1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tổ chức nông thôn theo huyết thống gia đình và gia tộc

24 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH KHOA NGU VAN

& 3p TP HO CHi MINH

MON: CO SO VAN HOA VIET NAM 1

DE TAI: TO CHUC NONG THON THEO

HUYET THONG, GIA DINH VA GIA TOC

GVHD: Cô Ngô Thị Thanh Tâm

Lớp: LITR140201 CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM I Nhóm sinh viên thuc hién: SAILOR MOON

THANH PHO HO CHi MINH 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHOM VA BANG PHAN CONG CONG VIEC

Đông & phương Tây, thuyết trình

Nguyễn Quốc Kiệt 48.01.607.028 Làm nội dung về những

khái niệm về gia đình, gia

tộc, ø1a phả, ø1a phong, gia quy, thuyết trình

Trang 3

I Tìm hiểu sơ lược về những khái niệm gia đình, gia tộc, gia pha, gia phong, gia

quy

1.1 Khái niệm về gia đình

1 Gia đình là một tập thế xã hội gồm bồn thành viên cơ bản gồm cha, mẹ và con cái, có mối quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với nhau Gia đình có chức năng cung cấp nơi ở, dinh dưỡng, giáo đục và y tế cho các thành viên Ngoài ra, gia đình còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt các giá trị, nền văn hoá, đạo đức và lỗi sông cho các thê hệ tiếp theo

2 Gia đình, gia tộc, dòng họ là các hình thức cộng đồng huyết thống, một kiểu tập hợp, liên kết sớm nhất của con người Tương ứng với cộng đồng này từ lâu đã hình thành các dạng thức văn hóa đặc thù, mà người xưa thường gọi là gia phong, tức là “nếp nhà” Tùy theo mỗi địa phương, mỗi tộc người, thậm chí tùy theo truyền thống của mỗi gia đình mà có những sắc thái riêng về gia phong, thê hiện qua cách tổ chức gia đình (phụ hệ hay mẫu hệ), nghề nghiệp, học vấn, quan hệ và chuân mực ứng xử, cách thức giáo dục

1.2 Khái niệm về gia tộc

1 Gia tộc là tập hợp các họ hàng củng dòng dõi, có liên kết bằng quan hệ họ hàng và được hình thành trong một thời gian lâu đời, có sự phân công, phân cấp các vị trí quan trọng và phụ trách các công việc nhất định trong tô chức gia tộc

2 Gia tộc là một đơn vị xã hội có tô chức hệ thống quy tắc, quyền lực nội bộ đặc trưng bởi tình cảm họ hàng, nhằm bảo đảm tính đoàn kết của thành viên trong gia tộc

1.3 Khái niệm về gia phả

Trang 4

3

1.Gia phả là một bản ghi chép chỉ tiết về lịch sử và truyền thông của một gia đình, từ đó giúp cho người trong gia đình có thê hiểu rõ hơn về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của mình, tạo ra tình cảm thân thuộc, đoàn kết trong gia đình và đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển truyền thông gia đình

2 Gia phả là một tài liệu tư liệu quan trọng về lịch sử, là nguồn thông tin về sự phát triển của một gia tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa truyền thống và tinh thần đoàn kết, giúp cho thế hệ sau hiểu rõ hơn về nguồn gốc, truyền thống của gia đình mình 1.4 Khái niệm về gia phong

1 Gia phong đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ đi sản gia đình, bao gồm cả những di vật, tài liệu, hình ảnh, cũng như sự ghi nhận những câu chuyện gia đình va những câu chuyện lịch sử liên quan đến gia đình và dòng họ

2 Gia phong cũng là nơi thê hiện sự thành đạt và địa vị xã hội của gia đỉnh, qua đó phản ánh đến mức độ tôn trọng và vinh dự mà gia đình đạt được trong xã hội 1.5 Khái niệm về gia quy

1 Ở phương Đông, gia quy được xem như một hình thức phân cấp xã hội, trong đó từng thành viên cua gia đình đều được xác định vị trí và quyền lực của mình dựa trên thứ bậc gia quy của mình Hệ thống gia quy này còn phản ánh cả sự liên kết giữa các gia đỉnh thành viên của một gia tộc lớn hơn

