1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn dạy học tích hợp nội dung địa phương em trong môn lịch sử và địa lý lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học tích hợp nội dung địa phương em trong môn lịch sử và địa lý lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Huế
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 334,64 KB

Nội dung

Cấu trúc mỗi chủ đề mang tính tích hợp cao, nội dung phần lịch sử và nội dung phần địa lí được tích hợp với nhau, ngoài ra mỗi chủ đề còn tích hợp thêm các kiến thức văn hoá, xã hội… Sự

Trang 1

như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” Mục tiêu này đòi hỏi trong quá trình dạy học, người giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức của từng môn học riêng rẽ mà phải biết dạy tích hợp các kiến thức khoa học, đặc biệt dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin và biết vận dụng các kiến thức khoa học vào các tình huống thực tiễn

Ở chương trình cũ (Chương trình GDPT 2006) môn Lịch sử và Địa lí được triển khai dạy học theo từng bài học riêng lẻ và gần như độc lập với nhau, với hai phần riêng biệt (phần Lịch sử và phần Địa lí) Nhưng ở chương trình GDPT 2018, môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 được triển khai dạy học theo từng chủ

đề Cấu trúc mỗi chủ đề mang tính tích hợp cao, nội dung phần lịch sử và nội dung phần địa lí được tích hợp với nhau, ngoài ra mỗi chủ đề còn tích hợp thêm các kiến thức văn hoá, xã hội… Sự tích hợp đa dạng những kiến thức liên môn này trong một chủ đề bài học là điểm mới căn bản, khác biệt của chương trình mới so với chương trình cũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo Bên cạnh đó, chương trình mới tạo ra độ linh hoạt nhất định để nhà trường có thể điều chỉnh nội dung phù hợp với các địa phương với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau…

Hiện nay, việc hướng dẫn dạy học tích hợp tài liệu “Địa phương em” ở lớp 4 khá mới, lại chưa được thể hiện rõ địa chỉ tích hợp trong SGK và sách giáo viên nên một số GV chưa thực hiện việc tích hợp hiệu quả Trong các tiết lịch sử địa lí địa phương, GV thường chưa khai thác triệt để nội dung địa phương, hình thức dạy học chưa phát huy tính tích cực học tập của HS Bên cạnh đó những nghiên cứu về dạy học “Địa phương em” ở tiểu học còn ít nên khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu cũng như triển khai hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học hiệu quả Từ những bối cảnh như trên, tôi quyết định chọn vấn đề

“dạy học tích hợp nội dung “địa phương em” trong môn lịch sử và địa lý lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” nhằm góp phần phát triển phẩm

chất, năng lực cho học sinh

2 Mục đích của biện pháp

Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lí, kinh tế, chính trị xã hội, hướng nghiệp, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước và vận dụng những điều

đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống Góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông

Giúp giáo viên đưa nội dung tích hợp “Địa phương em” vào địa chỉ các bài học cụ thể, triển khai các hình thức dạy học và PPDH hiệu quả để giúp học sinh yêu thích và học tốt nội dung “Địa phương em”

3 Cơ sở lí luận

3.1 Cơ sở khoa học

Trang 2

HS lứa tuổi tiểu học từ 7 đến 11 tuổi là lứa tuổi có sự thay đổi về tâm lí, đây là bước ngoặt đầu đời khi các em có sự thay đổi từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập nghiêm túc

- Đặc điểm hệ thần kinh trực quan hành động và trí nhớ trực quan chiếm ưu thế nên học tập qua thực địa, trải nghiệm thực tế và tổ chức các hoạt động dự án các nội dung LSĐLĐP sẽ tạo hứng thú học tập, phù hợp với HS

- Hoạt động nhận thức mang tính cụ thể và xúc cảm của các em HS thuận lợi cho GV khi đưa ra những định hướng cho nội dung học tập, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, xây dựng chủ đề tích hợp nội dung LSĐLĐP

- Lên lớp 4, học sinh đã bước sang giai đoạn thứ 2 của quá trình giáo dục ở Tiểu học, học sinh được làm quen với các môn học mới như: Khoa học, Lịch sử

và Địa lí nên các em gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ

3.2 Cơ sở pháp lí

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/ TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018), Công văn số 3036/BGDĐT- GDTH ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học; Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung GDĐP, tích hợp, lồng ghép vào trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn tại CV Số: 981/GDĐT-TH ngày 25 tháng 9 năm 2023 của PGD&ĐT Lệ Thuỷ V/v hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương đối với cấp Tiểu học từ năm học 2023 – 2024 Công văn 2345/BGDĐT- GDTH ngày 06/7/2023 của Bộ GDĐT với hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục

3.3 Cơ sở thực tiễn

Để đánh giá được thực trạng dạy học tích hợp “ Địa phương em” trong môn Lịch sử và Địa lí ở đơn vị, tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh

*Về ý kiến giáo viên

Điều tra cho thấy GV ở đơn vị nơi tôi công tác đã đánh giá được tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp “Địa phương em” trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học; trong đó, có 66.7% GV lựa chọn việc dạy học “Địa phương em” là

“Rất cần thiết”, 33.3 % GV chọn “Cần thiết” và không có GV nào chọn “Không cần thiết”

66.7 % 33.3 %

Rất cần thiết Cần thiết

Trang 3

Biểu đồ 1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp

“ Địa phương em”

* Ý kiến của học sinh về việc dạy học tích hợp nội dung “ địa phương em” trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

Khi được hỏi về hứng thú tìm hiểu các nội dung về LSĐLĐP của tỉnh Quảng Bình, phần lớn các em đều “Rất thích” (62%) vì “Muốn hiểu biết thêm

về địa phương mình” và “Tự hào về truyền thống quê hương mình” Và có một

số em HS “Không thích tìm hiểu” (13 %) với lí do là: “Học rất buồn chán, tẻ nhạt” và “Không biết gì về lịch sử, địa lí địa phương mình” Điều này phản ánh một phần hình thức tổ chức dạy học của GV chưa thực sự lôi cuốn HS vào hoạt động học, chưa khuyến khích HS tích cực tìm tòi, phát huy năng lực của bản thân để khám phá những điều lí thú về lịch sử, địa lí của quê hương mình

*Về hiểu biết kiến thức lịch sử và địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình của học sinh

Để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết của HS về những kiến thức về lịch

sử và địa lí “địa phương em”, bản thân tôi đã đặt ra các câu hỏi liên quan đến một số đặc điểm cơ bản về địa lí và những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng đất Quảng Bình

Số lượng

lượng

%

1 Hãy nêu vị trí địa lí của tỉnh

Quảng Bình?

2 Những di tích lịch sử - văn hóa nổi

bật ở Quảng Bình ?

3 Biểu tượng đặc trưng của tỉnh

Quảng Bình là gì?

4 Kể một số dân tộc sinh sống ở

Quảng Bình

5 Hãy kể tên một số lễ hội đặc trưng

ở địa phương em

6 Em biết gì về Đại tướng Võ

Nguyên Giáp?

Bảng 1: Kết quả khảo sát nhận thức của HS về LSĐLĐP tỉnh Quảng Bình

Kết quả bảng trên cho thấy, mức độ hiểu biết của các em HS về LSĐLĐP tỉnh Quảng Bình còn hạn chế

4 Cách thức tiến hành

4.1 Xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung lịch sử và địa lí tỉnh Quảng Bình trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 theo chương trình GDPT 2018

4.1.1 Xác định nội dung lịch sử và địa lí tỉnh Quảng Bình

Đối với mỗi địa phương khác nhau thì việc xác định nội dung lịch sử, địa lí tiêu biểu của địa phương mình vào giáo dục cũng được thực hiện một cách khác

Trang 4

nhau Do đó, để thực hiện dạy học tích hợp “ địa phương em” có hiệu quả thì việc xây dựng nội dung thực hiện là rất quan trọng, nó định hướng cho người dạy biết được những nội dung cần thiết đưa vào dạy học từ đó có cách thực hiện

cụ thể

* Nội dung và thời lượng mạch nội dung giáo dục “Địa phương em”

- Nội dung giáo dục “Địa phương em” là một yêu cầu bắt buộc đối với Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, có vị trí tương đương các mạch nội dung khác của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí trong Chương trình GDPT

2018

- Mạch nội dung giáo dục “Địa phương em” bao gồm hai chủ đề “Thiên nhiên và con người địa phương” và “Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương” với các yêu cầu cần đạt, cụ thể tại Công văn 5576/BGDĐT- GDTH

Nội dung Yêu cầu cần đạt

Thiên nhiên và

con người địa

phương

- Xác định được vị trí địa lí của địa phương trên bản đồ Việt Nam

- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, ) của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ

- Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở địa phương

- Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh

Lịch sử và văn

hóa truyền thống

địa phương

- Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực, ) của địa phương

- Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu, ở địa phương

- Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương

- Về thời lượng chiếm 6% trong tổng thời lượng 70 tiết của Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

4.1.2 Xác định địa chỉ dạy học tích hợp lịch sử địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

Trên bình diện môn học và xuất phát từ nội dung chương trình môn Lịch

sử và Địa lí lớp 4 theo chương trình GDPT 2018, tôi lựa chọn những chủ đề, bài học có nhiều khả năng tích hợp các kiến thức địa phương vào bài học dựa vào sự tương đồng, gắn kết giữa nội dung bài học với nội dung “ địa phương em” Cụ thể, các nội dung tích hợp và mức độ tích hợp được thể hiện:

STT Nội dung giáo

dục địa phương

Môn/HĐGD Địa chỉ tích hợp

1 Chủ đề 1: Thiên

nhiên và con

người Quảng

Bình

Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em

(2 tiết)

Thay thế chủ đề 1 TLGDĐP: Thiên nhiên và con người tỉnh Quảng Bình

Chủ đề 3: Danh

tướng Lê Trực

Bài 3: Lịch sử

và văn hóa

Tích hợp chủ đề 4 TLGDĐP ( Lễ hội đua thuyền) vào HĐKP mục 1

Trang 5

Chủ đề 4: Lễ

hội đua, bơi

thuyền truyền

thống

truyền thống (2 tiết)

( Văn hóa truyền thống) Tích hợp chủ đề 3 TLGDĐP ( Danh tướng Lê Trực) vào hoạt động khám phá mục 2

( Tìm hiểu và kể chuyện các danh nhân) và mục 2 phần luyện tập

Lưu ý: GV tự điều chỉnh các hoạt động dạy giữa tiết 1 và tiết 2 cho phù hợp, khỏi trùng lặp nội dung

2

Chủ đề 2: Vườn

quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng

Lịch sử & Địa

lý 4

Mục 1,2,3 Bài 17: Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung (Tiết 1) Thực hiện hoạt động khám phá 1: Vùng đất hội tụ nhiều di sản thế giới Thực hiện hoạt động thực hành Thực hiện hoạt động vận dụng

4.2 Vận dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học tích hợp nội dung “ Địa phương em” trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp 4

Để dạy học tích hợp nội dung “ địa phương em” vào môn Lịch sử và Địa

lí lớp 4 đạt hiệu quả, tôi ưu tiên lựa chọn những PPDH chú trọng đến vai trò chủ thể của người học, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS Việc phối hợp đa dạng các PPDH trong dạy học tích hợp nội dung “ địa phương em” giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, tìm tòi, phát huy năng lực của bản thân

4.2.1 Phương pháp dự án

Dạy học theo dự án đem lại cho HS nhiều cơ hội học tập, khám phá những kiến thức chuyên sâu và phát triển năng lực, phẩm chất người học Trong quá trình học tập, HS sẽ phân tích, khám phá các chủ đề của dự án

Ví dụ: Dạy bài “ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em” với dự án” bảo vệ môi trường” ở hoạt động khám phá,

tôi giao cho học sinh nhiệm vụ:

+ Ở tỉnh Quảng Bình đang gặp những vấn đề ô nhiễm nào?

+ Nguyên nhân gây ra ô nhiễm đó?

+ Biện pháp khắc phục?

Sau thời gian suy nghĩ, phân tích, thảo luận, học sinh trả lời được:

- Ở tỉnh Quảng Bình đang gặp những vấn đề ô nhiễm về không khí, nguồn nước

- Nguyên nhân: sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; khói bụi từ các loại phương tiện giao thông, nước thải sinh hoạt và nước thải của các nhà máy chưa qua xử lí, ý thức của người dân…

- Biện pháp khắc phục:

Trang 6

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ môi trường

+ Phát hiện và báo cáo kịp thời những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường: sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, xả rác bừa bãi,không đúng nơi quy định,thải nước thải sinh hoạt và nước thải của các nhà máy chưa qua xử lí…

+ Trồng nhiều cây xanh…

Khi tôi dạy “ Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em” tôi

đã xây dựng và tổ chức cho học sinh chọn một trong các chủ đề của dự án sau:

+ Làm bài thuyết trình và đóng vai hướng dẫn viên để giới thiệu về văn

hóa truyền thống của địa phương: phong tục, tập quán, lễ hội, món ăn đặc trưng của địa phương…

