Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện công nghiệp, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện công nghiệp SPKT, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện công nghiệp UTE, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử SPKT, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử UTE, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện - điện tử, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện - điện tử trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM, báo cáo thực tập tốt nghiệp SPKT TPHCM, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện - điện tử trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM, thực tập tốt nghiệp ngành điện công nghiệp, thực tập tốt nghiệp ngành điện - điện tử, thực tập tốt nghiệp ngành điện - điện tử SPKT, báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện dân dụng, thực tập tốt nghiệp ngành điện dân dụng, thực tập tốt nghiệp, nội dung báo cáo thực tập, nội dung thực tập tốt nghiệp UTE.
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty là một Doanh nghiệp tư nhân gồm hai thành viên, là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh Tên viết tắt của công ty Công ty được thành lập ngày 12/01/2015 tại sở kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp và được quản lí bởi Chi cục Thuế Quận 8.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại số … đường số …, Phường …, Quận 8, Thành phố
Công ty hạch toán độc lập và kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, có niên độ tài chính bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
Công ty có tư cách pháp nhân và con dấu, có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch cho hoạt động kinh doanh của mình.
LĨNH VỰC KINH DOANH
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, nhà máy, xưởng và các công trình trên sông.
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Lắp đặt pano, bảng hiệu, hộp đèn, lắp đặt thiết bị chống sét, lắp đặt thiết bị nâng hạ công nghiệp.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng, bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện).
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
- Cung cấp thông tin về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng.
- Thiết kế kiến trúc và xây dựng.
- Lập các dự án tiền khả thi, khả thi Cung cấp hoặc đầu mối các số liệu thông tin liên quan tới thủ tục hành chính, nguồn vốn, đối tác và các số liệu kinh tế kỹ thuật, công nghệ môi trường…
- Lập kế hoạch chương trình triển khai.
- Chọn lựa các đối tác và phối hợp các đối tác.
- Thiết kế công trình công nghiệp, nhà ở, công trình công cộng, nội thất, ngoại thất, thiết kế hạ tầng công nghiệp.
- Nâng cấp và cải tạo hạ tầng kỹ thuật.
- Khảo sát địa chất thuỷ văn, địa chất công trình.
- Tổng dự toán và dự toán xây dựng.
- Tổng thầu thiết kế và quản lý dự án các công trình xây dựng.
- Thiết kế tổ chức xây dựng và biện pháp xây lắp.
- Kiểm định chất lượng xây dựng.
- Kiểm tra, bảo trì, thay thế thiết bị, máy móc nằm trong phạm vi kinh doanh của Công ty.
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật về kiến trúc và xây dựng.
- Tin học trong tư vấn thiết kế: nghiên cứu nối kết và phát triển phần mềm ứng dụng trong tư vấn và thiết kế công trình.
- Giám định kỹ thuật và quản lý xây dựng.
- Phối hợp với các xưởng tư vấn thiết kế lập các dự án đầu tư và thiết kế các công trình có tính chuyên ngành, phức tạp và có yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao.
- Thực hiện hợp đồng kinh tế, lập hồ sơ xin nhận thầu toàn bộ hoặc liên kết với các đơn vị khác để thi công xây lắp các công trình theo đúng quy chế quản lý xây dựng cơ bản hiện hành.
- Giới thiệu và bán sản phẩm sản xuất và thực nghiệm hợp tác, nhận chuyển giao công nghệ mới.
- Tư vấn lập hồ sơ đấu thầu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật thi công và ký hợp đồng với các chủ đầu tư để thực hiện chức năng giám sát chất lượng các công trình do đơn vị khác thực hiện.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
- Ban giám đốc: Phụ trách chung.
- Bộ máy giúp việc gồm: 05 phòng ban trực thuộc và 03 đội thi công, bao gồm: + Phòng hành chính
+ Phòng tư vấn thiết kế;
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
- Giám đốc: là người điều hành ,đưa ra các quyết định quan trọng của công ty, quản lý hoạt động tổng thể và nguồn lực của công ty Gặp gỡ khách hàng, bên thứ ba và người quản lý các phòng ban để nắm chắc các thông tin.
