1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Khởi Nghiệp Kinh Doanh - Đề Tài - DỰ án NUÔI RẮN MỐI TẠI BÌNH DƯƠNG

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề DỰ ÁN NUÔI RẮN MỐI TẠI BÌNH DƯƠNG
Tác giả Nhóm 5, Lớp BA026_1_121_T07
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. HCM
Chuyên ngành Khoa Tín Dụng
Thể loại Tiểu luận
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,91 MB

Cấu trúc

  • I. NGHIÊN CỨU KHẢ THI CỦA DỰ ÁN (3)
  • II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN (5)
    • 1. Thẩm định tính hiện thực của sản phẩm rắn mối thịt (6)
      • 1.1. Dự án cung cấp sản phẩm gì? Tính chất, đặc điểm và tính ưu việt của sản phẩm (6)
      • 1.2. Tính hiện thực của sản phẩm rắn mối thịt (7)
    • 2. Thẩm định tính hiện thực của thị trường tiêu thụ rắn mối thịt (8)
      • 2.1. Lựa chọn thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm (8)
      • 2.2. Nghiên cứu cung, cầu, quy mô của thị trường hiện tại và tương lai (9)
    • 3. Thẩm định tính hiện thực về kế hoạch marketing hỗn hợp (11)
      • 3.1. Thực trạng marketing trong ngành (11)
      • 3.2. Mô hình ứng dụng Marketing mix (12)
  • III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐẦU VÀO CỦA DỰ ÁN (24)
    • 1. Phân tích địa điểm lựa chọn dự án (24)
    • 2. Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi rắn mối (25)
    • 3. Phân tích nhu cầu đầu vào và các giải pháp đảm bảo (27)
    • 4. Quy trình chăm sóc (28)
    • 5. Quy trình theo dõi rắn mối sinh sản và quản lý rắn mối con (31)
    • 6. Mức tiêu hao nguyên liệu phụ, năng lượng điện, nước và các dịch vụ khác cần cho sản xuất (31)
    • 7. Phân tích yếu tố môi trường và giải pháp xử lý (32)
    • 8. Thu hoạch (32)
  • IV. THẨM ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHU CẦU LAO ĐỘNG (33)
    • 1. Về xây dựng (33)
    • 2. Về chăm sóc (33)
    • 3. Marketing (34)
    • 4. Phân phối (34)
  • V. THẨM ĐỊNH VỀ PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH (35)
  • VI. THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI (42)
  • VII. TỔNG HỢP RỦI RO CỦA DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP (43)
    • 1. Về thị trường sản phẩm (43)
      • 1.1. Về cung cầu nói chung (43)
      • 1.2. Về marketing sản phẩm (45)
    • 2. Về kĩ thuật công nghệ (47)
    • 3. Về quản lý và lao động (48)
    • 4. Về tài chính (49)
  • VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (52)
    • 1. Kết luận (52)
    • 2. Kiến nghị (52)

Nội dung

Không những vậy, nhiều người tin rằng thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao: giúp chữa chứng thở khò khè khi ngủ đêm của trẻ con, giúp da mặt mịn màng… Tuy hiện

NGHIÊN CỨU KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

Từ trước đến nay, nhu cầu thưởng thức món ngon vật lạ của con người vẫn không đổi Khi cuộc sống đã khá giả hơn, họ muốn bữa ăn của mình thoát ra khỏi gà, heo, bò, cá, trứng… thường ngày Họ tìm đến những loại món ăn từ những nguyên liệu lạ như thủy hải sản quý, thịt rừng, bò sát… một số loại trong đó thực tế, được đánh giá là không được phép bắt và giết, hoặc không có lợi cho sức khỏe Nắm được nhu cầu này và sau quá trình tìm hiểu và khảo sát, nhóm chúng tôi đã tìm được một loại vật nuôi đáp ứng được các yêu cầu mà nhóm tìm kiếm: lạ, được phép nuôi, bổ dưỡng, dễ nuôi và hiệu quả kinh tế lớn Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện “Dự án nuôi rắn mối tại Bình Dương”

1 Tên dự án: Dự án nuôi rắn mối tại Bình Dương

2 Chủ đầu tư: Nhóm 5 – lớp BA026_1_121_T07 trường ĐH Ngân Hàng

3 Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và tham gia lao động

4 Thực trạng nuôi rắn mối hiện nay :

Sau khi bùng nổ và phát triển cách đây vài năm, phong trào nuôi rắn mối có phần chững lại dù vẫn có nhiều người có ý định và đang bắt tay vào nuôi loại vật nuôi lạ mà quen này Sở dĩ có điều này là do họ nhận thấy được những khó khăn trong quá trình tìm con giống, nuôi và tìm đầu ra tiêu thụ Dù vậy, họ vẫn tin tưởng vào những đặc điểm tốt của rắn mối nên vẫn tiếp tục bỏ công ra nuôi rắn mối Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn, có thể thấy phong trào này vẫn còn mang tính tự phát, quyết định nuôi dựa nhiều trên cơ sở lợi nhuận, chưa có kế họach cụ thể nên không nhận thấy được những rủi ro của việc nuôi rắn mối và lúng túng khi những vấn đề liên quan xảy ra Có thể thấy, mức độ đầu tư cho phát triển nuôi rắn mối còn thấp, qui mô nhỏ, chưa có phương hướng, giải pháp và cách quản lý để khắc phục khó khăn trong nuôi rắn mối

5 Thuận lợi của việc nuôi rắn mối:

 Với lợi thế đặc điểm sinh học của rắn mối là dễ nuôi, tỷ lệ nuôi sống cao, ít tốn công chăm sóc, hiếm khi mắc bệnh Thức ăn của rắn mối bao gồm nhiều loại thực vật bao gồm các hạt cỏ, lá cây…và nhiều loại côn trùng nhỏ, là nguồn thức ăn tại chỗ, dễ tìm Tốc độ sinh trưởng của rắn mối tương đối nhanh (khi mới sinh có khối lượng khoảng 3g đến 4g, sau một năm có khối lượng trung bình 19.55g), sinh trưởng quanh năm, tốc độ sinh trưởng giữa mùa khô và mùa mưa có sự chênh lệch không lớn

 Tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương như đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn tự nhiên…

 Nhu cầu thị trường thịt rắn mối vẫn còn cao và có thể tiếp tục mở rộng nên giá vẫn ở mức cao mang lại lợi nhuận tương đối ổn định cho người nuôi rắn mối

6 Mục đích của dự án:

 Mang lại giá trị kinh tế cao và thu nhập ổn định cho người nuôi

 Giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động trong khu vực

 Góp phần giúp các nhà hàng có nhu cầu về rắn mối giải quyết sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu

7 Phân tích tính khả thi của dự án:

Dự án nuôi rắn mối ở Thủ Đức là khả thi Vì:

Trước tiên, đó là lợi thế đặc điểm sinh học của rắn mối: dễ nuôi, tỷ lệ nuôi sống cao Nhờ vậy, dự án tránh được phần nào phần thua lỗ do vật nuôi không hợp với đất và khí hậu nên bị phát triển kém, chết hàng lọat hoặc khó nhân giống

Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên nơi đây cũng hỗ trợ phần nào cho việc nuôi rắn mối dù không được đánh giá là tốt nhất hay hoàn hảo Xét về đất, do rắn mối vốn không kén đất nên đất xám ở đây cũng không gây trở ngại cho việc nuôi rắn mối Đây là một trong những đặc điểm khiến nhóm chọn rắn mối thay cho con dong, một loại bò sát mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rắn mối nhưng chỉ thích hợp và phát triển tốt ở vùng đất cát Xét về khí hậu, ở đây có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt, phù hợp với đặc điểm sinh học và tập quán sinh sản của rắn mối là thích tắm nắng và sinh sản chủ yếu vào mùa mưa So với các tỉnh miền bắc, nơi có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp, rắn mối phải chui rúc để giữ ấm thì khi hậu nơi đây thật sự tốt hơn nhiều

Một yếu tố khác làm tăng tính khả thi của nó chính là sự đơn giản của kỹ thuật nuôi và chi phí đầu tư ban đầu không cao, một phần do quy mô dự án nhỏ Đó là nhờ rắn mối ăn tạp và dễ ăn nên thức ăn cho nó dễ kiếm và ít tốn kém, chưa kể đến việc có thể tự chủ nguồn thức ăn để giảm chi phí Không chỉ vậy, chuồng trại xây dựng cũng đơn giản và chỉ cần những vật liệu rẻ tiền, ít tốn kém Rắn mối vốn ít bệnh nên chi phí thuốc thú y phòng chống dịch bệnh hầu như không đáng kể Việc chăm sóc cũng đơn giản, chỉ cần giữ vệ sinh chuồng và bảo vệ tốt khỏi bị các loài khác ăn thịt là ổn Nhờ vậy, nhân lực của dự án không đòi hỏi phải có trình độ và không mất nhiều công sức để hướng dẫn nên cũng dễ tuyển dụng và giao việc Do đó, việc giải quyết việc làm cho một phần nhỏ lao động ở khu vực lân cận cũng trở nên khả thi hơn Không chỉ vậy, nhìn xa hơn nữa, khi dự án thành công và nhân rộng ra cùng với sự phát triển của nhu cầu rắn mối trên thị trường thì đây sẽ là mô hình được nhiều người sử dụng để tạo thu nhập ổn định cho bản thân, gia đình và địa phương Đó là nói về đầu vào và quá trình nuôi, còn về đầu ra, tính khả thi của dự án vẫn được đánh giá cao Bởi, thị trường trọng tâm mà dự án nhắm đến là các nhà hàng lớn ở thành phố Hồ Chí Minh Đây vốn là vùng đất du lịch với nhiều địa điểm vui chơi, nhiều di tích lịch sử, nhiều địa điểm ăn uống… Theo thống kê của ngành du lịch thì lượng du khách đến đây ngày càng tăng Bên cạnh những món ăn quen thuộc, khách du lịch cũng như là người dân thành phố luôn muốn tìm đến những món ăn lạ và có hương vị thơm ngon Rắn mối có thể chế biến được thành nhiều món ăn có hương vị đặc sắc và tạo ấn tượng mạnh với người ăn như rắn mối chiên giòn, rắn mối nướng lá lách, cháo rắn mối, rắn mối xào nghệ, rắn mối nướng chao, gỏi rắn mối,… Hiện tại, giá bán mỗi kg rắn mối dao động từ 300.000-350.000 đồng/ký, với số lượng khoảng từ 3 đến 6 con/ký tùy lớn nhỏ

