Một số lưu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại truyện cười - Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện cười: nhân vật mang thói xấu phô biến trong xã hội hay nhân vật tích cực
Trang 1LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
HUGNG DAN
LAM BAI KIEM TRA DINH KI
DE GIAO LUU HOC SINH GIOI NGU VAN 8
(Theo Chương trình giáo dục phố thông 2018)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NOI
Trang 2LOI MO DAU Quy thây cô, quý phụ huynh và các em hoc sinh thân mến!
Nói tiếp cuốn Hướng dẫn làm bài kiểm tra định kì, đề giao lưu học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6, lớp 7, chúng tôi tiếp tục biên soạn cuốn sách Hướng dẫn làm bài kiểm tra
định kì, đề giao lưu học sinh giỏi Ngữ văn 8 để hướng dẫn kĩ năng làm các dạng đề giữa
kì, cuối kì, đề giao lưu học sinh giỏi; g1úp học sinh chuẩn bị về nội dung kiến thức và
định hình kĩ năng làm bài, nâng cao chất lượng bài làm môn Ngữ văn
Cuốn sách được cấu trúc gồm 3 phân:
Phần A: Tìm hiểu chung về đặc trưng thể loại và các kiểu văn bản của chương trình lớp 8
Phần B: Rèn luyện kỹ năng làm bài gồm:
- Cầu trúc đề kiểm tra định kỳ và đề giao lưu học sinh giỏi Ngữ văn 8
- Kỹ năng làm bài đọc hiểu
- Kỹ năng viết đoạn văn
- Kỹ năng viết bài văn
Phần C: Hệ thống đề thực hành:
- Đề kiểm tra định kì
- Đề giao lưu học sinh giỏi
Hệ thông đề được sắp xếp theo thể loại của chương trình Ngữ văn lớp để giáo viên và học sinh thuận tiện cho việc ôn luyện, củng cố, năm vững kiến thức và kỹ năng làm bài
Cuốn sách là tâm huyết của các tác giả trong một khoảng thời gian dài trăn trở, tìm tòi Tuy nhiên những nội dung trong cuốn sách chỉ mang tính định hướng để quý thầy cô giáo, các em học sinh tham khảo, khi vận dụng cần phải linh hoạt và sáng tạo cho phù hợp với đối tượng và tình huống của đề thi Hơn nữa, cuốn sách có nhiều điều mới mang tính mở đường, vì thế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi của quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn! Trong cuốn sách này chúng tôi có sử dụng, trích dẫn một số bài viết, tác phẩm hay, giàu ý nghĩa của các trang báo mạng, của cá nhân các tác giả với mục đích phục vụ cho giảng dạy và học tập mà chúng tôi chưa có cơ hội gặp gỡ để xin phép trực tiếp Cuốn sách xuất bản và mong nhận được sự cho phép, tạo điều kiện Chúng tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn đến quý vi!
NHÓM TÁC GIÁ
Trang 3HUONG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGU VAN LOP 8
TIM HIEU CHUNG VE DAC TRUNG CUA CAC THE LOAI VAN HOC VA CAC KIEU VAN BAN CUA CHUONG TRINH
1.1 Truyện cười
1.1.1 Khái niệm: Truyện cười là một thê loại truyện chứa đựng yếu tố gây
cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật
xâu trong xã hội Truyện cười gồm có truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại 1.1.2 Một số yếu tố của truyện cười
- Truyện cười thường rất ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật
- Cốt truyện của truyện cười thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười
- Truyện cười có kết câu chặt chẽ Mọi chỉ tiết trong truyện cười đều hướng vào mục đích gây cười Truyện bao giờ cũng đặt cái đáng cười vào một tình huống để nó diễn biến tự nhiên, nhanh chóng đi đến chỗ “gay cắn” rồi kết thúc bat ngờ Có truyện làm người ta cười nhiều lần, có truyện chỉ gây cười ở chỗ kết thúc Thông thường, truyện làm bật tiếng cười đích đáng nhất là ở phần kết Đó là
lúc cái đáng cười được phơi bày, phát hiện một cách bản chất nhất, sinh động
nhất và cũng bắt ngờ nhất Nội dung truyện cười thường có 3 phan:
Phần 1: Giới thiệu tình huống gây cười, cách nhân vật xuất hiện
Phần 2: Phát triển chỉ tiết gây cười, đây mâu thuẫn lên cao trào
Phần 3: Phơi bày những chỉ tiết đáng cười, câu chuyện kết thúc.
Trang 4LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
- Bối cảnh truyện cười thường không được miêu tả cụ thể, ti mi, co thé là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện
- Truyện cười có rất ít nhân vật Nhân vật chính trong truyện cười là đối
tượng gây cười chủ yếu Truyện cười không kế về cuộc đời, số phận nhân vật như truyện cổ tích Nó cũng không miêu tả chân dung động cơ, hành động của nhân vật Nhân vật trong truyện cười làm vang lên tiếng cười qua hoàn cảnh, hành vi,
ngôn ngữ gây cười cụ thể Nhân vật thường có hai kiêu:
+ Những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt, hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội
- Ngôn ngữ của truyện cười giản dị, ngắn gọn, súc tích nhưng rất tinh tế, rất sắc sảo, đậm chất dân gian, đậm tính địa phương, nhất là ngôn ngữ nhân vật ở phần kết thúc truyện vì đây là yếu tố bất ngờ làm bộc lộ cái đáng cười
- Các thủ pháp gây cười thường gặp:
+ Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách: tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, giữa thật và giả, giữa lời nói và hành động
+ Kết hợp khéo léo giữa lời người kế chuyện và lời nhân vật hoặc lời của
các nhân vật, tạo nên những liên tưởng, so sánh bất ngờ, hài hước, thú vị Đồng thời sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng như: lối nói khoa trương, phóng đại, chơi chữ,
- Truyện cười được chia ra làm ba nhóm truyện:
+ Mang tính giải trí, mua vui: Đã là truyện cười thì phái khôi hài và giải trí, song vẫn có một vài chỉ tiết được lồng ghép vào nhằm phê phán những quan niệm lệch lạc, những hành động ngược đời hay những điều tưởng chừng như vô hại
nhưng lại lầm lỡ, hớ hênh Có thể thấy điều đó ở những tác phẩm như “Tay ải tay
439 66
ai”, “Ăn vụng gặp nhau” hay “Tam đại con gà”,
Trang 5HUONG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGU VAN LOP 8
+ Mang tính phê bình, giáo dục: Mục đích này thường xuất hiện nhiều trong thể loại truyện trào phúng để nói lên những thói hư, tật xấu, những điều trái với
luân thường, đạo lý Có thể kế đến những tác phẩm như “Lợn cưới áo mới”, “ Sợ
quá nói nhiều”, “ Hội sợ vợ”,
+ Mang tính đả kích: Yếu tố phê phán trong những câu chuyện cười mang
tính đả kích lại được nâng lên một bậc Không đơn thuần chỉ là châm biếm mà còn là sự vạch trần những tội ác của một bộ phận trong xã hội phong kiến Thời
kỳ còn vua chúa là thời kỳ đỉnh cao của thể loại truyện này mà đặc trưng nhất chính là truyện “Trạng Quỳnh”
1.1.3 Một số lưu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại truyện cười
- Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện cười: nhân vật mang thói
xấu phô biến trong xã hội hay nhân vật tích cực dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những thói xấu trong xã hội; các yếu tô thuộc về hình thức của truyện: thủ pháp gây cười, ngôn ngữ, chỉ tiết gây cười, tình huống gây cười,
- Cần lưu tâm đến các phương diện quan trọng trong nội dung và nghệ thuật của truyện cười khi tiếp cận tác phâm để từ đó nhận diện mục đích của truyện cười đó là mang tính giải trí, mua vui hay mang tính phê bình, giáo dục hoặc mang tính đả kích, châm biếm những thói hư, tật xấu trong xã hội
- Truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui vừa có ý nghĩa phê phán nên khi tạo
ra những tiếng cười “truyện cười” đồng thời cũng gián tiếp hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp đối lập với những hiện tượng đáng cười Vậy
nên khi đọc hiểu truyện cười cần chú ý điều này để rút ra bài học, thông điệp, ý
nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội sắc bén mà tác giả truyện cười muốn gửi gắm
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thé tìm hiểu, luyện tập chuyên sâu hơn với các nội dung:
+ Phân tích một tác phẩm truyện Cười
+ Viết văn nghị luận về một vẫn đề của đời sống được gợi ra từ truyện Cười,
trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó 1.2 Truyện ngắn (Tham khảo cuốn Hướng dân làm bài kiểm tra định kì, đề giao lưu học sinh giỏi 7, Lê Nga - Đặng Thị Thúy - Nguyễn Lý Tưởng, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2022)
xây
DE
Trang 6LE NGA - DANG THỊ THÚY - NGUYÊN LÝ TƯỞNG
1.3 Truyện lịch sử
1.3.1 Khái niệm: Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến
các nhân vật và sự kiện lịch sử có thật và đã từng xảy ra Trong khi kê lại các sự
kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động
về một thời đã qua mà không làm thay đổi quá khứ, lịch sử và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc
1.3.2 Một số yếu tô của truyện lịch sử
- Cốt truyện của truyện lịch sử là hệ thông các sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, sự hưng thịnh hay diệt vong của dân tộc được sắp xếp theo một
ý đồ nhất định của tác giả nhằm thê hiện nội dung, ý nghĩa, chủ đề tư tưởng nào
đó của tác phâm
- Bối cảnh (thời gian - không gian) của truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ Trong bối cảnh (thời gian - không gian) â ấy, cuộc sông con người
và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với không gian, thời gian khác
- Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia Thông thường truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân, , những con người có vai tro quan trong đối với đời sống cộng đồng dân tộc Ngoài ra tác giả còn có thé hư cấu thêm nhiều nhân vật khác để làm
nôi bật sự kiện, nhân vật chính
- Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch
sử mà truyện tái hiện thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời của nhân vật, cách miêu tả trần thuật, Qua đó, tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động
1.3.3 Một số lưu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại truyện lịch sử
- Cần tìm hiểu bối cảnh xã hội và hoàn cảnh sáng tác để hiểu sâu hơn nội dung và các tang y nghia cua truyện lịch sử
- Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết; các yêu tô thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ
- Từ việc lưu tâm đến các phương điện quan trọng trong nội dung và nghệ thuật của truyện lịch sử khi tiếp cận tác phẩm, cần suy ngẫm thêm trên các phương diện: truyện mang đến cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài
Trang 7HƯỚNG DẪN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGỮ VĂN LỚP 8
học sâu sắc gì? Nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc đó có ý nghĩa như thế nào? Đâu là những đóng góp độc đáo của nhà văn về phương diện nghệ thuật? Đề trả
lời đầy đủ những câu hỏi đó, chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu và từ
đó có những bài học cho chính bản thân mình
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thê tìm hiểu, luyện tập chuyên
sâu hơn với nội dung:
+ Phân tích một đoạn trích của truyện lịch sử
+ Viết văn nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ đoạn trích của truyện lịch
sử, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vẫn
đề đó
2 Thơ
2.1 Thơ trào phúng
a Khái niệm: Thơ trào phúng là thê thơ thuộc loại trào phúng, dùng tiếng
cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu,
thoái hóa, rởm đời hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người Các bài thơ trào phúng có thể được viết bằng những thê thơ khác nhau: thơ Đường luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ) và thơ tự do
b Một số thủ pháp của thơ trào phúng
- Vạch ra mâu thuẫn của sự vật: mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong, làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng: cho nên thơ trào phúng thường sử dụng thủ
pháp chơi chữ, cường điệu - phóng đại, tương phản - so sánh, dí đỏm hay lời
nói mát mẻ sâu cay
- Chơi chữ là vận dụng các hiện tượng đồng âm trái nghĩa, đa nghĩa, từ láy trong một câu thơ để tạo nên ý nghĩa bất ngờ làm bật ra tiếng cười trào phúng
- Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước cũng là một thủ pháp căn bản tạo ra tiếng cười trong thơ trào phúng
- Cường điệu là nói quá, phóng đại nhân lên gấp nhiều lần tính chất, mức độ
của sự vật, sự việc nhằm làm nỗi bật tính hài hước của đối tượng
- Tương phản là sử dụng các từ ngữ, hình ảnh trái ngược nhau tạo nên sự đối
lập nhằm khắc họa, tô đậm đặc điểm của đối tượng và châm biếm, phê phán đả
kích đối tượng
- Có thể chia thơ trào phúng ra làm hai kiểu: thơ châm biếm và thơ đả kích.
Trang 8
LE.NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LÝ TƯỞNG
+ Thơ châm biếm nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người bang
nu cudi nhe nhang ma kin dao, di dom ma sau sắc Nụ cười đó bao hàm cả việc
phê phán lẫn tinh thần xây dựng
+ Thơ đã kích nhằm lột mặt nạ kẻ thù bằng nụ cười có sức công phá mãnh liệt
- Nhà thơ tiêu biểu cho dòng thơ trào phúng đó là Tú Xương, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Dương Quân, Đồ Bì,
c Một số lựu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại thơ trào phúng
- Cái cười trong sáng tác thơ trào phúng không chỉ là cái cười tất yêu của
những người “có lương tâm” chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, đả kích, phản kháng, những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác, trong xã hội mà còn mang tính giải
trí và dau tranh
- Khi đọc hiểu thơ trào phúng, ta không chỉ chú ý đến những yếu tố nghệ
thuật (thủ pháp) được sử dụng để tạo ra “thanh âm” riêng của tiếng cười mà còn phải chú ý đến tâm lòng của những nhà thơ tâm huyết, một tắm lòng với dan, voi nước, với đời để viết nên những vần thơ mạnh mẽ, quyết liệt và rất giàu cảm xúc thật từ con tim như vậy
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thể tìm hiểu, luyện tập chuyên sâu hơn với các nội dung:
+ Phân tích một bài thơ trào phúng
+ Viết văn nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ bài thơ trào phúng, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó
2.2 Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
a Khái niệm: Thơ thất ngôn bát cú là mỗi bài có 8 câu thơ, mỗi câu có 7
chữ Thi luật của thơ thất ngôn bát cú thê hiện qua bố cục, luật, niêm, vần và đối
b Một số yêu tô của thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Về bố cục: Bài thơ thất ngôn bát cú thường chia làm bốn phần: dé - thực -
luận - kết
+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vẫn đề cần nói tới
+ Hai câu 3 - 4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực van dé
+ Hai câu 5 - 6 gọi là phần luận, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề,
làm cho ý thơ sâu sắc hơn
+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề
- Về vần: Bài thơ Đường luật g1eo van ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4- 6 - 8 và
là vần bằng, (gọi là vần chân và độc vận)
Trang 9HUONG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LƯU HSG NGU VAN LOP 8
- Về niêm: câu l niêm với câu 8; câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu
5; câu 6 niêm với câu 7 Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên
tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”
- Về luật: Có luật bằng và luật trắc Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu thơ
đầu tiên để xác định bài thơ đó luật bằng hay luật trắc Nếu tiếng đó không dấu hoặc dấu huyền thì bài thơ đó được sáng tác theo luật bằng Nếu tiếng đó có một
trong các dẫu hỏi, sắc, nga, nang thi bài thơ đó được sáng tác theo luật trắc
- Về nhịp: Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4
hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài
- Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực
và hai câu luận
c Một số lưu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại thơ thất ngôn bát
cú Đường luật
Tìm hiểu thơ thất ngôn bát cú đường luật cần chú ý đến chữ, câu, vần, nhịp
điệu và hình ảnh Huy động toàn bộ von sống, vốn hiểu biết, liên tưởng, tưởng
tượng để cảm thụ sâu sắc chiều sâu của nội dung tư tưởng bài thơ, làm sống dậy trong trí tưởng tượng hình tượng của tác phẩm thơ, hình tượng của ý thơ, nhân vật trong thơ
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thể tìm hiểu, luyện tập chuyên
sâu hơn với các nội dung:
+ Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật
2.3 Thơ tứ tuyệt Đường luật
a Khái niệm: Thơ tứ tuyệt Đường luật là thể thơ mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi
câu có 7 chữ Thi luật của thơ tứ tuyệt thê hiện qua bố cục, luật, niêm, vần và đối
b Một số yếu tô của thơ tứ tuyệt Đường luật
- Về bố cục: Bài thơ tứ tuyệt thường chia làm bốn phẩn: khởi (khai) — thừa
— chuyên — hợp
+ Câu l1: có chức năng mở bài, khai mở ra ý bài thơ
+ Câu 2: câu thừa để mở rộng, triển khai, cụ thê hóa ý thơ đã mở ra ở câu khai
+ Câu 3: câu chuyên có nhiệm vụ chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng ở hai câu đầu sang phần gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự
vật, hiện tượng được phản ánh
ie
Trang 10
LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUGNG
+ Câu 4: câu hợp có quan hệ chặt chẽ với câu chuyên, cùng nhau tạo thành
1 cặp thê hiện rõ ý của câu chuyền và thâu tóm toàn bộ ý tứ bài thơ, thể hiện nỗi
niềm của tác giả
- Về van: Thơ Đường luật ít dùng vần trắc Bài thất ngôn tứ tuyệt thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4
- Về nhịp: Thông thường, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài
- Về đối: Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không có quy định cụ thể và khắt khe
về đối như thơ thất ngôn bát cú
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt bao gồm 2 loại, cụ thể là:
+ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: là một thê thơ được yêu thích trong thơ Đường luật gồm có quy luật nghiêm khắc về “luật — niêm — vần” (theo luật băng
- trắc) và bồ cục rõ ràng
+ Thất ngôn tứ tuyệt Cô phong: Thẻ thơ này không có quy luật rõ ràng, có thể sử dụng một vần (độc vận) hoặc nhiều vần (liên vận) để đảm bảo thích ứng với quy luật âm thanh và luật bằng — trắc xen nhau cho dễ đọc
c Mot số lưu ý khi tim hiển các văn bản thuộc thể loại thơ tứ tuyệt Đường luật
Tìm hiểu thơ tứ tuyệt cần chú ý đến chữ, câu, vần, nhịp điệu và hình ảnh
Huy động toàn bộ vốn sông, vốn hiểu biết, liên tưởng, tưởng tượng để cảm thụ sâu sắc chiều sâu của nội dung tư tưởng bài thơ, làm sống dậy trong trí tưởng tượng hình tượng của tác phâm thơ, hình tượng của ý thơ, nhân vật trong thơ
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thể tìm hiểu, luyện tập chuyên sâu hơn với các nội dung:
+ Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
2.4 Thơ sáu chữ, bảy chữ
a Khái niệm: Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ (sáu tiếng) Thơ
bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ (bảy tiếng) Mỗi bài thơ sáu chữ hoặc bảy
chữ gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp da dang
b Một số yếu tô của thơ sáu chữ, tho bảy chữ
- Thơ sáu chữ, các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2
có khi ngắt nhịp 3/3 Thơ bảy chữ, các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3,
ngoài ra còn có cách ngắt nhịp linh hoạt khác
Trang 11HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIÊM TRA ĐỊNH KỲ, ĐỀ GIAO LƯU HSG NGỮ VĂN LỚP §
- Các bài ở cùng một khổ trong bài thơ có thể ngắt nhịp giống nhau hoặc khác nhau
- Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thường gieo vần chân (vần thường được gieo
ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ); vần liền (vần được gieo liên
tiếp ở các đòng thơ); vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thường có nhiều vần
* Một số yếu tô của bài thơ sáu chữ, thơ bảy chữ
- Bố cục của bài thơ là tổ chức, sắp xếp các phan, cac doan, cac dong, cac
khổ thơ theo một trình tự nhất định
- Mạch cảm xúc là diễn biến đòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ
- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là trạng thái, cảm xúc, tình cảm mãnh liệt
được thể hiện xuyên suốt tác phâm nhằm thê hiện tư tưởng của tác giả