3.2 Phòng hành chính nhân sự
- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc.
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty.
- Nghiên cứu và nắm vững qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp luật.
- Kiểm tra việc thực hiện nội qui của các bộ phận và cá nhân trong toàn Công ty.
- Thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo.
Phục vụ các công tác hành chính cho Ban Giám đốc, cung cấp sự tiện lợi trong quá trình chỉ đạo và điều hành, đồng thời phục vụ hành chính cho các bộ phận khác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của toàn thể tổ chức.
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty.
- Tham mưu đề xuất cho Lãnh đạo để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức - Hành chính - Nhân sự.
- Hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban Giám đốc và người lao động trong Công ty.
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi trường và Trách nhiệm Xã hội tại Công ty.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của Công ty và của người lao động.
- Tổ chức thực hiện các Quyết định, Quy định của Ban Giám đốc.
- Báo cáo đầy đủ, kịp thời và trung thực tình hình diễn biến và kết quả công việc khi thực hiện nhiệm vụ Ban Giám đốc giao.
- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc do phòng thực hiện.
- Chấp hành các quyết định khen thưởng, kỷ luật của Ban Giám đốc đối với kết quả công việc của phòng.
- Phục vụ tốt nhất các điều kiện pháp lý hành chính, hậu cần, an sinh để sản xuất thông suốt.
- Cùng với Công đoàn trao đổi, dung hoà các lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức.
- Lưu giữ, bảo mật tài liệu, bảo vệ tài sản Công ty.
- Thụ lý và cố vấn Ban Giám đốc về bồi thường thiệt hại khi xảy ra tổn thất về tài sản của Công ty.
- Sửa chửa kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Tổng hợp ý kiến của mọi bộ phận và cá nhân trong Công ty để tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý.
- Tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty.
- Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và quản lý việc chấp hành các nội qui đó.
- Xây dựng, tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Quản lý và cải tiến công tác hành chính trong Công ty.
- Xây dựng, tổ chức và quản lý hệ thống thông tin.
- Phục vụ hành chính, phục vụ một số mặt hậu cần.
- Làm cầu nối giữa Lãnh đạo Công ty và tập thể người lao động.
- Xử lý tốt các mâu thuẫn nội bộ trong tập thể cán bộ công nhân viên, gìn giữ đoàn kết và kỷ luật trong Công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc văn minh, hiện đại.
- Bảo vệ con người, quản lý và bảo vệ tài sản của Công ty.
- Tổ chức, phối hợp và hỗ trợ các bộ phận khác để thực hiện các công tác đặc biệt do Ban Giám đốc phân công.
- Thực hiện các công tác pháp lý cơ bản, bảo vệ lợi ích pháp lý cho Công ty, giữ các hồ sơ pháp lý của Công ty.
- Cập nhật, phổ biến các quy định luật pháp, tư vấn pháp luật cho Ban Giám đốc.
- Xây dựng, gìn giữ và phát triển mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Liên hệ với các cơ quan, đơn vị bên ngoài về chế độ chính sách cho người lao động.
- Xây dựng, gìn giữ và phát triển mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội xung quanh.
- Tổ chức lễ tân, tiếp khách hàng, đối tác trong, ngoài nước Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa riêng của Công ty tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ và phổ biến các thông tin kinh tế, xã hội, thương mại, pháp luật, công nghệ và kịp thời báo cáo Ban Giám đốc để có quyết định kịp thời.
- Trưởng nhóm kinh doanh/dự án
- Nhân viên (Nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên phát triển khách hàng tiềm năng, nhân viên hỗ trợ kinh doanh).
Phòng kinh doanh là cơ sở cho sự phát triển của mỗi công ty Ngoài nhiệm vụ chính ở mảng bán hàng, bộ phận kinh doanh còn là mắt xích quan trọng đảm bảo mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, phát triển và bán sản phẩm hoặc dịch vụ Bộ phận này bao gồm một nhóm các nhân viên với chuyên môn khác nhau cùng làm việc để phát triển và ra mắt sản phẩm, bán hàng, tăng lợi nhuận, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc, nghiên cứu, khảo sát, đưa ra ý kiến, chiến lược giúp hiệu quả kinh doanh tăng cao.
- Chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu với mục tiêu là cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và mở rộng được thị trường kinh doanh cho công ty.
- Phát triển nguồn khách hàng cho công ty Chăm sóc khách hàng hiện có và phát hiện, mở rộng khách hàng mới cho doanh nghiệp.
- Theo dõi tất cả mọi hoạt động và quy trình kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp Lập các báo cáo theo đúng quy định và gửi cho Ban Giám đốc để đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp cho từng giai đoạn.
- Tối ưu quá trình tiêu thụ sản phẩm để doanh thu tăng vọt Phòng hỗ trợ Ban Giám đốc xử lý các vấn đề liên quan đến thanh toán, huy động vốn, tư vấn tài chính, cho vay, liên kết kinh doanh,… để việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ diễn ra thuận lợi nhất có thể.
- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, thu hút khách hàng, duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng:
+ Xây dựng chi tiết các chính sách bán hàng như báo giá, chiết khấu, khuyến mãi, tiếp thị để gửi đến khách hàng.
+ Thiết lập kế hoạch bán hàng cho từng giai đoạn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
+ Xây dựng và phát triển nguồn khách hàng, duy trì khách hàng cũ, mở rộng hệ thống khách hàng mới.
+ Liên hệ với các đối tác, gọi vốn đầu tư, liên doanh hoặc kết hợp kinh doanh để thúc đẩy doanh thu.
+ Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học.
- Lên kế hoạch chi tiết về các hoạt động kinh doanh, bao gồm quy trình, tiến độ công việc, chất lượng và số lượng nguồn hàng, phân bổ đội nhóm,…
- Thiết lập thông tin, tài liệu, báo giá sản phẩm để làm việc với khách hàng.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường.
- Cung cấp các tài liệu về sản phẩm cho Ban Giám đốc.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của công ty trước Ban Giám đốc.
- Tư vấn tài chính cho doanh nghiệp để tối ưu dòng tiền, chi phí, quản trị,…
- Nghiên cứu và định vị sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường để cố vấn với Ban Giám đốc về định hướng kinh doanh.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm đưa ra cách thức cải tiến phù hợp và đảm bảo tối ưu chi phí.
- Nhiệm vụ phát triển sản phẩm
- Thiết lập quy trình sản xuất, tiếp thị và tiêu thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp và của các đối thủ để có kế hoạch thúc đẩy tiêu thụ tốt nhất có thể.
- Phát triển chất lượng và danh sách sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Kế toán tài sản cố định và vật tư;
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán;
- Kế toán chi phí và tính giá thành;
- Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn doanh nhiệp.
- Theo dõi, phản ánh vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi tình huống và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
- Tổ chức hệ thống so tổng hợp và chi tiết để xử lý.
- Ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý toàn doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn;phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định củaCông ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban Giám đốc Công ty.
3.5 Phòng tư vấn thiết kế
- Các chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ.
- Lên kế hoạch, phương án thiết kế dự án của Công ty, theo yêu cầu cụ thể của Ban Giám đốc hoặc yêu cầu của khách hàng.
- Tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý và tổ chức công tác thiết kế.
- Chịu trách nhiệm với cấp trên.
- Phối hợp với các phòng ban trong Công ty trong việc quản lý và sử dụng thông tin cũng như trong việc thực hiện các quy định chính sách của Công ty.
- Thiết kế, phối cảnh 3D cho các dự án.
- Bóc tách khối lượng, kiểm tra khối lượng.
- Khảo sát, lập dự án, thiết kế những dự án mới, công trình mới.
- Tìm hiểu các công nghệ mới cho dự án đầu tư.
- Làm thuyết minh, thuyết trình cho cấp trên.
- Tư vấn đầu tư dự án.
- Lập các báo giá, hợp đồng đã được duyệt.
- Lập các tiến độ, dự trù nguồn nhân lực thi công.
- Đặt hàng các đơn hàng trong lĩnh vực và dự án, công trình mình chịu trách nhiệm.
- Thi công dự án hoặc chuyển giao đơn vị thi công.
