Nêu những chi tiết em thích.– Mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp nếu có thời gian.– Nhận xét các nhóm, sau đó giới thiệu thêm về bài đọc: Câu chuyện Tiếng hát của người đá kể về những hành
Trang 1TIẾNG VIỆT
LỚP 5 – TẬP HAI
.+2n&+%j,'n<
MÔN
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
TRẦN THỊ HIỀN LƯƠNG – LÊ THỊ LAN ANH – PHẠM THỊ BÌNH
ĐỖ HỒNG DƯƠNG – NGUYỄN THỊ KIM OANH – ĐẶNG THỊ HẢO TÂM – BÙI THỊ THU THUỶ
Trang 2QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH
SGK sách giáo khoa
Trang 3VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG 4
Tuần 19 4
Bài 1: Tiếng hát của người đá 4
Bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 22
Tuần 20 36
Bài 3: Hạt gạo làng ta 36
Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh 50
Tuần 21 67
Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm 67
Bài 6: Thư của bố 80
Tuần 22 93
Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá 93
Bài 8: Khu rừng của Mát 106
HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN 117
Tuần 23 117
Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 117
Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ 134
Tuần 24 153
Bài 11: Hương cốm mùa thu 153
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm 169
Tuần 25 184
Bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn 184
Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười 196
Tuần 26 208
Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi 208
Bài 16: Về thăm Đất Mũi 221
Tuần 27 Ôn tập và Đánh giá giữa kì II 235
TIẾP BƯỚC CHA ÔNG 254
Tuần 28 254
Bài 17: Nghìn năm văn hiến 254
Bài 18: Người thầy của muôn đời 270
Tuần 29 284
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh 284
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu 297
Tuần 30 312
Bài 21: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa 312
Bài 22 Bộ đội về là ng 329
Tuần 31 341
Bài 23: Về ngôi nhà đang xây 341
Bài 24: Việt Nam quê hương ta 354
THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA 372
Tuần 32 372
Bài 25: Bài ca trái đất 372
Bài 26: Những con hạc giấy 385
Tuần 33 398
Bài 27: Một người hùng thầm lặng 398
Bài 28: Giờ Trái Đất 416
Tuần 34 433
Bài 29: Điện thoại di động 434
Bài 30: Thành phố thông minh Mát-xđa 451
Tuần 35 Ôn tậ p và Đá nh giá cuố i năm họ c 465
MỤC LỤC
Trang 4– Đọc thành tiếng: Đọc đú ng và diễn cảm bài Tiếng hát của người đá, biết nhấn giọng
ở những từ ngữ gợi hình ảnh đẹ p, những câu văn diễn tả những tình tiết kì ảo của câu chuyện cổ tích
– Đọc hiểu: Đặc điểm của truyện cổ tích, nhân vật, Nhận biết được chi tiết, diễn biến của sự việc, Nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Những hành động, việc làm của chú bé người đá trong câu chuyện cổ tích thể hiện tình yêu đối với cuộc sống và con người Hiểu được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá, góp phần làm nổi bật vẻ đẹ p của cuộc sống: thiên nhiên cũng như con người, đều góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹ p hơn
b.Viết
– Nhận biết được cách viết bài văn tả người (biết cách lựa chọn chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật đặc điểm của người được tả như đặc điểm ngoại hình, hoạt động, sở trường, ) – Nhận biết được câu đơn, câu ghép; vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép, qua đó phát triển kĩ năng viết nói chung, kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng
– Truyện cổ tích, phương pháp đọc hiểu truyện cổ tích
– Tranh ảnh minh hoạ bài đọc Tiếng hát của người đá.
– Văn tả người, cách viết văn tả người
– Th ẻ từ hoặc phiếu học tập bài Câu đơn và câu ghép.
VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG
Trang 5– Một số bài văn tả người.
– Từ điển tiếng Việt
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1ĐỌC
1 Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm
Đây là bài học mở đầu sách Tiếng Việt 5 tập hai, GV có thể tổ chức cho HS nêu cảm
nhận chung về tập sách (hình ảnh của trang bìa, hệ thống chủ điểm, ) trước khi giới thiệu chủ điểm
VD:
– Tranh minh hoạ trang bìa gợi hình ảnh về ngày kết thúc năm học, các em chia tay mái trường tiểu học đã gắn bó suốt 5 năm, chia tay các thầy cô, bạn bè với bao lưu luyến để lên cấp học tiếp theo Hình ảnh con đường gợi hành trình mới đang chờ đón các em ở phía trước
– Các chủ điểm ở tập hai giúp các em biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống, tự hào về cảnh sắc, sản vật của các miền đất nước, về truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta đã bao đời gìn giữ, gây dựng Chủ điểm cuối mở cánh cửa để HS nhìn ra thế giới rộng lớn
Có thể tổ chức hoạt động giới thiệu chủ điểm như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao việc cho HS
– Yêu cầu HS quan sát tranh chủ điểm và
nêu nội dung tranh: Tranh vẽ những gì?
Cảm xúc của các bạn nhỏ được thể hiện
dẻ rơi dưới gốc cây, Bức tranh thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người đối với cuộc sống đáng yêu, đáng mến
– Cả lớp nhận xét
Trang 6– GV khái quát ý nghĩa của bức tranh, VD: Bức tranh tượng trưng cho vẻ đẹ p của cuộc sống – con người sống chan hoà với thiên nhiên Trong cuộc sống thường ngày, nếu chú ng ta chăm chú quan sát, sẽ cảm nhận được những vẻ đẹ p của thiên nhiên, của con
người Mỗi bài đọc trong chủ điểm Vẻ đẹ p cuộc sống như mở ra trước mắt các em những
không gian, thời gian lưu giữ vẻ đẹ p của thiên nhiên, vẻ đẹ p trong cảm xú c, hành động, việc làm của con người
– GV nói thêm về chủ điểm, VD: Chủ điểm Vẻ đẹp cuộc sống tiếp tục khai thác vẻ đẹp
của thiên nhiên, con người, cuộc sống, Ở lớp 5, tập trung khai thác vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường ngày Đó là vẻ đẹp mà bất cứ ai cũng có thể tạo nên để góp phần làm đẹp cuộc sống
2 Hoạt động 2: Khởi động
a Mục tiêu
Giúp HS có tâm thế tiếp nhận các bài học của chủ điểm mới ở đầu học kì II (Vẻ đẹp
cuộc sống) nói chung và hào hứng đón nhận bài đọc là câu chuyện dân gian Tiếng hát của người đá.
b Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu khái quát bài đọc
– GV giới thiệu tên bài học và bài đọc VD: Tiếng hát
của người đá là câu chuyện cổ của dân tộc Ra-glai
(một trong các dân tộc thiểu số của Việt Nam) Nội
dung câu chuyện thú vị , cảm động về một chú bé được
hoá thân từ một mỏm đá hình người Câu chuyện
chứa đựng rất nhiều ý nghĩa để các em tìm hiểu,
khám phá
Giao việc cho HS
– Yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu nêu ở hoạt
động Khởi động
– Khích lệ HS nêu ý kiến riêng về những chi tiết yêu
thích trong câu chuyện đã đọc HS đã được đọc, được
– Mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp (nếu có thời gian)
– Nhận xét các nhóm, sau đó giới thiệu thêm về bài
đọc: Câu chuyện Tiếng hát của người đá kể về những
hành động, việc làm của chú bé người đá Qua đó thể
hiện tình yêu đối với cuộc sống và con người, những
ước nguyện về cuộc sống hoà bình, không có cảnh chết
chóc, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa
Làm việc chung cả lớp
– 1 – 2 HS nêu ý kiến riêng về những chi tiết yêu thích trong câu chuyện đã đọc
Trang 73 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới và thực hành, luyện tập
3.1 Luyện đọc
a Mục tiêu
HS nhận biết được cách đọc, luyện đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Tiếng hát của
người đá, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi hình ảnh, cử chỉ, hành động đẹp, các câu
văn diễn tả những tình tiết kì ảo của câu chuyện cổ tích
b Tổ chức thực hiện
– Đọc mẫu
GV đọc cả câu chuyện (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật) hoặc cho 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi vẻ đẹ p của thiên nhiên, hành động, việc làm của người đá và dân làng Trước khi đọc, GV nhắc HS nghe đọc, nhìn vào sách đọc theo để có cảm nhận về vẻ đẹp của những sự vật của thiên nhiên và cuộc sống con người, cho biết chi tiết nào thú vị nhất hoặc gây ấn tượng đối với mình
– Luyện đọc đúng
+ GV hướng dẫn đọc đúng:
• Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, VD: đỉnh nú i, tia nắng, dân làng,
bông lách, bông lau,
• Đọc diễn cảm các câu có những từ ngữ gợi tả, điệp từ, điệp ngữ VD: Những tia nắng
vàng dị u, những hạt mưa trong vắt thay nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá Gió rì rào
kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương./ Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau./
+ HS luyện đọc theo nhóm:
• HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm (4 em/ nhóm): đọc nối tiếp các đoạn (1 – 2 lượt).
