1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ôn tập ppnckh gd

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nghiên cứu KHGD theo quan điểm hệ thống cho phép nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện về hiện tượng giáo dục, thấy được mối quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác tr

Trang 1

Nhà nghiên cứu cần phân tích đối tựợng nghiên cứu ra thành các thành tố để xem xét một cách sâu sắc, nghiên cứu đầy đủ các quan hệ qua lại giữa các thành tố trong hệ thống, xác định được những thành tố trung tâm hay hạt nhân trong hệ thống thứ bậc của một cấu trúc toàn vẹn Đạt đối tựợng trong môi trường, trong hoàn cảnh phát triển cụ thể của nó, để xác định được những tác động hay những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng

Ý nghĩa:

Vận dụng quan điểm giúp nhà nghiên cứu khắc phục đựợc việc nghiên cứu chỉ xem xét các mặt tách rời, các khía cạnh riêng lẻ của đối tựợng nghiên cứu Từ đó cho chúng ta cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu Đồng thời còn giúp việc trình bày kết quả nghiên cứu khoa học một cách rõ ràng, khúc triết theo một hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao

Nghiên cứu KHGD theo quan điểm hệ thống cho phép nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện về hiện tượng giáo dục, thấy được mối quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xác định được các con đường tổng hợp, tối ưu để

nâng cao chất lượng giáo dục

Ví dụ: Khi nghiên cứu hoạt động dạy học ở các trường tiểu học, nhà nghiên cứu cần xem xét hệ thống cấu trúc quá trình dạy học với nhiều nhân tố: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, Giáo viên, Học sinh, Phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra - đánh giá

Trang 2

Câu 2: Trình bày nội dung và yêu cầu của quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu khoa học giáo dục và cho ví dụ minh hoạ

Nội dung:

Quan điểm hệ thống - cấu trúc là quan điểm yêu cầu nhà nghiên cứu khi nhìn nhận đối tựợng cần xem xét một cách toàn diện, nhiều mặt trên cơ sở phân tích các đối tượng thành các bộ phận để nghiên cứu, nhằm tìm ra tính hệ thống, tính toàn vẹn của đối tựợng, tìm ra những mối quan hệ giữa các thành tố của hệ thống.

Nhà nghiên cứu cần phân tích đối tựợng nghiên cứu ra thành các thành tố để xem xét một cách sâu sắc, nghiên cứu đầy đủ các quan hệ qua lại giữa các thành tố trong hệ thống, xác định được những thành tố trung tâm hay hạt nhân trong hệ thống thứ bậc của một cấu trúc toàn vẹn Đạt đối tựợng trong môi trường, trong hoàn cảnh phát triển cụ thể của nó, để xác định được những tác động hay những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng

Yêu cầu:

Khi nghiên cứu hiện tượng GD theo quan điểm hệ thống cần:

+ Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận

+ Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển của hệ thống GD

+ Nghiên cứu hệ thống GD trong mối quan hệ tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với toàn bộ nền văn hóa xã hội Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển GD

+ Trình bày kết quả NCKHGD rõ ràng, khúc triết, theo 1 hệ thống chặt chẽ, có tính lôgíc cao

Ví dụ minh hoạ

Khi nghiên cứu hoạt động dạy học ở các trường tiểu học, nhà nghiên cứu cần xem xét hệ thống cấu trúc quá trình dạy học với nhiều nhân tố: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, Giáo viên, Học sinh, Phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra - đánh giá

Trang 3

Câu 3: Trình bày nội dung và ý nghĩa của quan điểm lịch sử - lôgíc trong nghiên cứu khoa học giáo dục? cho ví dụ minh hoạ

Nội dung

- Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của nó, nên khi nghiên cứu nhà nghiên cứu phải xem xét đối tượng trong suốt quá trình phát sinh, phát triển của nó tức là nghiên cứu theo quan điểm lịch sử- logic

- Quan điểm lịch sử-logic yêu cầu nhà nghiên cứu khi nghiên cứu tìm hiểu sự nảy sinh, phát triển của các hiện tượng trong những thời gian, không gian cụ thể với những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để phát hiện qui luật phát triển của sự vật, tìm ra những nguyên nhân của những thành công, thất bại, rút ra bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học giáo dục