- Liên hệ cơ quan chức năng làm các thủ tục liên quan đến công trình (giấy phép xây dựng, chủ trương, hoàn công…).
- Cập nhật các quy định hiện hành của nhà nước.
- Lập các hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, gửi kế toán thanh toán đối với những công trình thi công mà mình quản lý.
- Quản lý cấp dưới thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Các chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ.
- Quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ.
- Đảm bảo tiến độ sản xuất, kế hoạch và các dự án của Công ty.
- Đảm bảo an toàn lao động, chất lượng cũng như khối lượng và hiệu quả hoạt động của toàn Công ty.
- Quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập hồ sơ thiết kế, quản lý, giám sát kỹ thuật các dự án xây dựng mới, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các vấn đề kỹ thuật của các sản phẩm mới của Công ty.
- Thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm bảo yếu tố an toàn cùng các tính năng, công dụng của sản phẩm.
- Phối hợp với các phòng ban khác trong việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, tham gia đầu thầu.
NỘI DUNG THỰC TẬP
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Thời gian: từ ngày 10/06/2023 đến ngày 10/8/2023
Công ty Địa chỉ: số … đường số …, Phường …, Quận 8, Thành phố Hồ ChíMinh.
NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
Khoản 1 điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”
2.1.1 Trách nhiệm của các bên liên quan
Trách nhiệm an toàn lao động xây dựng của chủ đầu tư
Theo thông tư 04/2017/TT-BXD, chủ đầu tư công trình xây dựng có trách nhiệm:
- Chấp nhận hồ sơ an toàn lao động trong thi công của nhà thầu.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác đảm bảo an toàn thi công do nhà thầu thực hiện.
- Phân công, thông báo cho người có năng lực nhận nhiệm vụ giám sát theo quy định Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công nếu phát hiện sự cố vi phạm quy định an toàn lao động.
- Phối hợp cùng nhà thầu áp dụng biện pháp an toàn lao động, giải quyết sự cố phát sinh và khắc phục hậu quả.
- Chỉ đạo khai báo sự cố an toàn lao động cho cơ quan có thẩm quyền.
Trong hợp đồng tổng thầu bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công, chủ đầu tư có quyền chuyển giao một số trách nhiệm bằng hợp đồng cho bên thứ ba Việc chuyển giao này giúp chủ đầu tư giảm bớt gánh nặng trong quá trình thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Chủ đầu tư được trao quyền tổng thầu một hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong công trường xây dựng Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và thực hiện công tác quản lý an toàn lao động
- Tổng thầu: thực hiện quản lý công tác an toàn lao động theo thỏa thuận với chủ đầu tư.
Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu
Theo Luật xây dựng 2013 và Thông tư 04/2017-TT-BXD, trách nhiệm của nhà thầu bao gồm:
- Đề xuất, áp dụng biện pháp an toàn thi công lao động cho con người, máy móc, tài sản, toàn bộ công trình
- Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động xây dựng.
- Lập kế hoạch thi công riêng với những công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn lao động xây dựng cao.
- Tạm dừng và áp dụng biện pháp khắc phục trong trường hợp xảy ra sự cố, nguy cơ gây tai nạn lao động.
- Báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị có thẩm quyền về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động xây dựng theo quy định.
Trách nhiệm của đội quản lý an toàn lao động Đối với kỹ sư giám sát, bộ phận quản lý an toàn lao động thi công của nhà thầu có trách nhiệm:
- Thực hiện biện pháp an toàn lao động được chủ đầu tư lên kế hoạch và chấp thuận.
- Hướng dẫn người lao động về nguy hiểm, biện pháp an toàn khi thi công xây dựng.
- Yêu cầu và giám sát, quản lý số người lao động áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn.
- Áp dụng biện pháp an toàn, xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm quy định an toàn lao động.
- Tạm dừng thi công khi phát hiện sự cố, nguy cơ gây mất an toàn lao động cao.
- Đình chỉ người lao động không tuân thủ hoặc vi phạm biện pháp đảm bảo an toàn trong xây dựng.
- Chủ động tham gia hỗ trợ, khắc phục sự cố, tai nạn làm mất an toàn lao động.
