1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển cây dược liệu hà thủ ô đỏ tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tuy vậy, loại cây dược liệu này của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cũng đã được nghiên cứu đánh giá về chất lượng, trong đó tập trung nhiều vào tác dụng dược lý của chúng.. Xuất phát từ nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÙY LINH

PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU HÀ THỦ Ô ĐỎ TẠI HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÙY LINH

PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU HÀ THỦ Ô ĐỎ TẠI HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Phát triển Nông thôn Mã số: 8.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ THỊ HÒA

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng những kết quả được thể hiện trong luận văn này là thành tựu từ quá trình nghiên cứu của bản thân Những kết quả này cũng đã được phân tích và trình bày một cách trung thực và khách quan, chưa từng được sử dụng bởi tác giả khác Bên cạnh đó, những thông tin kế thừa từ các tài liệu khác đã được trích dẫn nguồn gốc một cách đầy đủ và chính xác

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cám ơn của mình tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã nhiệt tình giảng dạy học sinh cũng như là cung cấp nhiều tài liệu và kiến thức thiết thực liên quan đến chuyên ngành trong suốt thời gian tham gia khóa học Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn hơn cả dành cho Tiến Sĩ Hà Thị Hòa – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi khi thực

hiện luận văn “Phát triển cây dược liệu Hà Thủ Ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” Đề tài này được hoàn thành nhờ vào phần rất lớn của những

lời khuyên và sự chỉ dạy của cô giáo

Bên cạnh đó, tôi xin cám ơn những người bạn và đồng nghiệp, đặc biệt là những cá nhân đã đồng hành với tôi trong suốt thời gian tham gia khóa học Họ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành quá trình nghiên cứu cũng như là toàn bộ luận văn này

Bài luận văn đã được hoàn thành dựa vào nỗ lực rất lớn của tôi và sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể Mặc dù vậy, tôi chắc chắn rằng những thiết sót là rất khó tránh khỏi và luôn luôn có những phần cần phải cải thiện hơn nữa Hy vọng, tôi sẽ nhận được sự góp ý và chỉ bảo thêm của mọi người để có thể làm cho kết quả nghiên cứu của mình tốt hơn nữa

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Linh

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 3

4 Ý nghĩa của đề tài 4

1.1.3 Khái niệm cây dược liệu 7

1.1.4 Vai trò của cây dược liệu 8

1.1.5 Khái quát về cây dược liệu Hà thủ ô đỏ 9

1.1.6 Tác dụng của Hà thủ ô đỏ đối với con người 11

1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cây Hà Thủ Ô đỏ 13

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1 Cơ sở pháp lý trong phát triển cây dược liệu 15

Trang 6

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển dược liệu và cây Hà thủ ô đỏ tại một số địa

phương 17

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 20

1.3.1 Các nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ trên Thế Giới 20

1.3.2 Các nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam 21

1.3.3 Các nghiên cứu về cây Hà thủ ô đỏ và tình hình phát triển cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lac tỉnh Cao Bằng 22

1.4 Bài học vận dụng cho phát triển cây hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 23

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế 35

2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bảo Lạc 36

2.1.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến phát triển cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 38

2.2 Nội dung nghiên cứu 39

2.3 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 39

2.3.2 Phương pháp biểu diễn số liệu 43

2.4.3 Phản ánh các yếu tố ảnh hưởng 44

2.4.4 Các giải pháp khắc phục các yếu tố ảnh hưởng 45

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá thực trạng sản xuất cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 46

3.1.1 Diện tích trồng cây dược liệu và cây hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc 46

Trang 7

3.1.2 Thực trạng sản xuất cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh

Cao Bằng 48

3.1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Hà thủ ô đỏ 49

3.1.4 Tình hình thực tế về tiêu thụ và phát triển các sản phẩm OCOP Hà thủ ô đỏ của các hộ điều tra ở huyện Bảo Lạc 53

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 62

3.3.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm hà thủ ô đỏ 74

3.3.4 Hỗ trợ giống và khoa học, kỹ thuật cho các hộ trồng hà thủ ô đỏ 75

3.3.5 Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan ban ngành địa phương 76KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

1 Kết luận 79

2 Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2022 huyện Bảo Lạc 37 Bảng 2.2 Quy mô mẫu điều tra hộ sản xuất 42 Bảng 3.1 Diện tích và cơ cấu cây dược liệu tại huyện Bảo Lạc năm 2022 46 Bảng 3.2 Diện tích trồng Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo lạc giai đoạn 2020-2022 47 Bảng 3.3 Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra năm 2022 48 Bảng 3.4 Tình hình của các hộ điều tra về lao động và nhân khẩu 49 Bảng 3.5 Năng suất và sản lượng cây Hà thủ ô đỏ trên 1 ha thời kỳ thu hoạch 50 Bảng 3.6 Dự toán chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ thâm canh 51 Bảng 3.7 Phân tích hiệu quả của Người trồng Hà thủ ô đỏ 52 Bảng 3.8: Danh sách sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP giai đoạn 2020 -2022 55 Bảng 3.9 Sơ bộ tính toán giá thành của sản phẩm trà túi lọc Hà thủ ô đỏ 59 Bảng 3.10 Sơ bộ tính toán giá thành của sản phẩm rượu Hà thủ ô đỏ 61 Bảng 3.11 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của diện tích đất sản xuất đến phát triển sản xuất Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 62 Bảng 3.12 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển sản xuất hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 63 Bảng 3.13 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của vốn sản xuất đến phát triển sản xuất Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 64 Bảng 3.14 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của yếu tố lao động đến phát triển sản xuất Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 65 Bảng 3.15 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến phát triển sản xuất Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 66 Bảng 3.16 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của tập quán canh tác đến phát triển sản xuất hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 68

Trang 9

Bảng 3.17 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ đến phát triển sản xuất Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 69 Bảng 3.18 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chính sách đến phát triển sản xuất hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc 70 Bảng 3.19: Phân tích SWOT trong sản xuất hà thủ ô đỏ 71

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng huyện Bảo lạc, tỉnh Cao Bằng 27

Hình 3.1 Sơ đồ kênh tiêu thụ 1 54

Hình 3.2 Sơ đồ kênh tiêu thụ 2 54

Hình 3.3 Sơ đồ kênh tiêu thụ 3 55

Hình 3.4 Sản phẩm OCOP cao chiết từ cây hà thủ ô đỏ 57

Hình 3.5 Nhãn mác sản phẩm trà Hà thủ ô đỏ Cao Bằng 58

Hình 3.6 Nhãn mác sản phẩm rượu Hà thủ ô đỏ Cao Bằng 60

Trang 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

KT-XH: BVTV:

Kinh tế - xã hội Bảo vệ thực vật

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NNHC: Nông nghiệp hữu cơ

OCOP: Chương trình mỗi xã phường 1 sản phẩm TMĐT: Tổng mức đầu tư

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Những thông tin chung

Tên tác giả: Nguyễn Thùy Linh

Tên luận văn: Phát triển cây dược liệu Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Ngành: Phát triển Nông thôn Mã số 8.62.01.16

Cơ sở đào tạo: trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Lý do chọn đề tài

