 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS nhận biết về cách thức tạo sản phẩm.

+ Đây là sản phẩm thủ công gì?

+ chất liệu của sản phẩm?

+ cho biết cách thức tạo sản phẩm?

+ Màu sắc kết hợp như thế nào?

+ có những bộ phận nào?

– HS xem video và trả lời theo gợi ý của gV.

– HS quan sát các sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Video về nghề thủ công mĩ nghệ.

– Sản phẩm thủ công mĩ nghệ.– SgK.

HS cần biết: Sản phẩm thủ công mĩ nghệ là sản phẩm được làm bằng tay từ các chất liệu như: sành sứ, sơn mài, giấy, mây, tre,… kết hợp với đường nét, nhịp điệu trong tạo hình và trang trí Sản phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có tính thẩm mĩ cao.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước tạo hình sản phẩm thủ công.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 46 SgK, gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách tạo

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng, vẽ màu nền cho chiếc cốc, vẽ hình.

Bước 2: cắt các bộ phận.

Bước 3: gấp từng nan giấy xen kẽ và tạo dáng hình nơ.

Bước 4: Đính nơ, hoàn thành sản phẩm.

+ nhóm em chọn sản phẩm thủ công nào để thể hiện?

+ Em sử dụng những vật liệu nào để tạo sản phẩm?

+ Em sử dụng màu gì để tạo nền cho sản phẩm?

+ Sản phẩm có những bộ phận nào?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu

HS thực hiện một sản phẩm thủ công về vật dụng hằng ngày bằng vật liệu tự chọn

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS nêu cảm nhận cách tạo hình mảng, màu sắc, nhịp điệu và tỉ lệ trong SPMT của em hoặc nhóm em.

+ Em hãy nêu về cách tạo hình sản phẩm?

+ Màu sắc thể hiện trên sản phẩm?

+ nhịp điệu của sản phẩm thủ công?

+ Tỉ lệ sản phẩm như thế nào?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tạo cơ hội cho HS tìm hiểu thêm về sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS kể tên một số sản phẩm thủ công mĩ nghệ mà em biết.

+ Em biết những sản phẩm thủ công mĩ nghệ nào?

+ công dụng của những sản phẩm thủ công?

+ Em thích nhất là sản phẩm thủ công nào?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

Củng cố: nhắc lại 2 bước đầu để thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn gV chia lớp thành các nhóm nhỏ

Mỗi nhóm sẽ ghi tên sản phẩm thủ công mà em biết lên bảng phụ nhóm nào ghi được nhanh và nhiều sản phẩm sẽ chiến thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 10: Em tập làm nghệ nhân (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát các

SPMT trang 45 trong SgK về cách gấp từng nan giấy.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS cách thức hoàn thiện sản phẩm.

+ Diễn tả cách gấp nan tre trên sản phẩm?

+ Kể tên những màu sắc của nan?

+ các màu kết hợp như thế nào?

+ Để cho sản phẩm thủ công thêm phong phú thì cần thêm chi tiết nào?

+ các chi tiết đó đặt ở vị trí nào?

HS cần biết: Bổ sung thêm chi tiết để cho sản phẩm thủ công sinh động hơn.

– HS tham gia trò chơi theo nhóm, theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số SPMT thủ công mĩ nghệ.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Bảng phụ. – SPMT thủ công mĩ nghệ.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước tạo hình sản phẩm thủ công.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 46 SgK, thảo luận cách gấp nan giấy và bổ sung thêm chi tiết để hoàn thiện sản phẩm.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng, vẽ màu nền cho chiếc cốc, vẽ hình.

Bước 2: cắt các bộ phận.

Bước 3: gấp từng nan giấy xen kẽ và tạo dáng hình nơ.

Bước 4: Đính nơ, hoàn thành sản phẩm.

+ nan giấy nhóm em có những màu gì?

+ nan giấy được đan theo cách nào?

+ gắn nơ ở vị trí nào trên sản phẩm.

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện một sản phẩm thủ công về vật dụng hằng ngày bằng vật liệu tự chọn (HS thực hành tiếp theo tiết 1).

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS nêu cảm nhận yếu tố tạo hình làm trọng tâm của SPMT.

+ Em ấn tượng với SPMT nào?

+ nhận xét về cách tạo hình mảng, màu sắc, nhịp điệu và tỉ lệ trong SPMT?

+ yếu tố tạo hình làm trọng tâm của SPMT?

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

+ công dụng và sự thân thiện của sản phẩm đối với môi trường xung quanh?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

Tìm hiểu sản phẩm từ vật liệu mây, tre trong trang trí nội thất.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem sản phẩm bàn ghế tre.

+ Màu sắc như thế nào?

+ nguyên liệu dùng để tạo SPMT là gì?

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Chủ đề 6 HÀNH TINH XANH

– Biết quan sát các hình ảnh thường gặp trong cuộc sống, có ý thức bảo vệ không gian xanh. – Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị môi trường sống xanh sạch đẹp, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn không gian xanh

– Lựa chọn được hình ảnh, nội dung mang tính tuyên truyền, ý thức, xây dựng và bảo vệ không gian sống, hình ảnh mang tính điển hình nhất đưa vào thể hiện sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành về đề tài bảo vệ không gian xanh và em yêu cây xanh. – Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của bức tranh với những thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng,…

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

Em tập làm nghệ nhân

– Phân biệt được tượng và phù điêu, hiểu được vai trò của tượng và phù điêu trong sáng tạo nghệ thuật; nắm được tính đặc trưng của các sản phẩm thủ công mĩ nghệ trong việc sáng tạo sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo về tượng hoặc phù điêu đồng thời sáng tạo một vật dụng thủ công yêu thích.

– Tạo được các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường.

– Biết trưng bày và nhận xét SPMT Trình bày được những cảm nhận về màu sắc, chất liệu, kĩ thuật trong sáng tạo sản phẩm.

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm cá nhân và nhóm Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp của SPMT.

– Nhận biết được chất liệu, hình thức trang trí trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ. – Tạo được các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường.

– Biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm sản phẩm.

– Biết giới thiệu, chia sẻ cách tạo hình và bảo quản sản phẩm.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, mô tả các sản phẩm thủ công. – NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện một sản phẩm thủ công về vật dụng hằng ngày bằng vật liệu tự chọn.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nêu cảm nhận về cách tạo hình mảng, màu sắc, nhịp điệu và tỉ lệ trong SPMT.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Sản phẩm thủ công mĩ nghệ, tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: gV cho HS xem video về nghành nghề thủ công mĩ nghệ và gợi ý cho HS trình bày cách thực hiện mà các em vừa xem

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 10: Em tập làm nghệ nhân (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát, mô tả các SPMT trang 45 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS nhận biết về cách thức tạo sản phẩm.