Hiện tại, việc nuôi rắn mối trên địa bàn quận Thủ Đức nói riêng và một số khu vực lân cận nhìn chung vẫn chưa phát triển Bởi, đây là khu vực có xu hướng phát triển về công nghiệp nên địa phương không có chính sách khuyến khích đối với các dự án nông nghiệp Việc nuôi rắn mối chủ yếu là tự phát; số hộ nuôi còn ít và quy mô nuôi còn nhỏ Các hộ nuôi chủ yếu tự tìm tòi trên mạng và đến tham quan các trại nuôi rắn mối ở các tỉnh miền Tây để học hỏi kinh nghiệm, cũng như là tìm kiếm về tập tính, tập quán, đặc điểm sinh trưởng phát triển của rắn mối.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

Thẩm định tính hiện thực của sản phẩm rắn mối thịt

1.1 Dự án cung cấp sản phẩm gì? Tính chất, đặc điểm và tính ưu việt của sản phẩm:

Sản phẩm của dự án là rắn mối thịt để cung ứng cho các nhà hàng đặc sản ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương một cách thường xuyên và ổn định Bên cạnh đó dự án còn cung cấp rắn mối giống cho các hộ nông dân có nhu cầu nuôi loại bò sát này a Đặc điểm của rắn mối

Rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia… Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón chân, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng Hai bên hông có 2 sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới 2 chân sau Rắn mối con lớn nhất bằng ngón chân cái, nặng khoảng 100-150 gram, mỗi con dài khoảng một gang tay Có 2 loại rắn mối:

+ Rắn mối lưng sọc: Trên lưng có 7 sọc đen dài chạy dọc trên lưng, hai bên hông có 2 sọc đỏ ngắn và những đốm trắng chạy dọc tới đuôi Đối với loại rắn mối này, con đực có đặc điểm đầu to, chân khỏe, đuôi dài, thân hình to và khỏe mạnh Còn con cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy dọc bên hông nhưng ngắn hơn con đực

+ Rắn mối lưng trơn: Trên lưng không có sọc vảy phía trên màu nâu và vảy phía dưới màu trắng ngả vàng Phía bên hông có sọc đỏ chạy dọc tới tận 2 chân sau Rắn mối đực lưng trơn có đầu to, chân khỏe và thân hình to hơn con cái

Hình thái sinh học của rắn mối: Rắn mối sinh sản rất nhiều vào mùa mưa Thời gian mang thai khoảng 2,5 tháng và sinh ra một cái bọc, trong bọc có rắn mối con và rắn mối con tự cắn bọc chui ra Thời gian trưởng thành của rắn mối khoảng 8 tháng và bắt đầu sinh sản lúc 9 đến 10 tháng

Hoạt động của rắn mối: Rắn mối thường sống trong các hang, hốc cây, khe ngách Thức ăn của chúng là những loài côn trùng như ếch, nhái con, cá băm nhỏ nhưng món ăn ưa thích nhất vẫn là những con mối sống trong các tổ mối và khúc cây mục Rắn mối có mũi và lưỡi rất thính nên chúng rất nhạy bén trong quá trình bắt mồi Chúng đi kiếm ăn từ sáng đến chiều nhưng hay phơi nắng từ 8 giờ-10 giờ Vào giữa trưa (12-15 giờ) chúng thường chui vào chỗ râm để tránh nắng Sau đó, rắn mối mới quay trở lại hoạt động gần hang và khoảng 17 giờ mới quay trở lại hang b Tính ưu việt của sản phẩm rắn mối thịt

Hiện nay, nhiều người thích thưởng thức các món ăn mang nguồn gốc thiên nhiên Trong đó, các món ăn từ thịt rắn mối được chế biến theo những công thức dân gian vừa lạ lại vừa quen thuộc đã hấp dẫn rất nhiều thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên Quả thật vậy, rắn mối có thể được nấu theo những cách khác nhau để tạo ra nhiều món ăn ngon miệng từ đơn giản cho đến cầu kỳ như: rắn mối nướng than, chiên giòn, cà ri, xào sả ớt, cháo rắn mối, rắn mối nướng mọi, rắn mối luộc mẻ, khô rắn mối, rắn mối nướng sa tế… Món nào cũng dễ chế biến mà hương vị và sự đậm đà của mỗi loại rất đặc trưng Do đó, đối với các vùng quê, rắn mối đã trở thành món ăn đậm đà hương vị quê hương Còn trên các đô thị lớn, thực phẩm rắn mối đến với khách hàng như là một món ăn thượng hạng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng thực khách ngay từ lần đầu tiếp xúc

Không những vậy, nhiều người tin rằng thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao: giúp chữa chứng thở khò khè khi ngủ đêm của trẻ con, giúp da mặt mịn màng… Tuy hiện nay, khoa học chưa chứng minh hiệu quả chữa bệnh của rắn mối nhưng dự án của chúng tôi tin rằng sản phẩm từ thịt rắn mối có thể giúp thực khách tìm về những khoảng khắc bình yên của những vùng quê xưa mà giữa chốn đô thị nhộn nhịp rất khó khám phá được Điều này thực sự có giá trị rất lớn về tinh thần

1.2 Tính hiện thực của sản phẩm rắn mối thịt

Rắn mối là loài bò sát dễ nuôi, dễ thích nghi, thức ăn của chúng là các loại côn trùng như ếch, nhái con, cá băm nhỏ, mối… nên kỹ thuật nuôi không khó thực hiện Vì vậy, sản phẩm của dự án không phải là thứ viển vông, xa vời mà có thể sản xuất được trong thời điểm hiện tại Mặt khác, trong thời gian gần đây, các món ăn đặc sản từ rắn mối được nhiều thực khách ưa thích và đặt mua (đặc biệt là khách du lịch trong nước và nước ngoài) nhưng do số lượng cung ứng ít nên giá rắn mối thịt tăng khá nhanh từ 150,000 đồng/1 kg (năm 2008) lên khoảng 350,000 đồng/kg (năm 2012)

Nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn và quanh năm nhưng nguồn rắn mối từ tự nhiên chỉ dồi dào vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Thêm vào đó, do bị săn bắt nhiều khiến cho nguồn rắn mối này giảm dần Hơn nữa, các nhà hàng cần các nguồn cung ổn định và đều đặn nên sản phẩm rắn mối từ dự án chắc chắn sẽ có đầu ra trong tương lai

 Bởi vì sự thiếu hụt lớn về nguồn cung rắn mối thịt và vòng đời của sản phẩm chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn sơ khai nên sản phẩm của dự án được đánh giá là rất khả thi và đang có tiềm năng mang lại lợi nhuận rất lớn.

Thẩm định tính hiện thực của thị trường tiêu thụ rắn mối thịt

2.1 Lựa chọn thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm

Như chúng ta đã biết, các món ăn được chế biến từ thịt rắn mối mang đậm hương vị của những vùng quê xưa Nó tồn tại như một phần kí ức không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi người Dù có sinh sống và làm việc tại bất kỳ nơi nào, người ta luôn có xu hướng tìm về với cội nguồn của mình thông qua các món ăn đặc sản từ rắn mối Nắm bắt được tâm lý này mà thực đơn của các nhà hàng đặc sản thường có các món ăn từ rắn mối nhằm phục vụ cho những người dân xa xứ luôn mong muốn được thưởng thức lại những món ăn từ thời thơ ấu Hơn nữa, với hương vị thơm ngon đặc trưng của thịt rắn mối được chế biến theo nhiều cách đa dạng khác nhau như rắn mối nướng than, chiên giòn, xào sả ớt…đã thu hút được rất nhiều thực khách cả trong và ngoài nước ngay từ lần đầu tiên đến với các món ăn đặc sản này Vì vậy, nhu cầu rắn mối thịt của các nhà hàng đặc sản là khá lớn

Dự án đã chọn Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là thị trường mục tiêu cho sản phẩm rắn mối thịt do 2 nguyên nhân chủ yếu sau Thứ nhất, lượng khách du lịch lớn và tăng dần hằng năm đến TP.HCM là khách hàng tiềm năng của sản phẩm rắn mối thịt Thứ hai, hiện nay, tại TP.HCM, có một số nhà hàng bán các món ăn đặc sản từ rắn mối nhưng một mặt do quãng đường vận chuyển xa nên thịt rắn mối không còn tươi ngon như khi mới xuất chuồng, mặt khác giá về đây khá đắt nên nhiều thực khách vẫn chưa biết đến các món ăn từ rắn mối Nhận thấy được điều này, dự án của chúng tôi sẽ tập trung mở thêm điểm phân phối sản phẩm tại TP.HCM nhằm mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng Điều này sẽ hỗ trợ cho việc cung ứng sản phẩm rắn mối thịt vừa đảm bảo chất lượng vừa giảm thiểu được giá thành do trang trại của chúng tôi nằm tại tỉnh Bình Dương nên thời gian và khoảng cách vận chuyển cho các nhà hàng này giảm đi khá nhiều Do đó, giá cả của sản phẩm rắn mối của dự án mang tính cạnh tranh cao

Tại Bình Dương, trong thời gian gần đây, số lượng các quán nhậu, nhà hàng đặc sản phục vụ các món ăn từ sản phẩm tự nhiên như rắn mối đang tăng dần tạo nên nguồn cầu khá lớn về sản phẩm của dự án nên nhóm cũng chọn Bình Dương là thị trường mục tiêu của dự án

 Như vậy, thị trường mục tiêu của dự án là thị trường Bình Dương và TP.HCM Quy mô của hai thị trường này sẽ ngày càng mở rộng trong tương lai khi mà các món ăn đặc sản được chế biến từ rắn mối ngày càng được nhiều người biết đến Khách hàng mà dự án tập trung đến là khách hàng có thu nhập trung bình, khá và khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam

2.2 Nghiên cứu cung, cầu, quy mô của thị trường hiện tại và tương lai a Nguồn cung ứng rắn mối hiện nay trên thị trường

Theo nguồn thông tin thứ cấp, hiện nay trên thị trường có khoảng 10 nơi cung cấp rắn mối thịt cho thị trường TP.HCM nhưng chủ yếu là các trang trại nhỏ, lẻ và số lượng cung ứng không nhiều Hầu hết sản lượng rắn mối thịt tử các trang trại này không đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà hàng nằm trong khu vực TP.HCM

Còn đối với thị trường Bình Dương, đa số nguồn cung rắn mối thịt là từ các trang trại xung quanh tỉnh và các trang trại từ các tỉnh lân cận như Tiền Giang Do đó, sản phẩm thị rắn mối thường không được tươi ngon và giá thành thường khá cao

 Như vậy, nguồn cung ứng sản phẩm rắn mối thịt cho Bình Dương, TPHCM thường nhỏ, lẻ và không nhiều Nguồn cung này xuất phát từ những trang trại tận dụng nguồn đất từ gia đình và học tập kĩ thuật nuôi lẫn nhau chứ chưa có quy trình nuôi cụ thể, khoa học Do đó, trang trại của chúng tôi được thành lập sẽ khắc phục những nhược điểm trên nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm tốt nhất và giá cả hợp lý nhất

