1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những Nội Dung Cơ Bản Trong Lãnh Đạo Cách Mạng Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Miền Bắc Giai Đoạn 1954 – 1975 Của Đảng Ta..pdf

15 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nội Dung Cơ Bản Trong Lãnh Đạo Cách Mạng Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Miền Bắc Giai Đoạn 1954 – 1975 Của Đảng Ta.
Tác giả Phạm Minh Nguyệt
Người hướng dẫn Hoàng Công Doanh
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI  BÀI TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI : NHỮNG NỘI DUNG CƠ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI



BÀI TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI :

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1954 – 1975

CỦA ĐẢNG TA.

Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Nguyệt

Mã sinh viên : 2722151103

Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Công Doanh

Hà Nội 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Trang LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) 3

1.1 Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ 3

1.2 Điều kiện của đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 4

1.2.1 Giai đoạn 1954-1964 4

1.2.2 Giai đoạn 1965-1975 4

2 Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc Việt Nam (1954-1975) 5 2.1 Bối cảnh lịch sử 5

2.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới 5

2.1.2 Bối cảnh lịch sử trong nước 6

2.2 Quá trình hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam 6

2.2.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 6

2.2.2 Thành tựu và hạn chế của cách mạng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 8

3 Ý nghĩa lịch sử của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với Việt Nam 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sau Cách mạng tháng Tám khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, cục diện chính trị trên bán đảo Đông Dương thay đổi lớn, bất lợi cho chủ nghĩa Đế quốc Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với việc giải phóng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ

do Đảng lãnh đạo đã dành được thắng lợi, đất nước Việt Nam chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: “ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam do chính quyền đối phương quản lí, trở thành thuộc địa kiểu mới của Đế quốc Mĩ” Từ tình hình đó Đảng đã xác định nhiệm vụ khác nhau cho mỗi miền Miền Bắc phải được củng cố vững chắc để làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam Yêu cầu của cách mạng miền Bắc cũng như của cách mạng cả nước và nguyện vọng của toàn dân: miền Bắc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa Là một sinh viên, nhận thức được ý nghĩa của con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa,

em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “ Những nội dung cơ bản trong lãnh đạo cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975 của đảng ta” là thiết yếu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về con đường tiến lên Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

NỘI DUNG

1 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)

1.1 Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp sâu của Mĩ, sau 9 năm Đảng và nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng những thắng lợi lịch sử trong công cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ(7/5/1954) và Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) Cách mạng Việt Nam từ đó

đã chuyển bước sang giai đoạn mới với nhiệm vụ to lớn là thực hiện thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập và dân chủ

Với Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng Sau thời gian 300 ngày đấu tranh thực hiện các điều khoản ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực Như vậy, sau hơn 80 năm nô lệ, cả miền Bắc đã là của nhân dân Việt Nam, dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà do nhân dân Việt Nam làm chủ Thắng lợi to lớn ấy là do từ Nam đến Bắc, đồng bào ta đoàn kết, bộ đội

ta anh dũng, Đảng và Chính phủ ta lãnh đạo đúng đắn Tuy nhiên, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai Đất nước bị chia cắt hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau:

“miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam do chính quyền đối phương quản lý, trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ”

Trước tình hình đất nước, tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ chung của Đảng là đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định để củng cố hoà bình Ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc Giữ vững và đẩy mạnh cuộc 3

Trang 5

đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc

Tuy chưa nêu cụ thể, nhưng Đảng đã xác định mỗi miền có một nhiệm vụ khác nhau Miền Bắc phải được củng cố vững chắc để làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam Yêu cầu của cách mạng miền Bắc cũng như của cách mạng cả nước và nguyện vọng của toàn dân: miền Bắc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa

Mặt khác, ở nước ta, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai cấp công nhân và nông dân đóng vai trò quyết định Đội tiên phong của giai cấp công nhân nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng Chính vì thế,

"sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng có nghĩa là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa"

1.2 Điều kiện của đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

1.2.1 Giai đoạn 1954-1964.

Miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn khỏi thực dân Pháp và làm hậu phương vững chắc cho miền Nam, tiếp tục sự nghiệp kháng chiến giành độc lập dân tộc sau hiệp định Giơnevơ Đảng ta thực hiện chính sách phát triển kinh tế, quân sự, biến miền Bắc thành căn cứ địa chung cho cả nước và bắt đầu thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa Nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), các phong trào giải phóng dân tộc ngày một mạnh mẽ, bùng nổ Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày một lớn mạnh với nhiều thành tựu đáng kể về mọi mặt như kinh tế, quân

sự, đặc biệt là về khoa học-kĩ thuật

Lúc này, kẻ thù trực tiếp lớn nhất của dân tộc là đế quốc Mĩ đang ấp ủ âm mưu bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ngày một gay gắt, thế giới bắt đầu bước vào cuộc chạy đua vũ trang và thời kỳ chiến tranh lạnh nổ ra

