Kỹ thuật ghép cải tạo vườn xoài Trường hợp cây xoài quá cao, sức sinh trưởng kém, bị lai tạp không đúng giống, mật độ quá dầy hoặc giống xoài đó không còn phù hợp với thị trường, bắt buộ
Trang 1KY THUAT Trồng
Trang 2PHẦN 1
CÁC GIỐNG XOÀI VÀ
CÁCH TRÔNG
Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc
họ Anacardiacae Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và
nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi) Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm
Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau và
trồng quanh năm Xoài là một trong những cây được
khuyến cáo mạnh trong việc cải tạo vườn tạp Một
phần có thể do hiệu quả kinh tế rất cao, được mang
lại từ loại cây này
Xoài là cây dễ trồng nhưng muốn đạt hiệu quả cao, nông dân nên tuân thủ một số phương pháp kỹ thuật trong chọn giống, trồng và chăm sóc
Hiện nay, trên thị trường có khoảng 50 giống xoài các loại, có một số giống nhập từ nước ngoài về cho năng suất cao và chất lượng ngon Tuy nhiên những giống xoài được người tiêu dùng ưa thích là: cát Hòa
Lộc, Cát Chu, Thái Lan, ĐT-X15
Trang 31 Chọn giống
- Xoài cát Hòa Lộc xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, có đặc tính trái to, trọng lượng 0,6- 0,7kg/trái Đây là giống xoài ngon có tiếng, cơm dày,
thịt vàng, không có xơ, hạt nhỏ hương vị thơm ngon
- Xoài Cát Chu có 2 loại, Chu Đen và Chu Trắng
Đây là giống xoài được xếp thứ 2 sau xoài cát Hòa Lộc Đặc điểm của giống xoài này là trọng lượng trái
khoảng 0,4-0,5kg/trái, cơm dày, hạt nhỏ, không xơ và ngọt.
Trang 4- Xoài Thái Lan, trái giống xoài Thanh Ca nhưng
tròn hơn và vỏ dày xanh đậm hơn Trọng lượng trung bình của trái 0,3- 0,35 kg/trái
Trái ăn có vị ngọt
Trang 5- Xoài ĐT-15, đây là giống xoài xanh của Thái Lan
có chất lượng ngon đang được thị trường ưa chuộng
Tỷ lệ đậu trái cao, cây ð tuổi cho năng suất từ 60-
70kg/cây Trọng lượng trung bình của trái 0,35- 0,4kg/trái Trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ
xanh đậm có thể ăn xanh, chín đều rất ngon
- Khi trồng nên chọn giống ghép, cây phải khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống VỊ trí ghép cách gốc từ 15-20cm, chiều cao cây 5ð0-70cm tính từ mặt bầu lên
- Vườn phải thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây
hại cho cây
- Tùy theo địa hình nên bố trí mương thoát nước
cho phù hợp Mương thoát nước phụ rộng 0,3-0,4m, sâu 0,8-0,4m Mương chính rộng 0,5-0,8m và sâu 0,5- 0,7m
3 Thời vụ và cách trồng
- Trồng xoài vào đầu mùa mưa, từ tháng ð-7 để có
đủ nước tưới trong giai đoạn đầu
Trang 6- Đào hố kích thước khoảng 60 x 60 x 60 cm, mỗi
hố trộn 30-50 kg phân hữu cơ đã hoai mục và 0,5kg vôi bột, 0,ðkg lân và 1 muỗng cà phê phèn xanh vào lớp đất mặt Cho tất cả các hỗn hợp này xuống hố để
từ 20-30 ngày mới trồng Khi trồng trộn thêm khoảng 2kg phân hữu cơ vi sinh/gốc
- Khoảng cách trồng tùy vào độ màu mỡ của đất, nhưng mật độ thường là 6 x 6m hay 8-9m/cây Có thể
trồng theo hình vuông Nếu trồng xoài ĐT-15 thì mật
độ 3 x 3m/cây, song phải tạo tán thường xuyên Tuy
nhiên, ở những vùng cao nên trồng thưa để cây có tán
lớn, tuổi thọ cao
4 Bón phân
- Giai đoạn cây tơ bón 100-150 gram phân NPK 20-