Trách nhiệm người lao động tham gia thi công xây dựng
- Chấp hành quy định, yêu cầu về vệ sinh, an toàn lao động.
- Tuân thủ pháp luật, nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị an toàn, vệ sinh khi thực hiện các công việc, nhiệm vụ.
- Bắt buộc tham gia các lớp, khóa huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trước khi nhận công việc, sử dụng các máy móc, thiết bị đặc thù yêu cầu cao về an toàn, vệ sinh lao động.
- Ngăn chặn, khắc phục các sự cố, nguy cơ làm ảnh hưởng đến vệ sinh, an toàn lao động, hành vi vi phạm, trái quy định tại nơi làm việc.
- Báo cáo kịp thời khi phát hiện tai nạn, sự cố, tai nạn lao động cho người có trách nhiệm, thẩm quyền.
- Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn, sự cố.
- Từ chối thực hiện nhiệm vụ khi nhận thấy không đảm bảo an toàn lao động và báo cáo lên người phụ trách.
- Chỉ thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động sau khi được tập huấn theo quy định.
2.1.2 Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng Để đảm bảo an toàn cho trong quá trình thi công xây dựng, các biện pháp áp dụng phải được lập kế hoạch và thiết kế phù hợp với quy chuẩn chung Các đối tượng áp dụng bao gồm kỹ sư giám sát và toàn bộ công nhân.
Đối với đơn vị thi công
- Thành lập Ban chỉ huy, giám sát đủ năng lực theo từng cấp công trình
Để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, cần thành lập ngay một bộ phận an toàn hoặc cá nhân chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp an toàn xây dựng, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về các quy chuẩn an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng.
- Đối với các công trình nhiều nhà thầu cần có Ban an toàn chung.
Đối với người lao động
- Đủ điều kiện thao gia lao động bao gồm độ tuổi, chứng nhận sức khỏe, giấy tờ khám định kỳ hàng năm.
- Được đào tạo đầy đủ kiến thức, kĩ năng về vệ sinh và an toàn lao động Cấp thẻ an toàn khi tham gia làm việc đặc thù, yêu cầu cao về an toàn xây dựng.
- Trang bị đầy đủ thiết bị, trang phục bảo vệ an toàn theo đúng quy định về ngành nghề.
- Treo băng rôn, khẩu hiệu về an toàn lao động tại công trường xây dựng.
Công trường xây dựng cần phải gọn gàng, hạn chế tối đa các yếu tố gây nguy hiểm, dẫn đến tai nạn trong quá trình làm việc Dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng và tránh những vật nhọn, thiết bị dụng cụ không cần thiết, ổ cắm điện không đảm bảo chất lượng… trong khu vực thi công.
Biển cảnh báo, nội quy an toàn lao động Đặt biển, quy định về an toàn lao động tại khu vực dễ thấy, nhiều người qua lại Ở những khu vực có nguy cơ nguy hiểm cao, cần bố trí người đứng nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây tai nạn cho người lao động, người dân xung quanh.
Thiết bị bảo hộ cá nhân
Người lao động phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, bao gồm quần áo, mũ bảo hiểm, găng tay, giày và các trang thiết bị liên quan Người sử dụng lao động có trách nhiệm tự giác bảo quản các đồ dùng được cấp phát.
Máy móc thiết bị thi công đảm bảo tiêu chuẩn
Máy móc, thiết bị phục vụ quá trình thi công xây dựng cần được kiểm tra cẩn thận. Theo đó, tất cả phải đảm bảo an toàn lao động và kiểm định, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định Trong quá trình hoạt động, cần đảm bảo vận hành máy móc, thiết bị theo đúng tiêu chuẩn và áp dụng đồng thời các biện pháp đảm bảo, hạn chế mọi sự cố có thể diễn ra.
Lên kế hoạch khắc phục sự cố
Nguy cơ xảy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong xây dựng là rất cao Bởi vậy, các chủ đầu tư cần dự trù và xây dựng phương án khắc phục sự cố tối ưu, nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động Đồng thời giảm thiểu thiệt hại về người và của, cũng như không làm mất uy tín của đơn vị.
2.2 TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG