1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật điện: Phân bố công suất tối ưu cho lưới điện phân phối có các trạm sạc xe điện

96 10 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân bố công suất tối ưu cho lưới điện phân phối có các trạm sạc xe điện
Tác giả Lâm Bửu Quí
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phúc Khải
Trường học Trường Đại học Bách Khoa –ĐHQG -HCM
Chuyên ngành Kỹ Thuật Điện
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 4,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (14)
    • 1.1. Xu hướng phát triển của xe điện và hệ thống các trạm sạc (14)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (19)
    • 1.3. Các nghiên cứu liên quan (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
    • 2.1. Tổng quan về công nghệ xe điện (23)
    • 2.2. Tác động của hệ thống trạm sạc khi tích hợp vào lưới điện phân phối (25)
      • 2.2.1. Tác động lên độ ổn định lưới điện (25)
        • 2.2.1.1. Ảnh hưởng đến ổn định điện áp (26)
        • 2.2.1.2. Ảnh hưởng đến sự ổn định tần số (28)
        • 2.2.1.3. Ảnh hưởng đến ổn định dao động (30)
      • 2.2.2. Tác động lên chất lượng điện năng (32)
    • 2.3. Tác động của xe điện lên các nguồn năng lượng tái tạo (34)
      • 2.3.1. Thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo phát triển (34)
      • 2.3.2. Tích hợp xe điện với nguồn năng lượng tái tạo (36)
  • CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT (37)
    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu (37)
    • 3.2. Mô hình hệ thống và bài toán xem xét (37)
      • 3.2.1. Mô hình tải EV (37)
      • 3.2.2. Mô hình lưới điện chuẩn IEEE 33 nút (39)
      • 3.2.3. Mô hình lưới điện chuẩn IEEE 69 nút (40)
      • 3.2.4. Mô hình lưới điện thực tế (41)
    • 3.3. Phương pháp luận (42)
      • 3.3.1. Giới thiệu thuật toán MFO [45] (42)
      • 3.3.2. Thuật toán MFO cải tiến được đề xuất (44)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TỐI ƯU CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CÓ CÁC TRẠM SẠC XE ĐIỆN (46)
    • 4.1. Mô hình bài toán đánh giá khả năng tải của lưới điện đối với trạm sạc (0)
      • 4.1.1. Hàm mục tiêu (46)
      • 4.1.2. Các điều kiện ràng buộc vận hành (46)
        • 4.1.2.1. Các điều kiện về cân bằng công suất (46)
        • 4.1.2.2. Điều kiện giới hạn của máy phát (47)
        • 4.1.2.3. Điều kiện giới hạn công suất trạm sạc (47)
        • 4.1.2.4. Điều kiện về công suất truyền tải của các nhánh (47)
        • 4.1.2.5. Điều kiện giới hạn điện áp tại các nút tải (47)
        • 4.1.2.6. Mô hình hóa các ràng buộc trong bài toán tối ưu (47)
      • 4.1.3. Ứng dụng thuật toán MFO cải tiến vào việc giải quyết bài toán (49)
        • 4.1.3.1. Vector lời giải (49)
        • 4.1.3.2. Khởi tạo giá trị ban đầu (49)
    • 4.2. Kết quả mô phỏng và phân tích (50)
      • 4.2.1. Lưới điện phân phối chuẩn IEEE 33 nút (51)
        • 4.2.1.1. Tối ưu công suất tụ bù lắp trên lưới điện (51)
        • 4.2.1.2. Đánh giá khả năng tải của từng nút trong hệ thống IEEE 33 nút (54)
        • 4.2.1.3. Đánh giá khả năng tải của toàn lưới IEEE 33 nút (56)
      • 4.2.2. Lưới điện phân phối chuẩn IEEE 69 nút (58)
        • 4.2.2.1. Tối ưu công suất tụ bù lắp trên lưới điện (58)
        • 4.2.2.2. Đánh giá khả năng tải của từng nút trong hệ thống IEEE 69 nút (61)
        • 4.2.2.3. Đánh giá khả năng tải của toàn lưới IEEE 69 nút (63)
      • 4.2.3. Lưới điện phân phối thực Phú Thọ (65)
        • 4.2.3.1. Đánh giá tổng quan lưới Phú Thọ (65)
        • 4.2.3.2. Đánh giá khả năng tải của từng nút trong hệ thống lưới Phú Thọ (67)
        • 4.2.3.3. Đánh giá khả năng tải của toàn lưới Phú Thọ (69)
  • CHƯƠNG 5: PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TỐI ƯU CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CÓ TRẠM SẠC VÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (71)
    • 5.1. Mô hình bài toán có xét đến năng lượng tái tạo (71)
      • 5.1.1. Hàm mục tiêu (71)
        • 5.1.1.1. Tổn thất điện năng (71)
        • 5.1.1.2. Độ lệch điện áp (71)
        • 5.1.1.3. Chi phí sạc điện từ lưới và cấp nguồn (72)
      • 5.1.2. Các điều kiện ràng buộc của bài toán (72)
        • 5.1.2.1. Điều kiện về cân bằng công suất (72)
        • 5.1.2.2. Giới hạn điện áp vận hành (73)
        • 5.1.2.3. Điều kiện về công suất truyền tải của các nhánh (73)
        • 5.1.2.4. Ràng buộc về trạng thái trạm sạc (SoC) (73)
        • 5.1.2.5. Ràng buộc về công suất nạp và xả của trạm sạc (73)
        • 5.1.2.6. Mô hình hóa các ràng buộc trong bài toán tối ưu (73)
      • 5.1.3. Ứng dụng thuật toán MFO cải tiến vào việc giải quyết bài toán (74)
        • 5.1.3.1. Vector lời giải (74)
        • 5.1.3.2. Khởi tạo giá trị ban đầu (74)
    • 5.2. Kết quả mô phỏng và phân tích (75)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN (83)
    • 6.1. Kết luận (83)
    • 6.2. Hướng phát triển trong tương lai (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