20-15+TE/gốc/lần Cây con năm đầu tiên nên pha phân vào nước tưới 2 tháng/lần
- Giai đoạn cây lớn, khi cây cho trái gia tăng lượng phân bón sau khi thu hoạch để cây đủ sức nuôi trái năm sau
- Trên đất màu mỡ không nên bón nhiều phân ure cho cây
- Ở một số loại xoài bón nhiều phân ure, Kali trái
bị nứt, có vị chát Gặp trường hợp này bón thêm vôi, CaSOa
Trang 7- Cắt tỉa cành bị sâu bệnh và cành vượt tránh lây
lan dịch bệnh
5 Tia canh, tao tan
- Xoài là cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, tạo tán
tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho
việc ra hoa đậu trái Khi cây có chiều cao 1m, cắt tỉa
cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển
ð-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng
làm cành cấp I Khi cành cấp I dài 0,B5-0,8m tỉa tiếp
và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc
và tán sẽ phát triển theo dạng tròn
- Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu
bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối để cây
thông thoáng Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu
hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa
Trang 8PHẦN 2
KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI GHÉP
IL Kỹ thuật ghép cải tạo vườn xoài
Trường hợp cây xoài quá cao, sức sinh trưởng kém,
bị lai tạp không đúng giống, mật độ quá dầy hoặc giống xoài đó không còn phù hợp với thị trường, bắt buộc phải cải tạo, sử dụng kỹ thuật ghép để trồng có
hiệu quả hơn
1 Trường hợp cây quá cao lớn
Tiến hành cưa bớt phân nửa số nhánh chính, sơn đầu cành chống mục, từ vị trí này sẽ mọc lên rất
nhiều cành, tỉa bỏ tất cả chỉ chừa lại 2 - 3 cành mập
mạnh, tiến hành ghép giống mới vào các cành này Năm sau sẽ tiến hành cải tạo tiếp số cành cây lớn còn
lại Có thể ghép bằng 2 cách:
a Ghép cành nêm đọt
- Cắt cành ghép: Chọn cành ghép được 1 năm tuổi,
bỏ phần ngọn và các mầm yếu, cắt thành đoạn dài 6 -
10em và giữ lại 2 - 3 mầm, cắt vat (30 - 45°) vao trong
cành 1 đoạn dài 3 - 5cm tại 2 mặt bên của cành ghép
Trang 9tạo thành hình cái nêm Độ dày của nêm phải vừa đủ
để lách vào vết tách của mặt gốc ghép
- Cắt cành ghép: Dùng dao thật sắc cắt ngang cành
chuẩn bị ghép, tạo thành mặt cắt bằng phẳng, nhấn Sau đó chẻ tách mặt cắt theo đường kính đi qua tâm mặt cắt tạo thành miệng ghép
- Cấm cành ghép: Dùng dao ghép cắm nhẹ vào miệng cành ghép trước khi cắm cành ghép vào Cắm
xong cành ghép thì từ từ rút nêm ra
- Buộc dây: Dùng dây nylon quấn xung quanh chỗ ghép và quấn xung quanh cành ghép
- Tháo dây: Sau ghép khoảng 3 - 4 tuần, thăm
thường xuyên cành ghép, nếu thấy mọc mầm thì tháo
dây quấn ra, chỉ chừa dây quấn nơi vết ghép
b Ghép mắt
Ghép hình chữ H là chủ yếu, rạch 2 đường song
song trên thân, cành của gốc cây ghép, cách nhau 0,5
- lem; dài 2 - 2,ðcm; rạch ở giữa tạo hình chữ H
- Cất phiến mâm: Phía trên mầm lcm, cắt vết
ngang, rồi từ dưới mầm 1cm, cắt lên phía trên, ở giữa phiến mầm có một ít gỗ
- Cắm phiến mầm: Tách vỏ miệng ghép chữ H ra 2
Trang 10mầm vào giữa vỏ và gỗ gốc ghép Buộc bằng dây nylon, rộng 1 - 1,2cm; quấn từ dưới lên trên, vòng sau
đè lên 1/3 vòng trước, cần thiết quấn bịt kín mắt
ghép Sau khi ghép 15 - 17 ngày, kiểm tra nếu mắt ghép sống thì tháo dây nơi có mầm của mắt ghép