• GV nhận xét việc đọc của HS theo cặp, theo nhóm (có thể mời 4 HS đọc nối tiếp trước lớp)
3.2 Đọc hiểu
a Mục tiêu
Th eo sự hướng dẫn của GV, HS nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Những hành động, việc làm của chú bé người đá trong câu chuyện cổ tích thể hiện tình yêu đối với cuộc sống và con người Hiểu được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹ p của cuộc sống: thiên nhiên cũng như con người, đều góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹ p hơn
Trang 8b Tổ chức thực hiện
– Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ: GV hỏi HS còn có từ ngữ nào trong bài thơ
mà chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu, GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn tra từ điển
để hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài
– Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu: GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi
trong SGK hoặc cho HS làm việc nhóm, cùng nhau trả lời cả 5 câu hỏi, sau đó tổ chức trình bày trước lớp
Dưới đây là gợi ý về câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu 1 Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1
– Nêu câu hỏi: Mỏm đá trên đỉnh nú i cao có
gì đặc biệt? Mỏm đá được mọi vật yêu quý
như thế nào?
– Hướng dẫn HS: Làm việc cá nhân, đọc
đoạn mở đầu và phần gợi ý dưới câu hỏi,
viết câu trả lời vào vở, phiếu học tập hoặc
vở bài tập (nếu có), sau đó thống nhất câu
trả lời theo nhóm
Làm việc cá nhân
– Đọc đoạn 1 và phần gợi ý trả lời, chuẩn bị câu trả lời theo hướng dẫn của GV
Làm việc theo nhóm
– Từng HS trả lời theo cách cảm nhận, hình dung của mình
Làm việc chung cả lớp
– 1 – 2 HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét
Đáp án
Mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi Mỏm đá được mọi vật yêu quý, chăm chú t
Những tia nắng vàng dịu sưởi ấm cho mỏm đá
Những hạt mưa trong vắt tắm gội cho mỏm đá
mọi miền
Cứ thế, năm này qua năm khác, những câu chuyện của gió, những bài ca của chim thấm sâu vào mỏm đá hình em bé
– GV có thể nêu thêm câu hỏi: Th eo em, tình yêu của mọi vật có ý nghĩa gì đối với mỏm đá trên đỉnh nú i?
– Sau khi HS phát biểu suy nghĩ riêng, GV có thể nói: Mỏm đá năm này qua năm khác được mưa nắng tắm gội, sưởi ấm Những câu chuyện của gió, những bài ca của chim thấm sâu vào mỏm đá hình em bé Những hành động trên đều thể hiện tình yêu của mọi vật (mưa, nắng, gió, chim muông, ) đối với mỏm đá như bà mẹ thiên nhiên “thổi hồn” vào mỏm đá hình em bé, làm cho mỏm đá cảm động, hoá thành em bé xinh đẹ p, tốt bụng, có giọng hát hay
Trang 9Câu 2 Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2
– Nêu câu hỏi (hoặc mời 1 HS đọc câu
hỏi): Chuyện gì xảy ra vào ngày mỏm đá
hoá thành một em bé? Mọi người được
chứng kiến điều gì kì lạ khi em bé cất tiếng
hát vang khắp nú i rừng?
– Hướng dẫn HS: Các em đọc lướt đoạn
tiếp theo (đoạn 2) để trả lời câu hỏi, sau
đó Làm việc nhóm để đối chiếu và thống
Làm việc chung cả lớp
– Đại diện 1 – 2 nhóm trả lời Cả lớp nhận xét
Câu trả lời tham khảo
Khi mỏm đá hoá thành một em bé, em bé liền bước xuống nú i, đú ng lú c muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy Th ấy dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳ ng được, em bé liền cất giọng hát Tiếng hát của em vang khắp nú i rừng Mọi người được chứng kiến điều kì lạ: muông thú quên cả phá lú a, nhảy
mú a theo tiếng hát
Câu 3 Hướng dẫn trả lời câu hỏi 3
– Nêu câu hỏi (hoặc mời 1 HS đọc câu
hỏi): Khi giặc kéo đến, dân làng và em bé
người đá đã làm gì để đuổi giặc?
– Gợi ý HS cách thực hiện: đọc đoạn 3,
tìm những chi tiết cho biết việc làm của
Trang 10Câu 4 Hướng dẫn trả lời câu hỏi 4
– Yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc câu hỏi
(Th eo em, lời hát của em bé người đá thể
hiện nguyện ước của con người?) và cùng
nhau chuẩn bị câu trả lời để trao đổi trước
lớp
– Có thể định hướng cho HS cách suy
luận để tìm câu trả lời, VD: Cách làm của
Khích lệ HS phát biểu theo suy luận, cảm
nhận của mình Khen ngợi các ý kiến có
sức thuyết phục Tổng hợp các ý kiến của
HS
Làm việc chung cả lớp
Một số em phát biểu ý kiến Cả lớp nhận xét, chú ý tôn trọng sự khác biệt
Đáp án tham khảo
Em bé người đá đã giú p dân làng đuổi giặc Em trè o lên một mỏm nú i, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lú a vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời, Lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện của con người về một cuộc sống hoà bình, không có cảnh chết chóc, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa (GV
có thể liên hệ với tiếng đàn của Th ạch Sanh.)
Câu 5 Hướng dẫn trả lời câu hỏi 5
Nêu câu hỏi 5: Nêu một kết thú c khác cho
câu chuyện theo mong muốn của em.
Làm việc nhóm
Từng em nêu kết thúc khác cho câu chuyện theo mong muốn của mình,
cả nhóm nhận xét
Khích lệ HS phát biểu ý kiến theo suy
luận, cảm nhận, mong muốn của mình
Khen ngợi các cách kết thúc thể hiện sự
sáng tạo mà vẫn phù hợp với các sự việc,
nhân vật trong câu chuyện
Làm việc chung cả lớp
Một số nhóm phát biểu ý kiến Cả lớp nhận xét, chú ý tôn trọng sự khác biệt
Một số VD tham khảo
– HS nêu ý tưởng, có thể đưa ra nhiều cách kết thú c khác nhau VD:
+ Em bé người đá bay lên trời xanh Mỗi khi đất nước gặp nguy nan, em bé
người đá lại xuất hiện để giú p đỡ dân làng
+ Xú c động trước niềm mong nhớ khôn nguôi của dân làng, em bé người đá đã trở về sống cùng và giú p đỡ dân làng
+
– GV khích lệ và khen ngợi những HS đã nêu được câu trả lời có ý nghĩa sâu sắc
Trang 114 Hoạt động 4: Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc (đọc cá nhân)
– Làm việc chung cả lớp (4 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp, nếu cò n thời gian) – GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm
– Làm việc cá nhân, HS tự đọc toàn bài
– GV có thể khích lệ HS nêu chi tiết yêu thích nhất trong câu chuyện
– HS có thể phát biểu các ý kiến khác nhau
VD:
– Em yêu thích cách nhân hoá nắng, mưa, gió, chim chóc trong câu chuyện, bởi vì
nó giúp cho muôn vật trong thiên nhiên trở nên gần gũi, đáng yêu, đáng mến hơn.– Em yêu thích vẻ đẹp ngoại hình, hành động, sự nhân hậu, thân thiện, của em
bé người đá/
– GV nhận xét tiết học, khen ngợi các em có nhiều cố gắng hoặc có nhiều đóng góp để tiết học hiệu quả
TIẾT 2LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU ĐƠN VÀ CÂU GHÉP
1 Hoạt động 1: Khởi động
a Mục tiêu
– Tạo tâm thế cho HS đầu tiết học
– Ôn lại kiến thức đã học có liên quan (chủ ngữ, vị ngữ)
– Gợi mở về bài học mới
Trang 12+ Câu hỏi: Câu có mấy thành phần chính?
Đó là những thành phần nào? Em hãy đặt
một câu và xác định từng thành phần
chính của câu đó
– GV mở cửa bí mật hiện ra tên bài: Câu
đơn và câu ghép.
– GV nhận xét, tổng kết trò chơi
– Giới thiệu bài: Câu em vừa đặt gọi là câu
đơn Vậy câu đơn là câu như thế nào?
Những câu như thế nào được gọi là câu
ghép? Cô trò cùng học bài hôm nay: Câu
đơn và câu ghép.
– Ghi bảng
– HS trả lời câu hỏi:
+ Câu có hai thành phần chính là chủ ngữ
và vị ngữ
+ Đặt câu: Chúng em đang học bài Chủ ngữ là: Chúng em, vị ngữ là: đang học bài.
