1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lớp 4 chuyên đề 8 đơn vị đo khối lượng

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
Chuyên ngành Toán học
Thể loại Chuyên đề
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 481,06 KB

Nội dung

Câu văn 1: Bác Thu thuê một chiếc xe ô tô chở 3 tấn táo được xếp vào các thùng như nhau, mỗithùng đựng 10kg táo gồm những thông tin nào?. Bác Thương thuê một chiếc xe ô tô được đăng ký v

Trang 1

Chuyên đề 8: ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

I Mục tiêu

Giúp học sinh:

Tiếp tục được bổ sung đơn vị đo khối lượng và đổi đơn vị đo

Vận dụng giải quyết bài toán thực tế

Hỗ trợ học sinh tự học, là nguồn học liệu giúp ba mẹ dễ dàng hỗ trợ các con học tập

II Nội dung.

1 Đơn vị đo khối lượng.

1.1 Bạn đã biết những đơn vị đo khối lượng nào?

Ta đã biết để so sánh hai vật xem vật nào nặng hơn hay nhẹ hơn người ta có một cách là đo khối lượng của vật đó với vật dụng quen thuộc là chiếc cân Chẳng hạn 1 quả bưởi nặng 1kg có khối lượng bằng tổng khối lượng của 5 quả cam, mỗi quả cam nặng 200g

1kg

1kg

1kg

200g

Một quả cam trong thực tế trung bình nặng 200g (trong đời sống một số vùng miền còn nói quả cam nặng 200g là nặng 2 lạng), phải 5 quả cam mới nặng bằng 1 quả bưởi!

Nếu dùng gam ta đã đo được khối lượng của một chim, đương nhiên ta cũng có thể đo được khối lượng của một con trâu (có con trâu nặng lên đến 1 000kg=1 000 000g)

Bạn hãy xem hình ảnh những chú chim đậu trên lưng một con trâu dưới đây và tưởng tượng xem khối lượng của chú chim so với khối lượng một con trâu thế nào?

Trong đời sống hàng ngày chúng ta còn gặp những vật rất nặng, chẳng hạn 1 bao xi măng nặng 50kg, một chiếc ô tô nặng 1 500kg; có những khối đá mà người Ai Cập cổ đại xây Kim tự tháp nặng đến 80 000kg=80 000 000g Vậy nếu chỉ dùng đơn vị đo là gam hay kg như đã học thì việc

mô tả những vật rất nặng sẽ phải cần đến con số có rất nhiều chữ số, điều này sẽ gây ra sự bất tiện Vì thế người ta đưa ra những đơn vị đo khối lượng khác như yến, tạ, tấn để đo các vật có khối lượng lớn

Ghi nhớ: Bảng đổi đơn vị đo khối lượng.

1 yến =10kg; 1 tạ =10 yến; 1 tấn =10 tạ; 1 tạ=100kg, 1 tấn =1000kg

Trang 2

Bạn hãy tưởng tượng nếu xét về khối lượng thì một chú trâu nặng1 tấn bằng 1000 quả bưởi nặng 1kg

Bài 1 Số ?

a 2 yến = ? kg 5 yến=? kg

b 9 tạ= ? yến 9 tạ = ? kg

c 4 tấn =? tạ 15 tấn = ? tạ

Nghĩ thế nào? Bạn chỉ cần xem lại bảng đổi đơn vị đo khối lượng là làm được ngay.

Để đổi yến về kg, bạn cần nhớ 1 yến bằng bao nhiêu kg?

Kết quả: 2 yến=2 10 kg 20kg Các câu khác cũng được suy nghĩ như vậy! (Bạn có thể xem cách làm và đáp số ở phần hướng dẫn cuối tài liệu)

Bài 2: Chọn khối lượng thích hợp của mỗi con vật.