2 Gia quy, cũng được gọi là tộc', được xem là một khái niệm lớn trong văn hoá Đông Á Gia quy là một khái niệm phân cấp, nhằm xác định vị trí xã hội và quyền lực của từng thành viên trong gia đình và gia tộc

Khái niệm 4F của tác giả Phan Ngọc:

Trang 5

(1) Fatherland: Tô quốc (2) Family: Gia đình (3) Fate: Thân phận

(4) Face: Diện mạo

Phan Ngọc giải thích về bốn chữ F (FI, F2, F3, F4) và cho rằng đây là bốn khía cạnh găn bó vào nhau đề hình dung nét đặc trưng của văn hoá Việt Nam Nội dung chữ F1

và F2 được giải thích dé hiểu, trong khi nội dung F3 và F4 được giải thích có phần khó

hiểu hơn nhưng có khả năng đi xa về tư tưởng Chữ F3 liên quan đến thân phận, được giải thích dựa vào sự bảo bọc có nguồn sốc từ văn hoá làng xã và là một thân phận thuộc về sự tồn tại chung Nội dung chữ F4 liên quan đến diện mạo, cái bên ngoài, quan niệm về sự ton tại bên ngoải trong cái nhìn của cộng đồng, dư luận, lề luật Ý tưởng này cung cấp một khái niệm sơ khai cho những suy tư đài hơi về sự quan tâm của người Việt đối với cái nhìn của người khác về mình Tóm lại, bốn điểm nảy tạo nên hệ giá trị Việt Nam: Tổ quốc độc lập, gia đình hòa thuận, thân phận được bảo đảm và diện mạo được tôn trọng bộ công cụ 4F được coi như một học thuyết nghiên cứu văn hoá, có khả năng đi xa về tư tưởng và đây triển vọng trở thành một phát minh độc đáo về khoa học nhân văn

IL Cau tric cia gia đình

- Câu trúc truyền thống của gia đình Việt Nam là tổ chức mang tính khép kín truyền thống tổn tại từ ba đến bốn thế hệ chung sống dưới một mái nhà Cấu trúc về gia đình truyền thống: Ngũ đại đồng đường là năm đời sống chung một nhà; cụ, ông bà, cha mẹ, bản thân, con

- Trong bôi cảnh toàn câu hóa như hiện nay chúng ta có sự chuyên đôi và đi đên mô hinh gia đình hiện đại với sự chung sông của hai thê hệ ba mẹ - con cái là chủ yêu.

Trang 6

- Một vài ví đụ về cơ cầu và tô chức của gia đình có ảnh hưởng chung của Nho giáo và các điều kiện lịch sử:

+ Gia đình cô truyền của người Hoa là một thế chế xã hội chính trị là hình thức gia

đình lớn (tứ đại, ngũ đại đồng đường) và sự phục tùng tuyệt đối của người phụ nữ với người đàn ông (tam tòng tứ đức)

+ Gia đình gia tộc người Nhật cô truyền lại có một thê chế xã hội kinh tế hơn là cộng đồng về huyết thống, nó là một đơn vị kinh doanh

+ Gia đình cô truyền người Việt đa số là gia đình hạt nhân, người phụ nữ có vai trò quan trọng

2.1 Vai trò của họ nội đối với gia đình Việt Nam

- Thuộc về họ nội là tất cả những người trong vài ba hay nhiều gia đình cùng một huyết thống cùng một ông tô sáng nghiệp thì cùng mang một họ Con nhà bác dù nhỏ tuổi mấy cũng là hàng trên, ở vai anh đối với con nhà chú; cháu của bác là hàng trên cháu của chú Con cháu thuộc ngành con nuôi chính thức của một cửa họ, mang tên họ ay là thuộc về họ nội

- Trong cùng một họ nội không được phép lấy nhau, nếu lấy nhau là loạn luân, luật pháp cắm, muốn lấy nhau phải qua năm đời

2.2 Vai trò của họ ngoại đối với gia đình Việt Nam

- Họ ngoại là họ của mẹ Mỗi khi có việc vui mừng như khao vọng, cưới gả, tang ma thì phải cáo yết bên họ ngoại

- Về tang ma thì bên ngoại cũng có giới hạn rõ ràng : “ Chông cô, vợ cậu, chong di trong ba người ây mật thì không cân đề tang” vì không có quan hệ máu mủ - Họ ngoại muốn lấy nhau phải qua ba đời mới được phép.