– HS nghe và nhận xét bạn
– HS lắng nghe
– HS ghi tên bài vào vở
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a Mục tiêu
– HS biết được khái niệm câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ – vị ngữ ghép lại Mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu Các vế câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau
– Giúp HS nhận biết được sự khác nhau giữa câu đơn và câu ghép
b Tổ chức thực hiện
TT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bài
tập
1, 2
– Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 trong phiếu
học tập (cá nhân), sau đó trao đổi cặp/
nhóm
PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1 Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu
a Trời không mưa Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ
b Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ
– Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu ở ví dụ a
Câu Chủ ngữ Vị ngữ
Trời không
mưa
Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ
– Câu ở phần b có mấy cụm chủ ngữ – vị ngữ? Từ
nên có tác dụng gì trong câu?
Làm việc cá nhân
– HS đọc kĩ yêu cầu và làm bài tập 1, 2 trong phiếu học tập
Bài tập 1
– Chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu ở ví
dụ a:
Câu Chủ ngữ Vị ngữ
Trời không mưa Trời không mưa Ruộng đồng khô
hạn, nứt nẻ
Ruộng đồng khô hạn, nứt
nẻ – Câu ở phần b có hai cụm chủ ngữ –
vị ngữ Từ nên có tác dụng: nối các ý
được thể hiện ở hai cụm chủ ngữ – vị ngữ đó
Trang 13Bài tập 2
– Gạch dưới câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong
đoạn văn dưới đây
Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người
vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian Đến nay,
con người đã có những con tàu to lớn vượt biển
khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng
sông nước và con người
(Theo Băng Sơn)
– Từ nào trong câu tìm được có tác dụng nối các
cụm chủ ngữ – vị ngữ?
Bài tập 2
– Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ:Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian Đến nay, con người đã
có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người
(Th eo Băng Sơn) – Từ nhưng trong câu trên có tác dụng
nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ
– Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp câu trả lời
của bài tập 1, 2
– Chiếu đáp án và chốt bài đúng
Lưu ý: Đoạn văn ở bài tập 2, nếu xét
riêng thì câu “Những cánh buồm chung
thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu
sóng nước, thời gian.” có thể có hai cách
phân tích khác nhau:
Cách 1:
Chủ ngữ Vị ngữ
Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người
vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian
Trang 14Ghi
nhớ
– GV chỉ vào từng câu và giới thiệu: Th ế
nào là câu đơn? Th ế nào là câu ghép?
– GV nhận xét, kết luận
– Chiếu phần Ghi nhớ GV mời HS xung
phong nêu được Ghi nhớ về câu đơn và
câu ghép mà không cần nhìn sách
– HS lắng nghe: Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ – vị ngữ ghép lại – HS đọc phần Ghi nhớ
–Yêu cầu HS lấy VD về câu đơn, câu
ghép, có thể yêu cầu xác định chủ ngữ, vị
ngữ trong câu vừa đặt
– HS lấy VD về câu đơn, câu ghép, VD: + Em học tập chăm chỉ (câu đơn) + Em học tập chăm chỉ nên bố mẹ rất vui (câu ghép)
3 Hoạt động 3: Luyện tập
a Mục tiêu
Củng cố kiến thức về câu ghép, đồng thời luyện tập kĩ năng nhận biết câu ghép và phân tích cấu tạo của chúng (bài tập 3); tạo cho HS cơ hội được thực hành viết câu ghép với nội dung được định hướng từ văn bản đọc – viết về nhân vật Nai Ngọc trong
bài đọc Tiếng hát của người đá (bài tập 4).
b Tổ chức thực hiện
TT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bài
tập
3
– Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu
học tập (cá nhân), sau đó trao đổi theo
cặp/ nhóm
PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 3 Tìm câu ghép trong đoạn văn ở bài tập 3
(SGK, trang 10) và xác định các vế trong mỗi câu ghép
Câu ghép Các vế câu ghép
Vế 1 Vế 2
Câu số
Câu số
– GV chụp bài tập 3 của một số HS và
chiếu để cả lớp cùng nhận xét, chốt bài
đúng
– HS làm việc cá nhân
– HS trao đổi theo cặp/ nhóm
Câu ghép
Các vế câu ghép
Câu
số 2
Cỏ gần nước tươi tốt
trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi
Câu
số 3
đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối
chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình
– HS đối chiếu bài với đáp án và sửa chữa (nếu sai)
– GV chiếu đáp án GV có thể hỏi thêm:
+ Câu số 1 là câu đơn hay câu ghép?
+ Câu đơn khác câu ghép như thế nào?
– GV nhận xét kết luận
+ Câu số 1 là câu đơn + Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép là câu có nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ
Trang 15Bài
tập
4
– GV cho HS làm việc cá nhân (Đặt
1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc
trong bài đọc Tiếng hát của người đá.)
– GV gọi 2 – 3 HS đọc bài làm trước lớp
– GV nhận xét bài thêm và hỏi thêm:
Trong đoạn văn, câu nào là câu ghép?
Câu ghép đó gồm mấy vế câu?
– GV khen ngợi những HS viết được
+ HS sẽ trả lời câu hỏi để giúp đội mình thắng
Mỗi câu trả lời đúng trong thời gian quy định sẽ
giúp đội mình thắng 1 hiệp
+ Trường hợp cả hai đội không trả lời đúng sẽ coi
như hoà Hiệp đó không tính vào số hiệp thắng
+ Kết thúc trò chơi đội nào có số hiệp thắng nhiều
hơn (tương đương với trả lời đúng nhiều câu hỏi
hơn) sẽ là đội chiến thắng
Câu 1 Câu dưới đây là câu đơn hay câu ghép?
Dân làng vây quanh em bé, hỏi em từ đâu
tới, tên em là gì, nhưng em chỉ cười
A Câu đơn B Câu ghép
Câu 2 Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu trên.
VN
Trang 16– GV tổng kết trò chơi, nhận xét đánh giá tiết học.
– Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau
Câu 3 HS đặt câu theo yêu cầu.
– HS trả lời, nhận xét
– HS lắng nghe
TIẾT 3VIẾT TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀ I VĂN TẢ NGƯỜI
– HS nêu những điều đã biết về cách viết bài văn tả phong cảnh đã học
– GV nhận xét, có thể mời 1 – 2 HS tổng hợp ý kiến trước lớp
– GV nêu nội dung tiết học: Các em đã nêu được những yêu cầu về cách viết bài văn
tả phong cảnh (cảnh đẹp thiên nhiên) Học kì II, các em được tìm hiểu và luyện tập viết bài văn tả người qua các tiết:
+ Tiết thứ nhất: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
+ Tiết thứ hai: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
+ Tiết thứ ba: Quan sát để viết bài văn tả người
+ Tiết thứ tư: Lập dàn ý cho bài văn tả người
+ Tiết thứ năm: Viết đoạn văn tả người
+ Tiết thứ sáu: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)
+ Tiết thứ bảy: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả người
+ Tiết thứ tám: Viết bài văn tả người (Bài viết số 2)
Gần cuối học kì II, các em tiếp tục có 2 tiết luyện viết bài văn tả người
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a Mục tiêu
Biết cách viết bài văn tả người với bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) và nắm chắc các yêu cầu cụ thể của từng phần
Trang 17b Tổ chức thực hiện
GV nêu khái quát mục tiêu, nhiệm vụ của bài tập 1: Đọc bài văn Chú bé vùng biển và
thực hiện lần lượt 4 yêu cầu/ câu hỏi a, b, c, d GV có thể tổ chức hoạt động theo 1 trong 3 cách dưới đây:
+ Cách 1: Làm việc chung cả lớp (1 em đọc bài văn trước lớp, sau đó GV hoặc 1 HS nêu lần lượt từng câu hỏi, dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời theo cặp, theo nhóm, rồi mời một số HS phát biểu trước lớp)
+ Cách 2: Làm việc cá nhân (HS đọc thầm bài văn, tự trả lời từng câu hỏi, có thể viết câu trả lời vào phiếu học tập, đặc biệt là bài tập 1c theo phiếu học tập, sau đó GV nêu từng câu hỏi và mời HS trả lời dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị)
Dưới đây là gợi ý về cách tổ chức hoạt động và câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu
a
Nêu yêu cầu: Đọc thầm, đọc lướt bài
văn và trả lời câu hỏi: Người được tả
trong bài văn là ai?
Lưu ý: Có thể mời 1 HS đọc bài Chú bé
vùng biển trước lớp (cũng có thể không
cần đọc trước lớp để rè n cho HS việc
tự đọc thầm, đọc lướt theo yêu cầu của
HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, VD: Người được tả trong bài văn
là một chú bé vùng biển./ Người được tả trong bài văn là bạn Th ắng, người thôn Bần, sinh sống ở một vùng biển./
Câu
b
– Nêu yêu cầu b: Tìm phần mở bài,
thân bài, kết bài của bài văn và nêu nội
dung chính của mỗi phần
Lưu ý:
+ Cần dành thời gian cho HS suy nghĩ,
để thực hiện yêu cầu tìm nội dung
chính của mỗi phần
+ Có thể chiếu toàn bộ bài văn trên
màn hình (nếu có thể), không cần gợi
Trang 18Đáp án
– HS có thể diễn đạt khác nhau, song nêu đúng bố cục bài văn như sau:
+ Mở bài: Câu mở đầu bài văn (đoạn 1)
+ Th ân bài: Từ Lú c này đến như một con cá (đoạn 2 và 3).
