1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đề Tham Khảo 7

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

File kia là một số bài văn chọn lọc nha mọi người.Tin tôi đi nhưng đề ở trong file đều là đề tôi ôn luyện HSG.Đó là đề đã chọn lọc,dễ chúng,dễ vào.Cố gắng học tập cùng NHao Dayy nhé!

Trang 1

Đề 1: Cảm nhận về bài thơ “ Hỏi” của Hữu Thỉnh?

Tôi hỏi đất:

- Đất sống với đất như thế nào?- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:

- Nước sống với nước như thế nào?- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

- Cỏ sống với cỏ như thế nào?- Chúng tôi đan vào nhauLàm nên những chân trời.Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

(“ Hỏi” - Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông)

+) Mở bài:

Dẫn dắt và nêu được ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ “ Hỏi ” của Hữu Thỉnh

+) Thân bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

- Câu hỏi của nhà thơ dành cho thiên nhiên ( đất, nước, cỏ) -> Hữu Thỉnh đã cúi xuống để hỏiđất, lội ngược dòng tìm nguồn để hỏi nước, bước ra không gian rộng lớn để hỏi cỏ – “đã sốngvới nhau như thế nào?” Câu trả lời của tự nhiên là một lối sống, một cách ứng xử văn hoá: “tôncao”, “làm đầy”, “đan vào” (để ) “làm nên” Các sự vật tương sinh để cùng tồn tại cùng “ làmnên” những điều tốt đẹp Những câu hỏi đã được ấp ủ, thôi thúc, day dứt từ lâu, những câu trảlời là kết quả của quá trình nội tâm hoá, qua chiêm nghiệm mà đúc kết được.

- Nhà thơ hỏi con người -> Con người cần phải sống đẹp và sống có ý nghĩa, hướng đến lẽ sốngcao đẹp: mỗi chúng ta hãy học cách hi sinh và dâng hiến, sống với nhau bằng thái độ sẻ chia,cảm thông Sức mạnh của cuộc sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người vớingười.

- Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

+) Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp quê hương và tình cảm của nhà thơ với quê hương.

Trang 2

Đề số 2: Có ý kiến cho rằng“Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” Em hiểu ý kiến

trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng ” của Nguyễn Thế HoàngLinh?

Ông ra vườn nhặt nắngThơ thẩn suốt buổi chiều Ông không còn trí nhớÔng chỉ còn tình yêu Bé khẽ mang chiếc lá Đặt vào vệt nắng vàng Ông nhặt lên chiếc nắng Quẫy nhẹ, mùa thu sang

1.Mở bài

(Có thể bắt đầu từ những nhận định: Nhà văn Nga Lêônít Lêônốp nhận định: "Mỗi tác phẩm

phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung")

Andre Chenien từng nhận định"Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ".Thật vậy, thơ ca là thế giới tâm hồn, tình cảm, là những rung cảm sâu sắc trước cuộc đời củanhà thơ; thơ ca thể hiện những tình cảm phong phú, những cung bậc cảm xúc đa dạng, nhữnggóc nhìn đa chiều của người nghệ sĩ trước cuộc đời Thêm vào đó thơ ca là nghệ thuật ngôn từnên thơ ca được tạo nên bởi âm thanh, từ ngữ, hình ảnh sinh động, đẹp đẽ nhất Cùng quan điểmđó, có ý kiến cho rằng “ Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” Bài thơ “ Ra vườnnhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh là bài thơ đã “ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”( Bài thơ của là bài thơ như thế)