+ Làm bộ sưu tập tranh ảnh và giới thiệu ngắn gọn về: trang phục, món ăn đặc trưng, phong tục, lễ hội của địa phương…

Khi các em lựa chọn làm bộ sưu tập tranh ảnh và giới thiệu ngắn gọn về

món ăn đặc trưng của địa phương với tên dự án “ Quảng bá về các món ăn đặc trưng của địa phương Lệ Thủy” Các em tiến hành thảo luận nhóm, phân công

công việc cho từng thành viên của nhóm mình: nghiên cứu, sưu tầm tranh, ảnh các món ăn đặc trưng Lệ Thủy, các thông tin liên quan đến món ăn ( tên món ăn, xuất xứ, cách chế biến, giá trị kinh tế…) Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tư liệu, hình ảnh phục vụ cho dự án, các em sẽ lựa chọn, chọn lọc các thông tin cơ bản và tổng hợp thông tin, hoàn thành dự án của mình, báo cáo kết quả của dự

án Sau khi nghe các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung lẫn nhau, là giáo viên, tôi sẽ nhận xét, đánh giá phần trình bày cũng như sản phẩm dự án của các nhóm, cuối cùng chốt các nội dung cơ bản của bài học, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án và chuẩn bị ý tưởng cho dự án tiếp theo

Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh đã thực sự chủ động chiếm lĩnh kiến thức và được rèn luyện nhiều kĩ năng: khai thác, tìm kiếm, chọn lựa thông tin; thuyết trình; trao đổi, thảo luận; đánh giá, nhận xét… Đặc biệt học sinh còn được rèn luyện các kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, cộng tác nhóm, kĩ năng trao đổi, chia sẻ thông tin, kĩ năng tự định hướng, tự điều chỉnh và xử lý tình huống… Các kĩ năng này giúp học sinh tự tin và thành công trong cuộc sống sau này

4.2.2 Phương pháp trực quan

Sử dụng những phương tiện dạy học trực quan như: bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, phương tiện nghe nhìn,…Với xu hướng đổi mới trong giảng dạy, sử dụng phương pháp trực quan là vô cùng cần thiết để giúp HS có nhận thức đúng đắn về lịch sử và địa lí địa phương

Ví dụ: Dạy bài “ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em” tôi cho học sinh làm việc với bản đồ hành chính Việt

Nam để xác định vị trí địa lí của tỉnh Quảng Bình trên bản đồ Sau đó, tôi tiếp

Trang 7

tục cho học sinh quan sát lược đồ hành chính tỉnh Quảng Bình kết hợp với thông tin ở tài liệu địa phương tỉnh Quảng Bình để học sinh xác định trên lược đồ:

+ Các tỉnh tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình

+ Quốc gia tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình

Như vậy, qua quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ hành chính của tỉnh Quảng Bình, học sinh đã xác định được vị trí địa lí tỉnh Quảng Bình

4.2.3 Phương pháp tường thuật, kể chuyện lịch sử

Tôi dùng để kể lại, tường thuật các sự kiện lịch sử đã diễn ra, miêu tả các đối tượng, thiết chế, sự vật đã xuất hiện trong lịch sử

Cụ thể, khi dạy “ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 3: Lịch sử và văn hóa

truyền thống địa phương em” ở hoạt động khám phá: Tìm hiểu và kể chuyện về

danh nhân, tôi đã tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện về một danh nhân ở

tỉnh Quảng Bình ( huyện Lệ Thủy) mà em biết dựa vào các gợi ý:

+ Thông tin cá nhân: tên danh nhân, năm sinh, năm mất, quê quán, chức

vụ

+ Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào? Kể vắn tắt câu chuyện

+ Em học được điều gì từ danh nhân đó?

Học sinh dựa vào những gợi ý và vốn hiểu biết của mình thông qua tìm hiểu tài liệu, sách báo, internet để kể về danh nhân mà mình biết

Sau hoạt động chia sẻ của học sinh, tôi nhận xét, đánh giá và kể cho học sinh nghe về vị Đại tướng của dân tộc ta – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Bên cạnh đó, tôi cũng có thể sử dụng 1 số video kể một danh nhân ở tỉnh Quảng Bình: Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Võ Nguyên Gíap cho học sinh nghe

và quan sát tạo sự hứng thú trong học tập cho các em

4.2.4 Phương pháp thảo luận

Phương pháp này tạo cơ hội cho HS được trình bày, đưa ra ý kiến, hiểu biết của mình về nội dung bài học, kiến thức về LSĐLĐP mình; tiếp cận thông tin từ các bạn khác để góp phần rèn luyện kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề của HS

Tôi sử dụng phương pháp này xuyên suốt trong các hoạt động dạy học

Ví dụ: Đối với “ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em” ở hoạt động khám phá , tôi giao nhiệm vụ cho học sinh

thảo luận “ Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Bình” ( đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên….)