+ Kết bài: Câu cuối cùng, kết thú c bài văn (đoạn 4)
– Nội dung chính của mỗi phần:
HS có thể có cách diễn đạt khác nhau, VD:
Mở bài Giới thiệu một cách khái quát về người sẽ được tả: tên, đị a chỉ, đặc điểm nổi bật
(Thắng, con cá vược của thôn Bần, là đị ch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ ) Thân bài Tả đặc điểm về ngoại hình, hoạt động, sở trường (điểm mạnh nổi trội)
Kết bài Nêu cảm xú c của bọn trẻ về người được tả
– GV có thể nhấn mạnh: Bài văn có mở bài chỉ bằng 1 câu – câu mở đầu bài văn,
kết bài cũng chỉ có 1 câu – câu kết thúc bài văn Th ân bài gồm có 2 đoạn văn ngắn
Câu
c
– Nhắc HS đọc toàn bộ yêu cầu và gợi
ý của câu hỏi c: Trong phần thân bài,
đặc điểm của người được tả (một đứa
trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió
biển) hiện ra như thế nào?
– Hướng dẫn HS cách thực hiện: Dựa
vào gợi ý trong SGK, có thể viết câu trả
lời của mình ra bảng nhóm, phiếu học
tập của nhóm (nếu có) hoặc viết vào
vở ghi, giấy nháp hoặc vở bài tập, phiếu
– GV có thể tổng hợp ý kiến của HS vào bảng như sau:
Ngoại
hình
Tầm vóc so với lứa tuổi
cao hơn hẳ n các bạn một cái đầu
Dáng người thân hình rắn chắc, cân đối, nở nang:
– cổ mập– vai rộng– ngực nở căng – bụng thon hằn rõ những mú i– hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chè o – cặp đùi dế chắc nị ch
Trang 19Nước da rám đỏ khoẻ mạnh (vì lớn lên với nắng, nước mặn và
gió biển) Gương mặt – cặp mắt to và sáng
– miệng tươi, hay cười– trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ
Trang phục cởi trần Hoạt
động
Việc làm, cử chỉ,
tỏ ra là một cậu bé rất nhanh nhẹ n:
– lú c đan lưới: là người rất thạo việc (cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo; tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai)
– lú c trông thấy các bạn: hành động nhanh, gọn, dứt khoát (vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, bước đến bên mạn thuyền, bám tay vào cọc chè o và đu mình xuống nước, )
Sở
trường
Điểm mạnh nổi trội
bơi lội giỏi:
– đu mình xuống nước, êm không một tiếng động – ngụp một cái lặn biến đi như một con cá
– GV lưu ý HS: Để tả đú ng các đặc điểm của chú bé Th ắng, tác giả phải tìm hiểu, quan sát rất kĩ vẻ bên ngoài và cử chỉ, hoạt động, của nhân vật, nhận ra những đặc điểm nổi bật và tìm những từ ngữ thích hợp để miêu tả
Câu
d
– Nêu yêu cầu: Đọc thầm, đọc lướt bài
văn, dựa vào gợi ý sau câu hỏi d trong
SGK, trả lời câu hỏi: Bằng cách nào, tác
giả làm nổi bật đặc điểm của người được
tả?
Làm việc cá nhân / làm việc theo cặp
– Đọc bài văn, chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi
Làm việc chung cả lớp
– Một số HS đóng góp ý kiến
HS có thể có những ý kiến khác nhau, GV nên tập hợp các ý kiến của HS, sau đó hướng dẫn các em sắp xếp ý kiến theo nhóm, VD: Trong bài văn, để làm nổi bật đặc điểm của người được tả, tác giả đã sử dụng các cách như sau:
Dùng từ ngữ
có sức gợi tả
– Từ ngữ tả ngoại hình: nước da rám đỏ, rắn chắc, nở nang, nở
căng, chắc nị ch, gân guốc,
– Từ ngữ tả hoạt động: thoăn thoắt, thành thạo, vội vàng,
Trang 20Dùng cách so
sánh với bạn bè
cùng trang lứa
Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳ n cái đầu
Đưa thông tin
về hoàn cảnh,
môi trường sống
– Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa
trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển.
– Sử dụng những hình ảnh quen thuộc của môi trường sống:
Hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chè o.; Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá
– GV có thể nêu thêm câu hỏi: Ngoài việc tả ngoại hình, cử chỉ, hoạt động, sở trường của nhân vật, tác giả cò n giú p người đọc nhận rõ đặc điểm nhân vật bằng cách nào?
GV khích lệ HS phát hiện và nêu ý kiến,VD: Ngoài việc tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động, sở trường, của nhân vật, tác giả cò n giú p người đọc hiểu rõ đặc điểm của nhân vật qua suy nghĩ, cảm xú c, nhận xét của mọi người xung quanh:Cảm nghĩ của
bạn bè về Th ắng
– Th ắng, con cá vược của thôn Bần, là đị ch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ
– Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục
3. Hoạt động 3: Luyện tập (trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả người)
a Mục tiêu
Từ việc tìm hiểu bài văn tả người (Chú bé vùng biển) và những trải nghiệm đã có về
việc viết bài văn miêu tả, nêu được những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả người
b Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị ý kiến để trao đổi theo nhóm/ lớp
+ HS làm việc cá nhân: Đọc yêu cầu và các gợi ý của bài tập 2, có thể đọc thầm, đọc
lướt lại bài Chú bé vùng biển, chỉ ra những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả người.
+ HS trao đổi nhóm hoặc trước lớp theo hướng dẫn của GV (có thể chọn những điểm mình cho là quan trọng nhất, cần lưu ý nhất)
VD:
– Bố cục: Bài văn gồm 3 phần (mở bài – thân bài – kết bài)
– Trình tự miêu tả: Tả lần lượt các đặc điểm về ngoại hình, hoạt động, sở thích, hoặc kết hợp vừa tả hoạt động, vừa tả ngoại hình,
– Cách lựa chọn chi tiết miêu tả: Tả những đặc điểm nổi bật, làm nên nét riêng/ vẻ riêng của người được tả
–
Trang 21– GV có thể chốt các ý HS cần nhớ khi viết bài văn tả người (dựa trên phần Ghi nhớ).– GV nhắc HS đọc Ghi nhớ trước lớp (đọc xong, có thể gấp sách lại, nêu những ý đã nhớ được sau bài học).
4 Hoạt động 4: Vận dụng
a Mục tiêu
Hoạt động Vận dụng sau tiết Viết giúp HS nêu được những điều học tập được từ bài
văn tả người (Chú bé vùng biển).
b Tổ chức thực hiện
– GV có thể khích lệ HS thực hiện một trong các yêu cầu sau:
(1) Nêu điều em học tập được từ bài văn tả Chú bé vùng biển.
(2) Tìm trong bài những chi tiết làm nên vẻ riêng/ nét riêng của nhân vật được tả trong
bài văn Chú bé vùng biển.
– HS có thể phát biểu các ý kiến khác nhau
VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu ở hoạt động Vận dụng:
– Tìm đọc các đoạn văn, bài văn tả người trong sách báo hoặc trong SGK Tiếng Việt
đã học ở các lớp Ghi lại những câu văn hay mà em muốn học tập
– Tìm đọc bài viết về người tốt, việc tốt trong sách báo in hoặc trên mạng internet
CỦNG CỐ
– GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học ở Bài 1
+ Đọc hiểu: Tiếng hát của người đá.
+ Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép.
+ Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người
– GV hỏi HS: Em thấy nội dung nào của Bài 1 thú vị , dễ nhớ? Vì sao?
– GV nhận xét kết quả học tập của HS Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực Dặn HS đọc trước Bài 2
Trang 22– Đọc thành tiếng: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng mẹ Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu
– Đọc mở rộng: Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt; biết ghi phiếu đọc sách theo yêu cầu
– Tranh ảnh minh hoạ bài đọc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
– Video ghi lại những hình ảnh em bé được địu trên lưng cha mẹ trong những ngữ cảnh khác nhau (đi chợ, đi làm, đi du lịch, )
– Văn bản thơ (bộc lộ cảm xúc qua các hình ảnh, biện pháp tu từ); ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh thơ
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2ĐỌC
1 Hoạt động 1: Ôn bài cũ
1 – 2 HS đọc lại toàn bài Tiếng hát của người đá, mỗi em trả lời 1 – 2 câu hỏi đọc hiểu
cuối bài đọc
Trang 23Giao nhiệm vụ cho HS
– Mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu nêu trong
mục Khởi động
– Yêu cầu HS quan sát tranh, xác định
nhiệm vụ của hoạt động
+ Nhiệm vụ 1: Nêu nội dung mỗi bức
tranh
+ Nhiệm vụ 2: Những bức tranh đó
thể hiện điều gì?