Huyện Bảo Lạc là một huyện trực thuộc tỉnh Cao Bằng với khí hậu thuận lợi, hơn nữa lại sở hữu những tán rừng lớn, tạo điều kiện rất lớn cho cây dược liệu nói chung và cây Hà thủ ô đỏ nói riêng Tuy nhiên, diện tích của cây Hà thủ ô đỏ chưa thật sự lớn mặc cho chính quyền huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cũng đã phát triển thêm diện tích nuôi trồng ở các xã và thị trấn trực thuộc Việc này phần nào hạn chế sự phổ biến cần có dành cho thương hiệu Hà thủ ô đỏ đến từ huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Hiện tại, các số liệu thống kê chính thức về diện tích và sản lượng Hà thủ ô đỏ trên địa bàn tỉnh huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa được đánh giá một cách rõ ràng Trong khi đó trình độ và công nghệ sản xuất các sản phẩm từ Hà Thủ Ô tại khu vực huyện này vẫn còn khá thô sơ, chủ yếu dựa vào kỹ thuật thủ công (UBND huyện Bảo Lạc, Báo cáo KTXH năm 2022) Tuy vậy, loại cây dược liệu này của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cũng đã được nghiên cứu đánh giá về chất lượng, trong đó tập trung nhiều vào tác dụng dược lý của chúng Thành phần của Hà thủ ô đỏ tại huyện này được đánh giá cao hơn khá nhiều so với những cây Hà thủ ô đỏ được trồng tại các tỉnh khác Cụ thể, hàm lượng hoạt chất anthraglycozit trong củ Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt khoảng 1,8% Đây chính là một trong những thành phần quan trọng nhất trong củ của cây dược liệu này, cần được tách chiết triệt để trong quá

Trang 13

trình chế biến và tạo ra các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, và dược phẩm

Xuất phát từ những nhu cầu và cơ sở kể trên, đề tài “Phát triển cây dược liệu Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” đã được lựa chọn để

thực hiện nhằm đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn về mở rộng và phát triển một cách bền vững mô hình cây Hà thủ ô đỏ tại địa phương này

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đánh giá thực trạng sản xuất cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất bền vững cây Hà thủ

ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 2.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học hành chính Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp quan sát; Phương pháp xử lý và phân tích số liệu; Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp

2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được

Theo dữ liệu, diện tích trồng hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc đã tăng từ 18ha năm 2020 lên 22ha năm 2021 và đạt 29ha vào năm 2022 Điều này cho thấy rằng sản xuất hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đang phát triển về mặt chiều rộng, với quy mô diện tích ngày càng tăng lên

Năng xuất bình quân trên 1ha trồng hà thủ ô đỏ được thể hiện qua bảng 3.5 với năng suất bình quân trên khóm là 3kg/khóm với mật độ là 2825 khóm/ha thì sản lượng ước đát 8475kg/ha Giá trị ước đạt 593.250.000đ/ha và

Trang 14

lợi nhuận thu về cho 1ha hà thủ ô đỏ sau 4 năm canh tác là 400.350.000đ/ha Trung bình trung người dân thu về là 100.087.500đ/năm, cao hơn rất nhiều so với các cây trồng khác như lúa, ngô Về tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ củ hà thủ ô đỏ được thực hiện theo phương thức bán trực tiếp cho thương lái và cho doanh nghiệp chế biến thành các sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm Ocop tại địa phương là cao chiết hà thủ ô đỏ của doanh nghiệp Hatodo đạt chuẩn 3 sao Ngoài ra trong thời gian tới địa phương còn muốn phát triển thêm một số sản phẩm khác nữa như trả hà thủ ô đỏ và rượu hà thủ ô đỏ

Về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình canh tác cây hà thủ ô đỏ được người dân đánh giá bao gồm 8 yếu tố như điều kiện tự nhiên, khí hậu, cơ sở hạ tầng, trình độ chuyên môn, thị trường tiêu thụ, liên kết sản xuất…đây được coi là những yếu tố đang ảnh hưởng tới việc mở rộng phát triển cây hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Tác giả cũng đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động phát triển sản xuất hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc bằng mô hình (SWOT) trong đó chỉ ra được 3 điểm mạnh, 5 điểm yếu, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra được 3 cơ hội cũng như 5 thách thức từ phân tích mô hình Tác giả cũng đưa ra 4 giải pháp như thông tin tuyên truyền, cơ chế chính sách, hỗ trợ giống và khoa học, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, và sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn thuộc khối Đảng, HĐND, UBND huyện Bảo Lạc hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển cây hà thủ ô đỏ trong thời gian tới đặc biệt trong giai đoạn 2021-2025 mới mục tiêu mở rộng lên 50ha và có thêm 2-3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao từ cây hà thủ ô đỏ

Trang 15

thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội và chính quyền huyện Bảo Lạc rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất cây hà thủ ô đỏ Tình hình trồng dược liệu của huyện, gồm 4 loài cây với tổng diện tích 2436 ha, trong đó là các loài cây, như: cây Hà thủ ô đỏ, cây Hồi, cây Quế, cây dược liệu khác trong đó cây hôi chiếm diện tích lớn nhất 2000ha và chiếm 82.10% diện tích đất trồng cây dược liệu, hà thủ ô đỏ diện tích 29ha chiếm 1.19%

Trang 16

THESIS ABSTRACT Master of Science: Nguyễn Thùy Linh

Thesis title: Developing Fallopia multiflora Medicinal Plants in Bao Lac District, Cao Bang Province

Major: Rural Development Code: 8.62.01.16

Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

Forestry – Thai Nguyen University

Research Objectives:

Bao Lac district is a district under the province of Cao Bang, with favorable climate conditions Furthermore, it possesses vast forests, creating significant opportunities for medicinal plants in general and the Fallopia multiflora plant in particular However, the area of Fallopia multiflora cultivation is not yet substantial, despite efforts by the district and provincial authorities to expand cultivation in various communes and towns This has somewhat limited the widespread recognition of the Fallopia multiflora brand from Bao Lac district, Cao Bang province

Currently, official statistics regarding the area and yield of Fallopia multiflora in the region of Bao Lac, Cao Bang province, have not been thoroughly assessed Meanwhile, the production techniques and technology for products made from Fallopia multiflora in this area are still relatively rudimentary, relying primarily on manual techniques (Bao Lac District People's Committee, 2022 Economic Report) Nevertheless, this type of medicinal plant from Bao Lac district, Cao Bang province, has been researched and evaluated for its quality, focusing on its pharmacological effects Specifically, the content of the active compound anthraglycoside in

Trang 17

the roots of Fallopia multiflora in Bao Lac district, Cao Bang province, is approximately 1.8% This is one of the most important components in the root of this medicinal plant and needs to be thoroughly extracted during the processing to create various food, dietary, and pharmaceutical products

Based on these needs and foundations mentioned above, the topic

"Developing Fallopia multiflora Medicinal Plants in Bao Lac District, Cao Bang Province" has been chosen for implementation to contribute to the

scientific and practical basis for the sustainable expansion and development of

the Fallopia multiflora plant model in this locality

The research project aims to achieve several specific objectives as follows:

Systematize the theoretical and practical foundations for the development of Fallopia multiflora in Bao Lac district, Cao Bang province

Evaluate the current status of Fallopia multiflora production in the area of Bao Lac district, Cao Bang province

Identify the factors influencing the development of Fallopia multiflora production in Bao Lac district, Cao Bang province

Propose solutions to promote sustainable Fallopia multiflora production in the area of Bao Lac district, Cao Bang province

Materials and Method: The thesis employed the approach of public

administration science The specific research methods used include: Observational method; Data processing and analysis method; Document analysis method; Comparative method; Analysis, statistics, and synthesis method

Main findings and conclusions:

Trang 18

Main finding:

According to the data, the cultivation area ofFallopia multiflora in Bao Lac district has increased from 18 hectares in 2020 to 22 hectares in 2021 and reached 29 hectares in 2022 This indicates that the production of Fallopia multiflora in Bao Lac district, Cao Bang province, is expanding in terms of acreage, with the cultivation area continually increasing

The average yield per hectare of Fallopia multiflora is shown in table 3.5, with an average yield per cluster of 3 kg/cluster and a density of 2825 clusters/hectare, resulting in an estimated yield of 8475 kg/hectare The estimated value is 593,250,000 VND/hectare, and the profit generated per hectare of red Chinese knotweed after 4 years of cultivation is 400,350,000 VND/hectare On average, each individual earns 100,087,500 VND per year, which is significantly higher than other crops such as rice and corn