Kết quả được sử dụng để đánh giá khả năng cung cấp điện cho trạm nạp tại mỗi nút và khả năng cung cấp điện tối đa cho trạm sạc xe điện cho tất cả các hệ thống lưới điện trong nghiên cứu.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Xu hướng phát triển của xe điện và hệ thống các trạm sạc

Trong nhiều thế kỷ qua, động cơ đốt trong luôn đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong phát triển phương tiện giao thông vận tải Cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng phương tiện cũng ngày một gia tăng đã đặt các quốc gia trước những thách thức lớn về các vấn đề ô nhiễm môi trường, nhu cầu về năng lượng

Trong bối cảnh đó, các nước trên thế giới đã triển khai nhiều nghiên cứu ứng dụng nhằm giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính Trong lĩnh vực vận tải nổi lên một số xu hướng rõ nét về ứng công nghệ tiết kiệm năng lượng thay thế xăng dầu, đặc biệt phương tiện giao thông chạy bằng điện đã được quan tâm, phát triển ở nhiều nước trên thế giới

Năm 2010, thế giới chỉ có khoảng 17.000 xe điện lưu thông, nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng lên 7,2 triệu xe Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất trong doanh số toàn cầu với 47% do mục tiêu giảm nhập khẩu năng lượng, cải thiện chất lượng không khí và xây dựng ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Chính phủ các nước cũng không đứng ngoài “cuộc cách mạng xanh” này Pháp và Anh đã tuyên bố sẽ chấm dứt việc bán xe sử dụng động cơ đốt trong từ năm 2040 Tại Việt Nam, thực trạng ô nhiễm không khí đã đến hồi cảnh báo, Chính phủ đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu giải pháp thắt chặt kiểm soát khí thải với cả ôtô, xe máy

Bên cạnh đó, Nghị định 57/2020 có hiệu lực từ 10/07/2020 đã mở cửa thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất xe điện, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học và khí thiên nhiên (gọi chung là xe xanh) tại Việt Nam Cụ thể, linh kiện nhập khẩu phục vụ sản xuất ’xe xanh’ được hưởng thuế 0%, đồng thời áp dụng cho các công ty

Giới thiệu tổng quan HV: Lâm Bửu Quí sản xuất linh kiện và phụ tùng, thay vì chỉ bó hẹp với các doanh nghiệp sản xuất ôtô như trước đây

Nếu nói về lợi ích của xe điện so với xe sử dụng động cơ đốt trong thì trực quan nhất là khả năng tiết kiệm chi phí Xe điện có chi phí vận hành thấp hơn rất đáng kể so với xe truyền thống sử dụng động cơ đốt trong, bao gồm cả xe cả chi phí nhiên liệu và sửa chữa

Tuy nhiên, xe điện vẫn còn một số hạn chế đáng kể cần khắc phục Thứ nhất, dung lượng và giá thành ắc quy/pin còn cao, dẫn đến quãng đường di chuyển hạn chế Thứ hai, thời gian sạc dài và thiếu trạm sạc công cộng khiến việc sử dụng xe điện kém tiện lợi Cuối cùng, vấn đề xử lý pin thải sau khi hết hạn sử dụng là một thách thức lớn đối với môi trường.

Hình 1 1 Công nghệ sạc ô tô điện

Hình 1 2 Xe điện phổ biến với người tiêu dùng

Giới thiệu tổng quan HV: Lâm Bửu Quí

Ngoài ra, những dòng pin Lithium-ion phát triển bởi VinFast và LG Chem trên các dòng xe điện của hãng xe Việt cũng cho những sự tiết kiệm tương tự với khả năng sạc nhanh và đi trong quãng đường dài lên tới 80km cho 1 lần sạc

Thị trường xe điện tại Việt Nam đang là một thị trường vô cùng thu hút sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm thì việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các trạm sạc là vô cùng cấp thiết trong tương lai gần Hệ thống trạm sạc của VinFast sẽ phủ khắp tại Việt Nam

VinFast sẽ lắp đặt 3 loại trụ sạc ô tô điện Trụ sạc DC60kW có dạng tủ đứng, cung cấp nguồn điện một chiều để sạc trực tiếp cho pin, mỗi trụ có 2 cổng sạc công suất 60kW/cổng Thời gian sạc từ 30-90 phút sẽ cung cấp 80% dung lượng pin, tùy theo từng dòng xe.

Hình 1 3 Thiết kế trụ sạc ô tô điện DC60kW của VinFast

Thiết bị sạc ô tô điện DC30kW thường được sử dụng tại các điểm dừng nghỉ, bãi đỗ xe công cộng Trong khoảng thời gian ngắn từ 40 - 120 phút, thiết bị này cho phép sạc đầy 80% dung lượng pin (tùy dòng xe)

Giới thiệu tổng quan HV: Lâm Bửu Quí

Thiết bị sạc ô tô điện AC11kW được trang bị tại các bãi đỗ xe công cộng, khách hàng có thể đỗ hoặc gửi xe trong thời gian dài Thời gian sạc đầy khoảng 6 - 8h

Hình 1 5 Thiết bị sạc ô tô điện AC11kW

Trụ sạc xe máy điện VinFast được trang bị 4 cổng sạc, có khả năng sạc đầy xe trong khoảng 4 giờ Mạng lưới trạm sạc xe máy điện của VinFast đã được đưa vào sử dụng, cung cấp dịch vụ sạc miễn phí cho người dùng xe điện trong giai đoạn đầu.

Hình 1 4 Thiết bị sạc ô tô điện DC30kW tại một trạm sạc

Giới thiệu tổng quan HV: Lâm Bửu Quí

Tại các bãi đỗ xe, bến xe, các trạm sạc xe điện VinFast thường cung cấp tối thiểu 5 trụ sạc nhanh ô tô điện công suất 30kW, ít nhất 5 trụ sạc ô tô điện công suất 11kW, và tối thiểu 8 lốt sạc xe máy điện 1,2kW Ở mỗi tòa chung cư, văn phòng, VinFast dự kiến triển khai từ 1-2 trụ sạc ô tô DC30kW và từ 6-7 trụ sạc AC11kW (tổng cộng có thể sạc đồng thời cho 9 xe ô tô điện) và ít nhất 4 trụ sạc xe máy điện cho phép sạc đồng thời 16 xe

Hình 1 6 Mô hình trạm sạc ô tô điện VinFast tại tòa nhà chung cư, văn phòng

Tính cấp thiết của đề tài

Với xu hướng phát triển của xe điện và hệ thống trạm sạc trong thời gian tới thì một vấn đề cần đặc biệt quan tâm là khả năng cung cấp điện của lưới điện cho các hệ thống trạm sạc, đảm bảo vận hành liên tục và ổn định

Giới thiệu tổng quan HV: Lâm Bửu Quí

Với đặc điểm vận hành của xe điện thì nó vừa là tải tiêu thụ điện vừa là thiết bị dự trữ năng lượng tức thời nên có thể xem đây là một loại tải đặc biệt trong hệ thống điện và cần được xem xét dưới nhiều góc độ

Để đáp ứng nhu cầu xe điện ngày càng tăng, ngành điện cần có chiến lược quy hoạch lưới điện hợp lý Chiến lược này bao gồm việc xây dựng trạm biến áp và đường dây truyền tải điện, đảm bảo quản lý và vận hành hệ thống hiệu quả và tiết kiệm.

Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển các nguồn năng lượng xanh trên toàn thế giới thì các nguồn năng lượng tái tạo đang có cơ hội phát triển mạnh và có tỷ lệ xâm nhập ngày càng cao trong hệ thống điện Kết hợp với các hệ thống xe điện và trạm sạc tạo thành hệ thống vô cùng phức tạp và khó điều khiển, gây nhiều trở ngại cho ngành điện trong việc điều khiển và vận hành tối ưu Đề tài này nhằm mục đích đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên trong việc ảnh hưởng của trạm sạc (tải đặc biệt), nguồn phân tán (nguồn đặc biệt) lên khả năng lưới điện phân phối truyền thống và giải quyết các vấn đề liên quan Để đánh giá sát với thực tế và có ý nghĩa trong nghiên cứu, một mô hình lưới điện cụ thể sẽ là đối tượng của luận văn trong việc triển khai thuật toán và chạy mô phỏng.

Các nghiên cứu liên quan

Với sự tích hợp của hệ thống EV vào lưới điện ngày càng tăng, một số nghiên cứu đã được thực hiện để chỉ ra tác động của việc tích hợp hệ thống trạm sạc lưới điện của phân phối Các nghiên cứu được báo cáo đã khảo sát rộng rãi tác động của việc tích hợp EV vào lưới điện trên các khía cạnh của vấn đề chất lượng điện như cấu hình điện áp, sóng hài và tổn thất điện năng [4], cũng như các vấn đề ổn định của lưới điện Hơn nữa, với sự thâm nhập cao của EV trong lưới điện, giá điện sẽ bị tác động đáng kể Một số nghiên cứu đã được báo cáo trong các tài liệu về khía cạnh kinh tế năng lượng

Giới thiệu tổng quan HV: Lâm Bửu Quí

Một loạt các công cụ mô phỏng có sẵn để thiết kế và phân tích các hệ thống với nhiều loại phương tiện, hệ thống giao thông và sự tích hợp của chúng với lưới điện phân phối đã được nghiên cứu [5] Mỗi công cụ được chuyên dụng để mô phỏng các hệ thống cụ thể Đối với mô hình và phân tích xe ADVANCE, FASTSim, V2G-Sim, bộ công cụ mô phỏng DYNA4, bộ công cụ Modelica, CASPOC và các công cụ mô phỏng Sabre là thích hợp Đối với mô hình và phân tích V2G ADVANCE, FAST- Sim, V2G-Sim, OpenDSS, GridLAB-D, ORCED, MesapPlaNet, MARKAL/TIMES, EMCAS, HOMER, bộ công cụ Modelica và bộ công cụ ETAP là lý tưởng Một số công cụ chuyên biệt V2G đã được phát triển để chỉ để thiết kế hệ thống V2G Các công cụ khác có thể phù hợp hơn để phân tích và quản lý tác động của EV trên lưới điện (ví dụ: thông qua lập lịch sạc), chẳng hạn như PSAT, IKARUS, GTMax, EnergyPLAN và EMCAS Để phân tích hệ thống điện và tích hợp năng lượng tái tạo với các hệ thống điều khiển phân tán, Simpow, OpenDSS, GridLAB-D, PSAT, ORCED, Mesap- PlaNet, MARKAL/TIMES, GTMax, EnergyPLAN, EMCAS, HOMER, PowerFactory, PLEXOS, InterPSS, IPSA, MiPower, Xendee, CASPOC, HYPERSIM, ePOWERgrid đều là những công cụ tuyệt vời Một số công cụ mô phỏng dựa trên điện toán đám mây có sẵn và dễ dàng truy cập trên toàn cầu, chẳng hạn như InterPSS, Xendee, NEPLAN Trong hầu hết các tình huống, không có một công cụ phần mềm nào đủ để phân tích và tối ưu hóa tất cả các khía cạnh của hệ thống khi điều tra sự tích hợp của EV với lưới điện phân phối Tuy nhiên, việc xem xét này sẽ giúp lựa chọn sự kết hợp thích hợp của các công cụ để giải quyết các vấn đề cụ thể và cũng có thể giúp xác định các cơ hội để phát triển các công cụ mới và cải tiến

Một mô hình dự báo để ước tính nhu cầu sạc xe điện dựa trên công nghệ dữ liệu lớn được xây dựng trong [6], trong đó dữ liệu lịch sử về giao thông và dữ liệu thời tiết đã được sử dụng để xây dựng mô hình dự báo Các quy trình dự báo bao gồm phân tích cụm để phân loại các mẫu lưu lượng, phân tích quan hệ để xác định các yếu tố ảnh hưởng và cây quyết định để thiết lập các tiêu chí phân loại Các biến được xem xét trong nghiên cứu này là thời gian bắt đầu sạc được xác định bởi các mô hình giao thông trong thế giới thực và trạng thái sạc ban đầu của pin Mô hình nhu cầu sạc xe

Giới thiệu tổng quan HV: Lâm Bửu Quí điện được đề xuất có thể là nền tảng cho việc nghiên cứu tác động của việc sạc xe điện đối với hệ thống điện

Một nghiên cứu nhằm đánh giá cụ thể các khía cạnh tính toán và thuật toán của các kỹ thuật tối ưu hóa được sử dụng phổ biển hiện nay trên thế giới [7] Trong đó lập trình tuyến tính và các thuật toán metaheuristic ngày càng chiếm ưu thế và được tập trung phát triển

Các loại mô hình tải EV khác nhau đã được xem xét trong các nghiên cứu khác nhau, ví dụ, mô hình tải điện không đổi (P) của EV không phụ thuộc vào mức điện áp và mô hình tải trở kháng không đổi (Z) với tỷ lệ không đổi giữa điện áp đầu vào và dòng điện được trình bày trong [8] Ngược lại, mô hình tải dòng điện không đổi (I) của EV đã được trình bày trong [9] Trong [10], một mô hình tải tĩnh cho sạc nhanh

EV với bộ chỉnh lưu AC – DC và bộ chuyển đổi DC – DC đã được phát triển để nghiên cứu sự ổn định của lưới điện

Các mô hình đề xuất HV: Lâm Bửu Quí

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về công nghệ xe điện

Các công nghệ xe điện (EV) có thể được chia thành hai thành phần chính là hệ thống đẩy điện và hệ thống sạc EV, như trong hình 2.1 Hệ thống đẩy điện cung cấp năng lượng cần thiết cho động cơ EV khi lái xe Hệ thống sạc EV cung cấp năng lượng cho pin EV khi đang đỗ và kết nối với lưới điện

Hệ thống đẩy điện của xe điện bao gồm máy điện, bộ chuyển đổi điện, bộ pin và bộ điều khiển như các thành phần chính như trong 2.2 [1]

Công nghệ sạc kết nối hệ thống EV với lưới điện, có thể được phân loại thành

AC và DC theo ba cấp độ, như được thể hiện trong bảng 2.1 Một số Ủy ban đã được thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn sạc của EV như Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (SAE), Ủy ban Cơ điện Quốc tế (IEC) và tiêu chuẩn CHAdeMO Bảng 2.1 cho thấy các loại bộ sạc EV dựa trên tiêu chuẩn SAE Bộ sạc EV AC cấp 1 và 2 có thể được sử dụng để sạc tại nhà, trong khi bộ sạc DC có thể được sử dụng để sạc nhanh thương mại [10] Các trạm sạc nhanh có thể được so sánh với các trạm xăng và sự thâm nhập cao của

EV có tính năng sạc nhanh sẽ lấy từ nguồn điện một lượng điện năng lớn, có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của lưới điện [10]

Hình 2 1 Hệ thống đẩy điện và sạc điện EV [1]

Các mô hình đề xuất HV: Lâm Bửu Quí

Công nghệ V2G và G2V cho phép EV tham gia vào thị trường điện bằng cách kiểm soát việc phát và sạc điện Trong V2G một chiều, pin EV được coi như tải linh động để cân bằng lưới điện Do dung lượng pin hạn chế, EV riêng lẻ thường kết hợp với các bộ tổng hợp của bên thứ ba hoặc đội điều hành để đóng vai trò cung cấp dịch vụ phụ trợ cho lưới điện, như cân bằng tần số, điện áp và nguồn điện.

EV có thể giảm lượng tín hiệu giao tiếp tới MO Do đó, bộ tổng hợp EV có thể giảm độ phức tạp của nhà điều hành thị trường và cải thiện rủi ro về an ninh mạng

Hình 2 2 Hệ thống đẩy điện của xe điện [1]

Hình 2 3 Mô hình kết nối V2G

Các mô hình đề xuất HV: Lâm Bửu Quí

Bảng 2 1 Phân loại trạm sạc dựa trên tiêu chuẩn SAE

Tốc độ sạc Chậm Bình thường Nhanh Sạc nhanh

Mức độ 1 2 3 1 2 3 Điện áp 120VDC 240VDC - 200-

Công suất cực đại 2KW 20kW >20KW 40KW 100KW 240KW

Kết nối với lưới 1 pha 1 hoặc 3 pha - 3 pha 3 pha 3 pha

Thời gian sạc 17h 1.2h - 1.2h 20ph

Ngày đăng: 02/08/2024, 17:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] M. Ehsani, Y. Gao, S. Longo, and K. M. Ebrahimi, Modern electric, hybrid electric, and fuel cell vehicles. CRC press, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern electric, hybrid electric, and fuel cell vehicles
[2] A. Tavakoli, S. Saha, M. T. Arif, M. E. Haque, N. Mendis, and A. M. Oo, “Impacts of grid integration of solar pv and electric vehicle on grid stability, power quality and energy economics: a review,” IET Energy Systems Integration, vol. 2, no. 3, pp. 243–260, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impacts of grid integration of solar pv and electric vehicle on grid stability, power quality and energy economics: a review,” "IET Energy Systems Integration
[3] C. Dharmakeerthi, N. Mithulananthan, and T. Saha, “Impact of electric vehi- cle load on power system oscillatory stability,” in 2013 Australasian Universities Power Engineering Conference (AUPEC), Australia, pp. 1–6, IEEE, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of electric vehi- cle load on power system oscillatory stability,” in "2013 Australasian Universities Power Engineering Conference (AUPEC)
[4] A. Rautiainen, J. Markkula, S. Repo, A. Kulmala, P. J¨arventauta, and K. Vuorile- hto, “Plug-in vehicle ancillary services for a distribution network,” in 2013 Eighth International Conference and Exhibition on Ecological Vehicles and Renewable Energies (EVER), Monte Carlo, Monaco, pp. 1–8, IEEE, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plug-in vehicle ancillary services for a distribution network,” in "2013 Eighth International Conference and Exhibition on Ecological Vehicles and Renewable Energies (EVER)
[5] K. Mahmud and G. E. Town, “A review of computer tools for modeling electric vehicle energy requirements and their impact on power distribution networks,”Applied Energy, vol. 172, pp. 337–359, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A review of computer tools for modeling electric vehicle energy requirements and their impact on power distribution networks,” "Applied Energy
[6] M. B. Arias and S. Bae, “Electric vehicle charging demand forecasting model based on big data technologies,” Applied energy, vol. 183, pp. 327–339, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Electric vehicle charging demand forecasting model based on big data technologies,” "Applied energy
[7] I. Rahman, P. M. Vasant, B. S. M. Singh, M. Abdullah-Al-Wadud, and N. Adnan, “Review of recent trends in optimization techniques for plug-in hybrid, and elec- tric vehicle charging infrastructures,” Renewable and Sustainable Energy Reviews, vol.58, pp. 1039–1047, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of recent trends in optimization techniques for plug-in hybrid, and elec- tric vehicle charging infrastructures,” "Renewable and Sustainable Energy Reviews
[8] T. Das and D. C. Aliprantis, “Small-signal stability analysis of power system inte- grated with phevs,” in 2008 IEEE Energy 2030 Conference, Atlanta, Georgia, pp.1–4, IEEE, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Small-signal stability analysis of power system inte- grated with phevs,” in "2008 IEEE Energy 2030 Conference
[9] M. El Chehaly, O. Saadeh, C. Martinez, and G. Joos, “Advantages and applications of vehicle to grid mode of operation in plug-in hybrid electric vehicles,” in 2009 IEEE Electrical Power & Energy Conference (EPEC), Canada, pp. 1–6, IEEE, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advantages and applications of vehicle to grid mode of operation in plug-in hybrid electric vehicles,” in "2009 IEEE Electrical Power & Energy Conference (EPEC)
[10] C. Dharmakeerthi, N. Mithulananthan, and T. Saha, “Impact of electric vehicle fast charging on power system voltage stability,” International Journal of Electrical Power& Energy Systems, vol. 57, pp. 241–249, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of electric vehicle fast charging on power system voltage stability,” "International Journal of Electrical Power "& Energy Systems
[12] C. Dharmakeerthi, N. Mithulananthan, and T. Saha, “Modeling and planning of ev fast charging station in power grid,” in 2012 IEEE Power and Energy Society General Meeting, San Diego, California, USA, pp. 1–8, IEEE, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modeling and planning of ev fast charging station in power grid,” in "2012 IEEE Power and Energy Society General Meeting
[13] A. Brooks, E. Lu, D. Reicher, C. Spirakis, and B. Weihl, “Demand dispatch,” IEEE Power and Energy Magazine, vol. 8, no. 3, pp. 20–29, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Demand dispatch,” "IEEE Power and Energy Magazine
[14] E. Sortomme and M. A. El-Sharkawi, “Optimal scheduling of vehicle-to-grid energy and ancillary services,” IEEE Transactions on Smart Grid, vol. 3, no. 1, pp. 351–359, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optimal scheduling of vehicle-to-grid energy and ancillary services,” "IEEE Transactions on Smart Grid
[15] W. Kempton and S. E. Letendre, “Electric vehicles as a new power source for electric utilities,” Transportation Research Part D: Transport and Environment, vol. 2, no.3, pp. 157–175, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Electric vehicles as a new power source for electric utilities,” "Transportation Research Part D: Transport and Environment
[16] F. Teng, Y. Mu, H. Jia, J. Wu, P. Zeng, and G. Strbac, “Challenges on primary fre- quency control and potential solution from evs in the future gb electricity system,”Applied energy, vol. 194, pp. 353–362, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Challenges on primary fre- quency control and potential solution from evs in the future gb electricity system,” "Applied energy
[17] J. Pahasa and I. Ngamroo, “Phevs bidirectional charging/discharging and soc con- trol for microgrid frequency stabilization using multiple mpc,” IEEE Transactions on Smart Grid, vol. 6, no. 2, pp. 526–533, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phevs bidirectional charging/discharging and soc con- trol for microgrid frequency stabilization using multiple mpc,” "IEEE Transactions on Smart Grid
[18] T. N. Pham, S. Nahavandi, H. Trinh, K. P. Wong, et al., “Static output feedback frequency stabilization of time-delay power systems with coordinated electric vehi- cles state of charge control,” IEEE Transactions on Power Systems, vol. 32, no. 5, pp.3862–3874, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Static output feedback frequency stabilization of time-delay power systems with coordinated electric vehi- cles state of charge control,” "IEEE Transactions on Power Systems
[19] C. Dharmakeerthi, N. Mithulananthan, and A. Atputharajah, “Development of dy- namic ev load model for power system oscillatory stability studies,” in 2014 Aus- tralasian Universities Power Engineering Conference (AUPEC), Australia, pp.1–6, IEEE, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development of dy- namic ev load model for power system oscillatory stability studies,” in "2014 Aus- tralasian Universities Power Engineering Conference (AUPEC)
[20] A. Tavakoli, M. Negnevitsky, D. T. Nguyen, and K. M. Muttaqi, “Energy exchange between electric vehicle load and wind generating utilities,” IEEE Transactions on Power Systems, vol. 31, no. 2, pp. 1248–1258, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy exchange between electric vehicle load and wind generating utilities,” "IEEE Transactions on Power Systems
[22] J. Y. Yong, V. K. Ramachandaramurthy, K. M. Tan, and N. Mithulananthan, “Bi- directional electric vehicle fast charging station with novel reactive power compen- sation for voltage regulation,” International Journal of Electrical Power & Energy Systems, vol. 64, pp. 300–310, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi- directional electric vehicle fast charging station with novel reactive power compen- sation for voltage regulation,” "International Journal of Electrical Power & Energy Systems

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w