Trang 6

1.2.2 Giai đoạn 1965-1975.

Giai đoạn 1965-1975, miền Bắc lúc này đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và đạt được một số mục tiêu nhất định Miền Bắc đã trở thành hậu phương vững chãi cho miền Nam cùng với sự chi viện về người và của cho cách mạng dân chủ đạt được nhiều chiến thắng trước kẻ thù xâm lược, đế quốc Mĩ Tuy nhiên, tương quan lực lượng giữa quân ta và địch có sự chênh lệch lớn, cộng với Mĩ liên tiếp đưa quân viễn chinh và các nước chư hầu vào tiếp viện càng làm cho quân ta gặp nhiều bất lợi, khó khăn Cùng lúc ấy, trong hệ thống

xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Trung Quốc liên tục xảy ra bất đồng, gây ra những mâu thuẫn nội bộ, điều này đã tạo thuận lợi cho phe đối lập trong chiến tranh lạnh có thêm cơ hội để thực hiện mục tiêu lớn nhất: xóa bỏ chủ nghĩa xã hội

2 Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc Việt Nam (1954-1975)

2.1 Bối cảnh lịch sử.

2.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới.

Từ sau Chiến tranh thế giới II, chủ nghĩa xã hội trở thành một xu thế phát thế giới mà trong đó Liên Xô đứng đầu, làm trụ cột của hệ thống Miền Bắc nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa khi tình hình thế giới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn cần đối mặt Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ngày càng mạnh mẽ Đặc biệt, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của dân tộc Việt Nam đã thúc đẩy, cổ vũ mạnh mẽ những phong trào cách mạng dân tộc, phong trào đấu tranh giai cấp trên toàn thế giới

Chủ nghĩa xã hội liên tục phát triển và lớn mạnh về mọi mặt như kinh tế, quân

sự, khoa học kĩ thuật với nhiều thành tựu nổi bật Thành tựu đó chứng minh tính

ưu việt của mô hình xã hội chủ nghĩa và cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội

mà Liên Xô cùng các nước phát triển xã hội chủ nghĩa đi trước thực hiện, là mẫu hình để các nước xã hội chủ nghĩa đi sau, trong đó có Việt Nam, tin tưởng, học tập

Chủ nghĩa đế quốc đang dần có dấu hiệu suy yếu Điều đó trước hết thể hiện ở

sự tan rã của hệ thống thuộc địa khi các phong trào giải phóng dân tộc liên tiếp 5

Trang 7

nổ ra mạnh mẽ và giành thắng lợi lớn Nền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc cũng đang đà suy thoái cùng với những mâu thuẫn nội bộ đã có mầm mống từ lâu, làm cho chủ nghĩa tư bản bị đẩy dần về bờ vực khủng hoảng

Thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang Đế quốc Mĩ hùng mạnh có âm mưu làm bá chủ thế giới, với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng được các đời Tổng thống nối tiếp nhau xây dựng và thực hiện Xuất hiện

sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc

2.1.2 Bối cảnh lịch sử trong nước.

Đất nước lâm vào cảnh chia cắt hai miền Nam – Bắc, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là sau chiến thắng Điên Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tin của nhân dân Việt Nam vào Đảng ngày một được củng cố vững chắc Sau ngày giải phóng, nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, hăng say lao động, xây dựng chế độ mới, tạo tiền đề cơ bản để miền Bắc tiến vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Miền Nam do chính quyền đối phương quản lí, trở thành thuộc địa kiểu mới của Đế quốc Mĩ

Tuy rằng đã trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh trường kỳ để bảo vệ độc lập dân tộc, nền kinh tế của đất nước vô cùng lạc hậu Trước tình hình đó Đảng đã vạch

ra đường lối chiến lược, miền Bắc lúc này có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

Trang 8

2.2 Quá trình hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam.

2.2.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Xã hội chủ nghĩa

ở miền Bắc.