Do lợi nhuận thu được từ sản phẩm rắn mối thịt khá cao nên trong những năm gần đây, nhiều người có xu hướng nuôi loại bò sát này Nắm bắt được nhu cầu đó, ngoài rắn mối thịt, trang trại chúng tôi còn dự định cung cấp thêm một số lượng lớn rắn mối giống trong những năm hoạt động của dự án b Nhu cầu về rắn mối hiện nay trên thị trường

Hiện nay, tại TP.HCM, một số nhà hàng có bán các món đặc sản được chế biến từ rắn mối như nhà hàng trên đường Trần Đại Nghĩa (Quận 3), nhà hàng trên đường Trần Quốc Thảo (Quận 3), nhà hàng ẩm thực sinh thái Bình Xuyên C3/16 Phạm Hùng Ngoài ra, Nhà hàng trên đường Nguyễn Đình Chiểu và trên đường Trần Đình Nam cụng từng bán món ăn làm từ loại vật nuôi này Tuy nhiên, 2 nhà hàng này đã loại món rắn mối ra khỏi thực đơn, nguyên nhân là do khách đặt hàng món rắn mối nhưng nhà hàng không có nguồn nguyên liệu để chế biến Vì sợ mất uy tín với khách hàng, nhà hàng quyết định loại món rắn mối ra khỏi thực đơn

 Như vậy, nhu cầu sản phẩm rắn mối thịt trên thị trường TP.HCM lớn Điều này được thể hiện ở chỗ khách hàng phải đặt hàng trước mới được phục vụ các món ăn chế biến từ rắn mối Trong nhiều trường hợp, do không đủ nguồn nguyên liệu để chế biến món ăn cho khách hàng mà ngân hàng phải loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn

Còn đối với thị trường Bình Dương, số lượng các quán nhậu và nhà hàng tăng lên rất nhanh nên nhu cầu của thị trường này cũng khá lớn c Quy mô thị trường hiện tại

Hiện nay, giai đoạn đầu của sản phẩm sản xuất rắn mối thịt được sản xuất:

 Trang trại chúng tôi dự định thời gian xây dựng chuồng nuôi là 3 tháng và thời gian để rắn mối trưởng thành là 6 tháng nên trong năm xây dựng chúng tôi đã có thể cung ứng những sản phẩm đầu tiên (bao gồm cả rắn mối thịt và rắn mối giống) ra thị trường với số lượng khoảng 6700 con

 Trong năm hoạt động đầu tiên dự án, trang trại có thể xuất chuồng những lứa tiếp theo Cụ thể, rắn mối giống được cung cấp cho các hộ nông dân bắt đầu thực hiện mô hình này với giá 15000 đồng/con Còn rắn mối thịt được bán cho các nhà hàng trên địa bàn Bình Dương và TP.HCM với quy mô khoảng hơn 22000 con trưởng thành với giá 320000 đồng/kg rắn mối thịt d Quy mô thị trường trong tương lai

Như đã phân tích ở trên, trong quá trình lập dự án, chúng tôi đã tìm hiểu về nguồn cung và cầu trên thị trường hiện tại từ đó ước tính ra quy mô thị trường tương lai trong gần 1 năm xây dựng và trong suốt 3 năm hoạt động của dự án Khi dự án đang trong quá trình xây dựng, chúng tôi sẽ tìm kiếm các nhà hàng đang và sẽ phục vụ món ăn được chế biến từ rắn mối thịt, thỏa thuận về phương thức cung cấp và giá cung cấp trong thời gian đầu nhằm tạo ra đầu ra ổn định và đều đặn cho trang trại Khi rắn mối vừa trưởng thành ở cuối năm xây dựng và trong năm hoạt động đầu tiên, trang trại sẽ bắt đầu cung cấp rắn mối thịt và rắn mối giống cho thị trường với giá 320000 đồng/kg Đến năm hoạt động thứ 2, chúng tôi dự định tăng giá bán 340000 đồng/kg do các món ăn từ rắn mối đã dần quen thuộc với khách hàng nên cầu về cả sản phẩm rắn mối thịt và rắn mối giống ngày càng cao Bên cạnh đó, nguồn cung rắn mối theo dự đoán vào thời điểm này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tuy nhiên đến năm thứ

3, do nguồn cung rắn mối trên thị trường ngày càng tăng dần từ đó việc cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn Kết quả là quy mô và thị trường của dự án từ từ thu hẹp dần Vì vậy, trong năm 3, chúng tôi tập trung chủ yếu phục vụ cho những nhà hàng quen, khách hàng lâu năm với giá giữ nguyên như năm 2 và cung cấp rắn mối giống cho những hộ dân có nhu cầu nuôi rắn mối.

Thẩm định tính hiện thực về kế hoạch marketing hỗn hợp

3.1 Thực trạng marketing trong ngành

Ngành chăn nuôi nói chung và lĩnh vực nuôi rắn mối nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình định vị thương hiệu Các công ty, các chủ trang trại chưa có sự quan tâm đúng mức, cũng như chưa có điều kiện khảo sát toàn diện, nên có cách thức marketing với hiệu quả không như kì vọng Chiến lược sai lầm không những hạn chế bước tiến của sản phẩm mà còn có thể làm cho sản phẩm khó tiêu thụ được

Thành công của một số ít trang trại rắn mối hiện tại không thể phủ nhận Bằng việc ứng dụng internet, một vài trang trại đã xây dựng được hình ảnh và nâng cao uy tín của mình Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả, công tác Marketing vẫn chưa thực sự thành công Một số vấn đề về marketing còn tồn tại chủ yếu trên thị trường là:

 Các món ăn đặc sản dân dã Nam Bộ nói chung và thịt rắn mối nói riêng có mặt từ rất lâu, tuy nhiên, sản phẩm chỉ mang tính chất vùng miền và còn khá lạ lẫm với phần đông thực khách tại các đô thị lớn như TP.HCM, Bình Dương

Nghịch lý trên có thể do thịt rắn mối vốn không quen thuộc với người dân thành phố Cũng bởi, nguồn nguyên liệu rắn mối không có sẵn và khó có thể tìm được tại những nơi quen thuộc như chợ và siêu thị Điều này khiến người dân ít biết đến rắn mối như một loại thịt có thể ăn được, chứ chưa nói đến là sản phẩm có hương vị thơm ngon Thêm vào đó, sản phẩm rắn mối mới chỉ được bán ở các nhà hàng sang trọng, chỉ được một bộ phận nhất định người biết đến và thưởng thức Trong khi đó, các nhà hàng này lại không có chiến lược phổ biến hình ảnh thịt rắn mối như một món ăn ngon bổ khiến thực khách cảm thấy e dè trước những món ăn làm từ loại vật này Bởi, họ không chắc được hương vị có nó có xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra vì nhìn chung giá của các món từ rắn mối còn khá cao Chỉ một số ít những người có cơ hội tiếp xúc từ trước muốn thưởng thức lại hoặc giới thiệu với bạn bè, người thân thì mới đặt món Đó là nhìn từ góc nhìn của người thưởng thức Còn từ góc nhìn của người chế biến, việc không quen thuộc với rắn mối khiến họ cho rằng đây là loại thịt khó làm và cần có kỹ thuật đặc biệt chỉ có các nhà hàng cao cấp mới có Do vậy, hầu như rất khó có thể tìm được rắn mối tại các nhà hàng, quán nhậu bình dân Điều này một phần đã cản trở mục tiêu mở rộng nhu cầu sản phẩm thịt rắn mối của thị trường nói chung và của trang trại nói riêng

Thêm vào đó, giá cả sản phẩm còn khá cao nên chưa thể phù hợp với khả năng của phần đông thực khách

 Chiến lược marketing của các trại rắn mối hiện tại cũng chỉ dừng lại ở việc quảng cáo sản phẩm để mọi người biết đến, mà chưa đi sâu vào việc phát triển thương hiệu bền vững:

Sản phẩm còn giống nhau không có cách tân hay đặc điểm nổi bật Sản phẩm chủ yếu có thể kể đến như rắn mối thương phẩm thịt, rắn mối giống (trưởng thành – con), rắn mối mẹ ôm trứng Trong đó, rắn mối giống lại được chăm chút hơn trong khâu quảng bá sản phẩm Do người nuôi cho rằng trong tương lai thị trường sẽ mở rộng và tất yếu nguồn cầu giống sẽ tăng cao Tuy nhiên, cầu giống tăng cũng đồng nghĩa với viễn cảnh dư cung, khi đó cách thức quảng bá này không còn thích hợp nữa Đúng ra, ngay từ đầu, các trang tại nên chọn phát triển sản phẩm theo hướng tập trung vào chất lượng rắn mối thịt là chủ yếu vì đây mới là nhu cầu bền vững của thị trường Việc giới thiệu sản phẩm rắn mối giống để phục vụ những người có nhu cầu nuôi chỉ nên hoạt động song song dưới hình thức sản phẩm bổ sung

Kênh phân phối chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cung chưa ổn định lượng rắn mối nên gây thiệt hại cho nhà hàng Từ đó xuất hiện hiện tượng các nhà hàng rút thịt rắn mối ra khỏi thực đơn do lo sợ mất uy tín với thực khách khi không đủ hàng

Các trang trại chưa thật gần gũi với khách hàng, chưa tạo được mối quan hệ thân thiết Họ thường hỗ trợ được những khách hàng gặp khó khăn trong việc kiểm định chất lượng, xem xét và đánh giá sản phẩm do vùng canh tác chính ở xa địa điểm phân phối Điều này có thể thấy rõ ở TP.HCM, Bình Dương… khi các trang trại nuôi rắn mối chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Tây

Ngoài ra, đội ngũ vận chuyển và chăm sóc khách hàng chưa thực sự chuyên nghiệp, cần phải được chăm chút hơn sao cho quảng bá được hình ảnh của trang trại, gây ấn tượng được cho khách hàng

Có thể thấy, thương hiệu chưa nổi bật và chưa có nét riêng đáng nhớ là thực trạng điển hình chung của các công ty, các trang trại bán rắn mối hiện tại Nguyên nhân chính là do chiến lược Marketing chưa sâu rộng và mô hình marketing chưa chuyên nghiệp, trang trại rắn mối của chúng tôi với mục tiêu hướng đến phát triển thương hiệu vững mạnh sẽ sử dụng mô hình Marketing mix (4Ps) nhằm thúc đẩy tối đa việc tiêu thụ sản phầm

3.2 Mô hình ứng dụng Marketing mix

Mô hình xây dựng dựa trên mục tiêu mở rộng thị trường và cam kết cung ứng uy tín đầy đủ về cả chất lượng và số lượng rắn mối thương phẩm cho khách hàng Các chiến lược về sản phẩm, giá, kênh phân phối và kĩ thuật xúc tiến sản phẩm được xây dựng vững chắc góp phần làm tăng uy tín của trang trại và tính khả thi của dự án trong việc tiêu thụ sản phẩm để có doanh thu ổn định trong suốt thời gian dự án là khỏang 3 năm a Chiến lược về sản phẩm