Regarding the consumption of products made from Fallopia multiflora , it is carried out through direct sales to traders and to processing companies that turn it into various products, including a 3-star standard red Chinese knotweed extract product called "Ocop" by the local company Hatodo In the future, the local area also plans to develop additional products such as Fallopia multiflora tea and Fallopia multiflora acohol

Factors influencing the cultivation of Fallopia multiflora, as perceived by the local population, include 8 factors such as natural conditions, climate, infrastructure, expertise, market demand, production linkage, and more These are considered to be affecting the expansion and development of Fallopia multiflora cultivation in Bao Lac district, Cao Bang province The author has also conducted a SWOT analysis, identifying 3 strengths, 5 weaknesses, 3 opportunities, and 5 challenges in the development of Fallopia multiflora production in the area The author proposes 4 solutions, including information

Trang 19

dissemination, policy mechanisms, support for seeds and scientific, technical assistance, product market expansion, and coordination among specialized agencies within the Party, People's Council, and People's Committee of Bao Lac district to create favorable conditions for the development of Fallopia multiflora, especially with the goal of expanding to 50 hectares and achieving 2-3 OCOP products with a 3-star standard from Fallopia multiflora in the new 2021-2025 period

Conclusions:

Through the research project "Developing Fallopia multiflora

Medicinal Plants in Bao Lac District, Cao Bang Province" the following

results have been achieved:

Bao Lac District, Cao Bang Province, is an area with highly favorable natural conditions for the development of Fallopia multiflora cultivation In addition to these favorable natural conditions, the socio-economic conditions and the local government of Bao Lac District are very interested in promoting the cultivation of Fallopia multiflora The district's medicinal plant cultivation includes four plant species covering a total area of 2,436 hectares These plant species include Fallopia multiflora, fennel, cinnamon, and other medicinal plants Among them, fennel covers the largest area with 2,000 hectares, accounting for 82.10% of the total land area dedicated to medicinal plant cultivation, while Fallopia multiflora occupies an area of 29 hectares, accounting for 1.19% of the total

Trang 20

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Những cây dược liệu (Thảo dược) là một loại nguyên liệu cực kỳ nhiều giá trị với việc sở hữu rất nhiều hoạt chất sinh học có khả năng chữa bệnh hoặc tăng cường sức khỏe cho con người Điều này tạo ra rất nhiều tiềm năng trong việc sản xuất các loại thuốc dựa trên nền tảng là thảo dược Cây Hà thủ

ô đỏ (Polygonum multiflorum) là một trong những loại cây dược liệu nổi bật

với giá trị kinh tế đáng kể Những hoạt chất trong loại cây này có tác dụng bổ gan thận, bổ khí huyết, và tăng cường sức khỏe cũng như là sinh lực Chính vì vậy, Hà thủ ô đỏ thường được dùng làm một nguyên liệu trong các bài thuốc cổ truyền chữa đau lưng, thoái hóa xương khớp, yếu sinh lý, thiếu máu, phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều … Ngoài ra, những bài thuốc có Hà thủ ô đỏ cũng có thể dùng để chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, và điều hòa huyết áp Những tác dụng này đều đã được khoa học chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu được đăng tải trên các nền tảng uy tín (Đỗ Tất Lợi, 2003), (Tạp chí Thầy thuốc Việt Nam, 2007)

Tại Việt Nam, cây Hà thủ ô đỏ mọc tự nhiên ở những tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, trải dài xuống khu vực Bắc Trung Bộ Loài cây này được tìm thấy nhiều ở Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, và Cao Bằng Cây Hà thủ ô đỏ cũng đã được canh tác ở nhiều nơi, ở cả những tỉnh miền Nam như Lâm Đồng, Đắc Lắc, và Bình Định Trong những địa điểm đã kể trên, tỉnh Cao Bằng là một khu vực nổi bật hơn cả Những điều kiện tự nhiên ở nơi đây như địa hình núi cao hiểm trở và khí hậu cận nhiệt đới gió mùa miền núi đã tạo ra nhiều quẩn thể cây dược liệu phong phú, trong đó cỏ Hà thủ ô đỏ Thực tế, vào năm 2006, viện Dược liệu đã nghiên cứu và đánh giá 15 loại cây dược liệu quý hiếm tại 05 huyện trực thuộc tỉnh Cao Bằng, từ đó đưa ra kết luận rằng Hà thủ ô đỏ là cây thuốc quý chiếm số lượng Tuy nhiên, loại cây này vẫn cần phải có các biện pháp bảo tồn và khai thác vừa phải để có thể sử dụng

Trang 21

bền vững (Nguyễn Thượng Dong, 2005) Chính vì vậy, một dự án khoa học đã tiến hành nghiên cứu loại cây này để có thể tìm ra những giải pháp và phục vụ bài toán phát triển Hà thủ ô đỏ một cách hợp lý Tuy nhiên, kết quả của những dự án trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng phân bố và trồng thử nghiệm loại cây này một cách rải rác Bên cạnh đó, các vùng trồng dược liệu chuyên biệt chưa được hệ thống hóa Việc phát triển sản phẩm dựa trên thị trường và thương mại hóa gần như chưa được đề cập Đây là một phần lý do khiến cho chiến lược phát triển cây dược liệu nói chung và cây Hà thủ ô đỏ nói riêng tại tỉnh Cao Bằng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Trong tương lai, những nghiên cứu về thiết lập chuỗi giá trị từ việc sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, sản xuất sản phẩm, và phân phối chắc chắn sẽ là những tiền đề quan trọng để khắc phục những hạn chế trên, tạo ra định hướng tối ưu cho việc khai thác loại cây quý giá này

Huyện Bảo Lạc là một huyện trực thuộc tỉnh Cao Bằng với khí hậu thuận lợi, hơn nữa lại sở hữu những tán rừng lớn, tạo điều kiện rất lớn cho cây dược liệu nói chung và cây Hà thủ ô đỏ nói riêng Tuy nhiên, diện tích của cây Hà thủ ô đỏ chưa thật sự lớn mặc cho chính quyền huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cũng đã phát triển thêm diện tích nuôi trồng ở các xã và thị trấn trực thuộc Việc này phần nào hạn chế sự phổ biến cần có dành cho thương hiệu Hà thủ ô đỏ đến từ huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Hiện tại, các số liệu thống kê chính thức về diện tích và sản lượng Hà thủ ô đỏ trên địa bàn tỉnh huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa được đánh giá một cách rõ ràng Trong khi đó trình độ và công nghệ sản xuất các sản phẩm từ Hà Thủ Ô tại khu vực huyện này vẫn còn khá thô sơ, chủ yếu dựa vào kỹ thuật thủ công (UBND huyện Bảo Lạc, Báo cáo KTXH năm 2022) Tuy vậy, loại cây dược liệu này của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cũng đã được nghiên cứu đánh giá về chất lượng, trong đó tập trung nhiều vào tác dụng dược lý của chúng Thành phần của Hà thủ ô đỏ tại huyện này được đánh giá cao hơn khá nhiều

Trang 22

so với những cây Hà thủ ô đỏ được trồng tại các tỉnh khác Cụ thể, hàm lượng hoạt chất anthraglycozit trong củ Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt khoảng 1,8% Đây chính là một trong những thành phần quan trọng nhất trong củ của cây dược liệu này, cần được tách chiết triệt để trong quá trình chế biến và tạo ra các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, và dược phẩm

Xuất phát từ những nhu cầu và cơ sở kể trên, đề tài “Phát triển cây dược liệu Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” đã được lựa chọn để

thực hiện nhằm đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn về mở rộng và phát triển một cách bền vững mô hình cây Hà thủ ô đỏ tại địa phương này