- Nhan để của bài thơ là tên của văn bản, thường do tác giả đặt
c Một số lưu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại thơ sáu chữ, thơ bay chữ
Khi đọc một bài thơ thơ sáu chữ, thơ bảy chữ ta cần chú ý đến số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần và biện pháp tu từ có trong bài thơ
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thể tim hiểu, luyện tập chuyên sâu hơn với các nội dung:
+ Phân tích một bài thơ sáu chữ, bài thơ bảy chữ
+ Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bài thơ bảy chữ
+ Viết văn nghị luận về một vẫn đề, được gợi ra từ bài thơ sáu chữ, bài thơ bảy chữ, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về
vấn đề đó
2.5 Thơ tự do
a Khai niém: Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ Đường luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ,
niêm, đối, Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng
và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thé cd
vân Thơ tự do là thơ phân đòng nhưng không có thê thức nhất định và không quy
định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục (7T điển
thuật ngữ văn học — Lê Bá Hắn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2000)
Trang 12LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
b Mot số yếu tô của thơ tự do
- Về mặt hình thức:
+ Số chữ trong mỗi câu không hạn định: ít nhất một từ, và nhiều thì có thê
trên một chục từ; số câu cũng không hạn định, và không chia ra thành khổ 4 câu
như cũ nữa
at Khong có những yêu cầu về niêm, luật, đối
+ Về vần: Thơ tự do có thể có vần hoặc không có vần Khi có vần, cách gieo
van trong bai tho tu do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách
+ Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngất các về trong dòng thơ,
số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vần ở các tiếng được nhân
mạnh trong dòng thơ
- Về mặt nội dung:
+ Thường có nhiều âm thanh, hình tượng, màu sắc đa dạng và phong phú,
biêu thị bởi những cách dùng từ hết sức mới lạ, mang tính cách tân, không hàm
chứa những hình ảnh cũ kỹ, sáo mòn như trăng vàng, hồ thu, giọt sầu, nữa
+ Lời kết đôi khi hoặc thường bỏ ngỏ, không tròn trịa, có đầu có đuôi như
thơ cũ để tuỳ người đọc muốn kết luận thế nào cũng được, hoặc hình dung tiếp
theo hướng nào cũng được cả Ý thơ thì hết sức đa dạng, không gò gam trong bat
cứ một khuôn khổ nào, một cách phôi trí cố định nào
+ Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thé dién ta sinh
động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú
của cuộc sóng, thê hiện được những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ
- Thơ tự do nói chung có thể tạm phân chia thành 3 loại: thơ tự do hướng cổ
điển, thơ tự do hướng hiện đại, thơ tự do hướng tạp lục
c Một số lưu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại thơ tự do
Thơ tự do không theo luật, cấu trúc mà các đơn vị cú pháp của bài thơ được
định hình từ sáng tạo riêng của tác giả Do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng
góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ (“tứ” là linh hồn bài thơ, cái làm toát lên vẻ
đẹp, sắc thái của bài thơ), cảm hứng, tư tưởng Nhưng các yếu tố quan trọng này lại được thể hiện qua những rung động, xúc cảm được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ Cho nên chỉ có thé bang cách liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với các bài thơ khác của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc trước đó cùng chung đề tài để thấy được tài năng sáng tạo của nhà thơ
Trang 13
HUGNG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGU VAN LỚP 8
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thể tìm hiểu, luyện tập chuyên
sâu hơn với các nội dung:
+ Phân tích một bài thơ tự do
+ Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
+ Viết văn nghị luận về một vẫn đề, được gợi ra từ bài thơ tự do, trình bày
rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vẫn đề đó
* Lưu ý chung: Khi đọc hiểu các thể thơ cần chú ý:
- Đọc hiểu hình thức bên ngoài của thơ:
+ Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng
tác của bài thơ Nguồn tư liệu là ở trong sách giáo khoa hoặc các sách tham khảo khác Đây là những hiểu biết ban đầu, có vẻ chỉ là tiểu tiết, không quan trọng nhưng
thực ra rất cần thiết vì những tri thức này (lịch sử, xã hội, thời đại, cá nhân tác
giả, ) có thể cung cấp cho người đọc một thứ chìa khoá để đi vào bài thơ
+ Chú ý âm, vần, thanh điệu, sự trùng điệp âm hưởng, số tiếng trong mỗi dòng,
số câu trong mỗi khổ thơ
+ Chú ý đến những hình ảnh nỗi bật, biện pháp tu từ và từ ngữ đặc sắc trong
bát - lục bát biến thể - song thất lục bát - thất ngôn - Thơ hiện đại: thơ 6 chữ, 7 chữ,
8 chữ, thơ tự do, thơ văn xuôi
+ Việc xác định bố cục cũng giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài
thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ Từ đó có thể xác định
được mạch cảm xúc của bài thơ
- Đọc hiểu hình thức bên trong của thơ:
+ Đọc và cảm nhận được hình tượng ngôn ngữ trong tác phẩm bao gồm: biểu
tượng, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu, câu hỏ1/ biện pháp tu từ,
+ Đọc và phát hiện ý ngoài lời thơ, sự nhảy vọt, tỉnh lược trong ý thơ, dùng trí
tưởng tượng dé phát hiện cảm xúc trong bài thơ Vi dụ: “Ra thé!/ Luom ơi!” (Luom
- Tố Hữu) hoặc: “Khen ai khéo vẽ trò vui thế/ Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu”
(Hội Táy —- Nguyễn Khuyến), có sự đột biến, nhảy vọt trong cảm xúc và thái độ mỉa
mai, giéu cot, da kich sâu cay
sit
Trang 14LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
+ Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ (xúc cảm, suy nghĩ, tâm trạng của tác giả
vui, buồn, trang trọng, mỉa mai, thương tiếc, ) để cảm nhận được ý thơ cần đặc biệt
chú ý phân tích và đánh giá kỹ lưỡng khả năng biểu hiện ý thơ trên các phương diện
ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, Chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về
tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng Liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với
các bài thơ khác của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời
hoặc trước đó cùng chung đề tài đề rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua
bài thơ
+ Thơ là một sản phẩm của sáng tạo, in đậm dấu ấn chủ quan của người làm
thơ Do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ,
cảm hứng, tư tưởng Nhưng các yếu tố quan trọng này lại được thể hiện qua những
rung động, xúc cảm, được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ Cho nên,
chỉ có thể bằng cách liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với các bài
thơ khác của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc
trước đó cùng chung đề tài đề rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ
+ Một bài thơ là một thế giới khép kín, muốn hiểu và làm chủ được thế giới
ấy cần biết cách đi vào những thời điểm thích hợp Đó là khi tâm hồn người đọc có
nhu cầu chia sẻ, thưởng thức cái đẹp, hay đơn giản là muốn thấu hiểu con người và
cuộc đời,
3 Hài kịch
a Khái niệm: Hài kịch là một thé loại của kịch, trong đó tác giả dùng tiếng
cười để châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời
trong đời sống xã hội đối lập với các chuẩn mực về cái tốt đẹp, tiến bộ Hài kịch
thường được dùng để phân biệt với bi kịch tiếng cười
b Một số yếu tô của hài kịch
- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười gồm những hạng người
hiện thân cho các thói tật xâu hay những gì thập kém trong xã hội như: những
kiểu người có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu, đáng phê phán, hà tiện, tham
lam, kiêu căng, khoe mẽ Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua
những biến có dẫn đến sự phơi bày cái xấu bởi phẩm chất bên trong của nhân vật
hài kịch không tương ứng với vị trí, thân phận của bản thân nhân vật Do vậy,
nhân vật hài kịch là nạn nhân của tiếng cười
- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật bao gồm
ngôn ngữ, lời nói, hành vi, điệu bộ, cử chỉ tạo nên nội dung của tác pham hài
kịch, cũng có thể là thái độ, nội tâm, của nhân vật được biêu hiện một cách sinh
Trang 15
HUGNG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGU VAN LOP 8
động và phức tạp Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng
đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột, qua đó thể hiện chủ đề của tác phẩm
- Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cái thấp kém với cái thấp kém
- Ngôn ngữ hài kịch có ba loại: lời đối thoại (các nhân vật nói với nhau); lời
độc thoại (lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm, của mình); lời bàng thoại (lời nhân vật nói riêng với người xem) Ngôn ngữ trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ, thường là ngôn ngữ hài hước, gây cười
- Lời trích dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí xử lý âm
thanh, ánh sáng, việc vào ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang
phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ
- Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như tạo tình huống kịch tính, cải trang, dùng điệu bộ gây cười, dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây
hiểu nhằm, thoại bỏ lửng, nhại,
d Một số lưu ý khi tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại hài kịch
Dựa trên một số yếu tố của hài kịch đã nêu trên, khi đọc hiểu hài kịch cần
làm sáng tỏ mỗi yếu tô thông qua một văn bản hài kịch cụ thể Việc tìm hiểu có
hệ thống và toàn diện đảm bảo giúp ta hiểu được văn bản hài kịch và nắm bắt
được chỉ tiết, rõ ràng và đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của các câu hỏi mà đề bài
nêu ra
- Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có thê tìm hiểu, luyện tập chuyên sâu hơn với các nội dung:
+ Phân tích một đoạn trích hài kịch
+ Viết văn nghị luận về một van đề của đời sống được gợi ra từ đoạn trích hài kịch, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về
vẫn đề đó
RE MOT SO KIEU VAN BAN
- Văn bản nghị luận và Văn bản thông tin (Tham khảo nội dung kiến thức trong cuốn Hướng dẫn làm bài kiểm tra định kì, đề giao lưu học sinh giỏi lớp 6 -
Lê Nga - Đặng Thị Thúy - Nguyễn Lý Tưởng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
BE
Trang 16LE NGA - DANG THI THUY - NGUYỄN LÝ TƯỞNG
@ Prins B> RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI
aE L CAU TRUC DE KIEM TRA DINH Ki VA DE GIAO LUU
HOC SINH GIOI MON NGU VAN LOP 8
Cấu trúc đề kiểm tra định kì và đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp ö
thường gồm 2 phần: Đọc hiểu và Viết văn
Phân I: Đọc hiểu - gồm có hai nội dung:
* Nội dung thứ nhất là văn bản (ngữ liệu) làm cơ sở cho phần Đọc hiểu
Theo yêu cầu của Chương trìng giáo dục phổ thông 2018, để đáp ứng yêu
cầu hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, văn bản đọc hiểu
được lựa chọn phải bảo đảm các tiêu chí:
- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục
tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình
- Có giá trị đặc sắc về nội đung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiêu văn bản và
thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ
- Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể
hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính
nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân - thiện - mĩ, tình
yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị nhân văn
của nhân loại
- Văn bản đọc hiểu phải lựa chọn các đoạn trích, tác phẩm có dung lượng
phù hợp (về thời gian làm bài, khả năng tiếp nhận của học sinh, bảo đảm tính sư
phạm, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật); tương đương
về thể loại với văn bản được học trong sách giáo khoa; theo tiêu chuân của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Từ các tiêu chí trên, văn bản (ngữ liệu) được chọn để làm đề kiểm tra đọc
hiểu phải bám sát vào các kiểu văn bản học sinh được học ở lớp 8
+ Văn bản văn học: truyện cười, truyện ngắn, truyện lịch sử; thơ trào phúng,
thơ thất ngôn bát cú, thơ tứ tuyệt Đường luật; thơ sáu, bảy chữ và thơ lục bát; hài kịch
Trang 17HƯỚNG DẪN LÀM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGU VAN LOP 8
+ Văn bản nghị luan: nghi luan x4 héi; nghi luan van hoc
+ Văn bản thông tin: văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự
nhiên, văn bản giới thiệu một cuốn sách
* Nội dung thứ hai là yêu cầu thực hiện phần Đọc hiểu:
- Số lượng câu hỏi: thường có 10 câu
- Hình thức câu hỏi: bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận (trả lời ngắn)
- Mức độ: đánh giá ở 3 mức độ: nhận biết - thông hiểu - vận dụng
Phần II: Viết văn
Viết bài văn hoàn chỉnh: Nội dung của bài văn phải bám sát nội dung
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được học ở lớp 8:
- Viết bài văn ké lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho
bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, trong đó có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố này trong văn bản
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do hoặc một bài thơ sáu
chữ, bảy chữ
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và
ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Viết bài phân tích một tác phâm văn học: nêu được chủ đề, nội dung tư
tưởng; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng: trình bày mạch lạc, thuyết phục
Căn cứ vào đối tượng kiểm tra là học sinh đại trà (kiểm tra định kì) hay
học sinh giỏi (tham gia giao lưu học sinh giỏi) mà người ra đề ra ở mức độ khó
dễ khác nhau ở các câu hỏi và bài tập, theo các kiểu văn bản mà các em đã được học trong chương trình
2%
Trang 18
LE NGA - DANG THI THUY - NGUYỄN LÝ TƯỞNG
RE KĨ NĂNG LÀM PHẢN ĐỌC HIỂU
1 Nắm vững yêu cầu cần đạt của Chương trình Ngữ văn lớp 8 khi làm
phần Đọc hiểu
Yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ van 2018
phần Đọc hiểu đối với các loại văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8 được
cụ thê hóa qua các mức độ đánh giá ở bảng mô tả sau:
truyện - Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người
ngắn, việt thê hiện qua vấn bản |
truyện |“ Phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học
lich sử) - Xác định được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; sắc thái
nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ; tác dụng của từ tượng
- Nêu được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy
phối hợp trong văn bản
Trang 19
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống
của bản thân sau khi đọc văn bản
- Hiểu mỗi người đọc có thê có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác
xế Tho (tho
- Nhận biết một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng
- Nhận biết những từ ngữ, hình ảnh độc đáo của văn bản thơ
- Nhận biết được các trợ từ, thán từ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã
hội, thành phần biệt lập
Thông hiéu
- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người
viết thê hiện qua văn bản
- Phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật thơ trào
phúng; vai trò, ý nghĩa của một số yếu tô hình thức thơ Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối, tứ thơ
- Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, tứ thơ
- Phan tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chú đạo của người
viết thê hiện qua văn bản
- Xác định được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; sắc thái
nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ; tác dụng của từ tượng
thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý; nghĩa của một SỐ yếu tố
Hán - Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán - Việt đó được sử dụng trong văn bản
Vận dụng
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con
sie
Trang 20LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUGNG
người của tác giả qua văn ban
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sông
của bản thân sau khi đọc văn bản
- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn
bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản
- Phân tích được vai trò, tác dụng của một số yếu tố của hài kịch như:
xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng
- Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản
- Xác định được sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ;
tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ được
sử dụng trong văn bản
Vận dụng:
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học
- Nêu được những thay đối trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống
của bản thân sau khi đọc văn bản hoặc xem diễn xuất trong vở kịch
- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn
bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác
Trang 21
HUGNG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGU VAN LOP 8
- Phân tích được mỗi liên hệ giữa luận dé, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:
vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thé hiện luận dé
- Phân biệt được lí lẽ, băng chứng khách quan (có thể kiểm chứng
được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
- Xác định được sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ;
tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ được
sử dụng trong văn bản
Vận dụng:
- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những van đề của xã
hội ngày nay
- Nhận biết được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin như:
văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một
cuốn sách hoặc bộ phim đã xem
- Nhận biết được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật
tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng
hoặc cách so sánh và đối chiếu
- Nhận biết được các trợ từ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội,
thành phần biệt lập, các loại câu phân loại theo mục đích giao tiếp được sử dụng trong văn bản Xác định được một số thành ngữ thông dụng, các yếu tố Hán - Việt
Thông hiểu:
- Phân tích được các thông tin cơ bản của văn bản
- Phân tích được đặc điểm của một số kiêu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem; chỉ ra được mỗi quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
- Phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật
tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng
hoặc cách so sánh và đối chiếu
Trang 22LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
2 Ki nang lam phan Doc hiểu
Từ bảng mô tả các mức độ đánh giá trên, người ra đề kiểm tra, đánh giá định kì và giao lưu học sinh giỏi lớp 8 có thể xây dựng hệ thống câu hỏi phần Đọc hiểu ở những mức độ khác nhau (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) Do đó, khi làm bài, cần nắm vững các kĩ năng cho từng dạng câu hỏi ở các mức độ
học Quốc gia Hà Nội, 2022)
2.1.2 Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Nếu là câu hỏi thông hiểu về sắc thải nghĩa của từ thì cân hiểu bản chất sắc thái nghĩa của từ
+ Sắc thái nghĩa của từ là nghĩa bô sung cho nghĩa cơ bản của từ
+ Từ thuần Việt thường có các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ là:
Sắc thái nghĩa miêu tả (ví dụ các từ ghép như xanh ngắt, xanh thắm, xanh rì, xanh biếc đều chỉ màu xanh nhưng được phân biệt với nhau bởi các yếu tô phụ (xanh
ngắt: xanh thuần một màu trên diện rộng; xz⁄ thắm: xanh tươi một cách đăm
thắm, xanh rì: xanh đậm như màu cỏ cây ram rap; xanh biếc: xanh lam đậm và tươi ánh lên);
Sắc thái nghĩa biểu cảm (ví dụ các từ cha, mẹ, vợ, chồng thường có sắc thái thân mật)
+ Từ Hán Việt thường có:
Sắc thái nghĩa cổ kính (ví dụ các từ như: thân phụ, thân mẫu, phu nhân, )
Sắc thái nghĩa trang trọng (ví dụ các từ: thân phụ, thân mẫu, phu nhân, phụ nữ,
nông dân, hi sinh, quyết tử, quyết sinh, )
Sắc thái nghĩa khái quát, trừu tượng (ví dụ các từ như: độc lập, tự do, dân chủ,
dan quyén )
Sắc thái nghĩa tao nhã (ví dụ các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng, , để thay thế cho những từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã
- Nếu là câu hỏi thông hiếu về việc lựa chọn từ ngữ
Trang 23định, của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe,
người đọc, không phát huy được hiệu quả biểu đạt
Ví dụ: các từ: chết, hi sinh, mất đều là từ đồng nghĩa nhưng trong những câu sau chúng không thể thay thế được cho nhau vì nếu thay thế sẽ mất đi sắc thái trang trọng trong từng câu văn:
1 Không thê thống kê chính xác số người chế trong nạn đói năm 1945
2 Người chiến sĩ ấy đã j¡ sinh trong một trận chiến ở biên giới phía Bắc
3 Cụ tôi da mat cach day nim năm
2.1.3 Nghĩa của một số yếu tô Hán Việt thông dụng (Tham khảo hướng dẫn
trong cuốn /#ướng dẫn làm bài kiểm tra định kì, dé giao lưu học sinh giỏi lớp 7 — Lê Nga - Đặng Thị Thúy - Nguyễn Lý Tưởng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022) 2.1.4 Từ tượng hình và từ tượng thanh
- Nếu là câu hỏi nhận biết xác định từ tượng hình và từ tượng thanh thì căn
cứ vào dấu hiệu đặc điểm của chúng
+ Từ tượng hình là những từ gợi tả dáng vẻ, hình dáng, ngoại hình hay vẻ bề ngoài của người, của vật (Ví dụ: Từ tượng hình gợi tả vóc dáng như mũm mĩm,
khẳng khiu, lênh khênh, ục ịch, ; mô tả vẻ bề ngoài của vật: lực lưỡng, be bé,
gay gay, cao cao, )
+ Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, động vật
và con người (Ví dụ: Âm thanh tiếng mưa sử dụng từ tượng thanh như: rào rào,
ầm ầm, lộp độp, tí tách, ; mô tả âm thanh của tiếng gió như: xào xạc, lao xao, ;
âm thanh của con người: tiếng cười: hi hi, ha ha, khanh khách, khúc khích, ; âm
thanh thiên nhiên như: tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót ríu rít, tiếng vit
kêu cap cap, )
- Nếu là câu hỏi thông hiểu nêu tác dung cua từ tượng hình và từ tượng thanh thì căn cứ vào tác dụng và những từ đó dùng đề biết chúng gợi tả hay mô phỏng đối tượng nào
Từ tượng thanh, từ tượng hình đều có tác dụng mang lại sự biểu cảm phong
phú, sinh động cho sự diễn đạt Đặc biệt trong văn miêu tả từ tượng thanh và từ
tượng hình giúp mọi thứ hiện ra thật tự nhiên, sống động, nhiều sắc thái Các loại
từ này tạo nên sự đặc sắc, giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm Đa số từ tượng
Be
Trang 24LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
thanh, từ tượng hình đều là từ láy (nhưng tất cả các từ láy không phải đều là từ
tượng thanh hoặc từ tượng hình) nên sự có mặt của chúng trong câu văn, câu thơ
làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ và làm cho đối tượng miêu tả trở nên cụ thê và sinh động hơn, giúp khả năng miễu tả, diễn tả cảnh vật, con người,
thiên nhiên chỉ tiết, thực tế và đa dạng
2.1.5 Tro tiv, than từ
- Nếu là câu hỏi nhận biết xác định trợ từ, thản từ thì căn cứ vào dấu hiệu đặc điểm, chức năng, vị trí của chúng trong câu
+ Trợ từ là những từ thường đi kèm với một từ khác trong câu có tác dụng
nhằm nhấn mạnh hay biểu thị thái độ, đánh giá của người nói, người viết đối với
một sự vật, hiện tượng nào đó được nói đến trong câu Không có một quy định cụ thể là trợ từ phải bố nghĩa cho thành phần nào của câu, tùy vào các ngữ cảnh khác nhau mà trợ từ sẽ bô ngữ cho những từ mà nó đi kèm trong câu Một số trợ từ phô biến thường gặp trong giao tiếp hoặc văn viết hàng ngày: những, chính, đích, ngay, thì, là, chỉ
+ VỊ trí thông câu: Trợ từ không có vị trí cô định trong câu, có thể đứng đầu câu, đứng giữa câu hoặc cuối câu nhưng thường là trước vị trí chủ thể được bồ nghĩa
Trợ từ để biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng: có vai trò
đánh giá, xác định về sự vật, sự việc, hiện tượng Cái mà được người nói, người viết đang muốn nhắc đến Thường là các từ như: à, ạ, ư, nhỉ, nhé, nha, nghen,
day, này, nào, cơ, cơ mà, thôi, Ví dụ: Bộ phim này hay nhi?
+ Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói,
người viết hoặc dùng để gọi đáp (tuy nhiên lời gọi đáp ở đây giống như là than thở, giãi bày nỗi lòng, tâm trạng hơn là một lời gọi đáp để nhận lại hồi âm)
Trang 25
HUONG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LƯU HSG NGỮ VĂN LỚP 8
+ Vị trí trong câu: Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo
thành một câu đặc biệt Khi đó thán từ có thể đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu và
đi cùng dấu chấm than (!) hoặc là một bộ phận của câu
+ Thán từ gồm có hai nhóm:
Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: thường là các từ ôi, than ôi, hỡi ôi, trời
ơi, Ví dụ: quê hương! Mối tinh tha thiết Cả một đời gắn chặt quê hong (Té Hanh) Ti "Oi" trong ý thơ của nhà thơ Tế Hanh thê hiện nỗi nhớ quê
hương đa diết, nhớ đến mức phải thốt lên thành lời
Thán từ gọi đáp: thường sẽ là những từ này, ơi, vâng, da, Vi du: Ông
trời ơi, sao số con nó khô thế này!
2.1.6 Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Nếu là câu hỏi nhận biết xác định từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội thì
so sánh chúng với từ ngữ toàn dan vi:
+ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được sử dụng ở một vùng miền nhất định Trong sáng tác văn chương, từ ngữ địa phương được dùng để thể hiện nét
riêng của con người, sự vật ở mỗi vùng miền, làm cho nhân vật trở nên chân thật,
sinh động hơn
+ Biệt ngữ xã hội (tiếng lóng) là những từ ngữ chuyên dùng trong các
nhóm người có những đặc điểm chung về xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, (học
sinh, công nhân, nông dân, bộ đội, ) Ví dụ: mồ (móc túi), trúng quả (có lãi), vào cầu (gặp may) Trong các tác phẩm văn chương điện ảnh, biệt ngữ xã hội được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích làm cho câu chuyện và nhân vật trở nên thật hơn, gần gũi hơn
2.1.7 Thành phân biệt lập
- Nếu là câu hỏi nhận biết xác định thành phan biét lap thi can cw vao dau
hiệu đặc điểm, chức năng, vị trí của chúng trong câu
Tinh | đối với sự vật, sự việc | hẩu như, giá như, có vẻ như, | giữa câu
thái | được nói đến trong câu | chừng như, có lẽ, lẽ ra, quả là, | hoặc
không lẽ, chả nhẽ, may sao, may cuối
ra, nhất định, thật ra, thiếr | câu
nghĩ
Be
Trang 26LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUGNG
Dùng dé bộc lộ tâm lí, | Thường được biểu hiện bởi các | Thường
tình cảm, cảm xúc vui, | tu: a, 6, di, 6 hay, di, chao oi, | ding ở
nguodi noi, ngwoi viet
Dùng đê tạo lập hoặc | Thường được biêu hiện bởi các | Thường
duy trì quan hệ giao | từ: này, e, ơi, đạ, vâng, ừ, thưa | đứng ở
Gọi | tiếp ông, bâm ông, đâu câu
cuôi câu
Dùng đê bô sung một sô | Thường được tách biệt băng các | Đứng ở
chi tiét cho nội dung | dâu gạch ngang, dâu phây, dâu | giữa câu
chính của câu ngoặc đơn hoặc dâu hai châm | hoặc
Phụ : (nghĩa là nó có thê nắm giữa hai | cuôi câu ¬.ẽa “tr Nios ‘ hey oR
chú kK su k
a dâu gạch ngang, giữa dâu gạch
(Chêm, ngang và dâu phây, giữa hai dâu ` XÃ Ậ te „
xen) phây, giữa dâu gach ngang và Ä ` k l
dâu châm, giữa hai dâu ngoặc
đơn, sau dâu hai châm, )
Dùng đê nêu lên một ý | Thường được biêu hiện bởi các | Đứng ở
nghĩa chuyên tiêệp giữa | từ, tô hợp từ: tóm lại, quả thực, | đâu câu
Chuxế câu chứa nó với một | ây thê, mà, hơn nữa, ngoài ra,
u en ^ ^ vr ^ ^ ~ ee ^
v câu, một đoạn đứng | nhân đây, như đã nói trên, như
tiep rr ~ z ^ 7 © 7 „
trước hoặc sau đó vậy, nói cách khác, nói chung,
trái lại, thì ra, trước hêt, thứ đên, tiêp theo,
Dùng đề nêu lên sự vật, | Trên chữ việt thường tách biệt | Đứng ở
Khởi | sự việc, là đê tài thông | với chủ ngữ băng dâu phây hoặc | dau cau
ngir | báo mà người nói muôn | từ “thì” nhân mạnh trong câu
Trang 27
HƯỚNG DAN LAM BAIKIEM TRA BINH KY, DE GIAO LUU HSG NGU VAN LOP 8
2.1.8 Câu kê, câu hỏi, câu khiên, câu cam; cau khang định và câu phủ định
- Nêu là kiêm tra nhận biêt cáu kê, câu hỏi, câu khiên, câu cảm; câu khăng định và câu phú định thì căn cứ vào dâu hiệu đặc điểm, chức năng của chung
cầu khiến, khẳng định, phủ
định, đe dọa, biểu lộ tình
cảm, cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời (gọi là câu hỏi tu từ)
Có những từ ngữ nghỉ vấn: ai, gi,
nao, sao, tai sao, dau, bao gio, bao nhiéu, a tư, hte,
hả, hoặc từ hay dùng để nối các về câu biểu đạt quan
chấm lửng
Dung dé ra lệnh, yêu câu,
đê nghị, khuyên bảo, ngăn
câm
Có những từ ngữ
cầu khiến: bấy, chớ,
di, thôi, nào, đừng,
Kết thúc câu bang
dau chấm than hoặc
dau chấm tùy vào
mức độ nhắn mạnh
của người nói đối với yêu cầu được phát ra
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm, thái độ
của người nói đối với sự
vật, sự việc được nói tới
Thường có các từ cảm than: di, than
Ôi, hỡi ơi, trời ơi,
biết bao, biết chừng
nào,
Thường kết thúc
bang dau cham than
Câu kế là câu được dùng để
trình bày, thông báo, miêu
tả, nhận định về sự việc, sự
vật nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu đề nghị hay bộc lộ cảm xúc
Trang 28LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
định | việc hoặc bác bỏ một ý | chăng, không phải,
kiến, một nhận định nào đó chăng phải, làm gì,
làm gì mà, đâu có,
làm gì,
Dùng để thông báo, xác | Không chứa các từ | Thường kết thúc câu
nhận sự tồn tại của một sự | mang ý nghĩa phủ | bằng dấu chấm
2.1.9 Nghĩa tường mình và nghĩa hàm ân của câu
- Nếu là câu hỏi thông hiểu xác định được nghĩa tường mình và hàm ẩn thì
căn cứ vào những từ ngữ trong câu và đặt câu đó trong ngữ cảnh giao tiếp
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu, là loại nghĩa có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ
+ Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thê hiện trực tiếp bằng
những từ ngữ trong câu mà được suy ra từ những câu chữ và ngữ cảnh
Ví dụ: Trời sắp mưa đấy!
Về nghĩa tường minh: Thông báo trời sắp mưa
Về nghĩa hàm ấn thì đặt trong những ngữ cảnh khác nhau ta có thể suy ra
những nghĩa hàm ân khác nhau
2.1.10 Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ
- Nếu là câu hỏi nhận biết xác định biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ
thì căn cứ vào dấu hiệu đặc điểm của chúng trong câu, trong văn bản
+ Đảo nñgữ là biện pháp tu từ đảo ngược vi tri một từ, một cụm từ hoặc một
bộ phận có chức năng làm thành phần câu phía sau lên trước nhằm mục đích nhắn
mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, chiều sâu
cho lời văn, ý thơ nhưng không làm mắt đi quan hệ cú pháp vốn có của câu Sự
thay đổi này chỉ mang dụng ý nghệ thuật, làm tăng tính gợi hình và truyền cảm
cho sự diễn đạt
Ví dụ: Trong câu thơ: Ứng dưng buông lái ta ngôi (Bài thơ về tiểu đội xe
không kính - Phạm Tiến Duật), tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ “ung dung”
được đưa lên đầu câu nhằm nhắn mạnh tư thế ung dung, thong thả, khoan thai,
Trang 29
HUONG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KY, DE GIAO LUU HSG NGỮ VĂN LỚP 8
bình tĩnh của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, những người làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh chiến trường đầy khắc nghiệt
+ Có thể phân loại đảo ngữ thành hai loại như sau:
Đảo ngữ các thành phần trong câu
Ví dụ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ Lác đác bên sông chợ may nha thay
vì Bên sông, mấy chợ nhà lác đác
Đảo ngữ các thành tố cụm từ
Ví dụ: Đảo ngữ các thành tô Biếc đôi nương thay vì Đôi nương biếc
+ Céu hoi tu ti là câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng không dùng đề hỏi, không hướng tới việc tìm kiểm câu trả lời, hoặc nội dung câu trả lời
đã có sẵn trong câu hỏi đó mà dùng để gián tiếp biểu thị các mục đích giao tiếp
khác nhau như cầu khiến, biểu cảm, khăng định, phủ định,
Vi du: Cau hoi tu tir Tu hii oi! Chang đến ở cùng bà,/ Kêu chỉ hoài trên
những cánh đồng xa? (Bếp lửa —- Bằng Việt) không dùng để hỏi mà để thể
hiện tâm trạng của người cháu, nó diễn tả nỗi lòng da diết của người cháu khi nhớ
về tuổi thơ, nhớ về bà, khiến cho không gian kỉ niệm như có chiều sâu và nỗi nhớ
thương bà của cháu càng trở nên thăm thắm, vời vợi
+ Câu hỏi tu từ thường có những đặc điểm thường thấy như sau:
Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dâu chấm hỏi dé kết
thúc một câu
Câu hỏi tu từ được sử dụng nhăm khẳng định hoặc nhắn mạnh nội dung, ý
nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác
Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vẫn đề nảo đó
Được dùng theo cách nói ân dụ, nhăm thể hiện sắc thái biểu đạt
Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu
- Nếu là câu hỏi thông hiểu về tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ thì căn cứ vào tác đụng của chúng trong câu, trong văn ban
+ Tác dụng chính của biện pháp tu từ đảo ngữ là giúp nhân mạnh các hình
ảnh, sự vật, con người được biểu thị bởi bộ phận đó để gây sự chú ý cho người
đọc; thể hiện được những cảm xúc, tâm tư giấu kín của người viết, người nói hoặc
tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong văn bản Ngoài ra đảo ngữ cũng là một biện pháp tu từ cho nên còn có tác dụng tang suc gợi cảm, gợi hình và sinh động
Be cho cau tho, cau van.
Trang 30LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUONG
Vi du: Lom khom duoi nui, tiều vài chú/ Lac đác bên sông, chợ may nha
(Qua Déo Ngang - Ba Huyén Thanh Quan) Nếu theo đúng cấu trúc ngữ pháp
thông thường sẽ là Vài chú tiểu lom khom dưới núi và Bên sông may cho nha lac
đác Tuy nhiên ở đây thi nhân đã đảo các tính từ "lom khom" va "lac dac" 6 vi tri
vị ngữ lên đầu câu để nhẫn mạnh cho dáng vẻ nhỏ bé, cảnh vật hiu quạnh giữa
không gian núi rừng rộng lớn, bao la nơi Đèo Ngang Từ đó mà làm bật ra tâm
trạng cô đơn, cô quạnh được giấu kín trong tâm hồn tác giả
Hoặc:
Dung chan nghi lai Nha Trang Hiu hiu gio thổi, trời quang tuyệt vời
Xanh xanh mặt biển da trời,
Cảnh sao quyễn rũ lòng người khó quên
(Nha Trang — Sóng Hồng) Các tir "hiu hiu" và "xanh xanh" là dùng theo biện pháp đảo ngữ "Hiu
hiu" được đảo lên đầu dòng thơ gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác
dễ chịu, thư thái trong cảnh vật và trong chính cảm xúc của tác giả - người khách
qua đường nán lại dừng chân nghỉ ngơi Từ "xanh xanh" ở câu thơ tiếp theo cũng
được đảo lên đầu dòng thơ gợi màu sắc của biên trời và cảm xúc có phần la lam,
bất ngờ của tác giả trước thiên nhiên, đất trời tươi đẹp nơi đây Như vậy, cả hai từ
đều có tác dụng làm tăng tính gợi hình mạnh mẽ cho ý thơ, khiến người đọc hình
dung ra trước mắt khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống của con người
+ Tác dụng của câu hỏi tu từ giúp cho câu thơ, câu văn trở nên sinh động,
hấp dẫn và trực quan hơn, tăng hiệu quả diễn đạt nội dung; làm cho sắc thái ý
nghĩa trong câu trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều; giúp người đọc hoặc
người nghe có những liên tưởng thú vị về nội dung, thông tin trong câu Trong
văn bản, bằng cách đặt câu hỏi tu từ, tác giả có thể tạo sự tương tác giữa người
đọc và người nghe, khuyến khích người đọc suy ngẫm và tham gia vào quá trình
đọc, đi sâu vào nội dung văn bản, khám phá ý nghĩa sâu xa và hiểu rõ hơn về
thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt
Ví dụ tác dụng của câu hỏi tu từ trong 2 dòng thơ:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Ông Đồ - Vũ Đình Liên)
Trang 31
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIÊM TRA ĐỊNH KỲ, ĐỀ GIAO LƯU HSG NGỮ VĂN LỚP §
Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích để hỏi mà để thể hiện niềm cảm
thương của tác giả cho những người như ông đồ đã bị lãng quên vì thời thế thay
đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại Câu hỏi
tu từ đặt ra là một lời tự vẫn, như tiếng gol hồn Những người muôn năm cii
không còn nữa Những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi
mây, hỏi cuộc song, hỏi cả một thời đại Hỏi để mà cảm thông cho thân phận của
ông đồ Hỏi để thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức đậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc
tuý Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chỉ là mất nước?
2.1.11 Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song phối hop trong van ban
- Nếu là câu hỏi thông hiểu nêu được đặc điểm và chức năng của các đoạn
văn thì lưu ý căn cứ vào câu chủ đê trong đoạn
+ Doan văn điển địch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thê để làm rõ câu
chủ đề của đoạn văn
+ Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát
nằm ở vị trí cuối đoạn, các câu đứng trước diễn đạt ý cụ thể, minh họa
+ Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu triển khai nội dung song song, các câu có tầm quan trọng như nhau trong việc biểu đạt nội dung toàn đoạn, cùng hướng tới một chủ đề
+ Đoạn văn phối hợp là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát ở đầu tiếp sau đó là các câu văn triển khai những nội dung cụ thể và kết thúc đoạn bằng một câu có tính chất giống như câu chủ đề
2.2 Kĩ năng làm các dạng câu hỏi nhận biết khi đọc hiểu các
sử thì căn cứ vào dẫu hiệu của từng phương diện
Trang 32LE NGA - DANG THI THUY - NGUYÊN LÝ TƯỞNG
+ Dé tai la phương diện khách quan của nội dung tác phâm văn học, là
phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phân văn học Một
tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài (hệ thống đề tài), trong đó có một đề tài chính
Để xác định đề tài cần căn cứ vào không gian, thời gian được nói tới trong
tác phẩm Từ đó chỉ ra con người nào, cuộc sống nào được mô tả trong không
gian, thời gian ấy
Ví dụ: Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là hình ảnh người lính trong
thời kì kháng chiến chống Pháp Đề tài của 7r„yện Kiểu (Nguyễn Du) là thân
phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Đề tài truyện ngan Lang (Kim Lan)
viết về người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp Hoặc khi xác định đề tài
của một tác phẩm, ta tự trả lời câu hỏi: Tác phẩm viết về phạm vi hiện thực nào?
Tác phẩm viết về cái gì?
+ Chi dé la van dé co ban, chủ yếu, trung tâm mà nhà văn nêu lên, đặt ra
nội dung cụ thé cua tac pham van hoc
Để xác định chủ đề cần thông qua nhan đề, một số từ ngữ chủ đề; hình ảnh,
sự việc, cốt truyện; thông qua hình tượng nhân vật chính; thông qua cảnh ngộ,
biến động đữ dội, khác thường; thông qua những lời phát biểu của tác giả hoặc
nhân vật,
Ví dụ: Chủ đề của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) thể hiện qua nhan đề; nhân
vật trữ tình (người lính nông dân); những lời kể, suy nghĩ, cảm xúc của người lính
Hoặc khi xác định chủ đề của một tác phẩm, ta tự trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ
bản nào được đặt ra trong phạm vi hiện thực đó? Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?
Ví dụ: Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) viết về người lính thời kì
kháng chiến chống Pháp còn chủ đề là ngợi ca tình đồng đội, đồng chí cao cả,
thiêng liêng của các anh bộ đội Cụ Hồ Đề tài của truyện Lặng /ẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long) viết về người lao động trong xã hội mới còn chủ đề là ca ngợi
những người lao động âm thầm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước
+ Bối cảnh, cốt truyện, tình huống, nhân vật, các chỉ tiết tiêu biểu trong
truyện cười, truyện ngắn, truyện lịch sử (xem lại kiến thức đã trình bày ở mục I.1
Truyện - trang 3)
- Nếu câu hỏi nhận biết được luận đề, luận điểm, li lé va bằng chứng tiêu
biểu trong văn bản nghị luận thì căn cứ vào đặc điểm của chúng trong văn bản
nghị luận mà đề đưa ra đề xác định
Trang 33
- Nếu câu hỏi nhận biết đặc điểm của một số kiéu van bản thông tin như:
văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một cuốn sách
hoặc bộ phim đã xem thì căn cứ vào đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản
để xác định
+ Về nội dung: van ban giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết để lí
giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem sẽ cung cấp các thông tin về một
cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết
nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim
+ Về hình thức: các loại văn bản này có thể dùng thông tin chỉ tiết, đề mục
và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự, ) hoặc có thể sử dụng
một số phương tiện phi ngôn ngữ (tranh, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, ) để làm nổi bật thông tin quan trọng
- Nếu câu hỏi là nhận biết được cách trình bày thông tin thì căn cứ vào các
cách trình bày của văn bản thông tin để xác định
+ Trình bày theo trật tự thời gian
+ Trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân — kết quả
+ Trình bày theo mức độ quan trọng của đối tượng
+ Trình bảy theo cách so sánh và đối chiếu
= 2.3 Ki nang lam các dạng câu hỏi thông hiểu đọc hiểu các văn bản
- Nếu là câu hỏi thông hiểu nêu nội dung bao quát của văn bản truyện cười,
truyện ngắn, truyện lịch sử, thơ Đường luật, thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ tự do, hài kịch thì ngoài việc đọc đoạn văn/ đoạn thơ/ văn bản được trích của đề (goi chung là ngữ liệu) cân thực hiện các goi y sau:
+ Dựa vào nhan để (nếu ngữ liệu có) hoặc dựa vào phần cuối cùng ghi trích dẫn nguồn ngữ liệu
+ Xác định chính xác nội dung từng đoạn nhỏ rồi hợp lại nội dung bao quát
aie
của toàn ngữ liệu
Trang 34LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TƯỞNG
+ Dựa vào các từ ngữ, chỉ tiết đặc sắc, nôi bật của ngữ liệu (lưu ý các từ ngữ
được lặp đi lặp lại trong văn bản/ đoạn trích)
+ Có thể là dựa vào nội dung câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng (câu chủ đề)
của đoạn văn/ văn bản
+ Hoặc trả lời câu hỏi: Đối tượng, vấn đề được nêu lên trong ngữ liệu là gì?
Có những sự việc, nội dung nào được đề cập xoay quanh đối tượng, vẫn đề đó rồi
gộp lại thành nội dung hoàn chỉnh
Lưu ý: Nội dung chính của ngữ liệu đề bài cần được trình bày rõ ràng,
ngắn gọn (khoảng 3 — 5 câu), tránh viết lan man, dài dòng
- Nếu câu hỏi thông hiểu là nêu tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi
đến người đọc thông văn bản truyện cười, truyện ngăn, truyện lịch sử, thơ Đường
luật, thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ tự do thì căn cứ vào đặc điểm của chúng
+ Từ tưởng của tác phâm văn học là nhận thức, lí giải, thái độ của tác giả
đối với toàn bộ nội dung của tác phâm văn học, cũng như những vẫn đề về cuộc
sống, con người được đặt ra trong tác phẩm Tư tưởng của tác phẩm văn học được
thể hiện qua những lời thuyết minh trực tiếp của tác giả, của nhân vật chính diện
hoặc được biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ
đạo, được nêu trong tác pham
+ Thông điệp trong văn bản có nghĩa là những lời tác giả gửi gam qua tác
pham mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều con người, nhiều quốc gia Mỗi
một tác phẩm văn chương đều mang trong mình những thông điệp riêng được tác
giả truyén tai toi déc gid qua chất liệu nghệ thuật ngôn từ
- Nếu câu hỏi thông biếu là nêu tình cảm, cẳm xúc, cảm hưng chủ đạo của
người viết thể hiện qua văn bản thơ Đường luật, thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ tự do
thì căn cứ vào đặc điểm của chúng
+ Tình cảm, cảm xúc trong thơ là những rung động nội tâm, những cảm
nhận của nhà thơ về cuộc sống giúp người đọc hiểu hơn về chủ thê trữ tình Tình
cảm, cảm xúc trong thơ không phải thứ tình cảm dửng dưng mà là dòng chảy của
xúc cảm, của tâm tư chất chứa trong lòng nhà thơ, là tình yêu nồng cháy của một
trái tim mang vẻ đẹp nhân văn cao cả
+ Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt
tác phẩm nghệ thuật gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất
định gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm Một tác
Trang 35
ra đời của ngữ liệu để suy luận
- Nếu câu hỏi thông hiểu là nêu tác dung của một số thủ pháp nghệ thuật thơ trào phúng; vai trò, ý nghĩa của một số yếu tô hình thức thơ Đường luật như: bố
cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối thì dựa vào các phương diện hình thức nghệ
thuật của bài thơ (xem lại kiến thức ở mục I.2 Thơ, trang 7)
- Nếu câu hỏi thông hiểu là phân tích vai tro, tác dụng của một số yếu tổ của
hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng thì dựa vào đặc điểm của mỗi yếu to (xem lại kiến thức ở mục I3 Hài kịch, trang 14)
a
SF 2.4 Kĩ năng làm các dạng câu hỏi van dụng đọc hiểu văn bản
- Nếu câu hỏi vận dung là nhận xét! nội dụng phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản truyện cười, truyện lịch sử, hoặc thơ trào phúng, hài kịch, thì dựa vào các khía cạnh sau:
+ Nắm vững những giá trị nội dung mà các thể loại hướng đến:
Truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui vừa có ý nghĩa phê phán Khi tạo ra những tiếng cười mua vui hoặc phê phán, truyện cười đồng thời cũng gián tiếp
hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp đối lập với những hiện
tượng đáng cười Khi nhận xét về nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người trong truyện cười cần chú ý điều này để rút ra ý nghĩa, bài học, thông điệp,
ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội sắc bén mà tác giả truyện cười muốn gửi gắm
Ví dụ: Để trả lời câu 6 trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập I - Bộ sách Chân trời sáng fạo: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua
các truyện cười này, cần dựa vào đặc điểm, đặc trưng của thể loại này
Trả lời Tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích: tạo tiếng cười
mua vui, giải trí lành mạnh, vui vẻ, ngoài ra là để phê phán, châm biếm các thói
hư tật xâu của con nguoi
35.
Trang 36LÊ NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUGNG
Thong qua các truyện cười này, tác giả dân gian muốn thể hiện cách nhìn
tích cực về cuộc sống, con người thể hiện sự vui vẻ, lạc quan yêu đời, yêu cuộc
sống, đồng thời thể hiện sự thâm thúy của ông cha khi định hướng, thay đổi con
người một cách nhẹ nhàng mà sâu cay
Truyện lịch sử có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử
Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức
tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những
nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc Đề có những nhận xét chính xác về nội
dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản truyện
lịch sử, học sinh cần trả lời được các câu hỏi: Truyện mang đến cho người đọc
những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc gì? Nhận thức mới mẻ hay bài học
sâu sắc đó có ý nghĩa như thé nao?
Thơ trào phúng, ngoài việc chú ý đến những yếu tố nghệ thuật (thủ pháp)
được sử dụng để tạo ra “thanh âm” riêng của tiếng cười còn phải chú ý đến tắm
lòng của những nhà thơ tâm huyết, một tâm lòng với dân, với nước, với đời dé
viét nén nhitng van tho manh mé, quyét liét va rat giau cảm xúc thật từ con tim
Do vậy, học sinh cần trả lời được câu hỏi: Đằng sau tiếng cười, tác giả muốn bày
tỏ thái độ, tình cảm gì?