 Đáp ứng các nhu cầu khác nhau với mỗi giai đoạn khác nhau

Biểu cầu riêng của dự án được xây dựng dựa trên cam kết tiêu thụ sản phẩm của các nhà hàng, các quán ăn bình dân, khảo sát và ước đoán thị trường của trang trại

Trang trại được thành lập vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013 – đây là giai đoạn được nhóm đánh giá là giữa của giai đọan tăng trưởng với sự gia nhập của nhiều trang trại trại Giá rắn mối đang gia tăng, chủ yếu là từ nguồn cầu của giống Dự tính nhu cầu giống tốt sẽ còn gia tăng cho đến hết năm 2013 Trang trại ước đoán lượng cầu giống tăng đỉnh vào khoảng giữa năm 2014 Tận dụng cơ hội này, trại sẽ xuất bán và mở rộng đầu ra cho giống trong giai đoạn quý 2 - 3 năm 2014

Tuy nhiên, xu hướng cầu rắn mối của riêng trang trại sẽ giảm do áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng của các trại mối mới gia nhập ngành Trại chúng tôi rất có thể phải chấp nhận mất một phần thị phần hiện có, cũng như các quan ngại từ thị hiếu của người dân thay đổi Trong đó:

+ Tỷ lệ cầu con giống chắc chắn sẽ giảm đáng kể trong 3 năm tới, khi không còn ai muốn gia nhập ngành vì nguy cơ bão hòa cung

+ Nhu cầu thịt của trại sẽ gia tăng nếu trại có đủ khả năng kích thích thị trường và yếu tố thị hiếu không đổi hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho dự án Giả định trường hợp bi quan xảy ra thì cầu về thịt cũng không giảm đáng kể do những chính sách giữ thị phần bền vững mà trại đã xây dựng

Dựa vào cầu ước tính, cũng như cân nhắc rủi ro và ước định khả năng cung cấp sản phẩm, trang trại xây dựng biểu cung như sau

Cung rắn mối giống (con) 4517 33721 19575 5400

Cung rắn mối thịt (con) 6750 30488 23375 23600

Tỷ lệ rắn mối giống TB năm 40,09% 52,52% 45,58% 18,62%

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐẦU VÀO CỦA DỰ ÁN

Phân tích địa điểm lựa chọn dự án

Địa chỉ: 74/4 Tổ 12, Ấp Đồng An, Xã Bình Hòa, Huyện Thuận An, Bình Dương

Vị trí dự án trên bản đồ:

Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển

Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng Trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%

Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11; Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Độ ẩm trong không khí tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa, chủ yếu do gió mùa Tây Nam mang lại Tương tự như nhiệt độ, độ ẩm trong năm ít biến động Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, không có thiên tai như bão, lụt…

Như vậy, nhìn chung điều kiện tự nhiên Bình Dương thuận lợi cho việc phát triển và nuôi các loài bò sát trong đó có rắn mối Loài này thường sống trong các bui rậm, cây cỏ và thường chui rúc trong các đống gỗ, khe hở, những nơi mà chúng có thể dễ dàng ẩn náu đồng thời thỏa mãn nguồn thức ăn của chúng là những loại côn trùng sâu bọ có thể dễ dàng tìm thấy trong các đốn gỗ mục, trong các khe, kẽ hở, bụi rậm,… Chúng thường ra ngoài khi trời nắng để thỏa mãn sở thích tắm nắng của mình Địa hình cũng như khí hậu Bình Dương ít mưa nhiều nắng cộng thêm đất đai thổ nhưỡng rất phù hợp để nuôi loài bò sát này Địa điểm này khá thuận lợi vì gần đường lớn (tỉnh lộ 743), cách thành phố Biên Hòa - Đồng Nai khoảng 15 km và cách trung tâm quận 1 khoảng 20 km, thuận lợi cho việc cung cấp rắn mối thịt và rắn mối giống cho các địa điểm chọn làm đầu ra, địa điểm cũng thuận tiện cho việc vận chuyển và đi lại.

Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi rắn mối

Việc xây chuồng hay không tùy thuộc vào việc nuôi ít hay nuôi nhiều Nếu nuôi ít, chỉ cần tận dụng các loại xô, chậu, thau… là được Nhưng, khi nuôi với số lượng lớn như dự án thì xây chuồng là điều bắt buộc Kỹ thuật làm chuồng:

Chuồng xây hình chữ nhật, kích thước 2m x 5m x 0.8m Với kích thước này ta có thể nuôi được khoảng 1000 con con hoặc 300 con trưởng thành

Rắn mối là loài vật nhút nhát vì vậy không nên xây chuồng nuôi không cần quá lớn, khiến chúng ăn uống thất thường và phát triển không đồng đều

Hướng của chuồng nên chọn theo hướng Đông hoặc chiều Đông -Tây để có nắng tốt nhất cho rắn mối tắm nằng

 Vây tôn trên nền đất

 Mua tôn láng chống rỉ đóng nẹp cây bên ngoài để giữ cố định tôn và chôn chân tôn xuống đất khoảng 20cm

 Bắt ốc giáp mí tôn cho cao (cách đất khoảng 30cm) để rắn mối không leo lên được

 Xây chuồng bằng gạch kiêng cố (tương tự như chuồng heo) bên trong ốp gạch bông chiều cao khoảng 20cm xung quanh để rắn mối không leo ra ngoài

 Vị trí ốp gạch phải thiết kế trên cao; có thể ép sát thành trên của chuồng để tránh rắn mối phóng theo chiều ngang và bám được vào tường ra ngoài

Cách III: Xây kết hợp tôn với gạch

 Xây từ mặt đất lên khoảng ba viên gạch, đặt chân tôn lên viên gạch và phủ hồ xây trám kín chân tôn

 Bên ngoài dùng cây đóng để giữ cố định cho tôn không bị ngã

Vì tính chất lâu dài và quy mô của dự án nên xây thẹo cách 2

Chú ý: Chuồng nuôi phải đảm bảo khoảng 50% ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào để rắn mối thay da và phát triển kích thước cơ thể Nếu không đảm bảo ánh nắng đến lúc thay da, da sẽ dính chặt vào thân và không bao giờ lớn thêm được nữa Vì thế nên khi xây chuồng theo kiểu 50:50, tức là nửa bóng nửa nắng, ban đêm có thể chong đèn dây tóc vừa có ánh sáng cho rắn mối vừa dẫn dụ côn trùng làm mồi cho rắn mối

 Cách bố trí bên trong chuồng:

 Xếp gạch kích cỡ 8 x 18 lỗ tròn hoặc vuông để làm nơi trú ẩn cho rắn mối Với kích thước này, con rắn mối to nhất cũng có thể chui vào được Khi xếp gạch trong chuồng, chú ý xếp cách thành chuồng 30cm để tránh rắn mối nhảy ra ngoài gây thất thoát Bên trên gạch có thể bố trí tôn xi măng, tàu lá dừa, tấm phủ, lá chuối… để làm chỗ tắm nắng

 Có thể sử dụng lá dừa, chà dừa, cành cây, rơm rạ… để bố trí chỗ trú ẩn cho rắn mối (nhưng cách này gây bẩn nếu lâu ngày mới dọn dẹp chuồng do phân rắn mối)

 Bên trong xây thêm máng nước cố định để đủ nguồn nước uống hoặc đặt máng nước cho gà uống để đảm bảo nguồn nước do rắn mối uống rất nhiều nước

 Đối với chuồng nuôi mắn mối sinh sản, bên trong xây đống rơm nhỏ cho con nhỏ mới sinh lẩn trốn, bỏ thêm chà dừa, lá cây, tàu dừa… để tạo đủ độ ấm cho con cái sinh sản và con nhỏ mới sinh

 Nền chuồng không nên láng xi măng hết vì như thế vừa dễ dơ, vừa khó thoát nước, dễ lây lan mầm bệnh mà chỉ nên làm nửa láng, nửa để nền đất Ngoài ra, nền còn phải được làm nghiêng để thoát nước được tốt, vì rắn mối cần một môi trường khô ráo sạch sẽ để phát triển

 Phải dùng các tấm lưới mỏng bao xung quanh và trên cao của chuồng để tránh các loài động vặt săn mồi như rắn, bìm bịp và các loài động vặt ăn rắn mối khác mà vẫn đảm bảo ánh nắng mặt trời có thể chiếu vào chuồng được

 Trong chuồng thiết kế hệ thống thoát nước, chú ý phần khô phải cao hơn phần ướt Phần ướt sẽ trồng rau lang hoặc rau muống để làm thức ăn cho rắn mối, đồng thời thu hút các loại thức ăn khác như như sâu và các loại côn trùng khác Ngoài ra, các loại cây này sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ phân của rắn mối thải ra giúp giảm ô nhiễm khu chuồng trại

 Cách bố trí bên ngoài chuồng:

 Nếu diện tích đất cho phép chúng ta có thể trồng thêm cây bóng mát hoặc cây ăn trái xung quanh chuồng trại

 Bố trí trồng cây che mát tạo môi trường cho rắn mối gần với tự nhiên Có thể kết hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và mật độ trồng có thể từ 200-250 cây/1000m 2

 Nên trồng cách xa tường rào xung quanh hơn 1m để tránh trường hợp rắn mối trèo lên cây và phóng ra ngoài.