Làm việc nhóm
– Từng cá nhân suy nghĩ trả lời yêu cầu:
Nêu nội dung mỗi bức tranh.
– Từng em nêu ý kiến, cả nhóm chuẩn
bị câu trả lời của nhóm dựa trên ý kiến của từng cá nhân
Tổng hợp, nhận xét kết quả thảo luận
nhiệm vụ 1 của HS
Làm việc chung cả lớp
– 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp
Câu trả lời gợi ý
– Nội dung mỗi bức tranh:
+ Tranh 1 Người mẹ bế con trên tay Vòng tay mẹ ôm con vào lòng Ánh mắt của mẹ nhìn con đầy âu yếm
+ Tranh 2 Trên đường phố, một người mẹ đưa con đi học Cậu bé ngồi sau lưng
mẹ Có lẽ, cậu bé học lớp 2 hoặc lớp 3
+ Tranh 3 Không gian gia đình, người con đang chăm chú học bài Mẹ đặt một cốc nước cạnh bàn học và lặng lẽ ngắm con học bài Cử chỉ của mẹ nói lên sự quan tâm, chăm sóc con tận tình, chu đáo
+ Tranh 4 Không gian tại một trường đại học trong ngày lễ trao bằng cử nhân Người con tay cầm bằng đại học, người mẹ đứng cạnh con Khuôn mặt của mẹ rạng ngời niềm tự hào hạnh phúc
Nhiệm
vụ 2
– Từ kết quả thực hiện ở nhiệm vụ 1,
tiếp tục thực hiện nhiệm vụ 2
– Cho HS làm việc nhóm
GV có thể gợi ý: Hãy liên kết nội dung
các bức tranh với nhau Hình dung
xem, liệu có câu chuyện gì được kể sau
những bức tranh đó
Làm việc nhóm
– Từng cá nhân suy nghĩ trả lời câu
hỏi: Th eo em, những bức tranh đó thể hiện điều gì?
– Nhóm chuẩn bị câu trả lời dựa trên ý kiến của từng cá nhân
Trang 24GV tổng hợp ý kiến của HS, khen các
em có tư duy tốt, biết cách liên kết các
Câu trả lời gợi ý
Đặt bốn bức tranh cạnh nhau, em hình dung ra một câu chuyện kể về người
mẹ, về những yêu thương, chăm sóc của mẹ dành cho con cái Từ lúc mới sinh
ra, đến tuổi đi học, rồi trưởng thành, lúc nào con cũng có mẹ ở bên, lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ Ngay cả khi con lớn, biết chăm sóc bản thân thì mẹ vẫn luôn gần gũi, chia sẻ với con Mẹ đồng hành cũng con mỗi ngày đến trường, mỗi tối học bài Sau tấm bằng cử nhân con nhận được là những vất vả, lo toan của mẹ
GV dẫn dắt vào bài mới
Nội dung những bức tranh đã giúp các em cảm nhận được phần nào tình yêu
thương của người mẹ dành cho con cái Trong bài đọc Khúc hát ru những bé lớn
trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sẽ giúp các em cảm nhận rõ hơn tình
mẫu tử thiêng liêng
3 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới và thực hành, luyện tập
3.1 Luyện đọc
a Mục tiêu
HS nhận biết được cách đọc, luyện đọc đúng và diễn cảm bài Khúc hát ru những em bé
lớn trên lưng mẹ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc để hiện
tình yêu thương con tha thiết, yêu bản làng, yêu đất nước của người mẹ Tà-ôi
b Tổ chức thực hiện
– Đọc mẫu: GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh miêu
tả sự vất vả trong công việc của người mẹ, từ ngữ thể hiện lời ru của mẹ dành cho con:
vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối; ngủ ngoan a-kay ơi; lưng đưa nôi và tim hát thành lời, )
Trước khi đọc, GV lưu ý HS chú ý đến những chi tiết, hình ảnh khơi gợi được cảm xúc
Lưu ý: GV có thể giải nghĩa từ khó theo hai cách Cách 1: giải nghĩa từ khó ngay trong
hoạt động đọc thành tiếng, trước khi HS luyện đọc theo nhóm Cách 2: trong khi trả lời câu hỏi đọc hiểu, nếu xuất hiện từ ngữ khó ở đoạn nào thì giải nghĩa từ đó
Trang 25• 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn thơ trước lớp: Đoạn 1: Từ đầu đến tim hát thành lời Đoạn 2: Tiếp theo đến vung chày lún sân Đoạn 3: Phần còn lại.
• HS Làm việc nhóm 3, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài
b Tổ chức thực hiện
– Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ
+ GV mời HS đọc phần giải nghĩa từ ngữ Ngoài ra, GV có thể tổ chức thực hiện hoạt động giải nghĩa từ vào lúc từ đó xuất hiện trong bước đọc thành tiếng của HS hoặc trong câu hỏi/ câu trả lời có xuất hiện những từ ngữ đó
VD:
A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi): con.
Núi Ka-lưi: một ngọn núi ở phía tây Th ừa Th iên Huế và Quảng Trị
+ GV có thể hỏi thêm: Ngoài ra, bài thơ còn có những từ ngữ nào khó? Về nhan đề bài thơ, các em hiểu như thế nào?
VD: Nhan đề bài thơ khiến người đọc tò mò Vế 1: Khúc hát ru – gợi liên tưởng đến lời ru con ngọt ngào của những người mẹ Vế 2: những em bé lớn trên lưng mẹ – gợi
nhiều ý nghĩa Th ứ nhất, tái hiện thói quen địu con nhỏ trên lưng khi đi lên rẫy, đi làm nương của những người mẹ miền núi Khi xưa, chưa có trường mẫu giáo để gửi con, chiếc địu giúp những bà mẹ miền núi vừa trông con, vừa rảnh tay làm việc
từ nấu cơm, dệt vải đến làm nương rẫy, Đứa trẻ được địu có thể chơi, ngủ, trong sự an toàn và quan tâm của người mẹ Vì thế, vế 2 của nhan đề bài thơ gợi ra
sự chăm sóc yêu thương của mẹ dành con Con lớn lên mỗi ngày trên chiếc lưng của mẹ
+ GV có thể chiếu video về hình ảnh mẹ/ bố địu con đi du lịch, đi chơi, để HS nhận thấy sự gắn bó của trẻ thơ với bố mẹ: Ngày nay, chiếc địu giúp bé gắn kết với cha mẹ nhiều hơn khi đi chơi, du lịch,
+ GV dẫn dắt vào bài
Bài thơ Khúc hát ru những bé lớn trên lưng mẹ sẽ giúp các em cảm nhận được nhiều
hơn về tình yêu thương của mẹ dành cho con Các em sẽ thấy rõ hơn điều: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dẫu cực khổ, gian lao, người mẹ vẫn luôn dành tất cả tình yêu thương cho đứa con của mình
Trang 26– Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu:
GV có thể tổ chức hoạt động theo 1 trong 3 cách dưới đây:
+ Cách 1: Làm việc chung cả lớp (nêu lần lượt từng câu hỏi, dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời theo cặp, theo nhóm, rồi mời một số HS phát biểu trước lớp, cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung, thống nhất câu trả lời)
+ Cách 2: Làm việc nhóm (các nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất câu trả lời cho từng câu hỏi, sau đó 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp để các nhóm khác nhận xét, góp
ý, bổ sung)
+ Cách 3: Làm việc cá nhân (GV phát phiếu học tập cho từng HS, các em viết vắn tắt câu trả lời vào phiếu, sau đó GV nêu từng câu hỏi và mời HS trả lời dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị)
Dưới đây là gợi ý câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK
TT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Câu
1
– Mời 1 – 2 HS đọc câu hỏi 1: Bài thơ
như lời ru ngọt ngào của người mẹ
dành cho con Những từ ngữ nào cho
em biết điều đó?