2 Trường hợp cây còn tơ từ 3-10 năm tuổi
Chọn các vị trí thích hợp trên các cành thấp xung
quanh thân chính từ 1 - 1,5m, ghép giống mới vào các
vị trí này Sau 20 ngày tháo băng (do cách ghép này
phải dùng nylon có độ đàn hồi chuyên ghép cây, quấn kín cành ghép để hạn chế bốc thoát hơi nước), để ổn định 1 tuân, cắt bỏ cành mẹ cách vị trí ghép 4 - 5 cm
để kích thích cành ghép mọc mạnh Có thể áp dụng phương pháp ghép cành nêm đọt hoặc ghép mắt
Lưu ý: Không cắt toàn bộ cành cùng 1 lúc, đặc
biệt vào mùa nắng vì cây có thể chết, nên chừa cành
quang hợp để nuôi cây Sau khi các cành mới phát
triển được 4 tầng lá thì tiến hành cắt nốt cành còn
lại
Trang 11II Chăm sóc, kích thích ra hoa
1 Kích thích cho xoài ra đọt và hoa đồng loạt
Sau khi thu hoạch cây xoài khoảng 1 - 1,5 tháng,
tiến hành bón phân tỉa cành nhanh, gọn nhằm kích thích ra đọt đồng loạt Một số vườn có điều kiện, sau thu hoạch có thể áp dụng biện pháp xiết nước, bơm nước ra khỏi mương vườn, hạ mực thủy cấp xuống sâu trong vài tuần Sau đó cho nước vô mương, kết hợp
bón phân tưới nước đẫm cây sẽ ra hoa đồng loạt Tỷ
lệ phân lúc này cần nhiều đạm để cây có thể ra lá tốt,
có thể bón NPK theo công thức 3 - 1 - 1 hoặc 3 - 2 —
1, tổng lượng phân áp dụng khoảng 1 kg NPK 20 - 20
- lỗ + 1 kg urê cho cây 7 - 10 năm tuổi
Có thể áp dụng: Nitrat kali (KNO¿) nồng độ 1-1,5% (100 - 150gr/10 lít nước) đối với một số giống mẫn cảm
như xoài Thơm, xoài Bưởi, xoài Cát Chu Nên sử dụng Dola 02X, liều lượng 0,4 - 0,5% (40 - 50gr/10 lit nước)
cho các giống khó ra hoa như Cát Hòa Lộc, Cát Nước,
Xoài Tượng
Sau ð - 7 ngày, quan sát thấy mầm hoa ra không
đều, tiến hành phun bổ sung 1/2 liều lượng đã sử dụng
để cây ra đọt và hoa đồng loạt hơn Giai đoạn này có
một số đối tượng dịch hại quan trọng như bọ cắt lá, bọ trĩ, sâu đục cành non, bệnh thán thư Có thể phối hợp
Trang 12cùng lúc các loại thuốc để phòng trừ sâu bệnh: Fenbis, Manzate, Basudin 50ND, Dithane Trường hợp có rầy bông xoài và bọ trĩ nên pha thêm Butyl + Admire
2 Quy trình phun xịt xoài
Can lưu ý đặc điểm của cây để xử lý xoài ra hoa
đạt kết quả cao:
- Xoài tơ 4 - 10 năm tuổi: Cây cần ra đọt từ 2 - 3 lần, sau đó cây mới có thể ra hoa được
- Xoài hơn 10 năm tuổi: chỉ cần ra đọt một lần là có
thể ra hoa được Để hỗ trợ cây phân hóa mầm tốt, cây
cần được bón phân lân và kali cao hơn, bằng cách phun
- Đối với cây già (hơn 10 năm tuổi) áp dụng thuốc
tưới gốc khi cây ra đọt lần 1 hoặc 2, cây tơ áp dụng thuốc tưới gốc khi cây ra đọt lần 2 hoặc 3
- Thời điểm tưới thuốc thích hợp nhất là khi cây
vừa lú đọt 3-5 cm
- Thuốc dùng ức chế sinh trưởng để cây chủ động
phân hóa mầm hoa là chất Paclobutrazol loại 10%
Trang 13hoặc 15% Liều lượng sử dụng: 10gr/1m đường kính
tán loại 10%, thí dụ cây có đường kính tán 5m thì sử
dụng 50gr Paclobutrazol 10% tưới vào gốc
- Cách tưới: Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc xoài
cách mặt đất khoảng 30 cm Dùng len đào một rãnh
nhỏ sâu 10 cm, ngang 5 em xung quanh gốc cây Cân
và pha toàn bộ lượng thuốc đã tính toán vào 3 - 5ð lít nước sạch Tưới dung dịch thuốc này lên thân cây
khoảng 50 cm cho thuốc chảy dài và đọng vào rãnh
Giữ ẩm 3-ð tuần lễ cho cây dễ hấp thu thuốc đã tưới