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đánh giá thực trạng sản xuất cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất bền vững cây Hà

thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Vấn đề về phát triển sản xuất cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Đề nghị bổ sung đối tượng điều tra (nếu có)

3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Trang 23

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển cây dược liệu Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2022, số liệu điều tra khảo sát năm 2023

4 Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài nghiên cứu và đánh giá Thực trạng phát triển cây dược liệu Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đây là một cây trồng có tiềm năng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, đề tài góp phần tạo thêm các dữ liệu khách quan hữu ích cho các nhà quản lý nông nghiệp tham khảo để phát triển kinh tế tại địa phương Vậy nên những kết luận của đề tài sẽ tạo ra nền tảng cho nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng quy hoạch phát triển cây dược liệu trong tương lai và tạo thêm những dữ liệu khách quan hữu ích cho tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa

- Đề tài sẽ được sử dụng như một liệu tham khảo chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa học cây trồng, Lâm nghiệp cho trường, các khoa chuyên môn và các nghiên cứu sinh thuộc các khóa tiếp theo trong ngành Hơn nữa, việc thực hiện đề tài cũng sẽ tạo điều kiện học viên tự hệ thống hóa những kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài sẽ chỉ ra và làm rõ nhiều mặt tích cực và mặt tiêu cực trong việc phát triển trồng cây dược liệu mà cụ thể là trồng cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, từ đó tạo ra nền tảng để đề xuất những giải pháp có tính áp dụng thực tế để khắc phục những khó khăn trong phát triển cây dược liệu Hà thủ ô đỏ tại địa phương, góp phần đẩy nhanh công cuộc tạo sinh kế mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng xóa đói giảm nghèo cho địa phương

Trang 24

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Phát triển

+ Nghiên cứu của tác giả (Đỗ Kim Chung, 2014) cho biết khái niệm “Phát triển” là một phạm trù trong triết học, dùng để ám chỉ sự tiến bộ của một sự vật từ thấp cho đến cao, từ đơn giản cho đến phức tạp, hoặc đến những mức độ hoàn thiện hơn của sự vật đó Quá trình này vừa có thể diễn ra dần dần, vừa có thể đột phá và tạo ra sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ Nhìn chung, theo quan điểm này, sự phát triển gắn liền với sự thay đổi liên quan đến chất lượng theo hướng tích cực dần, dẫn tới một cấp độ cao hơn của sự vật ban đầu Trong bất cứ lĩnh vực nào, sự phát triển đều đóng một vai trò rất quan trọng và được phản ánh thông qua sự gia tăng của các thành tố về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, thể chế, chủng loại, và nhiều những khía cạnh khác nữa

+ Trong phạm trụ quản lý kinh tế, “Phát triển” là một thuộc tính rất quan trọng, đặc biệt khi liên quan đến những yếu tố về bình đẳng cơ hội, quyền tự do về chính trị, và quyền tự do của công dân Phát triển kinh tế trong những ngành sản xuất thường gắn liền với sự gia tăng về mặt vật chất

+ Tóm lại, sự phát triển có thể được hiểu theo những quan điểm sau: - Phát triển là sự gia tăng về mặt số lượng và thay đổi về mặt chất lượng theo hướng tích cực, hoàn thiện hơn

- Phát triển là sự gia tăng về cả chiều rộng và chiều sâu

- Phát triển là sự tăng trưởng về mặt quy mô và sự hoàn thiện về mặt cơ cấu

1.1.2 Phát triển sản xuất

+ “Sản xuất” có thể được hiểu là một quá trình sử dụng tư liệu sản xuất và sức lao động của con người để tạo ra một sản phẩm đầu ra hữu ích Từ

Trang 25

định nghĩa “sản xuất” và “phát triển” như trên, có thể rút ra cách hiểu cho định nghĩa “phát triển sản xuất” là một quá trình tăng tiến và hoàn thiện hơn về mặt quy mô cũng như là cơ cấu sản xuất Hiện nay, các tổ chức và doanh nghiệp cần phải trả lời cho 03 câu hỏi: “Sản xuất cái gì?”; “Sản xuất cho ai?”; và “Sản xuất như thế nào?” Từ những câu trả lời, doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ có thể xác sản xuất sản phẩm, xác định thị trường, tổ chức phân phối một cách hợp lý để có thể phát triển sản xuất

+ Phát triển sản xuất được coi như một quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô sản xuất gia tăng sau quá trình phát triển Sự gia tăng được xác định dựa trên cơ sở thị trường chấp nhận

+ Có 02 xu hướng lớn mà quá trình phát triển sản xuất có thể diễn ra theo, bao gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu Cụ thể:

- Phát triển theo chiều rộng: Là quá trình phát triển nhằm tăng thêm sản lượng sản xuất thông qua việc mở rộng diện tích đất canh tác, tuy nhiên giữ nguyên điều kiện cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật để phục vụ cho quá trình sản xuất Theo xu hướng này, kết quả của quá trình phát triển sản xuất có được nhờ chủ yếu vào sự gia tăng về những yếu tố liên quan đến đất đai và tự nhiên như diện tích, độ phì nhiêu, điều kiện tự nhiên thuận lợi Ngoài ra, việc phát triển sản xuất theo chiều rộng cũng có thể bao gồm cả sự tăng trưởng về mặt quy mô sản xuất của mỗi hộ dân, hoặc số lượng hộ sản xuất, hoặc cả 02 yếu tố kể trên

- Phát triển theo chiều sâu: Là quá trình phát triển với việc nâng cấp cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật dùng cho việc sản xuất mà vẫn giữ nguyên lượng vốn đầu vào Cụ thể hơn, để phát triển theo chiều sâu, các cơ sở sản xuất sẽ áp dụng công nghệ mới, nguồn lao động chất lượng, và xây dựng cơ sở hạ tầng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế thay vì chỉ tăng trưởng về diện tích và quy mô sản xuất Nói cách khác, phát triển về

Trang 26

chiều sâu là việc tăng trưởng về mặt khối lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất nhất định

+ Quá trình phát triển sản xuất sẽ tạo ra nhiều thay đổi về mặt cơ cấu sản xuất cũng như là chất lượng và số lượng của sản phẩm Quy mô sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, và khoa học kỹ thuật để phục vụ cho công tác sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi quá trình phát triển này Tuy nhiên, mục tiêu chung vẫn là sự hoàn thiện từng bước để tạo ra một cơ cấu sản xuất hoàn hảo Hiện nay, phát triển sản xuất còn đang được gắn liền với việc sản xuất bền vững, ổn định, lâu dài, không ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên

1.1.3 Khái niệm cây dược liệu

Tác giả (Vũ Tuấn Minh, 2009) đã chỉ ra rằng cây dược liệu là những loài thực vật có thể dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho con người Việc sử dụng các loại cây dược liệu để phục vụ cho lợi ích sức khỏe đã xuất hiện từ rất lâu trước đây Ví dụ, tổ tiên của loài người khi mà phải sử dụng rất nhiều nguồn thực phẩm khác nhau đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý giá, trong đó có những kiến thức về những loại cây bồi bổ, chưa bệnh, đồng thời là những loại cây có tác dụng gây độc, thậm chí là gây tử vong Dựa trên cơ sở đó, con người đã tìm cách tận dụng những dược tính có lợi để phục vụ cho việc chữa bệnh, tránh độc, và tăng cường sức khỏe hoặc tự vệ chống ngoại xâm Cụ thể hơn, những cây dược liệu có lợi sẽ được dùng để bào chế thuốc, còn những cây gây độc được sử dụng làm vũ khí chống lại kẻ thù