+ Đây là sản phẩm thủ công gì?

+ chất liệu của sản phẩm?

+ cho biết cách thức tạo sản phẩm?

+ Màu sắc kết hợp như thế nào?

+ có những bộ phận nào?

– HS xem video và trả lời theo gợi ý của gV.

– HS quan sát các sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Video về nghề thủ công mĩ nghệ.

– Sản phẩm thủ công mĩ nghệ.– SgK.

HS cần biết: Sản phẩm thủ công mĩ nghệ là sản phẩm được làm bằng tay từ các chất liệu như: sành sứ, sơn mài, giấy, mây, tre,… kết hợp với đường nét, nhịp điệu trong tạo hình và trang trí Sản phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có tính thẩm mĩ cao.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước tạo hình sản phẩm thủ công.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 46 SgK, gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách tạo

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng, vẽ màu nền cho chiếc cốc, vẽ hình.

Bước 2: cắt các bộ phận.

Bước 3: gấp từng nan giấy xen kẽ và tạo dáng hình nơ.

Bước 4: Đính nơ, hoàn thành sản phẩm.

+ nhóm em chọn sản phẩm thủ công nào để thể hiện?

+ Em sử dụng những vật liệu nào để tạo sản phẩm?

+ Em sử dụng màu gì để tạo nền cho sản phẩm?

+ Sản phẩm có những bộ phận nào?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu

HS thực hiện một sản phẩm thủ công về vật dụng hằng ngày bằng vật liệu tự chọn

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS nêu cảm nhận cách tạo hình mảng, màu sắc, nhịp điệu và tỉ lệ trong SPMT của em hoặc nhóm em.

+ Em hãy nêu về cách tạo hình sản phẩm?

+ Màu sắc thể hiện trên sản phẩm?

+ nhịp điệu của sản phẩm thủ công?

+ Tỉ lệ sản phẩm như thế nào?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tạo cơ hội cho HS tìm hiểu thêm về sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS kể tên một số sản phẩm thủ công mĩ nghệ mà em biết.

+ Em biết những sản phẩm thủ công mĩ nghệ nào?

+ công dụng của những sản phẩm thủ công?

+ Em thích nhất là sản phẩm thủ công nào?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

Củng cố: nhắc lại 2 bước đầu để thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn gV chia lớp thành các nhóm nhỏ

Mỗi nhóm sẽ ghi tên sản phẩm thủ công mà em biết lên bảng phụ nhóm nào ghi được nhanh và nhiều sản phẩm sẽ chiến thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 10: Em tập làm nghệ nhân (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát các

SPMT trang 45 trong SgK về cách gấp từng nan giấy.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS cách thức hoàn thiện sản phẩm.

+ Diễn tả cách gấp nan tre trên sản phẩm?

+ Kể tên những màu sắc của nan?

+ các màu kết hợp như thế nào?

+ Để cho sản phẩm thủ công thêm phong phú thì cần thêm chi tiết nào?

+ các chi tiết đó đặt ở vị trí nào?

HS cần biết: Bổ sung thêm chi tiết để cho sản phẩm thủ công sinh động hơn.

– HS tham gia trò chơi theo nhóm, theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số SPMT thủ công mĩ nghệ.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Bảng phụ. – SPMT thủ công mĩ nghệ.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước tạo hình sản phẩm thủ công.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 46 SgK, thảo luận cách gấp nan giấy và bổ sung thêm chi tiết để hoàn thiện sản phẩm.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Li giấy, giấy màu, keo dán, bút, kéo,…

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng, vẽ màu nền cho chiếc cốc, vẽ hình.

Bước 2: cắt các bộ phận.

Bước 3: gấp từng nan giấy xen kẽ và tạo dáng hình nơ.

Bước 4: Đính nơ, hoàn thành sản phẩm.

+ nan giấy nhóm em có những màu gì?

+ nan giấy được đan theo cách nào?

+ gắn nơ ở vị trí nào trên sản phẩm.

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện một sản phẩm thủ công về vật dụng hằng ngày bằng vật liệu tự chọn (HS thực hành tiếp theo tiết 1).

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn (nhóm bạn) theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS nêu cảm nhận yếu tố tạo hình làm trọng tâm của SPMT.

+ Em ấn tượng với SPMT nào?

+ nhận xét về cách tạo hình mảng, màu sắc, nhịp điệu và tỉ lệ trong SPMT?

+ yếu tố tạo hình làm trọng tâm của SPMT?

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

+ công dụng và sự thân thiện của sản phẩm đối với môi trường xung quanh?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

Tìm hiểu sản phẩm từ vật liệu mây, tre trong trang trí nội thất.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem sản phẩm bàn ghế tre.

+ Màu sắc như thế nào?

+ nguyên liệu dùng để tạo SPMT là gì?

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Chủ đề 6 HÀNH TINH XANH

– Biết quan sát các hình ảnh thường gặp trong cuộc sống, có ý thức bảo vệ không gian xanh. – Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị môi trường sống xanh sạch đẹp, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn không gian xanh

– Lựa chọn được hình ảnh, nội dung mang tính tuyên truyền, ý thức, xây dựng và bảo vệ không gian sống, hình ảnh mang tính điển hình nhất đưa vào thể hiện sản phẩm.

Với những hoạt động thực hành về đề tài bảo vệ không gian xanh, học sinh thể hiện tình yêu đối với cây xanh Bên cạnh đó, các em còn rèn luyện khả năng trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của những bức tranh truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng Nhờ vậy, học sinh không chỉ nâng cao năng lực nghệ thuật mà còn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ cho thế hệ mai sau.

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Lựa chọn, xác định được vị trí trưng bày và giới thiệu sản phẩm Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Xác định được nội dung đề tài bảo vệ không gian xanh trong sản phẩm mĩ thuật.

– Vận dụng được một số nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,… ở mức độ đơn giản trong tạo hình sản phẩm.

– Lựa chọn được hình thức giới thiệu, biết mô tả nguyên lí tạo hình ở sản phẩm mĩ thuật; biết tự đánh giá hoạt động thực hành, thảo luận.

– Có ý thức tuyên truyền, bảo vệ không gian xanh.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

– PC3: Trách nhiệm: Sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

Bảo vệ không gian xanh

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các SPMT và chỉ ra công dụng của sản phẩm, vật liệu và hình thức thực hiện.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo được một sản phẩm mĩ thuật về đề tài bảo vệ không gian xanh bằng hình thức vẽ hoặc in.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, chia sẻ cảm nhận về SPMT.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Đèn chiếu, máy chiếu,… ( nếu dạy trình chiếu).