Sau đó phun MKP(O - 52 - 34) 40gr/10 lít nước, phun 3
lần, cách nhau 7 - 10 ngày/lần Sau 3 tháng phun Dola
02X liều lượng 5ð0Ogr/10 lít nước để thúc cây ra hoa đồng loạt
b Ra hoa chính vụ
Ở đông bằng sông Cửu Long, xoài thường ra hoa
tự nhiên từ tháng 12 - 1 dương lịch và thu hoạch vào
trung tuần tháng 4 đến tháng 5ð dương lịch Quan sát trong vườn thấy có một số cây tự nhiên ra hoa Cần cân đối nguồn lực có thể chia vườn ra 2 - 3 lần xịt kích thích ra hoa Paclobutrazol 10%, cách 1 - 2 tuần,
để sau này dễ đối phó với thời tiết bất lợi và giảm
áp lực do phải tiêu thụ sản phẩm quá nhiều cùng
một lúc
Trang 14c Quy trình phun xịt để bảo vệ hoa và trái
- Phun lần 1: Sau khi xử lý ra hoa được 2-3 tháng
và khi cây có biểu hiện sắp ra hoa, sử dụng 50g Dola
02X + 30g Manzate/10 lít nước Sau đó ð - 7 ngày
phun bổ sung 30 gr Dola 02X/10 lít nước để cây ra hoa đồng loạt hơn
- Phun lần 2: Khi phát hoa xoài vừa lú khoảng 3 -
ð cm (lú cựa gà) Giai đoạn này có thể xuất hiện: rầy
bông xoài, sâu ăn bông, bệnh thán thư, nên sử dụng
các loại thuốc phối hợp như sau: Butyl + Polytrin P +
Carbenzim + Botrac Nguyên tố Bo để gia tăng sức
sống hạt phấn, hỗ trợ sự đậu trái
- Phun lân 3: Khi phát hoa đạt kích thước tối đa
và có một vài hoa trong cùng vừa nở Giai đoạn này
có thể dùng Admire + Ridomil + SecSaigon để trừ
rầy bông xoài, bọ trĩ, sâu đo ăn bông, sâu nhiếu
bông, sâu đục lòn bông và bệnh thán thư
- Phun lan 4: Khi hoa đang nở rộ, giai đoạn này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều
côn trùng thụ phấn như ong mật, ruổi nhà,
bướm, Vì vậy tạm ngưng sử dụng thuốc trừ sâu giai
đoạn này nhằm bảo vệ côn trùng có ích Gió cũng là tác nhân quan trọng giúp phấn xoài có thể tung đi xa
và thụ phấn chéo Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của mùa vụ Sử dụng Score để phòng trị bệnh thán thư
Trang 15- Phun lan 5, lần 6: Cách 4 ngày/lần phun tiếp
Score để ngừa bệnh thán thư
- Phun lần 7: Lúc này xoài đã đậu trái non bằng đầu đũa ăn (hạt đậu) đến đầu ngón tay út, giai đoạn
này dễ rụng trái non nếu gặp thời tiết bất lợi Bọ trĩ
là đối tượng gây hại quan trọng, tiếp đến rầy bông
xoài và bệnh thán thư, nên sử dụng Admire,
Antracol Tiếp tục phun lần 8 các loại thuốc: Polytrin
P, Topsin M, Carbendazim và NAA Chất NAA hạn chế rụng trái non
* Lưu ý: Trong thời kỳ ra hoa đang nở rộ nếu trời
không mưa thì cứ 4 ngày phun ngừa 1 lần Nhưng nếu
có mưa liên tục sau khi phun cần phải rung cây hoặc phun rửa nước sạch rồi phun lại sau đó, nhưng giảm
dần liều lượng để ngăn chặn nấm bệnh và thời gian
không được trễ hơn 24 giờ, thuốc phải cần sử dụng
luân phiên để tránh hiện tượng kháng thuốc
- Các lần tiếp theo: Sau đó phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần, phun thuốc trừ sâu bệnh, bọ trĩ để trái được
Trang 16phòng trừ rầy bông xoài, bệnh thán thư và bọ trĩ đến
ngày thu hoạch
+ Các cây xoài được trồng bằng phương pháp ghép,
có tán lùn thì nên sử dụng phương pháp bao trái Cách bao trái như sau: Thời điểm bao trái vào khoảng
40 - 4ð ngày sau khi đậu trái, giai đoạn này trái đã
hết rụng sinh lý lần 3, đang ở thời kỳ sinh trưởng
tích cực Nên xử lý trái trước khi bao: tỉa bỏ các trái
bị xây xước, da cám, có vết bệnh, trái nhỏ, quăn queo
chỉ chừa lại 1 - 2 trái đều đẹp trên 1 bông
- Đối với các giống xoài có khả năng đậu trái cao,
độ lớn trái đồng đều thì có thể để lại 3 - 4 trái như
các giống Cát Chu, Xoài Tam An, và tỉa bổ luôn các gié hoa đã khô héo có thể làm xây xước trái Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật kỹ tước khi bao bằng các loại thuốc như: Ridomil, Polytrin và chất bám dính
Toba rồi sau đó bao trái lại
III Tưới nước
Nước có vai trò rất quan trọng để tăng năng suất
và chất lượng xoài không những ngay trong mùa vụ
đó mà còn ảnh hưởng đến vụ năm sau Trong mùa
khô hạn, cây đang mang trái nếu có điều kiện, khi
tưới phải đều và đủ nước, mỗi lần tưới không nên
Trang 17cách quá ð - 7 ngày, nếu không sẽ dễ gây “sốc” cho
cây làm rụng trái non hàng loạt
Trang 18PHẦN 3
KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI
THÁI LAN
Xoài ĐT-15, đây là giống xoài xanh của Thái Lan
có chất lượng ngon đang được thị trường ưa chuộng
Tỷ lệ đậu trái cao, cây ð tuổi cho năng suất từ 60-
/70kg/cây Trọng lượng trung bình của trái 0,35- 0,4kg(trái Trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ
xanh đậm có thể ăn xanh, chín đều rất ngon
Có thể trồng thưa, dày khác nhau tuỳ điều kiện đất
đai, khả năng thâm canh, kỹ thuật cắt tỉa cành, duy
trì độ lớn khung tán, xử lý ra hoa Mật độ trồng trung bình từ 300-350 cây/ha (6m x ðm); trồng dày
khoảng cách 4 x 5m hoặc 3 x 3,5m, mật độ 500 - 950 cây/ha
Trang 193 Cách trồng
+ Đào hố: Đào hố vuông, rộng 70 - 80 cm, sâu ðO -
70 cm
+ Bón phân lót cho 1 hố: 20 - 30kg phân chuồng
mục + l1- 2kg super lân + 0,1kg Kali + 0,3-0,5kg vôi
bột Trộn đều phân với đất, lấp bằng miệng hố (công
việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng) + Cách trồng: Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố,
rạch bỏ túi bầu ni lon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh Sau đó cắm
2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh lay gốc làm
chết cây Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển
4 Chăm sóc
* Tưới nước
Cần phải tưới nước sau trồng Trời nắng hạn tưới 1 lần/ngày, đến khi cây hồi phục sinh trưởng Sau đó tùy điều kiện thời tiết và sinh trưởng để tưới
* Bón phân
- Cây còn non: Bón phân NPK, mỗi cây 0,3 - 0,ð
kg, bón tăng dần theo tuổi lớn của cây Cây cho thu
hoạch quả: Mỗi cây bón 1,B - 2,0kg phân NPK Bón 2 lần bón/năm, chủ yếu khi xoài ra hoa và sau thu
hoạch quả Để giúp cho cây ra hoa đều, tăng tỷ lệ giữ
Trang 20- Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc sâu 15- 20 cm xung
quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước
* Cát tỉa, tạo hình
Bắt đầu cắt tỉa cành khi cây được 1 năm tuổi, để
lại 2 - 3 cành tạo tán cây phát triển cân đối Mỗi năm cắt tỉa một lần vào thời kỳ sau khi thu hoạch quả, cắt
bỏ hết cành tăm, cành sâu bệnh, tạo cho tán cây luôn
có độ thông thoáng, cân đối
II Thu hoạch, bảo quản
Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng
của giống thì thu hoạch Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo Quả thu hái về cần phân loại Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá
5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả)
Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa
cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc
Trang 21PHẦN 4
KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI
ĐÀI LOAN
Ưu điểm của xoài Đài Loan là dễ trồng, nhẹ công
chăm sóc, khi ra hoa là đậu không vuột nhiều như các
giống Hòa Lộc
1 Đặc điểm
Ra quả ngay sau năm đầu tiên, không có hiện
tượng ra hoa nhiều nhưng không đậu quả như xoài
miền Nam Quả to trọng lượng trung bình đạt 1,0 -
1,5kg, cùi dây, thịt quả đanh chắc, hạt mồng, ăn ngọt
đậm, đặc biệt ăn xanh cũng ngọt và sức sinh trưởng
vượt trội so với các giống xoài khác
2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Tuy là một cây dễ tính có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái khác nhau Nhưng trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu chúng ta tạo được điều kiện
thuận lợi như: Trồng trên đất tơi mục, vị trí trồng
tương đối cao, đảm bảo đủ ẩm, nhưng thoát nước, vào
mùa có nhiệt độ cao thì cây xoài vẫn sinh trưởng và
phát triển tốt hơn
Trang 22năm sai quả thì có 1 lần bón thúc cho quả
c©) Phòng trừ sâu bệnh
- Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi
rầy chưa đẻ trứng, hoặc phun nước xà phòng ðg/l vào
lúc cây ra hoa cách 2 - 4 ngày/lần Tránh dùng nồng
độ cao để không ảnh hưởng đến hoa Hoặc có thể
dùng Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin
nồng độ 0,15 - 0,20% để phun 2 - 3 lần, cách 5 - 7
ngay/lan
- Rệp sáp, rép dính: Rệp chích hút nhựa ở lộc non,
các nhánh và cuống quả xoài Đây cũng là hai loại rệp
sáp chích hút trên cam quýt Dùng Supracid 0,1%,
Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% dé
phun
Trang 23- Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên cây; Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính
xông hơi mạnh như Methyl parathion, Thiodan,
Diazinon, và bịt các lỗ đục bằng đất sét để diệt sâu non Can phát hiện các cành non bị sâu đục va dé
trứng, cắt bỏ các cành này đem đốt để diệt sâu non ở
bên trong
- Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng
dưới lớp vỏ Trứng nở thành sâu non, sâu non ăn thịt
quả, gây thối và rụng quả Phòng trừ bằng cách không
để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa
0,25%, Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, chuối chín hay chất Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion ) làm bẫy để diệt; Cũng có thể
dùng phương pháp bao quả bằng bao giấy cũng ngừa
được sự chích hại của ruồi vàng
3 Thu hoạch
- Tùy theo mục đích sử dụng để hái, nếu dùng tại chỗ thì để chín vàng trên cây, quả lúc này đạt chất lượng cao; Nếu phải mang đi xa hoặc xuất khẩu thì phải hái sớm hơn khi quả đã già (vai quả vượt xa đầu
núm, quả phồng lên, chiều dày tăng) Nên hái quả vào ngày nắng ráo Cắt quả vào lúc trời râm mát, nếu hái
Trang 24vào ngày mưa thì khả năng bảo quản và vận chuyển
sẽ kém
- Quả hái về cho vào phòng chứa một ngày đêm để
quả tiếp tục hô hấp “ra mồ hôi”, sau đó dùng khăn ướt
lau sạch và phân loại Nếu phải chở đi xa thì cho vào
sọt tre hoặc hòm cactông hay hòm gỗ xếp thành từng lớp, tối đa không quá ð lớp, ở đáy sọt (hay hòm gỗ) lót một lớp rơm hay giấy xốp, giữa các lớp xoài lót thêm
lớp giấy mỏng, từng quả cần được bọc thêm lớp gấy