Tóm lại, việc phát hiện và sử dụng cây dược liệu đã có từ thời xa xưa và được hình thành trong quá trình sinh tồn giữa thiên nhiên Qua thời gian, còn người đã phát triển hệ thống lý luận và tổng kết ra những kiến thức có logic chặt chẽ và được sắp xếp một cách phù hợp Nhờ đó, hàng vạn loài thực vật đã được tận dụng để có thể bào chế ra những vị thuốc với nhiều tác dụng khác nhau Mặc dù vậy, việc sử dụng các loài cây dược liệu làm thuốc vẫn

Trang 27

được chia ra làm hai xu hướng: Nhóm sử dụng thuốc chữa bệnh một cách tự phát, dựa trên kinh nghiệm cha truyền con nối mà không có lý luận khoa học, và Nhóm những người sử dụng thuốc dược liệu dựa trên cả kinh nghiệm và có thêm cơ sở lý luận chặt chẽ Với nhóm thứ 02 tại Việt Nam, một trong những cơ sở lý luận lớn nhất mà thường xuyên được sử dụng để có thể đảm bảo tính chất và tác dụng của cây dược liệu đó là cuốn sách “Thần Nông bản thảo” Cuốn sách này đã mô tả chi tiết hơn 360 vị thuốc bào chế từ thực vật và có thể được coi là một trong những bộ sách cổ nhất y học truyền thống

1.1.4 Vai trò của cây dược liệu

Các loại thuốc phòng và chữa bệnh hiện nay đều được bào chế từ hai nguồn dược liệu: Dược liệu và hóa dược Đối với dược liệu hay là thảo dược, đây chính là đối tượng mở đường cho sự phát triển của hóa dược Nhiều hoạt chất phổ biến có trong thuốc hiện đại như quinine (chữa sốt rét), morphine (gây mê, an thần) và vinblastine (trị ung thư) đều được tách chiết từ thực vật để có thể sản xuất tổng hợp Hiện nay, có đến xấp xỉ 20.000 loài thực vật đã được sử dụng làm nguồn nguyên liệu bào chế thuốc theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO Việc sử dụng cây dược liệu được phổ biến không chỉ ở các nước châu Á mà còn ở cả phương Tây Theo nhiều nghiên cứu tại các nước phát triển trên thế giới, có đến ¼ các loại thuốc trong các đơn thuốc được phát triển từ các loại thảo dược Riêng ở Mỹ, tổng giá trị các loại thuốc từ dược liệu đã lên tới hơn 8 tỉ USD vào năm 1980 Hiện nay, xu hướng đẩy mạnh việc phát triển các loại thuốc dựa trên dược liệu thay vì hóa dược đang ngày càng nhiều ở vòng quanh thế giới Thị trường Châu Âu đã có tổng giá trị thuốc dược liệu lên đến 2,3 tỉ USD Các loại thuốc dược liệu đến từ Trung Quốc cũng đang được xuất khẩu rất nhiều sang các quốc gia và khu vực khác Việt Nam cũng đã bắt đầu ghi nhận nhiều sản phẩm dược liệu có được tín nhiệm tại thị trường nước ngoài Nước ta cũng đã xác định việc phát triển cây dược liệu và hạng mục cây công nghiệp cao cấp và cần được ưu tiên phát

Trang 28

triển Điều kiện tự nhiên của Việt Nam là một yếu tố tạo ra tiền đề cho những định hướng này Cụ thể, là quốc gia nằm trong vùng cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm lên tới 25oC cùng với độ ẩm cao tạo ra môi trường rất thuận lợi cho cây cối nói chung và cây dược liệu nói riêng Thực tế, rừng chiếm 2/4 tổng diện tích tự nhiên của đất nước Hệ thực vật cũng có tính đa dạng và phong phú rất cao với hàng vạn loại thực vật và hàng nghìn loại cây dược liệu Đặc biệt, những loại thuốc quý như Át-ti-sô, dương địa hoàng đã được tìm thấy ở những vùng núi cao trên 1.000 m như Sa Pa và Cao Bằng Như vậy, nếu nắm bắt được phương pháp canh tác và khai thác hợp lý, cây dược liệu chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp vào sự phát triển của nước ta Thực tế, Việt Nam cũng có nền tảng y học cổ truyền lâu đời và tương đối lớn mạnh, có nhiều kinh nghiệm quý báu và thành tự đáng khích lệ Trong những năm gần đây, nhiều loại thuốc dược liệu cũng đã được thương mại hóa và tạo ra giá trị kinh tế lớn cho nhiều nhà sản xuất và nhà phân phối Chính vì những lý do trên, cây dược liệu là đối tượng nắm nhiều vai trò rất lớn đối với cả quốc gia và từng khu vực nhỏ

1.1.5 Khái quát về cây dược liệu Hà thủ ô đỏ

1.1.5.1 Đặc tính thực vật

Cây Hà thủ ô đỏ (tên khoa học: Fallopia multiflora) là một cây thân

thảo có dây leo dạng xoắn Cây này sống nhiều năm và có thể được gieo trồng bằng hạt hoặc bằng dây leo Thân của Hà thủ ô đỏ có xu hướng mọc xoắn vào nhau Bề ngoài có màu xanh tím và không có long tơ Lá của cây có cuống khá dài, phiến lá có hình trái tim dài, mọc so le và ôm lấy phần thân Hoa của Hà thủ ô đỏ có kích thưởng chỉ khoảng 2 mm, mọc ở những kẽ lá bắc ngắn và mỏng Bao hoa có màu trắng và sở hữu khoảng 08 nhụy hoa Bầu hoa thường có 03 cạnh và 03 vòi hoa ngắn, tách rời nhau Nhụy hoa Hà thủ ô đỏ có hình mào gà và rủ xuống phía mặt đất Quả Hà thủ ô đỏ cũng rất nhỏ, thường được đựng trong bao hoa, có vỏ nhẵn bóng Phần rễ - một bộ phận được coi là quan

Trang 29

trọng nhất trong cây Hà thủ ô đỏ - phát triển thành củ, khá dài, và có kích thước không đều Phần vỏ của rễ củ có nhiều các nếp nhăn Phần ruột của của có mặt cắt ngang chia thành nhiều lớp: lớp bần mỏng màu nâu đậm, lớp mô mềm màu hồng đỏ, lớp lõi gỗ nhỏ ở chính giữa (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, 2004)

1.1.5.2 Phân bố

Tại Việt Nam, cây Hà thủ ô đỏ thường được tìm thấy mọc tự nhiên ở những khu vực miền núi cao phía Bắc như Cao Bằng, Sơn La, Hà Giang, và Lai Châu Những khu vực này cũng là những vựa canh tác cây Hà thủ ô đỏ lớn nhất cả nước Ngoài ra, một số khu vực ở miền Trung và miền Nam của nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đắc Lắc cũng đã có khả năng canh tác và cung cấp Hà thủ ô đỏ cho những thị trường có nhu cầu (Tạp chí Thầy thuốc Việt Nam, 2007)

1.1.5.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Để trồng cây Hà thủ ô đỏ, người nông dân thường sử dụng phần hạt hoặc phần hôm thân, gieo trên tầng đất dày khoảng 50 – 100 cm Người dân cũng có thể sử dụng bầu cây, đặt ngay ngắn xuống hố đào và lấp đất, nén chặt Sau đó, tiếp tục vun đất lên cao khoảng 5 – 6 cm quanh miệng hố và ủ lá cây hoặc cỏ khô, có cắm cọc để cho cây leo Đất canh tác loại cây này thường có độ pH không quá thấp Cây Hà thủ ô đỏ cũng có xu hướng ưa đất rừng mới phục hồi sau khi làm nương hoặc đất rừng thứ sinh nghèo kiệt, có độ che phủ khoảng 30 – 40% Những khu vực rừng lớn nhưng chưa khép tán hoặc đã được tỉa thưa cũng là khu vực được sử dụng canh tác ở một số tỉnh như Cao Bằng và Hà Giang