80g; 8kg; 8 yến; 8 tạ; 8 tấn

- Cá voi xanh

- Cá mập trắng

Trang 3

- Cá heo Maui

- Cá song

- Cá chuồn Nghĩ thế nào? Rất đơn giản, các hình ảnh sẽ giúp chúng ta có một góc nhìn về khối lượng của các con cá Câu hỏi đặt ra là: Qua hình ảnh trên, con cá nào nặng nhất? Nhẹ nhất? Thứ tự về khối lượng của chúng được sắp xếp thế nào? Từ đó bạn sẽ tìm được khối lượng tương ứng của chúng theo thứ tự 80g; 8kg; 8 yến; 8 tạ; 8 tấn

Bài 3 Số ?

a 2 tấn = ? kg 4 000 kg = ? tấn

c 6 yến = ? kg 80 kg = ? yến

Nghĩ thế nào? Đây là một bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng Câu hỏi đặt ra là: Các đơn vị đo khối lượng liên quan với nhau như thế nào?

Gợi ý: Bạn có thể tham khảo bảng tóm tắt dưới đây Đối với tấn, tạ, yến, kg hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau 10 lần (rất giống với cách ghi số tự nhiên đã học) Riêng 1kg=1000g nên ta bỏ trống 2 cột không xác định đơn vị đo trung gian)

Theo bảng nếu đổi từ tấn sang tạ bạn chỉ cần thêm 1 chữ số 0 vào sau, từ tấn sang yến bạn thêm

2 chữ số 0 vào sau, từ tấn sang kg bạn thêm 3 chữ số 0 vào sau…

Ví dụ 3 tấn =?kg, câu trả lời rất đơn giản viết số 3 và thêm 3 chữ số 0 ta được 3 000kg Hay

42 tạ=?kg Bạn thấy từ tạ đổi sang kg sẽ thêm 2 chữ số 0 Bạn chỉ cần viết 4200, vậy

42 tạ=4200kg

Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị có giá trị lớn hơn, bạn chỉ cần làm ngược lại!

Bài 4 Tính hoặc tìm số ?.

a 120 tạ + 70 tạ

b 8 tấn + 12 tấn + 130 tấn

c 8 yến 5kg = ? kg

Trang 4

d 7 tấn 6 tạ = ? kg

e* 9 tạ + 791 kg = ? kg

f* 7 tấn +6 tạ+ 9 yến + 5kg = ? kg

Nghĩ thế nào?

Câu a,b Mời các bạn tự làm nhé

Câu c Ta cần đổi từ 8 yến 5kg về kg Khó khăn ở đây là gì?

8 yến 5 kg có sự xuất hiện 2 đơn vị đo ở một biểu thức Vậy để đơn giản tính toán ta sẽ đổi chúng

về cùng một đơn vị đo, ta đổi 8 yến về kg cho đơn giản

Câu d 7 tấn 6 tạ = ? kg Suy nghĩ như câu c, bạn đổi từ tấn, tạ về kg và tính

Câu f* 7 tấn +6 tạ+ 9 yến + 5kg = ? kg Tương tự như câu d, đổi về kg và tính

-Nếu khó khăn bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

Khi thuộc bảng đơn vị đo khối lượng ta có thể đọc lần lượt các đơn vị đo theo thứ thự từ lớn đến

bé hoặc từ bé đến lớn, mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số

Ví dụ1: đổi 7 tấn 6 tạ = ? kg

Ta đọc từ đơn vị đo cần đổi về (kg) ngược về đến tấn, mỗi hàng ứng với 1 chữ số Đơn vị đo nào không có ta điền chữ số 0

Đổi đổi 7 tấn 6 tạ về đơn vị ki-lô-gam ta đọc như sau: ki-lô-gam (0); yến (0); tạ (6); tấn (7) Trong thực hành bạn nên vừa đọc vừa viết từ phải qua trái: 0  006007600

Kết quả 7 tấn 6 tạ = 7 600kg

Ví dụ 2: đổi 7 tấn 26 kg = ? kg

Ta đọc từ đơn vị đo cần đổi về (kg) ngược về đến tấn, mỗi hàng ứng với 1 chữ số Đơn vị đo nào không có ta điền chữ số 0 Tuy nhiên so với ví dụ 1 thì ở đây có 26kg được hiểu là 2 yến và 6 kg (vì 26kg=2 yến+6 kg) Như vậy đọc 7 tấn 26 kg là: ki-lô-gam (6); yến (2); tạ (0); tấn 7 Vừa đọc vừa viết theo thứ tự là 6  26  026  7026