– Hình minh hoạ về bảo vệ môi trường; tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…

– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Trái đất này là của chúng mình

– gV chiếu video bài hát để học sinh vận động và hát theo.

– gV đặt câu hỏi liên hệ vào bài mới:

Bài 11: Bảo vệ không gian xanh

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát một số tranh ảnh trang 48, 49 trong SgK.

– HS tham gia hát và vận động theo hướng dẫn của gV.

– Hình vẽ các đồ vật, bút lông, màu vẽ,…

– Hình minh hoạ chủ đề.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV có thể chia nhóm để HS thảo luận trả lời câu hỏi.

+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?

+ Trong tranh có những hình gì?

+ Hình ảnh nào thể hiện hoạt động về đề tài bảo vệ không gian xanh?

+ Trong tranh có những màu gì?

HS cần biết: Không gian xanh là nơi cung cấp ô-xi cho con người và làm giảm ô nhiểm môi trường Bảo vệ không gian xanh là bảo vệ cuộc sống của chính mình.

– HS quan sát tranh ảnh.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện vẽ tranh về đề tài không gian xanh.

– HS thực hiện được một SPMT về đề tài không gian xanh.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 50 SgK gV nêu câu hỏi,

HS thảo luận để biết cách thực hiện.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ Em sẽ vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh chính đặt ở đâu, hình ảnh phụ đặt ở đâu?

+ Sắp xếp hình ảnh như thế nào cho cân đối hợp lí?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về đề tài bảo vệ không gian xanh.

– gV quan sát HS thực hành, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

Phân tích và đánh giá

(…… phút) yccĐ: Pc3, nLc2, nLĐT3

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS nêu cảm nhận của em về tranh vẽ của bạn, cùng quan sát và thảo luận về các ý tưởng hay, độc đáo.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ, trình bày và chia sẻ về ý tưởng, cách vẽ hình.

+ Tranh vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh có phù hợp không?

+ Màu sắc như thế nào?

+ có sử dụng nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,… ở mức độ đơn giản trong tạo hình sản phẩm không?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS nêu cảm nhận riêng của mình về bài vẽ của nhóm bạn.

Nhiệm vụ: gV cho HS tham khảo sản phẩm mĩ thuật trang 51 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ về cách thể hiện và chất liệu trong

+ SPMT có hình ảnh gì?

+ cách thực hiện như thế nào?

+ SPMT được làm bằng chất liệu gì?

+ Bố cục hình vẽ được sắp xếp như thế nào?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Một số SPMT về đồ vật trong gia đình được trang trí.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

(…… phút) yccĐ: Pc2, nLc2, nLĐT1

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn

– gV chuẩn bị một số hình ảnh về đề tài bảo vệ môi trường.

– gV chia lớp thành hai đội, mỗi đội sắp xếp hình ảnh thành một bức tranh bảo vệ môi trường hoàn chỉnh, đội nào làm trước và đẹp đội đó thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 11: Bảo vệ không gian xanh (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát một số bài vẽ mĩ thuật trang 49 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS quan sát một số tranh vẽ, tổ chức cho HS thảo luận.

+ Tranh vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính?

+ Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?

+ Màu sắc như thế nào?

+ Tranh sử dụng nguyên lí tạo hình nào?

HS cần biết: có thể sử dụng phương pháp in để hoàn thành sản phẩm.

– HS tham gia theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số SPMT về đồ vật

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Hình minh hoạ một số đồ vật trang trí.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS tham khảo các bước trang trí đồ vật trong gia đình.

– HS thực hiện được một SPMT về trang trí đồ vật.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 50 SgK gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách hoàn thiện bài vẽ.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phát hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ Màu của hoạ tiết chính?

+ Màu của hoạ tiết phụ?

+ Làm cách nào để SPMT được hoàn thiện?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS hoàn thành bài vẽ tiết trước của mình.

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

(…… phút) yccĐ: Pc3, nLc2, nLĐT3

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS nêu cảm nhận của em về bài vẽ của bạn, cùng quan sát và thảo luận về các ý tưởng sáng tạo của bạn.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày về bài vẽ của mình.

+ Em ấn tượng với bài vẽ nào?

+ Bài vẽ có hình ảnh gì?

+ Sử dụng màu sắc như thế nào?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để bức tranh hoàn thiện hơn?

– HS còn lại nhận xét bài của nhau.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Nhiệm vụ: gV cho HS tham khảo SPMT trang

Gợi ý cách thức tổ chức: gV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu cảm nhận về nội dung “ Bảo vệ không gian xanh là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện bài vẽ.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

– Biết quan sát các hình ảnh thường gặp trong cuộc sống, có ý thức bảo vệ không gian xanh

– Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị môi trường sống xanh sạch đẹp, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn không gian xanh

– Lựa chọn được hình ảnh, nội dung mang tính tuyên truyền, ý thức, xây dựng và bảo vệ không gian sống, hình ảnh mang tính điển hình nhất đưa vào thể hiện sản phẩm.

– Thực hiện được bài thực hành về đề tài bảo vệ không gian xanh và em yêu cây xanh. – Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của bức tranh với những thông điệp yêu cây xanh, bảo vệ môi trường,…

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Lựa chọn, xác định được vị trí trưng bày và giới thiệu sản phẩm Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Nhận biết được vẻ đẹp và cấu trúc của một số loài cây.

– Vận dụng được một số hình thức in tranh để tạo sản phẩm đồ hoạ trong thực hành, sáng tạo. – Giới thiệu và đánh giá được sản phẩm; biết phân tích sự khác nhau giữa tranh vẽ và tranh in.

– Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

– PC4: Trách nhiệm: Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu thông dụng như giấy bìa, vật dụng in, màu, bút chì,… trong thực hành, sáng tạo. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học, thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

Em yêu cây xanh

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát và nhận biết được vẻ đẹp cây xanh. – NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Học sinh biết cách thực hiện một SPMT vẽ hoặc in về đề tài cây xanh.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, chia sẻ cảm nhận của mình về SPMT của mình và của bạn.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Tranh, ảnh về cây xanh, tranh minh hoạ các bước thực hiện, máy chiếu,…

– Giấy bìa, màu, đồ dùng để in, bút chì,…

– Giấy bìa, màu, vật dụng để in, bút chì,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ghép tranh

– gV chia lớp thành các đội chơi.

– Mỗi đội nhận một tranh đã được cắt rời (tranh về cây xanh).

– nhiệm vụ của các đội là ghép tranh gắn lên bảng nhóm Đội nhanh và đúng nhất là đội giành chiến thắng.

→ giới thiệu vào bài mới: Bài 12:

Em yêu cây xanh (tiết 1).

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về hình ảnh cây xanh trang 53 trong SgK.

– HS tham gia chơi theo nhóm theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số tranh về thiên nhiên.

– Tranh cắt rời (tranh sưu tầm về cây xanh).– SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên qua các yếu tố tạo hình trong SPMT

+ Trong bức tranh này có những hình ảnh gì?

+ Vị trí sắp xếp các hình ảnh như thế nào?

+ chất liệu và hình thức thể hiện của sản phẩm mĩ thuật?

+ Đặc điểm, màu sắc, hình khối của cây.

HS cần biết: Mỗi sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật đều có cách thức thể hiện mang tính đặc trưng, tạo nên sự đa dạng trong tạo hình và phong phú về thể loại.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm mĩ thuật bằng hình thức in, vẽ để tạo SPMT.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước trang 53 trong

SgK gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách thực hiện một SPMT Ở tiết 1 chỉ thực hiện bước 1 và 2.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và tạo hình lá, quả.

Bước 2: Vẽ tạo hình thân cây.

Bước 3: in màu lá, quả.

Bước 4: Điều chỉnh màu và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn ý tưởng như thế nào?

+ Em chọn giấy bìa nào để in hình?

+ nhóm em sẽ sắp xếp các hình in ở các vị trí nào để tạo thành tranh cho nhóm?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện

– giấy bìa màu, giấy báo in, kéo, bút chì,…

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện SPMT phù hợp với chủ đề bằng hình thức in, vẽ sáng tạo theo ý thích

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

HS trưng bày sản phẩm và nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ SPMT nêu nhận xét của em về SPMT của bạn

+ chất liệu thực hiện SPMT?

+ những hình ảnh trong SPMT được thể hiện như thế nào?

+ Hình lá, quả được thực hiện như thế nào?

+ những hình vẽ được thực hiện như thế nào?

+ Em hãy chia sẻ về cách làm, kĩ thuật thực hiện SPMT của mình

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tạo cơ hội cho HS tìm hiểu, chia sẻ cảm nhận về hoạt động bảo vệ rừng qua tác phẩm Bám đất giữ rừng của hoạ sĩ Phan Thái Hoàng.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ cảm nhận của mình về tác phẩm của hoạ sĩ.

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Tranh Bám đất giữ rừng của của hoạ sĩ Phan Thái Hoàng.

+ Tên của tác phẩm là gì?

+ gồm có những hình ảnh nào?

+ những hình ảnh nói lên điều gì?

+ Sử dụng màu sắc gì?

+ Sử dụng chất liệu gì?

– gV cũng cố lại kiến thức cho HS.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Em yêu cây xanh

– gV chiếu video cho HS hát và vận động theo nhạc.

– gV đặt câu hỏi về bài hát.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 12:

Em yêu cây xanh (tiếp theo).

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát và nhận thức những SPMT về hình ảnh cây xanh trang 53 trong SgK.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên qua các yếu tố tạo hình trong SPMT

– gV có thể chiếu video về cây xanh cho HS quan sát.

– gV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Trong Video có những hình ảnh gì?

– HS tham gia chơi theo nhóm theo gợi ý của gV.

– HS quan sát một số tranh về thiên nhiên.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Tranh các bước tạo SPMT trang

52 trong SgK hoặc tranh sưu tầm về cây xanh.– SgK.

+ cây có lợi ích gì?

+ Kể thêm một số loại cây mà em biết?

+ gV có thể liên hệ thực tế ở địa phương mình.

HS cần biết: Mỗi sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật đều có cách thức thể hiện mang tính đặc trưng, tạo nên sự đa dạng trong tạo hình và phong phú về thể loại.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm mĩ thuật bằng hình thức in, vẽ để tạo SPMT.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước trang 53 trong SgK gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách thực hiện một SPMT Ở tiết 2 thực hiện bước 3 và 4.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và tạo hình lá, quả.

Bước 2: Vẽ tạo hình thân cây.

Bước 3: in màu lá, quả.

Bước 4: Điều chỉnh màu và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn ý tưởng như thế nào?

+ Em chọn giấy bìa nào để in hình?

+ nhóm em sẽ sắp xếp các hình in ở các vị trí nào để tạo thành tranh nhóm?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện sản phẩm mĩ thuật phù hợp với chủ đề bằng hình thức in, vẽ sáng tạo SPMT theo ý thích

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– giấy bìa màu, giấy báo in, bút chì,…

Phân tích và đánh giá

HS trưng bày sản phẩm và nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo gợi ý của gV.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ SPMT nêu nhận xét của em về sản phẩm mĩ thuật của bạn

+ chất liệu thực hiện SPMT?

+ những hình ảnh trong SPMT được thể hiện như thế nào?

+ Hình lá, quả được thực hiện như thế nào?

+ những hình vẽ được thực hiện như thế nào?

+ Bài vẽ đẹp không, có sự sáng tạo không?

+ Em hãy chia sẻ về cách làm, kĩ thuật thực hiện SPMT của mình

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Nhiệm vụ: gV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu, chia sẻ cảm nhận về hoạt động bảo vệ rừng qua các phẩm mĩ thuật về bảo vệ không gian xanh.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV nêu câu hỏi để HS chia sẻ cảm nhận của mình về các tác phẩm của hoạ sĩ.

+ Tên của tác phẩm là gì?

+ gồm có những hình ảnh nào?

+ những hình ảnh nói lên điều gì?

+ Sử dụng màu sắc gì?

+ Sử dụng chất liệu gì?

– gV cũng cố lại kiến thức cho HS.

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Tranh vẽ về cây xanh, video hoặc tranh mô tả cách làm.

Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị Sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

– Quan sát, nhận biết được đặc điểm của một số trò chơi, yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm thủ công

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo Sử dụng các yếu tố tạo hình: nét, mảng, hình khối, màu sắc thể hiện sản phẩm.

– Biết trưng bày, nhận xét, vẻ đẹp của SPMT Nêu được những cảm nhận cá nhân, cách khai thác, sáng tạo vào bài tập thực hành Nêu được hướng phát triển mở rộng thêm SPMT bằng nhiều chất liệu.

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Nhận biết được đặc điểm của một số trò chơi.

– Xác định được chủ đề, hình thức thực hành

– Vận dụng được một số nguyên lí tạo hình để thực hành sáng tạo SPMT.