Thời gian canh tác cây Hà thủ ô đỏ thường roi vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa Đây là những thời điểm có độ ẩm cao Ngoài ra, người dân cũng có thể canh tác vụ thu

Trang 30

1.1.5.4 Thu hoạch

Cây Hà thủ ô đỏ sau khi gieo trồng thường cho củ thu được sau 4 – 5 năm Việc thu hoạch được tổ chức vào mùa thu Người dân sẽ đào lấy củ và cắt bỏ hai đầu, sau đó rửa sạch Các củ Hà thủ ô đỏ sau đó thường đặt cắt thành các miếng và đem đi phơi khô tự nhiên hoặc sấy khô bằng các thiết bị hiện đại Theo những phân tích khoa học, củ Hà thủ ô đỏ khi thu hoạch thường có thành phần hóa học bao gồm 42,2% tinh bột, 26,4% chất tan, 4,5% chất vô cơ, 3,1% lipid, 1,1% protein, và 1,7% hoạt chất anthroglycozit (Nguyễn Đức Quang, 2014)

1.1.6 Tác dụng của Hà thủ ô đỏ đối với con người

Về mặt cảm quan, Hà thủ ô đỏ có vị đắng với một chút ngọt chát Tính chất ôn hòa Các dược tính của Hà thủ ô đỏ thường hướng vào kinh cạn và thận, tạo ra nhiều tác dụng bồi bổ, dưỡng huyết, giải độc, và nhuận tràng, thông tiểu Thận cũng là một bộ phận có vai trò rất lớn tới sự phát triển và vận động của cơ thể con người Những người có can thận âm ư, máu yếu, thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí thoái hóa sống lưng, thính giác suy yếu, tóc bạc sớm cũng là những đối tượng nên sử dụng Hà thủ ô đỏ Theo một số nghiên cứu, dược tính trong loại cây này cũng có những tác động làm suy giảm tình trạng di tinh, huyết trắng, táo bón, kiết lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, và những bệnh liên quan đến đường máu và huyết áp Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến sinh lý và tình dục, đặc biệt là dành cho những đối tượng cao tuổi, cũng có thể được hỗ trợ giải quyết bởi cây Hà thủ ô đỏ Một số nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng loại cây này một cách lâu dài có tác dụng kéo dài tuổi thọ (Nguyễn Đức Quang, 2014)

Những nghiên cứu hiện đại, tập trung vào từng nhóm hoặc từng hoạt chất sinh học cho thấy Hà thủ ô đỏ còn có những tác dụng đa dạng và phong phú hơn nữa trong y học hiện đại Cụ thể, tác dụng chống oxy hóa của các nhóm flavonoids trong cây này giúp đẩy lui tuổi già, tăng cường hoạt huyết não, nhờ đó có khả năng chữa trị các bệnh lớn như Parkinson, Alzheimer,

Trang 31

hoặc mất ngủ mãn tính Nhiều acid nhóm phenolic cũng có tác dụng kháng khuẩn, trị bệnh da liệu, và điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời điều hòa đường huyết và từ đó đóng góp tích cực vào sức khỏe tim mạch Ngoài ra, loại cây này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến gan, bảo vệ tế bào và thúc đẩy việc sản sinh ra hồng câu, từ đó cải thiện hệ miễn dịch và các hoạt động nội tiết (Tạp chí Thầy thuốc Việt Nam, 2007)

Về mặt hoạt tính sinh học, củ Hà thủ ô đỏ có một hợp chất rất quan trọng là anthraglycozit Đây là nhóm hợp chất hữu cơ phức tạp với một số thành phần glycozit nổi bật như 9,10 anthraquinon, 9,10 anthracendion, và 9,10 dixeton cũng như là nhóm aglycon khi bị thủy phân bởi các enzyme tiêu hóa trong cơ thể người (Nguyễn Viết Thân, 2003) Nhóm anthraglycozit của Hà thủ ô đỏ thường bao gồm polyoxy anthraquinone với nhiều nhóm chức lớn như –OH, -OCH3, - CH3, và -COOH (Bài giảng Dược liệu, tập I – 2011) Vị trí của những nhóm chức này cũng sẽ tạo ra những phẩm chất rất đa dạng của anthraglycozit nói riêng và cây Hà thủ ô đỏ nói chung Hơn nữa, thành phần glycozit trong nhóm chất này chủ yếu có cấu tạo dạng beta nên có khả năng hòa tan trong nước, giúp quá trình tách triết dễ dàng hơn Mặc dù cấu tạo dạng beta cũng dẫn tới sự khó bị thủy phân trong dạ dày và ruột nôn, những anthroglycozit trong củ Hà thủ ô đỏ vẫn có thể được hấp thụ ở ruột già do các vi khuẩn cộng sinh sử dụng enzyme β-glycosidase và thích ứng với cấu tạo beta Một điều đặc biệt nữa của nhóm chất này khi bị hấp thụ ở ruột già đó là quá trình khử anthraquinone thành anthron và anthranol Đây là hai dạng chất có tác dụng tẩy xổ, nhuận tràng và giải độc Thực tế, đã có những nghiên cứu còn cho thấy dẫn chất của anthraquinone có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và chống ung thư (Tạp chí Thầy thuốc Việt Nam, 2007)

Hà thủ ô đỏ còn sở hữu tannin trong số những chất thuộc nhóm

phenolic Đây là một hoạt chất được tìm thấy nhiều trong cây chè (Camellia sinensis) và có nhiều tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, và kích thích trao

đổi chất Tannin cũng là thành phần tạo ra vị đắng cho củ Hà thủ ô, phần nào

Trang 32

gây khó khăn khi sử dụng củ một cách trực tiếp Tuy nhiên, điểm yếu này có thể dễ dàng khắc phục bằng việc chế củ Hà thủ ô với nước đậu đen Nước đậu đen có tác dụng tạo mùi hương dễ chịu hơn, đồng thời trung hòa bớt vị đắng Hơn nữa, nước đậu đen còn có hoạt chất antocyanidine, giúp nhuận trạng, tránh kính ứng ruột, và giảm tình trạng gây táo bón

1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cây Hà Thủ Ô đỏ

1.1.7.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên kỹ thuật canh tác ảnh hưởng tới phát triển cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của cây hà thủ ô đỏ tại Việt Nam, bao gồm:

Khí hậu: Cây hà thủ ơi đỏ thích nhiệt đới và ôn đới, phát triển tốt trong khí hậu ẩm ướt và nhiệt độ trung bình từ 20°C đến 30°C Khí hậu khô hanh và lạnh có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Đất và độ ẩm: Cây hà thủ ơi đỏ thích đất phù sa, giàu chất hữu cơ và thoát nước tốt Độ ẩm đất cũng là yếu tố quan trọng, vì cây không chịu được đất quá ẩm (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Ánh sáng: Cây hà thủ ơi đỏ cần ánh sáng mặt trời đủ để quang hợp và phát triển Thiếu ánh sáng có thể làm giảm khả năng sinh trưởng và sản xuất hoa quả (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Chăm sóc và bảo vệ: Việc chăm sóc cây, bao gồm tưới nước, bón phân, cắt tỉa và kiểm soát sâu bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của cây (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Môi trường: Ô nhiễm không khí và đất, sự thay đổi khí hậu và các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cây hà thủ ô đỏ (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Di truyền: Các yếu tố di truyền, bao gồm giống cây và đặc tính di truyền, cũng có thể ảnh hưởng đến phát triển của cây hà thủ ô đỏ (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Trang 33

Kỹ thuật canh tác: Sử dụng các phương pháp canh tác hiện đại, như phun thuốc trừ sâu, tưới nước tự động và sử dụng phân bón hợp lý, có thể cải thiện năng suất và phát triển của cây Tất cả các yếu tố trên đều có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến phát triển cây hà thủ ô đỏ tại Việt Nam (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

1.1.7.2 Các yếu tố yếu tố ảnh hưởng tới việc mở rộng diện tích phát triển bền vững các sản phẩm từ củ hà thủ ô đỏ tại Việt Nam

Năng suất cây trồng: Năng suất cây hà thủ ô đỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích phát triển bền vững Nếu năng suất cây trồng cao, nông dân có thể thu hoạch nhiều sản phẩm từ diện tích nhỏ hơn, giảm nhu cầu mở rộng diện tích trồng (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Quản lý đất đai: Quản lý đất đai bền vững là yếu tố quan trọng để mở rộng diện tích phát triển bền vững Điều này bao gồm việc sử dụng phân bón hợp lý, quản lý cỏ dại và sâu bệnh, và bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường cho các sản phẩm từ củ hà thủ ô đỏ cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích trồng Nếu có nhiều cơ hội tiêu thụ và giá trị thị trường cao, nông dân sẽ có động lực để mở rộng sản xuất (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Công nghệ và hạ tầng: Sự phát triển công nghệ và hạ tầng cũng có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích phát triển bền vững Công nghệ hiện đại và hạ tầng tốt có thể tăng năng suất cây trồng và giảm công sức lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Chính sách hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ của nhà nước hoặc các tổ chức liên quan có thể khuyến khích nông dân mở rộng diện tích phát triển bền vững Điều này có thể bao gồm hỗ trợ về tài chính, đào tạo, công nghệ, giảm thiểu rủi ro và quản lý môi trường (Hồ Thị Ngọc Diệp, 2018)

Trang 34

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng tới việc mở rộng diện tích phát triển bền vững từ các sản phẩm từ củ hà thủ ô đỏ bao gồm năng suất cây trồng, quản lý đất đai, nhu cầu thị trường, công nghệ và hạ tầng, cũng như chính sách hỗ trợ

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Cơ sở pháp lý trong phát triển cây dược liệu

1.2.1.1 Các văn bản pháp lý cấp Nhà nước

- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12, ngày 13/11/2008;

- Nghị quyết 26-NQ/TW, được ban hành vào ngày 05/08/2008 bởi Ban chấp hành Trung ương khóa X, quy định về nông nghiệp, nông dân, và nông thôn

- Nghị định 55/2015/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 09/06/2015 bởi Chính phủ, quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn và nông nghiệp

- Nghị định 75/2015/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 09/09/2015 bởi Chính phủ, quy định về cơ chế và chính sách bảo vệ, phát triển rừng đi kèm với chính sách xóa đói giảm nghèo nhanh chóng, bền vững, đồng thời hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2015-2020

- Nghị định 57/2018/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 17/04/2018 bởi Thủ tướng Chính phủ, quy định về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Nghị định 98/2018/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 05/07/2018 bởi Chính phủ, quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp

- Nghị định 116/2018/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 09/07/2018 bởi Chính phủ, quy định về những sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP

- Quyết định 176/QĐ-TTg, được ban hành vào ngày 29/01/2010 bởi Thủ tướng Chính phủ, trong đó phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020

Trang 35

- Quyết định 2457/QĐ-TTg, được ban hành vào ngày 31/12/2010 bởi Thủ tướng Chính phủ, trong đó phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020

- Quyết định 1895/QĐ-TTg, được ban hành vào ngày 17/12/2012 bởi Thủ tướng Chính phủ, trong đó phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020

- Quyết định 899/QĐ-TTg, được ban hành vào ngày 10/06/2013 bởi Thủ tướng Chính phủ, trong đó phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

- Quyết định 575/QĐ-TTg, được ban hành vào ngày 04/05/2015 bởi Thủ tướng Chính phủ, trong đó phê duyệt duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng kéo dài đến năm 2030

- Quyếtđịnh1560/QĐ-BNN-KHCN, được ban hành vào ngày 25/04/2017 bởi Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trong đó ban hành danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp

1.2.1.2 Các văn bản pháp lý từ tỉnh Cao Bằng

- Chương trình 08-CTr/TU, được ban hành vào ngày 19/04/2016 bởi Tỉnh ủy Cao Bằng, trong đó đề xuất Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thể trong giai đoạn 2016-2020

- Nghị quyết 28/2018/NQ-HĐND, được ban hành vào ngày 12/12/2018 bởi Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng, trong đó phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Nghị quyết 20/2019/NQ-HĐND, được ban hành vào ngày 12/07/2019 bởi Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng, trong đó ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Trang 36

- Quyết định 695/QĐ-UBND, được ban hành vào ngày 19/05/2016 bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, trong đó ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2016-2020

- Đề án 21 được ban hành bởi tỉnh ủy Cao Bằng, quy định về nông nghiệp thông minh tại tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn kéo dài đến 2030

- Nghị quyết 03-NQ/HU, được ban hành vào ngày 22/10/2020 bởi Huyện ủy Bảo Lạc, trong đó quy định về thực hiện nội dung đột phá phát triển Nông nghiệp an toàn và phát triển cây đặc sản theo hướng hữu cơ trong giai đoạn 2021 - 2025;

- Kế hoạch 258/KH-UBND, được ban hành vào ngày 30/12/2020 bởi Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc, trong đó quy định về thực hiện đột phá phát triển Nông nghiệp an toàn và phát triển cây đặc sản theo hướng hưu cơ trong giai đoạn 2021 - 2025;

- Kế hoạch 323/KH-UBND, được ban hành vào ngày 23/12/2021 bởi Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc, trong đó quy định về việc thực hiện Đề án phát triển nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025;

- Kế hoạch 46/KH-UBND, được ban hành vào ngày 28/02/2021 bởi Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc, trong đó quy định về việc thực hiện Đề án phát triển nông lâm nghiệp năm 2022

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển dược liệu và cây Hà thủ ô đỏ tại một số địa phương

1.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển dược liệu và cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái là huyện có nguồn dược liệu và cây thuốc tự nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại Đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều loài cây, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nguồn khác nhau Huyện có thảm thực vật phong phú, khí hậu thổ nhưỡng cực kì thích hợp với các loại cây thuốc, các loài dược liệu quý hiếm Một số loài cây thuốc nam quý hiếm nhóm IA,IIA và một số cây thảo dược quý khác như:

Trang 37

Hoàng liên Chân Gà, cây Lan kim tuyến, Hoàng Thảo, Thạch Hộc, Tam Thất Vũ Diệp, Tiết Trúc Sâm, Cốt Toái Bổ, Thất Diệp Nhất Chi Hoa, Hoàng Tinh, Kê Huyết Đằng, Bình Vôi, Hà Thủ Ô, Thổ Phục Linh, Hà thủ ô đỏ, Khôi Tía, Hoàng Bá, Sa Nhân, Thảo Quả, Quế Chi Mặc dù, đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân trong huyện đã có kinh nghiệm, tập quán sản xuất một số loại cây dược liệu từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và tiêu thụ sản phẩm, nhưng trong phát triển cây dược liệu trong đó có cây Hà thủ ô đỏ trên địa bàn gặp phải không ít khó khăn