Khi dạy “ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em” ở phần hoạt động vận dụng, tôi giao nhiệm vụ cho học

sinh thảo luận nhóm: Theo em, việc lấy tên danh tướng Lê Trực đặt tên cho một

số con đường, ngôi trường góp phần phát huy truyền thống gì của dân tộc ta?

4.2.5 Phương pháp giải quyết vấn đề

Giáo viên đưa HS vào tình huống học tập và hướng dẫn các em HS tự lực giải quyết các vấn đề Thông qua đó, HS được phát triển tư duy sáng tạo cũng như khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống

Trang 8

Ví dụ: Khi dạy bài “ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em” sau khi tìm hiểu về hoạt động kinh tế của tỉnh Quảng Bình, tôi đã nêu vấn đề : “ Em có đồng ý với ý kiến cho rằng Quảng Bình là nơi

có nhiều thế mạnh để phát triển ngành du lịch?” Với vấn đề này, tôi tổ chức

cho học sinh thảo luận để giải quyết vấn đề Đại diện các nhóm chia sẻ Sau đó, giáo viên nhận xét và đưa ra kết quả:

Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi, có rừng, biển, sông và nhiều cảnh quan đẹp, có đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như: Vũng Chùa – Đảo Yến (Nơi yên nghỉ của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Đá Nhảy, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh… có điều kiện thuận lợi để xây dựng phát triển các tổ hợp nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí cao cấp Vùng ven biển có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ với quần thể di tích và danh thắng của TP Đồng Hới… Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những hang động tuyệt đẹp nổi tiếng như động Phong Nha, Động Thiên Đường và hang Sơn Đoòng đa dạng sinh học

và các hệ sinh thái tự nhiên

Hay trong “ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em” tôi đã đặt vấn đề cho học sinh thảo luận: “ Em hãy nêu

một số hiểu biết của em về lễ hội Bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang – Lệ Thủy “

4.2.6 Phương pháp trò chơi

Trò chơi vừa mang tính giải trí vừa giúp HS tìm hiểu được những thông tin về địa phương mình

Ví dụ: Khi dạy“ Chủ đề 1: địa phương em - Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em” ( tiết 2), tôi đã tổ chức trò chơi “ Thi hiểu biết về các danh nhân mang tên trường học, đường phố” Tôi cho học sinh quan sát

video thành phố Đồng Hới và chỉ cho học sinh thấy những con đường, ngôi trường mang tên của các nhân vật lịch sử như: Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Trực, Võ Nguyên Giáp Rồi gọi từng học sinh trình bày về sự hiểu biết của mình về từng nhân vật lịch sử trên

Đây là một trò chơi mà qua đó tôi có thể đánh giá được những hiểu biết của học sinh về các nhân vật lịch sử, các danh nhân

Trong bài 17: Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung (Tiết 1)

Tôi đã tổ chức trò chơi ở phần hoạt động khám phá “ Nhìn hình ảnh đoán di sản” Sau khi nêu cách chơi, luật chơi, Hs quan sát những hình ảnh để đoán di

sản

4.3 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học trong dạy học tích hợp LSĐLĐP môn Lịch sử và Địa

lí lớp 4 gồm lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, video clip, tài liệu GDĐP tỉnh Quảng Bình… Những phương tiện dạy học (PTDH) này đóng vai trò quan trọng vừa là công cụ để GV tổ chức các hoạt động học tập (dự án, trực quan, tình huống vấn đề, ) đồng thời kích thích sự hứng thú cho HS Phương tiện dạy học vừa là phương tiện vừa là nguồn tri thức để HS chủ động tìm hiểu, phân tích, so sánh, tổng hợp… nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập được giao Bên cạnh đó, các phương tiện dạy học còn giải thích, minh họa các thông tin HS vừa được cung

Trang 9

cấp, tìm hiểu, đồng thời giúp GV củng cố, ôn tập lại những kiến thức về LSĐLĐP mà HS vừa học