– Có ý thức bảo vệ và giữ gìn không gian vui chơi chung.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

Khu vui chơi

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát những SPMT và nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ và công dụng của sản phẩm.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS thực hiện được bài vẽ về đề tài khu vui chơi.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết chia sẻ cảm nhận về chất liệu Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Một số tranh ảnh về đề tài khu vui chơi

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu, máy chiếu,…

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Khu vui chơi thiếu nhi – gV chiếu video nhạc bài Khu vui chơi thiếu nhi của nhạc sĩ nguyễn

Văn chung cho HS hát và vận động theo nhạc.

– gV đặt câu hỏi về bài hát.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 13: Khu vui chơi thiếu nhi (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát các tranh, ảnh trang 57 SgK và nêu được đặc điểm của một số trò chơi ở khu vui chơi.

– HS hát, vận động theo nhạc kết hợp quan sát video.

– Video nhạc bài Khu vui chơi thiếu nhi của nhạc sĩ nguyễn Văn chung.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm của một số trò chơi.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm ra đặc điểm của trò chơi.

+ Trong tranh có hình ảnh gì?

+ Em hãy kể tên một số trò chơi mà em biết?

+ Trò chơi có những đặc điểm cơ bản nào, có màu sắc gì?

+ Trò chơi đó chơi như thế nào?

HS cần ghi nhớ: Khu vui chơi là một địa điểm hoặc công viên, nơi có nhiều hình thức trò chơi phục vụ trẻ em và cộng đồng.

– HS quan sát một số SPMT.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện một bài vẽ về đề tài khu vui chơi.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SgK trang 58, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Tranh minh hoạ các bước thực hiện sản phẩm.– Bút chì, giấy, màu vẽ,…

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT như thế nào?

+ nhóm em sẽ vẽ trò chơi gì?

+ Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện một bài vẽ theo ý thích

(HS chỉ cần hoàn thành bước 1 và bước 2)

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của nhóm mình.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện và nguyên lí tạo hình trong sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của nhóm mình và nhóm bạn.

+ Trong tranh vẽ những trò chơi gì?

+ Bố cục được sắp xếp như thế nào?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

– HS trình bày theo hướng dẫn của gV.

Tìm hiểu đặc điểm một số trò chơi và tạo hình nhân vật hoạt hình nổi tiếng tại khu vui chơi Đi–xờ–nây–len.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem hình khu vui chơi Đi-xờ-nây-len trong SgK trang 59.

+ Em thấy trò chơi gì trong ảnh?

+ Em có biết trò chơi đó không?

+ nêu cảm nhận của em về trò chơi đó?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Tranh, ảnh hay video về nhân vật khu vui chơi Đi-xờ-nây-len.– SgK.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ghép hình

– gV chuẩn bị một số hình ảnh về khu trò chơi.

– HS ghép ảnh thành 1 bức tranh về khu vui chơi.

– Đội nào làm nhanh, đẹp đội đó thắng.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 13: Khu vui chơi thiếu nhi (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát sản phẩm trang 57 SgK và nêu được đặc điểm của một số trò chơi ở khu vui chơi.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm của một số trò chơi.

– gV cho HS xem video về một số trò chơi ở khu vui chơi.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm ra đặc điểm của trò chơi.

+ Em hãy kể tên một số trò chơi mà em biết.

+ Trò chơi có những đặc điểm cơ bản nào, có màu sắc gì?

+ Trò chơi đó chơi như thế nào?

HS cần ghi nhớ: Khu vui chơi là một địa điểm hoặc công viên, nơi có nhiều hình thức trò chơi phục vụ trẻ em và cộng đồng.

– HS chia thành 2 đội tham gia trò chơi.

– HS quan sát một số SPMT về trò chơi.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Hình ảnh về trò chơi.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện một bài vẽ về đề tài khu vui chơi.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SgK trang 58, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT như thế nào?

+ nhóm em sẽ vẽ trò chơi gì?

+ Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì?

+ Em có muốn vẽ thêm hình ảnh gì?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện tiếp bài vẽ ở tiết trước.

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình (thực hiện bước 3 và 4)

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy, bút màu,…

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện và nguyên lí tạo hình trong sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của nhóm mình và nhóm bạn.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

+ Trong tranh vẽ những trò chơi gì?

+ Bố cục được sắp xếp như thế nào?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

Tìm hiểu đặc điểm một số trò chơi và tạo hình nhân vật hoạt hình nổi tiếng

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem video và nhân vật hoạt hình nổi tiếng của thế giới.

+ Em thấy trò chơi gì trong ảnh?

+ Em có biết trò chơi đó không?

+ nêu cảm nhận của em về trò chơi đó như thế nào?

+ Em hãy nêu cảm nhận của em về trò chơi và nhân vật hoạt hình đó.

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Video về khu vui chơi.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Tạo hình đồ chơi

– Quan sát, nhận biết được đặc điểm của một số trò chơi, yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm thủ công

– Thực hiện được bài thực hành sáng tạo Sử dụng các yếu tố tạo hình: nét, mảng, hình khối, màu sắc thể hiện sản phẩm.

– Biết trưng bày, nhận xét, vẻ đẹp của SPMT Nêu được những cảm nhận cá nhân, cách khai thác, sáng tạo vào bài tập thực hành Nêu được hướng phát triển mở rộng thêm SPMT bằng nhiều chất liệu.

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm thủ công.

– Biết lựa chọn và phối hợp các vật liệu để thực hành SPMT.

– Biết chia sẽ cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

– Có ý thức bảo quản và lưu giữ sản phẩm.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát những SPMT và nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ và công dụng của sản phẩm.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vận dụng được các vật liệu khác nhau để tạo sản phẩm, trang trí sản phẩm Biết phối hợp vật liệu khác nhau để tạo sản phẩm.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết chia sẻ cảm nhận về chất liệu Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Sản phẩm đồ chơi từ vật liệu khác nhau; tranh minh hoạ các bước thực hiện,…

– Bút chì, giấy bìa, kéo, hồ dán, đĩa giấy, hồ dán, màu vẽ, bút,…

– Bút chì, giấy bìa, kéo, hồ dán, đĩa giấy, hồ dán, màu vẽ, bút,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Bố là tất cả – gV chiếu video nhạc bài hát Bố là tất cả HS hát và vận động theo nhạc.

→ giới thiệu vào bài mới: Bài 14:

Tạo hình đồ chơi (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát SPMT trang 61, nêu đặc điểm và cách phối hợp vật liệu trong các đồ chơi.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS tìm ra những nét đặc trưng về tỉ lệ, cấu trúc, hình dáng, chất liệu và các yếu tố trang trí SPMT.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để nhận ra những yếu tố nghệ thuật tạo hình trong SPMT.