Trang 7

2.3 Vai trò của bữa cơm trong gia đình

- Một trong những đặc trưng của gia đình Việt Nam là các thành viên trong gia đình quây quân lại ăn cơm cùng nhau Từ truyền thống vốn có từ rất lâu đời trong mỗi gia đình lớn ngày lễ tết, đám giỗ thì con cháu, anh chị em, ông bà trong dòng họ cùng tụ về đề ăn uống củng nhau Và nét văn hóa đặc trưng ấy đến nay vẫn còn được giữ gìn khi các gia đình nhỏ luôn chú trọng vào bữa com ăn cùng nhau trong ngày - Ăn cơm củng nhau tạo thói quen tốt, ăn đúng giờ, đầy đủ chất

- Bữa cơm là sự kết nôi giữa các thành viên với nhau, có sự tương tác trên bản ăn sẽ ăn kết các thành viên trong gia đình

- Có sự giáo đục của ông bà cha mẹ về sự kính trên nhường dưới, quý trọng thức ăn => Bữa cơm là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của gia đình Việt Nam, vừa đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng của các thành viên và thông qua các bữa ăn cùng nhau thì các thành viên có thê trò chuyện, chia sẻ được cuộc sông của mình với gia đỉnh

HI Đặc điểm gia đình Việt Nam

Tôn tỉ gián tiếp (con chú con bác, anh em họ) cũng được quy định rất nghiêm ngặt; các cụ thường đạy con cháu: Xanh đầu con nhà bác Bạc đầu con nhà chú; Bé bằng củ khoai, clr vai ma gọi

Trang 8

7 Tuy nhiên tính tôn ti đẫn đến mặt trái là óc gia trưởng

Nhìn rộng ra, gia lễ không chỉ tổn tại trong phạm vi mỗi một gia đình, trong mỗi quan hệ của các thành viên; mà gia lễ còn có tầm ảnh hưởng rộng tới mọi giao lưu xã hội, mà gần nhất là trong mối quan hệ xóm làng Khi mỗi cá nhân được hấp thụ giá trị văn hóa của gia lễ thì ở họ sẽ hình thành cho mình cách thức đối nhân xử thế đúng mực với người khác Bởi lẽ, con người sống trong cộng đồng không chỉ sống riêng rẽ, mà cần tới sự giúp đỡ của những người khác và ngược lại Người sống trong một gia đình có gia phong, đạo lý không thể có những lối ứng xử thiếu suy nghĩ, không thể có những hành động, lời ăn, tiếng nói xô bồ, khiếm nhã với người chung quanh Ngược lại, người nào không được giáo dục rèn luyện trong gia đình có nền nếp gia phong thì trong cuộc sống, trong lời ăn, tiếng nói với mọi người thường sẽ thấy ở họ sự thô thiên, cục căn Do đó, chính gia lễ tăng hiệu năng cho gia giáo, định mức phâm cách của từng người trong môi tương quan của các quan hệ xã hội

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, bên cạnh gia lễ, người ta còn nhân mạnh đến hai chữ hiếu - đễ, trong ba mối quan hệ (cha con, vợ chồng, anh em) ấy, thì mối quan hệ giữa cha con, anh em tiêu biểu băng hai chữ hiểu và đễ, đã được Nho giáo tôn lên rat cao và đặt vào một vị trí trang trọng, trở thành cốt lõi trong các mỗi quan hệ xã hội gồm 5 mối quan hệ (ngũ luân) là: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè vả các

mối quan hệ khác như thây trò, lớn bé, chủ khách Nho giáo đặt vẫn đề: “Có được

Trang 9

8

Hiệu, Đề thì có được các đức khác Hiệu, Đề là cái gôc mà người quân tử phải năm lấy, vì cái gốc được vững tốt, tự nhiên đạo lý từ đó mà sinh ra.”