– Cho HS đọc lại bài thơ, tìm từ ngữ
giúp trả lời câu hỏi
công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
– Cho HS làm việc nhóm, đọc lại toàn
bộ bài thơ để tìm những chi tiết nói về
công việc của người mẹ
Làm việc theo cặp/ nhóm
– Từng em nêu ý kiến, cả nhóm chuẩn bị câu trả lời dựa trên ý kiến của từng cá nhân
Làm việc chung cả lớp
– 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp
Câu trả lời gợi ý
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội/ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi: Hai câu thơ nói về
công việc của người mẹ Tà-ôi Mẹ địu con giã gạo góp phần nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến Rồi mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi Người mẹ ấy đang làm công
việc lao động sản xuất của người dân kháng chiến Hình ảnh: mồ hôi mẹ rơi má
em nóng hổi cho biết công việc ấy vất vả biết chừng nào Để có mẻ gạo trắng ngần,
mẹ không chỉ kiên trì mà còn phải dùng sức lực, sự dẻo dai của đôi bàn tay Công
Trang 27việc mẹ trỉa bắp được miêu tả bằng hình ảnh tương phản “Lưng núi thì to mà lưng
mẹ nhỏ” giúp làm nổi bật nỗi vất vả trong công việc trỉa bắp của người mẹ giữa
núi rừng mênh mông Những chi tiết miêu tả đó đã giúp khắc hoạ rõ hơn tình yêu, trách nhiệm của người mẹ đối với đất nước, bản làng Tình yêu của người
mẹ không bó hẹp trong gia đình, không chỉ dành cho em cu Tai mà còn dành cho đất nước, cho dân tộc Người mẹ ấy đã đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc bằng những công việc nhỏ bé, thầm lặng: giã gạo nuôi bộ đội, tăng gia sản xuất lương thực
Câu
3
– Nêu câu hỏi (hoặc mời 1 HS đọc câu
hỏi): Những mong ước gì của người mẹ
được gửi gắm trong lời ru ở khổ thơ thứ
hai?
– Cho HS làm việc nhóm, đọc lại khổ
thứ hai của bài thơ, tìm những từ ngữ
giúp trả lời câu hỏi
– Khích lệ HS trình bày theo suy nghĩ
riêng Tổng hợp ý kiến của HS, hoặc
mời 1– 2 HS tổng hợp ý kiến
Làm việc theo cặp/ nhóm
Từng em nêu ý kiến, cả nhóm chuẩn bị câu trả lời của nhóm dựa trên ý kiến của từng cá nhân
Làm việc chung cả lớp
1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp Cả lớp nhận xét
Câu trả lời gợi ý
– Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần: Người mẹ gửi gắm vào lời ru con ước mơ về
cuộc sống no đủ, sung túc Con mang vào giấc ngủ ước mơ bình dị của người mẹ: dân làng có cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc
– Mai sau con lớn vung chày lún sân: Trong lời ru, người mẹ còn gửi gắm niềm
tin, ước mơ về tương lai của em cu Tai qua hình ảnh “vung chày lún sân” Mẹ mong ước mai sau con sẽ khôn lớn, trở thành chàng trai mạnh khoẻ, tài giỏi, góp công sức và tài năng của mình vào công cuộc xây dựng bản làng, quê hương tươi đẹp Hình ảnh “vung chày lún sân” cho thấy người mẹ yêu con biết chừng nào Trong tâm trí của mẹ, mai sau lớn lên, em cu Tai trở thành một thanh niên cường tráng, mang vẻ đẹp của những chàng dũng sĩ trong những câu chuyện cổ tích
Mở rộng, liên hệ bản thân
– Có thể hỏi thêm: Người mẹ Tà-ôi có
mong ước về cuộc sống no đủ, con cái
lớn lên khoẻ mạnh, đóng góp được
công sức cho dân làng, đất nước Còn
cha mẹ các em thường mong ước điều
gì ở các em?
– Khích lệ HS trình bày theo suy nghĩ
riêng Tổng hợp ý kiến của HS, hoặc
mời 1– 2 HS tổng hợp ý kiến
Làm việc chung cả lớp
– 1 – 2 HS trình bày ý kiến trước lớp
Trang 28Câu trả lời gợi ý
Từ câu trả lời của HS, GV chốt lại: Người mẹ Tà-ôi trong bài thơ cũng giống như bao bà mẹ Việt Nam khác đều mong ước con cái lớn lên khoẻ mạnh, trở thành những đứa con ngoan, những công dân tốt Tình yêu thương con cái luôn gắn liền với niềm mong ước những điều tốt lành, đẹp đẽ sẽ đến với con Người mẹ
miền xuôi trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) cũng cất lên những lời ru con chất chứa bao yêu thương, niềm hi vọng như người mẹ Tà-ôi trong bài thơ này: Dù ở
gần con/ Dù ở xa con/ Lên rừng xuống bể/ Cò sẽ tìm con/ Cò mãi yêu con/ Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con /À ơi!/ Một con cò thôi/ Con
cò mẹ hát /Cũng là cuộc đời /Vỗ cánh qua nôi/ Ngủ đi, ngủ đi!/ Cho cánh cò, cánh vạc/ Cho cả sắc trời /Đến hát/ Quanh nôi.
Câu
4
– Nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào về hai
dòng thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm
trên đồi/ Mặt trời của mẹ, em nằm trên
– Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo
luận trước lớp Cả lớp bổ sung, nhận xét
Gợi ý câu trả lời
Hình ảnh “mặt trời” trong hai câu thơ có nhiều ý nghĩa Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời Cu Tai cũng giống như mặt trời toả nắng sưởi ấm trái tim
mẹ để giúp mẹ có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ
Mở rộng, nâng cao
Có thể hỏi thêm: Nêu cách hiểu của em về hai câu thơ: Vai mẹ gầy nhấp nhô làm
gối/ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Th eo nhịp chày giã gạo, đôi vai gầy của mẹ trở thành chiếc gối nhỏ ấm áp để em
cu Tai gối đầu Tấm lưng của mẹ giống như chiếc võng đu đưa dỗ em vào giấc ngủ say nồng Mẹ không chỉ ru em bằng lời mà còn ru em bằng cả trái tim, tấm lòng của mẹ Hình ảnh “tim hát thành lời” thể hiện điều đó
Câu
5
– Nêu yêu cầu: Nêu chủ đề của bài thơ.
– Khích lệ HS trình bày cách hiểu theo
quan điểm của mình
Làm việc chung cả lớp
Một số em phát biểu ý kiến Cả lớp nhận xét
Câu trả lời gợi ý
Th ông qua khúc hát ru của người mẹ Tà-ôi dành cho em cu Tai, bài thơ ca ngợi
tình cảm thắm thiết của người mẹ dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Trang 293.3 Luyện tập theo văn bản đọc
a Mục tiêu
Giúp HS củng cố kiến thức về đại từ, câu đơn, câu ghép và cách sử dụng chúng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
b Tổ chức thực hiện
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến trước lớp GV nên đóng vai trò
là người quan sát, trọng tài mà không làm nhiệm vụ giảng dạy những kiến thức liên quan đến bài tập
– HS đọc yêu cầu trong SGK và tự thực hiện yêu cầu (theo hình thức học cá nhân/ cặp/ nhóm)
– Sau thời gian làm bài được GV quy định, HS trình bày kết quả làm bài trước lớp hoặc
GV kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS rồi nêu nhận xét trước lớp
Hướng dẫn tổ chức hoạt động Luyện tập theo văn bản đọc.
TT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Câu
1
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi
– Mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của bài
tập: Trong đoạn thơ, những từ nào được
dùng để xưng hô?
– Lưu ý HS đọc kĩ đoạn thơ, chú ý vào
những từ ngữ dùng để xưng hô, trò
chuyện giữa hai mẹ con
– GV quan sát các nhóm thảo luận
– Mời 1 – 2 HS chốt lại đáp án đúng
của bài tập Tổng hợp ý kiến, khen
ngợi kết quả của các nhóm
Làm việc nhóm đôi
– Từng em trả lời theo suy nghĩ của cá nhân, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án; ghi kết quả vào vở bài tập hoặc giấy nháp
– Các nhóm trao đổi sản phẩm, nhận xét
góp ý; điều chỉnh lại kết quả bài làm của nhóm mình (nếu cần thiết)
Làm việc chung cả lớp – Đại diện 1–2 nhóm trình bày kết quả Lớp nhận xét theo tiêu chí đúng, sai
Câu trả lời: Trong đoạn thơ, những từ được dùng để xưng hô là: a-kay, mẹ, con.
Câu
2
– Mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của bài
tập: Viết 2 – 3 câu về người mẹ trong
bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn
trên lưng mẹ”, trong đó có sử dụng ít
nhất một câu đơn và một câu ghép.
