Tiến hành cuộc cách mạng XHCN trên cả hai miền Nam – Bắc.Câu 3: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương 1919-1929, thực dân Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào
Trang 1SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT QUÀI TỞ
(LẦN 1)
(Đề thi có _ trang)
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Câu 1: Sự kiện nào sau đây tác động đến sự phát triển của kinh tế Mĩ trong những năm 1945-1950?
A Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời B Sự ra đời của Diễn đàn hợp tác Á-Âu.
C Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc D Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
Câu 2: Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên có sự biến đổi chính trị quan
trọng nào sau đây?
A Bị các nước tư bản phương Tây xâm lược và biến thành thuộc địa.
B Tiến hành cuộc Tổng tuyển cử thống nhất hai miền đất nước.
C Hình thành hai nhà nước trong năm 1948 là Hàn Quốc và Triều Tiên.
D Tiến hành cuộc cách mạng XHCN trên cả hai miền Nam – Bắc.
Câu 3: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
A Chinh phục vũ trụ B Đồn điền cao su C Công nghệ viễn thông D Điện hạt nhân Câu 4: Nội dung cơ bản nhất trong chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thực hiện từ năm
1978 đến nay là gì?
A Tập trung xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B Thực hiện mở cửa với bên ngoài trên mọi phương diện.
C Chú trọng cải cách cách hệ thống pháp luật nhằm thu hút đầu tư bên ngoài.
D Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, đồng thời tiến hành cải cách và mở cửa.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 Việt Nam?
A Pháp tăng cường khủng bố phong trào yêu nước Việt Nam.
B Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp gay gắt.
C Phát xít Nhật tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
D Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Mã đề thi:……
Trang 2Câu 6: Điểm giống nhau cơ bản về sự phát triển kinh tế của Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là gì?
A Đi đầu và đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
B Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng chất xám.
C Cường quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
D Trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Câu 7: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 là bước phát triển mới về chất so với các phong trào đấu tranh trước đó vì một trong những lí do nào sau đây?
A Dùng phương pháp bạo lực để đánh đổ kẻ thù
B Thành lập được chính quyền của toàn dân tộc.
C Hoàn thành triệt để mục tiêu của cách mạng
D Có tổ chức lãnh đạo thống nhất trên cả nước.
Câu 8: Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
A Công nhân và tiểu tư sản B Công nhân và tri thức.
C Công nhân và nông dân D Công nhân, nông dân và tri thức.
Câu 9: Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do
A nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
B muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
C muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
D thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
Câu 10: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc dẫn đến cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ
những năm 40 của thế kỉ XX?
A Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố B Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.
C Chiến tranh lạnh đã hoàn toàn chấm dứt D Sự vơi cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên Câu 11: Tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925) không có lực lượng nào
sau đây?
A Giai cấp công nhân và nông dân B Bộ phận địa chủ vừa, địa chủ nhỏ.
C Tư sản dân tộc, tiểu tư sản tri thức D Bộ phận đại địa chủ, tư sản.
Câu 12: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 -
1930?
Trang 3A Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ B Chiến tranh lạnh kết thúc.
C Nước Nga Xô viết ra đời D Liên minh châu Âu được thành lập.
Câu 13: Khối liên minh công – nông lần đầu tiên hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?
A Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930 B Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
C Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 D Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Câu 14: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các
nước Mĩ latinh diễn ra dưới hình thức chủ yếu nào sau đây?
A Đấu tranh vũ trang B Sự nổi dậy của người dân.
C Bãi công của công nhân D Đấu tranh chính trị.
Câu 15: Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì
A tập trung vào mục tiêu duy nhất là ruộng đất cho dân cày.
B tập trung vào kẻ thù trước mắt là phản động thuộc địa.
C hình thành được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi 3
D có một chính đáng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
Câu 16: Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là
A cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
B cách mạng Cuba lật đổ được chế độ độc tài Batixta (1959).
C ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).
D thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954).
Câu 17: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dầu bằng sự
kiện nào?
A Sự thành lập các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
B Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930.
C Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
D Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh- Bến Thuỷ.
Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương?
A Không đầu tư vốn vào các ngành kinh tế có tính chất hiện đại.
B Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất mới.
C Không du nhập hoàn chỉnh phương thức sản xuất mới vào thuộc địa.
Trang 4D Hạn chế tối đa nguồn vốn đầu tư đầu tư của tư bản tư nhân Pháp.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây là không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam
A Phong trào cách mạng mang tính dân tộc điển hình.
B Có hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
C Phong trào cách mạng diễn ra trên quy mô rộng lớn.
D Không có sự ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc Việt Nam.
Câu 20: Trong công cuộc cải cách – mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?
A Trở thành trung tâm – kinh tế tài chính duy nhất trên thế giới.
B Là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
C Là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử thành công bom nguyên tử.
D Sản lượng công nghiệp chiếm 70% sản lượng công nghiệp thế giới.
Câu 21: Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Bồ Đào Nha là mốc đánh dấu
A Chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn.
B Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn.
C Chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi chính thức bị xóa bỏ.
D Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ.
Câu 22: Nhận xét nào sau đây là đúng về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A Diễn ra khá ôn hòa và thể hiện tính nhân văn sâu sắc.
B Có sự kết hợp hài hòa giữa tiền tuyến và hậu phương.
4 C Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
D Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
Câu 23: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ sau chiến tranh thế
giới thứ hai là
A Mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á
B Thực hiện “Chiến lược cam kết và mở rộng”.
C Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ
D Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước khác.
Câu 24: Một số thành viên tiên tiến của tổ chức nào sau đây đã thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên
ở Việt Nam (3/1929)?
Trang 5A Hội Việt Nam cách mạng thanh niên B Đảng Dân chủ Việt Nam.
C Đảng Cộng sản Việt Nam D Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 25: Việc hợp nhất giữa ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam được hoàn tất trên thực tế khi
A Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
B Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi các tầng lớp nhân dân nhân dịp Đảng ra đời.
C Đông Dương cộng sản Liên đoàn đề nghị gia nhập Đảng và được chấp nhận.
D Đại hội III của Đảng quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là Ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Câu 26: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở
thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A Trung địa chủ và tư sản mại bản B Đại địa chủ và tư sản mại bản.
C Tiểu địa chủ và tư sản mại bản D Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản.
Câu 27: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu
A Sự thiết lập quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới.
B Sự chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam.
C Bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
D Bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 28: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925-1929) có hoạt động nào sau đây?
A Mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ B Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa.
C Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh D Phát động khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 29: Kết quả đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ
đầu của thế kỉ XX là sự ra đời của?
A Hội Việt Nam cách mạng thanh niên B Xô viết Nghệ Tĩnh.
C Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời D Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 30: Trong công cuộc xây dựng đất nước (1950-2000), cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn
Độ trở thành
A Cường quốc số một thế giới về công nghiệp điện hạt nhân.
5 B Một trong nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
C Trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
D Cường quốc kinh tế tư bản lớn nhất trên thế giới.
Câu 31: Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây vào
Trang 6đầu những năm 70 của thế kỉ XX
A Liên Xô và Mĩ tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.
B Pháp rút quân đội khỏi tất cả các thuộc địa.
C Anh rút quân đội khỏi tất cả các thuộc địa.
D Mĩ giải thể tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới.
Câu 32: Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thể rút ra được bài học gì
cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
A Tăng cường vai trò của các công ty độc quyền.
B Tranh thủ buôn bán vũ khí để thu lợi nhuận.
C Khai thác có hiệu quả tối đa tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế.
D Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 33: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929),
xã hội Việt Nam cố chuyển biến nào sau đây?
A Nền kinh tế phát triển mất cân đối B Giai cấp địa chủ có sự phân hóa.
C Giai cấp công nhân xuất hiện D Giai cấp nông dân xuất hiện.
Câu 34: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nông dân Việt Nam được đánh giá là lực lượng
cách mạng như thế nào?
A Tiên tiến B Hùng hậu C Lãnh đạo D Tiên phong.
Câu 35: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
A Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
B Buộc các nước phương Tây từ bỏ chống Liên Xô.
C Đánh dấu Liên Xô đã xuất khẩu vũ khí hạt nhân
D Phá vỡ thế độc quyển nguyên tử của Mĩ.
Câu 36: Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
A quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
B phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.
C nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
D vai trò lãnh đạo của cách mạng của Đảng Cộng sản.
Câu 37: Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt
Nam
A Bước đầu đấu tranh tự giác B Hoàn toàn đấu tranh tự giác.
Trang 7C Có một đường lối chính trị rõ ràng D Có một tổ chức công khai lãnh đạo.
Câu 38: Nội dung nào sau đây không có trong Hội nghị Ianta (2/1945)?
A Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc ở châu Á.
6 B Chia cắt Việt Nam và bán đảo Đông Dương.
C Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc ở châu Âu.
D Chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền.
Câu 39: Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều
A do Đảng Cộng sản ở các nước trực tiếp lãnh đạo.
B Chia cắt Việt Nam và bán đảo Đông Dương.
C Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc ở châu Âu.
D Chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền.
Câu 40: Hiệp ước Bali (2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
A tuyên bố xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN thống nhất, vững mạnh.
B thông quan quyết định kết nạp Mianma vào ASEAN.
C xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
D thông qua quyết định kết nạp Brunay vào ASEAN.
HẾT -7