– HS hát, vận động theo nhạc kết hợp quan sát video.

– HS quan sát một số sản phẩm trò chơi.

– Video nhạc bài hát Bố là tất cả – SgK.

+ SPMT có tên gọi là gì?

+ SPMT có dạng hình cơ bản nào?

+ SPMT có những màu gì?

– gV có thể chốt ý: ngoài việc tạo dáng, chúng ta có thể trang trí hoa văn, hoạ tiết để sản phẩm thêm sinh động, hấp dẫn.

HS cần ghi nhớ: có thể sáng tạo đồ chơi thủ công bằng các vật liệu khác nhau như gỗ, đất sét, giấy, nhựa,…

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện sản phẩm đồ chơi thủ công.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trrong SgK trang 62, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình.

Bước 2: cắt và ghép hình theo ý tưởng.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT nào?

+ nhóm em chọn vật liệu nào để thể hiện?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS tạo sản phẩm đồ chơi từ vật liệu tự chọn theo ý thích (Ở tiết này các nhóm chỉ cần hoàn thành ở mức độ bước 1 và bước 2.) – gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy các tông, kéo, kẽm, vật liệu tái chế,…

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cách thực hiện SPMT

+ Tên gọi của SPMT này?

+ SPMT được làm từ chất liệu gì?

+ chia sẻ cách thực hện sản phẩm?

+ Miêu tả sản phẩm của nhóm mình?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tìm hiểu nghề thủ công sản xuất đầu lân.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV hướng dẫn cho HS quan sát hình tạo dáng sản phẩm đầu lân trong SgK trang 63.

+ Em thấy hình ảnh gì?

+ những người này đang làm gì?

+ Theo em đầu lân có nhiều loại, nhiều màu không?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Bố là tất cả – gV chiếu video nhạc bài hát.

– HS hát và vận động theo nhạc.

→ giới thiệu vào bài mới: Bài 14:

Tạo hình đồ chơi (tiết 2)

– gV chuẩn bị một số trò chơi thủ công.

– gV hướng dẫn cho HS quan sát, nêu đặc điểm và cách phối hợp vật liệu trong các đồ chơi.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS tìm ra những nét đặc trưng về tỉ lệ, cấu trúc, hình dáng, chất liệu và các yếu tố trang trí SPMT.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận để nhận ra những yếu tố nghệ thuật tạo hình trong SPMT.

+ Sản phẩm thể hiện là gì?

+ chất liệu và các yếu tố trang trí SPMT như thế nào?

+ Tỉ lệ, cấu trúc, hình dáng được sắp xếp như thế nào?

HS cần ghi nhớ: có thể sáng tạo đồ chơi thủ công bằng các vật liệu khác nhau như gỗ, đất sét, giấy, nhựa,…

– HS hát, vận động theo nhạc kết hợp quan sát video.

– HS quan sát một số SPMT.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

– Video theo nhạc bài Bố là tất cả.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện sản phẩm đồ chơi thủ công.

– HS thực hiện được một SPMT.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy các tông, kéo, kẽm, vật liệu tái chế,…

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SgK trang 62, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình.

Bước 2: cắt và ghép hình theo ý tưởng.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT nào?

+ nhóm em chọn vật liệu nào để thể hiện?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS hoàn thành tiếp sản phẩm đồ chơi tự chọn theo ý thích (thực hiện bước 3 và 4)

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cách thực hiện SPMT.

+ Tên gọi của SPMT này?

+ SPMT được làm từ chất liệu gì?

+ chia sẻ cách thực hện sản phẩm?

+ Miêu tả sản phẩm của nhóm mình?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tìm hiểu nghề thủ công sản xuất đầu lân.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV hướng dẫn cho HS xem video sản xuất đầu lân

+ Em thấy hình ảnh gì?

+ những người này đang làm gì?

+ Theo em con lân có nhiều loại, nhiều màu không?

+ Hãy nêu cảm nhận của em về nghề sản xuất đầu lân.

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Video về sản xuất đầu lân.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Tranh tường ở trường em

– Quan sát và nhận biết được yếu tố thẩm mĩ của tranh tường với không gian trường học – Cảm nhận được giá trị sống sạch, đẹp trong không gian học đường, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn không sạch đẹp trong trường học

– Biết lựa chọn được hình ảnh, nội dung mang tính tuyên truyền, xây dựng và bảo vệ không gian học đường.

– Thực hiện được bài thực hành chủ đề Vui tới trường cụ thể: Tranh tường ở trường em và trang trí lớp học.

– Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm với những thông điệp bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan môi trường học đường xanh, sạch đẹp,…

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ của tranh tường với không gian trường học.

– Vận dụng được yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành và sáng tạo.

– Lựa chọn được cách thực hiện sản phẩm theo chủ đề.

– Biết thảo luận, chia sẻ và tự đánh giá hoạt động thực hành.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát những SPMT và nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ và công dụng của sản phẩm.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS thực hiện được bài vẽ về đề tài tranh tường trong trường học.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết chia sẻ cảm nhận về bài vẽ Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Một số tranh ảnh về đề tài tranh tường ở trường học.

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu, máy chiếu,…

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Mái trường em yêu – gV chiếu video bài Mái trường em yêu cho HS hát và vận động theo nhạc.

– gV đặt câu hỏi về bài hát.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 15:

Tranh tường ở trường em (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát tranh, ảnh trang 65 trong SgK và nêu được nội dung của một số tranh tường trong trường học.

– HS hát, vận động theo nhạc kết hợp quan sát video.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS biết có nhiều nội dung để vẽ tranh tường trường học.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận tìm câu trả lời.

+ nội dung trong các tranh?

+ Sự phù hợp của hình ảnh, màu sắc ý nghĩa trên tranh đối với môi trường học tập.

HS cần ghi nhớ: Tranh vẽ trên tường không chỉ tạo không gian sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa và thông điệp về cuộc sống.

– HS quan sát một số SPMT.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện một bài vẽ về tranh tường trường học.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ trong SgK trang 66, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT như thế nào?

+ nhóm em sẽ vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ là gì?

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của nhóm mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy, màu vẽ,…

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện một bài vẽ theo ý thích

(HS thực hiện bước 1, bước 2) – gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện và nguyên lí tạo hình trong sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của nhóm mình và nhóm bạn.

+ nội dung tranh là gì?

+ Trong tranh vẽ những hình gì?