- Quan điểm lịch sử -logic chính là vận dụng phạm trù phát triển vào nghiên cứu đối tựợng Với cách tiếp cận này, tài liệu lịch sử có chức năng rất quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng và chứng minh giả thuyết khoa học; minh họa, chứng minh cho các luận điểm, luận cứ khoa học; đánh giá các kết luận khoa học

- Nghiên cứu theo quan điểm lịch sử -logic là tôn trọng lịch sử khách quan của các đối tượng nghiên cứu

Ý nghĩa

- Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KHGD cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diến biến và kết thúc của các sự vật hiện tượng, mặt khác giúp ta phát hiện qui luật tất yếu của sự phát triển đối tượng, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và hoạt động thực tiễn giáo dục tránh được những sai lầm không đáng có

- Giúp nhà nghiên cứu sưu tầm, xử lý thông tin, kinh nghiệm GD để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lai

- Ví dụ: Khi nghiên cứu hoạt động dạy học ở các thời điểm lịch sử khác nhau, nhà nghiên cứu cần xem xét bối cảnh lịch sử trên các phương diện văn hóa, chính trị, khoa học ở các thời điểm để có cách phân tích, tiến hành hợp lý, đúng đắn…

Trang 4

Câu 4: Trình bày nội dung và các yêu cầu khi vận dụng quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu khoa học giáo dục?

Nội dung

- Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của nó, nên khi nghiên cứu nhà nghiên cứu phải xem xét đối tượng trong suốt quá trình phát sinh, phát triển của nó tức là nghiên cứu theo quan điểm lịch sử- logic

- Quan điểm lịch sử-logic yêu cầu nhà nghiên cứu khi nghiên cứu tìm hiểu sự nảy sinh, phát triển của các hiện tượng trong những thời gian, không gian cụ thể với những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để phát hiện qui luật phát triển của sự vật, tìm ra những nguyên nhân của những thành công, thất bại, rút ra bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học giáo dục

- Quan điểm lịch sử -logic chính là vận dụng phạm trù phát triển vào nghiên cứu đối tựợng Với cách tiếp cận này, tài liệu lịch sử có chức năng rất quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng và chứng minh giả thuyết khoa học; minh họa, chứng minh cho các luận điểm, luận cứ khoa học; đánh giá các kết luận khoa học

- Nghiên cứu theo quan điểm lịch sử -logic là tôn trọng lịch sử khách quan của các đối tượng nghiên cứu

- Dựa vào lịch sử để thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới, dự đoán triển vọng phát triển của quá trình giáo dục

Câu 5: Phân loại phương pháp luận khoa học và nêu khái niệm và chỉ ra ý nghĩa của phương pháp luận khoa học giáo dục

Phương pháp luận được phân loại theo cấp độ và chia thành 2 loại:

- Phương pháp luận chung: Phương pháp luận chung nhất khái quát các nguyên tắc,

quan điểm chung nhất Phương pháp luận chung phổ biến cho hoạt động nghiên cứu

Trang 5

khoa học là triết học Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới mà bất cứ ngành khoa học nào cũng cần quán triệt

Phương pháp luận chung là cơ sở để xác định chung cho tất cả các ngành

- Phương pháp luận chuyên ngành: Là phương pháp luận sử dụng cho các ngành/ môn khoa

học cụ thể (chẳng hạn như ngành toán học, văn học, kinh tế học, vật lý học, sinh vật học, giáo dục học, kiểm toán…) Do đó, phương pháp luận chuyên ngành sẽđược làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng

- Cơ sở phương pháp luận NCKHGD là những luận điểm chung, có tính chất phương

hướng, chỉ đạo quá trình NCKHGD Những luận điểm này còn được gọi là phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng

Ý nghĩa

- Phương pháp luận NCKHGD là công cụ giúp nhà GD, nhà QL và thực hành sáng tạo KH làm sáng tỏ bản chất và HĐ NCKHGD NCKHGD còn có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu bởi nó thể hiện cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức cũng như các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ

- Quan điểm phương pháp luận có ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu sự thành công hay thất bại, chất lượng cao hay thấp của công trình KH một phần rất lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng

Câu 6: Trình bày nội dung và yêu cầu của quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục Lấy ví dụ minh hoạ

Nội dung

- Nghiên cứu khoa học luôn phải xuất phát, bắt nguồn từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn, đó cũng là mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục Xuất phát từ những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn giáo dục, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục tìm tòi, khá phá, sáng tạo để tìm ra những biện pháp, những phương án giải quyết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