IV Ảnh hưởng của Nho giáo đến gia đình Việt Nam

Từ chỗ không được ưa thích trong các tầng lớp nhân đân Việt Nam, Nho giáo dần dần giữ một vị trí ngày cảng tăng trong việc đề cao uy quyên của nhà vua, xây dựng một hệ thống quan liêu từ trên xuống dưới, bảo đảm mỗi quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân Nho giáo rất đề cao coi trọng gia đình, coI gia đình tồn tại như một bộ phận của thượng tầng kiến trúc Mọi sự yên ôn trong cả nước đều bắt nguồn từ sự yên én trong mỗi gia đình Nước hưng thịnh bắt nguồn từ mỗi gia đình

4.1 Ảnh hưởng của Nho giáo đến gia đình truyền thống của Việt Nam Nho giáo vào Việt Nam từ ngoài vào, từ trên xuống Các triều đại phong kiến trước đây đã đưa đạo đức Nho giáo từ Trung Quốc vào xã hội Việt Nam thời Lý- Trần (thế kỷ XI - XIV) Nho giáo có ảnh hưởng đến Việt Nam thời Lý - Trần không sâu sắc bằng các thế ký sau Từ thế ký XV cho đến nửa đầu thế ký XX, các nhà nước phong kiến từ Lê đến Nguyễn đều lấy Nho giáo làm công cụ tư tưởng chỉ phối xã hội Các nhà nước từ Lê đên Nguyễn déu dé cao quan niệm hiêu làm một nguyên tắc trỊ nước

Hiểu vốn là tinh than, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong tục vả tín ngưỡng như “thờ cúng tô tiên”, trọng lão”, nhưng về sau lại được giáo lý Nho giáo khắng định thêm sâu sắc, chi tiết và thé chế hóa thành luân lý xã hội Hiếu còn là nhân cách con người, là sốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quý Đạo hiếu là của đất trời, lâu dài như trời đất, là bậc thang gia tri trong yếu nhất trong cuộc đời Kẻ bất hiểu được xem là xấu xa nhất, có tội đanh trong pháp luật Đạo hiếu có ý nghĩa quan trọng nhất, bậc cao nhất trong các nguyên tắc ứng xử gia đình

Đã là người Việt thì từ xa xưa cho tới hiện nay đều có tục thờ cúng tô tiên Nhưng Nho giáo đã làm cho nó sâu đậm hơn như một đạo Tổ tiên được “than hóa” là một trong

Trang 10

9

những tín ngưỡng thiêng liêng nhất của người Việt theo tinh thần Nho giáo Ngày cúng giỗ tô tiên thực sự là ngày lễ (ngày hội) của gia đình và họ hàng gần xa Nghi thức lễ bái cảng tăng thêm tỉnh thần tông tộc, thắt chặt thêm mỗi dây huyết thống vừa có ý nghĩa tưởng niệm người xưa, vừa có ý nghia giao duc dao hiệu

Nhằm gắn chặt mối quan hệ giữa gia đình và dòng họ, người Việt còn có tục viết gia phả Gia phả không phải là sáng tạo của Nho giáo, nhưng tô đậm thêm Không phải tắt cả các đòng họ người Việt đều có gia phả hoặc có ý thức về gia phả, nhưng hiện tượng viết gia phả là phô biến trong máy thế ký cho đến ngày nay và miền Bắc thì nhiều hơn miền Nam Cùng với gia phả, nhiều họ còn lập tộc ước, tộc lệ, gia lễ và còn có gia huấn Các gia huấn đều có một điểm chung là khẳng định đạo hiếu, xác định nghĩa vụ của từng người theo trật tự thứ bậc cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em trong gia đình Các gia huấn không đưa ra nhiều kiểu thức mới cho gia đình mà phần nhiều nhắc lại sự tích tô tiên, cách rèn luyện nhân cách làm đúng điều nhân nghĩa, giữ đúng lễ nhà,

