Phía Bắc ngăn cách với Bắc Trung Bộ bởi dãy núi Bạch Mã; phíaTây, một phần giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây tỉnh QuảngNam, còn đại bộ phận tiếp giáp với Tây Nguyên; phía Nam
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Trang 2THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_2023 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Phạm Kim Như 48.01.607.043 Giới thiệu khái quát vùng du lịch Đặng Thị Như Phúc 48.01.607.050 Điều kiện phát triển du lịch Đặng Thị Tuyết Nhung 48.01.607.045 Hiện trạng phát triển
Hồ Nguyễn Hoàng Nhi 48.01.607.040 Khó khăn, hạn chế
Trang 3I Sơ lược về Duyên hải Nam Trung Bộ:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là một vùng địa lý nằm ở miền Trung Việt Nam, kéo dài từ đồng bằng ven biển tới các vùng núi và bán đảo Vùng này bao gồm 8 tỉnh và thành phố, bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận Với diện tích tự nhiên là 44,377 km , dân số 9.385.214 người (năm 2 2022), chiếm 13,4% diện tích và 10,1% lãnh thổ
Đây là vùng được đón bình minh sớm nhất trong cả nước vì có điểm cực Đông của nước ta Phía Bắc ngăn cách với Bắc Trung Bộ bởi dãy núi Bạch Mã; phía Tây, một phần giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (ở phía Tây tỉnh Quảng Nam), còn đại bộ phận tiếp giáp với Tây Nguyên; phía Nam giáp với Đông Nam
Bộ, vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta; toàn bộ phía Đông tiếp giáp Biển Đông rộng lớn với chiều dài 1.290km và có bốn huyện đảo là Hoàng Sa
(Đà Nẵng), Trường Sơn (Khánh Hòa) mang giá trị chiến lược, văn hóa và lịch sử đối với Việt Nam, Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận) tạo cho vùng những sản phẩm du lịch độc đáo, không vùng nào có được Bốn huyện đảo này
đã được quy hoạch để trở thành 4 trong 7 điểm du lịch quốc gia của vùng Một
số đảo của tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa là nơi trú ngụ của loài chim yến, một đặc sản có giá trị cao, nổi tiếng trong và ngoài nước Đây là một lợi thế rất lớn của vùng để phát triển du lịch biển đảo, hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế Với những điều kiện tự nhiên đặc biệt, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và du lịch
Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia cả
về đường bộ, đường sắt (quốc lộ 1A đường sắt Thống Nhất, ) và đường hàng không, gần hải phận quốc tế (14km) và tuyến hàng hải quốc tế, là điều kiện hết
Trang 4sức thuận lợi để có thể đón khách quốc tế và nội địa đến bằng mọi phương tiện giao thông
Vùng này còn là cầu nối quan trọng, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Hạ Lào, những vùng đất không có biển Trong tương lai, cùng với sự tăng trưởng hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông và việc hoàn thành các tuyến hành lang Đông – Tây (EWEC với điểm đầu là cửa khẩu Malawin Mianmar, , điểm cuối là
cảng Tiên Sa Đà Nẵng , dài 1.400km) thì việc khai thác, hợp tác phát triển du lịch của vùng càng trở nên thuận lợi và phát triển mạnh
Với điều kiện phân bố dân cư đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp và những di sản văn hóa phong phú, Duyên Hải Nam Trung Bộ là điểm đến hấp dẫn cho ngành du lịch
II Điều kiện phát triển ngành du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
a)
Về giao thông :
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không và biển; gần TP Hồ Chí Minh
và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế
b)
Về tự nhiên:
Địa hình của vùng có hướng thấp dần từ Tây sang Đông với sự đa dạng của các kiểu địa hình núi, đồi, đồng bằng ven biển và biển, đảo
Địa hình núi cao và trung bình (độ cao từ 700m trở lên) chiếm ưu thế và bị chia cắt phức tạp, kết hợp với dải ven biển hẹp dẫn đến sự phân hoá về tự nhiên theo hướng Đông – Tây gắn liền với sự phân hoá theo độ cao, tạo nên sự đa dạng của
Trang 5tự nhiên, tiền đề quan trọng để đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tiêu biểu là núi Bà
Nà (thành phố Đà Nẵng) cao 1.487m
Địa hình núi thấp (độ cao từ 300 – 700m) phân bố thành những dải hẹp, chuyển tiếp giữa vùng núi trung bình và vùng gò đồi, chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, lượn theo hướng vòng cung của dãy Trường Sơn, tạo nên những cảnh quan kì thú
Địa hình gò đồi (độ cao dưới 300m) có độ dốc thoải là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển và đồi núi Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng
và hơi nghiêng về phía đông ra tới biển Tất cả các địa hình này kết hợp tạo thành nhiều cảnh quanh kỳ thú, thơ mộng, trở thành những thắng cảnh nức tiếng Trong cấu trúc chung của địa hình, thỉnh thoảng có dãy núi đâm ngang ra biển, tạo cho bờ biển của vùng có nhiều bán đảo, vũng vịnh kín gió, nhiều bãi tắm đẹp như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bán đảo Phương Mai (Bình Định), bán đảo Hòn Gốm (Khánh Hoà); bãi biển Non Nước, Mĩ Khê, Cà Ná, Mũi Né, trong đó bãi biển Đà Nẵng trải dài khoảng 30km từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước đã được tạp chí Forbes của Hoa Kì bình chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh
c)
Về khí hậu:
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình và biển nên Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng: nóng ẩm, ánh sáng nhiều, có 2 mùa mưa và mùa khô khá rõ rệt Khí hậu có sự phân hoá theo 2 mùa:
Tiểu vùng phía Bắc (bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quãng Ngãi), đặc trưng khí hậu ở đây là có lượng mưa khá lớn (trung bình 2.000 – 2.500mm ở đồng bằng và trên 2.500mm ở vùng núi).
Trang 6Tiểu vùng phía Nam (bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận), có lượng mưa ít hơn hẳn so với tiểu vùng phía Bắc, trung bình năm khoảng 1.500 – 2.000mm ở đồng bằng và trên 2.000m ở vùng núi cao.
Nhìn chung, khí hậu của vùng thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm, song cần chú ý đến thời gian hay xảy ra bão, lũ,…
d)
Về sông ngòi:
Sông ngòi ở vùng thì ngắn, dốc, không điều hòa, mạng lưới dày đặc, thường gây
lũ lụt khi đến mùa mưa, ít thuận lợi cho giao thông song lại mang về tiềm lực phát triển thủy điện, du lịch to lớn Mặt khác, nguồn nước ngầm của vùng cũng rất phong phú, chất lượng và trữ lượng nước khoáng, nước nóng của vùng cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, làm nguyên liệu sản xuất phục vụ du lịch cũng như
có thể làm nguyên liệu chữa bệnh Có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở khu vực, ví dụ như nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Hội Vân (Bình Định), …
e)
Về tài nguyên rừng:
Diện tích rừng của Duyên hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng có diện tích rừng lớn nhất nước ta, với nhiều kiểu như: rừng nhiệt đới xanh quanh năm, rừng non tái sinh, rừng hỗn giao tre, gỗ, … Là môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật quý hiếm, đa dạng sinh học cao Thuận lợi cho việc khai thác du lịch sinh thái ở các khu vực bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển Có thể kể đến một số địa điểm như khu dự trữ sinh quyển thế giới Việt Nam (Cù Lao Chàm), khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà,…
f)
Về văn hoá – con người:
Lễ hội ở vùng du lịch này rất phong phú, vừa có các lễ hội dân gian của người
Việt như lễ hội Tây Sơn (Bình Định), lễ hội Quan Thế Âm (thành phố Đà Nẵng),
Trang 7lễ hội Thu Bồn, lễ vía Bà Thiên Hậu (Quảng Nam), lễ hội cầu ngư (Nghinh ông)
từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tuy thời gian diễn ra có khác nhau; vừa có các lễ hội đặc trưng của dân tộc Chăm như lễ hội Katê (Ninh Thuận, Bình Thuận), lễ hội Tháp bà Pônagar (Khánh Hoà) Bên cạnh đó các tỉnh, thành phố ở Duyên hải Nam Trung Bộ còn có các festival văn hoá du lịch, tiêu biểu là lễ hội pháo hoa
(thành phố Đà Nẵng), festival di sản Quảng Nam, festival biển Khánh Hoà.
Trong vùng có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như đá mĩ nghệ Non Nước (thành phố Đà Nẵng); làng dệt chiếu Cẩm Nê, dệt lụa Duy Trinh, gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam); các làng gốm của người Chăm: Làng dệt thổ cẩm Chăm Mĩ Nghiệp (Ninh Thuận), Bầu trúc (Ninh Thuận),…Đây là những nét văn hoá rất đặc trưng có sức thu hút cao đối với du
khách
Về các tài nguyên nhân văn khác: loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, nổi tiếng của vùng là hát chòi, hát bội và tuồng cổ…Những loại hình nghệ thuật này được giữ gìn và phát huy nhằm làm tăng thêm sắc màu cho sản phẩm du lịch của vùng
Ẩm thực của vùng là những món ăn đơn giản, nhưng khiến bao người phải suýt xoa bởi hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được với các món hải sản được chế biến và thưởng thức theo cách riêng như: Gỏi cá Nam Ô, bánh tráng thịt heo
(Đà Nẵng); mì Quảng, bê thui Cầu Mống, cao lầu Hội An (Quảng Nam); mít non trộn sứa, gỏi trứng cá chuồn, gỏi cá cơm (Quảng Ngãi); bánh tráng Bình Định; nem Ninh Hoà, bún sứa, gỏi sứa, cháo hàu, yến sào (Khánh Hoà); cá ngừ, cua đinh, ốc nhảy (Phú Yên); nước mắm Phan Thiết, thanh long ruột đỏ (Bình Thuận); tỏi Phan Rang, nho Ninh Thuận,…
Trang 8Nhà nước đang có những sự quan tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch vùng Du khách cũng đã có nhiều sự chú ý đến hoạt động du lịch của khu vực nhờ vào các bài báo nổi tiếng của thế giới giới thiệu hoặc thông qua những bài quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đây cũng là một điều đáng mừng cho ngành du lịch của vùng nói riêng và của Việt Nam nói chung
III Hiện trạng phát triển:
Mở cửa hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, các địa phương Nam Trung Bộ tập trung các giải pháp khôi phục và phát triển du lịch gắn với "sống thích ứng an toàn với Covid-19" Nhờ đó, cùng với sự nhộn nhịp của du lịch trong nước, du lịch quốc tế cũng dần khởi sắc
Theo thống kê của ngành du lịch các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, số lượt khách đến, trong đó có khách du lịch quốc tế, tăng mạnh Tổng lượt khách đến Bình Định trong chín tháng qua đạt 3,5 triệu lượt, tăng 200,3% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế gần 400 nghìn lượt, tăng gần 500%
Ở Phú Yên, trong 10 tháng, tổng lượt khách đến hơn 1,8 triệu, tăng 444,7%; trong đó, khách quốc tế 5.900 lượt, tăng 263% Còn ở Khánh Hòa, tổng lượt khách lưu trú đạt 2.116.093 lượt, tăng 342,4%; trong đó, khách quốc tế 155.548 lượt, tăng 673,52%
Đạt được kết quả nêu trên là nhờ các tỉnh đã thực hiện những chương trình hợp tác phát triển du lịch; liên kết phát triển sản phẩm du lịch; mở rộng và phát triển thị trường; cải thiện năng lực cạnh tranh; nâng cao sức hấp dẫn điểm đến thu hút khách quốc tế; khôi phục, thúc đẩy phát triển các đường bay quốc tế trực tiếp;
Trang 9mở rộng, đa dạng thị trường khách quốc tế; phối hợp xúc tiến, quảng bá; thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đón khách quốc tế…
Vùng đất Duyên hải Nam Trung Bộ được đánh giá là sẽ có bước tăng trưởng mới, khi Bình Định ký hợp tác với bốn hãng hàng không Viettravel Airlines, Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways Cùng với đó, Quy Nhơn mở thêm các tuyến bay trong nước, đồng thời triển khai các đường bay tới Cheongju
(Hàn Quốc) và thời gian tới là Nhật Bản Cảng hàng không Phù Cát cũng đã
được định hướng phát triển thành sân bay quốc tế
a) Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch
Nhằm nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, Phú Yên tập trung xây dựng các khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại kết hợp du lịch như Grand Sala Tuy Hòa, Stelia beach resort, Trung tâm hội nghị Pytopia, Apec Mandala Wyndham Phú Yên, The Light Phú Yên…; dịch vụ vui chơi, giải trí được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới khang trang tại các huyện, thị xã; xây dựng Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu… Du lịch
Phú Yên đã có diện mạo mới, từng bước khẳng định thương hiệu "Phú Yên -Điểm đến hấp dẫn và thân thiện".
Thêm vào đó, tỉnh Khánh Hoà cũng đã năng động, tích cực trong việc chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh Có thể thấy, nỗ lực của các địa phương trong phục hồi phát triển du lịch, trong đó có du lịch quốc tế, bước đầu mang lại hiệu quả Trên thực tế, các tỉnh đã có nhiều mô hình phối hợp hiệu quả trong xây dựng, khai thác các tour du lịch phục vụ khách quốc tế, các hãng lữ hành quốc tế
Trang 10Hiện nay, ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đang phối hợp triển khai
thực hiện chương trình "Tour du lịch một hành trình ba điểm đến Bình Định-Phú Yên-Khánh Hòa, phục vụ thị trường khách du lịch Đông Bắc Á", theo hướng bền
vững, đa dạng sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách
Để đạt hiệu quả, lãnh đạo các tỉnh xác định cần tập trung thực hiện đồng bộ một
số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch, phát huy các yếu tố truyền thống; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch; tăng cường xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch, với quy mô lớn trong nước
và nước ngoài, thông qua tổ chức các chương trình famtrip, presstrip giới thiệu các gói sản phẩm đặc thù; tổ chức các chương trình roadshow giới thiệu du lịch đến các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á…
b) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Thực trạng về nhân lực để đáp ứng cho du lịch của vùng duyên hải Nam Trung
Bộ thì trên thực tế không phải ai cũng có hiểu biết về vùng này một cách rõ ràng, tường tận để giới thiệu cho du khách Phần lớn cư dân ở đây có truyền thống sinh sống bằng nghề đánh bắt, nên phần nào sẽ không có đủ kỹ năng nghiệp vụ
để đáp ứng đúng yêu cầu của ngành du lịch nhất là trong tỉnh hình hội nhập hiện nay, một số doanh nghiệp chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh mà bỏ qua công tác đảo tạo, hoặc ít tổ chức bồi dưỡng người lao động, trong khi ngành du lịch là một ngành đòi hỏi sự năng động, cần cập nhật thưởng xuyên theo diện rộng những kiến thức và kỹ năng
c) Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng nhân lực du lịch
Về nhận thức:
Trang 11• Trong công tác giáo dục thì nhà trường và doanh nghiệp cần kết hợp trong công tác đào tạo để người học có thể tận dụng được hết các kiến thức lý thuyết
và thực tiễn
• Vấn đề quan trọng hơn là nhận thức của mỗi người, cần nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển du lịch, thực hiện liên kết các địa phương lại việc này sẽ giúp phát huy được thế mạnh riêng của mỗi địa phương, học hỏi và vận dụng được những nét độc đáo của từng vùng, loại bỏ những mặt yếu kém của sản phẩm hay dịch vụ,
Về kiến thức, kỹ năng: Việc đào tạo theo trực quan luôn mang lại hiệu quả cao
hơn Cần áp dụng hình thức tham quan thực tế (field visit), cầm tay chỉ việc (on-the-job- training) sẽ giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu, và nhờ đó sẽ làm cho chất lượng phục vụ hoàn hảo hơn bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cán bộ, chính quyền địa phương, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam,…
Về công cụ lao động: Đối với ngành du lịch, một trong những công cụ lao động
chính là ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng Những hạn chế về ngôn ngữ sẽ dẫn đến những trường hợp hiểu lầm tai hại, hoặc những thiếu sót trong cung cấp dịch vụ cho khách
Đối với vùng duyên hải Nam Trung Bộ cần xác định đúng thị trường du khách cùng loại hình hoạt động du lịch của thị trường này để chọn ngôn ngữ cho phù hợp Ví dụ như trong thời gian qua tại Nha trang hay Mũi Né
có thị trường du khách Nga khá phát triển, chất lượng nhân lực được thể hiện một phần ở khả năng ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Nga bởi lực lượng
Trang 12lao động Cần tổ chức dạy và khuyến khích học ngoại ngữ thường xuyên cho nguồn nhân lực sẽ giúp cải thiện đáng kể những hạn chế trong hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và nhân viên phục vụ,
Kết luận: Thực trạng phát triển du lịch của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của nhiều tỉnh trong vùng, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào vùng sâu vùng xa, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biển và hải đảo Những kết quả thu được của sự phát triển du lịch ở các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian vừa qua thực sự đáng ghi nhận
Trong sự phát triển du lịch vùng có sự đóng góp của việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch biển đảo gắn với đặc trưng của các di sản văn hóa, tạo nên sự thu hút nhất định đối với khách du lịch trong nước và quốc tế
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển du lịch vùng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, thiếu tầm nhìn tổng thể và sự liên kết phát triển
du lịch toàn vùng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững
Đối với công cuộc phát triển du lịch của vùng, nhà nước ta rất quan tâm cụ thể
như: Quyết định số 2350/QĐ-TTg phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" của
thủ tướng chính phủ ban hành năm 2013, cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng nhằm:
Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch đảm bảo có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ toàn vùng và với các vùng phụ cận.