- Những sự kiện trong thực tiễn luôn là những cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu Thực tiễn là nguồn gốc của các đề tài nghiên cứu

- Thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm khoa học một cách chính xác nhất Nhiều lý thuyết khoa học bị đào thải, không đi vào được đời sống thực tiễn bởi nó

Trang 6

không xuất phát từ thực tiễn Thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực vừa là mục đích, tiêu chuẩn để đánh giá mọi lý thuyết khoa học

- Quan điểm lịch sử-logic yêu cầu nhà nghiên cứu khi nghiên cứu phải bám sát thực tiễn khám phá các hiện thực giáo dục, tìm ra bản chất, qui luật vận động và phát triển của chúng nhằm cải tạo thực tiễn giáo dục Nhà nghiên cứu phải xem thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, là động lực, là tiêu chuẩn và là mục đích của quá trình nghiên cứu khoa học giáo dục

- Dùng thực tiễn giáo dục để kiểm tra những kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, làm cho lý luận gắn với thực tiễn

Lấy ví dụ minh hoạ

Khi nghiên cứu hoạt động dạy học, nhà nghiên cứu cần xem xét thực tiễn diễn ra hoạt động dạy học ở các môi trường, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau… để có cách phân tích, tiến hành hợp lý, đúng đắn…

Câu 7: Trình bày khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học? Nêu hệ thống các phương pháp trong nghiên cứu khoa học giáo dục và ý nghĩa của việc thực hiện từng nhóm PPNCKHGD

- Phương pháp nghiên cứu KH là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ra hệ thống những kiến thức về đối tượng

Hệ thống các phương pháp * Nhóm PP nghiên cứu lý thuyết

- PP phân tích và tổng hợp lý thuyết - PP phân loại hệ thống hóa lý thuyết - PP giả thuyết

- PP mô hình hoá

Trang 7

* Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra giáo dục

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp thực nghiệm SP

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm HĐSP

* Các phương pháp toán học sử dụng nghiên cứu khoa học giáo dục Ý nghĩa

- Thu thập các tài liệu lí thuyết từ các nguồn khác nhau bằng con đường nhận thức khoa học, cho phép ta nhận thức nội dung, xu thế phát triển khách quan của lí thuyết từ đấy tiến hành suy diễn hình thành khái niệm, tạo ra hệ thống các phạm trù, lý thuyết khoa học mới

- Thu thập các thông tin thực tiễn có giá trị, nhằm tìm nguyên nhân, phát hiện các vấn đề cần giải quyết chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo

- Sử dụng các công thức toán học để nghiên cứu đối tượng, tính toán các thông số liên quan đến đối tượng, tìm ra quy luật vận động của đối tượng và xử lí tư liệu do kết quả nghiên cứu của các phương pháp khác

Câu 8: Trình bày khái niệm và ý nghĩa phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết? Lấy ví dụ minh hoạ

Phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết:

- Phân loại là thao tác lôgíc người ta sắp xếp tài liệu khoa học theo những vấn đề, theo những mặt, những đơn vị kiến thức, có cùng một dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển

Ý nghĩa

- Phân loại cho ta thấy toàn cảnh hệ thống kiến thức khoa học đã nghiên cứu được Phân loại làm cho khoa học từ phức tạp trong kết cấu nội dung trở nên dễ nhận thức, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu

- Phân loại còn giúp ta nhận thấy các quy luật tiến triển của khách thể, phát triển của kiến thức, từ quy luật được phát hiện có thể dự đoán những xu hướng tiếp theo Phân

Trang 8

loại là bước quan trọng giúp ta hệ thống hoá kiến thức, sắp xếp kiến thức theo mô hình nghiên cứu, làm cho sự hiểu biết của ta chặt chẽ và sâu sắc

Lấy ví dụ minh hoạ:

Khi nghiên cứu hoạt động dạy học, nhà nghiên cứu cần xem xét phân tích nội dung lý luận thành các vấn đề mang tính hệ thống, logic:

- Các khái niệm về hoạt động dạy học

- Mục tiêu của hoạt động dạy học - Nội dung hoạt động dạy học - Phương pháp hoạt động dạy học - Hình thức hoạt động dạy học

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

- Hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo hướng… - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học

Câu 9: Trình bày ý nghĩa và cách thực hiện của phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm Cho ví dụ về sản phẩm hoạt động sư phạm

Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm của hoạt động sư phạm

- Sản phẩm hoạt động để lại dấu ấn về năng lực, phẩm chất của cá nhân hay tập thể Vì vậy, sản phẩm hoạt động là tài liệu khách quan giúp nhà khoa học nghiên cứu chính chủ thể và quá trình hoạt động của chủ thể đó

- Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh cho phép ta xác định được ý thức, trình độ phát triển trí tuệ, thái độ, hứng thú, xu hướng của họ trong học tập, trong sinh hoạt… - Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên cho ta biết được trình độ, nghiệp vụ, kiến thức, tính cách và khả năng vươn tới của thầy giáo

Cho ví dụ về sản phẩm hoạt động sư phạm

Khi nghiên cứu hoạt động dạy học, nhà nghiên cứu cần xem xét phân tích sản phẩm hoạt động gồm:

- Các bài kiểm tra của HS

- Các sản phẩm thực hành do HS làm - Vở bài tập của HS

Trang 9

- Bài làm việc nhóm

Câu 10: Trình bày đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Phân tích tính chủ quan và khách quan của phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong hoạt động nghiên cứu?

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Phương pháp có tính mục đích

Phương pháp là con đường vận dụng của nội dung

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, do chủ thể lựa chọn Phương pháp NCKH phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu

NCKH, đặc biệt là khoa học tự nhiên và khoa học chính xác đòi hỏi có phương tiện kỹ thuật tinh xảo, có độ chính xác cao

Phương pháp nghiên cứu KH có tính chủ quan và khách quan thể hiện trong hoạt động nghiên cứu KH

Tính chủ quan: Phương pháp là cách thức làm việc của chủ thể do chủ thể lựa

chọn Do vậy, phương pháp bị quy định bởi trình độ nhận thức và kinh nghiệm đã có của chủ thể

Tính khách quan: Phương pháp nghiên cứu KH phụ thuộc vào đối tượng nghiên

cứu Đối tượng càng phức tạp đòi hỏi những phương pháp tinh vi Phương pháp nghiên cứu có hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm của đối tượng, phù hợp với quy luật vận động khách quan của đối tượng

Câu 11: Thế nào là quan sát sư phạm? Trình bày cách thực hiện phương pháp quan sát trong nghiên cứu khoa học Cho ví dụ minh hoạ

Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục, trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu sống về thực tiễn giáo dục để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn

Cách thực hiện phương pháp quan sát trong nghiên cứu khoa học

+ Xác định đối tượng quan sát, mục đích và nhiệm vụ cụ thể phải đạt được, lập kế hoạch quan sát

Trang 10

+ Tiến hành quan sát, thu thập tài liệu theo chương trình + Ghi chép kết quả quan sát có thể bằng cách:

Ghi vắn tắt theo dấu vết nóng hổi Ghi theo phiếu in sẵn

Ghi biên bản

Ghi nhật ký theo thời gian, không gian, điều kiện và diễn biến sự kiện Ghi âm, chụp ảnh, quay phim sự kiện…

+ Kiểm tra lại kết quả quan sát bằng nhiều cách: Trò chuyện với những người tham gia tình huống; Sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến để đối chiếu; Quan sát lặp lại lần thứ 2 hay nhiều lần nếu thấy cần thiết; Sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm kết quả

Cho ví dụ minh hoạ

Khi nghiên cứu hoạt động dạy học, nhà nghiên cứu cần quan sát và ghi chép các thông tin quan sát gồm:

- Quan sát hoạt động dạy của GV (sử dụng PPDH/ ứng dụng CNTT/ Tươn tác với HS/ Xử lý tình huống…)

- Quan sát hoạt động học của HS (chú ý, hứng thú, hoạt động nhóm, hoạt động

cá nhân…)

Câu 12: Trình bày chức năng và đặc điểm của phương pháp quan sát sư phạm trong nghiên cứu khoa học giáo dục Lấy ví dụ quan sát 1 vấn đề trong hoạt động sư phạm

Chức năng

- Chức năng thu thập thông tin thực tiễn

- Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có

- Chức năng so sánh các kết quả trong nghiên cứu với thực nghiệm Đối chiếu lý thuyết với thực tế

Đặc điểm quan sát sư phạm

- Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp, đó là hoạt động của một cá nhân, hay một tập thể, bản thân cá nhân hay tập thể đó lại có những đặc điểm đa dạng về năng

Ngày đăng: 03/07/2024, 19:30

Xem thêm:

w