Vào đầu năm 1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau khi được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, chính thức trở thành thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Là một nước đứng vào hệ thống xã hội chủ nghĩa muộn hơn, đặc biệt, bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ trên một nửa đất nước Từ xuất phát điểm đó, Đảng Lao động Vỉệt Nam đã ngày càng chứng tỏ những luận điểm nêu trong Tuyên bố và Bản Tuyên ngôn hòa bình Matxcơva năm 1957 là hoàn toàn đúng đắn”

Tháng 9-1960, tại Đại hội III, Đảng đề ra đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam Dựa trên những nguyên tắc chung về hình thức, phương pháp, bước đi theo kinh nghiệm của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đi trước, Đảng chính thức hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo miền Bắc bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong đó, xác định rõ tính chất và mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Là một cuộc cách mạng triệt để nhất và sâu sắc nhất trong lịch sử loài người Nó xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ bóc lột và giai cấp bóc lột, thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất, mở đường cho sức sản xuất

từ trình độ lạc hậu tiến lên trình độ hiện đại Nó không những là một cuộc cách mạng triệt để về kinh tế, chính trị, mà còn là một cuộc cách mạng triệt để về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật”

Công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong việc cải tạo xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế quốc dân Sau khi hoàn thành cải cách dân chủ, cải tạo

xã hội chủ nghĩa, sẽ tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, trong đó, ngành công nghiệp nặng 7

Trang 9

được ưu tiên hàng đầu Quan hệ sản xuất được xác lập dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, với hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể Cùng với tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế, cách mạng

xã hội chủ nghĩa được tiến hành đồng thời trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa

Để thực hiện được nhiệm vụ được đặt ra, Đảng đã sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp để phát triển nền kinh tế quốc dân Đồng thời thực hiện công nghiệp hóa

xã hội chủ nghĩa bằng cách phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, bên cạnh đó, ra sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và đẩy mạnh cách mạng

xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa, xã hội trên toàn miền Bắc

Những bước đi của nước ta trên con đường quá độ luôn được Đảng xác định tiến nhanh, tiến mạnh và tiến chắc lên chủ nghĩa xã hội Như vậy, có thể đặt ra yêu cầu lâu dài cho sự nghiệp cách mạng sẽ biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế vững mạnh, đất nước công nghiệp, hiện đại hóa cùng với văn hóa, khoa học phát triển bền vững

Cùng với những mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước là vô cùng cấp thiết Cùng với đó, củng cố sự nhất trí về chính trị tinh thần của nhân dân và tăng cường sự đoàn kết, hợp tác của các nước trong cùng phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời, mở rộng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước có chế độ chính trị khác nhau và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Có thể khẳng định, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tác động lớn đến quá trình nhận thức và hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam Trong quá trình thực hiện, Đảng đã trung thành theo những nguyên tắc chung về xây dựng chủ nghĩa

xã hội của hệ thống xã hội chủ nghĩa, vận dụng vào quá trình chỉ đạo các nhiệm

vụ cụ thể trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã tạo được

Trang 10

những thành tựu cơ bản trong bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa

xã hội, đưa miền Bắc trở thành hậu phương lớn chi viện cho miền Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

2.2.2 Thành tựu và hạn chế của cách mạng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Một về thành tựu, công cuộc khôi phục kinh tế thắng lợi đã tạo cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vững bước tiến lên Thực hiện theo chính sách, chủ trương của Đảng, phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng trở thành cao trào trên toàn miền Bắc Cuộc vận động hợp tác hóa trong nông nghiệp thu nhiều thành tựu to lớn: tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có hơn 85% hộ nông dân, với 68% diện tích ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp Đối với cải tạo công thương nghiệp, tính đến năm 1960, miền Bắc có 783 hộ tiểu công nghiệp (100%), 826 thương nghiệp (97,1%) và 319 hộ có vận tải cơ giới (99%) đã được cải tạo Ngành thủ công nghiệp cũng từng bước được phục hồi và bắt đầu tổ chức hợp tác xã Hơn hết, chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến vĩnh viễn bị thủ tiêu Chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân được xác lập Nông dân thực sự trở thành người chủ ở nông thôn không chỉ về chính trị, mà cả về kinh tế Khối liên minh công nông-nền tảng của chuyên chính vô sản-được củng

cố một bước

Hai về khó khăn, nền kinh tế miền Bắc cũng bộc lộ những khó khăn, yếu kém Sau hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế miền Bắc còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất – kỹ thuật còn thấp kém, 80% lực lượng lao động xã hội vẫn là lao động thủ công Năng suất lao động rất thấp Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được nhu cầu cơ bản của đời sống nhân dân và nhu cầu tích luỹ để xây dựng chủ nghĩa xã hội Nguyên nhân khó khăn:

Thứ nhất, xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ

là phổ biến đi lên chủ nghĩa xã hội

9

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w