2 Thân bài: Giải thích:

Ý kiến trên bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ ca Một tác phẩm thơca chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắtlọc, chau chuốt « Thơ ca bắt rễ từ lòng người » - thơ ra đời từ cảm xúc của chủ thể trữ tìnhtrước thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, con người…Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm.Thơ do tình cảm mà sinh ra Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu trong lòng tácgiả Và để bài thơ thực sự đi vào lòng người thì lời thơ bao giờ cũng được chắt lọc, giàu hìnhtượng, có khả năng gợi cảm xúc nơi người đọc tức « Nở hoa nơi từ ngữ » Vẻ đẹp ngôn từ chínhlà yêu cầu bắt buộc đối với thơ ca Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống,thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện Cái lớp ngôn từ bên ngoài đẹp đẽ sẽ chỉ là một thứ vỏ khônghồn nếu nó chẳng chứa đựng một nội dung cao cả gây xúc động lòng người Thơ không chỉ làchiều sâu suy ngẫm mà còn là sự chắt lọc kết tinh nơi ngôn từ, thơ đẹp còn bởi ngôn từ đẹp,giàu nhịp điệu, hình ảnh, âm điệu, âm hưởng, nhạc điệu thơ… Người nghệ sĩ lấy những cảmxúc chân thành của mình ra để viết nên những vần thơ đẹp làm rung động lòng người, có nhưvậy tác phẩm mới sống lâu bền trong lòng độc giả Bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng ” của Nguyễn

Trang 3

Thế Hoàng Linh là bài thơ có những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật (Bài thơ “ Ra vườn nhặtnắng” của NTHL là bài thơ đã “ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”)

* Chứng minh:

Luận điểm 1 Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã “bắt rễ” từtiếng lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông đã già, không còn minh mẫn của mình

- Người ông chiều chiều tha thẩn đi dạo trong vườn trong ánh nắng cuối chiều của mùa thu,

phải chăng khi con người ở vào cái tuổi “ xưa nay hiếm” thường hay lặng lẽ đón nhận tuổi giàcủa mình cùng thiên nhiên?! Và nắng cuối chiều cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi của ông – cáituổi không còn tinh anh nữa…

- Bằng cái nhìn trẻ thơ, trong veo, ăm ắp yêu thương của đứa cháu nhỏ, khổ thơ gợi hình ảnhngười ông đã già thường góp nhặt niềm vui tuổi già vào mỗi buổi chiều nơi khu vườn nhỏ, hoàmình cùng thiên nhiên, cùng giọt nắng chiều nơi vườn nhà Cuộc đời ông đã trải bao thăng trầmnhưng đến khi về già ông thanh thản, chẳng mấy bận tâm về chuyện đời, chuyện người Tâmhồn ông giờ đây trong veo như giọt nắng thu nghiêng nghiêng mà ông gom lại cho tuổi già thêmniềm vui

- Dù thời gian đã hằn in trên cuộc đời của ông, trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa nhưng tìnhyêu thương trong ông không bao giờ vơi cạn, ông vẫn luôn dành cho con cháu tất cả yêu thương“Ông không còn trí nhớ/ Ông chỉ còn tình yêu ”: bao yêu thương đong đầy ông dành cả cho đứacháu nhỏ bên ông

- Khổ thơ gợi hình ảnh hai ông cháu một già một trẻ đang cùng cười vui, cùng nắm tay nhau đidạo quanh khu vườn điều đó làm cho không gian thêm ấm áp, tình ông cháu thêm bền chặt - Với con mắt quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm đứa cháu nhỏ cảm nhận về không gian mùathu đã chạm ngõ

Bé khẽ mang chiếc lá ……… Quẫy nhẹ mùa thu sang

- Sắc vàng của lá hoà trong màu nắng tinh khôi làm nên vệt vàng lung linh, cả không gian nhưtràn ngập sắc vàng Một chiếc lá vàng rụng xuống thật khẽ, thật nhẹ làm xao động không gian,xao động cả lòng trẻ thơ…

- Đứa cháu nhỏ như hiểu ý ông “ khẽ mang chiếc lá/ đặt vào vệt nắng vàng” để rồi “ Ông nhặtlên chiếc nắng”, cả hai ông cháu cùng đón nhận mùa thu sang Thu sang thật êm dịu, khônggian thu đang chuyển mình để rồi “ Quẫy nhẹ” – âm thanh mùa thu, tiếng thu đang cựa quậy,chuyển mình, bước chuyển mùa cũng thật khẽ khàng và dịu êm.

* Đánh giá:

Bài thơ là giọt lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông kính yêu của mình Đó chính là giọttrong vắt của yêu thương Chính phép màu của yêu thương đã thu niềm vui tuổi già của ông vàotrong giọt nắng Bởi yêu thương tạo ra mọi kì diệu cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật Bàithơ “ Ra vườn nhặt nắng” là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cái gốc yêu thương cho conngười!