khẳng định gia phong hiểu thảo cho con cháu gìn giữ

Nếu người phương Tây lớn lên là hướng tới tự do cá nhân, còn gia đình nhiều khi bị xếp vào hàng thứ yếu Thì ở Việt Nam và một số nước Á Đông, trong luân lý và đạo đức truyền thống đều hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, lâu dài, một trách nhiệm, một luân lý và đạo đức mà tình cảm cá nhân phải phụ thuộc vào đó Con người vừa mới sinh ra đã phải là con người có hiếu và thuận hòa, rồi lấy vợ, lấy chồng nhanh chóng chuyền sang là cha mẹ tốt, cả cuộc đời đều hiến thân cho gia đình, lấy công việc xây dựng gia đình (đông con, giàu có, danh tiếng, thương yêu nhau) làm hạnh phúc cho chính bản thân mình Hạnh phúc và danh đự cá nhân được gắn chặt với hạnh phúc và danh dự gia đình

Người Việt thường nói hiếu là một đạo, đạo hiếu Hiếu không dừng ở đạo đức, mà xa hơn còn là phạm trù tín ngưỡng, một tín ngưỡng thể tục, hiểu còn là một điều luật xã hội mọi người phải tuân thủ Những việc thờ cúng tổ tiên được tô chức liên tiếp quanh năm, việc giữ gìn mỗ mả nghiêm chỉnh, những việc tang tế cân thận và lập nhà thờ họ cũng là những biêu hiện của đạo hiếu, của tín ngưỡng Nho giáo

4.2 Ảnh hưởng của Nho giáo đến gia đình Việt Nam hiện đại

Gia đình Việt Nam, trong thời kỳ đất nước đôi mới có những yếu tổ cũ, yếu t6 mới đan

Trang 11

10

xen lẫn nhau không còn chữ hiểu mù quáng như xưa, nhưng lại không ít hiện tượng con cái hỗn láo với cha mẹ Bệnh gia trưởng độc tôn, độc đoán giảm nhiều nhưng có nhiều biểu hiện gia tăng sự vô trách nhiệm của các bậc cha mẹ, không những không quan tâm chăm sóc mà còn làm hư hỏng con cái bởi sự hư hỏng của chính mình Trong việc xây dựng gia đình hòa thuận, đân chủ, bình đăng có nhiều tiễn bộ Quan hệ trong gia đình có sự biến đối khá phức tạp Đặc biệt gần đây lại xuất hiện khuynh hướng trở lại với nhiều nề nếp cũ của gia đình theo chiều hướng tích cực Đó là quan tâm hơn đến việc xây dựng gia đình và giáo đục con cái, điều mà trước đây Nho giáo đặc biệt quan tâm; xây dựng lại nhà thờ, sửa sang lại mồ mả, tô tiên, lập lại gia pha, đi lại thăm hỏi tìm người trong họ, bày tỏ tình cảm sẵn sàng cưu mang lẫn nhau

Gia đình Việt Nam ngày nay không nằm trone khuôn khổ của chế độ phong kiến và tư sản mà lại ra đời trên cơ sở đánh đồ những chế độ ấy Nếu gia đình cũ đã thu hẹp chữ hiếu vào quan hệ với bố mẹ trong gia đình thì gia đình Việt Nam ngày nay lại mở rộng chữ hiếu thành tình cảm mãnh liệt đối với tô quốc và nhân dân Chữ trung của gia đình Việt Nam ngày nay không còn là chữ trung đối với vua chúa và đối với ông chủ bóc lột nữa mà đã trở thành chữ trung đối với Tổ Quốc

> Gia đình Việt Nam có sự hòa trộn giữa bản sắc riêng của dân tộc với đạo lý Nho giáo Trung Hoa tạo nên những nét độc đáo Chính những nhân tố tích cực của Nho giáo sau khi khúc xa bởi văn hóa làng Việt Nam đã góp vào việc hình thành, nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục, nếp sống cộng đồng tình nghĩa và ý thức tự tôn quốc gia - dân tộc Việc tiếp biến có chọn lọc các giá trị Nho giáo ở gia đình truyền thống Việt Nam phản ánh kiểu tiếp biến văn hóa của Việt Nam trong phức hợp nhà - làng - nước 4.3 VỊ trí của người phụ nữ Việt Nam trước khi Nho giáo du nhập

Trước khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, vi thế của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam có sự đa dạng và phụ thuộc vào địa vị xã hội, khu vực, tôn giáo, văn hóa và thời đại

Tại vùng nông thôn, người phụ nữ thường được xem là người làm công việc nặng nhọc, đóng vai trò chăm sóc gia đình, làm ruộng, nuôi trẻ, giữ nhà và giúp đỡ chồng

Trang 12

11

trong các công việc nông nghiệp Tuy nhiên, trong các cộng đông chăn nuôi và đánh bắt thủy sản ở miền núi và ven biến, vị trí của người phụ nữ có thê cao hơn nhờ vào vai tro quan trọng trong sản xuât thực phẩm

Ở các vùng đô thị, người phụ nữ có khả năng tiép cận nhiêu hơn với giáo dục, việc làm và các hoạt động xã hội, từ đó có thê nang cao dia vi cua minh trong xã hội Tuy nhiên, các phụ nữ thuộc tâng lớp dân lao động ít có cơ hội tiếp cận với các lĩnh vực này Trong tôn giáo đạo phật, đạo giáo và tín ngưỡng dân gian của Việt Nam, người phụ nữ thường được xem là linh thiêng vả có khả năng chữa bệnh, giúp đỡ trong các chuỗi lễ hội Trong một số gia đình có truyền thống phong tục, người phụ nữ có thê bị hạn chế

dia vi cua minh va bị coi là vật thê bị quyên lực của chong

==> Tóm lại, vị trí của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước khi nho giáo du nhập có sự đa dạng và phần nào bị hạn chế đo các yếu tố văn hóa, tôn giáo và tầng lớp 4.4 Vị trí của người phụ nữ Việt Nam sau khi Nho giáo du nhập

Nho giáo nguyên thủy là đề cao gia đình phụ quyền, “Quyên huynh thế phụ ” đê củng có chế độ phong kiến truyền tử Đến Hán Nho, xuất phát từ văn hóa đu mục trọng nam khinh nữ lại càng củng cô gia đình phụ quyền gia trưởng Cho nên địa vị người phụ nữ trong gia đình Nho giáo chỉ là tam tòng Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con Nho giáo đạy người phụ nữ về nhà chồng phải kính nhường giữ mình cho khéo đừng trái ý chồng “vãng nhỉ nhữ gia, tất kinh, tất giới vô vị phu tử - Mạnh Tử ” Còn chuẩn mực Tứ đức công dung ngôn hạnh, mà người phụ nữ cần phải vươn tới, chỉ là món đồ trang sức trong mỗi gia đình Nho giáo phụ quyền, để rồi tứ đức đó lại truyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng tứ đức khác

Người đàn ông thì có thê năm thê bảy thiếp, còn người phụ nữ thì không được lấy hai chéng “Liét nit bat giá nhị phu ” Kê cả những bà góa cô đơn nghèo đói, cũng không

nên đi bước nữa Đói chết chỉ là việc nhỏ, thất tiết mới là việc cực lớn “Niên ngạc tứ

sự cực tiểu, thất tiết sự cực đại” Tình cảm vợ chồng là cơ sở cơ bản nhất để xây dựng

gia đình hạnh phúc, thì Nho giáo lại cho là thứ yếu Vợ chết thì có thê lay vo khác,

nhưng cha mẹ anh em mat di thi không thé lay lại được Nho giáo đặt chữ hiếu, để trên chữ tình (vợ chồng) thực chất là coi nhẹ yếu tố cơ bản xây đựng gia đình hạnh phúc.

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w