Kết quả 7 tấn 26 kg = 7 026 kg

(lưu ý: Bạn cũng có thể đọc xuôi từ đơn vị đo lớn đến đơn vị đo lớn, tất nhiên sẽ khó hơn một chút)

Bài 5 Cửa hàng Phương Nga ngày thứ nhất bán được 7 yến gạo nếp và 132 kg gạo tẻ Ngày thứ 2

bán được 56kg gạo nếp và 1 tạ7 kg gạo tẻ Tính tổng khối lượng gạo nếp và gạo tẻ cửa hàng Phương Nga bán được trong hai ngày đó

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo cách đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 1: Cửa hàng Phương Nga ngày thứ nhất bán được 7 yến gạo nếp và 132 kg gạo tẻ

Ta suy thêm được gì?

Câu văn 2: Ngày thứ 2 bán được 56kg gạo nếp và 1 tạ 7 kg gạo tẻ

Ta suy thêm được gì?

Bài toán gồm các bước tính nào? phép tính tương ứng là gì?

Bài 6 Bác Thu thuê một chiếc xe ô tô chở 3 tấn táo được xếp vào các thùng như nhau, mỗi thùng

đựng 10kg táo Hỏi chiếc xe đó chở được nhiều nhất bao nhiêu thùng táo?

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo các đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 1: Bác Thu thuê một chiếc xe ô tô chở 3 tấn táo được xếp vào các thùng như nhau, mỗi thùng đựng 10kg táo gồm những thông tin nào? Thông tin đó suy thêm được gì?

Bài toán gồm các bước tính nào? Phép tính tương ứng là gì?

Bài 7 Bác Thương thuê một chiếc xe ô tô được đăng ký với trọng tải 5 tấn để chở xi măng (xe trọng tải 5 tấn nghĩa là khối lượng hàng hoá chở trên xe không được vượt quá 5 tấn) Sau khi xếp lên xe 487 tạ xi măng loại A, bác Thương muốn xe chở thêm xi măng loại B Tính khối lượng xi măng loại B mà xe có thể chở được nhiều nhất

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo các đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Trang 5

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 1: Bác Thương thuê một chiếc xe ô tô được đăng ký với trọng tải 5 tấn (xe trọng tải 5 tấn nghĩa là khối lượng hàng hoá chở trên xe không được vượt quá 5 tấn)

Ta suy thêm được điều gì?

Câu văn 2: Sau khi xếp lên xe 487 tạ xi măng loại A, bác Thương muốn xe chở thêm xi măng loại

B Ta suy thêm được điều gì?

Câu văn 3: Tính khối lượng xi măng loại B mà xe có thể chở được nhiều nhất Ta hiểu thế nào là nhiều nhất trong trường hợp này?

Bài toán gồm các bước tính nào? phép tính tương ứng là gì?

Bài 8* Một xe ô tô chở được nhiều nhất 3 tấn hàng Nếu chở các thùng hàng loại mỗi thùng nặng

12kg thì nhận được cước phí mỗi thùng là 20 000 đồng

Nếu chở các thùng hàng loại mỗi thùng nặng 6kg thì nhận được cước phí mỗi thùng là 11 000 đồng

Theo em, người lái xe nên nhận chở hàng loại nào thì được nhiều tiền cước phí hơn?

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo các đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 2: Nếu chở các thùng hàng loại mỗi thùng nặng 12kg/ thì nhận được cước phí mỗi thùng

là 20 000 đồng/ Câu văn cho ta 2 thông tin Với 3 tấn hàng = 3 000kg và 12kg/1 thùng ta suy thêm được điều gì?

Câu văn yêu cầu: So sánh số tiền cước phí của 2 trường hợp xem cách nào được lợi hơn? Một cách suy nghĩ đơn giản là ta tính số tiền ở 2 trường hợp và so sánh Bước tính được xác định là: + Tính số thùng hàng

+ Tính số tiền

Chúng ta gặp khó khăn vì phải thực hiện phép chia cho 12 chưa học đến

Vậy có cách nào để so sánh khác không? Bạn để ý đến câu văn của hai trường hợp, so sánh khối lượng và so sánh giá cước phí có gì đặc biệt không?

Bài 9* Khi gặp biển báo giao thông như hình bên có ý nghĩa là gì?

A Cho phép các tải có trọng tải trên 4 tấn đi qua

B Cho phép các tải có trọng tải dưới 4 tấn đi qua

C Cho phép các tải có trọng tải từ 4 tấn trở xuống đi qua D

Nghĩ thế nào? Bạn tìm hiểu về biển cấm được qui định trong Luật an toàn giao thông giúp nhé Chúc bạn luôn có ý thức tự mình và nhắc người khác thực hiện đúng qui định về an toàn giao thông nhé

Bài 10* Có 4kg gạo và một chiếc cân 2 đĩa không có quả cân Làm thế nào lấy ra được 1kg gạo.

Nghĩ thế nào? Ta hiểu gì về chiếc cân hai đĩa? Khi cân ở vị trí thăng bằng thì khối lượng ở hai đĩa cân bằng nhau Đặc điểm này của chiếc cân hai đĩa dễ dàng giúp ta chia thành hai phần bằng nhau một túi gạo, một túi bột mì… Với 4kg gạo bạn dễ dàng dùng cân hai đĩa chia được thành 2 phần bằng nhau

Bài 11** Có 1 chiếc thùng đựng 20kg gạo và 2 chiếc thùng rỗng gồm 1 thùng đựng đầy sẽ được

5kg gạo và 1 thùng đựng đầy sẽ được 4kg gạo Bạn làm thế nào để lấy ra được 2kg gạo

Nghĩ thế nào? Ta chỉ có 2 chiếc thùng rỗng để sử dụng vào việc “đo” khối lượng Mỗi lần dùng chiếc thùng rỗng đựng 5kg khi đổ đầy gạo vào thùng này ta lấy được 5kg Nếu lấy gạo từ thùng đựng đầy 5kg đổ vào thùng rỗng 4kg thì sẽ lấy được 4kg gạo và còn 1kg gạo trong thùng…

HƯỚNG DẪN HOẶC LỜI GIẢI

Trang 6

Chuyên đề: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG Ghi nhớ: Bảng đổi đơn vị đo khối lượng.

1 yến =10kg; 1 tạ =10 yến; 1 tấn =10 tạ; 1 tạ=100kg, 1 tấn =1000kg

Bạn hãy tưởng tượng nếu xét về khối lượng thì một chú trâu nặng1 tấn bằng 1000 quả bưởi nặng 1kg

Bài 1 Số ?

a 2 yến = ? kg 5 yến=? kg

b 9 tạ= ? yến 9 tạ = ? kg

c 4 tấn =? tạ 4 tấn = ? kg

Nghĩ thế nào? Bạn chỉ cần xem lại bảng đổi đơn vị đo khối lượng là làm được ngay.

Để đổi yến về kg, bạn cần nhớ 1 yến bằng bao nhiêu kg?

Kết quả: 2 yến=2 10   20kg Các câu khác cũng được suy nghĩ như vậy! (Bạn có thể xem cách làm và đáp số ở phần hướng dẫn cuối tài liệu)

a 2 yến = 20 kg 5 yến=50 kg

b 9 tạ= 90 yến 9 tạ = 90 kg

c 4 tấn =40 tạ 15 tấn = 150 tạ

Bài 2: Chọn khối lượng thích hợp của mỗi con vật.

80g; 8kg; 8 yến; 8 tạ; 8 tấn

- Cá voi xanh

- Cá mập trắng

Trang 7

- Cá heo Maui

- Cá song

- Cá chuồn Nghĩ thế nào? Rất đơn giản, các hình ảnh sẽ giúp chúng ta có một góc nhìn về khối lượng của các con cá Câu hỏi đặt ra là: Qua hình ảnh trên, con cá nào nặng nhất? Nhẹ nhất? Thứ tự về khối lượng của chúng được sắp xếp thế nào? Từ đó bạn sẽ tìm được khối lượng tương ứng của chúng theo thứ tự 80g; 8kg; 8 yến; 8 tạ; 8 tấn

Bài giải: Thứ tự từ bé đến lớn về khối lượng các con cá là:

Cá Chuồn; cá Song; cá Heo Maui; các Mập trắng và các Voi xanh

Thứ tự từ bé đến lớn về giá trị số đo khối lượng các con cá là: 80g; 8kg; 8 yến; 8 tạ; 8 tấn

Vậy khối lượng Cá Chuồn là 80g; cá Song 8kg; cá Heo Maui 8 yến; các Mập trắng 8 tạ và các Voi xanh 8 tấn

Bài 3 Số ?

a 2 tấn = ? kg 4 000 kg = ? tấn

c 6 yến = ? kg 80 kg = ? yến

Nghĩ thế nào? Đây là một bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng Câu hỏi đặt ra là: các đơn vị đo khối lượng liên quan với nhau như thế nào?

Gợi ý: bạn có thể tham khảo bảng tóm tắt dưới đây Đối với tấn, tạ, yến, kg hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau 10 lần (rất giống với cách ghi số tự nhiên đã học) Riêng 1kg=1000g nên ta bỏ trống 2 cột không xác định đơn vị đo trung gian)

Theo bảng nếu đổi từ tấn sang tạ bạn chỉ cần thêm 1 chữ số 0 vào sau, từ tấn sang yến bạn thêm

2 số 0 vào sau, từ tấn sang kg bạn thêm 3 chữ số 0 vào sau…

Ví dụ 3 tấn = ? kg, câu trả lời rất đơ giản viết số 3 và thêm 3 chữ số 0 ta được 3 000kg Hay 42 tạ= ? kg Bạn thấy từ tạ đổi sang kg sẽ thêm 2 chữ số 0 Bạn chỉ cần viết 4200, vậy 42 tạ=4200kg Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị có giá trị lớn hơn, bạn chỉ cần làm ngược lại!

Bài giải:

a 2 tấn = 2 000 kg 4 000 kg = 4 tấn

Trang 8

b 3 tạ = 300 kg 5 000 kg = 10 tạ

c 6 yến = 60 kg 80 kg = 8 yến

Bài 4 Tính hoặc tìm số ?.

a 120 tạ + 70 tạ

b 8 tấn + 12 tấn + 130 tấn

c 8 yến 5kg = ? kg

d 7 tấn 6 tạ = ? kg

e* 9 tạ + 791 kg = ? kg

f* 7 tấn +6 tạ+ 9 yến + 5kg = ? kg

Nghĩ thế nào?

Câu a,b Mời các bạn tự làm nhé

Câu c Ta cần đổi từ 8 yến 5kg về kg Khó khăn ở đây là gì?

8 yến 5kg có sự xuất hiện 2 đơn vị đo ở một biểu thức Vậy để đơn giản tính toán ta sẽ đổi chúng

về cùng một đơn vị đo, ta đổi 8 yến về kg cho đơn giản

Câu d 7 tấn 6 tạ = ? kg Suy nghĩ như câu c, bạn đổi từ tấn, tạ về kg và tính

Câu f* 7 tấn +6 tạ+ 9 yến + 5kg = ? kg Tương tự như câu d, đổi về kg và tính

Bài giải:

a 120 tạ + 70 tạ=190 tạ

b 8 tấn + 12 tấn + 130 tấn =150 tấn

c 8 yến 5 kg = 80 kg+5 kg =85kg

d 7 tấn 6 tạ = 7600 kg

e* 9 tạ + 791 kg = 1691kg

f* 7 tấn +6 tạ+ 9 yến + 5 kg = 7695 kg

Cách tính:

d 7 tấn 6 tạ = 7 000 kg+ 600 kg=7600 kg

e* 9 tạ + 791 kg = 9 00 kg+791kg= 1691kg

f* 7 tấn +6 tạ+ 9 yến + 5 kg = 7 000 kg+ 600 kg+90 kg+5 kg=7695 kg

Bài 5 Cửa hàng Phương Nga ngày thứ nhất bán được 7 yến gạo nếp và 132 kg gạo tẻ Ngày thứ 2

bán được 56kg gạo nếp và 1 tạ 7 kg gạo tẻ Tính tổng khối lượng gạo nếp và gạo tẻ cửa hàng Phương Nga bán được trong hai ngày đó