4.4 Tăng cường các hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục của Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông đã và đang trở thành chiếc cầu nối giữa nhà trường, kiến thức các môn học với học sinh thông qua thực tiễn cuộc sống một cách

có tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực, phẩm chất nhân cách của học sinh, giúp các em học sinh phát triển một cách toàn diện hơn

Để giúp các em hiểu biết thêm về quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên

Từ đó, giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu các truyền thống quê hương mình và hình thành, phát triển nhân cách tốt đẹp ở các em, giúp các em

có những hành động cụ thể để góp phần gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tôn trọng các giá trị lịch sử, tôi đã tham mưu với tổ chuyên môn, nhà trường cùng phối hợp với Liên đội tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm ở Quảng trường Hồ Chí Minh - thành phố Đồng Hới, Bảo tàng Quảng Bình, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chùa Hoằng Phúc

5 Kết quả thực hiện biện pháp

Với các biện pháp “Dạy học tích hợp nội dung “ Địa phương em” trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 theo chương trình GDPT 2018” tôi đã thực hiện

trong các hoạt động dạy học của mình với học sinh lớp 4C tại trường Tiểu học nơi tôi công tác năm học 2023 – 2024 đến thời điểm hiện tại đã đưa lại kết quả khả thi tương đối cao

Khi được hỏi về hứng thú tìm hiểu các nội dung về LSĐLĐP của tỉnh Quảng Bình, các em đều “Rất thích” (100 %) vì “Muốn hiểu biết thêm về địa phương mình” và “Tự hào về truyền thống quê hương mình” Điều này thể hiện qua sự thích thú, hăng hái tham gia vào các hoạt động tìm hiểu nội dung về địa phương Điều này khẳng định, HS được khám phá các thông tin về địa phương mình, hình thành ở các em lòng yêu quê hương đất nước, tôn trọng các giá trị truyền thống mà ông cha ta đã để lại Và sự hiểu biết của các em về một số đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí, những sự kiện, nhân vật lịch sử… tiêu biểu của vùng đất Quảng Bình được cải thiện:

Số lượng

lượng

%

1 Hãy nêu vị trí địa lí của tỉnh Quảng

Bình?

2 Những di tích lịch sử-văn hóa nổi bật ở

Quảng Bình ?

3 Biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng

Bình là gì?

4 Kể một số dân tộc sinh sống ở Quảng

Bình

Trang 10

5 Hãy kể tên một số lễ hội đặc trưng ở địa

phương em

6 Em biết gì về Đại tướng Võ Nguyên

Giáp?

Bảng 2: Kết quả khảo sát nhận thức của HS về LSĐLĐP tỉnh Quảng Bình

sau khi thực nghiệm

6 Kết luận

6.1 Ý nghĩa

Qua nghiên cứu lý thuyết kết hợp với việc áp dụng thực tế, biện pháp“dạy học tích hợp nội dung “địa phương em” trong môn lịch sử và địa lý lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” đã góp phần nâng cao năng lực cho học

sinh lớp tôi giảng dạy

Việc dạy học tích hợp nội dung “ địa phương em” vào bài học giúp làm rõ hơn các phần lịch sử và địa lí của Quảng Bình Từ những kiến thức trong sách giáo khoa, HS tự tìm hiểu, khám phá thông qua sự dẫn dắt của giáo viên giúp

HS hiểu biết hơn về địa phương, về cuộc sống xung quanh, những thuận lợi và khó khăn của địa phương mình Từ đó, hình thành ở các em lòng yêu quê hương đất nước, tôn trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống mà ông cha ta

đã để lại

6.2 Bài học kinh nghiệm

Việc lồng ghép kiến thức Lịch sử và địa lý địa phương vào môn Lịch sử và địa lý là không hề đơn giản Quá trình này phụ thuộc vào sự cố gắng của người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn nại chứ không nóng vội, từng bước nâng cao trình độ nghiệp

vụ, trực tiếp gần gũi với học sinh để hiểu biết khả năng của từng em mà lựa chọn những biện pháp dạy học có hiệu quả

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các PPDH, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong phương pháp đánh giá Thường xuyên nghiên cứu thông tin, tài liệu tham khảo để cung cấp thêm kiến thức cho học sinh ở mỗi bài học, kết hợp tranh, ảnh, video… để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả giờ dạy Biện pháp đã thực hiện tại lớp 4C do tôi giảng dạy và tôi sẽ tiếp tục thực hiện đến cuối năm học

Kính mong các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp tham khảo, góp ý bổ sung để biện pháp của tôi hoàn thiện hơn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

w