Phân tích nhu cầu đầu vào và các giải pháp đảm bảo

Từ 2 nguồn: Bắt ngoài tự nhiên đem về thuần và mua lại từ những người đã nuôi trước đây cung cấp

Nếu mua giống, nên mua con đực và con cái với tỉ lệ 1: 2 cái để sinh sản có hiêu quả cao nhất Mua con giống vừa đủ lớn, không nên mua quá nhỏ vì có thể có một số con không đủ sức khỏe gây giảm năng suất, cũng không nên mua quá lớn sẽ giảm hiệu quả về kinh tế vì tiền mua giống khá lớn Đối với giống mua thì nó đã có sự thích ứng từ trước nên khá dễ dàng, sẽ nhanh chóng hòa nhập với bầy mới Đối với giống bắt ngoài tự nhiên có thể ban đầu nó còn nhát nhưng dần dần theo bản năng sinh tồn nó sẽ tự động hòa nhập vào đàn và ăn uống bình thường Cách bẫy con giống: câu, bẫy chuột, bẫy lọp, bẫy lọ… Nên bắt vào mùa mưa vì đây là thời điểm chúng xuất hiện nhiều

Khi chọn giống nên chọn những con nhanh nhẹn, không xây xát, không thiếu bộ phận trên cơ thể Khi thả nên thả theo tỉ lệ thích hợp giữa con đực và con cái Và tuyệt đối chú ý nên nuôi theo một loại giống rắn mối cố định, không nên nuôi lẫn các loài khác nhau của rắn mối, chúng khó hòa hợp với nhau, không đảm bảo độ thuần của đàn b Giá rắn mối giống

Giá giống trên thi trường hiện tại dao động từ 6,000- 12,000 đồng/con tùy kích cỡ rắn mối giống:

 Rắn mối giống trưởng thành: 7.000- 9.000 đồng/ con

 Rắn mối giống sinh sản: 11.000- 13.000 đồng/ con

 Rắn mối con giá thấp hơn khoảng: 3.000- 5.000 đồng/ con c Nguồn thức ăn

Rắn mối là loài động vật ăn tạp Chúng ăn hầu hết các loại côn trùng: giun, dế, mối, sâu, trùng Ngoài ra, chúng cũng thích ăn cơm nguội và những thức ăn có mùi tanh như: thịt, cá, mỡ heo, gà, vịt, trứng gà, trứng vịt… Với dạng thức ăn này, nếu kích nhỏ hơn ngón tay út có thể cho ăn trực tiếp còn ngược lại, phải băm hay thái nhỏ cho vừa kích cỡ miệng rắn mối Ngoài ra, ta có thể trộn trứng gà, thức ăn cho cá, mỡ heo với cơm cho chúng ăn Không chỉ vậy, để tạo nên sự đa dạng về mặt dinh dưỡng, có thể cho chúng ăn thêm chuối xiêm Không nên cho rắn ăn những thức ăn có độ mặn như cá biển… sẽ không tốt cho sự phát triển

Việc cho ăn loại thức ăn nào với lượng thức ăn bao nhiêu là tùy thuộc vào những lọai nguồn sẵn có tại địa phương, độ dồi dào cũng như giá cả, để giảm thiểu chi phí kinh tế và đảm bảo lợi nhuận của dự án Về lượng thức ăn, trung bình 1.000 con rắn mối ăn khoảng một đến hai tô thức ăn trên ngày, đối với rắn mối con đến 3 tháng tuổi ăn bằng ẵ lượng thức ăn cho rắn mối trưởng thành Bờn cạnh thức ăn mua về, việc tự nuôi thêm con trùng như giun, dế để tự chủ nguồn thức ăn giúp dự án giảm sự phụ thuộc vào nguồn bên ngòai và có hiệu quả cao hơn

Trong những thời kì nguồn thúc ăn về côn trùng dồi dào như giun dế, mối… có thể mua hoặc dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên thì đây là nguồn thức ăn chính Nếu trong trường hợp những nguồn thức ăn trên khan hiếm ta có thể cho chúng ăn cơm nguội, thịt cá, heo, gà, vịt… băm nhuyễn

Quy trình chăm sóc

Chăm sóc rắn mối khá đơn giản:

 Mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần, khi cho ăn nên quan sát xem chúng có thích thú với thức ăn hay không, nếu không cần xem lại thức ăn hoặc đàn rắn mối đang bị bệnh Về lượng thức ăn, 1.000 con tiêu thụ khoảng 0,5kg thức ăn mỗi ngày Về vị trí, nêm để thức ăn ở những nơi rắn mối hay đi ra vào để tắm nắng; như thế chúng sẽ tiếp cận nguồn thức ăn tốt hơn Tránh cho ăn các loại thức ăn mặn, ôi thiu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rắn mối

 Bổ sung nước thường xuyên vì rắn mối uống rất nhiều nước Đồng thời, kiểm tra và thay nước khi cần thiết vì phân của rắn mối có thể rơi vào làm bẩn nước uống

 Việc tổng vệ sinh nên thực hiện sau khi bắt đầu thả 2 tháng, bao gồm quét dọn phân, phun thuốc tiêu diệt mầm bệnh, sửa sang chuồng trại Không dọn dẹp sau thời gian ngắn hơn vì rắn mối rất nhát Nếu làm như thế thì chúng sẽ không dám ra ăn uống dẫn đến chậm phát triển, làm giảm hiểu quả dự án

 Khâu bảo vệ cũng cần đựơc chú ý Thứ nhất là ngăn chặn từ bên trong, tức là ngăn chặn mọi đường tẩu thoát ra ngoài của chúng Thứ hai là từ bên ngoài bởi các loài động vật săn mồi: chim, rắn, mèo… Vì thế nên giăng lưới cẩn thận và kiểm tra lưới thường xuyên

 Không nên nhốt chung các con khác độ tuổi với nhau vì con lớn có thể cắn chết con bé Nên cho ăn ở nhiều nơi khác nhau và bố trí chỗ trú ẩn hợp lý

 Chú ý giữ cho chuồng trại luôn được khô ráo, thoáng mát

 Lựa thời điểm rắn mối đi nghỉ trong ngày chúng ta nên tranh thủ vệ sinh phân, máng ăn, máng uống, tránh để kiến hay ruồi nhặng tụ tập gây mất vệ sinh chuồng trại và lây nhiễm mầm bệnh

 Định kì sát khuẩn và phun thuốc phòng bệnh cho chuồng trại, có thể rắc vôi để sát khuẩn

*Một số bệnh thường gặp ở rắn mối và cách chữa trị

(Rắn mối thông thường ít bệnh chỉ có vài con trong đàn có biểu hiện bệnh này)

Có thể rắn bị bệnh đốm đỏ kết hợp thiếu chất (calci, vitamin A, E, B, C) Nguyên nhân có thể do điều kiện nuôi nhốt, rắn không thể tự tìm mồi để bổ sung các chất mà cơ thể thiếu (calci, vitamin A, E, B, C), rắn bị suy và vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ phát tác (có thể là Aeromonas) Cách xử lý:

- Vệ sinh chuồng trại với Vime Iodine (loại cho thú y): 15m/ 4 lít nước

- Tắm rắn với Vime Iodine:

+ Dùng Vime Iodine (loại dùng cho thú y) ở trên: 15ml/ 4 lít nước phun thẳng lên mình rắn cùng lúc với phun xịt chuồng trại

+ Cũng có thể dùng Iodine (loại dùng cho thủy sản): 1 lít/ 1.000m3 nước Pha xong đuổi cho rắn xuống ngâm mình, khoảng 30 phút sau cấp thêm một lượng nước bằng với ban đầu (nghĩa là 1 lít / 2.000m3 nước) rồi để như vậy luôn Cách này dùng cho chuồng nuôi quy mô lớn, dùng sát trùng bể nuôi luôn Lúc rắn đang bệnh có thể làm 2 lần/ tuần; Khi hết bệnh thì mỗi khi thay nước xử lý 1 lần, hoặc định kỳ 1 tháng làm 1 lần

- Bổ sung chất dinh dưỡng cho rắn

+ Có thể sửng dụng dạng premix Calphovit để bổ sung cho rắn mối (1 g/10 kg thể trọng) Hai tuần trộn thức ăn hoặc nước uống cho ăn liên tục 5 ngày

+ Cũng có thể sử dụng Calciphos, Vimix plus

- Dùng thuốc điều trị: có thểdùng các công thức sau:

+ Doxery 1g/ 5-6 kg cá + Vimenro 200 1ml/ 20 kg cá

+ Doxery 1g/ 5-6 kg cá + Vime N333 1g/ 10 kg cá

Rắn hay ngóc đầu lên, trong miệng có chất nhờn có thể do rắn bị bệnh đường hô hấp, ngạt thở, có nhiều dịch nhày do quá trình viêm nhiễm cơ quan hô hấp Cách xử lý:

- Xử lý nước, tiêu độc chuồng trại, bổ sung chất dinh dưỡng như trên

- Thuốc điều trị: Dùng Vimefloro FDP: 1 ml/20 kg thể trọng hoặc Vimenro 200 1ml/40 kg thể trọng (hoặc 1ml/ 2kg thức ăn), trộn vào thức ăn, liên tục 5-7 lần

 Lưng sần sùi, gầy thấy xương sống:

Có thể rắn bị một bệnh mãn tính nào đó mà bạn chưa kiểm tra ra: thiếu chất, giun sán ký sinh, nhiễm khuẩn mãn… Áp dụng cách tổng hợp như sau:

- Vệ sinh chuồng trại 1 tháng 1 lần (mùa mưa 1 – 2 tuần 1 lần) rắn ăn sạch, uống, ở sạch Đầu mùa mưa thì phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho rắn mối

- Tăng cường chất dinh dưỡng với Calphovit nửa tháng cho ăn 5 ngày và pha nước cho uống Men tiêu hóa 1 tháng cho ăn lần (thuốc thú y)

- Tẩy giún sán mua thuốc tại của hàng thú y 2 - 3 tháng tẩy 1 lần

Quy trình theo dõi rắn mối sinh sản và quản lý rắn mối con

Rắn mối trưởng thành trong khoảng từ 6 đến 6.5 tháng Sinh sản sau khoảng từ

9 đến 9.5 tháng Một năm chúng đẻ 3 lần, thường là vào mùa mưa

Chọn giống bố mẹ: Rắn mối nuôi được 7-8 tháng, chọn những con bố mẹ to khỏe, không bị dị tật, không bị bệnh, nhốt chung chuồng bình thường, tỷ lệ 1 đực 2 cái

Tùy thuộc vào khả năng sinh sản của con cái mà mỗi con có thể sinh được từ 10 đến 15 con Rắn mối con sinh ra trong một cái bọc và chúng tự cắn bọc chui ra ngoài

Khi quan sát thấy con cái bụng to, di chuyển chậm chạp thì tách riêng những con này sang chuồng khác, bên trong rải nhiều rơm rạ, lá chuối khô, chú ý các chuồng này phải đảm bảo yên tĩnh cho rắn mối sinh Khi sinh xong ta lại bắt chúng trở lại chuồng cũ để tiếp tục quá trình sinh sản Rắn mối đẻ rộ nhất vào tháng 4 và tháng 10

Sau khi rắn mối con nở ra, bắt chúng vào một cái chậu Chú ý không dùng tay để bắt mà dùng 1 cái xẻng bằng nhựa lùa chúng vào và bỏ vào chậu, trong chậu nên để vài viên gạch để chúng ẩn náu Sau 2 đến 3 ngày thì rắn mối con bắt đầu ăn, chúng ta để 2 cái máng nhỏ thức ăn và nước vào để rắn mối con có thể ăn được, cho rắn mối con ăn các loại thức ăn nhỏ, dễ ăn Sau khoảng 2 tuần rắn mối con đã cứng cáp chúng ta thả ra bên ngoài chuồng, chăm sóc như rắn mối trưởng thành

Chuồng nuụi rắn mối con khụng nờn quỏ lớn, bằng khoảng ẳ chuồng rắn mối trưởng thành, để chúng dễ dàng tìm kiếm thức ăn và nên cho ăn mối nhiều vì thời gian đầu chúng chưa quen với các thức ăn khác Trong chuồng nên trồng cỏ, thoát nước thật tốt, mát mẻ, tạo môi trường thiên nhiên cho rắn mối con sinh trưởng và phát triển.