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo các đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 1: Cửa hàng Phương Nga ngày thứ nhất bán được 7 yến gạo nếp và 132 kg gạo ta tính được tổng số gạo nếp và gạo tẻ bán được trong ngày thứ nhất

Câu văn 2: Ngày thứ 2 bán được 56kg gạo nếp và 1 tạ và 7 kg gạo tẻ suy thêm được gì? Ta tính được tổng số gạo nếp và gạo tẻ bán được trong ngày thứ hai

Bài toán gồm các bước tính nào? phép tính tương ứng là gì?

+ Tính được tổng số gạo nếp và gạo tẻ bán được trong ngày thứ nhất (phép cộng)

+ Tính được tổng số gạo nếp và gạo tẻ bán được trong ngày thứ hai (phép cộng)

+ Tính tổng của hai ngày (phép cộng)

Bài giải:

Đổi: 7 yến = 70 kg

1 tạ = 100 kg

Khối lượng gạo ngày thứ nhất bán được là:

70 +132 = 202 (kg)

Khối lượng gạo ngày thứ hai bán được là:

56 +100 +7 = 163 (kg)

Cả 2 ngày bán được là:

202+163=365 (kg)

Trang 9

Đáp số: 365 kg

Bài 6 Bác Thu thuê một chiếc xe ô tô chở 3 tấn táo được xếp vào các thùng như nhau, mỗi thùng

đựng 10kg táo Hỏi chiếc xe đó chở được nhiều nhất bao nhiêu thùng táo?

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo các đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 1: Bác Thu thuê một chiếc xe ô tô chở 3 tấn táo được xếp vào các thùng như nhau, mỗi thùng đựng 10kg táo gồm những thông tin nào? Thông tin đó suy thêm được gì?

Bài toán gồm các bước tính nào? phép tính tương ứng là gì?

Bài giải:

Đổi 3 tấn = 3000kg

Số thùng táo xe đó chở được nhiều nhất là:

3000:10=300 (thùng)

Đáp số: 300 thùng

Bài 7 Bác Thương thuê một chiếc xe ô tô được đăng ký với trọng tải 5 tấn để chở xi măng (xe trọng tải 5 tấn nghĩa là khối lượng hàng hoá chở trên xe không được vượt quá 5 tấn) Sau khi xếp lên xe 487 kg xi măng loại A, bác Thương muốn xe chở thêm xi măng loại B Tính khối lượng xi măng loại B mà xe có thể chở được nhiều nhất

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo các đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 1: Bác Thương thuê một chiếc xe ô tô được đăng ký với trọng tải 5 tấn (xe trọng tải 5 tấn nghĩa là khối lượng hàng hoá chở trên xe không được vượt quá 5 tấn) suy thêm được điều gì? Câu văn 2: Sau khi xếp lên xe 487 kg xi măng loại A, bác Thương muốn xe chở thêm xi măng loại B.Ta suy thêm được điều gì?

Câu văn 3: Tính khối lượng xi măng loại B mà xe có thể chở được nhiều nhất Ta hiểu thế nào là nhiều nhất trong trường hợp này?

Bài toán gồm các bước tính nào? Phép tính tương ứng là gì?

Bài giải:

Đổi: 5 tấn = 5 000kg

Khối lượng xi măng loại B xe chở được nhiều nhất là:

5 000 - 487=513 (kg)

Đáp số : 513 kg

Bài 8* Một xe ô tô chở được nhiều nhất 3 tấn hàng Nếu chở các thùng hàng loại mỗi thùng nặng

12kg thì nhận được cước phí mỗi thùng là 20 000 đồng

Nếu chở các thùng hàng loại mỗi thùng nặng 6kg thì nhận được cước phí mỗi thùng là 11 000 đồng

Theo em, người lái xe nên nhận chở hàng loại nào thì được nhiều tiền cước phí hơn?

Nghĩ thế nào? Đọc đề bài toán theo các đã được hướng dẫn (chuyên đề 1)

Bài toán có mấy câu văn? Câu văn nào là câu yêu cầu?

Câu văn 2: Nếu chở các thùng hàng loại mỗi thùng nặng 12kg/ thì nhận được cước phí mỗi thùng

là 20 000 đồng/ Câu văn cho ta 2 thông tin Với 3 tấn hàng = 3 000kg và 12kg/1 thùng ta suy thêm được điều gì?

Câu văn yêu cầu: So sánh số tiền cước phí của 2 trường hợp xem cách nào được lợi hơn? Một cách suy nghĩ đơn giản là ta tính số tiền ở 2 trường hợp và so sánh Bước tính được xác định là: + Tính số thùng hàng

+ Tính số tiền

Chúng ta gặp khó khăn vì phải thực hiện phép chia cho 12 chưa học đến

Vậy có cách nào để so sánh khác không? Bạn để ý đến câu văn cảu hai trường hợp, so sánh khối lượng và so sánh giá cước phí có gì đặc biệt không?

Bài giải: Khối lượng hàng nhiều nhất chở được cả 2 loại là như nhau

Về khối lượng nếu chở 1 thùng 12kg bằng việc chở 2 thùng 6kg Cước phí 1 thùng 12kg thu được

20 000 đồng, còn cước phí 2 thùng 6kg là 2 x 11 000 = 22 000 đồng nhiều hơn 1 thùng 12kg

Trang 10

Vậy chở thùng 6kg có lợi hơn.

Bài giải:

Khối lượng hàng nhiều nhất xe chở được cả 2 loại là như nhau

Ta có: 12 : 6 = 2 Vậy về khối lượng chở 1 thùng nặng 12kg bằng việc chở 2 thùng nặng 6kg Cước phí 1 thùng 12kg thu được 20 000 đồng

Cước phí 2 thùng 6kg là: 2 x 11 000 = 22 000 (đồng)

22 000 > 20 000

Vậy chở thùng 6kg có lợi hơn

Bài 9* Khi gặp biển báo giao thông như hình bên có ý nghĩa là gì?

A Cho phép các tải có trọng tải trên 4 tấn đi qua

B Cho phép các tải có trọng tải dưới 4 tấn đi qua

C Cho phép các tải có trọng tải từ 4 tấn trở xuống đi qua D

Nghĩ thế nào? Bạn tìm hiểu về biển cấm được qui định trong an toàn giao thông giúp nhé Chúc bạn luôn có ý thức tự mình và nhắc người khác thực hiện đúng qui định về an toàn giao thông nhé

Đáp án C Biển số P.106b được qui định trong an toàn giao thông

Bài 10* Có 4kg gạo và một chiếc cân 2 đĩa không có quả cân Làm thế nào lấy ra được 1kg gạo.

Bài giải

Lần 1 đổ gạo vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng Khi đó mỗi đĩa có 4kg:2=2kg

Lần 2 lấy 2kg gạo vừa có được, đổ vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng Khi đó mỗi đĩa cân có 2kg:2=1 kg

Bài 11** Có 1 chiếc thùng đựng 20kg gạo và 2 chiếc thùng rỗng gồm 1 thùng đựng đầy sẽ được

5kg gạo và 1 thùng đựng đầy sẽ được 4kg gạo Bạn làm thế nào để lấy ra được 2kg gạo

Bài giải

Lần 1: Lấy gạo ở thùng 20kg đổ đầy gạo vào thùng 5kg

Lần 2: Đổ gạo ở thùng 5k vào đầy thùng 4kg, phần còn lại ở thùng 5kg là 5kg-4kg=1kg

Lần 3: Đổ gạo ở thùng 4kg vào thùng 20kg, đổ 1kg gạo ở thùng 5kg vào thùng 4kg

Lần 4: Lấy gạo ở thùng 20kg đổ đầy gạo vào thùng 5kg rồi đổ gạo ở thùng 5kg vào thùng 4kg (đã

có 1kg) Khi đó thùng 4kg nhận thêm 3kg nữa là đầy, do vậy thùng 5kg còn lại là 2kg

Ngày đăng: 08/08/2024, 23:48

w