+ Bố cục được sắp xếp như thế nào?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

Tìm hiểu đặc điểm tác phẩm tranh tường được vẽ trong cung điện giáo hoàng ở Va-ti-căng.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem hình Một góc trong phòng Ra-pha-en thuộc cung điện Giáo hoàng ở Va-ti-cang.

+ Em thấy hình ảnh gì?

+ Màu sắc như thế nào?

+ nêu cảm nhận của em về tác phẩm?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Ai nhanh nhất

– gV chuẩn bị 1 tranh về trường em đã được cắt ra thành nhiều mảnh ghép.

– HS ghép thành bức tranh.

– Đội nào làm nhanh, đẹp đội đó thắng.

→ Liên hệ vào bài mới: Bài 15:

Tranh tường ở trường em (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát tranh, ảnh trang 65 trong SgK và nêu được nội dung của một số tranh tường trong trường học.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV chiếu video về tranh tường trong trường học cho HS xem.

– Tạo cơ hội cho HS biết có nhiều nội dung để vẽ tranh tường trường học.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận tìm câu trả lời.

+ Trong video có những hình ảnh gì?

+ Sự phù hợp của hình ảnh, màu sắc ý nghĩa trên tranh đối với môi trường học tập như thế nào?

HS cần ghi nhớ: Tranh vẽ trên tường không chỉ tạo không gian sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa và thông điệp về cuộc sống.

– HS chia thành 2 đội tham gia trò chơi.

– HS quan sát một số SPMT.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện một bài vẽ về tranh tường trường học.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ trong SgK trang 66, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát.

Bước 2: Vẽ hình chi tiết.

Bước 3: Vẽ màu nhóm chính.

Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm.

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT như thế nào?

+ nhóm em sẽ vẽ hình ảnh gì?

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ là gì?

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện tiếp bài vẽ theo ý thích ở tiết trước.

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành tiếp (bước 3, bước 4) theo sự sáng tạo của nhóm mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy, màu vẽ,…

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện và nguyên lí tạo hình trong sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của nhóm mình và nhóm bạn.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

+ nội dung tranh là gì?

+ Trong tranh vẽ những hình gì?

+ Bố cục được sắp xếp như thế nào?

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

Tìm hiểu đặc điểm tác phẩm tranh tường được vẽ trong cung điện giáo hoàng ở Va-ti-căng.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV cho HS xem hình Một góc trong phòng Ra-pha-en thuộc cung điện Giáo hoàng ở Va-ti-cang.

– gV có thể chiếu thêm 1 số video về tranh tường khác nhau.

+ Em thấy hình ảnh gì?

+ Màu sắc như thế nào?

+ nêu cảm nhận của e về tác phẩm?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

Trang trí lớp học

– Quan sát và nhận biết được yếu tố thẩm mĩ của tranh tường với không gian trường học – Cảm nhận được giá trị sống sạch, đẹp trong không gian học đường, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn không sạch đẹp trong trường học

– Biết lựa chọn được hình ảnh, nội dung mang tính tuyên truyền, xây dựng và bảo vệ không gian học đường.

– Thực hiện được bài thực hành chủ đề Vui tới trường cụ thể: Tranh tường ở trường em và trang trí lớp học.

– Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm với những thông điệp bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan môi trường học đường xanh, sạch đẹp,…

– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

– Biết được vai trò của trang trí lớp học trong không gian học tập.

– Vận dụng được các yếu tố nguyên lí tạo hình để trang trí sản phẩm có trọng tâm. – Sử dụng được thiết bị công nghệ trong thực hành, sáng tạo và lưu giữ SPMT.

– Có ý thức giữ gìn và làm đẹp không gian học tập.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát những SPMT và nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ và công dụng của sản phẩm.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS thực hiện được bài vẽ về đề tài trang trí lớp học.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết chia sẻ cảm nhận về bài vẽ Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Một số tranh ảnh về đề tài trang trí lớp học.

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu, máy chiếu, phòng tin học hoặc máy vi tính (nếu có),…

– Bút chì, giấy vẽ, bút màu,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Giữ gìn vệ sinh trường lớp – gV chiếu video bài Giữ gìn vệ sinh trường lớp HS hát và vận động theo nhạc.

– gV đặt câu hỏi về bài hát.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 16:

Trang trí lớp học (tiết 1)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát TPMT trang 69 SgK và nêu được nội dung của trang trí lớp học.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– Tạo cơ hội cho HS biết có nhiều hình thức trang trí lớp học.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận tìm câu trả lời.

– HS hát, vận động theo nhạc kết hợp quan sát video

– HS quan sát một số SPMT

Giữ gìn vệ sinh trường lớp.

+ Sản phẩm trang trí gợi cho em liên tưởng đến chủ đề nào?

+ Bố cục, màu sắc cho em cảm nhận gì?

HS cần ghi nhớ: Trang trí không gian lớp học là cách thức thể hiện ý tưởng sáng tạo góp phận giúp cho

HS thêm yêu trường, yêu lớp và có ý thức giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp.

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện phác thảo trang trí góc học tập bằng phần mềm đồ hoạ Paint.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ trong SgK trang 70, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Vẽ phác thảo ý tưởng trên giấy/ bảng hoặc phần mềm Paint.

Bước 2: Mở phần mềm Paint Vẽ hình theo phác thảo bằng các công cụ: Penci, Brushes, Shapes,… Tẩy xoá bằng công cụ Rubber, sắp xếp bố cục (điều chỉnh kích thước, cắt hình, di chuyển hình,…) bằng công cụ Select.

Bước 3: Tô màu bằng công cụ Fill kết hợp sử dụng bảng màu.

Bước 4: nhập nội dung chữ bằng công cụ Text, chọn kiểu chữ phù hợp.

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của nhóm mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy, màu vẽ,…

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT như thế nào?

+ nhóm em sẽ vẽ hình ảnh gì?

Lưu ý: Khi vẽ hình bằng nét cần vẽ kín chu vi để tô/ đổ màu không bị loang ra ngoài.

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện một bài vẽ theo ý thích

(HS thực hiện bước 1, bước 2)

– gV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

– HS thực hiện bước 1 và bước 2.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của nhóm mình và nhóm bạn.

– nêu cảm nhận của em về:

+ nội dung trang trí lớp học mà em thích.

– HS chia sẻ với bạn về sản phẩm của nhóm em.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

HS biết cách lưu giữ các hình ảnh hoạt động thực hành sáng tạo

SPMT theo từng chủ đề.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV hướng dẫn HS lưu giữ các hình ảnh hoạt động thực hành sáng tạo

SPMT theo từng chủ đề.