Mức tiêu hao nguyên liệu phụ, năng lượng điện, nước và các dịch vụ khác cần cho sản xuất

Thắp đèn chúng ta thường thắp vào ban đêm, thời gian khoảng 10 tiếng, công suất một bóng đèn vào khoảng 60W, và chỉ thường thắp vào khoảng 4 tháng mùa mưa Chi phí cho một chuồng nuôi một năm về điện vào khoảng:

Chi phí điện cho khu vực quản lí dịch vụ: 1,200,000 đồng/ năm

Về thức ăn, giả sử chúng ta chọn dế làm thức ăn chính Giá dế thịt hiện nay trên thị trường vào khoảng 130.000 đồng/1 kg Chi phí thức ăn cho 1.000 con rắn mối một năm khoảng:

Chi phí về thức ăn có thể ít hơn vì các loại thức ăn khác như cá, cơm nguội, thịt heo, gà… có chi phí thấp hơn và rắn mối nhỏ ăn ít hơn so với rắn mối lớn Ngoài ra chúng ta có thể mua dế giống về nuôi để làm nguồn thức ăn cho rắn mối với giá dế giống khoảng 1,000 đồng/ con

Chi phí nước: Nước vệ sinh 5 m 3 /năm; Nước uống cho rắn mối 1 dm 3 /1000 con/ ngày (1 lít) Giá nước khoảng 15.000 đồng/ m 3 Tổng chi phí về nước cho 1,000 con một năm:

Chi phí internet khoảng 1.200.000 đồng/ năm

Phân tích yếu tố môi trường và giải pháp xử lý

Khi thực hiện một dự án chăn, vấn đề chất thải và môi trường thường được quan tâm nhiều bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư trong vùng

Tuy nhiên, phân rắn mối thải ra không gây hại môi trường Chỉ cần dọn dẹp đúng cách và đúng thời điểm như đã phân tích trong phần chăm sóc thì vừa có thể được vệ sinh chuồng trại và môi trường Đồng thời, việc cho ăn với liều lượng hợp lý, tránh để thức ăn trữ từ ngày này qua ngày khác để tránh kiến và ruồi vào khu vực nuôi (rắn mối không sợ 2 loài này nhưng nếu để khu chuồng trại thành nơi thu hút kiến và ruồi thì có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh).

Thu hoạch

Thông thường rắn mối sẽ lớn đều vì ta đã tách tuổi từ khi chúng còn bé nên khi thu hoạch ta thu hoạch hàng loạt, chúng ta chỉ cần dỡ hết các viên gạch hay tấm tôn có trong chuồng và bỏ ra ngoài khi đó rắn mối sẽ không còn chỗ trú ẩn và ta chỉ cần bắt Chú ý để lại những con còn nhỏ, còi cọc có thể lớn tiếp

Bắt rắn mối chúng ta nên để vào các sọt có lỗ thông khí, tránh để trong các hộp kín hay bao bì không có lỗ thoát khí sẽ làm cho rắn mối bị chết

Khi thu hoạch chúng ta nên giữ lại các con khỏe mạnh để làm giống và tách các con này nuôi riêng ở chuông khác.

THẨM ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHU CẦU LAO ĐỘNG

Về xây dựng

Để xây dựng chuồng trại diện tích khoảng 200m2, chỉ cần 1 người Do việc xây dựng rất đơn giản và cũng đã có bản vẽ ban đầu nên chỉ cần tìm ngừoi biết cơ bản về xây dựng là được Đồng thời, chủ dự án phải kiểm tra chặt chẽ khâu xây dựng chuồng nuôi sao cho đảm bảo là chuồng xây đúng tiêu chuẩn để rắn mối không thể tẩu thoát ra bên ngoài được

 Mô tả công việc của ngừơi xây dựng:

Vận chuyển vật liệu xây dựng

Nhân công Số lượng Tiền lương 1 tháng Tiền lương 3 tháng Lao động phổ thông 1 7.200.000đ 21.600.000đ

Về chăm sóc

Với quy mô của dự án là nuôi 6.800 con giống trên diện tích là 200m2 chỉ cần 1 người để cho ăn và dọn dẹp chuồng và một người quản lý, kiểm tra tình hình là chủ trang trại Theo nhận xét của những người đã nuôi rắn mối trước, việc nuôi loài vật này dễ và nhàn hạ, ít tốn công sức chăm sóc Do đó, người chăm sóc chỉ cần nắm rõ đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của rắn mối thì việc chăm sóc trở nên rất đơn giản Việc những điều cần biết để nuôi rắn mối thực sự không quá phức tạp nên không đòi hỏi trình độ của người chăm sóc cao, có thể tuyển người ở khu vực xung quanh trang trại Việc truyền đạt kiến thức cũng đơn giản: chỉ cần giới thiệu những việc cần làm và những điều cần chú ý, người chăm sóc có thể tự quan sát và ghi nhớ qua quá trình làm việc Chủ yếu, chủ trang trại phải kiểm tra vệ sinh chuồng để đảm bảo bệnh không phát sinh hoặc lây lan để cả đàn khỏe mạnh và phát triển bình thường

 Mô tả công việc người chăm sóc:

Cho ăn và dọn dẹp chuồng

Tách chuồng (vào mùa sinh sản)

 Mô tả công việc ngừơi quản lý:

Chọn mua rắn mối giống

Kiểm tra vệ sinh chuồng trại, thức ăn

Nhân công Số lượng Tiền lương 1 tháng Tiền lương 1 năm

Marketing

Việc quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm được thực hiện thông qua 2 kênh: trực tuyến và phòng giới thiệu sản phẩm ở trung tâm thành phố Công việc ở mảng này do 1 ngừơi, cũng là 1 trong các chủ dự án, đảm nhiệm Vì đây là công việc đòi hỏi một chút am hiểu về quản lý mạng và truyền thông nên việc sử dụng chủ dự án, người đáp ứng được các yêu cầu về công việc tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc thực hiện dự án

Quản lý phòng giới thiệu sản phẩm và trang web của trang trại

Chủ động tìm kiếm khách hàng trên mạng

Nhân công Số lượng Tiền lương 1 tháng Tiền lương 1 năm

Phân phối

Việc vận chuyển rắn mối có thể do phía khách hàng chủ động đến lấy hoặc do phía trang trại đưa đến chỗ khách hàng Nếu là do phía trang trại vận chuyển thì có thể do chủ trang trại/người chăm sóc thực hiện.

THẨM ĐỊNH VỀ PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH

Thời gian trả nợ 3 Năm

Thời gian khai thác của dự án 4 Năm

Thời gian xây dựng 3 Tháng

Thời gian kh.hao chuồng trại 5 Năm thời gian kh.hao máy móc thiết bị 4 Năm

Cpsxc 5% DT lương công nhân 4 triệu/ người kể từ năm thứ 2 mỗi năm tăng 5% cp bán hàng 5% DT cp quản lý 5 tr/tháng

Giá bán giá bán con thịt 0,32 tr/kg giá bán con giống 0,44 tr/kg

Giá NVL đầu vào 0,20 tr/1000 con/tháng

Thời gian dự trữ NVL 3 Ngày

Số dư tiền tối thiểu 15% DT

Khoản phải trả 10% CP NVL

Suất sinh lời yêu cầu chủ sở hữu 20%

PHẦN PHÂN TÍCH Đơn vị tính đối với số tuyệt đối: triệu đồng

1 Ước tính tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án:

Chi phí xây dựng chuồng trại,nhà kho 15,00 Xd 4 tháng, khấu hao 5 năm

Chi phí mua máy móc thiết bị 5,00 khấu hao 3 năm

Chi phí vận chuyển và lắp đặt 3,00

Chi phí mua rắn mối ban đầu + các cp liên quan giống ban đầu 155,19

Chi phí khác 0,80 10% Chi phí XLTB

Chi phí dự phòng 0,80 10% Chi phí XLTB

Tổng vốn đầu tư chưa kể lãi vay 323,79

Lãi vay trong thời gian xây dựng 15,54

Tổng VĐT kể lãi vay trong TG XD 339,34

1.2 Nguồn vốn vay và VCSH

Nguồn vốn số tiền Tỷ lệ

Lãi trong thời gian xd 15,54

2 Kế hoạch khấu hao: (Triệu đồng)

2.1.Xác định nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao

Phân bổ chi phí dự phòng 0,52

Phân bổ chi phí lãi vay trong TGXD 10,14

Nguyên giá chuồng trại, nhà kho 26,18

CP thiết bị máy móc 8,00

Phân bổ chi phí khác 0,28

Phân bổ chi phí dự phòng 0,28

Phân bổ chi phí lãi vay trong TGXD 5,41

Nguyên giá máy móc thiết bị 13,96

2.2.Khấu hao nhà kho, chuồng trại

3.Lịch vay và trả nợ ( trđ)

4.Sản lượng rắn mối sản xuất

2875 kg công suất thực tế: 55200 2300

Số lượng đầu năm 9033 5800 2000 con giống 6800 9033 5800 2000 con thịt 0

Số lượng sinh ra trong năm 13500 60975 39150 27000

Số lượng hiện hữu 20300 70008 44950 29000 con giống 13550 39521 19575 5400 con thịt 6750 30488 25375 23600

Số lượng bán trong năm 11267 64208 42950 29000 con giống 4517 33721 19575 5400 con thịt 6750 30488 23375 23600

Số lượng cuối năm 9033 5800 2000 0 con giống 9033 5800 2000 con thịt 0 năm 1 2 sl rm giống giữ lại 5800 2000

Giá bán rắn mối thịt (Trđ/kg) 0,320 0,32 0,34 0,34 Giá bán rắn mối giống (Trđ/kg) 0,440 0,44 0,46 0,46 Sản lượng rắn mối bán được (kg/năm) 450,67 2.568,33 1.718,00 1.160,00

Sl rm thịt bán được (kg/năm) 270,00 1.219,50 935,00 944,00

Sl rm giống bán được (kg/năm) 180,67 1.348,83 783,00 216,00

Chi phí rắn mối giống ban đầu 95,20

Chi phí nhân công trực tiếp 36,00 96,00 100,80 50,40

Chi phí bán hàng & Qly 12,04 54,19 39,05 5,25

Chi phí QL&BH, bao duong 12,04 54,19 39,05 5,25

LN trước thuế và lãi vay 97,17 758,83 482,75 324,79

Thay đổi nhu cầu VLĐ 32,84 162,36 -61,01 -51,43

VLĐ đầu tư ban đầu 32,84

Tăng giảm nhu cầu VLĐ HĐKD 162,36 -61,01 -51,43

VLĐ còn lại cuối kỳ 82,76

Lưu chuyển tiền tệ quan điểm tổng đầu tư

Giá trị TSCĐ còn lại năm cuối cùng 5,24

Chi phí QL & bán hàng 12,04 54,19 39,05 5,25 -

Thay đổi tiền tối thiểu (+) 24,88 122,68 -46,17 -38,84 -62,55

Lưu chuyển tiền tệ trước thuế TIPV -250,74 605,19 552,49 384,95 87,99

Lưu chuyển tiền tệ sau thuế TIPV -274,71 418,98 433,10 303,75 87,99

Dòng tiền chiết khấu về năm gốc -274,71 352,52 306,58 180,91 44,09

Dòng tiền vào từ họat động kinh doanh

Tăng giảm nhu cầu VLĐ 0,00 162,36 -61,01 -51,43 0,00

Dòng tiền từ đầu tư

VLĐ đầu tư ban đầu -32,84

Giá trị thanh lý TSCđ 5,24

VLĐ thu hồi cuối kỳ 82,76 giá trị đất thu hồi

Dòng tiền ròng từ HĐ ĐT -356,64 0,00 0,00 0,00 87,99

Lưu chuyển tiền tệ quan điểm chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền tệ sau thuế TIPV -274,71 418,98 433,10 303,75 87,99

Trả nợ vay (gốc + lãi) 69,03 37,56 0,00 0,00

Lưu chuyển tiền tệ sau thuế EPV -177,57 349,95 395,54 303,75 87,99

THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

Qua tìm hiểu, nhiều mô hình nuôi rắn mối mang lại hiệu quả kinh tế cao, rắn mối dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, ít bệnh tật và rất thích hợp với đất và khí hậu khô và không quá lạnh

Trong những năm gần đây, thực tế rắn mối đã xác định không những là một món ăn hấp dẫn, khoái khẩu, bổ dưỡng, đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nông dân như rắn mối nướng than, chiên giòn, xào sả ớt…đây là món ăn đặc sản để lại trong lòng du khách một hương vị đặc trưng mỗi khi nhớ đến nó Tuy chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh nhưng theo kinh nghiệm của dân gian truyền lại thì thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi ngay Ăn thịt rắn mối còn giúp da mặt phụ nữ thêm mịn màng Hiện nay nhu cầu rắn mối tiêu thụ khá cao, không đáp ứng đủ cho yêu cầu của thị trường

Dự án tuy chỉ kéo dài 3 năm nhưng xét về lợi ích lâu dài không phải là không có Qua khảo sát chung tình hình nuôi rắn mối ở các địa phương thì việc nuôi rắn mối của người dân chủ yếu theo hướng tự phát, chưa có sự hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ dân một cách bài bản, cụ thể theo qui trình kỹ thuật trong quá trình phát triển nghề nuôi rắn mối, chỉ tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa người nuôi trước và người nuôi sau Trong khi, đây lại là loại vật nuôi mang tính bền vững vì nuôi rắn mối không gây ô nhiểm môi trường xung quanh, thức ăn tự có ở thiên nhiên, sản phẩm tiêu thụ nhanh, là động vật thần túy sống hoang dã nên sức đề kháng cao không có nguy cơ dịch bệnh như Heo, Gà, Vịt siêu trứng đặc biệt không có nguy cơ bị thiệt hại lỗ vốn như nuôi tôm sú, tôm hùm hiện nay Nhận thấy được điều này chúng tôi dự định sẽ hợp tác với một số người có kiến thức chuyên môn về chăn nuôi để sử dụng trang trại để nghiên cứu mô hình nuôi rắn mối để phổ biến rộng rãi cho những ngừơi có ý định nuôi hoặc để cải thiện điều kiện sống của một số vùng thích hợp nuôi rắn mối Những thuận lợi và khó khăn chính của nghề nuôi rắn mối hiện nay là:

+ Tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương như đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn tự nhiên… thích hợp cho việc phát triển nuôi rắn mối

+ Rắn mối ít bị bệnh, nhẹ trong khâu chăm sóc, lại không ảnh hưởng nhiều đến vệ sinh môi trường

+ Nhu cầu thị trường ngày cao và mở rộng làm cho giá bán luôn ở mức cao mang lại lợi nhuận tương đối ổn định cho người nuôi

+ Con giống chưa được người nuôi quan tâm, chủ yếu sử dụng con giống săn bắt hoặc bẫy được từ thiên nhiên nên chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi thấp dẫn đến trọng lượng xuất chuồng thấp làm ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả

+ Chưa kiểm soát được mức hao hụt do các tác nhân bên ngoài như mèo, rắn… gây hại cho rắn mối và việc thu hoạch khó do chưa có các biện pháp hiệu quả để đánh giá quản lý số lượng trong quá trình nuôi

+ Khi người dân gây nuôi, có sản phẩm, đều mong muốn sản phẩm được tiêu thụ, nhưng khi cầu không cần nữa, sản phẩm của người dân không tiêu thụ được trong khi đó họ cũng không nhận được hỗ trợ từ phía nhà nước một cách cụ thể như những mặt hàng khác, chẳng hạn như gạo

+ Chưa có các tài liệu chính thức về tập tính, tập quán, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của rắn mối và qui trình kỹ thuật chuẩn để nuôi loại đặc sản này

+ Chưa có các hướng dẫn cụ thể về quản lý và phòng trừ dịch bệnh

TỔNG HỢP RỦI RO CỦA DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP

Về thị trường sản phẩm

1.1 Về cung cầu nói chung a Các loại rủi ro có thể xảy ra

 Nguồn cung ứng trên thị trường trong thời gian thực hiện dự án

Trong những năm gần đây, việc nuôi rắn mối nhận được sự quan tâm của nhiều người do rắn mối dễ nuôi, kỹ thuật nuôi không khó, nguồn vốn ban đầu bỏ ra không nhiều và lợi nhuận đem lại cho người nuôi lớn Do đó, số lượng trang trại rắn mối xung quanh TP.HCM và các vùng ven có khuynh hướng tăng nhanh trong khi nguồn cung ứng sản phẩm trên thị trường vẫn còn hạn chế Vì vậy, trong năm đầu, sản phẩm của dự án có thể gặp sự cạnh tranh từ các các trang trại này cả về giá cả và chất lượng sản phẩm Trong những năm sau của dự án, các trang trại nuôi rắn mối hiện tại có thể mở rộng quy mô cùng với sự gia tăng của những trang trại mới gia nhập thị trường dẫn đến nguồn cung sản phẩm tăng lên nhanh chóng trong khi nhu cầu về sản phẩm tăng ít hoặc không tăng khiến cho giá rắn mối thịt giảm và thị trường bão hòa

Bên cạnh đó, hiện nay tại khu vực TP.HCM và các vùng ven chỉ có khoảng 10 trang trại có giấy phép nuôi rắn mối và đang cung ứng rắn mối thịt trên thị trường Tuy nhiên còn nhiều hộ gia đình tổ chức nuôi rắn mối một cách nhỏ, lẻ và không đăng ký nên rất khó ước tính số lượng cung ứng rắn mối thịt trên thị trường khi lập dự án Hơn nữa từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm là mùa mưa, một lượng lớn rắn mối được săn bắt từ tự nhiên không rõ nguồn gốc từ Campuchia và các vùng lân cận đổ vào TP.HCM Do đó, rủi ro có thể xảy ra là nhóm xác định không chính xác nguồn cung hiện tại trên thị trường Từ đó, số lượng nuôi, chính sách giá cả và phân phối sản phẩm mà chúng tôi đã đưa ra có thể không phù hợp Ngoài ra, sự kiểm soát không chặt chẽ của chính quyền về nguồn cung rắn mối không rõ nguồn gốc và giá cực rẻ này đã khiến cho các trang trại nuôi rắn mối hợp pháp gặp khó khăn khi tìm đầu ra cho sản phẩm vì các nhà hàng luôn tìm kiếm những nguồn nguyên liệu rẻ để có được lợi nhuận cao

 Nhu cầu sản phẩm rắn mối thịt trên thị trường

Như đã phân tích ở trên, nhu cầu về rắn mối thịt xuất phát từ xu thế thích thưởng thức các món ăn có nguồn gốc thiên nhiên và đậm đà hương vị quê hương của khách hàng Mà để đáp ứng nhu cầu này, trên thị trường bên cạnh rắn mối khách hàng có thể lựa chọn rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như nhím, dông, chồn…Do đó, rủi ro có thể xảy ra là trong thời gian hoạt động của dự án, khách hàng chuyển sang thích ăn các loại sản phẩm khác khiến cho các dự án không thể tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình

Trong thời gian hoạt động sau này, nguồn cung rắn mối thịt tăng dần các nhà hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi chọn nhà cung cấp cho mình Như vậy, rủi ro có thể xảy ra là nhà hàng từ chối không nhận nguồn cung ứng sản phẩm rắn mối thịt từ trang trại của dự án Dự án sẽ dần mất đi đầu ra cho sản phẩm của mình b Định lượng rủi ro

STT Các nhân tố rủi ro Mức độ tác động

Thời gian bị tác động Chi phí hao hụt ước tính

1 Thị hiếu khách hàng thay đổi

95% Khoảng 2 năm cuối 2/3 chi phí ban đầu

2 Tác động bởi rắn mối không rõ nguồn gốc

30% Suốt thời gian hoạt động của dự án

3 Giá cả thị trường do cạnh tranh

30% Năm cuối của dự án 1/3 chi phí đầu tư c Biện pháp phòng ngừa

 Đối với rủi ro thị hiếu khách hàng thay đổi: Thực hiện khảo sát về nhu cầu của khách hàng và nhà hàng tại thị trường mục tiêu nhằm xác định rõ nhu cầu thực sự

 Đối với rủi ro nguồn cung ứng tăng và thị trường bão hòa: Trong khoảng năm đầu hoạt động, trang trại tạo uy tín với khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thân quen để sau này khi mức độ cạnh tranh về nguồn cung sản phẩm cao thì có thể có

1 thị phần nhất định trên thị trường

 Đối với rủi ro về rắn mối không rõ nguồn gốc: tích cực quảng bá về chất lượng sản phẩm của dự án, có nguồn gốc rõ ràng của dự án đến với người tiêu dùng và khách hàng Đảm bảo với khách hàng về qui trình nuôi khoa học và hợp vệ sinh

1.2 Về marketing sản phẩm a Các loại rủi ro có thể xảy ra

Sản phẩm chỉ có hai loại chính là thịt và con giống sẽ rất rủi ro, do thị hiếu của khách hàng thay đổi, hay có một tin đồn không hay xảy ra với một trong hai sản phẩm, có thể ảnh hưởng mạnh đến doanh thu Ví dụ: tin đồn con giống không tốt, tỷ lệ chết cao, hoặc thịt rắn mối kém chất lượng

Trong khâu sản xuất, chờ phân phối xảy ra hiện tượng con thương phẩm bị bệnh hay dị tật, có khả năng làm ảnh hưởng uy tín trang trại khi chuyển cho khách hàng

Rủi ro từ tỷ lệ cung ứng các sản phẩm, mà cụ thể ở đây chính là tỷ lệ giữa rắn mối giống và thịt xuất bán Như đã phân tích ở mảng thị trường, cầu rắn mối giống sẽ giảm, nhưng thời gian chỉ mang tính chất ước tính, không chắc chắn

 Sản phẩm bổ sung: các món ăn hướng dẫn nấu trở nên lạc hậu

Sản phẩm được định giá cứng nhắc và biến động không khớp với thị trường Cụ thể mức giá trung bình hiện tại của dự án dao động trong khoàng 380.000 đồng/kg, nhưng thị trường có thể biến động làm cho mức giá không còn phù hợp

Giá được định cao hơn thị trường: với thị trường nhiều đối thủ cạnh trạnh, sản phẩm thịt rắn mối của trại nếu chỉ dừng lại ở việc đáp ứng sản phẩm có chất lượng giống như đối thủ, sẽ mang đến rủi ro mất cầu sản phẩm của trang trại

Giá được định thấp hơn thị trường: khách hàng có thể nghĩ sản phẩm của mình chất lượng không cao Giá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trang trải chi phí của trại

Trang trại không thể phân phối thường xuyên được cho khách hàng Nhà hàng hay quán ăn có thể hủy hợp đồng, loại bỏ món rắn mối ra khỏi thực đơn

 Về xúc tiến sản phẩm

Rủi ro nhất là khi bị mất thương hiệu, thương hiệu bị nhái Thương hiệu chính là tài sản vô giá của trang trại, trại đã dày công xây dựng, nên nếu bị những trại hay công ty khác giả mạo bôi nhọ sản phẩm Trang trại không những mất hình ảnh, mà còn có thể liên quan rất phức tạp và phải nhờ pháp luật giải quyết

Về kĩ thuật công nghệ

a Các loại rủi ro có thể xảy ra

 Địa điểm đặt dự án: Không phù hợp, môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của rắn mối Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu có thể gây ảnh hưởng đến khu vực nuôi Một rủi ro khác là địa điểm cách xa nơi cung cấp đầu ra, nguồn thức ăn

 Chuồng trại: Chuồng xay không đúng kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng rắn mối Diện tích chuồng có thể không hợp với số lượng rắn mối, có thể quá to hoặc quá nhỏ khiến chúng ăn uống thất thường hoặc phát triển không đồng đều Chuồng xây không đảm bảo lượng nắng cần thiết để rắn mối thay da, có thể do hướng chuồng hoặc do công trình xây dựng xung quanh khu đất chăn nuôi Bố trí gạch bên trong chuồng không hợp lí hoặc thành chuồng không có phần trơn khiến rắn mối nhảy ra ngoài Nền xây gạch hoàn toàn khiến khó thoát nước Không có chắn bảo vệ khiến các động vật bên ngoài tấn công Lá các loại bố trí trong chuồng và bay từ ngoài vào cùng với thức ăn rơi ra và phân rắn mối làm dơ chuồng

 Chăm sóc: Thức ăn không đa dạng hoặc không làm nhỏ để rắn mối ăn được Thức ăn bảo quản không tốt, bị ôi thiêu Nước bị dơ hoặc thiếu Vệ sinh quá nhiều (khoấy động môi trường sống của rắn mối) hoặc quá ít (khiến vệ sinh không đảm bảo) Không chú ý biểu hiện khác thường của rắn bệnh để xử lý kịp thời khiến cả chuồng rắn bị lây bệnh

 Các vấn đề về điện, nước và internet như bị cắt hoặc cúp gây trở ngại cho quá trình nuôi và xuất bán

 Nguồn đầu vào: Nguồn đầu vào kém chất lượng, đã bị lai tạp đi nhiều, con giống không đủ sức khỏe, dễ bị nhiễm các loại bệnh tật Đầu vào khan hiếm, không đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi thực tế b Biện pháp phòng ngừa

 Địa điểm: Địa điểm đã được nhóm tìm hiểu trước khi lựa chọn Môi trường khá trong lành và phù hợp với rắn mối.Khí hậu ổn định và không có nhiều biến động trong những năm gần đây Về việc vận chuyển cơ động bằng xe máy, sử dụng các loại lồng thoáng để đựng rắn mối có thể giải quyết những khó khăn về đường xá Địa điểm được chọn khác gần TPHCM, Bình Dương, những nơi tập trung rất nhiều quán nhậu, nhà hàng nên có thể đảm bảo đầu ra gần với nơi nuôi rắn mối

 Chuồng trại: Bàn bạc cẩn thận với nhà thầu trước khi xây dựng Đồng thời, giám sát cẩn trọng quá trình xây dựng để đảm bảo chuồng được xây đúng yêu cầu kỹ thuật

 Chăm sóc: Kiểm tra thức ăn, nước uống trước và sau khi đưa vào chuồng Đối với rắn mối bị bệnh, trước tiên phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh hợp lí:

- Vệ sinh chuồng trại định kì, không để cho chuồng trại mất vệ sinh, ẩm ướt, không thông thoáng, thiếu ánh nắng mặt trời

- Định kì phun thuốc, rắc vôi khử khuẩn, cho Rắn mối uống các loại thuốc phòng bệnh, đối với các loại thuốc dùng ngoài da thì pha với nước để rắn mối tắm

Khi rắn mối đã bị bệnh cần phải điều trị kịp thời, đối với các loại bênh dễ lây lan nên cách li rắn mối bệnh để điều trị, những con rắn mối bị bệnh đã chết nên tiêu hủy an toàn

 Về vấn đề điện, nước, internet: theo dõi lịch đóng tiền để phòng trường hợp bị cắt điện/nước/internet và lịch cúp điện, nước để chuẩn bị trước

 Nguồn đầu vào: Hiện nay mô hình nuôi rắn mối được áp dụng khá rộng rãi nên nguồn cung cấp về rắn mối giống đầu vào ban đầu cũng khá phong phú và đa dạng cho ta lựa chọn, về lâu về dài chúng ta sẽ tự sử dụng nguồn giống sản xuất được “tự cung tự cấp”, nhân rộng ra chúng ta có thể cung cấp nguồn rắn mối giống cho các đại lý hoặc cơ sở khác.

Về quản lý và lao động

a Các loại rủi ro có thể xảy ra

Chất lượng nhân sự kém: Lười biếng hoặc làm việc không cẩn thận Tuy rắn mối được đánh giá là dễ nuôi nhưng chuồng trại, thức ăn và vệ sinh là 2 vấn đề không thể xem nhẹ trong quá trình nuôi rắn mối nói riêng và chăn nuôi nói chung Việc cẩu thả trong lúc xây chuồng sẽ khiến chuồng dễ hư hỏng hoặc khiến thời gian xây dựng kéo dài làm chậm tiến độ dự án Hoặc, nếu người chăm sóc lười biếng, không thường xuyên kiểm tra khu vực chuồng trại khiến các loài vật như mèo, rắn,… vào ăn rắn mối, đặc biệt là rắn giống hoặc rắn cái trong giai đoạn mang thai, thì vẫn gây thiệt hại cho dự án Sự tắc trách trong khâu thức ăn, nước uống và vệ sinh chuồng trại sẽ làm cho rắn mối không phát triển được như dự tính hoặc nguy hiểm hơn là mắc bệnh Vấn đề cũng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển như nhân viên đi sai đường hoặc tất trách, khiến hàng giao đến trể hoặc hư hỏng giữa đường làm giảm uy tín của trang trại Hoặc, nhân viên có thái độ không tốt với khách hàng làm xấu hình ảnh của trang trại

Chủ dự án đột ngột xin rút: Điều này có thể xảy ra khi họ có vấn đề cần giải quyết hoặc tìm được công việc tạo ra nguồn thu nhập tốt hơn Việc tìm kiếm người thay thế với chất lượng tương tự hoặc tốt hơn (nếu là nhân viên chăm chỉ, cẩn thận) cũng không dễ dàng trong thời gian ngắn Có thể xảy ra trường hợp người mới tìm được làm việc năng suất thấp hơn họăc không cẩn thận bằng người cũ đã có kinh nghiệm

Người thực hiện cũng là chủ dự án, đã có mối quan hệ từ trước và tin tưởng lẫn nhau Sự tin tưởng này dễ dẫn đến việc dễ dãi trong giám sát họat động hoặc bỏ qua sai lầm, làm tăng rùi ro của dự án

Một trong các chủ dự án mang mô hình nuôi rắn hoặc thông tin khách hàng ra ngoài bán trong thời gian thực hiện khiến dự án bị tổn thất do mất khách hàng hoặc cạnh tranh gay gắt hơn b Biện pháp phòng ngừa

Kiểm tra cẩn thận quá trình làm việc: điều này không những giúp họ phát hiện và giải quyết vấn đề kịp thời mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm và tinh thần làm việc của người tham gia

Chú ý đến những biểu hiện lạ của nhân viên để phát hiện vấn đề để hỗ trợ hoặc chủ động tìm người thay thế.

Về tài chính

Rủi ro có thể xảy ra về tài chính do các yếu tố như giá, lãi suất… khiến doanh thu, chi phí, NPV… thay đổi ngoài dự kiến của chủ dự án Do vậy, chúng tôi áp dụng một số biện pháp định lượng rủi ro để dự kiến trước những tình huống biến động giá, lãi suất…

Các yếu tố Phân phối Độ lệch chuẩn

Giá mua NLV Normal 0.06 trđ

Giá bán con thịt Normal 0.03 trđ

Giá bán con giống Normal 0.05 trđ

Số lượng con giữ lại làm giống năm sau Normal 700 con

Qua phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy hai chiều, nhóm rút ra kết luận là giá bán có ảnh hưởng đến NPV mạnh hơn lãi suất Như vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, cần chú ý đến những thay đổi giá bán nhiều hơn để có những phải ứng thích hợp Cụ thể về mức độ tác động, thông qua mô hình Monte Carlo với các phân phối xác suất như bảng thì biến giá con giống tác động mạnh nhất (53%) và biến giá con thịt tác động mạnh nhì (31%) Các biến khác ít tác động hoặc tác động ngược chiều

Sau khi sử dụng mô hình Monte Carlo bằng chương trình Crystal Ball, với các yếu tố lãi suất vay ngân hàng, giá mua NVL, giá bán con thịt, giá bán con giống, số lượng con giữ lại làm giống năm sau, với phân phối xác suất cho từng yếu tố như bảng trên thì nhóm đưa ra kết luận là NPV của dự án sẽ nằm trong khoảng 496 triệu đồng đến 725 triệu đồng với xác suất 80%.

Ngày đăng: 06/08/2024, 18:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH ẢNH MÓN ĂN  CÁCH CHẾ BIẾN - Tiểu Luận - Khởi Nghiệp Kinh Doanh - Đề Tài - DỰ  án  NUÔI RẮN MỐI TẠI BÌNH DƯƠNG
HÌNH ẢNH MÓN ĂN CÁCH CHẾ BIẾN (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w