- Bài thơ lắng lại trong ta bao suy ngẫm:

Trang 4

+ Biết trân trọng, kính yêu người thân trong gia đình

+ Biết mở rộng tâm hồn để lắng nghe, cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời.- Phải có tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên tạo vật tha thiết nhà thơ mới có thể cảm nhận bước đicủa thời gian, không gian thu tinh tế và chính xác đến vậy.

Luận điểm 2: Bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh nở hoa nơi từngữ.

Ngôn ngữ giản dị - đó là ngôn ngữ ấu nhi thể hiện nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ.Lối viết hồn hậu, chân thật như lời tâm sự, thủ thỉ kể chuyện….

* Đánh giá, mở rộng:

Nhận định “ thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” hoàn toàn đúng đắn bởi lẽthơ ca bao giờ cũng phát khởi nơi tình cảm dạt dào của người nghệ sĩ và được thể hiện bằngngôn từ chắt lọc, chau chuốt Thơ là sự lên tiếng của trái tim, là rung động tâm hồn, là dòngcảm xúc chân thành, mãnh liệt từ đó nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình thông qua hệ thống ngôntừ giàu giá trị biểu cảm Bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh là bài thơ“bắt rễ” từ tiếng lòng đứa cháu nhỏ yêu kính người ông của mình và thể hiện qua những ngôn từtrong sáng, gần gũi, giản dị, trong sáng – đó là ngôn ngữ ấu nhi rất đặc trưng của đồng dao.Vì lẽđó, người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế, lao động nghiêm túc, tâm huyết với ngòibút thì mới tạo nên những tác phẩm có giá trị sống mãi với thời gian Còn bạn đọc cũng luônkhao khát được đón nhận những vần thơ tác tuyệt, được đồng sáng tạo cùng nhà thơ để thấuhiểu hơn bản thân, con người và cuộc đời.

Kết bài : Thơ ca là câu hát được vang lên và thăng hoa từ tận sâu nơi xúc cảm của người

nghệ sĩ để rồi những tác phẩm được ra đời từ đó, thơ ca bắt rễ từ tiếng lòng của người cầm bútvà được nhà thơ tinh chắt ngôn ngữ để dệt nên cây đàn muôn điệu làm say đắm lòng người “Ravườn nhặt nắng” là bài thơ đã bắt rễ từ giọt lòng của Nguyễn Thế Hoàng Linh dành cho ngườiông đã già của mình và kết tinh từ tài nghệ thuật của nhà thơ Bài thơ thực sự đã “Bắt rễ từ lòngngười, nở hoa nơi từ ngữ”.

Đề số 3: Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công” Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

1 Mở bài

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức.

2 Thân bài

- Giải thích khái niệm tự học:

+ Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài.

+ Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

Trang 5

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

- Phên phán một số người không có tinh thần tự học.

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

3.Kết bài:

- Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.Đề số 4: Câu 1 ( 2,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Con sẽ không đợi một ngày kia

Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.

(Trích “Mẹ” – Đỗ Trung Quân)

Phát hiện và chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ: “Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua”?Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2 (3,0 điểm):

Từ thực tiễn và qua những tác phẩm văn học (thơ, văn xuôi) mà em đã được đọc, được học nói về người Mẹ Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) với tiêu đề: Mẹ - ngọn lửa hồng soisáng cuộc đời con!

Câu 3 (5,0 điểm):

“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất”

Em hãy chứng minh nhận định a Mở bài:

- Dẫn nhập vào đề - Trích luận đề

- Giới hạn vấn đề cần chứng minh

Trang 6

b Thân bài:

* Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh: - Dẫn chứng câu tục ngữ: Tấc đất, tấc vàng Nhất thì, nhì thục

- Phân tích chỉ ra: số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của các câu tục ngữ.

* Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất”.

- Về thiên nhiên:

+ Đêm tháng năm cha nằm đã sáng Ngày tháng mời cha cời đã tối + Mau sao thì nắng, váng sao thì ma + Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

+Tháng bẩy kiến bò chỉ lo lại lụt .

- Về lao động, sản xuất:

+ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền + Nhất nớc, nhì phân, tam cần, tứ giống + Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

Phân tích dẫn chứng, lập luận chặt chẽ.

* Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: “ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất”

* Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Sống là gì? Sự tồn tại của con người trong môi trường Trong câu nói này ta có thể hiểu: “Sống” ngoài ý nghĩa tồn tại còn mang ý nghĩa là sự hòa nhập, giao thoa giữa người với người trong cộng đồng xã hội.

- Cho là gì? Là sự trao đi một món đồ, một sự vật hay một thứ gì đó mà không nhận lợi ích “cho” trong câu nói có thể hiểu là sự đóng góp giá trị của bản thân cho lợi ích chung của cộng đồng mà không cần đền đáp.

Trang 7

- Nhận là gì? Là sự tiếp thu, thừa hưởng thành quả hoặc lợi ích từ phía người khác Trong câu nói trên, có thể hiểu “nhận” là sự tiếp thu mà không biết đáp trả.

-> “Sống là cho đâu phải nhận riêng mình” là câu thơ thể hiện quan niệm sống tích cực của nhà thơ Con người chỉ thực sự đang “sống” khi biết đóng góp giá trị của mình.

* Lí giải: Vì sao “sống là cho không chỉ nhận riêng mình”?

- Bởi hạnh phúc không phải là đích đến mà là quá trình Mỗi thành quả đều cần trải qua gian nan, vất vả mà có Vậy nên phải biết trân trọng, và biết ơn bằng cách sống biết "cho" đi.- "Cho" đi là một biểu hiện của cách sống đẹp, để làm nên sức mạnh duy trì cuộc sống.- Chúng ta có thể “cho” đi về vật chất hoặc sẻ chia về mặt tinh thần.

- “một người vì mọi người”.

- Kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa “cho” và “nhận”, phải nhận thức rõ được niềm hạnh phúc của bản thân khi đem lại hạnh phúc cho người khác là như thế nào.

- Phê phán lối sống vô cảm, ích kỉ.* Kết đoạn:

- Khẳng định lại quan điểm của câu nói (đúng đắn, ý nghĩa,…) Bình luận mở rộng vấn đề.Câu 2(10,0 điểm):

“Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó ”Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

I Mở bài:

- Giới thiệu chung về truyện cổ tích.- Dẫn nhận định.

II Thân bài:

1 Truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời thực hàng ngày:

- Khác hẳn cuộc sống hàng ngày: Tại sao ánh sáng mà truyện cổ tích chiếu rọi khác hẳn cuộc sống hàng ngày?

Trang 8

- Nội dung của ca dao?3 Dẫn chứng

- Các bài ca dao về tình cảm gia đình- Các bài ca dao về quê hương đất nước- Các bài ca dao than thân

- Cac bài ca dao châm biếm

Liên hệ hình ảnh bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)III Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Đề số 6

Câu 1: (4 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của nụ cười được gợi ra từ câu chuyện sau đây:

Khi người ta gửi đi một nụ cười.

Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn.Anh mơ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn Người bạnnày vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi sau bữa trưaanh boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn Chị hầu bàn ngạc nhiên về món tiền to quá lớn, đãquyết định mang tất cả đi mua vé số Và trúng số Ngày hôm sau, chị đi nhận giải và cho ngườiăn mày trên phố một ít tiền lẻ Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng đượcăn gì Sau bữa tối, anh ta trở về căn phòng tối tăm của mình Trên đường về anh ta thấy mộtchú chó con đang rét run lập cập, anh mang nó về để sưởi ấm cho nó Chú chó rất vui mừng vìđược cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến lần Đêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôinhà bốc cháy, chú chó con sủa sóng siết Chú chó sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi ngườitrong nhà vậy và cứu tất cả mọi người thoát chết Một trong những chú bé được cứu thoát đêmấy sau này trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc-xin chữa khỏi 1 căn bệnh vô cùng nguy hiểmcho loài người Tất cả là nhờ một nụ cười.

(Nguồn internet)

- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.

- Tóm tắt lại được nội dung câu chuyện

- Giải thích: tiếng cười là trạng thái cảm xúc vui mừng, sảng khoái của con người trước đời sống và trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

- Ý nghĩa của tiếng cười trong câu chuyện:

+ Nụ cười mang lại nhiều cảm xúc khác nhau: niềm vui, phấn chấn, may mắn, sẻ chia, cứu giúp, no ấm và thành công, sáng tạo.

+ Nụ cười có sức mạnh kỳ diệu mang lại nhiều điều tốt đẹp cho con người: tiếng cười tạo niềm vui nhân đôi, giúp con người thắt chặt tình cảm và động viên khích lệ.

+ Nụ cười người giúp ta sống lạc quan yêu đời+ Dẫn chứng

- Thông điệp:

Trang 9

+ Câu chuyện là một thông điệp quý giúp chúng ta nhìn nhận khía cạnh khác nhau của tiếng cười đó là sức mạnh kỳ diệu của nó.

+ Tiếng cười chỉ phát huy sức mạnh khi xuất phát từ tình cảm chân thành và phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh Người thiếu tinh thần lạc quan, nhìn đời bằng cái bi quan sẽ không thấy hết sự kỳ diệu của tiếng cười.

+ Nhắc nhở mọi người hãy sống lạc quan, yêu đời đem niềm vui chia sẻ tiếng cười cho mọingười xung quanh.

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất răn dạy đối nhân xử thế, dùng biện pháp ẩn dụ hay nhân hóa loài vật, con vật hoặc kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh, một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu nào đó của con người Bên cạnh đó có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng vẫn ngụ ý bóng gió, kín đáo để khuyên nhủ, răn dạy con người.

- Truyện ngụ ngôn được xây dựng nhằm mục đích nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh Bản thân tên gọi của của nó đã thể hiện đặc trưng, ý nghĩa của loại truyện này Ngôn là lời nói, ngônngữ Ngụ có nghĩa là gửi vào, hàm ý, ẩn đằng sau.

Truyện ngụ ngôn là loại truyện thường lấy câu chuyện là loài vật để nói đến con người, hoặc những câu chuyện trong thực tế để giáo dục khuyên răn con người về đạo đức, triết lý, chính trị,…

> Như vậy, ý kiến đã đề cập tới mục đích của truyện ngụ ngôn, đó là khuyên răn, giáo dục con người.

* Chứng minh qua một số truyện ngụ ngôn:*.1 Ếch ngồi đáy giếng:

- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

*.2 Đẽo cày giữa đường

- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến

- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

Trang 10

* 3 Con kiến và con mối:

- Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối

- Ở đời có làm mới có ăn, đừng biến mình thành kẻ lười biếng đi cười nhạo người khác- Mọi việc trong cuộc sống đều có luật nhân quả, nó sẽ không trừ một ai.

-> Một số đặc săc về nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo

* Đánh giá chung:

- Ý kiến trên đã nêu đúng mục đích vfa đặc trưng của truyện ngụ ngôn Tuy truyện ngụ ngôn rất ngắn gọn xúc tích nhưng lại chứa đựng được những hàm súc, giàu sức biểu hiện và bộc lộ được rõ nét bản chất của đối tượng.

-Truyện ngụ ngôn không chỉ với ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít nhiều có thêm ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc chính trị, ví dụ truyện ngụ ngôn của Ezop, La Fontaine, các truyện ngụ ngôn trong Luận ngữ, Trang tử, truyện ngụ ngôn của Liễu Tông Nguyên,… c Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của truyện ngụ ngôn.- Liên hệ bản thân.

Đề 8: Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về cách thức để con người rèn

luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

a Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâmhồn.

b Thân đoạn:

* Giải thích vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốtđẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thânmình.

=>Khẳng định: con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn * Phân tích:

- Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị củabản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cốgắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.- Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phảibằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng tacần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

- Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơhội quý báu hơn trong cuộc sống.

Chứng minh: Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thànhcông và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.* Bàn luận mở rộng:

Trang 11

- Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thânmà không chịu trau dồi, tiến bộ Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơnvẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.* Bài học và liên hệ bản thân…

c Kết đoạn

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn Câu 2 (5,0 điểm):

Nhận định về thơ, Diệp Tiếp cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ “tiếng lòng” của tác giả qua một tác phẩm mà em đã học/đọc.

a Mở bài:

- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến.

- Điều này được thể hiện qua nhiều tác phẩm em đã đọc, mầ tiêu biểu là bài thơ “ Mẹ và quả”của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

b Thân bài:* Giải thích:

- Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm tràodâng nơi tâm hồn nhà thơ

- Nói “thơ là tiếng lòng”: chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoacảm xúc của nhà thơ

=> Thơ được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống và cảm xúc tình cảm của nhà thơ Cũng thông quathơ, người nghệ sĩ gửi gắm tình cảm của mình.

* Chứng minh qua bài thơ “ Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

*.1 Bài thơ thể hiện cảm xúc cảm xúc yêu thương, kính trọng, biết ơn người mẹ tảo tần, lam lũcủa nhà thơ NKĐ:

- Khổ thơ thứ nhất:

+ BP So sánh: những mùa quả lặn rồi lại mọc - như khi Mặt Trời, như khi Mặt Trăng

=> Tác dụng: mọc rồi lại lặn như Mặt Trời, Mặt Trăng là quy luật của tự nhiên Mặt Trăng, MặtTrời gợi lên hình ảnh của thời gian, gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn baonăm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

- Phép điệp: Những mùa quả, mẹ.+ Nhấn mạnh, làm nổi bật ý

+ Làm tăng tính tượng hình và giá trị biểu cảm cho lời thơ Gây ấn tượng, gợi lên sự ân thầm,cần mẫn, tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.- Khổ thơ thứ hai:

+ “Giọt mồ hôi mặn” là hình ảnh liên tưởng, so sánh độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về nhữnghi sinh lặng thầm mà lớn lao của mẹ Từ đó ta thấy được tình cảm sâu nặng của đứa con vớicông lao suốt đời của người mẹ.

+ Nhân hóa: bí và bầu cũng “lớn”, đối lập: lớn lên, lớn xuống, hoán dụ (tay mẹ)

Trang 12

-> “Bí và bầu” là thành quả lao động vun trồng của mẹ còn “Con” là kết quả của sự sinh thành,dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ.

=> Người mẹ hiện lên với hình ảnh lam lũ, tần tảo, vất vả nhưng vẫn lạc quan, giàu đức hi sinh,dành hết yêu thương, ân cần chăm sóc, nuôi nấng các con khôn lớn mỗi ngày

*.2 Những suy tư của nhà thơ:- Khổ 3: Và chúng tôi…xanh

+ Chữ "quả" mang ý nghĩa biểu tượng: Dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối ("Và chúng tôi, một thứquả trên đời"; "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh" => ý nghĩa biểu tượng: chỉ những đứa conlớn lên bằng sự chăm sóc, tình yêu thương của mẹ.

+ Hoán dụ: "Bàn tay mẹ" (lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già yếu củamẹ.

+ Nói giảm nói tránh: Mỏi Chỉ tuổi già yếu của mẹ

+ Ẩn dụ "một thứ quả non xanh" - chỉ người con, ý nói người con vẫn còn non nớt, chưa trưởngthành, chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong đợi của mẹ.

+ Dùng câu hỏi tu từ

-> Bộc lộ nỗi lo lắng đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởngthành; vẫn là "một thứ quả non xanh", chưa thể thành "trái chín" mẹ mong; lo lắng khi khôngcòn có mẹ bên cạnh bảo ban, sẻ chia, động viên; sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn củamẹ.

+ Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc của convới mẹ.

- Tâm trạng: Hoảng sợ, lo lắng khi mẹ không còn, mình vẫn chưa trưởng thành, chưa thể báođáp công ơn của mẹ.

-> Sự lo lắng mình ko trưởng thành, ko thành đạt, có nhiều khiếm khuyết sẽ phụ lòng mong mỏivà công sức nuôi dưỡng của mẹ Đó cũng là biểu hiện cao độ của ý thức trách nhiệm phải đềnđáp công ơn người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình.

* Đánh giá chung:

- Bài thơ với thể thơ tự do với nhịp thơ, giọng điệu tha thiết, trầm lắng giàu chất suy tư, sửdụng hiệu quả các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp ngữ, hình ảnh thơ giản dị, gầngũi, mang ý nghĩa biểu tượng…góp phần thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ

- Bài thơ là tiếng lòng của NKĐ Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tưtrăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồngbồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồnbồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là“quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng Những câu thơ trên không chỉngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồncon người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng tavới mẹ.

c Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề, liên hệ hoặc bộc lộ cảm xúc.

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w