- Hài kịch là, tác giả dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán
những thói hư tật xấu, cái lồ bịch, lỗi thời trong đời sống đối lập với các chuẩn
mực về cái tốt đẹp, tiễn bộ
+ Ngoài ra, cần phải lưu ý phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả: có người
thích những hiện thực mang tính chất nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm, cũng có
người lại thích khai thác những câu chuyện dữ dội, đau đớn, ám ảnh mãnh liệt đối
với con người, ; có người chỉ thích dé tài nông thôn, có người lại ưa và chỉ chọn
đề tài thành this có người chỉ chọn va thành công ở thể loại truyện ngắn; có người lại chọn thơ; có người ưa dùng thứ văn, thơ nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng, nhưng
có người lại luôn tỉnh táo, sắc lạnh đến tàn nhẫn; có người ưa lối nói dí dỏm mà thâm thúy, người lại thích lối nói sắc sảo, đữ dội, sâu cay, ; có người thường tạo nên một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, ân nghĩa; trong khi người khác lại thành
công với giọng điệu thắm đẫm chất triết lý sâu xa
- Nếu câu hỏi vận dụng là nêu những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc văn bản truyện cui, truyén ngan, truyén lich
Trang 37
HUONG DAN LAM BAI KIEM TRA DINH KỲ, ĐÈ GIAO LƯU HSG NGỮ VAN LOP 8
sử, thơ Đường luật, thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ tự do, hài kịch, thì cần có những
hiểu biết sau:
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hoà mình vào tác phâm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ
sĩ sáng tạo Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ra ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống
của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, làm cho tác pham từ một văn bản khô
khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút
Do vậy, sau khi đọc hiểu tác phẩm, để trả lời cho dạng câu hỏi trên, học sinh cần huy động trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá, quan điểm thâm
mĩ, năng lực và bằng cả tâm hồn mình, để từ đó khám phá ra ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, tác động đến bản thân mình
Ví dụ: Để trả lời Câu 7 trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 2 — Bộ sách Kết nối i
thức với cuộc sống: Theo em, qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Câu chuyện đã tác động đến suy nghĩ
và tình cảm của em như thế nào? cần dựa vào nội dung câu chuyện để tìm ra điều tác giả muốn ca ngợi và phê phán Từ đó, chia sẻ suy nghĩ và tình cảm của bản thân sau khi đọc xong văn bản
vi, ý định, suy nghĩ xấu, không tốt đẹp Nếu ai cũng lựa chọn làm theo điều đó thì
thế giới này chỉ có bạo lực, đỗ máu, tang thương, chết chóc, mọi người sẽ sống
mà không an bình trong yêu thương
Qua câu chuyện trên, đối với em, điều thắm thía và sâu sắc nhất đó chính là
không chỉ con người mà loài vật cũng có quá khứ, có những tình cảm gắn bó sâu sắc và thiêng liêng Con người phải biết yêu thương động vật và sống hòa thuận với chúng: biết mở lòng đón nhận những tình cảm, những người bạn mới, cùng bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống
Trang 38LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUGNG
RE, Ki NANG VIET DOAN VAN GHI LAI CAM NGHI CUA EM
SAU KHI DOC MOT BAI THO SAU CHU, BAY CHU, THO TU DO
1 Đọc kĩ bài thơ để nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đặc biệt là phát hiện ra những
“điểm sáng về nghệ thuật” Điểm sáng về nghệ thuật thê hiện ở nội dung và nghệ
thuật của bài thơ Cũng giống như một số thể thơ khác, điểm sáng nghệ thuật của
bài thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ tự do thể hiện ở tình cảm, cảm xúc, thể thơ, cách
gieo van, hinh anh, giọng điệu, cách ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,
* Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ, tác giả và khái quát cảm nghĩ chung về bài thơ
- Mở đoạn trực tiếp bằng cách nêu một câu văn ngắn gọn như sau:
+ Bài thơ của tác giả đã để lại trong em cảm nghĩ
+ Bài thơ của tác giả đã diễn tả sinh động (bức tranh thiên nhiên, cuộc
sống), xúc động (tinh cảm gì của tác giả?)
+ Đọc bài thơ cua tac gia , điều em ấn tượng nhất là
- Mở đoạn gián tiếp:
+ Dẫn dắt từ sự trải nghiệm của bản thân về một hoạt động, sự việc, cảnh
vật, con người hoặc thời gian, không gian nào đó
+ Dẫn dắt từ chủ đề, đề tài: Em đã được đọc rất nhiều bài thơ viết về (đề tài
của bài thơ, ví dụ 1 số bài cụ thể) Trong đó, bài thơ của tác giả đã dé lai trong
em bao cảm xúc
+ Dẫn dắt từ tác giả (phong cách sáng tác): Nhắc tới nhà thơ , chúng ta
không thể quên những bài thơ viết về với giọng điệu Đọc bài thơ , ta cảm
nhận được
* Than doan:
- Trinh bay chi tiết cảm nghĩ của bản thân về bài thơ:
+ Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích Lí do mà em yêu
thích (Ví dụ: Về nội dung, bài thơ đã diễn tả một cách xúc động Bài thơ đã
giúp em hiểu thêm về , bồi đắp trong em tình cảm ) Phân tích từng câu thơ dé
thay rõ chủ đề, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, của nhà thơ
+ Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật cụ thê của bài thơ mà em yêu thích?
Hoặc tác dụng của thể thơ và các hình thức nghệ thuật của bài thơ (Đọc bài
thơ, em vô cùng ân tượng trước lối diễn đạt bình dị như đưa người đọc đến với câu
Trang 39
Lưu ý: Trong quá trình nêu cảm nghĩ, có thể nêu cảm nghĩ về cả nội dung
và nghệ thuật băng cách:
Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi
cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất
Chọn cảm nhận, chỉ ra cái hay của cách sử dụng thể thơ, nhịp thơ; sử dụng
các yếu tố tự sự và miêu tả để biểu đạt cảm xúc; cái hay của từ ngữ, hình ảnh,
biện pháp tu từ, mà em an tượng nhất
- Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả:
+ Tài năng cua tac gia: su quan sat tinh té, lién tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo, ngòi bút tính tế, sử dụng các từ ngữ, biện pháp tu từ đặc sẴC,
+ Tâm hồn của tác giả: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê
hương, đất nước, Từ đó, khơi dậy tình cảm, cảm xúc hoặc thái độ của người đọc
* Kết đoạn:
- Khang dinh lại cảm nghĩ của em về bài thơ, bài thơ bồi đắp trong em tình cảm gì?
- Nêu nghĩa của bài thơ đối với bản thân
- Liên hệ các bài thơ, ca dao, có cùng chủ đề (nếu có)
ae IV Ki NANG VIET BAI VAN
Ki năng làm từng kiểu bài đã được trình bày cụ thể, chỉ tiết trong cuốn Hướng dẫn làm các dạng bài văn lớp 8của cùng nhóm tác giả Vì vậy, ở nội dung
này, chúng tôi lưu ý một số điểm đối với đối tượng học sinh giỏi ở từng kiểu bài
Trang 40LE NGA - DANG THI THUY - NGUYEN LY TUGNG
+ Khi lựa chọn kế lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội cần căn cứ
vào các hoạt động cụ thể của trường, lớp, địa phương mà bản thân đã tham gia dé
lựa chọn chuyến đi hay hoạt động cho phù hợp, nhưng phải là chuyến đi, hoạt
động có ý nghĩa giáo dục đối với bản thân, cộng đồng, xã hội hoặc có ảnh hưởng
tới sự thay đổi trong nhận thức của mỗi người, có tác dụng bồi đắp suy nghĩ, tinh
cảm tốt đẹp trong cuộc sống Không kế về chuyến đi hay hoạt động mà bản thân
chưa được trực tiếp tham gia Vì bản chất của bài tự sự là người thật việc thật,
không phải hư cấu tưởng tượng
+ Trong quá trình viết bài, cần chú ý:
Các ý của bài viết phải đảm bảo đúng trình tự thời gian của chuyến đi hay
hoạt động và ứng với từng thời điểm không gian của chuyến đi hay hoạt động
Nêu được những hoạt động nổi bật trong chuyến đi hoặc hoạt động để lại
ấn tượng, cảm xúc sâu đậm trong em
Ngôn ngữ bài viết cần cần sinh động, vừa kể chỉ tiết, cụ thể vừa thể hiện
được cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, các yếu tô
thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, để tăng sức hấp dẫn cho bài viết Tuy nhiên,
không được quá lạm dụng yếu tố thuyết minh, miêu tả hoặc biểu cảm mà làm mat
đi mục đích chính là tự sự
Biết sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí (có thể khác trật tự với sự
việc ở ngoài) nhưng khoa học và lo-gich hơn, thê hiện ý nghĩa rõ hơn
Lời văn kế linh hoạt, sáng tạo, có giọng điệu riêng để truyện kế hấp dẫn lôi
cuốn người đọc, người nghe theo từng chi tiết, sự việc, kết hợp yêu tô miêu tả,
cảm xúc phù hợp
Bố cục bài văn vừa có sự mạch lạc vừa có sự liên kết chặt chẽ băng những
phép liên kết và phương tiện liên kết giữa các câu văn và mỗi khi chuyên ý, chuyên đoạn
=> Những điểm sáng tạo nói trên sẽ phân biệt rõ đối tượng học sinh giỏi,
học sinh năng khiếu với học sinh chỉ ở mức độ khá hoặc trung bình nên sẽ được
đánh giá rât cao