– Cho HS làm việc cá nhân, nêu suy
Trang 30– Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi:
Suy nghĩ về hình ảnh người mẹ trong
bài thơ (người mẹ địu con giã gạo, địu
con tỉa bắp, người mẹ gửi gắm tình
yêu con, yêu bản làng, đất nước vào
trong khúc hát ru ) dựa vào những
câu trả lời của câu hỏi đọc hiểu để viết
– Quan sát hoạt động thảo luận của
– Tổng kết, đánh giá kết quả của các
nhóm Khen HS viết câu đúng, dùng
từ hay, biết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ
của mình về người mẹ trong bài thơ
Hoạt động Vận dụng sau tiết Đọc giúp HS có cơ hội chia sẻ cảm nhận riêng của mình
về bài đọc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
b Tổ chức thực hiện
– GV có thể nêu câu hỏi để khích lệ HS nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đọc văn bản hoặc khích lệ HS đọc khổ thơ em cho là hay nhất và chỉ ra cái hay, cái đẹp của khổ thơ đó
– HS có thể phát biểu các ý kiến khác nhau
VD:
– Em thích nhất khổ thơ đầu Trong khổ thơ có những hình ảnh Vai mẹ gầy nhấp
nhô làm gối thành lời Đọc khổ thơ, em hình dung nhịp chày giã gạo của mẹ
giống như nhịp đu đưa, đưa em cu Tai vào giấc ngủ Công việc giã gạo rất vất vả, nhưng có em cu Tai trên lưng mẹ, khiến mẹ quên đi nỗi vất vả, biến cái vất vả trong công việc thành niềm vui lao động
– Em thích nhất câu thơ: Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Hình ảnh này làm em liên
tưởng đến mẹ của em mỗi khi đi làm về vào những ngày hè nóng nực Chẳng đợi
mẹ lau ráo mồ hôi, em chạy đến ôm mẹ Em cảm nhận được mùi mồ hôi quen thuộc, cái dính dấp của giọt mồ hôi trên khuôn mặt mẹ Em yêu mẹ và biết ơn mẹ
vô cùng
– GV nhận xét tiết học, khen ngợi các em có nhiều cố gắng hoặc có nhiều đóng góp để tiết học hiệu quả
Trang 31TIẾT 3VIẾT VIẾT MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI CHO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
tả (tả cảnh, tả con vật, tả cây cối) Tiết học này, các em tiếp tục tìm hiểu và luyện tập viết
mở bài và kết bài cho bài văn tả người
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a Mục tiêu
Nhận biết cách viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
b Tổ chức thực hiện
– Tìm hiểu các cách viết mở bài, kết bài
TT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bài
tập 1
– Yêu cầu HS đọc các mở bài và kết bài,
sau đó nêu những điểm khác nhau trong
– Trao đổi và thống nhất câu trả lời theo cặp hoặc theo nhóm
Làm việc chung cả lớp
– Một số HS thực hiện yêu cầu trước lớp
Đáp án
– Điểm khác nhau giữa 2 mở bài: Mở bài trực tiếp viết rất ngắn gọn (chỉ bằng
1 câu), giới thiệu ngay người được tả: tên gọi (Th ắng), biệt danh (con cá vược của thôn Bần) và đặc điểm nổi trội (địch thủ bơi lội đáng gờm của bọn trẻ)
Mở bài gián tiếp viết bằng nhiều câu văn hơn, bắt đầu từ việc giới thiệu về những đứa trẻ vùng biển (môi trường sống và đặc điểm chung), sau đó mới dẫn vào giới thiệu điểm nổi bật của người được tả
Trang 32– Điểm khác nhau giữa 2 kết bài: Kết bài không mở rộng viết rất ngắn gọn, tiếp tục khẳng định đặc điểm nổi trội của người được tả Kết bài mở rộng vừa khẳng định đặc điểm nổi trội của người được tả, vừa thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và những suy luận, của người viết về người được tả
3 Hoạt động 3: Th ực hành viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
a Mục tiêu
Viết được mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Chú bé vùng biển theo cách của
mình
b Tổ chức thực hiện
– Dựa trên các đoạn mở bài, kết bài đã đọc và phân tích ở bài tập 1, HS thực hành viết
mở bài và kết bài cho cho bài văn Chú bé vùng biển theo cách của mình Sau đó đọc
trong nhóm để nhận xét, góp ý cho nhau
– GV quan sát HS làm bài để có hỗ trợ kịp thời VD: Để viết mở bài gián tiếp, cần bắt đầu từ đâu để dẫn vào việc giới thiệu người được tả Để viết kết bài mở rộng, có thể nói
về những dự định, công việc tiếp theo có liên quan đến người được tả,
– GV đọc lướt bài làm của HS, có thể góp ý để các em có thể sửa chữa; dự kiến mời một số em đọc bài trước lớp, cả lớp nhận xét
– GV mời một số HS đọc mở bài, kết bài của mình trước lớp (nếu có thời gian) GV và
cả lớp nhận xét, khen ngợi các bạn viết được mở bài, kết bài hay (hoặc góp ý để HS chỉnh sửa)
4 Hoạt động 4: Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn
tả người
a Mục tiêu
Nắm được các cách mở bài và kết bài cho bài văn tả người
b Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS dựa vào các mở bài và kết bài đã viết và những gợi ý trong SGK
để rút ra cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả người
– GV mời một số em phát biểu kết quả trao đổi nhóm và hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá hoặc bổ sung VD:
Trang 33Ao ước gặp lại người được tả.
Th ầm hứa hẹn điều gì đó với người được tả
– HS có thể phát biểu các ý kiến khác nhau
– GV nhắc HS: Tìm đọc các đoạn văn, bài văn tả người trong sách báo hoặc trong SGK Tiếng Việt đã học ở các lớp Chú ý học tập cách mở bài, kết bài của bài văn đó
TIẾT 4ĐỌC MỞ RỘNG
1 Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
– GV hướng dẫn HS quan sát tranh (SGK, trang 16)
và đoán về nội dung cuốn sách
– GV dẫn dắt vào bài Trong cuộc sống thực tế và
trên sách báo, chúng ta gặp rất nhiều người tốt và
việc làm tốt Những người tốt, việc tốt này sẽ làm cho
xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn Bài đọc
mở rộng này là cơ hội để chúng ta lan toả những câu
chuyện về người tốt, việc tốt trên sách báo
– HS quan sát tranh
– HS đoán nội dung cuốn sách (cuốn sách nói về người tốt, việc tốt)
Trang 342 Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
2.1 Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt và viết
phiếu đọc sách theo mẫu.
– GV đọc đoạn văn giới thiệu về sách báo viết về
người tốt, việc tốt trong SGK
– Gọi 1 – 2 HS đọc lại
– GV định hướng: Bài đọc trong SGK đã giới thiệu
cho chúng ta tên một bài báo và tên một bộ sách viết
về người tốt, việc tốt Các em có thể tìm đọc những
cuốn sách này hoặc các em đã đọc theo hướng dẫn
của thầy cô từ tuần trước thì ở bài học hôm nay
+ Trước khi cho HS viết phiếu đọc sách, GV có thể
làm mẫu 1 phiếu trên cơ sở bài đọc: Cậu học sinh
nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được
PHIẾU ĐỌC SÁCH Tên sách báo:
Cậu học sinh nghèo trả lại
Việc tốt được kể:
Cậu học sinh nghèo nhặt
được ví tiền và nhờ người
liên hệ trả lại chiếc ví cho
người bị mất
Người làm việc tốt:
Hà Trung Tuấn, học sinh lớp 7B, Trường Trung học Cơ sở Lâm Sơn, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Ý nghĩa, sự lan toả của việc tốt đối với cộng đồng:
Đây là việc làm tốt, có ý nghĩa đối với cộng đồng và có tác dụng
giáo dục đối với các bạn học sinh Bạn Tuấn, với hành động này,
là tấm gương về sự trung thực, thật thà cho các bạn học sinh noi theo
Bài học rút ra từ việc tốt hoặc cảm nghĩ về người làm việc tốt:
Trân trọng, khâm phục cậu học trò nhà nghèo nhưng thật thà,
không tham lam
Trang 35+ GV chuẩn bị phiếu đọc sách và hướng dẫn HS viết
thông tin vào Phiếu đọc sách
+ GV lưu ý HS có thể lấy thông tin từ sách báo về
người tốt, việc tốt đã chuẩn bị từ trước hoặc tiếp tục
tìm thông tin về người tốt, việc trên mạng internet
– HS đọc sách báo (đã chuẩn bị
từ trước) về người tốt, việc tốt.– HS làm việc cá nhân, điền thông tin có được từ sách báo về người tốt, việc tốt vào Phiếu đọc sách theo mẫu
2.2 Dựa vào phiếu đọc sách, trao đổi với bạn về ý
nghĩa của những việc làm tốt đối với cộng đồng
– GV gọi HS nêu yêu cầu của hoạt động
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo các bước:
+ Từng HS dựa vào phiếu đọc sách, nói về những
điều mình thu nhận được từ sách báo đã đọc
+ Các thành viên trong nhóm có thể nêu câu hỏi để
hiểu rõ hơn về những thông tin mà bạn chia sẻ
VD:
+ Bạn đọc bài viết này mất bao lâu?
+ Bạn suy nghĩ gì về việc tốt được kể trong sách báo?
+ Bạn hãy cho biết cảm nghĩ của mình về người làm
việc tốt
+
– GV nhận xét, động viên các em tự tin nói trước
nhóm hoặc mạnh dạn chia sẻ
– GV tổng kết tiết học Khen ngợi những HS chia sẻ
được nhiều thông tin về vấn đề người tốt, việc tốt
– 1 HS nêu yêu cầu của hoạt động.– HS làm việc nhóm theo các bước
– HS nhận xét
3 Hoạt động 3: Vận dụng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
– GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Sưu tầm và đọc thêm các bài viết trên sách báo in,
mạng internet, về người tốt, việc tốt
+ Kể lại một việc tốt em đã làm cho người thân nghe
– HS sưu tầm và đọc thêm các bài viết trên sách báo in, mạng internet, về người tốt, việc tốt.– HS kể lại một việc tốt mình đã làm cho người thân nghe
VẬN DỤNG
– GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu ở hoạt động Vận dụng trong SGK: Chia sẻ với
người thân về một việc tốt em đã làm hoặc em mong muốn được làm cho cộng đồng.
Trang 36HS cũng có thể hỏi suy nghĩ của bạn về việc tốt mà em đã đề xuất.
– GV nhắc HS tìm thêm sách báo viết về người tốt, việc tốt và giới thiệu cho các bạn những sách báo đó
CỦNG CỐ
– GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học ở Bài 2
+ Đọc – hiểu: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
+ Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người
+ Đọc mở rộng: Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.
– GV hỏi HS cần làm gì sau khi học xong Bài 2
– GV nhận xét kết quả học tập của HS Khen ngợi, động viên các em có nhiều tiến bộ.– Dặn HS đọc trước Bài 3
– Đọc thành tiếng: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Hạt gạo làng ta Biết
đọc diễn cảm bài thơ với giọng điệu phù hợp, nhấn giọng ở những từ ngữ nêu giá trị của hạt gạo và những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải trải qua trong quá trình sản xuất lúa gạo
– Đọc hiểu: Th ơ và đặc trưng của văn bản thơ (ngôn ngữ giàu hình ảnh, khổ thơ, vần nhị p trong thơ, ); hiểu biết về nhà thơ Trần Đăng Khoa và thơ viết cho thiếu nhi của Trần Đăng Khoa Nhận biết được giá trị của hạt gạo thông qua các hình ảnh so sánh Hiểu điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: Ca ngợi tinh thần vượt lên khó khăn, vất vả; ca ngợi phẩm chất cần cù, chị u khó của người nông dân trong việc sản xuất ra lú a gạo, nuôi sống con người
b Viết
– Biết cách quan sát, nhận ra những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, sở trường, sở thích, của một người để viết bài văn tả người đó
– Nhận biết được các vế câu của câu ghép; cách nối các vế của câu ghép bằng một kết
từ và cách nối trực tiếp các vế của câu ghép (không dùng kết từ mà chỉ dùng các dấu
Trang 37câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy, ); nhận biết được kết từ (từ dùng để nối, các cụm
– Từ điển tiếng Việt
– Tài liệu viết về vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, nghệ thuật của thơ ca
– Một số ngữ liệu về câu ghép mà các vế câu được nối trực tiếp (sử dụng dấu phẩy, dấu chấm phẩy) và nối bằng một kết từ
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1 ĐỌC
1 Hoạt động 1: Ôn bài cũ
Trước khi vào bài mới, GV có thể cho HS ôn lại bài cũ qua các yêu cầu:
– Đọc lại một đoạn thơ mà em thấy ấn tượng nhất trong bài Khúc hát ru những em bé lớn
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
– Giao nhiệm vụ đã nêu ở phần Khởi động
(SGK, trang 17)
– GV khích lệ HS nói được suy nghĩ, ý kiến
riêng của mình
– HS làm việc theo cặp/ nhóm: Trao đổi với
bạn những điều em biết về công việc của người nông dân VD: Người nông dân là
những người lao động sống ở nông thôn nên công việc của người nông dân thường là: cày bừa, gieo hạt, ươm mầm, chăm sóc vườn cây, ruộng đồng, thu hoạch, gặt hái, – Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp
Trang 38– GV dẫn sang bài đọc Hạt gạo làng ta.
VD: Vừa rồi các em đã biết về công việc chung của người nông dân Nhưng các em cũng cần biết người nông dân là những người làm ra lú a gạo nuôi sống con người
Để làm được điều đó, người nông dân cần làm những công việc cụ thể nào, người nông dân vất vả ra sao Đặc biệt, trong quá trình làm ra lú a gạo, người nông dân đã trải qua
những khó khăn gì, thể hiện những nét đẹ p nào trong lao động Bài thơ Hạt gạo làng ta
sẽ giú p các em khám phá những điều thú vị đó
3 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới và thực hành, luyện tập
3.1 Luyện đọc
a Mục tiêu
– Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Hạt gạo làng ta
– Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng điệu phù hợp, nhấn giọng ở những từ ngữ nêu giá trị của hạt gạo và những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải trải qua trong quá trình sản xuất lúa gạo
b Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Đọc mẫu: GV đọc diễn cảm bài thơ,
nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi
tả, gợi cảm
(Có thể mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp các
đoạn.)
Nghe đọc, nhìn vào sách và đọc thầm theo để
có cảm nhận về những thông tin, chi tiết thấy thú vị nhất hoặc gây ấn tượng đối với mình
Luyện đọc đúng
– Yêu cầu 1 – 2 HS tìm và đọc từ ngữ
khó phát âm
– Nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
(quan tâm đến những HS hay mắc lỗi
phát âm)
– Chú ý ngắt giọng đú ng để tạo nhị p
điệu cho câu thơ, VD: Hạt gạo làng ta/
Có vị phù sa/ Của sông Kinh Th ầy/ Có
hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy/ Có
lời mẹ hát/ Ngọt bùi đắng cay
– Tìm từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD:
phù sa, hương sen, bão tháng Bảy, sú ng, quang trành, quết, tiền tuyến, ) và luyện
đọc cá nhân
– 1 – 2 HS trình bày
– HS chú ý ngắt giọng theo hướng dẫn của GV
Trang 39Luyện đọc diễn cảm
– Đọc diễn cảm một số câu thơ
– Hướng dẫn HS đọc nhấn giọng những
hình ảnh thơ nêu giá trị của hạt gạo và
ca ngợi tinh thần vượt qua khó khăn vất
cù, chị u khó của người nông dân: Có vị phù sa/
Của sông Kinh Th ầy/ Có hương sen thơm/ Có lời mẹ hát/ Bát cơm mùa gặt/ Th ơm hào giao thông/ Hạt vàng làng ta/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Sáu/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ
em xuống cấy/ Sớm nào chống hạn/ Vục mẻ miệng gàu/ Trưa nào bắt sâu/ Chiều nào gánh phân/
Luyện đọc toàn bài
– GV nhận xét việc đọc của cả lớp – 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn thơ trước lớp
– HS làm việc nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài
– HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt
3.2 Đọc hiểu
điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: Ca ngợi tinh thần vượt lên khó khăn, vất vả; và phẩm chất cần cù, chị u khó của người nông dân trong việc sản xuất ra lú a gạo, nuôi sống con người
b Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó
– Hướng dẫn HS đọc phần chú giải từ ngữ trong
SGK (Kinh Th ầy; hào giao thông; trành; tiền
tuyến).
– Hướng dẫn HS tra từ điển để hiểu nghĩa của
một số từ ngữ khó (sa, mẻ, ).
– Đọc phần chú giải từ ngữ trong SGK
– Tra từ điển để hiểu nghĩa một số
Trang 40Câu 1 Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào cho thấy
hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên
nhiên?
– GV nêu câu hỏi (hoặc cho HS đọc lại câu hỏi)
– GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm (2 em/
Đáp án: Chi tiết cho thấy hạt gạo
được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên là: phù sa của sông Kinh
Th ầy, hương sen thơm trong hồ nước đầy
Câu 2 Bài thơ cho thấy nét đẹ p gì của người nông
dân trong quá trình làm ra hạt gạo? Nét đẹ p ấy
được thể hiện qua những hình ảnh nào?
– GV nêu cách thức thực hiện:
+ Bước 1: HS suy nghĩ cá nhân, chuẩn bị câu trả lời
+ Bước 2: HS Làm việc nhóm (lần lượt từng em
nêu ý kiến đã chuẩn bị ), sau đó trao đổi để thống
– Đại diện 2 – 3 nhóm nêu ý kiến trước lớp
+ HS trả lời: Bài thơ cho thấy sự cần
cù, chị u khó, tinh thần vượt lên thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, sức làm việc bền bỉ và tình yêu lao động của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo Nét đẹ p ấy
được thể hiện qua các hình ảnh: bão
tháng Bảy, mưa tháng Ba, giọt mồ hôi
sa, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy
+HS nhận xét phần trả lời của bạn,
bổ sung ý kiến (nếu cần)
Câu 3 Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Th ơm hào
giao thông” gợi cho em suy nghĩ gì? Em chọn ý nào?
Vì sao?
– GV nêu câu hỏi hoặc nhắc HS tự đọc câu hỏi và
tìm câu trả lời, sau đó ghi kết quả vào phiếu bài tập
– HS suy nghĩ, tìm câu trả lời, sau
đó thảo luận theo cặp/ nhóm và ghi kết quả vào phiếu bài tập