– gV thực hành để HS xem.

HS lưu các hình ảnh theo thủ đề.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS

Quan sát và nhận thức

Khởi động: Trò chơi Đố vui

– gV chuẩn bị một số câu đố về lớp học.

– có thể mời 1 HS đọc câu đố, các

HS còn lại trả lời câu hỏi.

– giới thiệu vào bài mới: Bài 16:

Trang trí lớp học (tiết 2)

Nhiệm vụ: gV hướng dẫn cho HS quan sát TPMT trang 69 trong SgK và nêu được nội dung của trang trí lớp học.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV tạo cơ hội cho HS biết có nhiều hình thức trang trí lớp học.

– gV nêu câu hỏi, HS thảo luận tìm câu trả lời.

+ có thể sử dụng vật liệu gì để trang trí lớp học?

+ Bố cục, màu sắc cho em cảm nhận gì?

HS cần ghi nhớ: Trang trí không gian lớp học là cách thức thể hiện ý tưởng sáng tạo góp phận giúp cho

HS thêm yêu trường, yêu lớp và có ý thức giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp.

– HS tham gia trò chơi.

– HS quan sát một số SPMT

– HS trả lời theo gợi ý của gV.

Luyện tập và sáng tạo

– gV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực hiện phác thảo trang trí góc học tập bằng phần mềm đồ hoạ Paint.

– HS thực hiện được một SPMT.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ trong SgK trang 70, thảo luận để biết cách thực hiện SPMT.

– gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Vẽ phác thảo ý tưởng trên giấy/ bảng hoặc phần mềm Paint.

Step 2: Launch Paint and draw a sketch using Pencils, Brushes, Shapes, etc Utilize the Rubber tool to erase and arrange the layout by adjusting size, cropping, and moving shapes with the Select tool.

Bước 3: Tô màu bằng công cụ Fill kết hợp sử dụng bảng màu.

Bước 4: nhập nội dung chữ bằng công cụ Text, chọn kiểu chữ phù hợp.

+ nhóm em chọn thể hiện SPMT như thế nào?

+ nhóm em sẽ vẽ hình ảnh gì?

Lưu ý: Khi vẽ hình bằng nét cần vẽ kín chu vi để tô/ đổ màu không bị loang ra ngoài.

– Bài tập thực hành: gV yêu cầu HS thực hiện tiếp bài vẽ theo ý thích ở tiết trước (thực hiện bước 3, bước 4)

– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.

– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành tiếp bước 3, bước 4 theo sự sáng tạo của nhóm mình.

– Hình minh hoạ các bước thực hiện.

– Bút chì, giấy, màu vẽ,…

– gV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời.

Phân tích và đánh giá

Nhiêm vụ: gV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng thể hiện sản phẩm.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV yêu cầu HS trình bày và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của nhóm mình và nhóm bạn.

– nêu cảm nhận của em về:

+ nội dung trang trí lớp học mà em thích.

+ Em có cảm nhận gì ở tiết học này?

– chia sẽ với bạn về sản phẩm của nhóm em.

– gV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS.

HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.

HS biết cách lưu giữ các hình ảnh hoạt động thực hành sáng tạo SPMT theo từng chủ đề.

Gợi ý cách thức tổ chức:

– gV hướng dẫn HS lưu giữ các hình ảnh hoạt động thực hành sáng tạo SPMT theo từng chủ đề.

– gV thực hành để HS xem.

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Củng cố: nhắc lại các bước đầu thực hiện một SPMT.

Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau.

– HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

– HS chuẩn bị cho bài học sau.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)

– Biết lựa chọn các SPMT tiêu biểu trong cả năm học.

– Phân tích được nội dung chủ đề và đặc trưng tạo hình trong từng SPMT.

– Củng cố và phát triển kĩ năng trình bày nhận thức về mĩ thuật.

– Biết sử dụng công nghệ thông tin để lưu trữ các sản phẩm tiêu biểu trong năm học.

2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a Phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

– PC1: Chăm chỉ: Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu thông dụng như giấy, màu vẽ, bút chì,… trong thực hành, sáng tạo.

– PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.

– PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b Năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.

– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.

– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các SPMT về nội dung, hình thức và cách thể hiện.

– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sắp xếp được các sản phẩm theo nội dung chủ đề/ bài học.

– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, chia sẻ cảm nhận về chất liệu, nội dung, hình thức của SPMT.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Băng dính/ băng keo, kéo,…

– Băng dính/ băng keo, kéo,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1

Quan sát và nhận thức

Trưng bày các SPMT tiêu biểu theo chủ đề/ bài học.

– chọn SPMT yêu thích (số lượng căn cứ vào vị trí trưng bày).

– Lựa chọn vị trí trưng bày.

– Sắp xếp theo nội dung chủ đề/ bài học.

HS thực hiện theo hướng dẫn gV.

Luyện tập và sáng tạo

Thảo luận và chia sẻ về nội dung và mục tiêu bài học đã đề ra. câu hỏi gợi ý:

+ Vật liệu thực hiện sản phẩm?

+ Trình bày về cách tạo hình và cách thức trang trí sản phẩm?

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ, nét, màu sắc đã hài hoà và tạo được nhịp điệu, không gian cho SPMT chưa?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Phân tích và đánh giá

Tự đánh giá được năng lực mĩ thuật của bản thân qua từng bài học.

– gV hướng dẫn cho HS tự đánh giá bài vẽ của mình và của bạn.

+ SPMT được xếp loại gì?

+ nhận xét ưu điểm và hạn chế của SPMT?

HS trả lời theo gợi ý của gV.

Sử dụng máy ảnh, điện thoại,… chụp hình sau đó lưu vào máy tính các SPMT của cá nhân và nhóm theo từng chủ đề.

– gV hướng dẫn HS kĩ năng lưu trữ SPMT bằng công nghệ thông tin.

– gV hướng dẫn HS tại các folder theo từng chủ đề để dễ tra cứu.

HS thực hiện theo hướng dẫn của gV.

Chịu trách nhiệm xuất bản

Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc NGUYỄN TIẾN THANH

Chịu trách nhiệm nội dung

Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:

Phó Tổng biên tập ĐINH GIA LÊ

Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định

Biên tập nội dung: TRẦN THỊ NGỌC HẠNH

Thiết kế sách: TRẦN THỊ THANH THẢO

Trình bày bìa: ĐẶNG NGỌC HÀ – TỐNG THANH THẢO

Sửa bản in: TRẦN THỊ NGỌC HẠNH

Chế bản: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định

Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.

Ngày đăng: 09/08/2024, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w