Cây hà thủ ô đỏ là một loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao Tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, việc phát triển cây hà thủ ô đỏ đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân và chính quyền địa phương Trước đây, cây hà thủ ô đỏ chỉ được trồng ở một số vùng đất nhất định và không được chú trọng phát triển Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực trong việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ mới, cây hà thủ ô đỏ đã được trồng rộng rãi hơn ở huyện Văn Chấn Hiện nay, huyện Văn Chấn đã xác định cây hà thủ ô đỏ là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần tăng cường nguồn thu nhập cho người dân địa phương Chính quyền địa phương đã đầu tư vào việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp trồng cây hiện đại, từ việc chọn giống cây, chăm sóc cây và thu hoạch sản phẩm Kết quả là, số lượng cây hà thủ ô đỏ tại huyện Văn Chấn đã tăng đáng kể trong những năm gần đây Cây hà thủ ô đỏ không chỉ được trồng trên các vùng đất truyền thống mà còn được trồng trên các vùng đất mới, nhờ sự đổi mới trong kỹ thuật trồng cây Chuỗi giá trị của cây hà thủ ô đỏ tại huyện Văn Chấn cũng đã được phát triển mạnh mẽ Các sản phẩm từ cây hà thủ ô đỏ như lá, củ đều được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và nhiều sản phẩm khác Phát triển cây hà thủ ô đỏ đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho huyện Văn Chấn Nó giúp tạo ra việc làm cho người dân địa phương, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của họ Đồng thời, việc trồng cây hà

Trang 38

thủ ô đỏ cũng góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho vùng đất này Tuy nhiên, việc phát triển cây hà thủ ô đỏ còn đối mặt với một số thách thức Vì là loại cây quý hiếm, nên việc bảo vệ và quản lý nguồn gen cây hà thủ ô đỏ là rất quan trọng Ngoài ra, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm từ cây hà thủ ô đỏ cũng là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết Cây hà thủ ô đỏ đang phát triển mạnh mẽ theo chuỗi giá trị tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Sự phát triển này đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho địa phương, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cần được giải quyết để tiếp tục phát triển bền vững

1.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển dược liệu và cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

Mặc dù không được quy hoạch trong vùng phát triển dược liệu của tỉnh, nhưng với lợi thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi; những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Vị Xuyên đã chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển các cây dược liệu thế mạnh của vùng, như: Thảo quả, Đinh lăng, Lan kim tuyến, Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Đương quy, Thất diệp nhất chi mai Hiện nay, huyện Vị Xuyên có trên 2.700 ha cây dược liệu các loại; chủ yếu là cây Thảo quả với hơn 2.630 ha Trong đó, diện tích Thảo quả cho sản phẩm là 1.796,8 ha, năng suất Thảo quả tươi bình quân đạt 14 – 15 tạ/ha, sản lượng quả tươi đạt 2.695 tấn, sản lượng quả khô đạt từ 600 – 670 tấn

Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển cây dược liệu giai đoạn 2018 – 2020; xây dựng “Làng văn hóa du lịch gắn với phát triển dược liệu trong đó có cây hà thủ ô đỏ” Đồng thời, chỉ đạo các ngành chuyên môn xây dựng phương án cụ thể, chủ động lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình 135, chính sách theo Nghị quyết 209, để đầu tư phát triển dược liệu Bên cạnh đó, huyện cũng mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cây hà thủ ô đỏ cho người dân; đồng thời hỗ trợ hoàn thiện

Trang 39

các sản phẩm theo chương trình OCOP (từ phát triển vùng nguyên liệu đến xây dựng mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…), phát triển hoàn thiện sản phẩm từ cây hà thủ ô đỏ Cây hà thủ ô đỏ là một loại cây trồng quan trọng tại huyện Vi Xuyên, tỉnh Hà Giang Cây này có giá trị kinh tế cao do có thể thu hoạch lá để làm trà và củ để chế biến thành sản phẩm khác Trong những năm gần đây, việc trồng cây hà thủ ô đỏ tại huyện Vi Xuyên đã phát triển mạnh mẽ Các hộ dân và doanh nghiệp đã chuyển đổi từ việc trồng cây lương thực sang trồng cây hà thủ ô đỏ do tiềm năng kinh tế của loại cây này Cây hà thủ ô đỏ có thể sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu mát mẻ và có độ cao từ 1.000 - 1.300m so với mực nước biển, điều kiện mà huyện Vi Xuyên đáp ứng được Ngoài ra, nhờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các chương trình hỗ trợ từ tỉnh Hà Giang, người dân đã được cung cấp giống cây chất lượng và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hợp lý Điều này đã giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của cây hà thủ ô đỏ Chuỗi giá trị của cây hà thủ ô đỏ tại huyện Vi Xuyên cũng đã được phát triển Các doanh nghiệp và tổ chức đã đầu tư vào quy trình chế biến, đóng gói và tiếp thị sản phẩm hà thủ ô đỏ Sản phẩm trà hà thủ ô đỏ của huyện Vi Xuyên đã được tiếp cận và phân phối trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần tạo thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương Tuy nhiên, còn một số thách thức cần được khắc phục như tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho người dân về quy trình trồng, chăm sóc và chế biến cây hà thủ ô đỏ…

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.3.1 Các nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ trên Thế Giới

Nhiều kết quả nghiên cứu đã đánh giá khả năng chữa bệnh hoặc hỗ trợ chữa những bệnh liên quan đến lão hóa, giảm trí nhớ Nghiên cứu của (Chen và cộng sư, 2010) đã chứng minh những dịch triết của Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu lên não Chính vì vậy, đây là một loại thuốc hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân bị Alzheimer, Parkinson,

Trang 40

hoặc các chứng mất ngủ mãn tính Hơn nữa, việc cải thiện đường máu còn có những tác dụng điều hòa huyết áp và điều hòa nồng độ cholesterol, ngăn ngừa những bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch hoặc máu nhiễm mỡ Nghiên cứu của (Bounda & Feng, 2015) còn chỉ ra sự hiện diện của nhiều anthraquinone với những tác dụng chống tiêu chảy, hạn chế tình trạng nôn mửa, và nhuận tràng Nghiên cứu của (Lin và cộng sự, 2015) về cách sử dụng của Hà thủ ô đỏ trong y học cổ truyền Trung Quốc còn đưa ra nhiều dữ kiện quan trọng liên quan đến những loại đường khử có trong thành phần anthraglycozit, từ đó có nhiều tác động rất tích cực lên hai cơ quan quan trọng là gan và thận Chính vì vậy, Hà thủ ô đỏ có khả năng điều chỉnh nội tiết rất lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động thải độc của cơ thể Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến cáo về liều lượng khi mà sử dụng quá liều có thể dẫn tới tích độc tố trong gan thận và tạo ra kết quả trái ý muốn Tại Trung Quốc và Nhật Bản, Hà thủ ô đỏ là một loại dược liệu lâu năm được sử dụng khá rộng rãi Hiện nay, điều này đang lan truyền sang các nước Âu Mỹ do sự phát triển về mặt nhu cầu dành cho các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên Dựa trên cơ sở đó, một số sản phẩm Hà thủ ô đỏ đã xuất hiện tại nhiều tiệm thuốc trực tuyến Hơn nữa, mẫu mã và chủng loại sản phẩm cũng đang được da dạng hóa từ những viên nang, viên nén cho tới những bình rượu, trà túi lọc, và trà hòa tan Cụ thể, nhiều nhãn hiệu như Fo Ti, Chinese cornbind, Flowery knotweed, Climbing knotweed, và Multiflora preparata đã cung cấp những doanh số mua bán rất cao của những sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc hỗ trợ chữa bệnh có nguồn gốc từ dịch chiết của củ Hà thủ ô đỏ Tại thị trường Bắc Mỹ, sản phẩm Hà thủ ô Fo Ti cực kỳ được ưa chuộng do tác dụng làm đen tóc và phòng ngừa hói đầu

1.3.2 Các nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu cây Hà thủ ô đỏ dưới góc nhìn khoa học đã và đang được đẩy mạnh hơn trong nhiều năm gần đây Phần lớn những nghiên cứu này tập trung vào sinh trưởng của loại dược liệu này, từ đó tạo ra

Ngày đăng: 03/07/2024, 14:47

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN